1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại công ty tnhh du lịch và sự kiện vip

38 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 678,15 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIP Sin[.]

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIP

Sinh viên thực hiện : Bùi Anh Khải

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp 1

LỜI CẢM ƠN 3

CHƯƠNG 1: sửa thành: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY LỮ HÀNH 1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 4

1.1.1 Khái niệm và phân loại công ty lữ hành 1.1.1.1 Khái niệm công ty lữ hành 1.1.1.2 Phân loại công ty lữ hành 1.1.2 Khái niệm về khách du lịch 1.1.3 Khái niệm về du lịch và phân loại các loại hình du lịch 1.1.3.1 Khái niệm về du lịch 1.1.3.2 Phân loại các loại hình du lịch 1.1.4 Khái niệm và vai trò của du lịch Nội địa 1.1.4.1 Khái niệm của du lịch Nội địa 1.1.4.2 Vai trò của du lịch Nội địa 1.2 Hoạt động kinh doanh du lịch Nội địa 5

1.2.1 Kinh doanh du lịch

1.2.2 Kinh doanh du lịch Nội địa

1.2.2.1 Khái niệm kinh doanh du lịch Nội địa

1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá kết quả kinh doanh du lịch Nội địa

Trang 3

NỘI ĐỊA Ở CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ SỰ KIỆN VIP 13

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP 13

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 15

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý 15

2.1.4 Đội ngũ nhân viên 15

2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP 16

2.2.1 Tình hình khách 16

2.2.2 Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch 16

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP 17

2.3.1 Đặc điểm nguồn khách Nội địa của công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP 17

2.3.2 Hệ thống sản phẩm của công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP 2.3.3 Các hoạt động thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa mà công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP đang áp dụng 2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa tại công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 20

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Các từ viết tắt Nội dung

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Du lịch – ngành công nghiệp không khói hiện nay đang là một đề tài nóng bỏng thuhút rất nhiều mối quan tâm của nhiều người Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xácđịnh Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia mình Bên cạnh đó, cùng với sựphát triển của nền kinh tế - xã hội du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu củacon người trên toàn thế giới nói chung và con người Việt Nam nói riêng Chính vì lẽ

đó mà ngày càng có nhiều loại hình du lịch xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của conngười Và một loại hình du lịch hiện nay đang phát triển mạnh mẽ đó là loại hình dulịch nội địa

Nắm bắt được những nhu cầu này của khách hàng, rất nhiều các doanh nghiệp du lịch

đã tung ra các sản phẩm để thu hút khách du lịch Một trong số những doanh nghiệp có

uy tín và thương hiệu về tổ chức loại hình du lịch Nội địa là Công ty TNHH du lịch và

sự kiện VIP Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP vớimong muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa tại Công ty và thỏa mãntối đa nhu cầu du lịch cho khách, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động

kinh doanh lữ hành Nội địa tại Công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Trong quá trình học Đại học Quy Nhơn, thực tập được coi như là một môn họcthực tế nhất để sinh viên có thể trải nghiệm môi trường làm việc, tích lũy kinh nghiệmcũng như trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân, phục cụ cho tương lai sau này Đặc biệt,những điều lại càng đúng và cần thiết đối với sinh viên học trong ngành dịch vụ nóichung, sinh viên Khoa Tài chính – ngân hàng & Quản trị kinh doanh nói riêng

- Trong thời gian thực tập, sinh viên có thể vận dụng tối ưu những kiến thức đã họctrên giảng đường trong 7 học kỳ vừa qua để đưa vào thực tế, từ đó đưa ra các giải phápnhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở công ty nhằm giúp công tykinh doanh có hiệu quả hơn, các sản phẩm tour ngày một phong phú và hấp dẫn hơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH du lịch và sự kiện VIP

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt dộng khai thác nguồnkhách du lịch nội địa và các sản phẩm tour du lịch nội địa ở Công ty TNHH du lịch và

5 Kết cấu của báo cáo thực tập nhận thức:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động du lịch.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành Nội địa ở Công ty TNHH dulịch và sự kiện VIP

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ trong học tập cũng như kinh

nghiệm sống và làm việc từ thầy, cô và bạn bè trong trường Đại học Quy Nhơn Tiếptheo em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo của Công ty TNHH du lịch và sựkiện VIP đã tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho cá nhân em cũng như các bạnthực tập sinh khác trong lần thực tập này

Đặc biệt, em xin gửi đến cô Phạm Thị Hường người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ

em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian vừa qua những lời cảm ơnchân thành và sâu sắc nhất

Trang 8

Ngoài ra em cũng muốn cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hằng – Giám đốc

và các anh, chị trong công ty đã giúp đỡ tận tình, training, giải đáp thắc mắc trongcông việc để em hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp này

Cuối lời, em xin kính chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công trong côngviệc cũng như trong cuộc sống, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mái trườngĐại học Quy Nhơn - nơi mà em đã in dấu một thời sinh viên với nhiều cung bậc cảmxúc, chúc Trường ngày càng phát triển, tự tin và tiếp tục những bước đi vững chắctrong chặng đường phía trước Kính chúc Quý doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn

và sẽ đạt được thành công như mong đợi

Em xin trân trọng cảm ơn!

