Chất lượng đảng viên có nội dung rất toàn diện, bao gồm cả phẩm chất đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 29 - 31)

đức cách mạng, cả tri thức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi đảng viên. Đó là sự tổng hợp các yếu tố tạo nên phẩm chất và giá trị của mỗi đảng viên. Chất lượng đảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tổng thể các yếu tố cấu thành chất lượng ĐNĐV, chất lượng của tổ chức đảng.

+ Trước tiên, chất lượng đảng viên là sự tổng hợp các yếu tố tạo nên phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức của đảng viên. Tức là lòng trung thành, sự giác ngộ và niềm tin vào mục đích, lý tưởng của Đảng ta, được thể hiện bằng hành của đảng viên trong việc gương mẫu, đi đầu các trong phong trào cách mạng của quần chúng; và vận động, lôi cuốn, hướng dẫn, tổ chức quần chúng tham gia các hoạt động cách mạng. Là khả năng chấp hành và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và là khả năng vận động gia đình, người thân và quần chúng, ra sức đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, những thái độ và hành vi đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời có thái độ đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tích cực, phê phán cái sai, cái tiêu cực để loại chúng ra khỏi đời sống xã hội.

+ Chất lượng đảng viên còn là sự tổng hợp các yếu tố năng lực trí tuệ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và tổ chức thực tiễn. Những kiến thức, năng lực và trình độ đó có được một mặt, do thông qua các quá trình đào tạo ở nhà

trường một cách có hệ thống trong hệ thống giáo dục quốc dân, mặt khác, nhờ được trải nghiệm, rèn luyện trong thực tiễn cách mạng. Nhờ được đào tạo và rèn luyện trong thực tiễn, ĐNĐV tiếp cận, lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm để làm việc với tinh thần chủ động, tự giác cao hơn. Thêm vào đó là sự thể hiện thái độ tích cực, nêu gương về mọi mặt trước quần chúng, xác lập và sáng tạo ra được các phương pháp, cách thức hợp lý để có thể vận động, cổ vũ giáo dục, hướng dẫn, lôi cuốn và tổ chức được quần chúng hăng hái và thực hiện các NVCT đạt kết quả cao nhất.

Như vậy, chất lượng đảng viên có thể được hiểu đó là sự tổng hợp toàn bộ các giá trị về phẩm chất và năng lực của đảng viên. Chất lượng đảng viên có được nhờ quá trình quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên cả về lý luận và hực tiễn, trong tất cả các lĩnh vực công tác, học tập, lao động và sinh hoạt trong đời sống xã hội. Đó là tổng thể những khả năng, thực lực của đảng viên biểu hiện thông qua kết quả thực hiện các nhiệm được giao mà chủ yếu là tiêu chuẩn đảng viên, nhiệm vụ đảng viên được quy định trong Điều lệ Đảng; nhiệm vụ do các tổ chức đảng trực tiếp phân công, nhất là chi bộ, cấp uỷ cơ sở và nhiệm vụ do các tổ chức chính quyền và Mặt trận, đoàn thể tín nhiệm giao.

- Cần nhận rõ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chất lượng đảng viên và

số lượng đảng viên trong sự cấu thành chất lượng ĐNĐV. Chất lượng ĐNĐV phụ

thuộc chủ yếu trước hết vào chất lượng từng đảng viên. Nhưng phải có một số lượng đảng viên nhất định mới xây dựng được tổ chức, mới có đủ lực lượng để có thể bố trí, phân công công tác, mới có thể thực hiện tốt từng nội dung cụ thể của NVCT, qua đó mà phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả ĐNĐV:

Đảng cần có một số lượng thích đáng đảng viên thì mới thành tổ chức, mới có đủ lực lượng chiến đấu, mới bảo đảm mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động đông đảo, thực hiện được vai trò lónh đạo của Đảng ở khắp các ngành, các địa phương, các đơn vị. Với ý nghĩa ấy, số lượng có quan hệ chặt chẽ với chất lượng [26, tr. 44]

Điều đó có nghĩa là, chất lượng đảng viên và số lượng đảng viên tồn tại trong sự liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau để tạo thành chất lượng ĐNĐV. Số lượng đảng

viên chỉ có thể được coi là phù hợp và có ý nghĩa trong trường hợp đảm bảo cho chất lượng đảng viên được nâng lên. Muốn được vậy, số lượng đảng viên chỉ nên vừa đủ đáp ứng, phù hợp theo yêu cầu của NVCT, không được quá ít nhưng cũng không nên quá nhiều. Nếu quá ít sẽ không có đủ lực lượng để bố trí công tác, ngược lại nếu quá nhiều cũng sẽ tạo ra những bất lợi, mà trước hết là đưa những người chưa thật sự đủ tư cách vào Đảng, vì thế sẽ gây trở ngại không nhỏ cho công tác kiểm tra, quản lý, giám sát chất lượng ĐNĐV. Tóm lại, tốt nhất là số lượng đảng viên chỉ nên vừa đủ, đáp ứng hợp lý theo yêu cầu của nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa sức mạnh của mỗi đảng viên, hình thành sức mạnh tổng hợp cao nhất của cả đội ngũ, nhiều quá hay quá ít

đều có thể dẫn đến bất lợi, thậm chí có hại, cả hai khuynh hướng đều cần phải nên tránh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)