Đề án và các giải pháp tăng trưởng và phát triển kinh tế

17 246 1
Đề án và các giải pháp tăng trưởng và phát triển kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án nghiên cứu các giải pháp tăng trưởng và phát triển kinh tế hiện nay.

MỤC LỤC Mở đầu 2 I : Bản chất của tăng trưởng phát triển kinh tế 3 1/ Khái niệm bản chất 3 a) Tăng trưởng kinh tế 3 b) Phát triển kinh tế 3 2/ Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 3 a) Nhân tố kinh tế 3 b) Nhân tố phi kinh tế 4 3/ Các mô hình tăng trưởng kinh tế 5 a) Mô hình cổ điển 5 b) Mô hình của K.Marx 5 c) Mô hình tân cổ điển 6 d) Mô hình của Keynes 6 e) Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại 6 II : Thực trạng giải pháp 7 1/ Thực trạng 7 a) Khu vực dịch vụ 7 b) Khu vực công nghiệp 8 c) Khu vực nông nghiệp 9 2/ Giải pháp 11 a) Đối với ngành dịch vụ 11 b) Đối với ngành công nghiệp 13 c) Đối với ngành nông nghiệp 14 d) Phát triển ngành đi đôi với phát triển nguồn nhân lực công nghệ 15 Kết luận 16 Tài liệu tham khảo 17 1 Mở Đầu Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong Vùng Phát triển Kinh Tế Trọng Điểm Phiá Nam (gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Dương), đây là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước, có tác động lôi kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển. Ba mươi năm qua, thành tựu lớn nhất thành phố đạt được là luôn giữ ổn định chính trị, kể cả trong những thời điểm trong nước có nhiều khó khăn thế giới có những diễn biến phức tạp; kinh tế được khôi phục không ngừng phát triển, nhất là trong 20 năm đổi mới, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước Việc phát triển kinh tế thành phố có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của đất nước, đây không chỉ là vấn đề riêng của thành phố mà còn được cả nước quan tâm . Vì vậy để đưa thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố phát triển năng động,hiện đại, bền vững, là một trung tâm thương mại lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á cần phải lựa chọn những bước đi thích hợp, những chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả. 2 I Bản chất của tăng trưởng phát triển kinh tế: 1/ Khái niệm bản chất : a) Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở qui mô tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị . Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP, GNI được tính cho toàn thể nền kinh tế hoạc tính bình quân trên đầu người. b) Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là một quá trình biến đổi cả về lượng về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về nền kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển phải là một quá trình lâu dài do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. 2/ Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế: Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình tăng trưởng kinh tế, việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất nội dung tác động khác nhau là: nhân tố kinh tế nhân tố phi kinh tế. a) Nhân tố kinh tế: Đây là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào đầu ra của nền kinh tế . Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc chính vào sức mua khả năng thanh toán của nền kinh tế,tức là tổng cầu còn giá trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức các yếu tố nguồn lực tác động trực tiếp. *Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cầu: - Vốn(K): là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đế tăng trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền(giá trị).Đó là sự thể hiện của tính chất tăng trưởng theo chiều rộng. - Lao động(L): là một yếu tố đầu vào của của sản xuất. Lao động không chỉ là yếu tố vật chất đầu vào mà còn có cả khía cạnh phi vật chất đó là các lao động có kỹ năng sản xuất ,lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc 3 phân tíc lợi thế vai trò của các yếu tố này trong Tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển đang phát triển. - Tài nguyên, đất đai(R): được coi là yếu tố đầu vào của sản xuất. Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hiện bố trí các cơ sở kinh tế thuộc các nghành công nghiệp, dịch vụ. - Công nghệ kỹ thuật(T): được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng trong điều kiện hiện đại.Yếu tố công nghệ càng được hiểu đầy đủ theo hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt những kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lí, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm,quy trình công nghệ. Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu,thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển của sản xuất. *Các nhân tố tác động đến tổng cầu: - Chi cho tiêu dùng cá nhân(C): bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên các khoản chi khác ngoài dự kiến phát sinh. - Chi tiêu của chính phủ(G): bao gồm các khoản mục chi tiêu hàng hóa dịch vụ của Chính phủ . - Chi cho đầu tư(C): Đây thực chất là các khoản cho các nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp các đơn vị kinh tế, bao gồm đầu tư vố cố định đầu tư vốn lưu động. - Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M): thực tế giá trị hàng hóa xuất khẩu là các khoản phải chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước, còn giá trị nhập khẩu là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng lại không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố trong nước. b) Nhân tố phi kinh tế : - Đặc điểm văn hóa -xã hội: là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động ,của kỹ thuật ,của trình độ quản lý kinh tế -xã hội. Xét trên khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình phát triển. - Nhân tố thể chế chính trị-kinh tế-xã hội: được thừa nhận tác động đến quá trình phát triển đất nước the khía cạnh tạo dựng hành lang môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. - Cơ cấu dân tộc: sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi co lợi cho dân tộc này, nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Đó chính là nguyên nhân nảy sinh những xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước. - Cơ cấu tôn giáo: những ý thức tôn giáo thường là cố hữu ,ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ 4 của xã hội tùy theo mức độ, song có thể là sự hòa hợp, nếu có chính sách đúng đắ của chính phủ. - Sự tham gia của cộng đồng : dân chủ phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lục thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội. 3/ Các mô hình tăng trưởng kinh tế: Mô hình kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sư phát triển kinh tế thông qua các các biến số kinh tế mối quan hệ nhân quả giữa các biến số quan trọng trong quá trình phát triển sau khi đã tước bỏ đi sự phức tạp không cần thiết. a) Mô hình cổ điển: - Adam Smith(1723-1790): Ông được coi là cha đẻ của ngành kinh tế học “Của cải của các nước” được coi là là tác phẩm đầu tiên trình bày một cách đầy đủ có hệ thống nhất những luạn điểm về kinh tế học. Nội dung cơ bản của tác phẩm này là: + Học thuyết “Giá trị lao động”Ông cho rằng lao động chứ không phải đất đai ,tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước. + Học thuyết “Bàn tay vô hình” “ ông cho rằng dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho các bánh xe kinh tế hoạt động gần như kỳ diệu. Không ai cần kế hoạch, không cần qui tắc ,thị trường sẽ giải quyết tất cả”. - David Riacrdo: được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất với tác phẩm nổi tiếng “Các nguyên tắc của chính trị kinh tế học thuế khóa”. Giải thích về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế ông tranh luận rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế . Trong phân chia các nhóm người trong xã hội phân phối thu nhập Ricardo ch rằng nhà tư bả là người chủ động trong quá trình phân phối giữa tư bản địa chủ cũng như giữa tư bản công nhân . Tiền công của công nhân phụ thuộc vào thương lượng giữa các nhóm công nhân nhà tư bản. b) Mô hình của K.Marx: Tác phẩm nổi tiếng nhất là bộ “tư bản”. Những luận điểm cơ bản nhất của Marx về phát triển kinh tế bao gồm: - Các yếu tố tăng trưởng kinh tế: theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là lao động, theo Marx sức lao động đối với nhà tư bản là một thứ hàng hóa đặc biệt. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ản thân nó, giá trị đó bằng giá trị lao động cộng với giá trị thặng dư. - Sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản: cũng như Ricardo, Marx cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội bao gồm ba nhóm người: địa chủ, nhà tư bản công 5 nhân, nhưng ngược với Ricardo, ông cho rằng sự phân phối này không hợp lý mà còn mang tính chất bóc lột. c) Mô hình tân cổ điển: Những tư tưởng cơ bản của trường phái này có những đặc điểm mới so với các nhà kinh tế cổ điển nhưng cũng có những quan điểm thống nhất với họ.Các nhà kinh tế tân cổ điển lại có cách giải thích khác hơn về tính chất của nông nghiệp. Họ cho rằng khu vực này không có biểu hiên trì trệ tuyệt đối, một sự gia tăng lao động trong nông nghiệp vẫn tạo ra mức tổng sản phẩm cao hơn, vì vậy khi xuất hiện khu vực công nghiệp thì ngay từ đầu phải quan tâm đến cả hai khu vực. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào động lực tích lũy ở cả 2 khu vực kinh tế,trong đó khu vực công nghiệp cần được quan tâm nhiều hơn. d) Mô hình của Keynes: Là hệ thống lý luận kinh tế vĩ mô lấy tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất tiền tệ (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của John Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. *Mô hình Harrod-Domar: Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng thất nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng các nhu cầu về vốn. Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. *Mô hình Robert Solow (1956) Với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)). e) Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại: 6 Tiêu biểu là P.A Samuelson với tác phẩm “Kinh tế học”(1948) . Các nhà kinh tế trong trường phái này ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp , trong đó thị trường trực tiếp xác dịnh những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế nhà nước tham gia điều tiết có có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Theo Samuelson , rong nền kinh tế hiện đại, Chính phủ có bốn chức năng cơ bản: thiết lập khuôn khổ pháp luật,xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô,tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế, thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập. II Thực trạng giải pháp 1/ Thực trạng a) Khu vực dịch vụ Theo Sở Thương mại, trong nhiều năm qua,ngành dịch vụ luôn đóng góp trên 50% GDP của TPHCM đây là ngành quyết định,chủ lực của nền kinh tế thành phố. Thế nhưng,trong vài năm trở lại đây, ngành dịch vụ ở TPHCM đang có dấu hiệu chững lại, sụt giảm trên phần lớn các nhóm ngành có sự phát triển không đồng đều. Với vị trí là trung tâm kinh tế - văn hoá của các tỉnh miền nam TPHCM có điều kiện thuận lợi phát triển các thưong mại dịch vụ như phân phối hàng hoá, du lịch, tài chính, ngân hàng,viễn thông, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, y tế, dịch vụ xã hội…Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dịch vụ ở thành phố trong những năm gần đây lại đang có dấu hiệu chững lại sụt giảm đáng báo động. Theo niên giám thống kê TPHCM, cơ cấu ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm GDP trong nước trên địa bàn TPHCM vào năm 1999 đạt được 53,9%. Đến năm 2000, tỉ trọng này giảm xuống còn 52,6%, năm 2001 2002 giảm còn 51,6%. Bước sang năm 2003 tiếp tục giảm còn 50,5% trong trong 6 tháng đầu năm 2004 giảm còn 48,9%. Điều này hoàn toàn đi ngược với xu hướng chung của các nước có nền kinh tế phát triển. Đánh giá tình hình các ngành dịch vụ kiến nghị với UBND TPHCM, Sở Thưong mại TPHCM nhận định: “do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau cùng quản lí lĩnh vực thưong mại dịch vụ nhưng chưa có cơ quan đầu mối chưa chiến lược đầu tư phát triển đồng bộ nên ngành dịch vụ của TPHCM phát triển không đồng đều.Một số hân ngành gắn liền với hoạt động sản xuất như hân phối hàng hoá,vận tải,ngân hàng…được quan tâm đầu tư phát triển khá tốt. Trái lại những ngành ít gắn bó trực tiếp sản xuất như kiểm toán, nghiên cứu thị trường, dịch vụ cho thuê tài chính,quảng cáo lại ít được quan tâm đầu tư nên chưa đáp ứng nhu cầu.” 7 Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lấy ngành dịch vụ thương mại làm trọng tâm, TPHCM đó đưa ra nhiều giải pháp để phát triển các ngành dịch vụ, phấn đấu đưa giá trị gia tăng tăng 14,2% trở lên kim ngạch xuất khẩu tăng trên 15%, so với năm