Bình Định, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện

BÙI ANH KHẢI

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DU

LỊCH1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch:

Tất cả các khái niệm, lý thuyết phải có trích dẫn TLTK theo quy định

VD: Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được

thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và

tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch [5] (trong đó, [5]

là tài liệu tham khảo số 5 trong danh mục TLTK)

1.1.1 Khái niệm và phân loại công ty lữ hành:

1.1.1.1 Khái niệm:

Trang 9

- Đã tồn tại khá nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp lữ hành xuất phát từnhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các doanh nghiệp lữ hành Mặt khác,bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêng phong phú và đadạng, có nhiều biến đổi theo thời gian Ở mỗi giai đoạn phát triển, hoạt động lữ hànhluôn có những hình thức và nội dung mới.

- Ở thời kỳ đầu tiên, các doanh nghiệp lữ hành chủ yếu tập trung vào các hoạt độngtrung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp như khách sạn, hàngkhông Khi đó, các doanh nghiệp lữ hành (thực chất là các đại lý du lịch) được địnhnghĩa như một pháp nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại diện, đại lý chocác nhà sản xuất ( khách sạn, hãng ô tô, tàu biển ) bán sản phẩm tới tận tay người tiêudùng với mục đích thu tiền hoa hồng (Commission) Trong quá trình phát triển đếnnay, hình thức các đại lý du lịch vẫn liên tục được mở rộng

- Một cách khái niệm phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình

du lịch của các doanh nghiệp lữ hành Khi đã phát triển ở một mức độ cao hơn so vớiviệc làm trung gian thuần túy, các doanh nghiệp lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm củamình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, ô

tô, tàu thủy và các chuyến tham quan thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán chokhách du lịch với một mức giá gộp Ở đây, doanh nghiệp lữ hành không chỉ dừng lại ởngười bán mà trở thành người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch Tại Bắc

Mỹ, doanh nghiệp lữ hành được coi là những công ty xây dựng các chương trình dulịch bằng cách tập hợp các thành phần như khách sạn, hàng không, tham quan và bánchúng với một mức giá gộp cho khách du lịch thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ.Như vậy, doanh nghiệp lữ hành là các pháp nhân tổ chức và bán các chương trình dulịch Ở Việt Nam, doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa:” Doanh nghiệp lữ hành làđơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinhlợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chươngtrình du lịch đã bán cho khách du lịch”

- Trong giai đoạn hiện nay, nhiều công ty lữ hành có phạm vi hoạt động rộng lớn,mang tính toàn cầu và trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động du lịch Các công ty lữhành đồng thời sở hữu các tập đoàn khách sạn, các hãng hàng không, tầu biển, ngânhàng, phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành Kiểu tổ chức các công ty lữhành nói trên rất phổ biến ở châu Âu, châu Á và đã trở thành những tập đoàn kinhdoanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch quốc tế Ở giai đoạnnày, thì các công ty lữ hành không chỉ là người bán (phân phối), người mua sản phẩmcủa các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm dulịch Từ đó có thể nêu một khái niệm doanh nghiệp lữ hành như sau:

Trang 10

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhu thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

1.1.1.2 Phân loại công ty lữ hành:

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khác nhau chủ yếu trên cácphương diện sau đây:

- Quy mô và địa bàn hoạt động

- Đối tượng khách

- Mức độ tiếp xúc với khách du lịch

- Mức độ tiếp xúc với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch

Như vậy, tùy vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức

tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khácnhau: hãng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữhành nội địa Riêng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp có kinh doanh lữ hànhthường có tên gọi phổ biến là các trung tâm lữ hành quốc tế, nội địa nằm trong cáccông ty du lịch

1.1.2 Khái niệm về khách du lịch:

- Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới ( UNWTO) về khách du lịch

+ Khách du lịch quốc tế ( International tourist): là một người lưu trú ít nhất mộtđêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác quốc gia thưòng trú Du khách cóthể đến vì nhiều lý do khác nhau nhưng không có lĩnh lương ở nơi đến (chữa bệnh,thăm quan, giải trí công vụ )

