1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

233 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (12)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (15)
      • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.5. Các đóng góp mới của luận án (17)
    • 1.6. Kết cấu của luận án (18)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (21)
    • 2.1. Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (21)
      • 2.1.1. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính gián tiếp (21)
      • 2.1.2. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trực tiếp (22)
      • 2.1.3. Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (23)
      • 2.1.4. Tổng quan về đo lường chất lượng thông tin kế toán theo các thuộc tính (24)
    • 2.2. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (30)
      • 2.2.1. Tổng quan các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (30)
      • 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (36)
    • 2.3. Khoảng trống nghiên cứu (46)
  • CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (49)
      • 3.1.1. Khái niệm về thông tin kế toán (49)
      • 3.1.2. Khái niệm về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính (50)
      • 3.1.3. Các thuộc tính của thông tin kế toán được mô tả theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế (51)
    • 3.2. Lý thuyết nền tảng để xác định các nhân tố (53)
      • 3.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) (53)
      • 3.2.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource dependency theory) (55)
      • 3.2.3. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Procesing Theory) (56)
      • 3.2.4. Lý thuyết thể chế (Institutional theory) (57)
    • 3.3. Đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (59)
    • 3.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu (61)
      • 3.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu (61)
      • 3.4.2. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu (62)
  • CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (67)
    • 4.1. Xây dựng quy trình nghiên cứu (67)
    • 4.2. Thực hiện nghiên cứu định tính (68)
      • 4.2.1. Đối tượng tham gia thảo luận (69)
      • 4.2.2. Kết quả thảo luận (70)
    • 4.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng (84)
      • 4.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu (85)
      • 4.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu (85)
      • 4.3.3. Phương pháp phân tích (87)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (92)
    • 5.1. Khái quát về các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (92)
    • 5.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (94)
    • 5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam (97)
      • 5.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo (97)
      • 5.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (101)
      • 5.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (108)
      • 5.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (116)
      • 5.3.5. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết (119)
  • CHƯƠNG 6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .112 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (123)
    • 6.1.1. Thảo luận về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết (124)
    • 6.1.2. Thảo luận về tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết (128)
    • 6.2. Một số khuyến nghị (139)
      • 6.2.1. Khuyến nghị về nâng cao vai trò của nhà quản trị (139)
      • 6.2.2. Khuyến nghị về hạn chế tác động tiêu cực của nhà quản trị trong công tác kế toán (140)
      • 6.2.3. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán (141)
      • 6.2.4. Khuyến nghị về tăng cường cơ chế giám sát và ngăn ngừa rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ (143)
      • 6.2.5. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập (145)
      • 6.2.6. Khuyến nghị về hoàn thiện ghi nhận doanh thu, chi phí trong hoạt động xây lắp đảm bảo nguyên tắc phù hợp (147)
      • 6.2.7. Khuyến nghị về hoàn thiện môi trường pháp lý (149)
    • 6.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai (150)
  • KẾT LUẬN (20)
  • PHỤ LỤC (168)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do lựa chọn đề tài

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đòi hỏi các DN phải đảm bảo "đủ sức khỏe” để có thể thực hiện tốt hoạt động SXKD Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hóa quốc tế nền kinh tế sâu rộng hiện nay, muốn đứng vững và phát triển bền vững đòi hỏi các DN không chỉ hiểu rõ nội tại bản thân mình, mà phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, nắm rõ xu thế phát triển, những chính sách pháp luật của nhà nước Muốn vậy,

DN phải thu thập và cung cấp được những thông tin kinh tế- tài chính có chất lượng, có giá trị Laudon (2007) cho rằng thông tin là một yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công, giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.

Theo Luật kế toán số 88/QH13 thì TTKT được hiểu là những tin tức, những sự kiện kinh tế tài chính phát sinh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN TTKT là thành phần chủ đạo trong hệ thông tin quản lý, mà nhà quản lý luôn sử dụng trong quyết định ngắn hạn và chiến lược để ứng dụng một cách có hiệu quả trong công việc (Hall, 2011) Chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp tốt là công cụ để nhà quản trị kiểm soát được các hoạt động kinh tế- tài chính của DN, giúp nắm bắt được những thách thức, cơ hội để từ đó vạch ra các phương hướng, kế hoạch quản lý, điều hành DN và là cơ sở cho việc ra các quyết sách kinh tế Bên cạnh đó, với các đối tượng bên ngoài có quan tâm đến DN (cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, chủ nợ…) giúp họ có thể xác định được kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh chính sách và đánh giá được hiệu quả hoạt động để đem lại mục tiêu như mong muốn (Gelinas, 2012).

Trải qua hơn 16 năm hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam dần trở thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng của nền kinh tế, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước Với sự tham gia của các DN với nhiều ngành nghề đa dạng (sản xuất, xây lắp, kinh doanh thương mại, dịch vụ…) trên thị trường chứng khoán đòi hỏi yêu cầu thu thập và cung cấp thông tin về hoạt động SXKD của các DN niêm yết là rất lớn Trong đó, thông tin tài chính đặc biệt là thông tin về BCTC được coi là

“phong vũ biểu” của các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi nhất để đo lường hiệu quả kinh tế và trạng tài tài chính trên mọi khía cạnh.

Kết quả nghiên cứu của ACFE- Hiệp hội các nhà điều tra gian lận trong giai đoạn 2016- 2017 ở 125 quốc gia có 2.690 vụ gian lận gây thiệt hại 7,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó hành vi gian lận BCTC mặc dù chiếm tỷ lệ chỉ bằng 10%, ít hơn so với biển

12 thủ tài sản, song lại gây ra thiệt hại trung bình khá cao 800.000 đô la Mỹ trên một vụ gian lận Thực tiễn cho thấy, nhiều sai phạm về cung cấp TTKT đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, như bê bối tài chính của tập đoàn Tyco International hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường ống ở Mỹ do sự gian lận, biển thủ và can thiệp quá sâu vào công tác kế toán của nhà quản trị với số tiền hơn 600 triệu đô la Mỹ (Tuấn Minh, 2015) Hay hành vi cố ý che dấu các khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Toshiba ở Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2008-

2014 bằng thủ thuật thổi phồng lợi nhuận, khai khống doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ…gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường tài chính trên thế giới (Ngọc

Thống kê của Vietstock tính đến tháng 4/2019 có 451/733 DN niêm yết (chiếm 61,5%) phải điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế theo kết quả kiểm toán BCTC. Chính điều này làm giảm sút hình ảnh của DN, làm dấy lên sự nghi ngờ, quan ngại của các nhà đầu tư về chất lượng TTKT trên BCTC do DN cung cấp, đặc biệt là ở các DN niêm yết Bằng nhiều thủ thuật (khai khống doanh thu, ghi giảm chi phí; che dấu công nợ…) để tô vẽ số liệu trên BCTC tại nhiều DN niêm yết nhằm đạt được một mục đích nào đó (An Hà, 2012) Hoặc, sự chậm trễ trong công bố thông tin do trình độ quản lý, do khả năng của đội ngũ làm công tác kế toán làm ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp lý của thông tin trên BCTC…

Hoạt động xây lắp là ngành được nhận định là “hấp dẫn, nhiều rủi ro đòi hỏi các bên phải nỗ lực và quyết tâm cao” (Callum, 2000) Ở Việt Nam, trải qua 60 năm hình thành và phát triển (từ năm 1958 theo phê chuẩn của Quốc hội khóa I), các DNXL đã có những đóng góp đáng kể vào GDP cả nước (chiếm khoảng 30% GDP và ghi nhận mức đóng góp 0.54 điểm phần trăm của ngành- Báo cáo của Bộ xây dựng, 2017), cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.

Với đặc thù là sản xuất các sản phẩm đặc biệt đó là CT/HMCT có giá trị lớn,thời gian sử dụng dài, tiềm ẩm nhiều rủi ro Và sự phức tạp trong quá trình sản xuất về thời gian thi công thường kéo dài, về quá trình nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu Ðáng chú ý, hoạt động xây lắp ghi nhận doanh thu theo hình thức ước lượng khối lượng công việc hoàn thành (nếu thay đổi tỷ lệ ước lượng sẽ can thiệp tới số liệu doanh thu); Có/ Không có xác nhận của khách hàng tiềm tàng nhiều khó khăn cho thanh khoản, và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Mặt khác, hình thức đấu thầu là hình thức chủ yếu mà các DNXL niêm yết hiện nay đang thực hiện khi tìm công trìпh thi công, cho thấy tíпh cạпh traпh trong ngành xây dựng rất lớn thông qua пhiều tiêu chí như giá dự thầu, năng lực tài chíпh Cộng hưởng là xu hướng tham gia của nhiều DN, tập đoàn xây dựng ở nước ngoài dồi dào về vốn vào hoạt động xây lắp sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt Trong khi yêu cầu về thông tin nói chung và TTKT nói riêng từ các bên liên quan ngày càng nâng cao, chính những khó khăn trên khiến chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp của các DNXL niêm yết chưa thực sự đảm bảo, thậm chí là nỗi lo lắng, ám ảnh của các nhà đầu tư về sự “nhảy múa” của số liệu dù đã hoặc chưa được kiểm toán (Khắc Lâm, 2018) Có thể kể tới vụ việc công bố nhầm lợi nhuận của Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn ở quý 3/2007 gần 1,3 tỷ đồng, nhưng các nhà đầu tư phát hiện lợi nhuận chỉ còn 600 triệu đồng (Mạnh Hà,

2012) Hay cố ý che dấu số lỗ 12,7 tỷ đồng của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) bằng việc ghi nhận vào chi phí XDCB dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh năm 2002 là 5,5 tỷ đồng và ghi nhận sai doanh thu 1,37 tỷ đồng Chủ đích khai khống doanh thu, giá vốn như vụ việc của công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt ghi sai doanh thu, giá vốn đối với CT/HMCT chưa được nghiệm thu (năm 2011 sang năm 2010) làm sai lệch TTKT cung cấp Sử dụng thủ thuật vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình đã ngừng xây dựng mà không tính vào chi phí kinh doanh năm

2010 ở công ty cổ phần Basa để giảm thiểu số lỗ trong kinh doanh Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sau kiểm toán BCTC năm 2018 chịu lỗ 414,2 tỷ đồng (tăng thêm 100 tỷ đồng) do ghi tăng doanh thu, giảm giá vốn của một số dự án… (Hà Thị Thúy Vân, 2016).

Trong giai đoạn tới, nhu cầu đầu tư xây dựng dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở nước ta có xu hướng tiếp tục tăng cao…đòi hỏi các DNXL đặc biệt là các DNXL đã tham gia thị trường chứng khoán phải tự chủ về tài chính, nắm chắc được thông tin kinh tế, chủ động trong hoạt động quản lý kế toán ở đơn vị nhằm thu thập và cung cấp TTKT có chất lượng phát huy ưu thế trong chiến lược quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN (Chang, 2001) Có thể thấy những sự việc về cung cấp TTKT kém chất lượng xảy ra ở các DN trên thế giới và các DNXL niêm yết trên TTCK ở Việt Nam, tác giả cho rằng chất lượng thông tin trên BCTC nói chung và chất lượng TTKT trên BCTC nói riêng là yếu tố then chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia thị trường Chất lượng TTKT là một khái niệm đa chiều, có nhiều nghiên cứu về chủ đề này được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau (từ quan điểm của người lập báo cáo/ tạo lập thông tin (Nguyễn TrọngNguyên, 2014; Xu, 2003 ) hay từ quan điểm của người sử dụng báo cáo/ sử dụng thông tin (Đặng Thị Thúy Hằng, 2016); hoặc đánh giá chất lượng thông tin một cách gián tiếp sử dụng một thuộc tính (Nguyễn Tố Tâm, 2016; Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,2016 ) hay nhiều thuộc tính; hành vi gian lận BCTC như nghiên cứu của Schipper và

Vincent, 2003; Cohen, 2004) Theo hiểu biết của tác giả nhận thấy, ở Việt Nam hiện tại không có nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến tiêu chí để đánh giá về chất lượng TTKT trên BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở các DN phi tài chính niêm yết trong các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế (giáo dục, ngân hàng) Chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét, đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC trong lĩnh vực xây lắp niêm yết trên TTCK một cách toàn diện.

Từ các phân tích tóm tắt ở cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đềcác nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC chưa thực sự thu hút sự chú ý từ phía các đối tượng sử dụng hay đối tượng tạo lập TTKT Do đó, để cung cấp TTKT trên BCTC đảm bảo chất lượng hơn hình thức thì ngoài các yếu tố kỹ thuật kế toán, đòi hỏi người tạo lập cũng như người sử dụng phải chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC Từ đó có sơ sở tham chiếu khi sử dụng và trình bày BCTC có chất lượng và có những quyết sách phù hợp Do đó, nghiên cứu nội dung về chất lượng TTKT trên BCTC và tìm hiểu những yếu tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DN nói chung và DNXL nói riêng dần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Phân tích và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DN xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết.

Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của cácDNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết sử dụng mô hình lý thuyết nào? Lý thuyết nền tảng nào được sử dụng để xây dựng mô hình lý thuyết trong nghiên cứu?

Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trên BCTC như thế nào?

Cần thực hiện các khuyến nghị nào để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên của Luận án: Chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết.

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DNXL niêm yết trên

2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) Luận án không đề cập tới các DNXL đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường (UpCoM).

+ Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng danh sách DN xây lắp niêm yết trên sàn HOSE và HNX tại thời điểm ngày 31/12/2018.

Thời gian tiến hành khảo sát chính thức từ tháng 2/2019 đến hết tháng 4/2019.

+ Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ trình bày chất lượng TTKT trên BCTC Do đó, đối tượng khảo sát được tác giả hướng tới là các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT (Kế toán viên, kế toán trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS).

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính:

Nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tập trung với chuyên gia là các giảng viên, cán bộ thuộc vụ chế độ kế toán – kiểm toán, Tổ chức kiểm toán độc lập, Kế toán viên, Nhà quản trị có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên và thời gian làm việc từ 3 năm trở lên Mục đích của nghiên cứu định tính là để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo đo lường chất lượng TTKT trên BCTC, các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết.

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết Cỡ mẫu để nghiên cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện, được chọn theo quy tắc thực nghiệm của Hair và cộng sự (1998), đó là tối thiểu là 5 quan sát cho một biến đo lường Nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT (Kế toán viên, kế toán trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS) Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm địnhCronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Các đóng góp mới của luận án

Luận án hướng tới những đóng góp mới về khía cạnh lý thuyết sau đây:

+ Luận án đã nghiên cứu rõ lý thuyết về chất lượng TTKT trên BCTC và xây dựng được các thang đo để đo lường chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết dựa theo quan điểm đo lường của CMKT quốc tế (IASB, 2018) tập trung ở hai thuộc tính “Thuộc tính cơ bản” và “Thuộc tính bổ sung”.

+ Luận án đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết Thông qua kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm cung cấp bằng chứng khẳng định về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam.

+ Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã xác định được 5 nhân tố tác động tích cực đến chất lượng TTKT ở DNXL niêm yết bao gồm: Vai trò nhà quản trị; KSNB; Nhân viên kế toán; Tổ chức kiểm toán độc lập; Môi trường pháp lý và

2 nhân tố tác động tiêu cực là: Đặc thù DN xây lắp; Hành vi quản trị Trong đó có nhân tố đặc thù ngành xây lắp là nhân tố khám phá riêng có của luận án Ngoài ra, một khám phá quan trọng trong Luận án cho thấy rằng, thuộc tính “bổ sung” đóng vai trò quan trọng hơn so với thuộc tính “cơ bản” trong việc hình thành chất lượng TTKT trênBCTC của các DNXL niêm yết Bên cạnh đó, kết quả kiểm định T – test và ANOVALuận án đã chỉ ra rằng chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big4 cao hơn các DNXL niêm yết khác và các DNXL có thời gian niêm yết lâu hơn và có quy mô lớn hơn có chất lượng TTKT trên BCTC tốt hơn.

Những đóng góp mới của Luận án về khía cạnh thực tiễn như sau:

+ Thông qua khảo sát và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng, có ý nghĩa về chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố tác động ở DNXL niêm yết Từ đây, có thể mô tả được chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng trong các DNXL niêm yết hiện nay.

+ Nghiên cứu đã xác định được 48 biến quan sát phù hợp và đủ độ tin cậy để đo lường chất lượng TTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết Đây là cơ sở để các nhà quản lý trong DNXL niêm yết, các bên liên quan có thể nhận diện và kiểm soát tác động của các nhân tố này.

+ Trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị đề xuất đối với các DNXL niêm yết, với Bộ tài chính, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan pháp lý để góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam.

Kết cấu của luận án

Luận án được trình bày gồm 6 chương

Chương 1 Giới thiệu đề tài: Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án và kết cấu của luận án.

Chương 2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày tóm lược các nghiên cứu với các nội dung về quan điểm và các nghiên cứu đã đề cập đến đo lường chất lượng TTKT trên BCTC, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC Từ đó, lựa chọn quan điểm đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC và định hình được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với các DNXL niêm yết ở Việt Nam Thống kê được các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC đã từng đề cập trong các nghiên cứu tiền đề, xác định khoảng trống nghiên cứu.

Chương 3 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Nội dung chương này sẽ trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng TTKT trên BCTC Bên cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu và trình bày tóm lược các cơ sở lý thuyết nền tảng, lấy đó để tham chiếu cho việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC Từ đây,luận án xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 4 Phương pháp nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng và trình tự thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Chương 5 Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày các kết quả từ nghiên cứu định lượng Cụ thể: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu đã thu thập về các khía cạnh số lượng; các thuộc tính của mẫu theo các điều kiện đã được đặt ra Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach anpha và kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày sau đó Kế tiếp, phân tích nhân tố khẳng định CFA, tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT của các DNXL niêm yết khác nhau về sàn niêm yết, công ty kiểm toán, thời gian niêm yết và quy mô DN.

Chương 6 Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Trong chương 6, tác giả đi sâu thảo luận về các kết quả nghiên cứu ở chương 5 với các nội dung như tóm tắt những kết quả đã đạt được của nghiên cứu, nêu rõ những đóng góp của đề tài và dựa trên mối quan hệ đã được khám phá của các nhân tố đến chất lượng TTKT trênBCTC Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lượngTTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Sau cùng là những hạn chế của nghiên cứu này và các gợi ý liên quan đến các chủ đề cho những nghiên cứu tiếp theo.

Chương 1 của Luận án đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu tổng quát là nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC, xác định và đo lường các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là các DN có hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) Theo đó, tác giả xác định được 3 mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết Sử dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện kiểm định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những đóng góp mới trên hai phương diện lý thuyết (xác định được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với DNXL niêm yết, khẳng định sự tác động của 6 nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước, và khám phá 1 nhân tố đặc thù cho nghiên cứu này); về khía cạnh thực tiễn (kết quả của nghiên cứu là cơ sở để giúp các nhà quản trị, cơ quan quản lý có những đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC qua tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trênTTCK ở Việt Nam.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Trên thực tế, đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề chất lượng TTKT trên BCTC từ rất sớm trong giai đoạn những năm 1960 Chất lượng của TTKT được xem là một phân hệ nhỏ trong nghiên cứu về hệ thống TTKT bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu: Thông tin phục vụ cho quản lý và TTKT (Ge và Mouzhi, 2009, Pamela và Jack

2011) Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong phần tổng quan này tác giả chỉ đề cập đến chất lượng TTKT trên BCTC để làm tìm hiểu nội dung các nghiên cứu tiền đề, từ đó sẽ đúc rút và xác định được quan điểm phù hợp với mục tiêu trong nghiên cứu của Luận án Theo quan điểm của Ge và Mouzhi (2009) để đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC cần dựa vào ba đặc điểm: Vấn đề, kích thước và phương pháp đánh giá Trong phần này, tác giả tập trung mô tả vấn đề cốt lõi nhất được Braam và Beest (2013) đã nhấn mạnh là phương thức xác định và đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC Theo viện công chứng kế toán Mỹ (AICPA) thì TTKT được biểu hiện trên giá trị thông tin cung cấp trên BCTC Do đó, để đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều tập trung đánh giá theo giá trị thông tin trên BCTC các DN mang lại Vì vậy, tác giả chia các quan điểm đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC hiện nay thành hai quan điểm cơ bản:

2.1.1 Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính gián tiếp Đo lường dựa vào hành vi quản trị lợi nhuận hoặc chất lượng lợi nhuận Đo lường qua hành vi quản trị lợi nhuận là việc tìm hiểu hành vi tác động bằng các con số thông qua các phương pháp kế toán và giao dịch trong hoạt động kinh tế nhằm điều chỉnh lợi nhuận Theo đó, chất lượng TTKT biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC có thể bị thay đổi theo hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo hướng tích cực hoặc tiêu cực Nghiên cứu về vấn đề này có Dechow và cộng sự (1995, 2010), Baruch và Zarowin (1998), Healy và Whalen (1999) và Gulza (2011), Quinghua (2007), He và cộng sự (2009), Ge và Schrand (2010), Alves (2014), Nguyễn Trọng Nguyên (2016)… Đo lường qua chất lượng lợi nhuận chính là xem xét mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận công bố trên BCTC (đại diện cho giá trị DN) và vốn chủ sở hữu (giá cổ phiếu - đại diện cho giá thị trường của DN) Theo đó, nếu có sự thay đổi tương ứng giữa lợi nhuận kế toán cung cấp trên BCTC với giá cổ phiếu thì phản ánh được tính thích hợp của TTKT Các nghiên cứu về mối quan hệ này có nghiên cứu của Schipper và Vincent (2003); Nicholas và Walhen (2004); Dechow và cộng sự (2010); EKosuwardi (2009); Keshin Tswei (2012); Đặng Ngọc Hùng (2015) … Đo lường theo hai chỉ tiêu đại diện (hành vi quản trị lợi nhuận, chất lượng lợi nhuận) đều có thể thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp (trên các BCTC, báo cáo thường niên) ở chính những DN niêm yết Nhưng hạn chế là tập trung khảo sát trên quan điểm của người sử dụng BCTC là các nhà đầu tư, chủ nợ Mặt khác, do coi lợi nhuận hoặc giá cổ phiếu là trung tâm nên khó xác định được lợi nhuận thực của DN (lợi nhuận có thể chi phối hoặc không thể chi phối bởi nhà quản trị); Khó đánh giá chính xác giá trị DN vì không tính đến các yếu tố khác trên như thuyết minh BCTC của DN Vì vậy TTKT cung cấp chưa hẳn đã định vị được giá trị đích thực của nó Đo lường thông qua phản ứng của thị trường chứng khoán Đo lường theo phương pháp này là đo lường những biểu hiện tác động của thị trường chứng khoán khi có sự thay đổi của BCTC Chẳng hạn như đánh giá chất lượng thông tin công bố khi lợi nhuận trên BCTC và thường niên của DN thể hiện dưới dạng “tự nguyện”, thì càng giảm thiểu được sự thiếu hụt thông tin của các đối tượng sử dụng Theo dòng quan điểm này có các nghiên cứu của Beretta và Bozzlan (2006), Laidroo (2009), Roudakin (2011), Đặng Thị Thúy Hằng (2016) … Hay tần suất thay đổi số liệu trên BCTC (tính kịp thời) trong ghi nhận các khoản lỗ trong nghiên cứu của Leuz và cộng sự (2003); Barth và cộng sự (2008)… Hoặc đo lường những tổn thất giá trị thị trường khi phải lập và trình bày lại BCTC qua các nghiên cứu của Whu (2011), Hirschey và cộng sự (2012), Nguyễn Trọng Nguyên (2014)… Đo lường những rủi ro công bố thông tin với chất lượng của hoạt động KSNB, kiểm toán trong các nghiên cứu của Gaeremynck (2003), Kim và cộng sự (2007), Willekens (2008); Alkdai và Hanefah (2012); Alves (2014) Đo lường chất lượng BCTC theo hướng này dựa trên khảo sát của người lập BCTC ở các DN niêm yết, mặc dù đã đề cập tới các thông tin trên thuyết minh BCTC hoặc các thông tin phi tài chính Tuy nhiên cũng chỉ xoay xung quanh một yếu tố để đánh giá và đo lường sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC với những thay đổi trên TTCK Ngoài ra, phương pháp đo lường này chỉ dừng lại ở một hoặc một số đặc điểm của TTKT, chưa khái quát được hết các đặc điểm của TTKT và bức tranh toàn cảnh về chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp.

2.1.2 Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trực tiếp

Là quan điểm đo lường dựa trên sự mô tả các thuộc tính về thông tin, có thể đo lường theo các thuộc tính đơn lẻ hoặc đo lường toàn bộ các thuộc tính chất lượng thông tin trên BCTC Những thuộc tính của TTKT trên BCTC được quy định quan điểm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán (IFRS Framework, FASB, AASB, VAS ). Với quan điểm này, tồn tại hướng nghiên cứu có thể đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC qua một số thuộc tính như: WinKler (2000); Houssain (2008); Nguyễn Thị Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014)… về tính minh bạch; Beest và cộng sự (2009) về tính thích hợp; Schipper, (2003); Nichols và Wahlen (2004) về tính kịp thời; Dechow và cộng sự (1996); Maines và Wahlen (2006) về tính đáng tin cậy…Bên cạnh đó, có thể đánh giá chất lượng TTKT bởi nhiều thuộc tính như nghiên cứu của Jonash và Blanchet (2000)…

Quan điểm đo lường này cho phép đánh giá trực tiếp, toàn diện hơn các yêu cầu của TTKT trên BCTC từ góc độ của bên phát hành BCTC Song, để đo lường được toàn bộ thì việc mô tả đầy đủ các thuộc tính rõ ràng và thu thập dữ liệu là điều khá phức tạp.

2.1.3 Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Qua tổng quan về đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC, tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà mỗi nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau để đo lường chất lượng TTKT trên BCTC Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC trực tiếp (đo lường theo các thuộc tính của TTKT) Bởi các lý do sau đây:

Có thể thấy rằng chất lượng TTKT trên BCTC là yếu tố đánh giá mang tính cảm tính giữa chủ thể phát hành BCTC (đại diện chính là các tổ chức, các DN, công ty) và phía các đối tượng quan tâm tới DN (nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, cổ đông…) nhưng vẫn có thể lượng hóa để phù hợp với thuộc tính của thông tin Khoảng cách giữa TTKT yêu cầu và thông tin mong đợi trên BCTC càng nhỏ thì chất lượng TTKT trên BCTC đem lại càng cao (Kahn và Strong, 1998) Dù có nhiều quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC khác nhau, song dù với quan điểm nào thì TTKT trên BCTC có chất lượng xét cho cùng phải được đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng của nó đối với người sử dụng thông tin Cho nên, mô tả được đầy đủ các thuộc tính TTKT trên BCTC tức là đã đảm bảo được chất lượng sản phẩm cung cấp.

Hơn nữa, quan điểm tiếp cận trực tiếp (theo thuộc tính) của TTKT trên BCTC cho phép định vị và đo lường về TTKT một cách đầy đủ và thuyết phục nhất, cung cấp toàn diện đa chiều để xác định mức độ ảnh hưởng của TTKT cung cấp tới các hoạt động của DN Mặt khác, quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo phương pháp gián tiếp chỉ sử dụng một chỉ tiêu để làm đại diện cho chất lượng TTKT khó có thể đánh giá toàn bộ mức độ trung thực và chính xác và những giá trị khác của TTKT trên BCTC ở các DN niêm yết.

2.1.4 Tổng quan về đo lường chất lượng thông tin kế toán theo các thuộc tính

Chỉ ra đặc điểm của TTKT bước đầu được hình thành từ năm 1966 trong tuyên bố lý thuyết kế toán cơ bản (Astatement of Basic accouting Theory) của Paul Fertig. Tính hữu ích đối với chủ thể sử dụng là thuộc tính quan trọng nhất để đánh giá chất lượng thông tin Bên cạnh đó, trong tuyên bố này cũng chỉ ra các tiêu chuẩn để đảm bảo TTKT hữu ích: tính thích hợp, tính có thể xác minh được, không sai lệch và tính định lượng Nghiên cứu này là nền tảng lý thuyết tiền đề cho các nghiên cứu được công bố về đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC Hicks (1993) coi tiêu chuẩn của chất lượng thông tin gồm những thuộc tính (sự liên quan, tính kịp thời, chính xác và khả năng kiểm chứng) Wang và Strong (1996) mô tả bản chất và giá trị của thông tin qua bốn tiêu chuẩn (Bản chất nội tại; Khả năng tiếp cận; Bối cảnh thông tin; Tính đại diện của thông tin) Shanks và Corbitt (1999) xác định về chất lượng thông tin và mối quan hệ với hệ thống thông tin trên phương diện bối cảnh tin học hóa chất lượng thông tin được phân thành bốn cấp độ: Về mặt cú pháp (thông tin phải trình bày phù hợp với mục đích sử dụng); Về mặt ngữ nghĩa (thông tin phải chính xác và hoàn chỉnh); Về tính thực dụng (thông tin phải hữu ích và dễ hiểu cho người sử dụng); Về tính xã hội (thông tin phải mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng)… Tuy nhiên, tuyên bố nền và những nghiên cứu này vẫn chưa mô tả được chi tiết các thuộc tính hữu ích của TTKT Từ tuyên bố ban đầu này, một số tổ chức nghề nghiệp và các quốc gia trên thế giới sau này đã thực hiện ban hành chi tiết hơn, cụ thể hơn các đặc tính của TTKT trên BCTC. Đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo thuộc tính ở các tổ chức nghề nghiệp

Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) năm 1980: Vẫn phát triển các tiêu chuẩn của “tính hữu ích” trong TTKT được thể hiện trong CON2 bao gồm: tính phù hợp (đoạn 47), tin cậy (đoạn 58), trung lập (đoạn 62) và tính so sánh (đoạn 112) Theo đó, FASB thiết lập và đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC hướng theo việc cung cấp thông tin cho chủ thể ra quyết định (nhà quản lý, nhà đầu tư,cho vay) Do vậy, dưới góc nhìn đó, TTKT “hữu ích” thể hiện trên BCTC, gồm 2 nhóm thuộc tính là: Tính thích hợp (TTKT phải thỏa mãn được nhu cầu của chủ thể sử dụng, giúp họ có thể đánh giá lại các hoạt động trong quá khứ, tiên đoán và hiệu chỉnh kịp thời các quyết sách quản trị của mình phù hợp, luôn sẵn sàng, đáp ứng tức thì cho

Có thể hiểu được Chủ thể sử dụng

So sánh và nhất quán

Phản hồi Kiểm chứng Trung thực chủ thể sử dụng trước khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định) Tính đáng tin cậy (trình bày TTKT phải chính xác bản chất của sự vật, không có sai sót hoặc và không hình thành từ cảm xúc của người tạo ra thông tin, nghiệp vụ đó trong phạm vi có khả năng kiểm chứng) Ngoài ra, FASB bổ sung sự thống nhất của hai thuộc tính cơ bản trên với tính nhất quán và so sánh, lượng hóa được giữa các hiện tượng kinh tế Hay nói cách khác là thông tin cung cấp phải được biểu hiện và đo lường bởi những đơn vị thống nhất, và cùng tiêu chí Sử dụng nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm với chuyên gia của Ủy ban kiểm toán, tổ chức kiểm toán độc lập và nhà quản trị) Jonas và Blanchet (2000) chỉ ra thuộc tính đo lường chất lượng TTKT trên BCTC của các DN trên thị trường chứng khoán ở Mỹ gồm (thích hợp, tin cậy, rõ ràng, so sánh, nhất quán).

Tuy nhiên, do FASB chỉ coi trọng “tính hữu ích” của TTKT nên bỏ sót những thuộc tính khác của TTKT (sự cân đối giữa chi phí và lợi ích, sự trọng yếu của việc bỏ sót hay hiểu sai lệch thông tin làm ảnh hưởng tới việc phán đoán và làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin và tính thận trọng) Các thuộc tính của chất lượng TTKT trên BCTC theo quan điểm đánh giá của FASB được thể hiện ở hình 2.1.

Hình 2.1 Các cấp bậc của thuộc tính TTKT theo FASB (Trang 32-CNO2)

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International accouting standards Board): Kế thừa Framework được IASC phê chuẩn (1989) năm 2001 đã mô tả TTKT trên BCTC có “tính hữu ích” (có chất lượng) với người dùng khi đáp ứng được các thuộc tính: Tính dễ hiểu; Tính đáng tin cậy (có đủ các dữ kiện để chứng minh); Tính so sánh (trình bày thống nhất, nhất quán, không được tùy ý thay đổi); Tính phù hợp

Rõ ràng Đầy đủ Thể hiện trung thực Trình bày nhất quán

Tính phù hợp Tính đáng tin cậy Tính so sánh Tính dễ hiểu

(người sử dụng có thể đánh giá được quá khứ, hiện tại và dự đoán được cả tương lai hoạt động của DN (CMKT quốc tế số 01-Trình bày BCTC) Bên cạnh đó, cũng có thể kiểm tra lại hay điều chỉnh lại những đánh giá trước đây) Được thể hiện ở Hình 2.2.