trước. Năm 2007, kinh tế TPHCM tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng. Các ngành dịch vụ có mức tăng trưởng cao, ước tính cả năm - giá trị gia tăng tăng khoảng 14,1%, chiếm tỷ trọng 52,6% GDP của TP. Trong đó, 4 ngành dịch vụ tăng trưởng mạnh là: tài chớnh-ngân hàng, du lịch, bưu chính-viễn thông vận tải-dịch vụ cảng-kho bãi. b) Khu vực công nghiệp Theo UBND TPHCM, qua hai năm rưỡi triển khai chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng giá trị sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, hoá chất, điện tử - công nghệ thông tin chế biến tinh lương thực thực phẩm) tăng từ 56,5% vào năm 2006 lờn 57,8% vào 6 tháng đầu năm 2008. Tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh có xu hướng tăng dần!. Thống kê từ UBND TPHCM cho thấy trong hai năm rưỡi, từ 2006 đến hết tháng 6 năm 2008, đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với mục đích gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm. Những chương trình đó đã phần nào mang lại những kết quả đỏng khích lệ. Cụ thể một số ngành như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin đều tăng tỷ lệ trong tổng giátrị sản xuất ngành công nghiệp. Trong đó, ngành cơ khí trong năm 2006 chiếm 15,4% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp; năm 2007 tăng lên 16,6%; 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng lên 16,8% (kế hoạch năm 2010 đạt 20%). Ngành điện tử - công nghệ thông tin: năm 2006 chiếm 3,4%; năm 2007 tăng lên 3,6%; 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục tăng lên 4,2% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp (kế hoạch năm 2010: 7%). Cùng với sự gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghệ công nghệ cao này, một số ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám thấp hơn đã có tỷ lệ giá trị sản xuất trong toàn ngành công nghiệp giảm xuống. Cụ thể như ngành dệt - may: năm 2006 chiếm 13,3%; năm 2007 giảm còn 12,9%; 6 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm còn 12,3% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Ngành da - giày: năm 2006 chiếm 6,6%; năm 2007 giảm còn 5,9%; 6 tháng đầu năm 2008 tăng lên 6,8% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Trong việc triển khai hỗ trợ doanh nghiệp, UBND TPHCM nhận định rằng chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước thay thế nhập khẩu đã góp phần khẳng định vị thế của ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo của thành phố. Trong 2 năm 2006 - 2007 ngân sách khoa học đầu tư hơn 15 tỷ đồng để triển khai 17 dự án thiết bị, công nghệ; chuyển giao thiết 8 bị công nghệ cho 25 doanh nghiệp với giá bán chỉ bằng 30%-70% giá nhập khẩu; kết quả nổi bật của chương trình này là nhà nước đầu tư 1 đồng vốn thì doanh nghiệp xã hội tiết kiệm được 20 đồng. Ngoài ra, TPHCM cũng đã hoàn thành công tác khảo sát trình độ công nghệ của các doanh nghiệp tham gia chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực trên địa bàn. Kết quả khảo sát 19 doanh nghiệp thuộc các ngành cao su - nhựa, chế biến thực phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, dệt - may… có 14 doanh nghiệp có trình độ công nghệ từ khá trở lên (chiếm 73,7%) 5 doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình khá (chiếm 26,3%). Theo UBND TPHCM, tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức, công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh ở TP đang có xu hướng tăng dần; tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thâm dụng lao động giảm dần chuyển dịch về các tỉnh lân cận nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu lao động có sẵn tại địa phương như: chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, da giày… c) Khu vực nông nghiệp Với mức tăng trưởng 6%/năm (giai đoạn 2001 - 2005), riêng năm 2007 l 6,5%, nông nghiệp TPHCM xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. “Làn sóng” nuôi tôm sú công nghiệp đem lại thu nhập khoảng 140 triệu đồng/ha/năm đĩ biến hàng ngàn hecta đất hoang hoá hoặc đất trồng lúa 1 vụ, năng suất thấp ở Cần Giờ, Nhà Bè thành những khu đô thị sáng đèn về đêm. Mô Hình nuôi bò sữa của TP cũng l “điểm sáng” của cả nước với mức thu nhập 45 triệu đồng/ha/năm (5 con/hộ). Còn có thể kể đến