d) Phó chủ tịch UBND cấp xã
3.2.9. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã
điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành cán bộ, công chức nhà nước. Đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tỉnh Phú Thọ đã có Kế hoạch số 04/KH-TU ngày 03/4/1998 "Quy hoạch cán bộ năm 2000 đến năm 2005 và 2010"; yêu cầu quy hoạch cán bộ phải bảo đảm có đủ nguồn để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới, trẻ hóa khoảng 30-40% đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy có trách nhiệm trực tiếp xây dựng quy hoạch cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền xã; Ban thường vụ Đảng ủy xã xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh còn lại của xã.
Thông qua việc xây dựng quy hoạch cán bộ, cấp ủy các cấp tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã; dự báo nhu cầu cán bộ, lựa chọn nguồn cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, đưa họ thử thách ở nhiều công tác khác nhau để nắm bắt được khả năng, sở trường, sở đoản của họ.
Phải xuất phát từ xây dựng quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nề nếp, Ban thường vụ các huyện, thành, thị ủy: Ban thường vụ các Đảng ủy xã hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch. Để đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, tập thể Ban thường vụ huyện, thành, thị ủy phải có Nghị quyết về việc giới thiệu những người tham gia ứng cử để bầu vào các chức danh trong đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
3.2.9. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã tồn tại ngay tại cơ sở, nơi diễn ra cuộc sống và mọi hoạt động của dân, nơi cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ thường xuyên cùng sinh sống với dân nhưng lại nhiễm phải thói quan liêu, hành chính hóa, không nắm được dân, không hiểu
dân. Những yếu kém bất cập của cán bộ chính quyền cấp xã trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, của sự chuyển đổi cơ chế kinh tế, của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền. Đội ngũ cán bộ cấp xã đông nhưng không mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
Cấp xã là gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi. Thế mà vì hẹp hòi, bao biện, không biết phân công. Vì dân chưa biết lựa chọn để cử những người có năng lực. Vì cấp trên không biết cân nhắc, giúp đỡ, đốc thúc, kiểm tra, huấn luyện. Thành thử phần nhiều cấp xã là uể oải, thiếu năng lực, kém tinh thần [39, tr. 371].
Thực tiễn những năm qua cho thấy, những sai phạm của cán bộ chính quyền cấp xã nếu không được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tạo cơ hội cho cán bộ sai lầm lớn hơn dẫn đến mất lòng tin trong nhân dân, Đảng mất cán bộ, uy tín của Đảng, của Nhà nước đối với nhân dân bị giảm sút. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã phải được tiến hành thường xuyên, không chờ khi cán bộ vi phạm nghiêm trọng mới kiểm tra xử lý kỷ luật. Thực hiện chế độ nhân dân tham gia xây dựng và giám sát, kiểm tra hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã theo tinh thần của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích" [39, tr. 520].
Cán bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nhất là cách thức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã. Nhằm xây một đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Kết luận
Chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là trung tâm của hệ thống chính trị cấp xã, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.
Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Chính quyền cấp xã trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào cũng có vị trí hết sức quan trọng. Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Cán bộ và công tác cán bộ luôn là "khâu then chốt trong vấn đề then chốt " của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực và trí tuệ, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới.
Ngoài những kiến nghị cụ thể trên về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới đất nước, trong bối cảnh Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức vừa được ban hành và đã có hiệu lực, đã đưa đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trở thành cán bộ, công chức nhà nước. Luận văn có một số kiến nghị nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1- Cần có sự nghiên cứu, sửa đổi những hạn chế của Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND (Sửa đổi). Quy định rõ hơn, cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND và UBND cũng như cơ chế để thực hiện các quyền đó. Trong đó cũng cần có các quy định để đảm bảo cho hoạt động của HĐND có hiệu lực, hiệu quả hơn.