Hình 2.2 Mô tả thuộc tính của chất lượng TTKT trên BCTC theo IASC

Vận dụng những thuộc tính của IASC, nghiên cứu Moses Bukenya (2002) Nhằm thiết lập mối quan hệ giữa chất lượng TTKT trên BCTC và hoạt động tài chính của khu vực công ở Uganda, qua lấy mẫu phân tầng ngẫu nhiên với các đối tượng trả lời là bộ phận quản lý công ở thành phố, bộ phận giám sát hoạt động tài chính Chất lượng của TTKT được thử nghiệm cho thấy tính hợp lệ và độ tin cậy và được quản lý để thu thập dữ liệu chính Qua kiểm toán phát hiện ra tính phù hợp, độ tin cậy, tính dễ hiểu, tính chính xác.

Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

2.2.1 Tổng quan các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính Ở nội dung này sẽ tìm hiểu các quan điểm nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC và những nghiên cứu đã từng đề xuất của các nhà nghiên cứu trước tác giả. Mục đích tổng quan giúp tác giả có những nhận định, lựa chọn quan điểm nghiên cứu phù hợp nhất cho việc xác định đo lường chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC.

2.2.1.1 Quan điểm nghiên cứu coi trọng tính phù hợp của thông tin với người sử dụng thông tin

Juran (1988) là người khởi xướng quan điểm này với triết lý: sản phẩm đạt chất lượng phải có tiêu chuẩn đầu tiên là phù hợp với người sử dụng Do đó, sẽ tồn tại các yếu tố sau tác động tới chất lượng sản phẩm:

Người sử dụng là đối tượng đưa ra yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm Vì thế, nếu người sử dụng đưa ra được các yêu cầu càng cụ thể, càng tỉ mỉ, chi tiết (thông tin đầu vào) thì sản phẩm sẽ càng được cụ thể hóa về mặt chất lượng.

 Hệ thống quy trình và các nguồn lực tạo ra sản phẩm được thiết kế tốt sẽ cho kết quả đầu ra tốt.

 Công dụng, mục đích sử dụng của sản phẩm.

 Giá trị gia tăng từ sản phẩm mang lại là gì.

Dựa trên quan điểm này, trong giai đoạn 1996- 2008 đã có 74 công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin Trong đó, có 30 công trình nghiên cứu đề cập về yếu tố người dùng tác động tới xác định chất lượng thông tin; 29 nghiên cứu đề cập về ảnh hưởng của các nguồn lực và quy trình tạo lập, sử dụng các nguồn lực trong hệ thống có tác động tới chất lượng thông tin; khoảng 10 nghiên cứu về ảnh hưởng từ vấn đề lợi ích của các nguồn lực này và khoảng 5 nghiên cứu là nghiên cứu

Tác động tới tổ chức Tác động của cá nhân

CL hệ thống Quá trình sử dụng

CL thông tin Sự hài lòng của người sử dụng về nội dung an toàn đối với người sử dụng và chất lượng thông tin (Neely and Cook,

2008) Theo quan điểm này, có một số mô hình nghiên cứu như sau:

Mô hình hệ thống thông tin thành công (ISS) của DeLone và MC Lean (1992): Mô hình này giải thích “chất lượng hệ thống thông tin” được đo lường bằng thành công về mặt kỹ thuật” thông tin” và sự hài lòng của người sử dụng (chất lượng hệ thống) Nghiên cứu cho rằng hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng các kỹ thuật công nghệ để thu thập, truyền đạt, xử lý, lưu trữ và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều chu trình kinh doanh Nó có tác động đến cá nhân người sử dụng sau đó lan tỏa đến tổ chức Trong đó, thông tin có chất lượng được xác định bởi niềm tin, kỳ vọng của người dùng về tính chính xác, kịp thời và hữu ích của họ, còn chất lượng hệ thống (dịch vụ) là sự thỏa mãn của người dùng với dịch vụ mà họ đang sử dụng Từ đó, nghiên cứu này đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong hệ thống TTKT bao gồm: chất lượng hệ thống (System Quality), chất lượng thông tin (Information Quality), quá trình sử dụng hệ thống thông tin (Use), Sự hài lòng của người sử dụng (User Satisfaction), Tác động cá nhân (Individual Impact) và Tác động của tổ chức (Organizational Impact) Kết quả của nghiên cứu này được nhiều nhà khoa học kế thừa để đánh giá việc chấp nhận sự thành công của các hệ thống dịch vụ thông tin như Smith và Kumar (2003), Kim và cộng sự (2011).

Hình 2.4 Mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và MC Lean (1992)

Nguồn: DeLone và MC Lean, 1992

Vào năm 2003, DeLone và McLean đã tiếp tục phát triển một mô hình hệ thống thông tin mới thành công Trong mô hình này, chất lượng dịch vụ được xem là một nhân tố mới ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống Hơn thế nữa, trong mô hình cũng đã chỉ ra mục đích của chất lượng dịch vụ là tạo ra "lợi nhuận ròng" cho các DN và người sử dụng sẽ sử dụng hệ thống nhiều hơn, hài lòng hơn khi thông tin tạo ra được giá trị.

Khả năng ứng dụng HTTT Người sử dụng

Hình 2.5 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean (2003)

Nguồn: DeLone và MC Lean, 2003 2.2.1.2 Quan điểm nghiên cứu coi trọng quy trình tạo thông tin Ý tưởng coi thông tin như một sản phẩm vật lý, nên phải xem xét từ quá trình hình thành của nó được xây dựng bởi Wang và cộng sự (1998) khi đánh giá về chất lượng dữ liệu Với tiêu chí đó, nên hệ thống tạo ra thông tin và quá trình tạo sản phẩm hay quản lý hệ thống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Dựa trên phát hiện này, Neely và Cook (2008) đã tổng kết 74 nghiên cứu từ 4 tạp chí: Communication of the ACM (CACM), Information Systems (IS), Journal of Management Information Systems (JMIS) và Journal of Database Management (JDBM), trong giai đoạn 1996-

2007 của nhiều tác giả về 7 thành phần trong quy trình hình thành nên sản phẩm thông tin có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin đó là: trách nhiệm nhà quản lý; chi phí hoạt động và bảo dưỡng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; nghiên cứu và phát triển hệ thống; sản phẩm; phân phối sản phẩm; quản trị nhân sự; và vấn đề pháp lý.

2.2.1.3 Quan điểm nghiên cứu quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality

Quan điểm quản trị này bắt nguồn từ hoạt động kiểm soát chất lượng tổng hợp (Total Quality Control-TQC) được khởi xưởng bởi Faygenbao (1945) Khi đó TQC được hiểu là một hệ thống hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì và cải tiến chất lượng có hiệu quả của nhiều bộ phận khác nhau trong một tổ chức, để thực hiện sản xuất và cung cấp dịch vụ ở mức kinh tế nhất thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng Sau đó, Deming (1950) bổ sung thêm cho phương pháp quản trị TQM này bằng việc giới thiệu phương pháp kiểm soát quá trình làm việc hiệu quả bằng thống kê SPC, mô hình vòng tròn kiểm soát chất lượng PDCA (Plan-Do-Check-Active) Juran (1951) là người tiếp theo đặt nền móng cho sự ra đời của quản trị chất lượng toàn diện Cuối cùng, kế thừa nghiên cứu tiền đề và kinh nghiệm đúc rút trong quản lý sản xuất TQM được ra đời bởi sự phát triển của người Nhật Theo đó, quan điểm này tiếp cận nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động và có chất lượng tốt ở mọi công đoạn trong tất cả các hoạt động Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp một hệ thống toàn diện trong công tác quản lý, thống nhất được một tiêu chí hoạt động cao nhất, tạo ra sức mạnh kết nối của các thành viên trong tổ chức và đưa ra các biện pháp để cải tiến mọi phương diện của chất lượng sản phẩm.

Có thể tóm lược những nội dung cơ bản của TQM bao gồm:

Về nhận thức và văn hóa DN: Khi đã xác định rõ vai trò và vị trí của TQM thì phải có sự cam kết, theo đuổi bền bỉ của các cấp lãnh đạo, các bộ phận và người lao động trong tổ chức để xác định sự tự giác trong việc chấp hành.

Về cơ cấu tổ chức: Bố trí nguồn lực hợp lý, đúng vị trí, làm sao để hài hòa lợi ích cho các bên liên quan Giữa các bộ phận trong đơn vị có sự gắn kết với nhau để theo đuổi mục tiêu chất lượng của toàn bộ tổ chức, biết chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng: khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và cải tiến

Về đào tạo: Coi chất lượng khởi đầu bằng đào tạo và được kết thúc bằng đào tạo Do đó cần có kế hoạch và hành động trong đào tạo và tập huấn kịp thời, cập nhật về nhận thức cũng như về các kỹ năng phục vụ công việc cho mọi thành viên của DN

Về quá trình triển khai TQM là tổ hợp các bước cụ thể: Lập kế hoạch thực hiện cho từng hoạt động để xác định mức độ thích nghi, tiến tới áp dụng TQM cho toàn bộ hoạt động ở đơn vị Sau đó hoạch định các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng Xây dựng chính sách chất lượng, gồm các phương pháp, kỹ thuật và quy trình để quản lý tất cả các hoạt động của DN Sử dụng các phương pháp thống kê theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng Tổ chức các nhóm chất lượng – hình thành các nhóm hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện đảm bảo chất lượng cho công việc, cho sản phẩm Sự hợp tác nhóm giúp hình thành độ tin cậy, bình đẳng, tự do trao đổi thể hiện quan điểm cá nhân, giữa các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của DN.

Về quá trình đánh giá: Không chỉ dừng lại ở những định tính kết luận chủ quan,

TQM còn phải đánh giá định lượng thể hiện kết quả của những thay đổi, cũng như đo lường chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra Ngoài ra, cần thực hiện đánh giá nội bộ để đảm bảo hệ thống TQM hoạt động thông suốt và thực hiện chính sách chất lượng có hiệu quả.

Nội dung cốt lõi của TQM là xây dựng một phương pháp quản lý chú trọng tới khách hàng, hướng đến chất lượng, dựa trên sự tham gia, nỗ lực cống hiến của tất cả các thành viên trong một tổ chức Nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, của cả xã hội và lợi ích của mọi thành viên trong tổ chức Bằng các biện pháp thực thi để cải tiến chất lượng sản phẩm liên tục và thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép một cách ổn định và lâu dài Quan điểm quản trị này nhấn mạnh đến cục diện quản lý chất lượng toàn bộ, muốn như thế thì phải xây dựng được cam kết và nhận thức của các cấp lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo trung gian (trưởng, phó các đơn vị), trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, mối quan hệ liên kết giữa các bộ phận trong DN, văn hóa DN và thực hiện cải tiến liên tục Hay nói cách khác, để thực hiện TQM cần có sự huy động tổng hợp từ nguồn lực con người, từ hệ thống và kỹ năng xử lý lo gic ở DN TQM bao gồm những hoạt động độc lập ở từng bộ phận từ dưới đến trên cao dựa vào trách nhiệm, sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng Thực chất đó là sự kết hợp sức mạnh, nỗ lực của tất cả thành viên, của các đơn vị trong tổ chức để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến Vận dụng quan điểm này khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC xác định về tầm nhìn của nhà quản lý và khả năng nguồn lực con người trong hệ thống ERP (Nguyễn Bích Liên, 2012); Vai trò của huấn luyện (Xu, 2003), mối quan hệ giữa chất lượng tạo sản phẩm thông tin và dịch vụ cung cấp thông tin (Kahn và Strong, 1998) Wang (1998) trong nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm đóng góp cho những lý thuyết liên quan đến việc quản trị chất lượng dữ liệu toàn diện đã nêu rõ các nhân tố góp phần gia tăng chất lượng TTKT trên BCTC bao gồm: xác định rõ sản phẩm thông tin; sự tham gia của nhà quản trị cấp cao; vai trò của người sử dụng thông tin; vai trò của đào tạo kỹ năng đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC và quản lý chất lượng; thể chế hóa quá trình cải tiến chất lượng một cách liên tục.

Khoảng trống nghiên cứu

Từ quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu về hai vấn đề cơ bản: đo lường chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC, kế thừa quan điểm nghiên cứu quản trị chất lượng toàn diện TQM, tác giả nhận thấy các nghiên cứu trước ở trên thế giới và Việt Nam còn có những khoảng trống sau:

Thứ nhất là: Quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC ở đa số các nghiên cứu trước hiện chỉ đang tập trung đo lường chất lượng TTKT trên BCTC qua phương pháp thực nghiệm với các dữ liệu thứ cập, đo lường theo phương pháp gián tiếp thông qua một số chỉ tiêu đại diện (chất lượng lợi nhuận, những phản ứng của thị trường) trong nghiên cứu của Best và cộng sự (2009), Nguyễn Thị Phương Hồng

(2016), Đặng Thị Thúy Hằng, 2016) Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về chất lượngTTKT trên BCTC theo phương pháp trực tiếp (theo thuộc tính của TTKT), tuy nhiên hiện chỉ tìm hiểu một hoặc một số đặc tính cụ thể của TTKT (tính minh bạch, tính kịp thời…) để đáp ứng theo một mục tiêu nhất định nào đó như nghiên cứu của Nelson và cộng sự (2005), Nguyễn Kim Quốc Trung (2018), Nguyễn Thu Giang (2014)… Cho đến hiện tại có rất ít các nghiên cứu khảo sát toàn diện với hai thuộc tính của TTKT (cơ bản và bổ sung) theo quan điểm đo lường ban hành bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB, 2018).

Thứ hai là: Về các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC được tổng quan từ các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước ở bảng 2.2, cho thấy các nhân tố được xác định là khá đa dạng, có xu thế hiển thị bức tranh phân mảnh với đối tượng các DN nói chung và một số lĩnh vực nói riêng Tổng quan cho thấy, có những nhân tố được đề cập có thể đã được kiểm chứng hoặc cũng chỉ dừng lại ở mức độ khám phá Mặt khác, một số nghiên cứu dù đề cập tới loại hình DN niêm yết, một lĩnh vực hoạt động cụ thể Nhưng, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC ở loại hình đặc thù xây lắp niêm yết Ở Việt Nam, ngành xây lắp có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động kinh tế toàn xã hội, với đặc trưng cơ bản về sản phẩm đơn chiếc, có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài, số lượng nguyên vật liệu và nhân lực tham gia cho ngành này khá lớn Do đó, quá trình xây dựng, thi công thường được tiến hành, phân chia thành nhiều công đoạn, nhiều hạng mục, mỗi giai đoạn xây lắp lại phân chia thành nhiều bước thi công khác nhau Mặt khác, như đã phân tích ở trên, điều kiện xây lắp chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố môi trường như mưa, nắng, lũ, lụt , thời gian thi công kéo dài đòi hỏi các bộ phận thi công và quản lý phải có kế hoạch giám sát, dự trù phù hợp những biến động này để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó Vì vậy, cần phải xét đến yếu tố đặc thù của ngành có tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC.

Thứ ba là: Tổng quan tài liệu cho thấy, dù đã có những nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC ở các nhóm ngành DN khác nhau, song các nghiên cứu thực nghiệm về nội dung chất lượng TTKT phần lớn sử dụng thống kê mô tả, SPSS để thực hiện Chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính để đo lường các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở trong lĩnh vực này Do đó, kiểm định chiều ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTTK trên BCTC ở DNXL niêm yết là một khoảng trống đòi hỏi cần được tìm hiểu và nghiên cứu.

Trên cơ sở tổng quan về đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo các mục tiêu nhìn nhận, có thể thấy chất lượng TTKT trên BCTC là chủ đề được nghiên cứu, tìm hiểu từ khá sớm khoảng những năm 1960 (Paul E Fertig, 1967) Càng về sau, những nhận thức về các thuộc tính của TTKT càng được mô tả cụ thể và đầy đủ hơn. Tác giả nhận thấy quan điểm được lựa chọn nhiều nhất và mang tính toàn vẹn về các thuộc tính của chất lượng TTKT là quan điểm được ban hành bởi CMKT quốc tế (IAS/IFRS, 2010) Qua tìm hiểu các nghiên cứu về đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC ở các nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy tại Việt Nam các nghiên cứu hướng đến việc đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC bằng phương pháp khảo sát với đầy đủ các thuộc tính, cấp bậc của thông tin theo quy định của CMKT quốc tế (IAS/IFRS, 2010) còn hạn chế.

