CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình nhân giống hoa đồng tiền in Vitro (Trang 44 - 56)

e. Các chất điều hòa sinh trưởng:

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP tối ưu trong môi trường MS cho nhân nhanh chồi in vitro giống hoa Đồng Tiền G04.6:

a b c d

e f

Hình 3.1 : Ảnh hưởng của BA đối với quá trình nhân nhanh in vitro hoa Đồng Tiền G04.6

Hình a: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 ( MS và MS + 0.1 mg/l BA) Hình b: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 ( MS và MS + 0.3 mg/l BA) Hình c: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 4 ( MS và MS + 0.5 mg/l BA) Hình d: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 5 ( MS và MS + 0.7 mg/l BA)

Hình e: So sánh nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5 ( MS +0.5 mg/l BA và MS + 0.7 mg/l BA)

Bảng 3.1 : Số chồi/cụm trung bình của chồi sau 30 ngày cấy ở giai đoạn nhân nhanh in vitro hoa Đồng Tiền G04.6.

Nghiệm thức Số chồi trung bình/ cụm

Nghiệm thức 1 (MS) 1.44

Nghiệm thức 2 (BA = 0.1 mg/l) 2.91 Nghiệm thức 3 (BA = 0.3 mg/l) 6.36 Nghiệm thức 4 (BA = 0.5 mg/l) 7.80 Nghiệm thức 5 (BA = 0.7 mg/l) 7.96

Biểu đồ 3.1: Số chồi/cụm sau 30 ngày cấy ở giai đoạn nhân nhanh in vitro hoa Đồng Tiền G04.6.

Bảng 3.2 : Khối lượng trung bình cụm chồi ở giai đoạn nhân nhanh sau 30 ngày cấy.

Nghiệm thức Khối lượng/cụm chồi(mg)

Nghiệm thức 1 (MS) 288.8

Nghiệm thức 2 (BA = 0.1 mg/l) 432.4 Nghiệm thức 3 (BA = 0.3 mg/l) 476.0 Nghiệm thức 4 (BA = 0.5 mg/l) 634.6 Nghiệm thức 5 (BA = 0.7 mg/l) 594.2

Biểu đồ 3.2 : Trọng lượng cụm chồi trong giai đoạn nhân nhanh sau 30 ngày cấy.

Nhận xét:

Số chồi giữa nghiệm thức có sự khác biệt rất rõ rệt. Tại nghiệm thức 5 có số chồi/ cụm nhiều nhất (7.96 chồi/ cụm) khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức 1 cho số chồi/ cụm ít nhất (1.44 chồi/ cụm).

Khi tăng nồng độ BA, dẫn tới số chồi/ cụm cũng tăng dần. Nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5 số chồi/ cụm tương đương nhau. Ở nghiệm thức 5, cho số chồi/ cụm nhiều nhất, nhưng cây lại ốm yếu, không đồng đều, chiều cao cây thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (Có hiện tượng bị ức chế).

Kết quả cho thấy môi trường MS bổ sung 0.5 mg/l BA là môi trường cho số chồi/ cụm nhiều, cây đồng đều, khỏe mạnh.

BA là loại cytokinin có hiệu quả trong việc tạo chồi, nhưng nồng độ sử dụng tùy vào từng loại bộ phận nuôi cấy và các loại cây khác nhau. Mỗi loại cây cần một nồng độ BA tối ưu để tạo chồi. Nếu sử dụng nồng độ BA cao thì sẽ tạo ra những chồi không bình thường hay có hiện tượng thủy tinh thể. Còn nếu sử dụng BA ở nồng độ thấp thì hiệu quả nhân chồi sẽ không cao. Hu và Wang (1983) cho rằng nồng độ cytokinin cao sẽ làm giảm số lượng chồi sinh sản, khi sử dụng nồng độ BA cao sẽ cho chất lượng chồi không tốt, chồi hình thành dạng hoa thị hoặc những nốt nhỏ ở cuối gốc.

Theo Indra D.Bhatt và Uppeandra khi sử dụng BA, kinetin, 2-iP trên môi trường MS, tốc độ nhân nhanh tốt nhất khi bổ sung BA. Theo kết quả nghiên cứu của Kang và CS (1994), BA là chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất cho sự nhân nhanh chồi.

Theo Uppadhya và Chandra (1983) tác động kết hợp giữa BA và auxin sẽ làm tăng số lượng chồi.

Nghiên cứu của Pierik và CS (1982), Hempel và CS, 1985 thì BA kích thích sự tăng sinh chồi ở cây hoa Đồng Tiền, nhưng chỉ có những chồi được tạo ra do sự cảm ứng của kinetin 5-10 mg/l là tốt nhất.

