Nội dung luận văn gồm có 3 chương : Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Vật Liệu Và Kế Toán Nguyên Vật Liệu Ở Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Chương 2 : Thực Tế Công Tác Kế Toán Ngu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là qui luật tất yếu bắt buộc các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có phương hướng hoạt động kinh doanhhiệu quả Yêu cầu của thị trường luôn là những sản phẩm có chất lượng cao mà giáthành phải chăng.Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp luôn là đạtlợi nhuận cao.Chính những mâu thuẫn trên mà doanh nghiệp sản xuất phải giám sátchặt chẽ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, tức là từ khâunhập nguyên vật liệu cho đến khâu mang sản phẩm đến thị trường tiêu thụ
Để đạt được mục tiêu trên các doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ các công cụquản lý khác nhau.Hạch toán kế toán là một công cụ quản lý có vai trò đặc biệt quantrọng Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở để nhận biết, phân tích và đánh giá tìnhhình toàn bộ doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng, chi phí nguyênvật liệu là một trong ba chi phí cấu thành giá thành sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn sovới tổng chi phí sản xuất sản phẩm Vì vậy, việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệugiá rẻ đảm bảo chất lượng, ổn định để cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, đồng bộ và kịpthời thì sản xuất mới đều đặn và đạt được hiệu quả cao Do vậy, hạch toán nguyên vậtliệu theo đúng qui định nhằm cung cấp thông tin để phân tích giúp doanh nghiệp sửdụng tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmlàm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ là doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm liên quan đến ngành dệt may Sản phẩm công ty đa dạng với nhiều mẫu mã khácnhau, vì vậy nguyên vật liệu cho sản xuất rất đa dạng, phong phú và luôn cung cấpthường xuyên cho các nhà máy sản xuất Sau thời gian tìm hiểu hoạt động công ty, emnhận thấy được sự quan trọng của vật liệu trong sản xuất kinh doanh, sự cần thiết quản
lý vật liệu để đáp ứng kịp thời nhu cầu vật liệu trong sản xuất Được sự hướng dẫn vàgiúp đỡ của cô Trần Thị Kỳ, các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính của Công ty
cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ, em mạnh dạn đi sâu chuyên đề “ TỔ CHỨC
Trang 2HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNGPHONG PHÚ”
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cách tổ chức, hạch toán và sử dụng nguyên vậtliệu tại công ty:
- Trình bày một cách có hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản áp dụngtrong kế toán Nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất
- Nghiên cứu thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần DỆT GIADỤNG PHONG PHÚ Trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực tế tại công ty để đưa ra
đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu
- Ngoài ra, đề tài còn đi vào việc sử dụng chứng từ trong quá trình nhập – xuấtnguyên vật liệu cụ thể tại công ty Điều này có thể giúp cho các bạn sinh viên khi mớilàm việc ở một doanh nghiệp có thể hình dung ra được cách làm khi được giao làm vềkhoản kế toán nguyên vật liệu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu thực trạng kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần DỆT GIADỤNG PHONG PHÚ Để thực hiện đề tài này thì ngoài việc vận dụng các kiến thức đãđược học,tham khảo các sách chuyên đề về kế toán thì thực tế học được từ cơ quan mà
em đang thực tập là điều quan trọng để hình thành chuyên đề này
Nội dung luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1 : Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Vật Liệu Và Kế Toán Nguyên Vật Liệu Ở Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh
Chương 2 : Thực Tế Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Cổ Phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ.
Chương 3 : Nhận Xét, Kiến Nghị Và Kết Luận.
Trang 3Chương 1
Cơ Sở Lý Luận Về Nguyên Vật Liệu Và Kế Toán Nguyên Vật Liệu
Ở Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh.
1.1 Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu:
1.1.1 Khái niệm Nguyên vật liệu:
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp 3 yếu tố cơ bản: sứclao động , tư liệu lao động, đối tượng lao động Trong mọi doanh nghiệp quá trình sảnxuất không thể tiến hành nếu như thiếu một trong ba yếu tố cơ bản trên Đối tượng laođộng là tất cả các vật tư mà lao động có ích tác động vào nhằm biến đổi nó theo mụcđích của mình
Vậy, nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, mộttrong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, là cơ sở vậtchất cấu tạo nên thực thể của sản phẩm
Điều đó có thể khẳng định rằng nguyên vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong giá trị sảnphẩm
1.1.2 Đặc điểm và vai trò Nguyên vật liệu:
* Vai trò:
- Là một yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng cao
Trang 4- Việc cung cấp nguyên vật liệu có kịp thời và đầy đủ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớnđến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sản xuất không thể tiến hành nếunhư không có nguyên vật liệu Nhưng khi có nguyên vật liệu rồi thì việc sản xuất có thuận lợi hay không phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu Vậy nguyên vật liệuchất lượng tốt hay xấu quyết định đến chất lượng sản phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu cao hay thấp quyết định chi phí giá thành sản phẩm Sản xuấtkinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì lấy thu nhập bù đắp chi phí, muốn có lãi thìphải quan tâm đến vấn đề hạ giá thành Để hạ giá thành sản phẩm thì một trong cácbiện pháp là giảm chi phí nguyên vật liệu môt cách hợp lý Vì vậy, nguyên vật liệu có ýnghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp
- Mặt khác, nguyên vật liệu là thành phần quan trọng trong vốn lưu động của doanhnghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn cần nâng cao tốc
độ luân chuyển vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụngnguyên vật liệu một cách hợp lý
1.1.3 Phân loại Nguyên vật liệu:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu gồm nhiều loại có nội dung vậtchất, mục đích, công dụng khác nhau Để thuận tiện trong công tác quản lý và tổ chứchạch toán chi tiết từng loại nguyên vật liệu cần phải tiến hành phân loại nguyên vậtliệu
Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia nguyên vật liệu thành từng nhóm khácnhau và từng nhóm nguyên vật liệu đó có cùng nội dung kinh tế hoặc cùng mục đích sửdụng Tùy theo từng loại hình sản xuất ở mỗi doanh nghiệp mà có cách phân loạinguyên vật liệu khác nhau Tuy nhiên, từng cách phân loại đều đáp ứng ít nhiều mụcđích quản lý, hách toán nguyên vật liệu trong đơn vị mình
* Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu sau khi gia công, chế biến sẽ thànhthực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm ( bông cho nhà máy dệt, xi măng, sắt thép trongcác doanh nghiệp xây dựng ).Ngoài ra, nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bánthành phẩm mua ngoài để tiếp tục chế biến
Trang 5- Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụngkết hợp vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng của thành phẩm Có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, cho việc bảo quản,bao bì cho sản phẩm.
- Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinhdoanh như xăng, dầu, than
- Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máymóc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
- Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị cần lắp, không cần lắp, các vật kếtcấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản, trong công nghiệp
- Vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như sợivụn, gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất hoặc từ việc thanh lýtài sản cố định
* Căn cứ mục đích sử dụng của vật liệu cũng như nội dung qui định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu chia thành:
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ,đội, cho nhu cầu bán hàng và quản lý doanh nghiệp
* Căn cứ vào nguồn hình thành, vật liệu được chia thành:
- Nguyên vật liệu nhập do mua ngoài
- Nguyên vật liệu tự gia công chế biến
- Nguyên vật liệu nhập do góp vốn liên doanh
Tuy nhiên, để đảm bảo việc cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả, phải thấy được một cách cụ thể số lượnghiện có và tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu Muốn vậy thì doanhnghiệp cần phải phân chia nguyên vật liệu một cách tỷ mỉ, chi tiết hơn nữa theo quycách, phẩm chất nguyên vật liệu
Trang 61.2 Kế toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán chi phối kế toán nguyên vật liệu:
Theo chuẩn mực số 02 Hàng tồn kho, ban hành và công bố theo Quyết định số149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, qui định:
- Hàng tồn kho là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang
(c) Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanhhoặc cung cấp dịch vụ
- Nội dung chuẩn mực:
04 Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
13 Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:(a) Phương pháp tính theo giá đích danh
(b) Phương pháp bình quân gia quyền
(c ) Phương pháp nhập trước, xuất trước
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
19 Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏhơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàngtồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần
có thể thực hiện được của chúng Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thựchiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt
22 Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuấtsản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấutạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Khi có sựgiảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩmcao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụtồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được củachúng
Trang 723 Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thuần có thểthực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay,nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giáhàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải đượchoàn nhập ( Theo qui định ở đoạn 24 ) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn kho phảnánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc ( nếu giá gốc nhỏ hơn giá trị thuần có thểthực hiện được ) hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được ( nếu giá gốc lớn hơn giátrị thuần có thể thực hiện được ).
27 Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho,gồm cả phươngpháp tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phânloại phù hợp với doanh nghiệp;
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dựphòng giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đãdùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả
1.2.2 Các phương pháp đánh giá Nguyên vật liệu:
Đánh giá nguyên vật liệu là sử dụng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hiện vậttheo những nguyên tắc nhất định, để đảm bảo sự chính xác, đảm bảo quản lý nguyênvật liệu chặt chẽ và có hiệu quả
Tùy theo đặc điểm về tình hình cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu của từng doanhnghiệp khác nhau, kế toán nguyên vật liệu có thể chỉ sử dụng giá thực tế để hạch toánhoặc sử dụng cả giá thực tế và giá hạch toán
Sử dụng theo giá thực tế khi doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổnđịnh và nhận diện được Phản ánh kịp thời biến động giá cả của nguyên vật liệu trên thịtrường
Trang 8Sử dụng cả giá thực tế và giá hạch toán khi doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu,nhiều mức giá, nghiệp vụ nhập xuất vật liệu diễn ra thường xuyên và đội ngũ kế toán
có trình độ chuyên môn cao Ưu điểm của phương pháp này là công việc tính giá đượctiến hành nhanh chóng, không bị phụ thuộc vào số lần nhập – xuất nhiều hay ít Tuynhiên, phương pháp tính giá này không chính xác vì nó không tính đến sự biến độnggiá cả của vật liệu Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi thị trường giá cả ít biến động
1.2.2.1 Đánh giá Nguyên vật liệu theo giá thực tế :
* Giá thực tế Nguyên vật liệu nhập kho:
Trong các doanh nghiệp sản xuất, tùy theo từng nguồn nhập mà trị giá thực tế củanguyên vật liệu được xác định như sau:
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:
Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, chi phí bảohiểm, chi phí thuê kho, chi phí của bộ phận thu mua độc lập
Các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Giảm giá hàng mua xảy ra khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai qui cách nênngười cung cấp phải giảm trừ một khoản tiền cho đơn vị
Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ của người cung cấp cho đơn vị, do đơn
vị mua hàng với số lượng lớn hoặc là khách hàng thường xuyên của người cung cấp.+ Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặckhông thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Giá thực tế
Chi phí thu mua
Các khoản thuế không được hoàn lại
Giá mua ghi trên hóa đơn( không gồm thuế GTGT)
Khoản chiết khấu thương mại và khoản giảm giá hàng mua
-+
Giá thực tế nhập = Tổng giá thanh toán ( gồm GTGT đầu vào)
Trang 9- Đối với nguyên vật liệu tự gia công chế biến:
- Giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh hoặc vốn góp cổ phần: là giá dohội đồng định giá xác định
- Giá thực tế phế liệu thu hồi: là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu hồitối thiểu
- Nguyên vật liệu được biếu tặng: giá nguyên vật liệu là giá tính theo giá thị trườngtương đương
* Giá thực tế Nguyên vật liệu xuất kho:
Để quản lý nguyên vật liệu thì tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp cóthể sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên hoặcphương pháp kiểm kê định kỳ
- Phương pháp kê khai thường xuyên:
+ Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên tình hình nhập – xuất– tồn kho của nguyên vật liệu trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập –xuất Mối quan hệ giữa nhập – xuất – tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyênthể hiện qua công thức sau:
+ Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu: ta có 4 phương pháp:
Chi phí chế biến hoặc Chi phí thuê ngoài gia công chế biến
(kể cả Chi phí vận chuyển NVL đến nơi chế biến và sau khi chế biến xong chuyển về đơn vị )
Trị giá tồn
Trị giá tồn cuối kỳ
Trị giá nhập trong kỳ
Trị giá xuất trong kỳ = -
Trang 10Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít loại mặt hànghoặc mặt hàng tương đối ổn định và nhận diện được.
Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO):
Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra trước được tính theo giá của lầnnhập trước nếu không đủ thì lấy theo giá tiếp theo thứ tự từ trước đến sau
Phương pháp này đảm bảo việc tính giá của vật liệu xuất dùng kịp thời, chính xác,công việc kế toán không bị dồn nhiều vào cuối tháng nhưng đòi hỏi phải tổ chức kếtoán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng, đơn giá của từng lần nhập
Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO ):
Đặc điểm của phương pháp này là vật liệu xuất ra được tính theo giá của lần nhập saucùng trước khi xuất tương ứng với số lượng của nó và lần lượt tính ngược lên theo thờigian nhập
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp nền kinh tế có sự biến độnglớn về giá cả
Phương pháp bình quân cuối kỳ:
Đặc điểm của phương pháp này là vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn giá bìnhquân của vật liệu tồn và nhập trong kỳ để làm cơ sở tính giá vật liệu xuất kho
Trị giá vật liệu xuất trong kỳ = Số lượng vật liệu xuất trong kỳ * Đơn giá bình quân
- Phương pháp kiểm kê định kỳ:
+ Là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào,cuối kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn và tính giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đãxuất trong kỳ Xuất phát từ những đặc điểm trên nên mối quan hệ giữa trị giá nhập –xuất – tồn kho được thể hiện qua công thức:
Đơn giá
bình quân
Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ.
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ
=
Trang 11+ Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu: có 4 phương pháp
Phương pháp thực tế đích danh:
Vật liệu tồn kho cuối tháng thuộc lần nhập nào để xác định trị giá vật liệu tồn kho cuốitháng và từ đó xác định trị giá vật liệu xuất trong tháng
Phương pháp nhập trước – xuất trước ( FIFO ):
Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá của lần nhập cuối cùng của tháng và lầnlượt tính ngược lên
Phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO ):
Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo giá theo thứ tự từ số vật liệu có mặt tại khotrước nhất trở đi
Phương pháp đơn giá bình quân:
Vật liệu còn lại cuối tháng được tính theo đơn giá bình quân được xác định một lần vàocuối tháng
1.2.2.2 Đánh giá Nguyên vật liệu theo giá hạch toán:
Để đơn giản thuận tiện trong việc hạch toán nguyên vật liệu, có thể sử dụng giáhạch toán để hạch toán hàng ngày tình hình nhập, xuất kho Hàng ngày sử dụng giáhạch toán để ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và ghi trên các chứng từ nhập, xuấtkho Doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nào
đó hay giá bình quân kỳ trước để xác định giá hạch toán
Cuối kỳ kế toán điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán NVL
==
*
Trang 121.2.3 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu:
Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, mở sổ kế toán chi tiết và lựachọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết phù hợp Điều này có ý nghĩa quan trọngđối với công tác bảo quản, quản lý vật liệu và công tác kiểm tra tình hình cung cấp, sửdụng vật liệu
1.2.3.1 Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán qui định, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán về nguyên vật liệu gồm:
- Phiếu nhập kho.(mẫu 01-VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( mẫu 03-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa ( mẫu 08-VT)
- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho ( mẫu 02- BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc theo qui định của nhà nước, tùy vào tình hình cụ thểcủa doanh nghiệp, có thể sử dụng thêm các chứng từ khác như: Phiếu xuất vật tư theohạn mức (mẫu 04-VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05-VT), Phiếu báo vật tưcòn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT)
1.2.3.2 Sổ kế toán chi tiết Nguyên vật liệu:
Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau:
- Sổ ( thẻ ) kho
- Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết Nguyên vật liệu
- Sổ đối chiếu luân chuyển
Giá hạch toán NVL tồn kho đầu kỳ + Giá hạch toán NVL nhập kho trong kỳ
Giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ
+
=
Trang 131.2.3.3 Các phương pháp kế toán chi tiết Nguyên vật liệu:
Có 3 phương pháp:
* Phương pháp thẻ song song:
- Ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho ghi chép số lượng nhập – xuất – tồn của từng vậtliệu theo từng kho Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để ghi số lượngvật liệu nhập, xuất, cuối ngày tính ra số lượng tồn kho của từng loại vật liệu trên thẻkho.Sau khi ghi thẻ xong , thủ kho phải chuyển chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán,kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập
- Ở phòng kế toán: ghi chép số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn của từng thứ vật liệutheo từng kho vào sổ chi tiết vật liệu Hàng ngày hay định kỳ, khi nhận được chứng từnhập, xuất vật liệu do thủ kho chuyển lên, kế toán kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá, tínhthành tiền, phân loại chứng từ và tiến hành ghi sổ chi tiết
- Cuối tháng, kế toán và thủ kho đối chiếu số lượng trên thẻ kho với sổ chi tiết vậtliệu, số tồn trên các sổ chi tiết phải khớp với số tồn trên thẻ kho Ngoài ra còn phải căn
cứ vào sổ chi tiết để lập “ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu” để đối chiếu số liệu với kếtoán tổng hợp vật liệu
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ ghi chép theo phương pháp thẻ song song
Bảng tổnghợp chi tiếtvật liệu
Kế toántổng hợp
ghi hàng ngày
ghi cuối tháng
đối chiếu
Trang 14- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trongviệc ghi chép và quản lý Dễ thực hiện và tiện lợi khi doanh nghiệp sử dụng kế toánbằng máy tính
+ Nhược điểm: xảy ra trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, khối lượng ghi chép quálớn nếu vật tư có nhiều loại, nhập xuất thường xuyên
* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
- Ở kho: giống phương pháp ghi thẻ song song
- Phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được chứng từ nhập xuất vật liệu
do thủ kho chuyển lên, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá, tính thành tiềntrên từng chứng từ và tiến hành lập “Bảng kê nhập”, “Bảng kê xuất” Từ đó, kế toánphản ánh tổng số vật liệu luân chuyển trong tháng và tồn kho cuối tháng theo số lượng
và giá trị vào sổ đối chiếu luân chuyển Sổ đối chiếu luân chuyển được mở dùng cho cảnăm và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng
- Cuối tháng, đối chiếu số lượng trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số tiềnvới kế toán tổng hợp
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ ghi chép theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Phiếu
nhập
Bảng kê
nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất
Kế toán tổng hợpghi hàng ngày
đối chiếughi cuối tháng
Trang 15- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: giảm được khối lượng công việc
+ Nhược điểm: công việc ghi sổ xảy ra trùng lắp về số lượng Việc đối chiếu giữa kho
và kế toán không tiến hành thường xuyên do kế toán chỉ ghi sổ 1 lần vào cuối tháng.Cũng vì vậy mà công việc bị dồn vào cuối tháng ảnh hưởng đến tính kịp thời của việccung cấp thông tin kế toán
* Phương pháp sổ số dư:
- Ở kho: thủ kho dùng thẻ kho ghi chép số lượng nhập, xuất, tồn vật liệu trên chứng từnhập xuất Hàng ngày hoặc định kỳ, sau khi ghi thẻ kho xong, thủ kho tập hợp cácchứng từ nhập, xuất phát sinh và phân loại theo nhóm qui định Căn cứ vào đó, thủ kholập phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất ghi số lượng, số hiệu chứng từ của từng nhómvật liệu , đính kèm phiếu nhập, phiếu xuất giao cho phòng kế toán Cuối tháng, thủ khoghi số lượng của từng thứ vật liệu tồn cuối tháng vào sổ số dư sau đó chuyển quaphòng kế toán
- Phòng kế toán: Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất, kế toán kiểm tra việc phân loạichứng từ và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Từ phiếu giao nhậnchứng từ, kế toán tiến hành ghi vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu Bảng này được
mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểm vật liệu được ghi riêng một dòng Vào cuốitháng, kế toán ghi tổng hợp số tiền nhập xuất trong tháng và tính ra số dư cuối thángcho từng loại vật liệu trên bảng lũy kế Sau khi nhận sổ số dư, kế toán kiểm tra và ghichỉ tiêu giá trị vào sổ số dư, sau đó đối chiếu số liệu với bảng lũy kế nhập xuất, tồn vàchúng phải khớp với nhau
- Ưu nhược điểm:
+ Ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng ghi chép hàng ngày, công việc kế toán tiến hành đềutrong tháng, kiểm tra thường xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo số liệu kế toánđược chính xác, kịp thời
+ Nhược điểm: khó đối chiếu kiểm tra nếu xảy ra sai sót vì phòng kế toán chỉ theo dõi
về mặt giá trị Muốn biết tình hình cụ thể của từng loại vật liệu phải trực tiếp xem xéttài liệu tại kho
Trang 16- Các doanh nghiệp có vật liệu có số lượng, chủng loại nhiều, đặc biệt là những đơn vịđang làm kế toán bằng thủ công, thường áp dụng phương pháp này.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ ghi chép theo phương pháp sổ số dư
1.2.3.4 Bảng kiểm kê nguyên vật liệu:
Phiếu giao nhận chứng từ xuất
ghi hàng ngàyđối chiếughi cuối thángGhi chú:
Trang 17BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Thời điểm kiểm kê: ……… giờ… ngày……tháng……năm…….Ban kiểm nghiệm gồm:
- Ông/bà: ………Chức vụ: ………Đại diện:………
- Ông/bà: ………Chức vụ:……….Đại diện:………
- Ông/bà:……….Chức vụ:……….Đại diện:………
Đã kiểm kê kho có mặt hàng dưới đây:
Kém chất lượng
Mất chất lượng
Bộ Tài Chính)
Thủ trưởng
Ngày…tháng….nămTrưởng ban kiểm kê
Trang 181.2.4 Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu:
Trong 1 doanh nghiệp chỉ được áp dụng 1 trong 2 phương pháp kế toán Hàng tồn kho
là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ
1.2.4.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:
- Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thườngxuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập,xuất,tồn kho vật tư trên sổ kế toán
- Các tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến độngtăng giảm của vật tư Nên giá trị vật tư được xác định bất cứ lúc nào trong kỳ kế toán.Cuối kỳ kế toán, so sánh, đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật tư với số liệu trên sổ kếtoán, nếu có chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời
- Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất ( côngnghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn
* Nhập Nguyên vật liệu:
- Chứng từ sử dụng:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nghiệm
+ Tờ khai hải quan
- Tài khoản sử dụng:
TK 151-Hàng mua đang đi trên đường
Giá trị vật tư, hàng hóa đang đi đường đã nhập kho hoặc chuyển giao thẳng cho khách hàng hoặc
bị thiếu hụt hư hỏng
Giá trị vật tư, hàng hóa đã
mua đang đi trên đường
Số dư: giá trị vật tư, hàng hóa
đã mua chưa về nhập kho
cuối kỳ(hàng đi đường cuối
kỳ)
Trang 19Tùy theo doanh nghiệp mà mở chi tiết các tài khoản cấp 2 cho TK152.
