Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở QUẢNG NGÃI Luận án tiến sĩ kinh tế Hà Nội, Năm 2.
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vai trò của bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng được khẳng định là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành và duy trì sự ổn định của toàn bộ hệ thống an sinh xã hội Trên thực tế, người lao động trong cuộc sống không chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường, mà trái lại có rất nhiều trường hợp, những khó khăn, bất lợi ngẫu nhiên phát sinh làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập và các điều kiện sinh sống khác Chẳng hạn, người lao động bất ngờ bị ốm đau hay tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm họ mất khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn; lúc về già không còn thu nhập từ lao động để đảm bảo cuộc sống; hoặc người lao động bị chết, con cái mất nơi nương tựa Trong những tình huống đó, các chế độ bảo vệ của BHXH sẽ giúp người lao động có nguồn lực tài chính để trang trải một phần nhu cầu chi tiêu tối thiểu Những đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được bảo vệ bởi các chế độ BHXH theo quy định tùy theo tính chất công việc, thời gian và mức đóng góp Tuy nhiên, trong nền kinh tế, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không bao phủ toàn bộ lực lượng lao động, nghĩa là nếu chỉ dựa vào các chế độ BHXH bắt buộc, thì rõ ràng hệ thống an sinh xã hội sẽ bỏ sót những người lao động không nằm trong nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật Cùng với chính sách BHXH bắt buộc, chính sách BHXH tự nguyện có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trước hết là đối với những người lao động tự do, và sau đó là toàn bộ những người lao động không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật, nhưng vẫn có nhu cầu tự nguyện tham gia đóng góp BHXH, mà thực chất là mua dịch vụ BHXH tự nguyện, với mong muốn được thụ hưởng các chế độ bảo vệ tương ứng giúp giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già, giúp đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho bản thân khi đã hết tuổi lao động. Ở nước ta, việc phát triển hệ thống BHXH, xây dựng loại hình BHXH tự nguyện được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển hệ thống an sinh xã hội và đã được thể chế hóa bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 29 tháng 6 năm 2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI, Luật BHXH đã được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và chế độ BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 01/01/2008, mở ra cơ hội cho hàng chục triệu lao động ở khu vực phi chính thức (là người lao động làm việc không thuộc phạm vi tham gia BHXH bắt buộc) được tham gia BHXH tự nguyện.
Tính đến quý IV năm 2020, theo Tổng cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,1 triệu người, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm cùng kỳ là gần 54,0 triệu người, trong đó số lao động có việc làm phi chính thức là 20,9 triệu người, tăng 233 nghìn người so với quý III năm 2020 và tăng 338,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019 Cho tới nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, số người không hoặc chưa được tham gia BHXH bắt buộc hiện còn rất lớn, đặc biệt là những lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là rất cần thiết, nhằm bảo vệ người lao động trước những “rủi ro” trong cuộc sống Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả về cơ chế, chính sách cho nên số người mua dịch vụ BHXH tự nguyện còn ít Đặc biệt, số đối tượng là nông dân, lao động tự do lần đầu mua BHXH tự nguyện không nhiều.
Với những nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị nói chung và của cơ quanBHXH Việt Nam nói riêng, trong thời gian qua, các tỉnh thành trên khắp cả nước đều có sự gia tăng về số lượng người tham gia BHXH tự nguyện nhưng kết quả đó vẫn chưa đạt được như sự kỳ vọng và quan tâm của Đảng và nhà nước Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: trình độ học vấn, nhận thức xã hội, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp… của những đối tượng tham gia, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều loại hình bảo hiểm kinh doanh thương mại khác với những lợi ích hấp dẫn, khiến người lao động rất bối rối khó khăn khi lựa chọn tham gia bảo hiểm Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, tuyên truyền đến người dân vẫn chưa hiệu quả, phổ biến chưa sâu rộng đến mọi đối tượng tầng lớp nhân dân nên khiến cho họ không hiểu hết được quyền lợi và thờ ơ đối với loại hình bảo hiểm này Theo BHXH Việt Nam, lũy kế đến năm 2020, số người lao động tham gia BHXH ước đạt 16.101.000 người, chiếm khoảng 32,6% so với lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 327.000 người so với năm 2019; trong đó số người lao động mua dịch vụ BHXH tự nguyện là 1.68.0 người, chỉ đạt khoảng 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức.
Thực hiện chủ trương củng cố và tăng cường hệ thống an sinh xã hội, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều biện pháp phát triển mở rộng diện bao phủ BHXH, nhất là BHXH tự nguyện, chú trọng đào tạo và cấp thẻ nhân viên đại lý thu tại các địa phương để mở rộng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền BHXH Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 114 Đại lý thu với 497 điểm thu và
639 nhân viên Đại lý thu Tuy nhiên, tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh Quảng Ngãi mới chỉ có gần 6.500 người lao động tham gia BHXH tự nguyện Tính đến hết năm
2020, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng mới chỉ đạt 12.534 người, trong đó chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc nay đóng thêm cho đủ 20 năm, để hưởng lương hưu hàng tháng. Để thúc đẩy người lao động mua BHXH tự nguyện, cần tới nhiều yếu tố như công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, các giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nâng cao hiệu quả quản lý từ tiếp cận vận động người lao động tham gia BHXH tự nguyện cho tới nâng cao hiệu quả thu nộp, tư vấn, chi trả chế độ BHXH theo quy định, Đồng thời, cùng với các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, không thể không đề cập tới các yếu tố quan trọng xuất phát chính từ phía người lao động, cùng tương tác ảnh hưởng tới quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động không thuộc các nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi là một yêu cầu cấp bách cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Về phương diện lý luận, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động sẽ giúp phát triển cơ sở lý luận về mô hình ra quyết định mua dịch vụ BHXH tự nguyện của người lao động, được điều chỉnh từ việc phát triển các mô hình nghiên cứu lý thuyết hành vi nhằm giải thích cơ chế ra quyết định mua sản phẩm dịch vụ, áp dụng có hiệu chỉnh trong trường hợp nghiên cứu khách thể là người lao động có nhu cầu hưởng các chế độ BHXH nhưng không thuộc các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi sẽ giúp luận giải những nguyên nhân cản trở người lao động quyết định tham gia đóng BHXH tự nguyện, từ đó giúp tháo gỡ một trong những vướng mắc, khó khăn căn bản đối với quá trình thúc đẩy người lao động, mà trước hết là lao động tự do, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn mua BHXH tự nguyện, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ BHXHTN, bằng cách đó hiện thực hóa những chiến lược và chính sách phát triển an sinh xã hội tại Quảng Ngãi nói riêng Các hàm ý và khuyến nghị có giá trị với BHXH Quảng Ngãi, cũng sẽ có giá trị tham khảo hữu ích đối với các tỉnh có đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng với Quảng Ngãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài luận án được thực hiện nhằm các mục tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động ở tỉnh Quảng Ngãi, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy họ mua BHXH tự nguyện. Để đạt dược mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài luận cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu các lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động
- Nghiên cứu thực trạng các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới quyết định mua BHXH của người lao động ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó phát hiện các yếu tố thúc đẩy, các yếu tố cản trở người lao động tham gia BHXH tự nguyện ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Đưa ra các quan điểm, đề xuất các khuyến nghị và những điều kiện thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy người lao động mua dịch vụ BHXH tự nguyện ở tỉnh Quảng Ngãi.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận khoa học, luận án đã tổng hợp và xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động, điều chỉnh từ các mô hình nghiên cứu trước đây về hành vi quyết định mua và chấp nhận sản phẩm dịch vụ, nhất là các dịch vụ đặc biệt là BHXH nhằm thúc đẩy các chính sách an sinh xã hội tới người lao động Nghiên cứu đã góp phần tổng hợp, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động nói chung, từ đó luận án đã nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện ở tỉnh Quảng Ngãi Các yếu tố này bao gồm (1) Thái độ; (2) Kỳ vọng gia đình; (3) Cảm nhận hành vi xã hội; (4) Ý thức thu nhập sức khỏe khi về già; (5) Trách nhiệm đạo lý; (6) Kiểm soát hành vi; (7) Kiến thức; (8) Nhận thức rủi ro.
Về mặt thực tiễn, luận án giúp nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, và các chủ sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và tại các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng tại Việt Nam về vai trò và lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, cùng với việc xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi Luận án phân tích, đánh giá, luận giải thực trạng phát triển BHXH tự nguyện và sự tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để đưa ra những khuyến nghị chính sách và các hàm ý quản lý nhằm thúc đẩy người lao động mua BHXH tự nguyện.
Về khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, xuất phát từ các kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị chính sách và hàm ý quản lý đối với cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan hữu quan khác bám sát nhu cầu và hành vi, quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động, đồng thời bám sát đặc thù lực lượng lao động, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi sẽ tạo nền tảng để các giải pháp được đề xuất có tính thực tiễn cao, đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, góp phần tháo gỡ khó khăn hiện đang cản trở việc thúc đẩy người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, và có giá trị tham khảo đối với các địa phương có đặc điểm kinh tế xã hội tương đồng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình vẽ và bảng biểu minh họa, nội dung luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung lý thuyết Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Định hướng, quan điểm và khuyến nghị nhằm thu hút người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi mua Bảo hiểm xã hội tự nguyện
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện đã được các nhà khoa học tiến hành ở trong nước và nước ngoài là khá đa dạng, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển BHXH tự nguyện
Jowett và Thompson (1999) đã thực hiện nghiên cứu với đề tài “Chi trả cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam: Mở rộng sự tham gia vào bảo hiểm sức khỏe tự nguyện” Mục đích của nghiên cứu là tổng hợp từ các báo cáo và dự án nghiên cứu được thực hiện bởi Chương trình quốc tế tại Trung tâm kinh tế sức khỏe, liên quan đến hệ thống sức khỏe tại Việt Nam trong thời gian 4 năm tính đến thời điểm thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào mục đích phát triển các chương trình bảo hiểm sức khỏe tự nguyện của nhà nước, tiếp nối các nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi các thành viên của chương trình quốc tế bao gồm việc đánh giá tác động của cải cách kinh tế lên hệ thống sức khỏe, đánh giá tác động của các chi phí người dân nghèo phải trả để tiếp cận với các dịch vụ y tế, và một báo cáo phân tích chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát quy mô lớn các hộ gia đình, đã phân tích các kinh nghiệm về bảo hiểm tự nguyện, đưa ra các giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách về các kế hoạch phát triển trong tương lai, trình bày các thực trạng, chỉ ra các điểm phát triển chính, các thành công và thất bại, và các thách thức chính mà dự án đang phải đối mặt.