các mô hình nuôi cá sấu 50 con/hộ thu nhập 150 triệu đồng/năm hay mô hình trồng rau an toàn có thể mang về thu nhập 150 - 180 triệu đồng/ha/năm. Khoảng cách về thu nhập bình quân giữa khu vực ngoại thành nội thành cũng được thu hẹp dần. Nếu năm 2000, thu nhập ngoại thành là 470.000 đồng/người/tháng , thấp hơn so với nội thành l 812.000 đồng/người/tháng thì đến năm 2006, 2 con số này l 988.000 đồng/người/tháng so với 1,552 triệu đồng/người/tháng (khoảng 1,7 lần so với 3,3 lần so với năm 1995). Điều này được lý giải lý do khu vực ngoại thành được đô thị hoá, công nghiệp hoá, tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp tăng lên hiệu quả của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đáng nói, nông nghiệp TP phát triển trong bối cảnh diện tích đất sản xuất giảm bình quân hơn 1.100 ha/năm, nhưng giá trị sản xuất tăng bình quân từ 31,42 triệu đồng/ha/năm 2000 lên 77,5 triệu đồng/ha/năm 2006. 9 Sau giai đoạn lúng túng 1996 - 2000, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển hướng rõ, TP xác định lấy 2 cây (rau an tồn, dứa cayen), 2 con (bò sữa, tụm sú) làm mục tiêu phát triển giai đoạn đầu những năm 2000 hiện nay l nền nông nghiệp đô thị, lấy những cây, con có giá trị kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích làm hướng chủ đạo phát triển như hoa kiểng cây cảnh cùng với rau an toàn thay thế dần con bò sữa, tụm sú đã qua thời kỳ đỉnh cao. Sự tăng trưởng thiếu sự bền vững của nông nghiệp TP biểu hiện rõ nét qua con tôm sú ở Cần Giờ Nhà Bè. Môi trường nuôi bị ô nhiễm vì các khu cụng nghiệp (KCN) do chính chất thải ra từ quá trình nuôi tôm nên ngưòi nuôi tôm sú phải gánh chịu hậu quả. Mô hình nuôi bò sữa, từng l niềm tự hào của TPHCM, nhưng vài năm nay, biểu đồ cũng cho thấy sự phát triển suy thoái xen kẽ. hiện nay là giai đoạn khó khăn của người nuôi bò sữa. Ngay cả vây rau an toàn cũng đang gặp khó khăn đầu ra về giá. Phải nhìn nhận, chất lượng khả năng cạnh tranh hàng nông sản TP cũng thấp, cơ cấu nông nghiệp có “chuyển”, nhưng “dịch” cũng chậm, chưa hợp lý khi trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 25%), cây trồng giá trị thấp (lúa) cũng chiếm diện tích lớn, trong khi hoa, cây kiểng, rau an toàn, cỏ cảnh, vây làm thức ăn gia súc cũng thấp. Thủy sản sau thời gian phát triển đột biến vài năm nay đã chựng lại, chăn nuôi với dịch bệnh triền miên do nuôi cơng nghiệp chưa phát triển đều. Sản xuất còn manh mún, giữa chế biến sản xuất chưa thật sự gắn kết. Chi phí đầu vào như giá vật tư nông nghiệp giá lao động tăng nhanh. Từ 2003 đến nay, giá vật tư nguyên liệu đầu vào 2,5 đến trên 3 lần, giá lao động tăng trên 2 đến trên 3 lần, trong khi giá nông sản chỉ tăng 1,3 đến hơn 1,5 lần. Giai đoạn 1995 - 2005 bình quân mỗi năm đất nông nghiệp TP giảm 1.150 ha để chuyển thành các KCN, khu đô thị công trình công cộng. Sau khi bị thu hồi hay chuyển đổi công năng đất nông nghiệp, một bộ phận lao động nông nghiệp chưa có việc làm, tình trạng thất nghiệp tăng lên 38,8% so với 28,1% trước đó do trình độ thấp, thiếu kỹ năng. Số lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp tại các KCN khu chế xuất (KCX) từ 3,1% nhích lên 6,6% tổng số lao động nông thôn, nhưng đa phần lại làm những việc không tên. Thu nhập dân cư nông thôn đã có bước cải thiện, nhưng so với khu vực nội thành vẫn còn cách biệt lớn (gấp 1,7 lần), ngay cả người giàu nghèo ở ngoại thành khoảng cách cũng ngày càng lớn hơn. Tỷ lệ hộ nghèo của TP giảm nhanh thời gian qua, nhưng tốc độ giảm hộ nghèo ở ngoại thành lại chậm hơn số nghèo tập trung chiếm đến 85% hộ nghèo tồn TP. 10 [...]... của tất cả mọi người dân thành phố, các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng là các cấp chính quyền phải phát huy tốt vai trò của mình Bên cạnh đó sự phát triển toàn diện không chỉ chú trọng vào sự tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan đến sự phát triển của xã hội Sự phát triển kinh tế hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề nan giải cho thành phố mà còn cho cả sự phát triển của đất nước đó là việc suy thoái... trình độ phát triển của kinh tế khu vực thế giới Chính vì vậy, TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, trong có 5 giải pháp để đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn TP Trong thời gian tới, TP sẽ đẩy mạnh phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ mang tính đột phá mà chương trình chuyển dịch cơ cấu các ngành dịch vụ đã xác định Cụ thể là đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động... trường, đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ với các đối tác Thứ ba, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái du lịch văn hóa, đồng thời tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong khu vực thể hiện tính liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch Ngoài ra, tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch giai... khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các ngành dịch vụ nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển về quy mô chất lượng dịch vụ Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện 5 giải pháp để phát triển các ngành dịch vụ 11 Thứ nhất, cần tập trung phát triển sản phẩm tài chính, định chế tài chính, thị trường tài chính Về thị trường vốn, bước đầu tham gia vào thị... thúc đẩy phát triển các loại hình chợ công nghệ để tiến tới hình thành các trung tâm giao dịch công nghệ tại các vùng kinh tế lớn Kết Luận Với tiềm năng nguồn lực thành phố đang có sẵn là một lợi thế trong việc phát triển hiện nay Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu phát triển đề ra thì thành phố phải có những giải pháp đúng đắn những chiến lược có tầm chiến lược lâu dài Để thực hiện tốt các mục... cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia để thu hút, chuyển giao công 12 nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bưu chính, viễn thông cũng như triển khai thực hiện Chương trình phát triển dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên địa bàn TP Đề án phát triển ngành CNTT giai đoạn 2007-2010 b) Đối với ngành công nghiệp Nên tập trung phát triển ba ngành mũi nhọn... thực hiên được những mục tiêu phát triển của mình./ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO - TS Đinh Phi Hổ(chủ biên),2006 ,Kinh tế phát triển: Lý thuyết thực tiễn, Nxb Thống Kê - Niên giám thống kê - GS-TS.Vũ Thị Ngọc Phụng,2005,Giáo trình Kinh tế phát triển, trường đại học Kinh Tế Quốc Dân,Nxb Lao động-Xã hội - Website: sggp.org.vn thoibaokinhtesaigon.vn dantri.vn vietbao.vn tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn 17 ... đáng lo hơn là sự pht triển các KCN tràn lan kèm theo vấn nạn ô nhiễm môi trường Mới có khoảng 3/13 KCN KCX có nhà maý xử lý thất thải Phát triển nông thôn chưa theo quy hoạch, công nghiệp chưa thật sự là đầu tàu kéo nông nghiệp nông thôn đi lên 2/ Giải pháp a) Đối với ngành dịch vụ Bước qua năm 2008, TPHCM xác định áp lực cạnh tranh bình đẳng khi hội nhập kinh tế rất lớn, trong khi nền kinh tế. .. nhiễm môi trường ,tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn …Vì vậy song song với việc phát triển kinh tế thì cần phải có những biện pháp để khắc phục những mặt trái của quá trình phát triển Một điều quan trọng nữa là ý thức của người dân, thành phố sẽ không thể phát triển bền vững được nếu người dân không có ý thức cộng đồng tốt, sự đoàn kết ý thức trách nhiệm cao sẽ là sức mạnh... này phát triển nhanh, một ngành có quá nhiều lĩnh vực, nếu không làm cụ thể lĩnh vực tập trung thì sẽ khó tránh khỏi việc phát triển tràn lan như trước đây qui hoạch sẽ không thực hiện được Trong ngành cơ khí chế tạo TP.HCM chỉ nên đầu tư vào các lĩnh vực thuộc loại then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn kỹ thuật cao mà các địa phương khác không có khả năng làm, như sản xuất phôi, sản phẩm đúc, các . chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế 3 1/ Khái niệm và bản chất 3 a) Tăng trưởng kinh tế 3 b) Phát triển kinh tế 3 2/ Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 3 a) Nhân tố kinh tế 3 b). lược phát triển lâu dài, hiệu quả. 2 I Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế: 1/ Khái niệm và bản chất : a) Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh. và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoạc tính bình quân trên đầu người. b) Phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh

Ngày đăng: 17/05/2014, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan