Cho những ai làm Đồ án Đường 1
Trang 1Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Xin chào các bạn, sau khi làm đồ án Tốt nghiệp bằng phần mềm ADS civil thì mình thấy đây là một phần mềm hay, dễ dàng sử dụng nên mình đã làm bản hướng dẫn này để phần nào giúp các bạn tiếp cận với phần mềm này được đơn giản hơn
Qua đây mình cũng xin cảm ơn bạn Trịnh Minh Hòa (tặng mình 1 cái khóa cứng)
và bạn Nguyễn Tiến Đạt lớp 53CD8 đã hướng dẫn mình sử dụng phần mềm này !
Dưới đây là phần hướng dẫn sử dụng phần mềm của mình không nhằm mục đích thương mại, không nhằm mục đích quảng cáo và mình sẽ hướng dẫn theo trình tự làm đồ
án để các bạn dễ theo dõi Tất nhiên, không thể tránh khỏi sai xót, mình mong các bạn góp
ý cho mình để có thể hoàn thiện hơn về bản hướng dẫn này…
CHƯƠNG I: MỘT SỐ CHÚ Ý VỀ PHẦN MỀM ADS CIVIL
- Môi trường làm việc: Làm việc trên nền phần mềm Auto CAD 2007 trở lên
- Bộ cài đặt nhẹ, khoảng hơn 35Mb, cách cài đặt dễ dàng
- Sử dụng trực quan, đã quen với NOVA thì làm việc với phần mềm này cũng đơn giản khi chuyển sang sử dụng
- Đối với sinh viên có bản dùng thử với đầy đủ các chức năng để làm đồ án Đường và đồ án Tốt nghiệp chuyên ngành Đường
- Cũng giống như NOVA, tỉ lệ của bình đồ phải đưa về 1:1000
- Không bị lỗi font chữ (dễ dàng chỉnh sửa)
- Khi đang làm mà bị lỗi dễ dàng làm tiếp với bản recover
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CƠ SỞ
- Số hóa bình đồ là đưa bình đồ trên giấy vào trong môi trường làm việc của ADS Nếu bạn đã có bình đồ đã được thể hiện dưới dạng bản vẽ Auto CAD thì bạn cũng cần lưu ý kiểm tra xem tỉ lệ đã đúng là 1:1000 chưa Còn nếu bạn mới chỉ có 1 file ảnh (scale) thì bạn tiến hành làm như sau:
Trang 2Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B1: Các bạn mở chương trình Auto CAD lên, chọn Insert\Raster Image Reference như hình bên Sau đó chọn đến đường dẫn của bức hình
Lưu ý: Trước khi bạn đi scale bình đồ giấy, bạn nên vạch 1 đoạn thẳng song song với khung và dài đúng 10cm Việc này nhằm đảm bảo bạn có được bình đồ chuẩn tỉ lệ 1:1000
B2: Sau khi đã có file ảnh vào trong CAD, các bạn tiến hành tô bình đồ bằng lệnh PL, chú ý tô các điểm càng gần nhau thì bình đồ các bạn càng “trơn”, càng đẹp và dễ dàng cho việc nội suy cao độ Và tất nhiên các bạn phải tô cả khung bình
đồ và cả đoạn thẳng 10cm vẽ thêm kia nữa
Sau khi đã tô bình đồ xong, các bạn tuyệt đối không được làm trơn bình đồ
vì như thế cao độ nội suy sẽ bị sai
B3: Tính toán xem 10cm trong bình đồ (trên giấy) dài bao nhiêu ngoài thực
tế, từ đó chia cho 1000, vẽ 1 đường thẳng trong CAD dài đúng bằng đấy
Ví dụ bình đồ các bạn được nhận là tỉ lệ 1:5000, thì các bạn phải vẽ 1 đoạn thẳng trong CAD dài: 1 1
5000 1000 mm
Sau đó dùng lệnh AL để đưa toàn bộ bình đồ về tỉ lệ 1:1000 (Tức là đưa đoạn thẳng 10cm trên giấy về trùng với đoạn thẳng mình vừa tính toán vẽ thêm)
B4: Sau khi đã có bình đồ tỉ lệ 1:1000, ta tiến hành gán cao độ cho bình đồ như sau:
Trang 3Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Các bạn dùng tổ hợp phím Ctrl+1, sau đó kích chuột vào 1 đường đồng mức mà bạn muốn gán cao độ, chọn Elevation và điền cao độ của đường đồng mức đó như hình bên
Nên đổi màu để phân biệt đường nào đã được định gán, đường nào chưa
Ở 4 bước đầu tiên này ta có thể làm trên phần mềm Auto CAD hoặc ADS Civil đều được Từ bước 5 trở đi, chúng ta thực hiện trên phần mềm ADS Civil
B5: Các bạn tiến hành đặt tên cho bình đồ vừa số hóa
Ở thanh menu của phần mềm bên phía tay trái, các bạn kích chuột phải vào Bề mặt địa hình\ Tạo mới mô hình địa hình Sau đó tiến hành đặt tên (bắt buộc) và thêm mô tả (nếu muốn)
B6: Tiến hành thêm các đường đồng mức (làm bước này để phần mềm nhận
ra các đường đồng mức để làm việc)
Trang 4Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Các bạn kích vào dấu + bên tay trái của bình đồ vừa đặt tên (mình đặt tên là datn), sau đó chọn đến đường dẫn Đường đồng mức\ Thêm mới các đối tượng
Sau đó bạn kích chuột chọn những đường đồng mức đã gán cao độ Nếu lỡ kích chọn nhầm đường đồng mức chưa định nghĩa thì bạn làm tương tự nhưng với phần Loại bỏ đối tượng B7: Các bạn làm tương tự B6 với phần Đường bao địa hình
B8: Vẽ lưới tam giác
Các bạn kích chuột phải vào tên bình đồ, chọn Build mô hình địa hình
Sau đó lại kích chuột phải chọn
Vẽ lưới tam giác
Dùng lệnh Layoff để ẩn nó đi
Bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành thiết kế tuyến Trước khi vạch tuyến, chúng ta nên đi thử trước 1 vài phương án, chọn ra phương án đẹp hơn Khi đã chọn được phương án tốt, các bạn nên vẽ thêm các đường đồng mức phụ nơi tuyến đi qua (tự vẽ chứ không nên dùng lệnh tự động phát sinh đường đồng mức phụ của phần mềm) và vạch hết các đường phân thủy, tụ thủy (đánh dấu bằng màu khác nhau, khác với màu của đường đồng mức)
B9: Dùng lệnh PL vẽ hướng đi của tuyến, điều chỉnh lại cho hợp lý
Trang 5Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B10: Dùng lệnh T (tuyến) sau đó kích chuột giữa (con lăn chuột) và lựa chọn đến điểm đầu tuyến, lúc này chương trình sẽ hỏi Chọn tuyến hiện hành, bạn chọn lấy tuyến vừa vẽ
và đặt tên tuyến (mình đặt là 1)
Sau đó chọn Tiêu chuẩn thiết kế và Cấp đường như yêu cầu
Kích vào biểu tượng chữ V màu xanh để lưu lại, tuyến chuyển thành màu đỏ là lệnh đã thành công
Lưu ý: Nếu bạn vạch nhiều tuyến đường trên
cùng 1 bình đồ, bạn chỉ việc đặt tên khác đi, khi muốn làm việc với tuyến đường nào bạn dùng lệnh THH (tuyến hiện hành) rồi chọn tuyến đó Khi đó, tất cả các lệnh về sau chỉ thực hiện với tuyến đó
B11: Cắm cong nằm
Các bạn dùng lệnh CN, sau đó chọn đỉnh tuyến
Lúc này thanh Menu bên trái sẽ hiện ra các thông số ứng với TCVN 4054 Các bạn chỉ việc thay đổi bán kính, các thông số sẽ tự điều chỉnh, tuy nhiên mình vẫn khuyến cáo các bạn phải kiểm tra lại
Với bước thiết kế cơ sở, chúng ta chọn Cong tròn mà không cần chọn Đường cong chuyển tiếp