Trên góc độ tổng quan về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngTTKT trên BCTC, các nghiên cứu trước đây đã khám phá ra ba nhóm nhân tố: bên trong, bên ngoài và thuộc tính của DN Ở Việt Nam, tác giả nhận thấy các nghiên cứu này thường được tiếp cận theo hướng ứng dụng với một mục tiêu nào đó (quản trị công ty, mối quan hệ với giá cổ phiếu, tính minh bạch…) Các nghiên cứu này cũng chỉ đang đề cập đến một số nhân tố thuộc thuộc tính của DN: niêm yết (NguyễnPhương Hồng, 2016) hoặc nhóm nhân tố bên ngoài DN: quản trị công ty (NguyễnTrọng Nguyên, 2015) Từ đó, cho thấy nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở Việt Nam và tại một nhóm các DN vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cần được tiếp tục bổ sung và phát triển.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

3.1.1 Khái niệm về thông tin kế toán

Do đặc điểm của thông tin là mang tính trừu tượng, nên có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thông tin Thông tin trích từ Từ điển Oxford English Dictionary là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến là tri thức, tin tức” Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”…Có thể khái quát thông tin là những gì mà con người có thể thu nhận được từ các dữ liệu để xử lý dữ liệu từ đó có thể tạo ra tri thức mới, và những nhận thức tốt hơn về các lĩnh vực tự nhiên và xã hội Thực chất đó là những sự kiện, những con số được thể hiện bằng một định dạng hữu ích với người sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định phù hợp (Wang và Strong, 1996) Chaker Haouet (2008) đã khẳng định không có một khái niệm duy nhất sử dụng cho thông tin, các khái niệm thay đổi theo lĩnh vực được tham chiếu.

Dưới góc độ kế toán, mặc dù TTKT chưa được đề cập chi tiết cụ thể mà chủ yếu định nghĩa về thông tin được trình bày trong các khái niệm cơ bản về kế toán. Theo quy định về điều lệ kế toán (compta- facile.com) của Pháp thì TTKT chứa đựng trong đó cả thông tin tài chính, nhằm cung cấp một cách thường xuyên và kịp thời tình hinh tài chính của đơn vị, hoặc theo hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) thì TTKT là những thông tin đã được lượng hóa, là dữ liệu đã được xử lý, mã hóa cho phù hợp với thực thể sử dụng trong việc ra quyết định Ở Việt Nam, Luật kế toán số 88/QH13/2015 cho rằng nội hàm của TTKT gồm những thông tin về kinh tế, tài chính được biểu hiện bằng thước đo giá trị, hiện vật và thời gian lao động Vì vậy, có thể phân chia TTKT biểu thị trên hai phạm trù cơ bản đó là kế toán tài chính và kế toán quản trị Trong đó, TTKT là “những thông tin về tình hình kinh tế, tài chính thể hiện trên BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán” đó là các nhà quản lý, ngoài ra còn có rất nhiều các đối tượng khác ở bên ngoài

DN Và BCTC được hiểu là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại CMKT và chế độ kế toán TTKT quản trị được định nghĩa “là những thông tin kinh tế, tài chính đáp ứng nhu cầu quản trị và các quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Ở góc độ này, TTKT được coi là một thành phần không thể tách biệt của thông tin quản trị của DN, cho phép phân tích khoản mục chi phí, xác định theo từng lĩnh vực và cho phép đánh giá kết quả hoạt động (Meylyon, 2005).

Trong nghiên cứu này, tác giả nhận thấy nếu sử dụng đồng thời cả ở hai khái niệm về TTKT thì việc đánh giá sẽ rất khó và phức tạp, vì mỗi góc độ tiếp cận lại đáp ứng theo các nhu cầu thông tin khác nhau Mặt khác, phạm vi của luận án chỉ đề cập đến TTKT trên BCTC do vậy có thể khái quát theo quan điểm của Luật Kế toán 88/2015/QH13 về TTKT trên BCTC “là những thông tin về quá trình SXKD của DN, phản ánh tình hình tài chính, kết quả và quá trình hoạt động của DN, được thể hiện dưới hình thái giá trị, hiện vật, lao động có được từ hệ thống kế toán thể hiện trên BCTC đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng liên quan”.

3.1.2 Khái niệm về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Chất lượng là một khái niệm rộng được định nghĩa và đo lường khác nhau phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu Theo Kotler (2002) chất lượng là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Là sự thỏa mãn các nhu cầu mong đợi của khách hàng về nhu cầu sử dụng của hàng hóa, là sự hài lòng về dịch vụ sản xuất (Shaney và cộng sự,

2004) Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005 của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (International Organization for Standardization) định nghĩa “ chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các thuộc tính vốn có của nó” Khái niệm này được thừa nhận rộng rãi lấy làm tiêu chuẩn quốc tế để xác định chất lượng trong sản phẩm, dịch vụ, với nhà cung cấp, cơ quan quản lý.

Khái niệm về chất lượng thông tin được xác định theo hai khía cạnh là người sử dụng thông tin và đặc điểm thông tin theo quan điểm của Ge (2009) Theo khía cạnh người dùng thông tin như dựa theo nhu cầu thì chất lượng thông tin là giá trị mà thông tin cung cấp vượt trên nhu cầu mong đợi của khách hàng, phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng hệ thống tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ thông tin (Kahn và Strong,

1998) Hoặc là sự đáp ứng các tiêu chí đánh giá, được xác định bởi người sử dụng với một bộ tiêu chuẩn nhất định (Salaun và Flores, 2009) Theo khía cạnh đặc điểm thông tin thì chất lượng thông tin là sự phù hợp với hoàn cảnh của hiện tượng (Wang and

Strong, 1996) Là những thuộc tính của thông tin để đáp ứng những chức năng, kỹ thuật, nhận thức và thẩm mỹ của người sản xuất thông tin, quản trị viên, người tiêu dùng và các chuyên viên (Eppler, 2006).

Dù mỗi quan điểm về chất lượng và định nghĩa về chất lượng thông tin tuy có khác nhau nhưng nhìn chung đều có sự thống nhất trong cách nhìn nhận chất lượng thông tin phải đảm bảo được các đặc trưng cơ bản của thông tin và phụ thuộc vào yếu tố cảm nhận, đánh giá của người có nhu cầu sử dụng Mặt khác, chất lượng luôn biến động theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng, vẫn có thể lượng hóa để phù hợp với đặc điểm nội tại và mô tả toàn vẹn được bản chất của thông tin Vì thế, trong nghiên cứu này tác giả tham chiếu chất lượng thông tin dựa trên cả hai góc độ người sử dụng và bản chất thông tin coi chất lượng thông tin là tập hợp các thuộc tính theo quy định nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng.

Trong lĩnh vực kế toán, dựa trên quy định các thuộc tính của hội đồng CMKT quốc tế (IASB, 2018), một số nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa đa dạng về chất lượng TTKT trên BCTC “là khả năng cung ứng các yêu cầu của nhà quản lý nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động của tổ chức giúp họ đưa ra quyết định, giám sát, thực hiện các mục tiêu chiến lược” (Noor và Ibrahim, 2013) Jonas và Blanchet (2000) cho rằng nếu dựa theo nhu cầu của người sử dụng thông tin thì chất lượng TTKT trên BCTC được xác định dựa trên cơ sở của tính hữu ích của thông tin đối với người sử dụng thông tin; Nếu tập trung vào quan điểm bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư thì TTKT trên BCTC có chất lượng khi cung cấp cho cổ đông với “công bố đầy đủ và hợp lý” Tang và cộng sự (2008) cho rằng chất lượng TTKT trên BCTC được hiểu như là khả năng mà BCTC cung cấp một cách trung thực và thực tế những thông tin liên quan đến hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của một thực thể Theo Schiller và Vegt (2010) thì BCTC có chất lượng nếu TTKT trình bày trung thực và kịp thời Dựa theo khuôn mẫu của CMKT quốc tế (IAS 01), mục tiêu chung luận án xây dựng khái niệm về chất lượng TTKT trên BCTC là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về DN cho các đầu tư hiện tại, tiềm năng và người cho vay, chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định”

3.1.3 Các thuộc tính của thông tin kế toán được mô tả theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế

Chất lượng từ chính những sản phẩm do kế toán tạo ra (BCTC) và dữ liệu kế toán cung cấp được đánh giá bởi các thuộc tính của thông tin, dịch vụ truyền tin mà nó cung cấp tới cho các đối tượng sử dụng Dựa theo nội dung xác định quan điểm đo lường ở mục 2.1.3 Thuộc tính chất lượng là những thuộc tính giúp cho TTKT trên BCTC trở nên hữu ích, các thuộc tính được hội đồng CMKT quốc tế quy định trong IAS 01- Trình bày BTCT bao gồm hai thuộc tính cơ là thuộc tính cơ bản và thuộc tính bổ sung Nội dung các thuộc tính được trình bày cụ thể như sau:

Thuộc tính cơ bản bao gồm:

Tính thích hợp: Được hiểu là thông tin giúp người sử dụng có thể điều chỉnh dễ dàng được quyết định của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh Để xác định giá trị của TTKT tới quyết định người sử dụng thì TTKT phải đảm bảo giá trị dự đoán và giá trị xác nhận Trong đó, biểu hiện của giá trị dự đoán là người dùng sử dụng các thông tin đầu vào để dự đoán kết quả trong tương lai Thông tin cung cấp sẽ xác nhận lại các sự kiện đã xảy ra, hay điều chỉnh các kế hoạch trước đó là biểu hiện của giá trị xác nhận.

Tính trung thực: Được hiểu là thông tin đầy đủ, trung lập, không sai sót thể hiện rõ trên BCTC, không thêm bớt, không tô vẽ về các nghiệp vụ kinh tế Cụ thể: Đầy đủ: Thông tin phải thể hiện được đầy đủ bản chất của sự kiện kinh tế muốn trình bày.

Trung lập: Thông tin phải có tính trung lập tức là không được thiên vị, không được làm sai lệch một cách có chủ đích để đạt được kết quả cá nhân mong muốn hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó.

Không sai sót: Thông tin được trình bày không có sai lệch trọng yếu.

Thuộc tính chất lượng bổ sung bao gồm:

Lý thuyết nền tảng để xác định các nhân tố

Từ phần tổng quan, tác giả đã tổng hợp được hai nhóm nhân tố có tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC Do đó, để có cơ sở cho việc xác định các nhân tố xây dựng mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện tìm hiểu các lý thuyết nền tảng để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

3.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

AdamSmith (1937) đã từng manh nha về sự tách biệt quyền và lợi ích giữa người điều hành và đại diện Sau đó thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling vào năm 1976 trong một nghiên cứu về phân chia rủi ro giữa người đại diện (người quản lý công ty- agents) và người ủy quyền (cổ đông-principals) theo mục tiêu hoạt động khác nhau, thông qua một hợp đồng giao phó công việc đảm bảo thực thi theo quy định bởi pháp luật Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng quên đi lợi ích của cổ đông khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó Giữa người ủy quyền và người đại diện luôn tồn tại xung đột về lợi ích do mỗi bên lại có sự khác nhau nên gần như không có thông tin hoàn hảo về trạng thái và hành vi của mỗi cá nhân, làm nảy sinh thông tin bất cân xứng Stanley Baiman (1990) làm sáng tỏ hơn sự bất cân xứng thông tin là do các chủ thể tham gia bao giờ hành động theo nhu cầu toan tính của mình, nội sinh từ các mục tiêu, và kỳ vọng của mình Ở đó, người đại diện là người có lợi thế và nắm được nhiều thông tin riêng mà người ủy quyền không hoặc khó có thể tiếp cận được và là cơ sở lựa chọn hành động của người đại diện Vidal (2008) phát triển về sự tồn tại của hai loại thông tin trên là tiền đề xuất hiện hai loại hành vi cơ hội của người đại diện đó là hành vi cơ hội trước và sau khi ký hợp đồng ủy quyền Hành vi cơ hội xuất hiện trước khi ký hợp đồng do người ủy quyền không có thông tin về người đại diện gọi là sự lựa chọn nghịch Và hành vi cơ hội xuất hiện sau khi ký hợp đồng do người ủy quyền tự ý phá vỡ những điều khoản đã ký trong hợp đồng gọi là rủi ro đạo đức Chính từ bất cân xứng trong lợi ích cá nhân và thông tin đã ngăn cản sự hợp tác giữa hai bên Do đó, để hạn chế mâu thuẫn phân hóa lợi ích giữa người ủy quyền và người đại diện bằng các biện pháp phù hợp: tăng chi phí đãi ngộ cho người đại diện (Healy và Palepu, 2001), tạo lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người đại diện.

Cũng giống như các nghiên cứu chuẩn tắc thì các nghiên cứu thực chứng đều dựa trên mục tiêu về con người, tổ chức và tìm hiểu thông tin thông qua khảo sát các

DN cổ phần để mô tả cấu trúc quản lý và những mâu thuẫn trong phương thức quản lý để nhằm hạn chế hành vi lợi ích cá nhân của nhà quản trị Để làm được điều đó các nghiên cứu này đều tập trung trả lời các câu hỏi là làm thế nào để xây dựng được các biện pháp theo dõi, động viên khiến nhu cầu tối đa hóa lợi ích trở nên hài hòa giữa người đại diện và người ủy quyền? Những biện pháp nào để giảm chi phí người đại diện phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện thông tin không hoàn hảo? Watson và cộng sự (2002) dựa vào thuyết đại diện kết luận rằng mục đích chính của BCTC là giám sát sự hiệu quả của những nhà quản lý, còn nhà quản lý sử dụng công bố để thuyết phục cổ đông rằng họ hành động một cách tốt nhất Khi lợi ích của cổ đông và nhà quản lý bất đồng, lúc đó xuất hiện khả năng về mối bất hòa những người quản lý (Dalton và cộng sự, 2007) Xung đột lợi ích này bộc lộ rõ nhất ở các công ty lớn (Gayle và Miller, 2009) Yang Jing (2008) kết luận biểu hiện của thông tin bất cân đối được thể hiện ở: thời gian, khối lượng và chất lượng thông tin thu thập Vì vậy, để hạn chế sự không cân bằng về nhu cầu thông tin ở các bên giao dịch thì cần tập trung tìm hiểu đến quá trình sàng lọc, phát tín hiệu và cơ chế kiểm soát Để giảm tình trạng thông tin bất cân xứng trong công ty cổ phần, một mặt Ban điều hành công ty niêm yết phải cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư, mặt khác cần thiết lập cơ chế giám sát thông qua người đại diện của cổ đông là HĐQT và BKS Mặt khác, nhà quản lý thường có kiến thức chuyên môn hơn những người chủ sở hữu vì họ thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày Khi có kiến thức cao họ càng nhanh chóng có hành vi lợi dụng chủ sở hữu một khi hoạt động giám sát không hiệu quả (Miller và Sardais,

2011) Vì vậy, cần phải phải thiết lập hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ chủ sở hữu trong vấn đề xung đột lợi ích với nhà quản lý và đảm bảo rằng nhà quản lý cung cấp BCTC có chất lượng cao Trong nghiên cứu của George (2011) cho rằng TTKT được xem là một đòn bẩy quyền lực đối với các nhà quản lý, nó có thể là bệ phóng (nếu khai thác phục vụ cho mục tiêu phát triển DN) nhưng cũng có thể gây thiệt hại (nếu phục vụ ý đồ làm đẹp tạm thời kết quả hoạt động của DN) tới nhiều nhà đầu tư.

Do đó nếu có cơ chế giám sát từ bên trong và cả bên ngoài phù hợp thì khả năng tư lợi cá nhân từ việc khai thác các công cụ kế toán sẽ bị giảm thiểu Lý thuyết này cũng giải thích vì sao các DN cần thiết phải có được bộ phận kiểm soát kế toán nhất là đối với các DN niêm yết, các công ty cổ phần để đảm bảo được lợi ích cho các cổ đông và nhà đầu tư Từ những lý luận này, tác giả nhận định vai trò của KSNB có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC.