+ Khách du lịch trong nước ( Internal tourist): Là người đang sống trong một quốcgia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác trong quốc gia đó trong thời gian ítnhất 24 giờ và không qua 1 năm với mục đích du lịch như: Giải trí, kinh doanh, côngtác, hội họp, thăm gia đình… ( trừ làm việc để lãnh lương)

- Ngày 4 – 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới, Hội đồng thống kêLiên Hiệp Quốc ( United Nations Statisticall Commission) đã công nhận những thuậtngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:

Trang 11

+ Khách du lịch quốc tế ( Internation tourist) gồm 2 loại:

 Inbound tourist: Du lịch nhập cảnh hay du lịch quốc tế chủ động Loại nàygồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia

 Outbound tourist: du lịch quốc tế thụ động hay du lịch xuất cảnh Loại này lànhững khách du lịch từ nước mình đi đến du lịch tại một quốc gia khác Hiệnnay trên thế giới các nước như Pháp, Mỹ… giữ đầu bảng về thể loại du lịchquốc tế thụ động Như vậy khách du lịch chủ động của quốc gia này lại làkhách du lịch thụ động của quốc gia khác ( nhận và gửi khách) Một số điểm

có thể coi là trở ngại đối với khách du lịch quốc tế là: Ngôn ngữ , tiền tệ, thủtục giấy tờ

+ Khách du lịch trong nước: (Internal tourist): Gồm những ngưòi bản địa và nhữngngười nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó

+ Khách du lịch Nội địa ( Domestic tourist): Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú

và các nguồn thu hút du khách trong một quốc gia Domestic tourist =Internal +Inbound

+ Khách du lịch quốc gia( National tourist): National tourist = Internal + Outbound

- Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam: Theo luật du lịch Việt Nam (2005):Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làmviệc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

+ Khách du lịch quốc tế:

 Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam ( 29/4/1995):Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài đến Việt Nam không quá 12 thángvới mục đích thăm quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè,tìm hiểu cơ hội kinh doanh

 Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch quốc tế là người nướcngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dânViệt Nam, người nứơc ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch + Khách du lịch nội địa:

 Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch Việt Nam: Khách du lịchnội địa là là công dân Việt Nam ra khỏi nơi ở không quá 12 tháng đi du lịch,thăm người thân, kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

 Theo luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam,người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổViệt Nam

Trang 12

1.1.3 Khái niệm du lịch và phân loại các loại hình du lịch:

1.1.3.1 Khái niệm du lịch:

Du lịch là hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dungcủa nó không ngừng được mở rộng và ngày một phong phú Để đưa ra một định nghĩacho hiện tượng đó sao cho nó vừa mang tính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận

và thực tiễn, đó là một vấn đề hết sức khó khăn Có thể nêu ra một số khó khăn sau:

- Khó khăn thứ nhất: do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khácnhau mà các tác giả có các định nghĩa khác nhau về du lịch Cụ thể:

+ Tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trútạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khácnhau, với mục đích hòa bình và hữu nghị Với họ, du lịch như là một cơ hội để tìmkiếm những kinh nghiệm sống và sự thỏa mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinhthần của họ

+ Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các sựkiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.Các doanh nghiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sảnxuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách (người đi du lịch), đồng thời thông qua

đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hóa lợi nhuận

+ Tiếp cận trên góc độ của chính quyền địa phương: Trên góc độ này, du lịch đượchiểu là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật để phục vụ du khách Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng,được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể Du lịch làmột cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thunhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nângcao mức sống vật chất và tinh tinh thần cho dân địa phương

+ Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: thì du lịch là một hiện tượng kinhtế-xã hội

- Khó khăn thứ hai: là do sự khác nhau về ngôn ngữ và cách hiểu khác nhau về dulịch ở các nước khác nhau Bên cạnh vấn đề về ngôn ngữ thì hiện nay tồn tại các cáchnhìn nhận khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư:

+ Phụ thuộc vào lịch sử và trình độ phát triển của ngành du lịch

Trang 13

+ Phụ thuộc vào tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đấtnước (là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành kinh tế quan trọng, là ngành đem lại lợinhuận cao hay đem lại lợi nhuận không đáng kể).

