Uỷ ban nhân dân (UBND) xã từng bước được củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã đa số trẻ, trình độ học vấn, trình độ chính trị,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 51 - 56)

máy. Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã đa số trẻ, trình độ học vấn, trình độ chính trị, chuyên môn bước đầu được nâng lên, cán bộ chuyên môn được bố trí, sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng tốt hơn. Công tác quản lý hành chính, điều hành các công việc của UBND có tiến bộ khá rõ nét.

- Các tổ chức mặt trận, đoàn thể quần chúng đã cụ thể hóa chủ trương, chỉ đạo cấp trên và xây dựng được các chương trình, kế hoạch công tác thích ứng, tích cực phát động các phong trào hành động cách mạng đạt kết qủa tốt, số lượng đoàn viên, hội viên ngày càng tăng lên.

- Thực hiện quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, nhất là lãnh đạo trực tiếp của các đảng uỷ các xã, đã tác động mạnh mẽ, làm cho mọi mặt đời sống ở nông thôn ngày một chuyển biến khởi sắc đáng mừng.

- Nhiều cán bộ chủ chốt các xã trưởng thành từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng, gắn bó với sản xuất và đời sống nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm. Nhiều Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã bước đầu được đào tạo bằng nhiều hình thức, nhất là các khoá tại chức về chương trình cao cấp và đại học lý luận chính trị. Theo báo cáo của các ban chuyên môn của Tỉnh uỷ hiện có trên 70% các Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã đảm đương tốt nhiệm vụ và thể hiện tốt vai trò nòng cốt, trung tâm đoàn kết xây dựng đảng bộ, có trách nhiệm và tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các công việc, góp phần làm trong sạch và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tổ chức trong HTCT của các xã.

Các cấp uỷ đã tập trung rà soát, đánh giá kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt trong HTCT ở xã, trên cơ sở đó kiện toàn các tổ chức, tăng cường cán bộ cho cơ sở. Từ năm

2002 đến nay các Huyện, Thị uỷ đã luân chuyển 86 cán bộ xuống phụ trách nhiệm vụ Bí thư Đngr uỷ và Chủ tịch UBND xã. Riêng vấn đề xây dựng và thực hiện quy chế làm việc trong cấp uỷ và cả trong HTCT ở các xã được chú trọng và thực hiện khá tốt. Hầu hết các đảng bộ xã đã tổ chức cho nhân dân trực tiếp bầu trưởng khóm, ấp.

- Nhìn chung, HTCT các xã nông thôn An Giang hiện đang có những bước phát triển khá vững chắc, đã thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò lãnh, chỉ đạo, là nơi trực tiếp đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần tạo nên thành quả khá toàn diện, làm cho kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày một dân chủ, công bằng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được ổn định và giữ vững; đời sống vật chất và văn hoá tinh thần có chiều hướng được nâng lên, bộ mặt nông thôn mỗi lúc một thêm khởi sắc.

2.1.2.2. Một số hạn chế cần khắc phục

- Chất lượng hoạt động của các tổ chức trong HTCT chưa đều, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị hiệu quả chưa cao, nhất là việc gắn với lợi ích thiết thực nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân. Thẩm quyền và trách nhiệm từng tổ chức chưa phát huy đầy đủ, hoạt động phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, điều kiện phương tiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.

- Năng lực và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa đủ sức để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở. Lề lối làm việc của các tổ chức và cán bộ xã tuy có đổi mới tiến bộ hơn nhưng còn đơn giản, phân định quyền hạn trách nhiệm chưa rõ ràng; một số đơn vị xây dựng nghị quyết kế hoạch chưa cụ thể và sát hợp với tình hình, nhiều việc giải quyết không kịp thời, đùn đẩy trách nhiệm.

- Trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt trong HTCT ở cơ sở còn một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, làm việc theo kinh nghiệm, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn sơ hở, một bộ phận thiếu chủ động, nhạy bén, tinh thần trách nhiệm chưa cao, vi phạm nguyên tắc tổ chức, chính sách pháp luật, đạo đức lối sống. Cán bộ trẻ, cán bộ nữ, dân tộc ít người đã ít nhưng nhìn khả năng một tương lai gần đang có dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm dần, việc tạo nguồn cán bộ còn nhiều hạn chế, tính khả thi không cao.

