Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay potx (Trang 79 - 81)

d) Phó chủ tịch UBND cấp xã

3.2.5.Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã

Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh. Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã vững mạnh thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng.

Thực tế cho thấy, ở những địa phương có chính quyền cấp xã vững mạnh là do có đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mạnh. Và những địa phương có điểm nóng về chính trị, đơn thư khiếu nại, tố cáo nhiều thì nguyên nhân đầu tiên bắt đầu yếu kém từ khâu cán bộ. Đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh Phú Thọ tuy đã được củng cố, chọn lọc qua cuộc bầu cử HĐND nhiệm kỳ 1999-2000. Song hiện nay so với yêu cầu nhiệm vụ mới của cả nước, của địa phương thì chất lượng vẫn chưa đồng đều. Ngay cả đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của cả đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trong toàn tỉnh hiện nay là rất cấp bách.

Xã, phường, thị trấn là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước thành hiện thực. Mọi hoạt động của cán bộ chính quyền cấp xã có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Uy tín của Đảng, Nhà nước được xây dựng và củng cố hay không tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Chính vì vậy, đối với những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực trình độ mà không thể khắc phục sửa chữa được thì không bố trí đi học, đi đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Trước mắt phải sử dụng thật tốt số cán bộ hiện có, đồng thời tích cực chuẩn bị lớp cán bộ kế cận. Vì cán bộ có phẩm chất, năng lực cao không phải là sản phẩm tự nhiên mà là sản phẩm của quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn

luyện cán bộ của Đảng, Nhà nước và của cả cá nhân người cán bộ đó. Người cán bộ đó phải có quá trình tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải gắn chặt với quy hoạch cán bộ. Mỗi chức danh cán bộ chủ chốt phải có sự chuẩn bị từ 2 đến 3 người, có kế hoạch cho đi đào tạo. Đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn cán bộ phù hợp đối với từng chức danh, trên cơ sở đó người cán bộ có hướng phấn đấu.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cấp xã cũng phải tính đến một yếu tố, đó là: Cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay chủ yếu là ở địa bàn nông thôn, cho nên đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã hầu hết xuất thân từ nông dân. Do đó, đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có những đặc thù riêng, khi đưa ra các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng cần có sự quan tâm thích đáng.

Trên cơ sở tiêu chuẩn cụ thể, các xã, phường, thị trấn xây dựng quy hoạch cán bộ để đưa đi đào tạo chứ không chỉ hạn chế công tác đào tạo, bồi dưỡng sau khi đã trúng cử như hiện nay. Cần xây dựng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức cần phải có khi muốn ứng cử, đề cử vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã. Không bố trí cán bộ tuổi đời đã quá cao (trên 50) hoặc cán bộ không có trình độ - năng lực, cũng như cán bộ không có bằng cấp chuyên môn vào đảm nhiệm các chức danh cán bộ chủ chốt cũng như các chức danh cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ở cấp xã.

Xây dựng đề án quy hoạch cán bộ có gắn liền với kế hoạch đào tạo cán bộ để tránh tình trạng thiếu cán bộ, phải sử dụng cả cán bộ chưa qua đào tạo như hiện nay. Song cũng phải tính đến cả tình trạng, nếu đưa cán bộ đi đào tạo mà không có kế hoạch thì sẽ rơi vào tình trạng thừa cán bộ có bằng cấp mà thiếu cán bộ có năng lực hoạt động thực tiễn ở cấp xã, thiếu cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của cấp xã.

Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa- là xu thế tất yếu không thể cưỡng lại được. Để chủ động hòa nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất, sớm thoát ra khỏi thực trạng chậm phát triển, tụt hậu, cần phải có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo trong hoạt động quản

lý, điều hành để tác động trực tiếp quá trình chuyển đổi này, nhằm khai thác triệt để các yếu tố tiềm năng tàng ẩn ở cơ sở.

Do đó, phải tạo môi trường thuận lợi để đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nâng cao trình độ. Cần có sự hỗ trợ về mặt vật chất và sự yên tâm về mặt tinh thần. Trên cơ sở đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, phải từng bước nâng cao mặt bằng dân trí. Thực tiễn cho thấy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có được thực hiện nghiêm chỉnh, đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc không chỉ vào chất lượng cao hay thấp của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ còn nhiều khó khăn, trình độ của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã còn thấp, trình độ dân trí của đa số dân cư không cao. Vấn đề cơ bản hiện nay là phải tiếp tục phát triển kinh tế, trên cơ sở đó nâng cao đời sống của nhân dân, của đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng nông thôn mới. Kinh tế phát triển, đặt ra cho đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã phải không ngừng nâng cao trình độ năng lực về lý luận chính trị, về chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất đạo đức... để đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng đặt ra.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã ở tỉnh Phú Thọ hiện nay potx (Trang 79 - 81)