Ngoài ra còn có các tài khoản liên quan khác như:
+ TK 331: Phải trả người bán:
Bên Nợ : Số tiền đã trả cho người bán
Số tiền ứng trước cho người bán
Số tiền người bán chấp nhận giảm giá của số hàng đã giao theo hợp đồng Giá trị vật tư thiết hụt, kém phẩm chất khi kiểm nghiệm và trả lại cho người bán
Chiết khấu mua hàng được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả
Bên Có : Số tiền phải trả cho người bán
Điều chỉnh giá tạm tính theo giá trị thực tế của số vật tư đã nhận khi có hóa đơn
Số dư bên Nợ: Số tiền đã ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được hàng cuối kỳ hoặc số đã trả lớn hơn số phải trả
Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán…
+ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
+ TK 111, 112, 154, 3333, 33312, 3332, 411, 338, 621, 627, 641, 642
TK 152- Nguyên vật liệu
- Giá trị vật liệu xuất kho
- Giá trị vật liệu trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
- Giá trị vật liệu thiếu hụt khi kiểm kê
- Trị giá gốc vật liệu
- Trị giá vật liệu thừa phát
hiện khi kiểm kê
Số dư: giá trị vật liệu
tồn kho cuối kỳ
Trang 20Thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt NVL nhập khẩu phải nộp
33312
Thuế GTGT NVL nhập khẩu phải nộp
(nếu không được khấu trừ)
411
Nhận vốn góp liên doanh
222,223
Thu hồi vốn góp vào công ty liên kết
cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng NVL 338(3381)
NVL phát hiện thừa khi kiểm kê chờ xử lý
621,627,641,642,241
sửa chữa lớn TSCĐ không sử dụng hết nhập lại kho NVL xuất dùng cho SXKD hoặc XDCB
Trang 21Phương pháp hạch toán: cần chú ý một số trường hợp sau
TH1: Hàng và hóa đơn cùng về trong tháng:
- Mua hàng trong nước:
+ Đối với nguyên vật liệu chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
+ Nếu được hưởng chiết khấu thương mại hoặc được giảm giá, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,331…
Có TK 152 : Nguyên vật liệu
Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
+ Nếu được hưởng khoản chiết khấu do thanh toán trước hạn qui định:
Nợ TK 111,112,331
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính
+ Trường hợp hàng mua về sai qui cách, kém phẩm chất so với hợp đồng, doanhnghiệp xuất trả lại cho người bán, kế toán ghi:
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp nhưng được khấu trừ:
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 : Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Trang 22Tuy nhiên, đối với nguyên vật liệu chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếpthì tài khoản 152 bao gồm cả thuế GTGT hàng nhập khẩu Còn đối với trường hợp chịuthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT hàng nhập khẩu không đượctính vào TK 152 mà được cho vào TK 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ ).
TH2: Hóa đơn về trước, hàng về sau:
- Trong tháng khi hóa đơn về nhưng hàng chưa về, kế toán chưa ghi sổ ngay mà lưuhóa đơn vào hồ sơ “Hàng mua đang đi trên đường” để theo dõi Cuối tháng nếu hàngchưa về thì căn cứ vào hóa đơn ghi:
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331…
- Sang tháng sau khi vật liệu về nhập kho:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Có TK 151 : Hàng mua đang đi trên đường
TH3: Hàng về trước, hóa đơn về sau:
- Hàng về nhập kho thì làm thủ tục nhập kho nhưng chưa ghi sổ mà lưu phiếu nhậpkho vào hồ sơ riêng “ Hàng về chưa có hóa đơn theo dõi” Cuối tháng hóa đơn vẫnchưa về, kế toán ghi số tạm tính để ghi sổ:
Nợ TK 152 : nguyên vật liệu
Có TK 331 : Phải trả cho người bán
- Sang tháng sau hóa đơn về, nếu giá hóa đơn khác với giá tạm tính phải điều chỉnh,dùng phương pháp ghi số âm xóa toàn bộ định khoản theo giá tạm tính và ghi lại địnhkhoản mới theo giá hóa đơn
+ Xóa giá tạm tính:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Có TK 331 : Phải trả cho người bán
+ Đồng thời ghi lại định khoản theo giá thực tế:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả cho người bán
(Giá tạm tính)
Trang 23TH4: Nhập nguyên vật liệu do nhận vốn góp liên doanh, nhận vốn góp cổ phần:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh
TH5: Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng:
Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu
Có TK 711 : Thu nhập khác
* Xuất Nguyên vật liệu:
- Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Trang 24Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán xuất nguyên vật liệu
152
Xuất kho NVL dùng cho SXKD,XDCB
621,627,641,642,241
hoặc sửa chữa lớn TSCĐ
Xuất NVL thuê ngoài gia công
154
111,112,331
133
Giảm giá NVL mua vào, trả lại NVL cho người bán,
chiết khấu thương mại
NVL xuất kho để đầu tư vào công ty liên kết
NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý
Trang 25Phương pháp hạch toán:
- Xuất nguyên vật liệu cho sản xuất:
+ Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu và các chứng từ khác, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 627: (Trị giá vật liệu thừa)
Có TK 152 : ( Trị giá vật liệu thừa)
+ Sang đầu kỳ sau, ghi lại bút toán thường:
Nợ TK 621, 627
Có TK 152 : Nguyên vật liệu
- Xuất nguyên vật liệu để bán:
+ Kế toán tính trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất bán:
- Kế toán xuất nguyên vật liệu di chuyển nội bộ:
+ Đối với đơn vị xuất:
Nợ TK 136 : Phải thu nội bộ
Có TK 152 : Nguyên vật liệu
Trang 26+ Đối với đơn vị nhận nguyên vật liệu:
1.2.4.2 Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Theo phương pháp này, giá trị vật tư hàng hóa mua vào nhập kho trong kỳ đượcphản ánh trên tài khoản riêng (TK 6111) Cuồi kỳ tiến hành kiểm kê nhằm xác định giátrị vật tư hàng hóa thực tế tồn kho Giá trị vật tư hàng hóa tồn kho được kết chuyểnsang theo dõi trên các tài khoản hàng tồn kho Đồng thời căn cứ vào giá trị vật tư hàngtồn kho để xác định giá trị vật tư xuất trong kỳ Theo phương pháp này thì mọi nghiệp
vụ mua hàng đều phải sử dụng tài khoản 611 thay vì sử dụng tài khoản 152 theophương pháp kê khai thường xuyên Cách hạch toán theo phương pháp kiểm kê định
kỳ giống với phương pháp kê khai thường xuyên
- Trị giá vật tư tồn kho đầu kỳ
- Trị giá gốc nguyên liệu mua
trong kỳ,hàng hóa đã bán bị trả
lại
- Trị giá NVL,CCDC,HH tồn kho cuối kỳ(theo kết quả kiểm kê)
- Trị giá hàng đang đi đường cuối kỳ
- Trị giá NVL,CCDC,HH xuất trong kỳ
- Trị giá HH xuất gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ
- Trị giá NVL,CCDC,HH trả lại cho người bán hoặc được giảm giá
Trang 27+ TK 621, 627, 641, 642
* Sơ đồ hạch toán:
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3 Yêu cầu quản lý và ý nghĩa của thông tin kế toán nguyên vật liệu:
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanhđòi hỏi phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sửdụng và dự trữ
Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động Các doanhnghiệp phải thường xuyên mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho sản xuất.Ởkhâu thu mua phải quản lý về khối lượng, chất lượng, qui cách, chủng loại, giá mua,chi phí mua
TK 611152,151
Trị giá NVL đầu kỳ chuyển sang
152, 151
Trị giá NVL cuối kỳ
621,627,641,642 Trị giá VL xuất cho SXKD
trong kỳ
Trang 28Tổ chức tốt bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện đúng chế độbảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu, tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo
Thông tin kế toán nguyên vật liệu cung cấp chính xác, kịp thời tình hình nguyên vậtliệu như số lượng, chất lượng và giá trị từng loại
Thông tin kế toán nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp biết tình hình dự trữ, tiêuhao nguyên vật liệu, từ đó đưa ra kế hoạch thu mua hợp lý Giúp phát hiện các loạinguyên vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời Ngănngừa việc sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí
Phản ánh chính xác và kịp thời một phần tình hình tài sản của doanh nghiệp.Cungcấp thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp, góp phần đảm bảo thông tinbáo cáo tài chính đáng tin cậy
Trong cấu tạo của giá sản phẩm thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớncho nên việc sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọngtrong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận kinh doanh Vì vậy ý nghĩa của thôngtin kế toán nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng
Trang 29Chương 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty:
Công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ
Tên giao dịch : PHONG PHÚ HOME TEXTILES JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : PPH JSC
Mã giao dịch : PPGD
Vốn điều lệ : 80.000.000.000 đồng
Số lượng cổ phiếu phát hành : 8.000.000 cổ phiếu
Giấy ĐKKD số : 4103008444 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấpngày 16/11/2007
Chủ tịch Hội Đồng Quản trị - Tổng Giám Đốc : Phạm Xuân Trình
Địa chỉ : 48 Tăng Nhơn Phú – Phường Tăng Nhơn Phú B – Q.9 – Tp.Hồ Chí Minh
Mã số thuế : 0305327881
Điện thoại : (08)6400067 Fax : (08)7281848
Công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ tiền thân là hệ thống sản xuấtkhăn thuộc Tổng Công ty cổ phần Phong Phú, chuyên sản xuất và kinh doanh khăn vàcác sản phẩm từ khăn với số lượng 5.800 tấn/năm Năm 2007, Tổng Công ty cổ phầnPhong Phú chọn hình thức cổ phần hóa hế thống sản xuất khăn theo qui định tại điều 3nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển doanhnghiệp nhà nước thành công ty cổ phần là : Bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tạidoanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư Số lượng cổ phầnbán đấu giá ra bên ngoài thành công là 1.605.800 cổ phần
Trong 3 năm qua từ khi chuyển thành công ty cổ phần, công ty cổ phần DỆT GIADỤNG PHONG PHÚ gặt hái nhiều thành công về lợi nhuận cũng như về thương hiệu
Trang 30Năm 2009 là năm đánh dấu bước ngoặt mới cho công ty khi vinh dự nhận được giảithưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009” cho dòng sản phẩm Áo choàngtắm, khăn bông cao cấp mang thương hiệu Mollis Trước đó, năm 2008 công ty đã đạtgiải nhất “Gian hàng chuyên nghiệp” tại Hội chợ Thời trang Việt Nam Vào tháng9/2008, công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ đã vinh dự nhận được giảithưởng “ Doanh nghiệp phát triển được mặt hàng có tính khác biệt cao” của cuộc bìnhchọn “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Dệt may Việt Nam”.