Trần Quốc Toàn và Lê Trường Giang (2001) đã thực hiện đề tài nghiên cứu với chủ đề “Các giải pháp thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp”, công bố tại Viện Khoa học bảo hiểm Đề tài đã nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hoá theo logic, hợp lý, chặt chẽ những vấn đề lý luận khoa học về BHXH tự nguyện như nguyên tắc đoàn kết, tương trợ giữa những người tham gia BHXH tự nguyện và vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ quỹ và bảo toàn, phát triển quỹ BHXH tự nguyện Nghiên cứu đã đề cập các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện, trong đó đi sâu vào đặc điểm lao động và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, thủy sản và tiểu thủ công nghiệp để đánh giá khả năng tham gia BHXH của người lao động, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách Bên cạnh đó các tác giả đã sử dụng toán học, mô hình học để chứng minh sự mất cân đối quỹ BHXH nông dân theo chính sách của UBND tỉnh Nghệ An, từ đó khuyế nghị với UBND tỉnh trong việc ban hành Quyết định số 32/2001/QĐ-UB về việc ban hành điều lệ BHXH nông dân thay thế Quyết định số 1210/1998/QĐ-UB ngày 30/07/1998 về việc ban hành điều lệ tạm thời Đặc biệt, đề tài đã đề cập tới mối liên hệ giữa BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc và đề xuất chuyển đổi BHXH nông dân sang loại hình BHXH tự nguyện (do mức đóng BHXH nông dân quá thấp, không phù hợp với BHXH bắt buộc) Đây là cơ sở để hạn chế việc mở rộng phạm vi thực hiện BHXH nông dân.
Tác giả Nguyễn Tiến Phú (2001) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ “Cơ sở lý luận về việc thực hiện các loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt
Nam” thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung, hình thức, tổ chức quản lý quá trình phát triển loại hình BHXH tự nguyện.
Trần Quốc Toàn (2001) với đề tài khoa học “Các giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp”, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An Đề tài đã đề cập một số nét khái quát về BHXH tự nguyện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện BHXH tự nguyện, khả năng tham gia, nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện, những vấn đề rút ra từ thực tế hoạt động của BHXH nông dân Nghệ An, đề xuất các giải pháp,kiến nghị và các điều kiện thực thi giải pháp thực hiện BHXH tự nguyện đối với người lao động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp Đề tài dừng lại ở phạm vi cấp tỉnh và đối tượng là lao động thuộc khu vực nông, ngư và diêm nghiệp, chưa mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Mossialos và Thomson (2004) trong một nghiên cứu về “Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện ở Liên minh Châu Âu” đã cung cấp thông tin tổng thể về thị trường bảo hiểm sức khỏe tự nguyện trong Liên minh Châu Âu (EU) Nghiên cứu đánh giá vai trò của bảo hiểm tự nguyện trong việc cung cấp các cơ hội tiếp cận với chăm sóc sức khỏe; đánh giá các tác động của nó đến sức khỏe con người và các dịch vụ đi kèm có thể di chuyển tự do; và phân tích các xu hướng và thách thức trong tương lai đối với những người đóng bảo hiểm tự nguyện và cho các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia nói riêng và EU nói chung.
Bùi Văn Hồng (2004) với đề tài khoa học “Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm”, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội Đề tài đã đưa ra khái niệm và đặc điểm của lao động tự tạo việc làm, đánh giá thực trạng lao động tự tạo việc làm ở nước ta Đề xuất loại hình BHXH thích hợp, chế độ trợ cấp, cơ chế đóng và hưởng cho các đối tượng này. Nghiên cứu dừng lại ở việc đưa ra các đề xuất để mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm, chưa mở rộng cho lao động là nông dân, lao động tự do tham gia, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mang tính mô tả, phân tích thực trạng bằng những số liệu thứ cấp.
Nguyễn Anh Vũ (2004) với đề tài khoa học “Cơ sở khoa học quản lý và tổ chức thu BHXH tự nguyện”, Ban Thu BHXH, Hà Nội Đề tài nêu lên những cơ sở khoa học để nghiên cứu tình hình thu BHXH tự nguyện, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và thực hiện thu BHXH tự nguyện, thực trạng tham giaBHXH tự nguyện qua việc thực hiện thí điểm ở Việt Nam, qua đó xây dựng mô hình quản lý thu BHXH tự nguyện và đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện thuBHXH tự nguyện có hiệu quả Đề tài dừng lại ở việc đưa ra mô hình quản lý thuBHXH tự nguyện, chưa đánh giá được nhu cầu tham gia và những bất cập khi tổ chức triển khai.
Trần Đình Liệu (2005) với đề tài khoa học “Tổ chức thực hiện BHXH trong các làng nghề ở Hải Dương - Thực trạng và giải pháp”, cơ quan BHXH tỉnh Hải
Dương Đề tài đã phân tích thực trạng các làng nghề truyền thống của tỉnh, tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, đề xuất và kiến nghị về việc thực hiện chế độ BHXH cho lao động làm nghề tại các làng nghề truyền thống của tỉnh, trong đó có phân tích và đưa ra các đề xuất, kiến nghị về cơ sở pháp lý, cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và phương án tổ chức thực hiện BHXH đối với các làng nghề truyền thống ở Hải Dương Tác giả đề tài cũng đề xuất về đối tượng tham gia, điều kiện đóng, phạm vi áp dụng và mức đóng, phương thức đóng, quyền lợi và điều kiện hưởng, phương thức quản lý và tăng trưởng quỹ, phương hướng xử lý rủi ro Kế hoạch triển khai với các bước gồm: Tổ chức tuyên truyền giáo dục, xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, xây dựng hệ thống đại lý, tổ chức hướng dẫn triển khai thực tế tại địa phương, thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn bảo đảm quyền lợi cho người lao động Như vậy, đề tài dừng lại ở việc nghiên cứu để tổ chức thực hiện BHXH trong các làng nghề ở phạm vi cấp tỉnh, chưa mở rộng phạm vi và đối tượng lao động khác tham gia, phương pháp nghiên cứu đơn giản, chủ yếu là mô tả thực trạng bằng những số liệu thứ cấp.
Lê Thị Thu Hương (2007) đã nghiên cứu đề tài “Bảo hiểm xã hội tự nguyện, một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng” Nghiên cứu này mới đề cập đến những qui định của BHXH tự nguyện, các văn bản pháp luật và thực tế áp dụng nhưng qui định pháp luật vào các quan hệ bảo hiểm cụ thể, đưa ra một số giải pháp nhằm đáp ứng các quan hệ pháp luật BHXH tự nguyện. Đồng Quốc Đạt (2008) với công bố khoa học “Bảo hiểm xã hội khu vực phi chính thức ở Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 15
(431) (8/2008) Nội dung bài viết chỉ ra những nguyên nhân vì sao ít người tham gia bảo hiểm xã hội khu vực phi chính thức: do thu nhập thấp và không ổn định, việc làm bấp bênh, thiếu hiểu biết và không có thông tin về chính sách, chế độ BHXH, từ đó đưa ra những giải pháp để thu hút nhiều người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH ở Việt Nam bao gồm: Hình thành quỹ BHXH tự nguyện và có sự bảo hộ của Nhà nước, cải cách thủ tục thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, phối hợp Chương trình BHXH với Chương trình mục tiêu khác như: Chương trình việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người lao động ở khu vực phi chính thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Bài viết này có nội dung khá sâu sắc, song do giới hạn trong phạm vi bài báo nên chưa thực sự đề cập đến công tác tổ chức triển khai BHXH ở khu vực phi chính thức của Việt Nam. Đỗ Thị Xuân Phương (2010) với đề tài khoa học “Đánh giá 3 năm triển khai
Luật BHXH”, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội Đề tài chỉ ra những bất cập về chính sách và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện như: Điều kiện hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, chưa quy định về trích hoa hồng cho các đại lý thu, phương thức đóng chưa linh hoạt Do vậy, chính sách BHXH tự nguyện chưa thu hút được nhiều người lao động tham gia Nghiên cứu này mới dừng lại ở việc tổng kết, đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật BHXH nói chung Những vấn đề về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện tuy có được đề cập song mới dừng lại ở việc đánh giá ưu, nhược điểm và những vấn đề bất cập phát sinh.