Sau khi hoàn tất các bạn kích vào biểu tượng ở bên trên (Từ lệnh này trở
đi, mỗi khi thực hiện xong 1 lệnh, để cho phần mềm nhận thì các bạn đều phải kích vào biểu tượng , mình sẽ không nói lại bước này nữa)
Tiếp tục làm như thế với các đường cong còn lại
Nếu viết nhầm bán kính, bạn cũng chỉ cần dùng lại lệnh CN và sửa, mọi thứ
sẽ tự động thay đổi cho bạn
Trang 6Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Chú ý kéo xuống dưới kích vào BỎ CHỌN Cố định kích thước lề để phần mềm tự động thay đổi kích thước lề gia cố khi vào cong nằm
Lưu ý: Nếu khi điền cong nằm xong mà chương trình hiển thị như sau:
u Thì các bạn dùng lệnh TST (thông số tuyến) để thay đổi
Trang 7Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Khi đánh lệnh TST thì bên Menu trái sẽ hiện ra đầy đủ các thông số để bạn thay đổi Vì chương trình này rất trực quan nên chỉ cần bạn thay đổi ở Menu thì các thông số trên bản vẽ cũng tự động thay đổi, hãy lựa chọn cho mình các kích cỡ chữ, chiều dài cọc… cho hợp lý, dễ nhìn nhất
Đối với trường hợp tuyến hiển thị như trên thì các bạn BỎ CHỌN Hiển thị điểm thay đổi siêu cao là ổn
B12: Phát sinh cọc
Các bạn dùng lệnh PSC, sau đó điều chỉnh khoảng cách giữa các cọc, đối với Thiết kế cơ sở thì khoảng cách này là 100m Nếu các bạn muốn phát sinh theo lý trình thì có thể nhập lý trình đầu và cuối hoặc Chọn đoạn để phát sinh cọc trên 1 đoạn tuyến nhất định (dành cho thiết kế kỹ thuật)
Để chèn thêm hoặc xóa đi các cọc phân thủy, tụ thủy các bạn cũng chọn vào các phần tương ứng
Trang 8Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B13: Đổi tên cọc
Ở bên dưới menu của lệnh PSC, sau khi đã chèn cọc trên bình đồ thì trên bảng Tên cọc sẽ hiển thị dạng H1-1, chúng ta chỉ việc kích chuột vào đấy rồi đổi tên theo mình mong muốn là được
B14: Xuất trắc dọc
Muốn xuất ra được trắc dọc như ý thì đầu tiên các bạn dùng lệnh HCTD (Hiệu chỉnh trắc dọc) để điều chỉnh các thông số của trắc dọc Có các loại
tỷ lệ 1:200 và 1:2000 đối với Đồ án Thiết kế Hình học Công trình Đường, 1:500 và 1:5000 đối với đồ án Tốt nghiệp (do tuyến dài hơn) và tỷ lệ 1:100 và 1:1000 với thiết kế kỹ thuật (tất cả đều là tỷ lệ đứng trước, tỷ lệ ngang sau)
Cao độ min 40 tức là khoảng cách từ mép trên của bảng trắc dọc đến vị trí thấp nhất trên trắc dọc là 40mm Cao chữ TD 2 tức là khi in ấn ra chữ
sẽ cao 2mm (Thông thường để cao chữ 2 hoặc 3)
Trang 9Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Để thay đổi khai báo mẫu bảng các bạn kích vào Khai báo mẫu bảng TD bên dưới
Sau đó lựa chọn thêm vào hoặc xóa bớt đi những nội dung cần thiết trình bày trên trắc dọc với các màu sắc tương ứng để việc quản lý được dễ dàng
Những thứ gì của tự nhiên khi in ấn nên để màu đen, thiết kế để màu đỏ
Sau khi đã hoàn thành các thao tác trên, dùng lệnh TD để xuất ra trắc dọc
Nếu bảng bị lỗi font như hình bên, các bạn dùng lệnh U2TCVN sau đó quét chuột vào những chữ bị lỗi là ổn Như vậy là chúng ta đã có trắc dọc