2.1.2 Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Qui trình sản xuất kinh doanh:
+ Qui trình sản xuất chung:
+ Trong đó các công đoạn Dệt, Nhuộm, May được thực hiện như sau :
Trang 31+ Phát triển bền vững, trở thành nhà cung cấp khăn bông hàng đầu thế giới, có trình
độ công nghệ - quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có khả năng cạnh tranh và hộinhập nền kinh tế thế giới
- Định hướng phát triển:
+ Con người là yếu tố quyết định, từ đó xác định công tác trọng tâm và hàng đầu là xây dựng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng đảm nhiệm, giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp luật, cùng với việc chú trọng tuyển dụng người lao động đúng chuyên ngành và tuyểnchọn đưa cán bộ đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ trong và ngoài nước, luôn quan tâm công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân tại các đơn vị sản xuất + Xây dựng nền tài chính lành mạnh và quan tâm thích đáng về nhân lực cho công tácnghiên cứu thị trường Hoạch định các chính sách thị trường phù hợp, phân tích và xác định thị trường mục tiêu- tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa
Nhuộm trắng Thành phẩm Nhuộm
Thành phẩm
nhuộm Máy cắt dọc Máy may ngang Thành phẩm khăn
Trang 32+ Đa dạng hóa sản phẩm, các ngành hàng, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển mạng lưới kinh doanh tổng hợp, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế Chuyên mônhóa việc xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cùng các nhãn hiệu sản phẩm + Giữ vững và phát huy bản sắc Văn hóa doanh nghiệp Tạo điều kiện và chính sách tốt nhất, nhằm chăm lo đời sống và lợi ích cho người lao động.
+ Tiếp tục phát huy và giữ vững danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam”
2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý :
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý:
Trang 33Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý.
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
P.Kinh doanh XNK
P.Tài chính Kế toán
P.Kỹ thuật Chất lượng
P.Kế hoạch cung
ứng
P.Thiết kế định mức
Ban Điện
NHÀ MÁY XƯỞNG
Nhà máy Dệt Hải
Vân
Nhà máy MayNhà máy NhuộmNhà máy Dệt khăn
Trang 34- Chức năng : Tham mưu giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc về công tác hành
chánh, công tác quản lý nhân sự,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ISO và mạng thôngtin
- Nhiệm vụ :
+ Đảm nhiệm công tác tiếp tân, văn thư quản lý con dấu, duy trì các hoạt động hỗ trợcông tác hành chính cho các phòng, bộ phận khác trong công ty.Soạn thảo các chínhsách, quy định có liên quan đến công ty
+ Thực hiện các thủ tục, giao dịch với cơ quan chính quyền theo yêu cầu của Tổnggiám đốc
+ Xây dựng thương hiệu và hình ảnh công ty Công tác tổ chức và tuyển dụng.Công tácbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
*Phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu:
+ Dự báo khả năng tiêu thụ hàng hóa thực tế, lập kế hoạch kinh doanh tiêu thụ sảnphẩm hàng quý Thường xuyên đến đại lý, cửa hàng để thu thập thông tin đồng thờicủng cố và duy trì quan hệ tốt với khách hàng của công ty
+ Nghiên cứu cách tiếp thị có hiệu quả
+ Theo dõi công nợ, việc thanh toán tiền hàng của khách hàng và có biện pháp thu hồicông nợ kịp thời Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ kinh doanh
+ Lập các báo cáo kinh doanh định kỳ và đột xuất theo yêu cầu cấp trên
* Phòng Tài Chính Kế Toán
- Chức năng :
+ Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về quản lý nguồn vốn và tài sản công ty
Trang 35+ Chịu trách nhiệm báo cáo các số liệu tài chính, chi phí, thu nhập theo đúng tình hìnhkinh doanh của công ty cho cơ quan Tổng giám đốc và cơ quan thuế nhà nước.
+ Theo dõi cổ đông
- Nhiệm vụ:
+ Lập các báo cáo đúng thời gian yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác củacác báo cáo đó
+ Lưu trữ bảo quản tất cả hồ sơ, chứng từ kế toán
+ Thực hiện các thủ tục vay vốn kịp thời để đáp ứng yêu cầu kinh doanh
+ Thực hiện thu, chi, tạm ứng theo đúng quy định công ty Báo cáo kịp thời Tổng giámđốc các trường hợp nghi vấn sai lệch, giả mạo Giám sát các khoản chi tiêu theo kếhoạch và báo cáo kịp thời những khoản chi vượt mức kế hoạch cho Tổng giám đốc.+ Thanh toán các chi phí hành chính như điện, nước, điện thoại, internet, tiền gửi xe,tiền thuê kho chứa hàng, thuê bãi đậu xe……
+ Cập nhập kịp thời, chính xác các văn bản pháp qui của luật thuế Việt Nam để báo cáoTổng giám đốc những tác động có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của côngty
+ Theo dõi và cập nhập tình hình cổ đông của công ty
* Phòng Kỹ Thuật Chất Lượng:
- Chức năng :
Tham mưu giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc về công tác kiểm soát chất lượng, xử
lý khiếu nại của khách hàng về công tác kỹ thuật, đầu tư an toàn, môi trường, nângbậc…
Trang 36+ Quản lý hồ sơ, lý lịch thiết bị trong toàn công ty, phối hợp xây dựng và ban hành quyphạm an toàn các thiết bị trong công ty.