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ NAA trong quá trình tạo rễ của giống hoa Đồng Tiền in vitro G04.6:

Hình 3.2 : Ảnh hưởng của NAA trong quá trình ra rễ của hoa Đồng Tiền in

vitro G04.6. f e c d b a

Hình a: So sánh các nghiệm thức

Hình b: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 ( MS và MS + 0.2 mg/l NAA) Hình c: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3 ( MS và MS + 0.4 mg/l NAA) Hình d: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 4 ( MS và MS + 0.6 mg/l NAA) Hình e: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 5 ( MS và MS + 0.8 mg/l NAA) Hình f: So sánh nghiệm thức 1 và nghiệm thức 6 ( MS và MS + 1.0 mg/l NAA)

Bảng 3.3 : Số rễ trung bình của hoa Đổng Tiền in vitro G04.6 sau 15 ngày cấy. Nghiệm thức Số rễ Nghiệm thức 1 (MS) 1.7 Nghiệm thức 2 (NAA = 0.2 mg/l 1.7 Nghiệm thức 3 (NAA = 0.4 mg/l) 2.1 Nghiệm thức 4 (NAA = 0.6 mg/l) 2.4 Nghiệm thức 5 (NAA = 0.8 mg/l) 2.4 Nghiệm thức 6 (NAA = 1.0 mg/l) 1.9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.3 : Ảnh hưởng của NAA trong quá trình ra rễ hoa Đồng Tiền in

vitro G04.6.

Nghiệm thức Chiều dài rễ Nghiệm thức 1 (MS) 2.6 Nghiệm thức 2 (NAA = 0.2 mg/l) 1.3 Nghiệm thức 3 (NAA = 0.4 mg/l) 1.2 Nghiệm thức 4 (NAA = 0.6 mg/l) 1.2 Nghiệm thức 5 (NAA = 0.8 mg/l) 1.3 Nghiệm thức 6 (NAA = 1.0 mg/l) 1.3

Biểu đồ 3.4 : Chiều dài trung bình của rễ sau 15 ngày cấy.

Nhận xét:

Qua bảng trên nhận thấy ở nghiệm thức 1 (đối chứng) và nghiệm thức 2 không có sự khác biệt về số lượng rễ nhưng chiều dài rễ giảm.

Ở các nghiệm thức 3 số lượng rễ và chiều dài rễ là trung bình.

Ở nghiệm thức 4 và 5 có số lượng rễ là cao nhất và chiều dài rễ là phù hợp với nhu cầu sản xuất giống.

Nghiệm thức 6 số lượng rễ giảm so với 2 nghiệm thức trên, do đó không đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất giống.

Vậy với mục đích của thí nghiệm và để giảm được chi phí trong sản xuất thì nghiệm thức 4 (nồng độ NAA 0,6mg/l) là phù hợp nhất.

NAA là một auxin nhân tạo, có hoạt tính mạnh nên thường được sử dụng trong quá trình kích thích ra rễ để tái sinh cây hoàn chỉnh từ chồi in vitro. Sự ra rễ phụ

thuộc vào nhiều yếu tố: hàm lượng auxin nội sinh, tỉ lệ C/N, ánh sáng, sự trẻ hóa của mẫu, và kiểu di truyền của mẫu cấy.

NAA tác động lên sự kéo dài tế bào. Hiệu quả này là sự nối tiếp cho sự gia tăng tính đàn hồi của thành tế bào và cho sự xâm nhập của nước vào bên trong tế bào, sức căng của thành tế bào giảm đi và tế bào dài ra.

Theo Bùi Trang Việt (2002), trên môi trường chỉ chứa auxin (NAA) không phối hợp với cytokinin thì mẫu cấy chỉ tăng kích thước mà không có sự phát sinh hình thái rõ rệt. Trong mô thực vật, cytokinin kích thích sự phân chia tế bào với điều kiện có auxin. Ngược lại, trong sự nuôi cấy các mô nghèo cytokinin, auxin kích thích sự nhân đôi nhiễm sắc thể, thậm chí tạo tế bào hai nhân, nhưng không có sự phân cách, sự phân vách chỉ xảy ra khi có cytokinin ngoại sinh.

3.3. Ảnh hưởng của giá thể đối với cây Đồng Tiền in vitro khi ra vườn ươm:

c

Hình 3.3 : Cây Đồng Tiền ex vitro trên các giá thể khác nhau

Hình a: Gía thể 100% sơ dừa.

Hình b: Gía thể 75% sơ dừa + 25% đất than mùn. Hình c: Gía thể 50% sơ dừa + 50% đất than mùn.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của giá thể đối với cây hoa Đồng Tiền ex vitro

Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%)

Chiều cao trung bình / cây (cm) Số lá trung bình/ cây Nghiệm thức 1 (100% sơ dừa) 96.67% 3.83 4.24 Nghiệm thức 2 (75% sơ dừa + 25% đất than

mùn)

83.33% 3.14 4.36

Nghiệm thức 3 (50% sơ dừa +50% đất than

mùn)

73.33% 3.06 4.14

Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ sống của hoa Đồng Tiền ex vitro trêncác giá thể khác nhau

Biểu đồ 3.6 : Ảnh hưởng của giá thể đối với chiều cao và số lá hoa Đồng Tiền ex vitro

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả cho thấy nghiệm thức 1 (100% sơ dừa) có sự khác biệt rõ rệt với 2 nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức 1, tỷ lệ sống, chiều cao của cây hoa Đồng Tiền rất cao (96.67%, 3.83 cm) so với 2 nghiệm thức con lại. Đối với số lá trung bình ở từng loại giá thể thì tương đương nhau, không có sự khác biệt.

Qua thí nghiệm này, ta nên dùng giá thể 100% sơ dừa trong giai đoạn đưa cây ra vườn ươm là thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình nhân giống hoa đồng tiền in Vitro (Trang 44 - 56)