Trang 10Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B15: Thiết kế đường đỏ
Sau khi đã có được các điểm cao độ khống chế của cống (phần này các bạn
tự tính toán thủy văn trước khi lên đường đỏ), chúng ta tiến hành đi đường đỏ
Tương tự như phần mềm NOVA, chúng ta cũng có 2 các đi đường đỏ Cách thứ nhất là dùng lệnh DD (đường đỏ), cách thứ hai là vẽ đường polyline bằng lệnh
PL, sau đó dùng lệnh DNDD (định nghĩa đường đỏ)
Khi dùng lệnh DD chúng ta có lựa chọn đi đường đỏ theo cao độ hoặc theo độ dốc Cái này rất thuận lợi khi phải tuân thủ
độ dốc của yêu cầu thiết kế
B16: Cắm cong đứng
Dùng lệnh CD (cong đứng), sau
đó chọn đoạn vào
và đoạn ra Điền các thông số về loại đường cong, bán kính, cao chữ… rồi chọn Chấp nhận, sau đó chọn Thoát Muốn thay đổi ta cũng chỉ việc dùng lệnh CD và thao tác lại như trên
Trang 11Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B16: Chèn cọc điểm xuyên
Các bạn dùng lệnh PSC, ở phần Chèn cọc các bạn chọn Trắc dọc sau đó kích chuột giữa rồi di chuyển đến vị trí điểm xuyên (đường đen cắt với đường đỏ) và kích chuột trái Khi thực hiện lệnh này xong, đường đen có thể sẽ tự động thay đổi, điểm xuyên nhảy
ra khỏi vị trí vừa chèn Lý do là do các bạn đã sửa cao độ của các cọc hoặc do phần mềm thiếu dữ liệu
để nội suy lưới tam giác (Khuyến cáo không nên dùng sửa cao độ
của cọc, chỉ nên vẽ thêm đường đồng mức phụ)
Để khắc phục lỗi điểm xuyên bị lệch do thiếu dữ liệu nội suy, các bạn cứ chèn tiếp vài cái điểm xuyên nữa cho đến khi tương đối chính xác rồi kích vào Xóa cọc trên Trắc dọc
Sau đó tiến hành đổi tên của những cọc vừa chèn thêm
Có trường hợp khi xuất trắc dọc ra xong thì các chữ số bị đè lên nhau, để khắc phục tình trạng trên các bạn dùng lệnh ENI quét toàn bộ trắc dọc thì các chữ
số sẽ tự động dãn cách
Để điền thiết kế đường đỏ, các bạn dùng lệnh DTK
B17: Vẽ trắc ngang
Trang 12Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Đầu tiên, các bạn dùng lệnh HCTN (hiệu chỉnh trắc ngang) để thay đổi lại các thông số cho hợp lý
Dùng lệnh TN (trắc ngang)
để xuất ra trắc ngang Lưu
ý, bản dùng thử khi dùng lệnh move rất khó khăn, dễ
bị lỗi nên khuyến cáo các bạn nên xuất ra 2 hàng và 1 cột, khoảng cách giữa 2 hàng trong nhóm là 40mm
để thuận lợi cho việc in ấn phụ lục (2 trắc ngang trên 1
tờ giấy A4)
Sau đó kích vào Vẽ trắc ngang
Trang 13Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B18: Thiết kế trắc ngang
Dùng lệnh TKTN (thiết kế trắc ngang) sau đó chỉnh các thông số đúng với mặt cắt ngang theo yêu cầu được thiết kế
Chú ý chọn Quay siêu cao lề gia cố
để khi vào cong nằm thì siêu cao tự động thay đổi
Sau đó kích vào Áp thiết kế
Dùng lệnh DTKTN (điền thiết kế trắc ngang) để phần mềm tiwj động điền các thông số trên trắc ngang
Cách sửa chữ bị lỗi font vẫn là U2TCVN giống như sửa lỗi font trong trắc dọc Trong trường hợp chữ số bị đè lên nhau thì các bạn dùng lệnh SNI để phần mềm tự động dãn cách các chữ số cho dễ đọc
B19: Tính diện tích đào đắp
Từ thanh menu ADS_Road các bạn
chọn Tính diện tích đào đắp như
hình dưới
Nhãn là tên hiển thị trên bản vẽ, muốn tính thêm 1 hàng nữa thì các bạn kích vào dấu + màu xanh
Trang 14Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Kích đúp chuột trái vào biểu thức để sửa các công thức tính Lưu ý khi sửa biểu thức luôn có phần lọc các loại diện tích để cho việc tìm các đơn vị trong biểu thức được dễ dàng
Sau khi nhập công thức xong các bạn kích vào Tính toàn bộ để phần mềm điền kết quả tính toán lên trên trắc ngang
Chú ý, nếu các bạn nhập công thức ở phần đào có đuôi “_1” mà kết quả hiện là 0 thì các bạn chỉ việc bỏ đuôi “_1” là ổn
B20: Xuất bảng tính diện tích
Từ thanh menu ADS_Road các bạn chọn Lập
bảng khối lượng Sau đó chọn từ cọc đầu tới cọc
cuối mà mình muốn xuất rồi chọn Đồng ý
Trang 15Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Khi đã có bảng xuất ra trong phần mềm, muốn xuất ra Excel để tiện cho tính
toán và in ấn ta làm như sau:
Trang 16Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
Bạn kích chuột trái vào khung của bảng tính diện tích trong ADS_Civil, chọn Export, sau đó chọn tên và vị trí để lưu dưới đuôi “.csv” Đuôi này có thể mở và dễ dàng chỉnh sửa bằng phần mềm Excel
Chú ý, nếu khi các bạn xuất ra Excel mà tất cả các chữ số ở cùng 1 cột thì đấy
là do các bạn định nghĩa dấu phẩy (,) và dấu chấm (.) ngược với trong phần mềm Khắc phục bằng cách các bạn vào phần Control Panel\Clock, Language, and Region\Language\Advanced settings trong Window để chỉnh sửa, đưa tất cả về định dạng US (Mỹ) hoặc UK (Anh) là được
Như vậy, đến đây mình đã cơ bản hướng dẫn xong các bạn sử dụng phần mềm ADS_Civil để thiết kế đường phần cơ sở
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ KỸ THUẬT
Trong phần thiết kế kỹ thuật này, những lệnh, cách làm nào giống ở phần thiết kế cơ sở mình sẽ không nhắc lại nữa mà chỉ làm những phần khác nhau thôi nhé!
Ở phần thiết kế kỹ thuật, trắc dọc xuất ra là tỷ lệ 1:100 và 1:1000 Các cọc cách nhau 20m ở ngoài cong nằm Đối với cong nằm bán kính nhỏ hơn 500m thì các cọc cách nhau 10m, từ 500m trở lên các cọc cách nhau 20m
B1: Các bạn đi lại tuyến từ điểm đầu đến hết phần thiết kế kỹ thuật mình được giao
B2: Cắm lại các đường cong tròn ngoài phần thiết kế kỹ thuật của mình B3: Trong cong nằm ở phần thiết kế kỹ thuật, các bạn chọn cắm cong chuyển tiếp và vẫn bỏ chọn Cố định kích thước lề
Trang 17Hướng dẫn sử dụng phần mềm ADS Civil
-
B4: Phát sinh lại các cọc phân thủy, tụ thủy…
B5: Xuất lại trắc ngang, đường đỏ, trắc dọc giống với phương án ở phần thiết
kế cơ sở hoặc chỉnh sửa nếu thấy chưa hợp lý Sau đó thiết kế đường đỏ với hướng dẫn giống phần thiết kế cơ sở
B6: Xây dựng bình đồ tuyến
Từ ADS_Road, các bạn chọn Mặt bằng tuyến đường\ Xây dựng đường bình
đồ tuyến như hình bên dưới