+ Quản lý thiết bị áp lực theo đúng qui định của nhà nước và qui chế của công ty.+ Giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường
+ Trực tiếp quản lý ban điện và bộ phận cơ khí của công ty
+ Cung cấp các thông số kỹ thuật và các dữ liệu liên quan đến tính giá thành sản phẩmkhăn Hỗ trợ các nhà máy về kỹ thuật sản xuất khăn
+ Ban hành thiết kế, qui trình công nghệ và tiêu chuẩn khăn đúng yêu cầu sản xuất.+ Chủ động hướng dẫn và phối hợp xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật theo quiđịnh: định mức về tiêu hao, định mức về năng suất, chất lượng, lao động
* Phòng Kế Hoạch – Cung Ứng – Kho Vận :
- Chức năng :
+ Tham mưu giúp việc cho cơ quan Tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất của công ty
về cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vật tư phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, phụ liêutheo kế hoạch sản xuất và nhu cầu sử dụng Giao nhận, lưu giữu, bảo quản vật tư,nguyên nhiên liệu, thành phẩm… theo nhu cầu công ty
- Nhiệm vụ :
+ Bộ phận Kế Hoạch :
Căn cứ vào nhu cầu bán hàng và năng lực sản xuất của công ty xây dựng và thựchiện kế hoạch sản xuất
Trang 37 Xác định nhu cầu sử dụng nguyên liệu lập kế hoạch theo đơn đặt hàng, kế hoạchđịnh kỳ tháng, quý, năm.
Cân đối, lập kế hoạch và triển khai đến từng đơn vị
Kiểm tra, giám sát, bổ sung, chỉnh sửa khi có nhu cầu trong suốt quá trình thựchiện: kể từ khi thực hiện cho đến khi kết thúc giao hàng
Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất
+ Bộ phận Cung Ứng :
Cung ứng nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, vật tư phụ tùng, hóa chất, thuốcnhuộm… theo nhu cầu kế hoạch của các đơn vị đã được cơ quan Tổng giám đốc duyệt
Tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất về giá cả, chất lượng, tiến độ…
Khảo sát, đàm phán, lập thủ tục trình giá, soạn thảo hợp đồng trình Tổng giám đốc
Đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời
Thực hiện đầy đủ các thủ tục nhập kho, thanh toán theo đúng quy định
Phối hợp giải quyết các trở ngại phát sinh giữa đơn vị và nhà cung cấp chất lượng,tiến độ…
Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất
Trang 38+ Quản lý, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện của công ty, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệuquả và an toàn Nghiên cứu đề xuất các phương án về tiết kiệm điện, các phương ánđầu tư phát triển hệ thống điện của công ty.
+ Xây dựng và tổ chức công tác lịch xích tu, sửa chữa thiết bị điện
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến năm 2009:
Đơn vị tính : Đồng
1 Doanh thu thuần 502.461.569.938 510.500.432.945 8.038.863.000 1,6
Qua bảng trên ta thấy:
Giá vốn hàng bán tăng 0,85%, cao hơn năm trước do giá mua nguyên vật liệu tăngnhẹ cộng thêm chi phí vận chuyển tăng lên do giá xăng dầu biến động Vì vậy, giá bánnăm 2009 tăng lên nên doanh thu năm 2009 cao hơn doanh thu năm 2008, tăng 1,6%đồng thời do số lượng bán ra cũng tăng lên
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 6,91%, chi phí tài chính tăng 1,1%
Chi phí bán hàng tăng 3,75% và chi phí quản lý tăng 0,16% do công ty mở rộngthêm hệ thống phân phối cho dòng sản phẩm cao cấp
Tuy chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn năm
2008 nhưng nhìn chung chỉ tăng nhẹ so với mức tăng của doanh thu thuần và doanh thuhoạt động tài chính Vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 21,08%
so với năm 2008 Công ty có khoản lợi nhuận năm 2009 khá cao so với năm 2008
Trang 39Điều này chứng tỏ công ty luôn có mức tăng trưởng nhanh, bền vững, xứng đáng vớinhững thương hiệu công ty đã đạt được.
Nói chung tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hainăm 2008 – 2009 cho thấy công ty đang làm ăn có lãi và lợi nhuận ngày càng tăng, đây
là bước tạo đà cho công ty tiếp tục phát triển, ngày càng đạt kết quả cao hơn, giữ vững
và phát huy danh hiệu “ Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam”
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần DỆT GIA DỤNG PHONG PHÚ: 2.2.1.Cơ cấu bộ máy kế toán :
2.2.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Trang 402.2.1.2 Nhiệm vụ từng bộ phận :
* Kế toán tài chính :
- Vốn bằng tiền : gồm tiền mặt, tiền tạm ứng, tiền vay ngân hàng.
+ Kế toán tiền mặt :
Cập nhật và lập phiếu thu, chi tiền khi bộ chứng từ đúng, đầy đủ
Kiểm soát chứng từ thu, chi bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp và đúng theo quiđịnh công ty
Phân tích lợi nhuận
Phân tích :Đầu tưChi phíKhác
Kế Toán Tài Chính
(Kế Toán Tổng Hợp)