- Sáu là, phải có phong cách làm việc trung thực thẳng thắn, dân chủ, nói đi đô
3.2.5. Làm tốt công tác kiểm tra, phân công, quản lý, phân loại và sàng lọc đảng viên
có dấu hiệu tham nhũng, ức hiếp quần chúng, hách dịch, cửa quyền...đem lại trong sạch cho Đảng. Mặt khác cần phân công đảng viên tuyên truyền, thuyết phục, giác ngộ quần chúng, tạo điều kiện cụ thể để thử thách quần chúng qua việc thực hiện các NVCT địa phương, đơn vị. Mối liên hệ giữa Đảng và các đoàn thể quần chúng được đặt trong mối quan hệ hai chiều: Tổ chức đảng các cấp phải có trách nhiệm với các đoàn thể, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cho các đoàn thể và tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động, Mặt khác, các tổ chức Mặt trận, đoàn thể phải thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ với Đảng, với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Quan hệ giữa Đảng và quần chúng hai chiều rất biện chứng, khách quan nhằm đạt mục tiêu chung là xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, tạo nguồn phát triển, tăng thêm sinh lực cho Đảng.
Để có thể đẩy mạnh xây dựng, kiện toàn và tăng cường sức chiến đấu cho các đảng bộ, chi bộ các xã tỉnh An Giang gắn với xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể và phong trào hành động cách mạng của quần chúng ở đó nhất thiết phải thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện quy chế hoạt động phối hợp của các tổ chức trong HTCT ở các xã đó, nhất là “xây dựng và thực hiện thiết chế bảo đảm dân chủ thực sự trong tổ chức đảng, trong cơ quan lónh đạo, giữa các tổ chức đảng với các bộ phận của hệ thống chính trị, giữa tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân; bảo đảm cho đảng viên, cán bộ và mỗi công dân đều có thể tham gia, giám sát công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân một cách thiết thực”[43,tr.142] và đặc biệt như tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX chỉ đạo: “Cần thực hiện những giải pháp đồng bộ, nhất là xây dựng cơ chế để phát huy quyền làm chủ, quyền giám sát của quần chúng đối với tổ chức đảng, đảng viên” [43,tr.211]. Đồng thời, phải xây dựng và thực hiện quy chế khuyến khích, biễu dương và bảo vệ người có tinh thần đấu tranh, tố cáo những vi phạm như quan điểm của Bộ chính trị trình bày cũng tại Hội nghị Trung ương 9 này [43].
3.2.5. Làm tốt công tác kiểm tra, phân công, quản lý, phân loại và sàng lọc đảng viên đảng viên
- Kết hợp công tác kiểm tra với củng cố, điều chỉnh, phân công và quản lý đảng viên.
Tổ chức đảng mà đứng đầu là đảng uỷ xã, chi uỷ các chi bộ trực thuộc có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra đảng viên trong chi bộ, đảng bộ mình thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà từng đảng viên được Điều lệ Đảng, Trung ương quy định, chi bộ và cấp uỷ phân công, các tổ chức chính quyền, đoàn thể giao và việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước các cấp, trong đó chú trọng kiểm tra nhiệm vụ phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện, nghiên cứu học tập vươn lên về mọi mặt cả về phẩm chất và năng lực để kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, nhược điểm ( kể cả đảng viên là cán bộ lónh đạo, quản lý, đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý). Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá phân loại chất lượng từng đảng viên và cả ĐNĐV.
Khi đã đánh giá được chất lượng từng đảng viên và cả ĐNĐV rồi thì các cấp uỷ tiến hành rà soát lại việc phân công, điều chỉnh phân công lại sao cho hợp lý, đảm bảo tạo điều kiện cho từng đồng chí phát huy hết thế mạnh, sở trường, tài năng trí tuệ của mình, chú ý ưu tiên những đảng viên nữ, đảng viên dân tộc ít người, những đảng viên do điều kiện khách quan, đang gặp khó khăn, hạn chế một số mặt.
Phân công công tác cho đảng viên và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ được phân công là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý và sàng lọc đảng viên. Khi có nghị quyết của chi bộ, chi uỷ phân công cho từng đảng viên, nhóm đảng viên phụ trách từng công việc một cách cụ thể, quy định tiến độ hoàn thành công việc một cách rành mạch, rõ ràng sẽ dễ kiểm tra, đánh giá (những đồng chí tuổi cao, sức yếu thì tuỳ, có thể miễn phân công và sinh hoạt, nhưng phải được cấp uỷ cơ sở trở lên xét cho miễn). Những đảng viên phụ trách công tác lónh đạo, quản lý trong các tổ chức chính quyền, trong Mặt trận đoàn thể, nhất là cán bộ chủ chốt, cấp uỷ cần lưu ý, chỉ rõ những nhiệm vụ công tác đảng mà các đồng chí đó có trách nhiệm phải hoàn thành tại chính cơ quan mình phụ trách (ví dụ công tác cụ thể hoá chỉ thị, nghị quyết cấp trên, làm công tác quần chúng, công tác phát triển đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cụ thể hoá nghị quyết của đảng bộ, của đảng uỷ, của chi bộ...). Nghĩa là, ngoài việc phải thực hiện
nhiệm vụ theo chức trách danh được các tổ chức trong HTCT giao, trừ các đảng viên được miễn còn nói chung tất cả đều phải có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ công tác nội bộ đảng, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng...do mỗi chi bộ trực tiếp phân công cụ thể theo yêu cầu của nghị quyết của các chi bộ đó. Các chi uỷ có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ được phân công, qua đó có thể giúp đỡ, hướng dẫn, uốn nắn điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tất cả đảng viên đều hoàn thành nhiệm vụ có hiệu quả cao, đúng tiến độ. Nếu có những đảng viên nào làm chậm thì nhắc nhở, động viên, những đảng viên nào chễnh mảng thì nhắc nhở, góp ý, nếu có người vì cố tình không hoàn thành nhiệm vụ phải phê bình, thậm chí có thể xét kỷ luật khi cần thiết theo đúng quy định.