Nguyễn Văn Nhường (2011) với đề tài luận án tiến sĩ “Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án đã đưa ra khái niệm mới về an sinh xã hội (ASXH) và chính sách ASXH trong đó khẳng định
6 hợp phần quan trọng của chính sách ASXH ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp gồm: (i) Chính sách đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; (ii) Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm; (iii) Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện; (iv) Chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện; (v) Chính sách trợ giúp xã hội; (vi) Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Bên cạnh đó luận án tiến hành phân tích quá trình xây dựng và thực hiện chính sách ASXH với người nông dân, luận án đã chỉ rõ các doanh nghiệp tham gia đầu tư là một trong các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách ASXH đối với người nông dân có đất bị thu hồi Qua đó luận án xây dựng hệ thống tiêu chí để đánh giá về mức độ bao phủ của chính sách ASXH bao gồm 6 chỉ số (i) dạy nghề; (ii) giải quyết việc làm; (iii) bảo hiểm xã hội tự nguyện; (iv) bảo hiểm y tế tự nguyện; (v) trợ giúp xã hội; (vi) sự hài lòng về tính dân chủ trong thu hồi đất và sự quan tâm của chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho người nông dân.
Nghiên cứu của 02 tác giả Bùi Sỹ Tuấn – Đỗ Minh Hải (Viện Khoa học Lao động và Xã hội) trên Tạp chí Lao động (6.2012) “An sinh Xã hội khu vực phi chính thức: Cần xác định Bảo hiểm xã hội là lưới quan trọng” Nghiên cứu này đã tìm hiểu khá sâu về khu vực phi chính thức, về lực lượng lao động phi chính thức tại Việt Nam Kết quả điều tra khảo sát thì người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện rất lớn nhưng số lượng người tham gia còn thấp Do một số nguyên nhân như: thu nhập thấp, thời gian đóng kéo dài, trình độ học vấn, công tác tuyên truyền chưa đến gần với dân, tập quán của Việt Nam là người già được con cháu chăm lo nuôi dưỡng nên ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho bản thân Trên cơ sở đó hai tác giả cũng đề xuất một số giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực phi chính thức tham gia BHXH.
Bài viết của Nguyễn Bích Ngọc (2012) với tiêu đề “Một số kinh nghiệm của
Khoảng trống nghiên cứu và khung lý thuyết
Như vậy, có thể thấy các đề tài nghiên cứu và các bài viết có liên quan đến BHXH tự nguyện nói chung và BHXH tự nguyện ở Việt Nam nói riêng là khá nhiều, các kết quả nghiên cứu rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các khía cạnh thương mại và kinh doanh thương mại cùng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ BHXH tự nguyện của người lao động chưa được đề cập và luận giải sâu sắc trong các công trình đã được công bố, chí ít là ở Việt Nam Thực tế đó đã có ảnh hưởng tới việc thiếu vắng các phát hiện nghiên cứu tạo cơ sở lý luận cho những giải pháp bền vững nhằm khuyến khích người lao động mua dịch vụ BHXH tự nguyện, bởi vậy, đặt ra yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn cho luận án Cụ thể, liên quan đến vấn đề này, các nghiên cứu trên còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu trong nước có phạm vi nghiên cứu thường dừng lại ở cấp địa phương, đối tượng nghiên cứu có phạm vi hẹp (đề tài: Các giải pháp thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp…) hoặc dưới dạng thăm dò, tìm hiểu về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện (đề tài: Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới).
Thứ hai, các nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ mang tính tổng kết, đánh giá, chưa chuyên sâu Cơ sở lý luận chưa rõ, nội dung dàn trải, chưa tập trung vào các khía cạnh thương mại và kinh doanh thương mại cùng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ BHXH tự nguyện của người lao động.
Thứ ba, Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến việc tìm hiểu nguyên nhân nhằm gia tăng số người tham gia bảo hiểm cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định tham gia bảo hiểm của người lao động, trong đó đa số các nghiên cứu định lượng đều dùng lý thuyết lý thuyết hành động hợp lý (TRA) hoặc lý thuyết hành vi dự định (TPB) để giải thích, chứng minh.
Thứ tư, các nghiên cứu trong nước sau khi chính sách BHXH tự nguyện ở nước ta được ban hành và tổ chức thực hiện, song nội dung còn mờ nhạt, chưa có tính thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ năm, các nghiên cứu chủ yếu dùng số liệu thứ cấp để phân tích, mô tả thực tiễn Vì thế, hầu như các nghiên cứu này mới dừng lại ở các bản báo cáo Việc thiếu vắng các kỹ thuật khảo sát dữ liệu sơ cấp tạo nên hạn chế do không tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua dịch vụ BHXH tự nguyện xuất phát từ mong muốn, nhu cầu của người lao động.
Thứ sáu, các bài viết chủ yếu đưa ra nguyên nhân vì sao người dân chưa quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện, chỉ ra những bất cập về chính sách, quá trình tổ chức triển khai và đề xuất giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, song nội dung còn chung chung, chưa sâu sắc.
Nhìn chung các công trình khoa học trong và ngoài nước đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề BHXH tự nguyện Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu điều kiện thực tế tại tỉnh Quảng Ngãi Luận án này kế thừa và phát triển thêm việc phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện, xây dựng, hiệu chỉnh và kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua việc điều tra thực tế người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, từ đó phân tích xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Xuất phát từ việc đa số các nghiên cứu định lượng liên quan đến việc tìm hiểu nguyên nhân nhằm gia tăng số người tham gia BHXH tự nguyện cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến ý định mua BHXH tự nguyện của người lao động đều sử dụng các mô hình nghiên cứu theo lý thuyết hành vi tiêu dùng dự định (Theory of planned behaviour - TPB) Vì vậy, luận án này vận dụng lý thuyết TPB làm cơ sở để xây dựng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1 Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội
Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy trong quá trình tồn tại và phát triển nhu cầu cơ bản của con người là ăn, mặc, ở Để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu này, con người phải lao động làm ra những sản phẩm cần thiết Xã hội càng phát triển, mức độ thỏa mãn các nhu cầu của con người ngày càng cao Trong thực tế cuộc sống, không phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc Bởi lẽ, người nào cũng có thể gặp phải những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác Khi rơi vào các trường hợp đó, thì ngoài những nhu cầu thiết yếu của con người còn xuất hiện thêm nhu cầu mới Bởi vậy, muốn tồn tại, con người và xã hội loài người phải tìm ra những cách giải quyết khác nhau. Để khắc phục những rủi ro, bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự mình khắc phục, người lao động còn được sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển.
Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn ); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ Năm 1850, lần đầu tiên ở Đức, nhiều bang đã thành lập quỹ ốm đau và yêu cầu công nhân phải đóng góp để dự phòng khi bị giảm thu nhập vì bệnh tật Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật Đến cuối những năm 1880, BHXH đã mở ra hướng mới Sự tham gia là bắt buộc và không chỉ người lao động đóng góp mà giới chủ và Nhà nước cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo cơ chế ba bên Tính chất đoàn kết và san sẻ lúc này được thể hiện rõ nét và BHXH dần dần đã trở thành một trụ cột cơ bản của hệ thống An sinh xã hội và được tất cả các nước thừa nhận là một trong những quyền con người.
Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm của Hoa
Kỳ, 1935) Thuật ngữ này xuất hiện trở lại trong một đạo luật được thông qua tại New Zealand năm 1938 Năm 1941, trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, thuật ngữ này được dùng trong Hiến chương Đại Tây Dương (the Atlantic Charter of 1941).
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây là mốc quan trọng ghi nhận giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trên toàn thế giới.
Theo ILO: “BHXH là thuật chia sẻ rủi ro và tài chính làm cho BHXH đạt hiệu quả và trở thành một hiện thực ở tất cả các nước trên thế giới”.
Trong giáo trình Kinh tế bảo hiểm của Trường đại học Kinh tế quốc dân:
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chiến lược tiếp cận và quy trình nghiên cứu
2.1.1 Chiến lược tiếp cận nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo chiến lược hỗn hợp, bằng cách kết hợp các kỹ thuật nghiên cứu định tính với các kỹ thuật nghiên cứu định lượng.
Thiết kế nghiên cứu định tính
Thiết kế nghiên cứu định tính của luận án gồm các nội dung: xác lập mục tiêu của thảo luận nhóm, lựa chọn người tham gia, mã hóa người tham gia và tiến hành thảo luận nhóm,
Mục tiêu của thảo luận nhóm:
Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu các chuyên gia với đối tượng phỏng vấn là những người làm công tác xã hội ở địa phương – người nghiên cứu về BHXH Mục đích của quá trình phỏng vấn sâu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động Mục tiêu cụ thể gồm:
- Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.
- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động.
- Phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu trên cơ sở thang đo nháp được tổng kết từ các nghiên cứu trước.
Lựa chọn người tham gia, mã hóa và tiến hành thảo luận nhóm
Dưới sự điều khiển của tác giả, mỗi người được hỏi sẽ bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung đã được chuẩn bị từ trước, trong đó tác giả sẽ đặt ra các câu hỏi hoặc giả thuyết để các chuyên gia nêu lên quan điểm của họ về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, mỗi cá nhân nêu ra các ý kiến của mình.
Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện vào tháng 8 năm 2020 với 20 người gồm những người làm công tác xã hội ở địa phương và người nghiên cứu về
BHXH Kết quả này là cơ sở để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 để phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi để phỏng vấn thử. Ở giai đoạn phỏng vấn thử để nghiên cứu có tính bao quát tác giả chọn 100 người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH tự nguyện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp và khả năng cung cấp thông tin của người được phỏng vấn, trên cơ sở đó hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
- Đáp viên (người được phỏng vấn) có hiểu được các phát biểu hay không?
- Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?
- Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không? Đánh giá về hình thức là kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi được phỏng vấn Việc phỏng vấn thử cũng do chính tác giả tiến hành thực hiện vào tháng 9 năm 2020.