2.2. thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay - nguyên nhân và kinh nghiệm đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay - nguyên nhân và kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ đảng đảng - nguyên nhân của thực trạng

2.2.1.1. Những ưu điểm

Theo đánh giá của các cấp uỷ đảng An Giang những năm gần đây, nhất là qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Tỉnh đảng bộ và tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ĐNĐV ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang đã có những tiến bộ rõ rệt. Phần lớn đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các đảng bộ xã nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, quan tâm giữ gìn phẩm chất, đạo đức, đoàn kết nội bộ, thể hiện rõ hơn ý thức trách nhiệm trong thực hiện các NVCT của địa phương, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà. Với điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng nhiều đảng viên vẫn giữ được phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, có ý thức đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ngày một mạnh mẽ. Từ đó đã ngày càng khắc phục có hiệu quả những hiện tượng sa sút, thoái hoá, biến chất của một bộ phận cán bộ đảng viên ở cơ sở như: phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng; coi thường pháp luật, bất chấp lợi ích chung, buôn lậu, tham nhũng, biển thủ công ích, thu vén cá nhân, làm giàu bất chính; những biểu hiện kèn cựa địa vị, kéo bè kéo cánh, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, sống buông thả, xa hoa, lãng phí.

Nhiều đảng viên tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, làm nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới, ngày càng gần gũi, gắn bó với quần chúng và được quần chúng tín nhiệm, tin yêu. Họ thực sự là hạt nhân đoàn kết, là chiếc cầu trực tiếp và gắn liền giữa Đảng và Nhà nước các cấp với quần chúng nhân dân ở cơ sở. Quán triệt ngày càng sâu sắc quan điểm coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, gắn xây dựng, củng cố tổ chức đảng và NCCLĐNĐN của từng đảng bộ, chi bộ với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thực hiện có hiệu quả cao các NVCT tại địa phương, đơn vị mình.

Vào thời điểm quý IV năm 2003 tổng số đảng viên toàn tỉnh là 26.024 đồng chí, trong đó, đảng viên của tất cả các đảng bộ xã trong tỉnh An 11.075 ĐV, chiếm tỉ lệ 42,55%. Qua số liệu báo cáo đánh giá, xếp loại loại đảng viên ở các đảng bộ xã ở đây: đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ rất cao: năm 2002 và 2003 đều đạt trên 95% và các TCCSĐ các xã này cũng được xếp cao không kém: thường đạt trên 97% kể cả đảng bộ cơ sở và các chi bộ trực thuộc xã. Tuy nhiên những con số đó có phần chưa sát thực tế (xem phụ lục 3,4,5 và 6).

Qua khảo sát thực tế cho thấy, do trình độ năng lực của ĐNĐV nông thôn An Giang có phần hạn chế nên trong thực hiện nhiều công việc, không ít cán bộ, đảng viên ở nông thôn, kể cả một số đảng viên là cán bộ chủ chốt các xã đã rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Việc quán triệt và cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết cấp trên vào cơ sở còn chậm, chưa thực hiện tốt cơ chế dân chủ, công khai nên trong qúa trình thực hiện NVCT còn nảy sinh nhiều ý kiến bất bình trong nhân dân, làm mất đoàn kết nội bộ. Không ít đảng viên thiếu nhạy bén, không dám mạnh dạn tìm cách xoá đói, giảm nghèo. Một bộ phận đảng viên vì tuổi cao, sức yếu, có quá trình trưởng thành trong chiến tranh nhưng ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ, tiếp thu cái mới nên khi bước vào thời kỳ mới, cơ chế kinh tế mới đã có biểu hiện không theo kịp tình hình về nhận thức, có người còn tiêu cực, buông xuôi.

Đáng lo ngại là một bộ phận đảng viên trẻ đã có biểu hiện giảm sút ý chí phấn đấu, phai nhạt lý tưởng, rượu chè bê tha, chậm trể công việc, vi phạm tư cách, đạo đức, phẩm chất và danh hiệu người đảng viên, không phát huy vai trò gương mẫu trước quần chúng, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Một số đảng viên có chức, có quyền, lợi dụng sự sơ hở của luật pháp, tìm cách thu vén cá nhân làm giàu bất chính, bất chấp dư luận xã hội. Họ lựa những việc vừa dễ lại có lợi nhiều cho bản thân và gia đình, có lợi cho cục bộ để tranh làm, còn những việc hơi khó là họ tìm cách tránh né, đùn đẩy cho người khác hoặc lờ đi, bởi họ rất sợ trách nhiệm, hơn nữa những việc khó làm thường ít có lợi lộc cho cá nhân họ.

Một số cán bộ đảng viên có tư tưởng cục bộ, bản vị, tư do vô chính phủ, háo danh, kèn cựa địa vị, kéo bè, kéo cánh, chia rẽ làm nảy sinh mất đoàn kết nội bộ. Bộ

phận đảng viên khác có tư tưởng cầu an, dĩ hoà vi quý, trung bình chủ nghĩa, dao động trước những khó khăn, không dám đấu tranh chống cái sai trái, bảo vệ cái đúng, ai mạnh thì theo để được yên vị.

2.2.1.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng trên có cả khách quan và chủ quan. Về nghuyên nhân khách quan, chủ yếu do tác động mặt trái của cơ chế thị trường làm ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức lối sống của một số đảng viên; do chính sách và pháp luật chưa hoàn thiện, đồng bộ đã tạo điều kiện kẻ hở cho một số đảng viên xấu lợi dụng thực hiện ý đồ cá nhân, tham nhũng, làm giàu bất chính. Bên cạnh đó, tâm lý, tập quán lạc hậu của người tiểu nông ảnh hướng nhiều đến sự nhạy bén trong việc tiếp cận nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, cộng vào đó tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, cục bộ dịa phương đã là lực cản thực sự trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên tiên phong ở vùng nông thôn, nhất là những vừng sâu, vùng biên giới, vùng kháng chiến cũ, vùng có tôn giáo phát triển mạnh, vùng dân tộc ít người Khmer, Chăm...Về nguyên nhân chủ quan, chủ yếu là do chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng của các cấp uỷ cơ sở chưa cao, nhất là các mặt công tác đảng viên và sự quan tâm chỉ đạo thiếu kịp thời của các cấp uỷ cấp trên trực tiếp cơ sở. Trong khi đội ngũ đảng viên thiếu phấn đấu vươn lên còn cấp uỷ thì chưa làm tốt công tác lãnh đạo, điều hành phối hợp nhịp nhàng, giữa các tổ chức trong HTCT đối với việc NCCLĐNĐV.

2.2.2. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đổi ngũ đảng viên - nguyên nhân của thực trạng nhân của thực trạng

2.2.2.1. Những ưu điểm

Qua thực tế khảo sát cho thấy, từ khi có Nghị quyết Trung ương 3, khoá VII, xác

định tiêu chuẩn đảng viên trong thời kỳ mới, chỉ rõ mục đích, yêu cầu về xây dựng, NCCLĐNĐV; khẳng định quan điểm “lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” của Đại hội VIII; chủ trương thực hiện “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6

(lần 2); sự chỉ đạo ngày càng quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là tập trung chỉ đạo xây dựng, chỉnh đốn nâng chất đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở cấp xã của Nghị quyết Đại hội IX và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã lôi cuốn một cách mạnh mẽ, làm cho các cấp uỷ trong Đảng bộ An Giang ngày càng chú tâm cao độ, dành thời gian, công sức thích đáng cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới NCCLĐNĐV ở cơ sở, nhất là những năm từ 1996 đến nay.

Bằng nhiều chương trình và biện pháp hợp lý, tích cực, công tác đảng viên ở An Giang nói chung và hoạt động NCCLĐNĐV ở cơ sở xã nói riêng đã mang lại những kết quả rất khả quan, trên cả ba mặt chủ yếu: bồi dưỡng, sàng lọc và phát triển đảng viên mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 51 - 56)