+ Phụ thuộc vào chinh sách phát triển của mỗi quốc gia

- Khó khăn thứ ba: do tính đặc thù của hoạt động du lịch Du lịch là một ngành dịch

vụ nên nó tồn tại những đặc thù riêng khác biệt so với các ngành khác như:

+ Thứ nhất, các nhu cầu du lịch là tổng hợp của các nhu cầu đi lại, ăn nghỉ, vuichơi, giải trí và các nhu cầu này phải xuất phát đồng bộ trong một thời gian nhất định

+ Thứ hai, một sản phẩm du lịch tổng hợp không thế do một đơn vị kinh doanh tạo

ra mà do tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng tạo ra

+ Thứ ba, du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp Do vậy, ngành du lịch chỉ

có thể phát triển được khi có sự kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như tài chính –ngân hàng, xây dựng, giao thông

+ Thứ tư, do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻ, còn đang trong quá trình pháttriển

+ Thứ năm, đó là tính hai mặt của bản thân từ “du lịch”

Và do sự tồn tại của các khó khăn khách quan và chủ quan trong việc tìm ra mộtđịnh nghĩa thống nhất về du lịch nên đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về

du lịch của các tác giả khác nhau

Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là sựphối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đíchgiải trí Ở đây, sự giải trí là động cơ chính”

Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sỹ định nghĩa: Du lịch là sự chinh phụckhông gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú

Định nghĩa về du lịch của Trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie: Dulịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi, lặp lại đều đặn – chính là sản xuất

và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập – đó là các tổchức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại,

Trang 14

lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu cá thể về vật chất vàtinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữabệnh, giải trí mà không có mục đích lao động kiếm lời Định nghĩa này đã xem xétrất kỹ hiện tượng du lịch như là một phạm trù kinh tế với đầy đủ tính đặc trưng và vaitrò của một bộ máy kinh tế, kỹ thuật điều hành Song, nó cũng có nhược điểm là lặp đilặp lại một số ý.

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểunhư sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời giannhất định”

Bên cạnh những định nghĩa khác nhau về du lịch được đưa ra ở nhiều nước khácnhau thì để có quan niệm đầy đủ cả về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, khoa

Du lịch và Khách sạn (Trường ĐHKTQD) Hà Nội cũng đã đưa ra định nghĩa về dulịch trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động trên thế giới và ởViệt Nam trong những thập niên gần đây: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồmcác hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàn hóa và dịch vụ củanhững doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan,giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợiích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanhnghiệp”

1.1.3.2 Phân loại các loại hình du lịch:

Việc nghiên cứu, phân loại và xu hướng phát triển của các loại hình du lịch đóngmột vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh du lịch Nó giúp cho doanh nghiệpkinh doanh du lịch có thẻ xác định được mục tiêu, chiến lược và phương pháp kinhdoanh hiệu quả nhất Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch

có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ dulịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùngmột cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mứcgiá bán nào đó Và khi phân loại các loại hình du lịch thì các tiêu thức phân loạithường được sử dụng như sau:

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Theo tiêu thức này, Du lịchđược chia thành 2 loại là du lịch Quốc tế và du lịch Nội địa

+ Du lịch quốc tế là loại hình du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của dukhách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này khách phải

Trang 15

đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế được chia thành

+ Du lịch Nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của kháchcùng nằm trong một lãnh thổ của một quốc gia

- Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch Theo tiêu thức này, du lịchđược phân thành những loại hình sau:

+ Du lịch chữa bệnh: Ở thể loại này khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnhtật về thể xác và tinh thần của họ Du lịch chữa bệnh lại được phân thành:

 Chữa bệnh bằng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển

 Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng

 Chữa bệnh bằng bùn

 Chữa bệnh bằng hoa quả

 Chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa)

+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sựcần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người Đây là loạihình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người

ra khỏi công việc hàng ngày

+ Du lịch thể thao : gồm có 2 dạng

 Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạtđộng thể thao Du lịch thể thao chủ động bao gồm: du lịch leo núi, du lịch sănbắn, du lịch câu cá, du lịch tham gia các loại thể thao (đá bóng, bóng rổ, trượttuyết )

 Du lịch thể thao thụ động : những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộcthi thể thao quốc tế, các thể vận hội Olimpic

+ Du lịch văn hóa: Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọilĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống của ngườidân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch Du lịch văn hóa được phân làm

2 loại:

Trang 16

 Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: khách du lịch thuộc thể loại này thường

đi với mục đích đã định sẵn Thường họ là các cán bộ khoa học, sinh viên vàcác chuyên gia

 Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: gồm đông đảo những người ham thích

mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình

+ Du lịch công vụ: mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiệnnhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Với mục đích này, khách đi tham dự cáccuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm hàng hóa, hộichợ

+ Du lịch thương gia: mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm hiểu thịtrường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng

+ Du lịch tôn giáo: loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặcbiệt của những người thep các đạo khác nhau

+ Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh donhu cầu những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen, đi

Trang 17

- Căn cứ vào thời gian đi du lịch Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch ngắn ngày (thường gọi là du lịch cuối tuần – weekend holiday)

 Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch

 Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch

 Du lịch cá nhân, bao gồm:

 Du lịch cá nhân có thông qua các tổ chức du lịch

 Du lịch cá nhân không thông qua các tổ chức du lịch

1.1.4 Khái niệm và vai trò của du lịch Nội địa:

1.1.4.1 Khái niệm du lịch Nội địa:

Du lịch nội địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người nước ngoài

cư trú tại nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Điểm đến và điểm đitrong phạm vi lãnh thổ quốc gia

1.1.4.2 Vai trò du lịch Nội địa:

- Về mặt văn hóa – xã hội:

Trang 18

+ Du lịch nội địa là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả về văn hoá –

xã hội Nó là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế,chính trị, văn hoá , xã hội, giới thiệu về con người phong tục tập quán ở các vùngmiền, từng địa phương trên đất nước

+ Du lịch nội địa đánh thức các làng nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của các dântộc Khách du lịch rất thích mua các đồ lưu niệm mang tính dân tộc, đó là các sảnphẩm của các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền Khách du lịch văn hoá ngày mộtđông, họ thường đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá dântộc Do vậy việc tôn tạo và bảo dưỡng các di tích đó ngày càng được quan tâm nhiềuhơn Nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền dân tộc phục vụ cho các mục đích có điều kiệnphục hồi và phát triển hơn như các nghề khắc, khảm, sơn mài, làm tranh lụa…

+ Du lịch nội địa làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thôngqua người ở địa phương khác, ngưòi nước ngoài cư trú tại Việt Nam về phong cáchsống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…

+ Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mới quan hệ hiểu biết của nhândân giữa các vùng với nhau

- Về mặt kinh tế:

+ Du lịch Nội địa tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sảnxuất ra lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật…) làm tăngthêm tổng sản phẩm quốc nội

+ Du lịch Nội địa tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dângiữa các vùng Hay nói cách khác du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấutrúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng

+ Du lịch Nội địa phát triển tốt sẽ củng cố sức khoẻ cho nhân dân lao động và dovậy góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội Ngoài ra du lich Nội địa giúp choviệc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch quốc tế đựợc hợp lý hơn Vào trước vàsau thời vụ du lịch, khi khách quốc tế vắng có thể sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật vàophục vụ khách du lịch nội địa theo cách đó vừa có tác dụng thúc đẩy du lịch nội địaphát triển mà còn tận dụng đựơc cơ sở vật chất kỹ thuật

+ Du lịch Nội địa làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển dulịch Hoạt động du lịch Nội địa phát triển, tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương

từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp củađịa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanhtrên địa bàn

Trang 19

+ Du lịch Nội địa góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo Hoạtđộng kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành như giao thông, vận tải, bưuđiện…phát triển đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụhàng hoá Phát triển du lịch nội địa sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng như mạnglưói giao thông công cộng, mạng lưới điện nước…

1.2 Hoạt động kinh doanh du lịch Nội địa:

1.2.1 Kinh doanh du lịch:

- Kinh doanh lữ hành ( Tour Operators Business) Là việc thực hiện các hoạt độngnghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần quảngcáo và bán chương trình này trược tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc vănphòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch

- Đặc điểm của sản phẩm lữ hành :

+ Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: Sản phẩm lữ hành là sự kết hợp củanhiều dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… của các nhàsản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh Sản phẩm du lịch là các chươngtrình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói cho dịch vụtrong chương trình du lịch trước khi đi du lịch

+ Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụcấu thành phụ thuộc vào tâm lý trạng thái tình cảm của người phục vụ lẫn người cảmnhận, các yếu tố lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểmkhác nhau

+ Sản phẩm du lịch bao gồm các hoạt động diễn ra trong cả một quá trình từ khi

đón khách theo yêu cầu cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm : Những hoạtđộng đảm bảo nhu cầu của chuyến đi, nhu cầu giải trí, tham quan Những hoạt độngđảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách như đi lại, ăn , ở

+ Không giống như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảoquản, lưu kho cất giữ, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao

+ Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữhành Một chương trình du lịch trọn gói có thể được hoàn thiện nhiều lần vào nhữngthời điểm khác nhau

1.2.2 Kinh doanh du lịch Nội địa:

1.2.2.1 Khái niệm kinh doanh du lịch Nội địa:

Ngày đăng: 10/05/2023, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w