Kết quả nghiên cứu định tính
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất:
- Khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động do tác giả đề xuất trong chương 2, là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện
- Phát triển thang đo các khái niệm nghiên cứu dựa trên các thang đo nháp được tác giả phát triển từ các thang đo nghiên cứu trước Kết quả là thang đo quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động được phát triển dưới hình thức thang đo Likert năm bậc từ 1-5 (1 là hoàn toàn không đồng ý; tới 5 là hoàn toàn đồng ý)
Qua kết quả của thảo luận nhóm cho thấy đa số các chuyên gia tham gia thảo luận đều đồng ý rằng quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động bao gồm các thành phần: (1) Thái độ tin cậy; (2) Kỳ vọng gia đình; (3) Cảm nhận hành vi xã hội; (4) Ý thức Thu nhập - Sức khỏe khi về già; (5) Trách nhiệm đạo lý; (6) Quan điểm cá nhân; (7) Kiểm soát hành vi; (8) Kiến thức và (9) Nhận thức rủi ro.
Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo (giá trị hội tụ và phân biệt); đồng thời kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó định vị mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động Đối tượng khảo sát là các lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Kích thước và cách chọn mẫu:
- Về kích thước mẫu nghiên cứu, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Tabachnick & Fidell (1991), kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình); trong khi đó, theo Harris RJ Aprimer (1985): n ≥ 104 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m, nếu m < 5.
- Trường hợp sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), Hair & cộng sự (1998; trích bởi Nguyễn Khánh Duy) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát Trong khi đó theo Gorsuch (1983) trường hợp phân tích hồi qui kích thước mẫu cần ít nhất 200 quan sát Còn theo quy tắc kinh nghiệm, thì mẫu nghiên cứu có kích thước càng lớn càng tốt.
Trong nghiên cứu này còn kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm cá nhân của người lao động được phỏng vấn Nghĩa là, chia tổng thể nghiên cứu thành các tổng thể mẫu theo các phân nhóm của biến định tính Vì thế, tác giả xác định kích thước mẫu tối thiểu là 300 Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy), tác giả quyết định cỡ mẫu phỏng vấn là 600 người lao động tại tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:
Phần 1: Gồm những câu hỏi nhằm thu thập thông tin nhân khẩu học về người lao động.
Phần 2: Gồm những câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động
Các bước thiết kế bảng hỏi như sau:
Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp đồng thời bổ sung thêm phần giới thiệu về bản thân, mục đính nghiên cứu, cách trả lời câu hỏi và thông tin cá nhân được phỏng vấn, tác giả thuyết kế bảng câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bảng câu hỏi được phỏng vấn thử với một số người lao động tại tỉnh Quảng Ngãi nhằm đánh giá sơ bộ thang đo, khả năng cung cấp thông tin của người được phỏng vấn đồng thời hiệu chỉnh lại một số từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu hơn. Bước 3: Căn cứ kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu.
Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXHTN bằng bảng câu hỏi chi tiết Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hình thức là khảo sát trực tiếp bằng câu hỏi giấy.
Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, kết hợp với thảo luận nhóm chuyên gia, tác giả luận án đề xuất mô hình các yếu tố tác động đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi bao gồm: (1) Thái độ tin cậy;
(2) Kỳ vọng gia đình; (3) Cảm nhận hành vi xã hội; (4) Ý thức Thu nhập - Sức khỏe khi về già; (5) Trách nhiệm đạo lý; (6) Quan điểm cá nhân; (7) Kiểm soát hành vi;
(8) Kiến thức về BHXHTN và (9) Nhận thức rủi ro.
Mô hình nghiên cứu của đề tài được thể hiện trong Hình sau:
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu luận án
Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án
Trong số các yếu tố được lựa chọn để thiết kế mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động ở Quảng Ngãi, có những yếu tố được kế thừa kết quả của các nghiên cứu tiền nghiệm có liên quan, có những yếu tố do tác giả luận án đề xuất mới.
Bảng 2 1 Nguồn gốc các yếu tố cấu thành mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác giả Thái tinđộ cậy vọngKỳ đìnhgia nhậnCảm hànhvi xã hội thứcÝ nhậpthu khỏesức khivề già
Kiếnthức BHXHvề TN thứcNhận rủi ro
Yếu tố đề xuất mới của tác giả x x x
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu luận án
2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết về ảnh hưởng của “Thái độ tin cậy”
Thái độ được giả thuyết là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi tiêu dùng (Olsen, 2004) Thái độ được định nghĩa là một xu hướng tâm lý được bộc lộ thông qua việc đánh giá một thực thể cụ thể (chẳng hạn quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm) với một số mức độ cảm nhận lợi ích của sản phẩm, thích- không thích, thỏa mãn- không thỏa mãn và phân cực tốt- xấu (Eagly & Chaiken, 1993) Như vậy, đối với với các sản phẩm bảo hiểm, thái độ của người tiêu dùng được hiểu là đánh giá về các lợi ích, sự hữu ích thích thú của họ mang tính chất ủng hộ hay phản đối việc mua các sản phẩm bảo hiểm Nếu người tiêu dùng đánh giá rằng việc tham gia BHXH tự nguyện là hữu ích đối với họ, thì theo lôgic của lý thuyết TRA và TPB (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991), mức độ quan tâm đối với tham gia BHXH tự nguyện sẽ mạnh hơn.
Lin liyue & Zhu Yu (2006), Min-sun Horng & Yung Wang Chang (2007), Phan Ngọc Luận (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh (2018) trong các nghiên cứu của mình cũng chỉ ra rằng Thái độ đối với việc tham gia BHXH có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua BHXH tự nguyện.
Giả thuyết H1: “Thái độ tin cậy” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết về ảnh hưởng của “Kỳ vọng gia đình”
Theo Lý thuyết TRA (Ajzen & Fishbein, 1975), hoặc TPB (Ajzen, 1991), các ảnh hưởng xã hội thông thường được giả sử để nắm bắt cảm nhận của các cá nhân về những người khác quan trọng trong môi trường sống của họ mong muốn họ ứng xử theo một cách thức nhất định (Ajzen, 1991) Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được định nghĩa dưới góc độ sự chấp nhận các kỳ vọng của những người khác, chẳng hạn Kỳ vọng gia đình (Olsen, 2001) Hầu hết nghiên cứu báo cáo rằng ảnh hưởng xã hội là một biến số độc lập và quan trọng trong việc giải thích ý định của người tiêu dùng (Miniard & Cohen, 1983), quyết định sản phẩm (Olsen,
2001) và hành vi (Thogersen, 2002) Như vậy, ảnh hưởng của sự kỳ vọng của người thân trong gia đình đối với việc tham gia BHXH tự nguyện được hiểu là sự mong muốn, sự ủng hộ trong việc đảm bảo có một nguồn tài chính ổn định khi về già nếu tham gia BHXH tự nguyện, nếu những người thân trong gia đình có tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn đối với họ thì quyết định đối với việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ tăng lên (Nguyễn Quốc Bình, 2013; Phan Ngọc Luận, 2016).
Giả thuyết H2: “Kỳ vọng gia đình” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết về ảnh hưởng của “Cảm nhận hành vi xã hội”
Cảm nhận hành vi xã hội đề cập đến các cảm nhận của đương sự về thái độ và hành vi của những người khác có ý nghĩa trong lĩnh vực đó (Rivis & Sheeran,
2003) Các ý kiến và hành động của những người khác có ý nghĩa cung cấp thông tin và kiến thức mà mọi người có thể sử dụng trong việc quyết định cái gì cần làm cho chính họ Thái độ phản đối của những người ảnh hưởng càng mạnh và người tiêu dùng càng gần gũi với những người này thì càng có nhiều khả năng người tiêu dùng điều chỉnh ý định tham gia dịch vụ của mình Và ngược lại, mức độ ưa thích của người tiêu dùng đối với dịch vụ sẽ tăng lên nếu có một người nào đó được người tiêu dùng ưa thích cũng ủng hộ việc tham gia dịch vụ này Các nghiên cứu mà bao gồm cảm nhận hành vi xã hội trong khuôn khổ lý thuyết TPB đã chứng tỏ cải thiện đáng kể trong sức mạnh giải thích và dự báo của mô hình (e.g., Cristensen, 2004; Moan, Rise, & Anderson, 2004) Trong một xã hội hiện đại, khi mà càng nhiều người có nhu cầu và tham gia BHXH tự nguyện thì cá nhân sẽ chịu tác động bởi những người xung quanh Với khái niệm trên thì nếu có nhiều người có hoàn cảnh tương đồng tham gia BHXH tự nguyện thì quyết định sẽ tăng lên (Ajzen & Fishbein , 1975; Ajzen, 1991).
Giả thuyết H3: “Cảm nhận hành vi xã hội” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Giả thuyết về ảnh hưởng của “Ý thức thu nhập - sức khỏe khi về già” Ý thức thu nhập - sức khỏe, đặc biệt là tình trạng thu nhập gắn với sức khỏe khi về già của người lao động càng cao thì dẫn đến quyết định cao đối với việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho sức khỏe trong hiện tại cũng như tương lai, điều này phù hợp với các khuyến cáo của các tổ chức sức khỏe trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Tổ chức Lao động thế giới. Ý thức và quan tâm về thu nhập và sức khỏe khi về già cũng đã được tìm thấy là có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHXHTN Phù hợp với phân tích yếu tố tuổi tác khi những người từ tuổi trung niên trở đi họ thường quan tâm đến thu nhập ổn định và sức khỏe nhiều hơn những người trẻ tuổi, do đó dường như rằng mức cảm nhận tầm quan trọng của mức độ quan tâm đến BHXHTN cũng mạnh mẽ hơn Đây cũng là yếu tố mới mà tác giả đề xuất trong trong mô hình nghiên cứu quyết định đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tại tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết H4: “Ý thức thu nhập - sức khỏe khi về già” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Giả thuyết về ảnh hưởng của “Trách nhiệm đạo lý” Đối với người Việt Nam, với truyền thống con cái phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, điều này đã trở thành đạo lý, tập tục, thấm sâu trong tiềm thức mỗi con người Việt Nam Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển thì ngày nay con người đã có sự thay đổi về nhận thức khác đi, có nghĩa là sống có trách nhiệm với bản thân hơn đặc biệt là quan tâm đến việc tiết kiệm, tích lũy khi có thu nhập ổn định để đảm bảo có một nguồn thu nhập đảm bảo cuộc sống khi về già, không phải phụ thuộc vào con cháu và không trở thành gánh nặng cho gia đình Đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, đây là một chính sách góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu rủi ro, có nguồn thu nhập ổn định và được đảm bảo sức khỏe khi về già Đối với những người có độ tuổi trung niên, đã có gia đình và con cái mà có nguồn thu nhập ổn định, chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào thì việc quan tâm đến việc tham gia BHXH tự nguyện được xem là một quyết định có ý nghĩa với bản thân và thể hiện có trách nhiệm với gia đình và con cái Olsen (2003) cũng đã chứng tỏ rằng trách nhiệm đạo lý là biến số quan trọng làm gia tăng quyết định của người tiêu dùng (Lin liyue & Zhu Yu, 2006; Hoàng Thu Thủy & Bùi Hoàng Minh Thư, 2018; Nguyễn Hồng Hà & Lê Long Hồ, 2020).
Giả thuyết H5: “Trách nhiệm đạo lý” có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định mua BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Giả thuyết về ảnh hưởng của “Quan điểm cá nhân”
Quan điểm cá nhân luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc mỗi người đánh giá rằng một hành vi hay một quyết định là đúng hay sai, là nên hay không nên, là cần thiết hay không cần thiết Trong các mô hình lý thuyết lý thuyết TRA và TPB (Fishbein & Ajzen, 1975; Ajzen, 1991), luôn có những biến quan sát thể hiện quan điểm của người lựa chọn sử dụng dịch vụ, nằm trong những yếu tố cấu thành thái độ và ứng xử của họ.
Min-sun Horng & Yung Wang Chang (2007), Phan Ngọc Luận (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh (2018) trong các nghiên cứu của mình cũng chỉ ra rằng các biến số thể hiện thái độ xuất phát từ quan điểm của cá nhân người ra quyết định, có ảnh hưởng thuận chiều tới quyết định sử dụng dịch vụ BHXH tự nguyện. Các kết quả thảo luận nhóm cả trong phần phát vấn không gợi ý cũng như trong các nội dung thảo luận với các gợi ý cụ thể cũng cho thấy, quan điểm cá nhân của người được hỏi, là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quyết định mua BHXH tự nguyện.
Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi
Dựa trên kết quả thăm dò ý kiến bằng Phiếu câu hỏi nghiên cứu (phụ lục 1.1) và Phiếu phỏng vấn chuyên sâu (phụ lục 1.2) gửi tới các chuyên gia, nhà quản lý, nhân viên, cán bộ thu BHXH tự nguyện trong cơ quan BHXH và tổng hợp từ kết quả thảo luận của chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm cán bộ địa phương.
Thái độ tin cậy đối với việc mua BHXHTN
Thang đo “Thái độ tin cậy” được ký hiệu là TD và bao gồm 3 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ TD1 đến TD3 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 2 Thang đo Thái độ tin cậy đối với việc mua BHXHTN
TD1 Anh/Chị thấy an tâm khi chính sách BHXHTN được nhà nước tổ chức triển khai và bảo hộ Ajzen (1991), Lin liyue & Zhu Yu
(2006), Min-sun Horng & Yung Wang Chang
TD2 Anh/Chị thấy tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXHTN mang lại.
TD3 Anh/Chị tin rằng BHXHTN là chính sách ASXH của Nhà nước để tạo cơ hội cho mọi người dân được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động.
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Kỳ vọng gia đình đối với việc mua BHXHTN
Thang đo “Kỳ vọng gia đình” được ký hiệu là KV và bao gồm 3 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ KV1 đến KV3 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 3 Thang đo Kỳ vọng gia đình đối với việc mua BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
KV1 Người thân trong gia đình ủng hộ Anh/Chị trong việc Nguyễn
Quốc Bình, (2013); Phan Ngọc Luận, (2016) mua BHXHTN.
KV2 Những người thân trong gia đình cho rằng việc có nguồn thu nhập ổn định khi về già là điều tốt.
KV3 Những người thân trong gia đình khuyến khích
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Cảm nhận hành vi xã hội đối với việc mua BHXHTN
Thang đo “Cảm nhận hành vi xã hội” được ký hiệu là HV và bao gồm 4 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ HV1 đến HV4 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 4 Thang đo Cảm nhận hành vi xã hội về BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
HV1 Có rất nhiều người cùng hoàn cảnh giống
Anh/Chị hiện đang mua BHXHTN
HV2 Có rất nhiều người buôn bán nhỏ lẻ mà Anh/Chị biết hiện đang mua BHXHTN
HV3 Những người đã và đang hưởng chế độ
BHXHTN luôn nói tốt về chính sách này
HV4 Anh /Chị đánh giá rằng việc mua BHXHTN của người dân hiện nay là ngày càng trở nên phổ biến
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án Ý thức thu nhập - sức khỏe khi về già đối với việc mua BHXHTN
Thang đo “Ý thức thu nhập – sức khỏe khi về già” được ký hiệu là YT và bao gồm 4 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ YT1 đến YT4 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 5 Thang đo Ý thức thu nhập - sức khỏe khi về già
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
YT1 Anh/Chị luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân Tác giả đề xuất mới
YT2 Anh/Chị luôn quan tâm đến sự tăng trưởng và ổn định thu nhập của bản thân
YT3 Anh/Chị nghĩ mình là người rất ý thức về thu nhập đảm bảo nguồn sống tối thiểu khi về già.
YT4 Anh/Chị nghĩ mình là người rất ý thức về thu nhập đảm bảo chăm sóc sức khỏe khi về già.
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Trách nhiệm đạo lý thể hiện qua việc mua BHXHTN
Thang đo “Trách nhiệm đạo lý” được ký hiệu là TN và bao gồm 4 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ TN1 đến TN4 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 6 Thang đo Trách nhiệm đạo lý thể hiện qua việc mua BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
TN1 Anh/Chị luôn lo ngại phải sống phụ thuộc vào con cái khi về già Lin liyue & Zhu
Yu (2006), Nguyễn Xuân Cường (2013), Nguyễn Xuân Cường
Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Nguyễn Hồng
TN2 Anh/Chị luôn cho rằng cần thiết phải có một nguồn thu nhập ổn định và được chăm sóc y tế khi về già để giảm bớt gánh nặng cho con
TN3 cháuAnh/Chị cho rằng mua BHXH tự nguyện là thể hiện tình yêu thương và trách nhiệm đối với gia đình
TN4 Anh/Chị cho rằng mua BHXHTN là thể hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Quan điểm cá nhân đối với việc mua BHXHTN
Thang đo “Quan điểm cá nhân” được ký hiệu là CN và bao gồm 4 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ CN1 đến CN4 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 7 Thang đo Quan điểm cá nhân về BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
CN1 Anh/Chị thấy mua BHXHTN là việc làm hữu ích Ajzen (1991),
Yu (2006), Min- sun Horng & Yung Wang Chang (2007), Phan Ngọc Luận (2016) cho bản thân và gia đình.
CN2 Anh/Chị thấy mua BHXHTN là việc làm hoàn toàn đúng đắn.
CN3 Anh/Chị thấy mua BHXHTN là để tích lũy cho cuộc sống sau này
CN4 Anh/Chị cho rằng mua BHXHTN là mang lại sự an tâm cho bản thân và gia đình đồng thời nâng cao giá trị của bản thân.
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Kiểm soát hành vi mua BHXHTN
Thang đo “Kiểm soát hành vi” được ký hiệu là KS và bao gồm 3 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ KS1 đến KS3 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 8 Thang đo Kiểm soát hành vi mua BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
KS1 Anh/Chị hoàn toàn đủ khả năng, hiểu biết và thu nhập để mua BHXHTN Horng và Chang
KS2 Nếu muốn, Anh/Chị có thể dễ dàng đăng ký mua
KS3 Anh/Chị cảm thấy việc mua BHXHTN là không có cản trở nào cả
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Thang đo “Kiến thức về BHXHTN” được ký hiệu là KT và bao gồm 5 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ KT1 đến KT5 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 9 Thang đo kiến thức về BHXHTN
HIỆUKÝ BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
KT1 Anh/Chị hiểu rõ những quy định của BHXH tự nguyện trong Luật BHXH (độ tuổi, mức phí, thủ tục đăng ký, ) Horng &
Chang (2007), Hoàng Thu Thuỷ & Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Nguyễn Hồng Hà,
KT2 Anh/Chị thường xuyên cập nhật thông tin về BHXHTN thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu giới thiệu, đồng nghiệp, người quen
KT3 Anh/Chị nắm vững quyền lợi và trách nhiệm khi mua
KT4 Anh/Chị chắc chắn về việc không mua BHXHBB thì được mua BHXH tự nguyện.
KT5 Anh/ Chị cho rằng càng đông người mua BHXH cả bắt buộc và tự nguyện thì xã hội càng ổn định
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của luận án
Nhận thức rủi ro thúc đẩy nhu cầu mua BHXHTN
Thang đo “Nhận thức rủi ro” được ký hiệu là RR và bao gồm 4 biến quan sát được đánh số theo thứ tự từ RR1 đến RR4 Nội dung của từng biến quan sát và ký hiệu cho từng biến được thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 2 10 Thang đo nhận thức rủi ro thúc đẩy nhu cầu mua BHXHTN
KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT NGUỒN
RR1 Anh/Chị cho rằng ngày càng gia tăng những rủi ro trong cuộc sống cho mỗi gia đình xuất phát từ người có thu nhập chính và có trách nhiệm lo cho gia đình
Tác giả đề xuất mới
RR2 Anh/Chị cho rằng cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều nguy cơ đe dọa thu nhập của người có thu nhập chính và có trách nhiệm lo cho gia đình.
RR3 Anh/Chị cho rằng cuộc sống hiện đại ngày càng có nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe và làm tăng chi phí y tế của người có thu nhập chính và có trách nhiệm lo cho gia đình.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình hình thu hút người lao động mua BHXH tự nguyện tại tỉnh Quảng Ngãi
3.1.1 Khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Sau khi Bộ luật Lao động ra đời, Luật BHXH có hiệu lực, việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động đã đạt được những kết quả tích cực Tính đến nay, chính sách BHXH đã chuyển dần từ tự nguyện sang chính sách bắt buộc và tiến tới thực hiện BHXH toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức với sự tham gia rộng rãi của người dân Đáng chú ý, chính sách BHXH có sự chia sẻ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động ở các mức độ khác nhau, tính chất chia sẻ này góp phần quan trọng để thay đổi tích cực hơn nhận thức của người dân, giảm bớt sự ỷ lại vào Nhà nước, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động, tăng tính bền vững cho chính sách.
So với loại hình BHXH bắt buộc và Bảo hiểm thất nghiệp thì đối tượng tham gia của BHXH tự nguyện còn khoảng cách rất xa, hiện chi bằng 1,7% so với BHXH bắt buộc và 2% so với bảo hiểm thất nghiệp Tính đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là 15,185 triệu người; BHXH tự nguyện là
Hình 3 1 Số người mua BHXH và BHXHTN hằng năm
Từ khi có Nghị quyết 28-NQ/TW, BHXH tự nguyện đã phát triển nhanh chóng Trong đó, năm 2018, toàn quốc đã có trên 277.000 người tham gia, tăng hơn 52.900 người, tương ứng tăng 23,6% so với năm 2017 Năm 2019, con số này đã tăng lên trên 551.000 người, tăng 273.880 người, tương ứng tăng 98,7% so với năm
2018, chiếm 1,17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động Đặc biệt, số người mua BHXH tự nguyện tăng mới trong năm 2019 đã gần bằng tổng số người mua BHXH tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại Đây là kết quả rất tích cực cho thấy những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống; công tác truyền thông phát huy hiệu quả, làm thay đổi nhận thức người dân; việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ngày càng thuận tiện, tạo được niềm tin trong nhân dân.
Thống kê của BHXH Việt Nam, trong điều kiện bình thường, tốc độ phát triển BHXH năm sau sẽ tăng thêm khoảng 5 - 6% so với năm trước liền kề Cùng với việc từng bước kiểm soát được dịch bệnh, những nỗ lực của Chính phủ trong khôi phục lại nền kinh tế và quyết tâm của các bộ ngành liên quan trong thực hiện chính sách thì việc phát triển BHXH sẽ dần trở lại quỹ đạo Bên cạnh đó, là cơ hội để BHXH Việt Nam tiếp tục cải cách trong tổ chức, thực hiện chính sách; đổi mới về công tác truyền thông.
Tình hình phát triển đối tượng mua BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng cho thấy diễn biến khá tương đồng với tình hình chung trên cả nước trong giai đoạn từ 2017 đến 2021.
Năm 2017, số người lao động mua BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạt 1.503 người, mặc dù tăng 11,6% so với năm 2016, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, con số này còn hết sức khiêm tốn so với LLLĐ trong khu vực phi chính thức có nhu cầu tham gia và kỳ vọng hưởng các chế độ liên quan đến BHXHTN theo quy định của BHXH Việt Nam.
Diễn biến số người lao động tham gia các loại hình BHXH trên địa bàn tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2017-2021 được thể hiện trong bảng dữ liệu sau:
Bảng 3 1 Số lượng NLĐ tham gia các loại hình BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị tính: người
Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên của BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch được giao về phát triển đối tượng tham gia các loại hình BHXH của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 –
2021 được thể hiện trong bảng dữ liệu sau:
Bảng 3 2 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch phát triển đối tượng mua BHXH của tỉnh
Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2021 Đơn vị tính: %
BHXH bắt buộc 99.63 100.02 101.30 100.14 105.69 BHXH tự nguyện 90.00 91.40 86.79 102.01 100.04
Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên của BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Năm 2018, số lượng đối tượng mua BHXHTN mặc dù tăng mạnh so với năm
2017 (ứng với tỷ lệ tăng 42,85%), nhưng cũng chỉ đạt 91,4% dự toán giao Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do Quảng Ngãi là tỉnh có 7/14 huyện nghèo,mức sống của người dân còn thấp; số người đang mua BHXHTN chủ yếu là các đối tượng đã có thời gian mua BHXH trước đó mới tiếp tục đăng ký tham gia để đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH; mặt khác công tác phát triển đối tượng muaBHXHTN còn nhiều bất cập, khó khăn.
Năm 2019 ghi nhận nỗ lực vượt bậc của BHXH tỉnh Quảng Ngãi trong việc thu hút các đối tượng mua BHXHTN Số người mua BHXH tự nguyện là: 6.611 người, đạt 101,55% so với chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, đạt 86,79% so với chỉ tiêu phấn đấu năm 2019 tại quyết định số 3684/BHXH-BT, tăng 206,77% so với năm 2018 Kết quả đó một phần được đánh giá là do những nguyên nhân chủ quan từ sự chỉ đạo quyết liệt của tổ chức Đảng, Chính quyền, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự nỗ lực của BHXH tỉnh Quảng Ngãi, nhưng đồng thời, cũng được đánh giá là do áp lực khách quan từ biến động kinh tế - xã hội và sự cải thiện trong nhận thức của người lao động nông thôn và trong khu vực phi chính thức.
Sang tới năm 2020, số người mua BHXH tự nguyện là: 12.534 người, tăng so với cuối năm 2019 là 6.046 người, đạt 102,01% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
Kết quả đó phần nào phản ánh những nỗ lực tiếp tục có tác động tích cực tới tình hình mua BHXHTN của người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 tới đông đảo các tầng lớp dân cư, đặc biệt là nông dân, NLĐ trong khu vực phi chính thức.
Sang năm 2021, BHXH tỉnh tiếp tục nỗ lực tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường thu hút NLĐ mua BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng Tính tới cuối năm 2021, BHXH tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động khai thác dữ liệu, lựa chọn đối tượng tiềm năng, nắm bắt hoàn cảnh thực tế từng người để tư vấn phù hợp về quyền lợi, mức đóng, phương thức đóng; phối hợp tổ chức
325 hội nghị đối thoại, tuyên truyền vận động người dân mua BHXH tự nguyện, với hơn 12.000 người tham dự Riêng giai đoạn từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã đã phối hợp tổ chức hơn
180 hội nghị và đã có hơn 2.400 người đăng ký tham gia (trong đó hơn 1.300 người mua BHXH tự nguyện)
3.1.2 Thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Tình hình thu BHXH giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện trong bảng dữ liệu sau:
Bảng 3 3 Diễn biến thu BHXH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2021 Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng thu BHXH 2.137.117 2.365.922 2.580.000 3.007.236 3.209.183 BHXH bắt buộc 1.130.818 1.267.437 1.396.994 1.655.362 1.818.166
Nguồn: Tính toán từ báo cáo thường niên của BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Tính tới cuối năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017, số lượng NLĐ mua BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã tăng 644 người, tương ứng với tỷ lệ tăng gần 43%, tuy nhiên số thu BHXHTN năm 2018 lại giảm so với năm 2017 với mức giảm 353 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm khoảng 4,13% Thực tế này được đánh giá là do tuy số lượng NLĐ mua BHXHTN tăng nhưng đa phần là các đối tượng yếu thế, có thu nhập thấp, bấp bênh, dẫn tới tổng mức thu BHXHTN năm 2018 sụt giảm so với năm 2019 Tuy nhiên, giai đoạn từ 2018 đến 2021 đã ghi nhận những chuyển biến tích cực hơn so với trước đó.
Năm 2019, số lượng NLĐ mua BHXHTN tăng thêm 4.464 người ứng với tỷ lệ tăng đột biến gần 210%, cũng là nguyên nhân chính làm cho thu BHXHTN của tỉnh Quảng Ngãi đã tăng gần 253%, ứng với số thu tăng thêm gần 21 tỷ đồng Sang tới các năm 2020, 2021, mặc dù tỷ lệ tăng thu BHXHTN có suy giảm, không cao như tỷ lệ tăng của năm 2019 so với 2018, nhưng cũng cho thấy tình hình khá khả quan.
Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát
3.2.1 Phân tích thống kê mô tả các biến giải thích Đối tượng của BHXHTN rất là đông đảo, đa dạng, người lao động tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, có mặt ở hầu hết các nhóm ngành, nghề, khu vực và vùng miền Họ tham gia vào chính quyền thôn bản, trong các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nhỏ hoặc canh tác tại địa phương, làm thuê hoặc tự tạo việc làm Vai trò, đặc điểm, số lượng các các nhóm lao động khác biệt và phần lớn trong số họ là những người yếu thế, thu nhập bếp bênh, có mức thấp hơn lao động khu vực chính thức, pháp luật bảo vệ còn khá lỏng lẻo và chưa đầy đủ.
Tại các địa phương được điều tra, đối tượng thuộc diện mua BHXHTN còn rất lớn, tuy số lượng mua BHXHTN có tăng qua các năm nhưng vẫn không đáng kể so với khả năng mở rộng đối tượng mua BHXHTN tại tỉnh Quảng Ngãi
Các kết quả phân tích thống kê mô tả bước đầu cho thấy tình hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHXHTN của người lao động trong diện trả lời khảo sát.
Thái độ tin cậy đối với BHXHTN
Bảng 3 4 Phân tích thống kê mô tả biến Thái độ tin cậy
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Các giá trị phân tích thống kê mô tả cho thấy đáp viên thể hiện sự đồng ý ở mức độ thấp đối với các ý hỏi về thái độ tin cậy đối với BHXHTN, trong đó “Sự thấy an tâm khi chính sách BHXHTN được nhà nước tổ chức triển khai và bảo hộ” và “Niềm tin rằng BHXHTN là chính sách ASXH của Nhà nước để tạo cơ hội cho mọi người dân được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động” được thể hiện mức độ đồng ý thấp hơn so với “tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXHTN mang lại”, mặc dù vậy, khi được hỏi về “sự tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXHTN mang lại”, thì mức độ không thống nhất của đáp viên là khá cao (0.812 lớn hơn khoảng giãn cách ý nghĩa đối với thang đo likert 5 bậc là 0.8).
Kỳ vọng gia đình liên quan tới BHXHTN
Bảng 3 5 Phân tích thống kê mô tả biến Kỳ vọng gia đình
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Cũng tương tự như đối với các ý hỏi về Thái độ tin cậy về BHXHTN, quan điểm của các đáp viên về sự kỳ vọng của gia đình về BHXHTN thể hiện ở cả 3 biến quan sát KV1, KV2 và KV3 đều chỉ cho thấy mức độ đồng ý thấp, đồng thời mức độ không thống nhất của đáp viên là khá cao (đều lớn hơn khoảng giãn cách ý nghĩa đối với thang đo likert 5 bậc là 0.8).
Cảm nhận hành vi xã hội liên quan tới BHXHTN
Bảng 3 6 Phân tích thống kê mô tả biến Hành vi xã hội
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Các kết quả khảo sát về các quan sát cấu thành yếu tố “Cảm nhận hành vi xã hội cũng cho thấy tình hình không có nhiều khác biệt so với các biến quan sát thuộc yếu tố “Kỳ vọng gia đình về BHXHTN” Các ý hỏi liên quan đến “Cảm nhận hành vi xã hội về BHXHTN” đều thu được sự đồng ý về trung bình của các đáp viên ở mức thấp trong khi mức độ không thống nhất của đáp viên là khá cao (đều lớn hơn khoảng giãn cách ý nghĩa đối với thang đo likert 5 bậc là 0.8). Ý thức thu nhập – sức khỏe của người trả lời
Bảng 3 7 Phân tích thống kê mô tả biến Ý thức thu nhập – sức khỏe
Biến quan sát Tổng số Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy các đáp viên mặc dù chưa thống nhất cao về các ý hỏi liên quan đến “Ý thức cá nhân về thu nhập – sức khỏe”, nhưng xét về giá trị trung bình, các ý hỏi đều thu được mức độ đồng ý cao, trong đó các ý hỏi về “sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân” và “sự quan tâm đến tăng trưởng và ổn định thu nhập của bản thân” nhận mức độ trung bình xấp xỉ ngưỡng ý nghĩa
Trách nhiệm đạo lý liên quan tới mua BHXHTN
Cũng tương tự như đối với các biến quan sát thuộc yếu tố “Thái độ tin cậy”, các biến quan sát thể hiện các ý hỏi liên quan đến yếu tố “Trách nhiệm đạo lý” chỉ nhận được mức đồng ý thấp, với độ thống nhất khá cao thể hiện qua độ lệch chuẩn của các ý hỏi chỉ ở mức trên 0.5 (khá thấp so với khoảng giãn cách ý nghĩa 0.8).
Bảng 3 8 Phân tích thống kê mô tả biến Trách nhiệm đạo lý
Biến quan sát Tổng số Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Quan điểm cá nhân về BHXHTN
Bảng 3 9 Phân tích thống kê mô tả biến Quan điểm cá nhân
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Cũng tương tự như đối với các biến quan sát thuộc yếu tố “Thái độ tin cậy”, các biến quan sát thể hiện các ý hỏi liên quan đến yếu tố “Quan điểm cá nhân về BHXHTN” chỉ nhận được mức đồng ý thấp, với độ thống nhất khá cao thể hiện qua độ lệch chuẩn của các ý hỏi chỉ ở mức trên 0.5 (khá thấp so với 0.8).
Kiểm soát hành vi mua BHXHTN
Bảng 3 10 Phân tích thống kê mô tả biến Kiểm soát hành vi
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Khác một chút với các biến quan sát thuộc yếu tố “Quan điểm cá nhân vềBHXHTN”, các biến quan sát cấu thành yếu tố “Kiểm soát hành vi” chỉ nhận được mức đồng ý thấp, nhưng giữa các đáp viên lại thể hiện mức hộ không thống nhất khá cao thể hiện qua độ lệch chuẩn của các ý hỏi đều ở mức trên 0.9 (cao hơn so với khoảng giãn cách ý nghĩa 0.8).
Bảng 3 11 Phân tích thống kê mô tả biến Kiến thức
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Cũng tương tự như đối với các biến quan sát thuộc yếu tố “Kiểm soát hành vi”, các biến quan sát thể hiện các ý hỏi liên quan đến yếu tố “Kiến thức về BHXHTN” chỉ nhận được mức đồng ý thấp, đồng thời giữa các đáp viên lại thể hiện mức hộ không thống nhất khá cao thể hiện qua độ lệch chuẩn của các ý hỏi đều ở mức gần 0.9 (cao hơn so với khoảng giãn cách ý nghĩa 0.8).
Nhận thức rủi ro cho bản thân và gia đình
Bảng 3 12 Phân tích thống kê mô tả biến Nhận thức rủi ro
Biến quan sát Tổng số
Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Trong số các biến quan sát thể hiện yếu tố “Nhận thức rủi ro”, chỉ có ý hỏi
“Anh/Chị cho rằng ngày càng gia tăng những rủi ro trong cuộc sống cho mỗi gia đình xuất phát từ người có thu nhập chính và có trách nhiệm lo cho gia đình” nhận được mức đồng ý cao với sự thống nhất cao, các ý hỏi còn lại đều nhận giá trị đồng ý thấp, với mức hộ không thống nhất khá cao thể hiện qua độ lệch chuẩn của các ý hỏi đều ở mức trên 0.9 (cao hơn so với khoảng giãn cách ý nghĩa 0.8).
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá – EFA
3.2.2.1 Kiểm tra các điều kiện thực hiện EFA
Số lượng các biến đo lường trong 9 nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều lớn hơn 3, nên thỏa mãn yêu cầu mà Stevens (2002) đưa ra.
Số mẫu quan sát là 574, cũng đáp ứng được yêu cầu tối thiểu là 50 quan sát theo Hair & ctg (2009) Hơn nữa, số mẫu 574 cũng thỏa mãn tiêu chí mà Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đưa ra (ta có 34 biến trong mô hình, 34 *
Bảng 3 13 Kết quả kiểm định Bartlett và KMO đối với các biến quan sát:
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .847
Nguồn: Trích kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Ta có KMO = 0,847 > 0,50, thỏa mãn yêu cầu để thực hiện EFA, đồng thời, theo Kaiser (1974), nếu KMO > 0,8 là ở mức tốt, nên việc thực hiện EFA là được chấp nhận Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy Sig = 0,000 < 0,05 nên ta có thể bác bỏ giả thuyết ma trận tương quan là ma trận đơn vị, nghĩa là các biến có quan hệ với nhau nên ta có thể thực hiện EFA.
Như vậy, các kết quả kiểm định cho thấy dữ liệu đã thu thập là phù hợp để thực hiện EFA đối với mô hình các yếu tố tác động tới quyết định mua BHXHTN của người lao động ở Quảng Ngãi.
3.2.2.2 Phân tích rút trích nhân tố để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI MUA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Định hướng nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của BHXH tỉnh Quảng Ngãi
Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH, BHYT, theo mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 của tỉnh cũng như BHXH Việt Nam đã đề ra; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và khẳng định tầm quan trọng của chính sách BHXH, BHYT với công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Năm 2022 BHXH tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra, trong đó chú trọng tới việc phát triển đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu đạt chỉ tiêu BHYT toàn dân và tăng tỷ lệ mua BHXH, BHTN so với lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu Nghị quyết số 28; đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết và chi trả kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia, cụ thể:
1 Tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh Đồng thời phối hợp tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND ban hành Nghị quyết hỗ trợ thêm tiền đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho các đối tượng tham gia ngoài mức NSNN hỗ trợ theo quy định.
2 Chủ động, phối hợp với các sở, ngành tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 22/9/2021 củaBTV Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh; phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN,phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2022; cấp sổ BHXH, thẻBHYT kịp thời cho người tham gia Đồng thời tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định.
3 Phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH đến các đơn vị, người lao động và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; Tăng cường phối hợp, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến tận cơ sở để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm mua BHXH, BHYT, phấn đấu đạt tỷ lệ mua BHXH, BHTN so với lực lượng lao động và tỷ lệ bao phủ BHYT theo chỉ tiêu đề ra Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, triển khai cài đặt và hướng dẫn sử dụng VssID-Bảo hiểm xã hội số cho người mua BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
4 Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, giải quyết và chi trả kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người tham gia Thực hiện minh bạch, công khai, thuận lợi và tăng cường chất lượng các hoạt động KCB cho người tham gia BHYT; phối hợp thường xuyên với Sở Y tế, các cơ sở KCB giải quyết kịp thời những vướng mắc của người tham gia BHYT; có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT.
5 Thực hiện thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHTN tại đơn vị SDLĐ theo kế hoạch; Thanh tra đột xuất đối với các đơn vị có dấu hiệu vi phạm: chậm nộp, cố tình trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động; Đồng thời đổi mới hình thức thanh tra, kiểm tra phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid-19.
6 Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ; phối hợp thường xuyên, kịp thời xử lý những vướng mắc trên hệ thống phần mềm nhằm đáp ứng kịp thời công việc chuyên môn; thường xuyên kiểm tra, rà soát thiết bị người dùng đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước trong thực thi công vụ.Đồng thời chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịnh vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngành BHXH trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam; đẩy mạnh việc giao dịch điện tử đối với các tổ chức, cá nhân; Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH, BHTN qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi.
7 Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Nâng cao ý thức trách nhiệm, tổ chức kỷ luật của mỗi CC, VC,NLĐ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân mua BHXH, BHYT.
Quan điểm thu hút người lao động mua BHXH tự nguyện
Từ những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHXHTN của NLĐ ở Quảng Ngãi, tác giả đề xuất 5 quan điểm nhằm thu hút NLĐ mua BHXHTN gồm:
* Quan điểm 1: Xác định thu hút NLĐ mua BHXHTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình hướng tới mục tiêu thực hiện BHXH, BHYT toàn dân là góp phần xây dựng sự nghiệp an sinh bền vững Để tái khẳng định vai trò quan trọng của BHXHTN trong việc góp phần hoàn thiện “Chiếc ô An sinh xã hội” có độ bao phủ tới các đối tượng NLĐ, đặc biệt là NLĐ không thuộc nhóm đối tượng mua BHXH bắt buộc, việc thu hút NLĐ thuộc khu vực nông thôn, NLĐ thuộc khu vực phi chính thức mua BHXHTN phải được coi là một trong những giải pháp trọng tâm trong thúc đẩy BHXH toàn dân, nhằm hướng tới xây dựng một hệ thống ASXH bền vững, có độ bao phủ rộng khắp trong toàn bộ LLLĐ trên toàn xã hội.
Hơn lúc nào hết, vào giai đoạn phụ hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, thực hiện chiến lược phát triển ASXH đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, cũng là lúc tiến trình thu hút NLĐ mua BHXHTN đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế về nhiều phương diện như mức hỗ trợ đóng BHXHTN, phạm vi đối tượng hỗ trợ, các chế độ BHXHTN, do đó, thúc đẩy và khuyến khích NLĐ mua BHXHTN trong giai đoạn này càng trở nên cấp bách.
* Quan điểm 2: Thu hút NLĐ mua BHXHTN phải gắn với mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của BHXH với các loại hình dịch vụ tài chính khác, cải thiện cơ chế chính sách, chất lượng phục vụ NLĐ thụ hưởng các chính sách BHXHTN
Mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của việc phát triển BHXHTN không gì khác là nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cơ quan BHXH bao gồm cả hệ thống BHXH từ trung ương cho tới địa phương Do vậy, thu hút NLĐ mua BHXHTN phải xuất phát từ việc nâng cao sức cạnh tranh của BHXH Việt Nam trong tham gia cung cấp các sản phẩm BHXHTN Việc cải thiện cơ chế, chính sách, duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của BHXH Việt Nam nói chung, BHXH tỉnh Quảng Ngãi nói riêng không chỉ có ý nghĩa đối với việc thực hiện các chỉ tiêu được giao về phát triển BHXHTN, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức hấp dẫn của các sản phẩm BHXHTN trong đánh giá của những NLĐ không thuộc đối tượng mua BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật Có cải thiện được sức cạnh tranh, cơ quan BHXH cũng như các đại lý BHXH mới duy trì được lợi thế trong khai thác, phát triển LLLĐ có nhu cầu tham gia và thụ hưởng các chính sách BHXHTN, thành kết quả thực tế về sự gia tăng số lượng, mức đóng và thời gian mua BHXHTN của NLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
* Quan điểm 3: Thu hút NLĐ mua BHXHTN cần tập trung vào các nhóm NLĐ mà BHXH có lợi thế tiếp cận, được dự báo tốt về tăng trưởng thu nhập và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ, thụ hưởng các chế độ BHXHTN Để khắc phục tình trạng truyền thông quá dàn trải, trong điều kiện nguồn lực cho đào tạo, tư vấn, tuyên truyền của BHXH còn hạn hẹp, hiệu quả truyền thông, tư vấn còn hạn chế, việc thu hút NLĐ mua BHXHTN phải đảm bảo định hướng có chọn lọc vào các nhóm NLĐ mà BHXH có lợi thế tiếp cận, cụ thể là các nhóm NLĐ mà BHXH có thông tin, có kênh kết nối một cách trực tiếp qua hệ thống cơ quanBHXH, hoặc gián tiếp của các kênh khác như Ngân hàng Chính sách xã hội, cácHiệp hội gắn với NLĐ thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn, NLĐ thuộc lĩnh vực không chính thức Điều này cũng có nghĩa là để đảm bảo hiệu quả truyền thông và tư vấn, cơ quan BHXH không chỉ cần xác lập rõ ràng phạm vi đối tượng tiềm tàng mua BHXHTN mà còn cần xác định các nhóm đối tượng ưu tiên khuyến khích mua BHXHTN, tùy theo tình hình và đặc trưng kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, việc lựa chọn nhóm đối tượng tiềm năng để thu hút họ mua BHXHTN cũng cần tính tới những dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực hoạt động đặc thù mà NLĐ có nhu cầu mua BHXHTN trong tương lai từng giai đoạn Việc có những dự báo xác đáng có độ tin cậy cao về sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động của NLĐ có nhu cầu mua BHXHTN, đặc biệt là khu vực kinh tế nông nghiệp, khu vực kinh tế phi chính thức sẽ tạo ra một hiệu suất kép, vừa đảm bảo khả năng thu BHXHTN có sự phát triển bình ổn theo sát đà phát triển đối tượng mua BHXHTN; vừa giúp cho BHXH nắm được những lo lắng, quan ngại của NLĐ cũng như kỳ vọng của họ về các chế độ BHXHTN tương ứng Đó cũng là tiền đề để phát triển BHXHTN trên cơ sở thu hút NLĐ quyết định mua BHXHTN.
* Quan điểm 4: Thiết kế chính sách khuyến khích thu hút NLĐ mua BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngại nói riêng và trên toàn quốc nói chung phải xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng NLĐ có mong muốn mua BHXHTN và theo sát diễn biến tình hình kinh tế - xã hội để kịp thời nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của NLĐ muốn mua BHXHTN
Hiện tại, các chính sách khuyến khích thu hút NLĐ mua BHXHTN nói riêng cũng như thu hút NLĐ mua BHXH nói chung thường được soạn thảo và ban hành theo kiểu “Từ trên xuống”, thể hiện quan điểm và chủ trương phát triển BHXH toàn dân hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống ASXH một cách bền vững Quá trình soạn thảo các văn bản chính sách và ban hành thực hiện có sự tham gia rất hạn chế của các nhóm NLĐ, cộng đồng NLĐ không thuộc đối tượng mua BHXH bắt buộc, nhưng có nhu cầu tự nguyện đóng nộp BH phí để mong nhận được các chế độ BHXHTN theo quy định NLĐ, cũng chính là các khách hàng tiềm năng của BHXHTN chỉ có thể tham dự qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các diễn đàn, hội thảo mà ở đó, các ý kiến, các thắc mắc và nhu cầu của họ có thể được ghi nhận, giải quyết cho những vụ việc cụ thể Việt Nam chưa có một quy trình nghiên cứu và soạn thảo các chính sách khuyến khích thu hút mua BHXHTN với sự quan tâm nhiều hơn tới mong muốn, sự quan ngại, lo lắng của cộng đồng NLĐ có nhu cầu mua BHXHTN. Để khắc phục những bất cập đó, việc thiết kế các chính sách khuyến khích mua BHXHTN cần phải phối hợp việc theo đuổi các định hướng theo tiếp cận “từ trên xuống” với việc nắm bắt và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của NLĐ thuộc đối tượng mà BHXHTN hướng tới, theo sát diễn biến kinh tế - xã hội để kịp thời phát hiện, giải quyết và cao hơn nữa là cảnh báo, tư vấn và định hướng cho NLĐ trong việc quyết định mua BHXHTN trong môi trường sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt ngày càng nhiều rủi ro và bất định.
Quan điểm 5: Thu hút NLĐ mua BHXHTN cần xác định gắn đổi mới tư duy làm chính sách với đơn giản hóa các thủ tục, không tách rời xu hướng chuyển đổi số và tận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhắm tăng cường hiệu quả truyền thông, tư vấn cũng như chất lượng phục vụ của BHXH đối với NLĐ có nhu cầu mua BHXHTN
Trong xu thế phát triển với tốc độ cao của các ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hệ thống các ngân hàng cũng như các trung gian tài chính phi ngân hàng để không ngừng tăng tốc chuyển đổi số trong kinh doanh, BHXH nếu muốn tiếp cận nhanh chóng tới các khách hàng tiềm năng, khuyến khích, thu hút và thúc đẩy họ mua BHXHTN, việc tiếp cận, khai thác phát triển khách hàng cũng như cung ứng các dịch vụ và giải đáp các vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh sẽ không thể thành công, thậm chí còn gây những tác động trái chiều không mong muốn nếu như trình độ chuyển đối số và ứng dụng công nghệ của BHXH có chất lượng và tiến độ kém quá xa khi so với các dịch vụ tài chính khác (ví dụ như bảo hiểm thương mại) Việc thu thập thông tin, tiếp cận khách hàng, tuyên truyền, tư vấn cũng như việc nắm bắt các vấn đề phát sinh và ứng phó để giải quyết các vấn đề đó, khi được thực hiện hài hòa với tiến trình chuyển đối số và ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tăng cường sự hài lòng, niềm tin của những NLĐ thuộc đối tượng mà BHXHTN hướng tới.