2- Chính phủ cần sớm đưa ra những quy định cụ thể hơn về chế độ chính sách đãi ngộ cũng như các tiêu chuẩn cần phải có về trình độ năng lực đối với đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Quy định cụ thể những đối tượng nào ở cấp xã được tính là cán bộ, công chức nhà nước cũng như số lượng biên chế của từng loại xã, phường, thị trấn. Trên cơ sở đó để các cấp chính quyền xây dựng quy hoạch cán bộ khoa học, hợp lý. Đồng thời cũng tạo sự an tâm, cũng như ý thức phấn đấu vươn lên của cán bộ cấp xã.
3- Đối với các chức danh cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã phải qua bầu cử như Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND có một số kiến nghị như sau: Đối với chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND có thể sử dụng cơ chế dân bầu trực tiếp; đối với chức danh chủ tịch UBND trong những trường hợp cần thiết mà chưa đến thời điểm bầu cử mà cần bố trí một đồng chí không phải là thành viên HĐND làm Chủ tịch UBND cùng cấp thì đưa ra HĐND bầu để đồng chí đó làm Chủ tịch UBND. Điều này cần được bổ sung vào Luật tổ chức và hoạt động HĐND và UBND chứ không nên chỉ thể hiện trong văn kiện.
4- Cần thực hiện nhất quán chiến lược cán bộ, sử dụng cán bộ, đào tạo cán bộ theo đúng quy hoạch. Tránh tình trạng cán bộ trong diện quy hoạch được cử đi đào tạo tập trung, dài hạn, sau khi học xong về địa phương thì bị "hết ghế ", không được bố trí vào các chức danh chủ chốt như dự kiến quy hoạch.
5- Tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Có chế độ kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý nghiêm minh những cán bộ chính quyền cấp xã vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1995), Hội thảo bàn về cải cách hành chính địa phương, vụ chính quyền địa phương, Kỷ yếu đề tài khoa học, Hà Nội.
2. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước (2000), Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (12/2000), Khuyến nghị về chính sách đối với cán
bộ xã, phường, thị trấn.
4. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2001), Công văn số 151 ngày 8/5 Về việc góp ý đề án kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, Hà Nội.
5. Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1993), Sổ tay công tác chính quyền, Hà Nội.
6. Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 10 khóa X về thúc đẩy tăng cường và nâng cao chất lượng phát triển, tạo chuyển biến mới về kinh tế - xã hội trong 5 năm đầu thế kỷ (19-12- 2001), Hà Nội.
7. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1994-9999 của HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ khóa XIV.
8. Chính phủ (1993), Nghị định 46/CP ngày 23/6 Về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
9. Chính phủ (1995), Nghị định 50/CP ngày 26/7 Về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
10. Chính phủ (1995), Quyết định 97/QĐ-UB ngày 15/10 Về củng cố tổ chức bộ máy làm việc của cấp xã, phường, thị trấn.
11. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Nghị quyết trung ương 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Tài liệu học tập Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. HĐND tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 09/NQ khóa XIV, kỳ họp thứ 3 Về tiêu chuẩn chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
23. HĐND tỉnh Phú Thọ (1997), Nghị quyết 09 ngày 14/8, Phú Thọ. 24. HĐND tỉnh Phú Thọ (2002), Kỷ yếu kỳ họp thứ sáu, thứ bẩy, Phú Thọ.
25. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
26. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Học viện Hành chính Quốc gia (11-1996), Những vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và phương pháp sư phạm hành chính, Hà Nội.
28. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Học viện Hành chính Quốc gia (2000), Tạp chí quản lý Nhà nước, 3(50). 30. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
31. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 32. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 33. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 34. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tâp 45, Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
35. Luật tổ chức HĐND và UBND (Sửa đổi) (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Luật bầu cử đại biểu HĐND (Sửa đổi) (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. C. Mác và Ph. Ăngghen (1971), Toàn tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1974), Bàn về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (2001), 55 năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hà Quang Ngọc (2000), Góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
47. Bùi Tiến Quý (2000), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (đồng chủ biên) (2003), Thực hiện quy chế dân