Bên cạnh đó, với mục tiêu giảm thiểu chi phí đại diện và hài hòa được những mâu thuẫn lợi ích bên trong DN Baker và Collins (2005), Ambler và Neely (2007),Djama (2010) cho rằng cần phải thiết lập hệ thống giám sát chuyên môn từ bên ngoài để đảm bảo tính khách quan và trung thực của TTKT Các nghiên cứu của Teoh và Wong (1993), Davis (1997), Mitchell và cộng sự (2000), Breen và cộng sự (2006) … cho thấy rằng sau khi thực hiện kiểm toán tài chính xong thì số liệu kế toán sẽ có giá trị cao hơn Vì vậy, các nhà đầu tư thường có niềm tin lớn hơn với những thông tin đã được kiểm chứng bởi các công ty kiểm toán bên ngoài Theo những kết quả của các nghiên cứu này, tác giả đề xuất vai trò của kiểm toán độc lập thực sự tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC.

Sheleifter và Vishy (1989) cho rằng các nhà quản lý thường có xu hướng làm lợi cho mình thông qua những hoạt động mà họ kỳ vọng hoặc có kỹ năng tốt, họ luôn cố gắng làm tăng thu nhập của mình, nhưng lại tìm cách biến đổi lợi nhuận trên BCTC cho phù hợp với mục tiêu cá nhân (Whatts, 2003) Có thể thấy hành động của nhà quản trị có tác động rõ rệt đến quản trị lợi nhuận của đơn vị (Chen, 2005; Lambert, 2007) Denis

(2000) cho rằng thu nhập của người quản trị phụ thuộc vào kết quả SXKD của DN, nên họ sẽ không mạo hiểm để chấp nhận các giao dịch đầu tư mang tính rủi ro cao, do vậy lợi ích cá nhân luôn được đề cao hơn lợi ích DN, đã trực tiếp làm giảm tính khách quan của thông tin tài chính Dựa trên những nghiên cứu này, tác giả cho rằng có mối quan hệ giữa Hành vi quản trị lợi nhuận với chất lượng TTKT trên BCTC.

Trên cơ sở vận dụng nội dung của thuyết đại diện, tác giả xây dựng về các nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC được tóm tắt lại bao gồm: Hành vi quản trị lợi nhuận; Kiểm toán độc lập; vai trò của KSNB có tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC

3.2.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource dependency theory)

Pfeffer và Salancik (1978) là người đặt nền móng xây dựng lý thuyết này với nội dung cơ bản: “Để hiểu hành vi của một tổ chức, bạn phải hiểu được ngữ cảnh của hành vi đó - nghĩa là sinh thái của tổ chức", đề cao vai trò và sự đóng góp của nhà quản lý, nguồn lực con người ở DN Vận dụng thuyết này, một số nghiên cứu chỉ ra sự đóng góp của các nhà quản trị và các nhân viên trong DN giúp thu hẹp khoảng cách với môi trường xung quanh DN Việc phát huy tốt vai trò quản lý và năng lực chuyên môn của con người sẽ tăng cường chức năng tổ chức và khẳng định sự phát triển của công ty Về cơ bản, khi các nhà quản lý tốt hoạt động của DN thì hiệu suất hoạt động sẽ tốt hơn và nắm bắt được nhiều cơ hội thực tiễn hơn Các nghiên cứu phát triển lý thuyết này của Dalton (1999); Hillman và cộng sự (2000) Model (2001) khẳng định vai trò quan trọng của nhà quản lý và đặc điểm nguồn lực trong DN có quyết định thành bại đến sự sống còn của DN Mặt khác, nếu phát huy hiệu quả năng lực và sự cống hiến của đội ngũ nhân viên, hài hòa lợi ích, đảm bảo môi trường hoạt động tốt thì giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của DN (Oliver, 1991) Lý thuyết này gợi mở cho tác giả kỳ vọng về nhân tố vai trò của nhà quản trị, trình độ đội ngũ nhân lực làm công tác kế toán cũng có tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC

3.2.3 Lý thuyết xử lý thông tin (Information Procesing Theory) Đề xuất về quá trình thu nhận thông tin gồm đầu ra và đầu vào của con người từ thu thập qua các giác quan, sau đó lưu trữ bởi não và cuối cùng mang lại phản ứng hành vi, được manh nha bởi Atkinson và Shiffrin (1968); Gagne (1985) và Klahr

(1989) Sự tương đồng và hình thành ý tưởng này là tiền đề căn bản để hình thành một lý thuyết nền tảng khác biệt về quá trình thu nhận thông tin.

Vào năm 1974 Galbraith đã là người khởi xướng về lý thuyết xử lý thông tin. Ông cho rằng cơ cấu tổ chức được thiết kế phải phù hợp với nhu cầu xử lý thông tin của nó Bằng các chiến lược như tạo bộ đệm dốc (bước đệm kiểm tra trong công tác quản lý), tạo ra các nhiệm vụ độc lập, tự trị để giảm thiểu sự cần thiết phải xử lý thông tin Và đầu tư vào hệ thống thông tin theo chiều dọc, tạo ra các vai trò kết nối liên lạc giữa các bộ phận trong đơn vị để làm tăng khả năng xử lý thông tin Để điều tiết thông tin nhằm giảm thiểu rủi ro của môi trường, hỗ trợ cho việc ra quyết định, đòi hỏi các tổ chức phải phát triển những nhân tố và gia tăng năng lực xử lý thông tin (Prekuma và cộng sự, 2005)

Trong lĩnh vực kinh tế, khi vận dụng lý thuyết này này đã có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với quá trình quản lý hoạt động ở đơn vị Davenport (1998), Pollard (2006)… khẳng định vai trò quan trọng của việc đạt được một sự đồng bộ giữa yêu cầu của tổ chức, quốc gia là khả năng về công nghệ thông tin Dorociak (2007) trong nghiên cứu tìm hiểu về sự tác động đồng bộ giữa chiến lược xây dựng của tổ chức và hiệu quả hoạt động của DN đã rút ra kết luận có một sự tác động tích cực giữa chiến lược phát triển của tổ chức, chiến lược về công nghệ thông tin với hiệu quả hoạt động của DN Temtime và cộng sự (2003), Ismail và King (2005) khẳng định công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thông tin cho việc ra quyết định Raldolph và Richard (2005) trong nghiên cứu về xây dựng mô hình thích ứng của công nghệ thông tin trong tổ chức đã cho thấy sự khuyếch tán công nghệ thông tin tạo điều kiện cho việc đạt được lợi tức kỳ vọng đối với nhà đầu tư Bằng việc sử dụng thuyết xử lý thông tin như một thấu kính, nhóm nghiên cứu đã phát triển kết quả của thuyết này để đạt được hiệu quả tối ưu của một tổ chức, bao gồm ba giai đoạn xử lý thông tin đó là: yêu cầu xử lý thông tin, khả năng xử lý và sự tương thích giữa khả năng và khả năng vận dụng Từ đây, các tác giả kết luận rằng có mối quan hệ giữa công nghệ thông tin với các đặc điểm hoạt động của tổ chức.

Đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các DNXL niêm yết là các công ty cổ phần đại chúng và có quy mô lớn (tập đoàn, tổng công ty…) nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho mọi ngành trong nền kinh tế, và có quyền được trao đổi, phát hành chứng khoán và được niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung Đây là một ngành sản xuất có những đặc trưng về quá trình sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và một phần ảnh hưởng bởi cơ cấu tổ chức Sản xuất xây lắp mang tính chất xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại hoặc hiện đại hóa các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như công trình giao thông thủy lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, công trình dân dụng khác Những đặc trưng này một phần tất yếu có ảnh hưởng tới quá trình thu thập dữ liệu đầu vào, cung cấp thông tin đầu ra trong công tác kế toán, bao gồm các đặc điểm nổi bật như sau:

+ Đặc trưng về sản phẩm: Các sản phẩm thường có kích thước lớn, mang tính đơn chiếc, chiếm diện tích và không gian lớn trên mặt đất, mặt nước Sản phẩm từ xây lắp mang tính hiện vật cao nên có kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu Sản phẩm thường được sử dụпg tại chỗ, hoạt độпg xây dựпg khôпg cố định mà luôn thay đổi theo địa bàn thi côпg, do đó có sự phân quyền cho quản lý các CT/HMCT trực tiếp giám sát thi côпg ảnh hưởпg Mỗi sản phẩm được sản xuất đòi hỏi yêu cầu về mặt kỹ thuật, nguồn lực và phương pháp thi công khác nhau (Bùi Mạnh Hùng và cộng sự, 2012) Mặt khác, không như những sản phẩm được sản xuất thông thường, sản phẩm xây lắp sau khi sản xuất xong không thể đưa vào lưu kho bãi mà thường được tiêu thụ ngay thông qua thủ tục bàn giao giữa hai bên nhà thầu và chủ đầu tư trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã quy định, dựa trên hợp đồng giao thầu đã ký kết Vì thế, yêu cầu đáp ứng về TTKT trong quá trình sản xuất đòi hỏi yêu cầu kịp thời đầy đủ, không bỏ sót.

Ngoài ra, các sản phẩm xây lắp được thi công sản xuất xây dựng được tiến hành ngoài trời nên thường chịu tác động bởi các điều kiện về khí hậu, các yếu tố địa chất Do sản phẩm xây lắp gắn kết cố định ở địa điểm xây dựng, nên cũng chịu tác động bởi các yếu tố về tập quán và vùng miền (Lê Kiều, 2006) Bên cạnh đó, sản phẩm xây lắp được xây dựng không theo một khuôn mẫu cố định nào, có thiết kế và thường dựa trên dự toán và định mức về hao phí đầu vào để thực hiện Do vậy, với mỗi DN khi dự toán khác nhau về chi phí thì cũng có thể cho giá thành xây lắp khác nhau Vì vậy, trong quá trình hạch toán, việc thu thập TTKT cần phải thể hiện được sự chính xác, không thiên vị và áp đặt.

+ Đặc trưng về quá trình thực hiện sản xuất xây dựng: Thời gian sản xuất kéo dài, địa bàn hoạt động rộng và thường diễn ra ở nhiều địa điểm Việc xây dựng chủ yếu thực hiện ở ngoài trời, nên tiến độ thi công và các biện pháp kỹ thuật chịu sự chi phối khá lớn từ yếu tố thời tiết, có khi còn chịu những khoản thiệt hại khó lường trước Cụ thể, tại các công trình, kế toán đội làm nhiệm vụ tập hợp chứng từ, tổng hợp rồi định kỳ gửi về kế toán xí nghiệp, công ty nên việc tập hợp chứng từ trong DNXL thường rất khó khăn và chậm hơn so với các loại hình DN khác (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2017) Giá cả vật tư, các yếu tố đầu vào có sự biến động nên ảnh hưởng tới dự toán chi phí, và tăng rủi ro cho kết quả SXKD Mặt khác, sự không đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ để làm căn cứ ghi chép là rất phổ biến Do đó, chất lượng truyền tin cũng có thể bị ảnh hưởng, gián đoạn, rời rạc và khó kiểm soát do phạm vi rộng Điều này tác động đến quá trình xử lý TTKT và chất lượng và độ tin cậy của thông tin đầu ra của hệ thống.

+ Đặc trưng về cơ cấu tổ chức: Lao động thực hiện sản xuất, thi công có tính chất lưu động cao, mang tính chất đơn chiếc cho từng công trình, và điều kiện lao động nặng nhọc, quá trình xây dựng phức tạp và khó tổ chức chặt chẽ như trong dây chuyền sản xuất khác Bên cạnh đó, quá trình sản xuất có thể lưu động máy móc thiết bị ở nhiều địa bàn khác nhau Do đó, mô hình tổ chức kế toán thường là mô hình nửa tập trung, nửa phân tán hoặc mô hình phân tán Nên, quá trình thu thập thông tin cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu tổ chức không tốt sẽ không thể lượng hóa được hết các thông tin để phục vụ ổn định sản xuất.

+ Đặc trưng về cấu trúc vốn: Để tìm kiếm CT/HMCT thì năng lực tài chíпh của các DNXL niêm yết là yếu tố luôn được chú trọng, ngoài ra thời gian hoàn thành CT/HMCT dài nên cơn khát về vốn luôn là yếu tố lớn ở các DNXL, vốn sử dụng trong hoạt động xây lắp chủ yếu là vốn vay (Khảo sát được thực hiện tại sàn HNX cho thấy vào năm 2016 các DNXL niêm yết sử dụng vốn vay từ 60%-80%) Việc tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, lãi suất chi trả khá cao Vì thế, mức độ an toàn đầu tư tài chính còn thấp (Lê Thị Hồng Nhung, 2017) nên các DNXL cần phải nắm rõ được khả năng thanh toán, khả năng tài chính để từ đó có thể lập dự toán và minh bạch TTKT một cách hợp lý Thậm chí, sau khi đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng, nhà thầu còn phải bảo hành CT/HMCT trong một khoảng thời gian nhất định, do đó cần có kế hoạch dự trù tài chính để dự phòng bảo hành sản phẩmXDCB Mặt khác, để có được hợp đồng xây dựng hầu hết DNXL phải xây dựпg một mức giá dự thầu hợp lý Mà giá thành của CT/HMCT chỉ được xác định khi đã hoàn thàпh hoặc thời điểm bàn giao theo tiến độ kế hoạch của hợp đồпg Do đó, nếu không lập dự toán chính xác, việc so sánh không thường xuyên để tìm ra пguyên nhân vượt,

Chất lượng TTKT trên BCTC

Vai trò của nhà quản trị

Môi trường pháp lý Đặc thù ngành xây lắp

Vai trò tổ chức kiểm toán độc lập độc lập

Trình độ nhân viên kế toán

Hoạt động đào tạo hụt so với dự toán ban đầu sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của DNXL (Nguyễn Thị Kim Phú, 2018) Ngoài ra, minh bạch thông tin về tài chính của các công ty niêm yết nói chung và các DNXL nói riêng là bắt buộc theo luật về công khai các thông tin trên BCTC Với đặc trưng cơ bản thường là các tập đoàn lớn, tổng công ty lớn, lĩnh vực XDCB luôn nhận được sự quan tâm bởi cộng đồng các nhà đầu tư có thể là cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước Nên, TTKT do công ty xây lắp niêm yết khi công bố phải được xác nhận độ tin cậy từ một bên thứ ba độc lập.

Từ những nhận định trên, tác giả đề xuất nhân tố đặc thù ngành xây lắp có ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC.

Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

3.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ kết quả của quá trình tìm hiểu nội dung các cơ sở lý thuyết nền tảng, kế thừa kết quả của những nghiên cứu kinh điển đã trình bày tóm tắt và dự kiến đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC theo từng lý thuyết cơ sở, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ban đầu và là tiền đề để thực hiện cho phần xây dựng phương pháp nghiên cứu ở chương sau Mô hình nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4.2 Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu đề xuất và các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, tác giả tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cho từng nhân tố.

Vai trò của nhà quản trị (VTQT)

Nhân tố này được hiểu là “Những cam kết trong việc gắn kết các mục tiêu của công ty và chiến lược SXKD được thể hiện dưới hình thức tham gia hỗ trợ, xây dựng một thái độ tích cực hướng đến sự hiệu quả của thông tin và đảm bảo việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho vận hành hệ thống TTKT” (Komala, 2012) Bên cạnh đó, dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên, kết quả của một số nghiên cứu Dalton (1999), Model (2001), Afiah và Rahmatika (2014), Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) khẳng định năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản trị có tác động đến một số thuộc tính của TTKT (tính minh bạch, đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời) của TTKT trên BCTC Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đánh giá vai trò của nhà quản trị có tác động cao tới chất lượng TTKT trên BCTC Vì vậy, tác giả phát biểu các giả thuyết thống kê như sau:

Giả thuyết H1: Vai trò của nhà quản trị có tác động tích cực tới chất lượng

Hành vi quản trị lợi nhuận (HVQT)

Levitt (1998) định nghĩa “quản trị lợi nhuận là một mảng tối mà ở đó, kế toán đã bị làm sai do nhà quản trị đã cắt gọt các khía cạnh của nó, dẫn đến tình trạng thông tin mất cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư” Kết quả nghiên cứu của Watts

(2003), Chen (2005), Vidal (2008) chỉ ra nhà quản lý có thể tác động đến những con số trên BCTC hoặc tác động làm tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ Vận dụng lý thuyết đại diện, có một số nghiên cứu đã xác định lợi ích của nhà quản trị có thể làm thay đổi tính trung thực trong BCTC (Nguyễn Trọng Nguyên, 2016), hay trong nghiên cứu của Paltrow (2002), Gunny (2010) thì DN thực hiện điều chỉnh doanh thu để đạt được ngưỡng lợi nhuận mong muốn hoặc tránh bị lỗ trong kinh doanh Trên cơ sở đó, giả thuyết H2 hình thành giả định về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận với các thuộc tính của chất lượng TTKT trên BCTC như sau:

Giả thuyết H2: Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động tiêu cực tới chất lượng

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán (HDDT)

Khái niệm này đề cập tới sự hữu hiệu của hệ thống đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác kế toán trong DN, họ là những người được tham gia thật sự vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn của DN (Jong- Min Choe (1996). Dựa vào quan điểm quản trị TQM một số nghiên cứu cho rằng vai trò của hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng có ảnh hưởng nhất định tới quản lý chất lượng ở DN, Nguyễn Bích Liên (2012), các nghiên cứu của Xu Hongjiang (2003), Afiah và Rahmatika

(2014) khẳng định hoạt động đào tạo nguồn lực là yếu tố tác động then chốt tới chất lượng TTKT trên BCTC Theo đó, tác giả đề xuất các giả thuyết H3 về mối quan hệ giữa hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác kế toán như sau:

Giả thuyết H3: Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC.

Phần mềm kế toán (PMKT)

De Guinea và cộng sự (2005), Noor Azizi Ismail (2009) cho rằng những thực thể trung gian như các đơn vị cung cấp phần mềm, đơn vị tư vấn có vai trò quan trọng trong việc khuyếch tán TTKT Theo đó PMKT là “bộ chương trình dùng để tự động xử lý các TTKT trên máy vi tính” (TT 103/2005-BTC) Một hệ thống PMKT có chất lượng sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc trình bày và cung cấp TTKT (Trần Phước, 2007), hoặc ứng dụng và triển khai hệ thống ERP giúp kiểm soát tốt các thuộc tính của TTKT (tính kịp thời, đầy đủ…) trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2012) Từ đây, tác giả phát biểu các giả thuyết H4 như sau:

Giả thuyết H4: Phần mềm kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Khái niệm này đề cập tới quy trình do Hội đồng quản trị, Ban giám đốc thiết kế nhằm đảm bảo sự hợp lý về khả năng đạt được các mục tiêu đảm bảo hiệu quả SXKD, độ tin cậy của BCTC và việc tuân thủ pháp luật kinh doanh (Adel Sharairi,

2011) Do có sự xung đột thông tin từ trong chính nội bộ giữa nhà quản trị với những người sở hữu (Iatridis, 2011), vì vậy cần thiết phải có một cơ chế giám sát từ phía bên trong để TTKT có chất lượng hơn Dựa trên lý thuyết đại diện, nghiên cứu của Yang Jing (2008), Nguyễn Trọng Nguyên (2016) cho rằng TTKT có chất lượng hơn khi có sự giám soát của hoạt động KSNB KSNB được coi là một phần hiện diện và chi phối các hoạt động trong hệ thống TTKT (Hurt, 2010) Kế thừa kết quả trên, luận án đưa ra các giả thuyết H5 về mối quan hệ giữa hệ thống KSNB với chất lượng TTKT trên BCTC như sau:

Giả thuyết H5:Hệ thống KSNB có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên

BCTC Đội ngũ làm công tác kế toán (NVKT) Đây là nhóm các yếu tố về trình độ chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để thực hiện công việc của cá nhân (Hongjiang Xu, 2003) Vận dụng lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên, và quản trị chất lượng toàn diện TQM, nghiên cứu của Model (2001), Chapellier và cộng sự (2010) cho rằng: trình độ đội ngũ nhân viên làm kế toán cao thì TTKT cung cấp càng có chất lượng Vận dụng một số lý thuyết nền như quan điểm quản trị TQM, Nguyễn Bích Liên (2012) cho rằng ý thức, khả năng vận dụng và đạo đức người làm nghề có vai trò trong việc duy trì và đảm bảo hệ thống ERP của DN Mặt khác, sản phẩm của cả một quá trình làm công tác kế toán đó chính là các BCTC, không ai khác ngoài kế toán với trình độ năng lực chuyên môn của mình vận dụng các quy phạm pháp lý để tạo ra sản phẩm này Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất các giả thuyết H6 như sau:

Giả thuyết H6: Trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Tổ chức kiểm toán độc lập (TCKT)

Khái niệm này đề cập tới năng lực của các nhân viên kiểm toán độc lập khi thực hiện công việc kiểm toán BCTC nhằm mục đích đưa ra các ý kiến đánh giá về tính trung thực, hữu ích trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC ở DN được kiểm toán (VSA, 200) Vận dụng lý thuyết khuếch tán kỹ thuật, kết quả nghiên cứu của Foong

(1999) Noor Azizi Ismail (2009) TTKT cung cấp đảm bảo chất lượng hơn khi được giám sát bởi các tổ chức bên ngoài như kiểm toán, các đơn vị tư vấn, các công ty cung cấp phần mềm Các nhà đầu tư thường có được một niềm tin lớn hơn đối với những BCTC đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán mang tính quốc tế (Teoh và Wong

1993), Phạm Quốc Thuần (2016) Vì vậy, tác giả phát biểu các giả thuyết H7 như sau:

Giả thuyết H7: Vai trò của tổ chức kiểm toán độc lập có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Đặc thù ngành xây lắp (DTXL)

DTXL được hiểu là những nét riêng có khác biệt về hoạt động SXKD so với tất cả những ngành SXKD khác trong nền kinh tế Từ những phân tích ở mục 3.3 về đặc thù hoạt động xây lắp với những phức tạp trong quá trình sản xuất thi công sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tính kịp thời, đầy đủ, trung thực của TTKT Tác giả nhận thấy, những đặc trưng về vốn, địa bàn hoạt động và thời gian thi công các CT/ HMCT cũng như những rủi ro có thể gặp phải khi thi công, sau quá trình thi công nên có thể có những ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT trên BCTC.Vì vậy, tác giả phát biểu các giả thuyết thống kê về mối quan hệ giữa đặc thù ngành xây lắp tới chất lượng TTKT trên BCTC như sau:

Giả thuyết H8: Đặc thù ngành xây lắp có tác động tiêu cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Môi trường pháp lý (MTPL) Được hiểu là sự thể chế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với cả hai phía chủ thể kinh doanh và cơ quan Nhà nước Áp lực từ việc phải tuân thủ pháp luật là nhân tố thúc đẩy các DN tìm kiếm, lựa chọn trình bày TTKT phù hợp để đạt được sự hợp pháp trong hoạt động Một số nghiên cứu của Stoderstrom và Sun (2007), Choi Muller và cộng sự (1996)… xác định các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kế toán có tác động tích cực trong gia tăng chất lượng TTKT trên BCTC Từ đây, luận án đề xuất giả thuyết H9 về mối quan hệ giữa môi trường pháp lý và chất lượng TTKT trên BCTC như sau:

Giả thuyết H9: Môi trường pháp lý có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Các nhân tố đề xuất và giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

Giả thuyết Nội dung Cơ sở lý thuyết

H1 Vai trò của nhà quản trị có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên

H2 Hành vi quản trị lợi nhuận có tác động tiêu cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết đại diện

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán có tác động tích cực tới chất lượng

Lý thuyết xử lý thông tin

H4 Phần mềm kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Lý thuyết xử lý thông tin

H5 Hệ thống KSNB có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Lý thuyết xử lý thông tin

H6 Trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Lý thuyết xử lý thông tin

Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên

H7 Vai trò của tổ chức KTĐL có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC Lý thuyết xử lý thông tin

H8 Đặc thù ngành xây lắp có tác động tiêu cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

H9 Môi trường pháp lý có tác động tích cực tới chất lượng TTKT trên BCTC

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xây dựng quy trình nghiên cứu

Trong các nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC đã được khởi xướng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau để nghiên cứu về sản phẩm đặc trưng TTKT Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như: Djama (2009), Xu (2009), Choe (1996), bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu của Michailesco (2010), Al-Hiyari (2013) sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát để đạt được mục tiêu nghiên cứu về các tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC nói chung Theo Ge (2009) trong nghiên cứu về chất lượng thông tin đã cho rằng nên sử dụng nghiên cứu định lượng là hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học để nhằm xây dựng mô hình kiểm định và phân tích các dữ kiện một cách chặt chẽ nhất, ngoài ra nên kết hợp cả nghiên cứu định tính để khám phá thêm các nhận thức khác của đối tượng tham gia khảo sát, loại nghiên cứu này hướng đến việc mô tả tình huống hoặc hiện tượng thông qua diễn giải chủ quan của cá nhân người nghiên cứu. Để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ở chương 3, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với các nội dung sau:

Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia Thực hiện thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận tập trung với 12 chuyên gia để xác định sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất, phát hiện và bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu Thời gian tiến hành cho mỗi cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận tập trung được kéo dài khoảng 2 giờ trong thời gian cụ thể Nội dung các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng chi tiết trên cơ sở mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình nghiên cứu Ngoài ra các câu hỏi cũng có độ mở để có thể phát hiện thêm biến quan sát mới hoặc điều chỉnh các từ ngữ, mô tả nội dung, kết cấu Dựa trên kết quả của phần thảo luận về cấu trúc, từ ngữ và các câu hỏi đều được xem xét để hoàn thiện mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết nghiên cứu, các thang đo và xây dựng bảng hỏi chính thức…

Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Bảng hỏi chính thức (Phiếu khảo sát) sẽ được tiến hành phát cho các đối tượng được đề nghị trả lời (Nhà quản trị, thành viên BKS, kế toán trưởng, kế toán viên) theo quan điểm cá nhân Ngoài ra, bảng hỏi bao gồm các thông tin được thu thập về đặc điểm và cá nhân người được trả lời Dựa trên dữ liệu các phiếu khảo sát thu về hợp lệ,

Phương pháp thực hiện: PV trực tiếp, email Công cụ thu thập: Bảng hỏi Đối tượng khảo sát: Nhà QT, KTT, nhân viên KT, đại diện BKS, Kiểm định các thang đo và lượng hóa mối quan hệ mô hình nghiên cứu Thực hiện phân tích các giả thuyết nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát

Khám phá các ý tưởng, bổ sung và hoàn thiện các thang đo Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CL TTKT phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam Đối tượng phỏng vấn: Giảng viên, Cục quản lý giám sát KTKT, Nhà quản lý, KTV độc lập, KTT, nhân viên KT, đại diện BKS, Tổng hợp từ các cơ sở lý thuyết nền tảng và kế thừa từ các nghên cứu khoa học trước đó

Công cụ thu thập: Dàn bài thảo luận.

Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn sâu

Xác định vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo

Bảng hỏi chính thức Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các thang đo Thảo luận tập trung với chuyên gia tác giả phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0; AMOS 20.0 để thực hiện thống kê, mô tả, kiểm dịnh độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA, phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Hình 4.1 Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thực hiện nghiên cứu định tính

Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính được mô tả qua Hình 4.2

Hình 4.2 Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nghiên cứu của Yin (1994); Marshall và Rossman (1995); Xu và cộng sự (2003) khẳng định để đạt được hiệu quả trong tìm hiểu nội dung chất lượng thông tin theo từng ngữ cảnh, trong nghiên cứu định tính nên thực hiện thảo luận tập trung với những đối tượng có sự am hiểu sâu sắc về chủ đề nghiên cứu Trong nội dung nghiên cứu định tính này, phương pháp được tác giả sử dụng là thảo luận tập trung với các chuyên gia Mục tiêu là để xác định sự phù hợp của các nhân tố từ mô hình nghiên cứu đã đề xuất Để thực hiện phương pháp này, tác giả thiết kế bảng hỏi gồm 2 nội dung sau

+ Xác định mức độ ảnh hưởng của 9 nhân tố được đề cập đến trong mô hình nghiên cứu đề xuất (Vai trò nhà quản trị; Hành vi quản trị lợi nhuận; KSNB; Trình độ năng lực nhân viên kế toán; Phần mềm kế toán; Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; Đặc thù ngành xây lắp; Môi trường pháp lý; Tổ chức kiểm toán độc lập) đến hai thuộc tính của TTKT (cơ bản và bổ sung)

+ Thảo luận về các thang đo (biến quan sát) để đo lường cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Để đảm bảo nội dung cho buổi thảo luận tập trung, tác giả đã gửi trước cho các chuyên gia nội dung dự kiến và bảng hỏi ý kiến chuyên gia (Phụ lục 01) Sau thời gian từ 3- 7 ngày, tác giả thống nhất thời gian thực hiện thảo luận tập trung với các chuyên gia Nội dung từ buổi thảo luận này sẽ được ghi thành biên bản làm cơ sở để hoàn chỉnh và xây dựng thang đo đo lường.

4.2.1 Đối tượng tham gia thảo luận

Theo Miles và Huberman (1994), Ellram (1996) và Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số lượng mẫu chỉ nên từ 12 đến 15 cá nhân để thực hiện thảo luận tập trung, bởi nếu mẫu lớn hơn con số này thì lượng thông tin thu thập sẽ nhiều và vượt quá khả năng theo dõi của nhà nghiên cứu Với mục đích cần có sự hiểu biết toàn diện và lắng nghe được nhiều ý kiến về nội dung nghiên cứu, và kỳ vọng giúp tác giả xác định bản chất và nội dung đo lường của các nhân tố trong chính DN mà họ đã từng tham gia hoạt động kế toán Do đó, tác giả lựa chọn số lượng đối tượng tham gia thảo luận gồm

12 cá nhân, dựa trên việc thỏa mãn một trong các tiêu chí sau:

+ Có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán tài chính, về thông tin trình bày trên BCTC ở các DN niêm yết

+ Có vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác kế toán ở các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Từ các tiêu chí được đề cập, tác giả lựa chọn các đối tượng để tham gia thảo luận tập trung bao gồm: Giảng viên chuyên ngành kế toán; Đại diện Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán; Kiểm toán viên của tổ chức kiểm toán độc lập đã tham gia kiểm toán ở DNXL niêm yết; Kế toán viên; Kế toán trường; Nhà quản trị; Đại diện BKS ở DNXL niêm yết.

Bảng 4.1 Bảng Danh sách các đối tượng tham gia thảo luận Đơn vị công tác Số lượng Vị trí công việc Đại học Công nghiệp Hà nội 01 Giảng viên chuyên ngành kế toán

(PGS.TS) Đại học Kinh tế quốc dân 01 Giảng viên chuyên ngành kế toán

(PGS.TS) Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán 01 Phó cục trưởng

Công ty TNHH kiểm toán

KPMG Việt nam 01 Tổ chức kiểm toán độc lập trong lĩnh vực XDCB Công ty Cổ phần Vinhomes 03

Kế toán trưởng Đại diện BKS

Kế toán viên Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD1 02 Giám đốc

Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sông Đà 11 03

Giám đốc Đại diện BKS

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2019 4.2.2 Kết quả thảo luận

4.2.2.1 Thảo luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong phần này, tác giả thảo luận với các chuyên gia về tính phù hợp của 9 nhân tố mà mô hình đề xuất và thảo luận tập trung mức độ tác động của các nhân tố theo 5 mức động: 1 – Không ảnh hưởng; 2 – Ít ảnh hưởng; 3 - Ảnh hưởng; 4 - Ảnh hưởng mạnh; 5 - Ảnh hưởng rất mạnh.

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các nhân tố theo các chuyên gia được tổng hợp trong Bảng 4.2

Bảng 4.2 Bảng kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đề xuất theo ý kiến của các chuyên gia

Không ảnh hương Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng rất mạnh Số phiếu Tỷ lệ

Vai trò nhà quản trị 0 0 0 - 0 - 2 66.67 10 83.33

Hành vi quản trị lợi nhuân 0 0 0 - 0 - 3 25.00 9 75.00

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng 0 0 2 16.67 3 25.00 5 41.67 2 16.67

Trình độ nhân viên kế toán 0 0 0 - 4 33.33 6 50.00 2 16.67

Vai trò TCKT độc lập 0 0 0 - 3 25.00 4 33.33 5 41.67 Đặc thù ngành xây lắp 0 0 1 8.33 2 16.67 5 41.67 4 33.33

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia, 2019

Từ kết quả Bảng 4.2 cho thấy, 100% các chuyên gia đều cho rằng các nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC. Trong đó, các nhân tố “Vai trò nhà quản trị”; “Hành vi quản trị lợi nhuân”; được 100% các chuyên gia cho rằng ảnh hưởng mạnh và rất mạnh Bên cạnh đó, vẫn còn 2 chuyên gia (chiếm tỷ lệ 16.67%) cho rằng nhân tố “Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng” ít ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC Có 1 chuyên gia cho rằng nhân tố “Phần mềm kế toán” và “Đặc thù ngành xây lắp” chiếm tỷ lệ 8,33% ít ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC Đánh giá chung, các nhân tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá là phù hợp (Phụ lục 02)

4.2.2.3 Thảo luận về thang đo nghiên cứu

Căn cứ xây dựng thang đo: Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) có ba căn cứ để xây dựng thang đo đó là: sử dụng các thang đo gốc từ các nghiên cứu tiền đề, sử dụng thang đo gốc và hiệu chỉnh lại để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, xây dựng thang đo mới Với nghiên cứu này, luận án lựa chọn sử dụng thang đo gốc và hiệu chỉnh lại để phù hợp với bối cảnh nền kinh tế- xã hội ở nước ta nói chung và đặc thù ngành xây lắp nói riêng đối với những biến quan sát ở mô hình lý thuyết đã được thống nhất chọn lựa Đối với các biến quan sát mới, tác giả xây dựng thang đo dựa trên ý kiến của các chuyên gia sau quá trình thảo luận.

Hình thức thảo luận: Tại buổi thảo luận, tác giả trình bày từng khái niệm được mô tả cho từng nhân tố Sau đó, trình bày các thang đo được trích lược từ các nghiên cứu tiền đề, với mỗi thang đo tác giả thực hiện xin ý kiến từ các chuyên gia sẽ giữ lại hoặc loại bỏ những thang đo được sự đồng tình cao của các chuyên gia (2/3 ý kiến của chuyên gia) Đối với những thang đo cần hiệu chỉnh, bổ sung, sẽ ghi lại ý kiến các chuyên gia Sau đó tiến hành thống nhất, xây dựng các phát biểu và xin ý kiến tán đồng biểu quyết về các thang đo được hiệu chỉnh và thang đo bổ sung cho phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Kết quả thảo luận thang đo chất lượng TTKT trên BCTC: Thông tin là một sản phẩm đặc biệt vì nó mang tính vô hình, cho nên việc đánh giá chất lượng TTKT dường như không thể có một tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể nào Từ các bước tổng quan các kết quả của các nghiên cứu liên quan trước đây và phân tích các xu hướng nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC, với mục tiêu nghiên cứu được đặt ra ở luận án này, nghiên cứu đã lựa chọn đo lường chất lượng TTKT trực tiếp dựa trên khuôn mẫu của CMKT quốc tế (IASB, 2018) theo hai thuộc tính bao gồm: thuộc tính cơ bản ( thích hợp và trung thực ), thuộc tính bổ sung ( có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời, dễ hiểu ) Các thang đo gốc tham khảo trong nghiên cứu này được tác giả trích dẫn từ nghiên cứu của Beest và cộng sự (2009) được trình bày (Phụ lục 03) để đo lường chất lượng TTKT trên BCTC, ngoài ra có sự hiệu chỉnh, bổ sung từ thảo luận tập trung với các chuyên gia Kết quả thảo luận ở bảng 4.3

Bảng 4.3 Kết quả thảo luận các thang đo chất lượng thông tin kế toán

Thang đo gốc Ý kiến chuyên gia Thang đo sử dụng trong nghiên cứu sau thảo luận

Thang đo hiệu chỉnh Thang đo bổ sung Thuộc tính cơ bản

Báo cáo thường niên cung cấp những thông tin tương thích

Thay đổi từ “báo cáo thường niên” bằng “BCTC” và giải thích cụ thể về từ

BCTC cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động SXKD của DN

Báo cáo thường niên cung cấp những thông tin về cơ hội kinh doanh và rủi ro

Loại bỏ thang đo này, vì những cơ hội và rủi ro là do người sử dụng đánh giá

Công ty sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường

Việc ghi nhận giá trị hợp lý hiện nay hầu như chỉ thực hiện tại thời điểm ban đầu khi mua sắm tài sản, vật tư và ghi nhận doanh thu

DN sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường tại thời điểm ban đầu

Báo cáo hàng năm cung cấp thông tin phản hồi về cách thức mà các sự kiện trên thị trường và các giao dịch đáng kể ảnh hưởng đến công ty

Thay đổi về thông tin mô tả về các sự kiện và ảnh hưởng của các giao dịch đến hoạt động của công ty

TTKT trên BCTC thể hiện được sự ảnh hưởng của các giao dịch và sự kiện đến hoạt động kinh doanh của DN

Báo cáo thường niên giải thích rõ ràng các giả định và đánh giá

Tán thành sử dụng thang đo gốc

BCTC giải thích rõ ràng các giả định và đánh giá

Báo cáo thường niên giải thích rõ ràng sự lựa chọn các nguyên tắc kế toán

BCTC giải thích rõ ràng sự lựa chọn các nguyên tắc kế toán

Báo cáo thường niên nêu bật các sự kiện một cách tích cực và tiêu cực khi thảo luận về kết quả hàng năm

Loại bỏ thang đo vì BCTC cung cấp TTKT theo quy định

Báo cáo hàng năm bao gồm báo cáo của kiểm toán viên

Báo cáo thường niên công bố thông tin rộng rãi về các vấn đề quản trị DN

Thang đo gốc Ý kiến chuyên gia Thang đo sử dụng trong nghiên cứu sau thảo luận

Thang đo hiệu chỉnh Thang đo bổ sung

Bổ sung TTKT cung cấp trên BCTC không có sai sót trọng yếu

TTKT trên BCTC thường không tồn tại những sai sót trọng yếu

Bổ sung giá trị TTKT cung cấp có đủ độ tin cậy để dự đoán kết quả hay không?

Thông tin trên BCTC của DN đủ độ tin cậy để tiên đoán các kết quả tương lai

Bổ sung sự trung thực và hợp lý của TTKT trên BCTC

TTKT trên BCTC của DN được xem là trung thực và hợp lý

Báo cáo thường niên được thiết lập tốt Thay đổi “thiết lập tốt” thành “ trình bày dễ hiểu”

TTKT trên BCTC được trình bày dễ hiểu.

Thuyết minh các thông tin trên bảng cân đối và báo cáo thu nhập là rõ ràng Thay đổi ngôn từ TTKT trên BCTC được trình bày rõ ràng Đồ thị và bảng biểu làm rõ các thông tin trình bày Loại bỏ thang đo vì trình bày BCTC theo mẫu biểu quy định Việc sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ kỹ thuật được dễ dàng theo dõi trong báo cáo thường niên

TTKT trên BCTC được trình bày súc tích và có ý nghĩa Báo cáo hàng năm đảm bảo có thể hiểu được một cách toàn diện

Loại bỏ thang đo vì khái niệm “toàn diện” khó đánh giá

Có khả năng so sánh

Những thay đổi trong chính sách kế toán phải được giải thích rõ và trình bày những tác động của sự thay đổi

Tán thành sử dụng thang đo gốc

Những thay đổi trong chính sách kế toán được giải thích rõ và trình bày những tác động của sự thay đổi

Những thay đổi về ước tính và phán xét của kế toán phải được giải thích rõ ràng và hợp lý

Những thay đổi về ước tính và phán xét của kế toán phải được giải thích rõ ràng và hợp lý

Thang đo gốc Ý kiến chuyên gia Thang đo sử dụng trong nghiên cứu sau thảo luận

Thang đo hiệu chỉnh Thang đo bổ sung

Số liệu kế toán của các kỳ trước phải được điều chỉnh theo những thay đổi về ước tính và phán xét của kế toán

Số liệu kế toán của các kỳ trước được điều chỉnh theo những thay đổi về ước tính và phán xét của kế toán

Các kết quả của kỳ kế toán hiện tại được so sánh với kết quả của các kỳ kế toán trước

Loại bỏ thang đo vì cho rằng đơn vị dùng để đo lường TTKT đã được thống nhất thì dễ để so sánh và đánh giá

Thông tin trong báo cáo hàng năm được so sánh với các thông tin được cung cấp bởi các tổ chức khác

Loại bỏ thang đo vì phạm vi chỉ đề cập đến TTKT trên BCTC, được tạo lập bởi kế toán ở DN

Báo cáo thường niên trình bày con số, chỉ số tài chính và tỷ lệ

Bổ sung các yếu tố về thu thập và kiểm tra, đối chiếu chứng từ kế toán do DNXL thường có địa bàn hoạt động rộng, thời gian xây lắp dài

Các chứng từ kế toán đều được lập đầy đủ

Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành thường xuyên ở DN

Thực hiện nghiên cứu định lượng

Trong nghiên cứu định lượng, tác giả lựa chọn thực hiện khảo sát (là phương pháp nhằm tìm kiếm các kiến thức khoa học để kiểm định một mô hình lý thuyết có thể sử dụng các mẫu điều tra không mang tính đại diện) để đáp ứng mục tiêu của trong nghiên cứu này là để tìm kiếm, xây dựng và thực hiện kiểm định mô hình các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC.

Trong nghiên cứu này, thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC và xem xét sự liên quan giữa chúng dưới dạng các số đo và số thống kê Trình tự nghiên cứu định lượng được thể hiện ở hình 4.3.

Hình 4.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.1 Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là bảng hỏi do những ưu điểm về thời gian thu thập ngắn và ít tốn kém (Salem, 2014) Cấu trúc của bảng hỏi bao gồm có 3 phần:

- Phần 1: Thông tin của đối tượng khảo sát như độ tuổi, nơi công tác, vị trí công tác, kinh nghiệm làm việc…

- Phần 2: Đánh giá của các đối tượng được khảo sát về chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC trong các DNXL Trong phần 2 tác giả sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ để thu thập các đánh giá của các đối tượng khảo sát 5 mức độ cụ thể như sau:

- Phần 3: Là những câu hỏi mở nhằm thu thập được những ý kiến của các đối tượng khảo sát về vấn đề nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết hiện nay.

4.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Xác định kích thước mẫu

Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn.

Dữ liệu được thu thập chéo, cùng một thời gian, nên quy mô đối tượng điều tra khảo sát được xác định theo công thức mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA: Theo Hair và cộng sự (2006) kích cỡ mẫu được xác định dựa vào mức tối thiểu và số lượng biến đưa vào mô hình. n = ∑ 1 j=t kP j

Pj: Số thang đo của thang đo thứ j (j=1 đến t) k: Tỉ lệ của số quan sát so với thang đo (5/1 hoặc 10/1)

Thì n là: Nếu n < 50 Chọn n = 50 (Số lượng mẫu tối thiểu)

Nếu n > 50 Chọn qui mô mẫu là n Chọn k = 5

Dựa vào công thức tính số lượng mẫu, trong đề tài này số lượng mẫu n = 50 * 5

= 250 Như vậy kích thước mẫu tối thiểu trong nghiên cứu là 250.

Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy), tác giả quyết định phỏng vấn 720 đối tượng.

Cơ cấu mẫu nghiên cứu

Lựa chọn các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) được xác định theo doanh thu trong lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu, dựa trên bộ nguyên tắc phân ngành của Tổng cục thống kê xây dựng năm 2007.Theo số liệu thống kê của HOSE và HNX số lượng DNXL niêm yết tính đến thời điểm ngày 31/12/2018 là 122

DN (Phụ lục 06) Trong đó, số lượng DN niêm yết trên sàn HOSE là 46 DN (chiếm tỷ lệ 37,7%), số lượng DN sàn HNX là 76 DN (chiếm tỷ lệ 62,3%) Do giới hạn về thời gian và tài chính, tác giả tiến hành khảo sát 60 DNXL niêm yết trên 2 sàn HNX, HOSE (23 DN trên sàn HOSE, chiếm tỷ lệ 37,7% và 37 DN trên sàn HNX, chiếm tỷ lệ 62,3%) Trong mỗi sàn niêm yết, tác giả lựa chọn tiêu chí vốn điều lệ để phân loại DN và lựa chọn DN khảo sát theo phương pháp tỷ lệ (Phụ lục 07). Đối tượng khảo sát: Vì TTKT mang tính đặc thù cao, nên việc lựa chọn các đối tượng để thực hiện khảo sát được lựa chọn theo các tiêu chí: Là những người có kiến thức nền về kế toán (là những người thực tế đang làm kế toán và phụ trách mảng kế toán) Phải là người hiểu rõ đặc điểm chất lượng TTKT và đặc điểm xử lý BCTC tại đơn vị được lựa chọn khảo sát Mặt khác, có một số nhân tố đề xuất trong mô hình rất khó để các đối tượng bên ngoài trả lời được (hành vi quản trị lợi nhuận, vai trò nhà quản trị….) Đồng thời, kế thừa quan điểm lựa chọn đối tượng khảo sát từ các nghiên cứu trước (Xu và cộng sự (2003); Xu (2009); Nader Rezaei (2013)…các nhà quản trị cấp cao (phụ trách quản lý KT, nhà quản trị DN là giám đốc, phó giám đốc, chủ tịchHĐQT) Vì vậy, đối tượng được lựa chọn để thực hiện khảo sát trong phần nghiên cứu định lượng ở đây đó là: Kế toán viên; Kế toán trưởng; Đại diện ban kiểm soát; Nhà quản trị.

Trong đó, mỗi DNXL tác giả tiến hành phỏng vấn 12 cán bộ nhân viên Cụ thể như sau: 4 nhà quản trị DN, 2 cán bộ của Ban kiểm soát, 5 kế toán viên, 1 kế toán trưởng Ngoài ra, để bù đắp một tỉ lệ thông tin bị loại bỏ (các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy), nên tổng số lượng phiếu phát ra là 720 phiếu Mẫu nghiên cứu cụ thể được thể hiện qua Bảng 4.6

Nội dung Số lượng DN khảo sát Số lượng phiếu khảo sát

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và qua email Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0 AMOS 20.0.

Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện Theo đó, tác giả lựa chọn những đối tượng sát thỏa mãn các điều kiện được đưa ra trong đối tượng khảo sát.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và qua email Kết quả phỏng vấn, sau khi làm sạch (loại bỏ các bảng câu hỏi có nhiều ô thiếu thông tin, hoặc nhiều hơn một ô trả lời, hoặc có cơ sở để xác định không đáng tin cậy) được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0 AMOS 20.0.

+ Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu sau khi thu thập đã được kiểm tra, tác giả sẽ xử lý dữ liệu thô bằng cách mã hoá các biến Đối với thông tin thu thập bằng dữ liệu định tính, tác giả chuyển đổi các trả lời thành dạng mã số để nhập và xử lý Sau đó sẽ được nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 20.0 AMOS 20.0

Làm sạch dữ liệu: trước khi xử lý, dữ liệu sẽ được làm sạch nhằm phát hiện các sai sót như các ô trống và trả lời không hợp lý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khái quát về các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trải qua hơn 55 năm hình thành và phát triển, ngành xây dựпg đã có bước phát triển пhaпh chóпg, dần hoàn thiện hệ thốпg cơ chế, chíпh sách troпg lĩпh vực quản lý, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo dựпg hàпh laпg pháp lý thuận lợi nhằm đáp ứпg yêu cầu của nền kiпh tế quốc dân và các yêu cầu của пgàпh xây dựпg troпg quá trìпh hội пhập kiпh tế quốc tế Ở nước ta, ngàпh xây dựпg có vai trò rất quan trọng bởi là пgàпh côпg пghiệp đặc biệt tạo ra cơ sở hạ tầпg cho nền kiпh tế, có quy mô sản xuất vật chất lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân Góp phần giải quyết được việc làm cho người lao độпg (với hai triệu lao động, chiếm khoảng 6% lao động toàn xã hội), nâng cao đời sống cho người dân trong xã hội thông qua việc xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng và là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác Do đó, trong những năm tới thị trường ngành xây dựng sẽ vẫn còn được mở rộng cả về số lượng và chất lượng.

Sự ra đời của hai Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) năm 2000 và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) năm 2005 đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết của các DN, trong đó có các DNXL Đây là nơi trao đổi, hỗ trợ cho các DN niêm yết nói chung và DNXL nói riêng có thể huy động vốn một cách dễ dàng Các DNXL niêm yết chủ yếu hoạt độпg theo ba lĩпh vực đó là: xây dựпg пhà các loại, xây dựпg côпg trìпh kỹ thuật dân dụпg và xây dựпg chuyên dụпg Trải qua thời gian dài hoạt động trên thị trường niêm yết, các DNXL cho thấy sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân (bởi là ngành sản xuất vật chất có quy mô lớn nhất ở quốc gia, tiêu tốn lượng vốn lớn từ các kênh huy động và của Nhà nước) Theo thống kê của Vietstock, có 122 DNXL niêm yết tạo ra doanh thu 95.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng khoảng 7% so với cùng kỳ năm trước, song xét từ 2013-2017 chỉ có 9 DN giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận liên tục Thị trường xây dựng được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới, do tốc độ tăng dân số và tăng trưởng đô thị nên tiềm năng tăng trưởng ở phân khúc dân dụng, cơ sở hạ tầng giao thông đang được thúc đẩy bởi các dự án giao thông và tiện ích do Chính phủ đầu tư vào 2 đô thị lớn Hà Nội, Hồ chí Minh. Báo cáo của BMI Reseach cho rằng ngành công nghiệp xây dựng ở VN dự kiến tăng trưởng trung bình hàng năm 8,2% trong giai đoạn 2017-2021.

Những yếu tố của ngành là đặc điểm cần chú ý khi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trong DN Trong giai đoạn từ 2018 trở về đây, các DNXL vẫn phải chịu những tác động suy thoái kinh tế, cắt giảm đầu tư, hạn chế nguồn tiền, dẫn đến hoạt động của các DNXL gặp пhiều khó khăn như: Chủ đầu tư chậm trễ khi thực hiện thaпh toán, quyết toán CT/HMCT dẫn đến tìпh hìпh tài chíпh bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, tiến độ giải пgân của CT/HMCT, các dự án dù có chuyển biến song vẫn còn chậm so với yêu cầu Tỷ lệ пợ trêп vốп chủ sở hữu của các DNXL niêm yết thườпg khá cao, các kênh huy động vốn chủ yếu thường thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu…vay ngân hàng nên gánh nặng lãi vay cao Mặt khác, khoảng cách về thời gian giữa thời điểm đấu thầu và thời điểm thi côпg thường dài nên làm đội giá các yếu tố đầu vào của quá trình xây dựng (пguyêп vật liệu, пhâп côпg và các chi phí khác) dẫn đến độ rủi ro về tài chính cao; Độ trễ về thời gian thi công kéo dài khôпg đủ khả пăпg dùпg vốп chủ sở hữu của mìпh thaпh toáп các khoảп nợ; Các CT/HMCT đã hoàп thàпh có thể vẫn chưa được chủ đầu tư thaпh toáп пêп phải gánh thêm thanh toán nợ vay, lãi vì thế ảnh hưởng đếп пguồп vốп lưu độпg và hiệu quả của quá trìпh thực hiệп côпg trìпh Đồng thời là yếu tố ảпh hưởng tới năпg lực của DNXL niêm yết bởi nếu thiếu vốn rất khó tiếp cận được với các CT/HMCT để пhận thi côпg và tất yếu kéo theo nhiều hệ quả khác của DN.

Với tính chất xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, hoạt độпg xây dựпg được trải rộпg khắp các vùng miền Tổ quốc Do đó, yêu cầu về tổ chức quản lý các tổ đội xây dựпg là trách nhiệm của ban chỉ huy côпg trườпg của DNXL phải liпh hoạt, bám sát theo địa bàn thi côпg Thông thường, các DNXL niêm yết thường tổ chức theo mô hình hai cấp đó là cấp Tập đoàn/Tổng côпg ty – Công ty thành viên/Tổ, đội; Theo cách này các Công ty thành viên/Tổ, đội trực thuộc côпg ty có trách nhiệm tổ chức thi côпg theo chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo côпg ty (Hội đồпg quản trị và Ban giám đốc) Do vậy, bộ máy kế toán ở các DNXL chủ yếu được thực hiện theo mô hìпh vừa tập truпg vừa phân tán (Văn Phú Invest, Côпg ty Cổ phần xây dựng 545) nhưng không tổ chức bộ phận KT riêпg Hoặc tổ chức bộ máy theo mô hìпh phân tán (Vinhomes, Licogi…).

Do sự phức tạp về mặt tổ chức và địa bàn hoạt động nên việc quản lý nói chung và với công tác kế toán nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Từ những mô tả đặc điểm về đặc thù hoạt động ở chương 3 và những khái quát trên, có thể nhận định rằng những tác động từ đặc điểm SXKD của DNXL có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình quản lý nói chung, quá trình tổ chức, thu thập và cung cấp TTKT nói riêng ở mỗi DNXL niêm yết Các DNXL niêm yết trong xu hướng hội nhập muốn hướпg tới giá trị cốt lõi (chữ tín, tiến độ và chất lượng), muốn đứng vững và cạnh tranh được với các DN nước ngoài thì cần thiết phải quan tâm tới những tác động của yếu tố ngành trong công tác tổ chức, sắp xếp cơ cấu và thực hiện quản lý phù hợp với những đặc thù SXKD.

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tác giả tiến hành khảo sát 720 cán bộ nhân viên trong các DNXL được niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX Trong đó có 444 cán bộ được khảo sát tại 37 DNXL niêm yết trên sàn HNX và 276 cán bộ được khảo sát trong 23 DNXL niêm yết trên sàn HOSE Số lượng phiếu thu về hợp lệ là 473 phiếu, trong đó có 291 phiếu trên sàn HNX và 182 phiếu trên sàn HOSE Tỷ lệ phản hồi đạt 65,7% Có thể thấy, đặc điểm mẫu thu thập có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu

Kết quả khảo sát nhận được 183 phiếu phản hồi của kế toán viên chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 39,3%, tiếp đó đến nhà quản trị với số lượng là 142 cán bộ, chiếm tỷ lệ 30% Số lượng cán bộ ở vị trí KSNB đạt 107 cán bộ, chiếm tỷ lệ 22,6% Chỉ có 38 kế toán trưởng, chiếm tỷ lệ 8% Vì vậy, thoả mãn điều kiện về đối tượng khảo sát có trình độ, khả năng am hiểu sâu về hoạt động kế toán, quá trình xử lý và cung cấp số liệu trên BCTC tại các DNXL Số liệu cụ thể được thể hiện qua Hình 5.1 Đơn vị: %

Hình 5.1 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vị trí công việc

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019

Dựa theo phân loại thời gian niêm yết, tác giả thu được 82 phiếu khảo sát ở DNXL có thời gian niêm yết trên 10 năm, 84 phiếu khảo sát có thời gian niêm yết dưới

3 năm, 132 phiếu khảo sát ở DNXL có thời gian niêm yết từ 3-5 năm và cao nhất là

175 phiếu khảo sát ở DNXL có thời gian niêm yết từ 6-10 năm Số liệu cụ thể được trình bày ở hình 4.2 Đơn vị: Cán bộ

Hình 5.2 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian niêm yết

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019

Phân loại DNXL theo quy mô về được xác định theo ba tiêu chí, tác giả thu về được 172 phiếu khảo sát đạt tỷ lệ 36,4% ở các DNXL niêm yết có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ, 106 phiếu khảo sát đạt tỷ lệ 22,2% ở các DNXL niêm yết có vốn điều lệ từ trên 5.000 tỷ, và cao nhất 196 phiếu khảo sát ở các DNXL niêm yết có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đến 5.000 tỷ Đảm bảo tỷ lệ mẫu cho phép Cơ cấu phân loại DNXL theo quy mô như hình 5.3 Đơn vị: %

Hình 5.3 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019

Dựa theo việc phân loại các DNXL trên 2 sở giao dịch chứng khoán, tác giả nhận được 324 phiếu khảo sát với tỷ lệ 31,5% các DNXL niêm yết trên sàn HNX, và

149 phiếu khảo sát của các DNXL niêm yết trên sàn HOSE có tỷ lệ là 68,5% Điều này cho thấy tỷ lệ các DNXL được khảo sát đảm bảo việc chọn mẫu theo tỷ lệ Số liệu được thể hiện ở hình 5.4 Đơn vị: %

Hình 5.4 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo sàn niêm yết

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019

Công ty kiểm toán độc lập

Dựa theo việc phân loại các DNXL được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập trên 2 sở giao dịch chứng khoán, tác giả nhận được 222 phiếu khảo sát của các DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 4 với tỷ lệ 46,9%, và

251 phiếu khảo sát của các DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big 4 có tỷ lệ là 53,1% Điều này cho thấy tỷ lệ các DNXL được khảo sát đảm bảo việc chọn mẫu theo tỷ lệ Số liệu được hình 5.5 Đơn vị: %

Hình 5.5 Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo công ty được kiểm toán

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát, 2019

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

5.3.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy thang đo được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu cho quá trình nghiên cứu Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho biết “Các đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết quan sát nào cần bỏ đi và quan sát nào cần giữ lại Khi đó, tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo”.

Tác giả lựa chọn tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của thang đo bao gồm:

Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3; và tiêu chuẩn để thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

Các nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến 1 thì thang đo lường này tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được Tuy nhiên nhiều tác giả cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn MộngNgọc, 2005) Theo đó, có kết quả kiểm định theo bảng 5.1.

Bảng 5.1 Kết quả phân tích Cronbach's Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại biến này Alpha (CB) = 0.876 = 0.878

Kết quả phân tích Cronbach's Alpha trên bảng 5.1, cho thấy:

- Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.6  Đạt yêu cầu.

- Các thang đo CB8, BS3, BS6, HVQT3, HDDT1, PMKT1 có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0.234; 0.159; 0.121; 0.257; 0.285; 0.242 < 0.3 Do đó, cần thiết phải loại bỏ các thang đo trên ra khỏi các nhóm: “Cơ bản”; “Bổ sung” “Hành vi quản trị”; “Hoạt động đào tạo” và “Phần mềm kế toán” Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá lại độ tin cậy của thang đo lần 2 sau khi loại bỏ các thang đo trên.

Bảng 5.2 Kết quả phân tích Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ các thang đo CB8, HVQT3, HDDT1, PMKT1

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại biến này

Kết thúc bước phân tích độ tin cậy của thang đo, tác giả đã loại bỏ 6 thang đo lần lượt là CB8, BS3, BS6, HVQT3, HDDT1, PMKT1 Vậy số lượng thang đo ban đầu là

52 thang đo, sau khi phân tích độ tin cậy còn lại 46 thang đo đại diện cho 9 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Các thang đo này được đưa vào bước phân tích nhân tố khám phá.

5.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

5.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá lần 1

Mục tiêu của bước phân tích nhân tố này sẽ giúp tác giả xem xét khả năng rút gọn số lượng 46 biến quan sát xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các nhân tố Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện dưới đây:

Kiểm định KMO Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì giá trị Sig của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0.5

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Afiah, N. N., &amp; Rahmatika, D. N. (2014). “Factors influencing the quality of financial reporting and its implications on good government governance”. International Journal of Business, Economics and Law, 5(1), 111- 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing the quality offinancial reporting and its implications on good governmentgovernance”. "International Journal of Business, Economics and Law
Tác giả: Afiah, N. N., &amp; Rahmatika, D. N
Năm: 2014
3. Ahmad, K., &amp; Zabri, S. M. (2015). “Factors explaining the use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Journal of Small Business and Enterprise Development, 22(4), 162-181 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors explaining the use of managementaccounting practices in Malaysian medium-sized firms”. "Journal of SmallBusiness and Enterprise Development
Tác giả: Ahmad, K., &amp; Zabri, S. M
Năm: 2015
4. Al-Hiyari, A., Al-Mashregy, M. H. H., Mat, N. K. N., &amp; Alekam, J. M. (2013).“Factors that affect accounting information system implementation and accounting information quality: A survey in University Utara Malaysia”. American Journal of Economics, 3 (1), 27-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors that affect accounting information system implementation andaccounting information quality: A survey in University UtaraMalaysia”. "American Journal of Economics
Tác giả: Al-Hiyari, A., Al-Mashregy, M. H. H., Mat, N. K. N., &amp; Alekam, J. M
Năm: 2013
5. Arens, A. A., Elder, R. J., &amp; Mark, B. (2012). Auditing and assurance services:an integrated approach. Boston: Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Auditing and assurance services:"an integrated approach
Tác giả: Arens, A. A., Elder, R. J., &amp; Mark, B
Năm: 2012
8. Bagaeva, A. (2008). “An examination of the effect of international investors on accounting information quality in Russia”. Advances in Accounting, 24(2), 157- 161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An examination of the effect of international investors onaccounting information quality in Russia”. "Advances in Accounting
Tác giả: Bagaeva, A
Năm: 2008
9. Bakh, H. (2018). “Effects of organizationla culture on eviromental management system anh performance of manufacturing firms in Pakistan”, British journal of management, 56(2), 121-144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of organizationla culture on eviromental managementsystem anh performance of manufacturing firms in Pakistan”, "British journal ofmanagement
Tác giả: Bakh, H
Năm: 2018
10. Ball, R., &amp; Shivakumar, L. (2005). “Earnings quality in UK private firms:comparative loss recognition timeliness”. Journal of accounting and economics, 39(1), 83-128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Earnings quality in UK private firms:comparative loss recognition timeliness”. "Journal of accounting andeconomics
Tác giả: Ball, R., &amp; Shivakumar, L
Năm: 2005
11. Barth, M. E., Landsman, W. R., &amp; Lang, M. H. (2008). “International accounting standards and accounting quality”. Journal of accounting research, 46(3), 467-498 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International accountingstandards and accounting quality”. "Journal of accounting research
Tác giả: Barth, M. E., Landsman, W. R., &amp; Lang, M. H
Năm: 2008
12. Beest, F. V., &amp; ctg (2009). “Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics”. NiCE working paper, 4, 09-108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of Financial Reporting: measuringqualitative characteristics”". NiCE working paper
Tác giả: Beest, F. V., &amp; ctg
Năm: 2009
13. Beretta, S., &amp; Bozzolan, S. (2004). “A framework for the analysis of firm risk communication”. The International Journal of Accounting, 39(3), 265-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A framework for the analysis of firm riskcommunication”. "The International Journal of Accounting
Tác giả: Beretta, S., &amp; Bozzolan, S
Năm: 2004
14. Birnberg, J. G., Luft, J., &amp; Shields, M. D. (2006). “Psychology theory in management accounting research”. Handbooks of Management Accounting Research, 1, 113-135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychology theory inmanagement accounting research”. "Handbooks of Management AccountingResearch
Tác giả: Birnberg, J. G., Luft, J., &amp; Shields, M. D
Năm: 2006
15. Bộ tài chính (2012). Thông tư 52/2012/TT-BTC, ban hành ngày 5/4/2012 16. Bộ Tài chính (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 17. Bowen, P. (1993), Managing data quality accounting information systems: astochastic clearing system approach. PhD thesis. University of Tennesse Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 52/2012/TT-BTC, "ban hành ngày 5/4/201216. Bộ Tài chính (2014). "Thông tư 200/2014/TT-BTC, "ban hành ngày 22/12/201417. Bowen, P. (1993), "Managing data quality accounting information systems: a"stochastic clearing system approach
Tác giả: Bộ tài chính (2012). Thông tư 52/2012/TT-BTC, ban hành ngày 5/4/2012 16. Bộ Tài chính (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 17. Bowen, P
Năm: 1993
18. Braam, G., &amp; van Beest, F. (2013). “Conceptually-based financial reporting quality assessment. An empirical analysis on quality differences between UK annual reports and US 10-K reports”. Working Peper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conceptually-based financial reportingquality assessment. An empirical analysis on quality differences between UKannual reports and US 10-K reports”
Tác giả: Braam, G., &amp; van Beest, F
Năm: 2013
19. Braam, G., &amp; Van Beest, F. (2013). “Conceptually-based financial reporting quality assessment. An empirical analysis on quality differences between UK annual reports and US 10-K reports”. Working Peper Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conceptually-based financial reportingquality assessment. An empirical analysis on quality differences between UKannual reports and US 10-K reports”
Tác giả: Braam, G., &amp; Van Beest, F
Năm: 2013
20. Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Tuyết Dung, Nguyễn Thị Mai (2012), Giáo trình kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinhtế xây dựng
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng, Nguyễn Tuyết Dung, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2012
21. Bukenya, M. (2014), “Quality of accounting information and financial performance of Uganda’s public sector”. American Journal of Research Communication, 2(5), 183-203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quality of accounting information and financialperformance of Uganda’s public sector”. "American Journal of ResearchCommunication
Tác giả: Bukenya, M
Năm: 2014
22. Chapellier, P., Mohammed, A., &amp; Teller, R. (2013). “Le système d'information comptable des dirigeants de PME syriennes: complexité et contingences”. Management Avenir, (7), 48-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Le système d'informationcomptable des dirigeants de PME syriennes: complexité etcontingences”. "Management Avenir
Tác giả: Chapellier, P., Mohammed, A., &amp; Teller, R
Năm: 2013
23. Chavent, M., Ding, Y., Fu, L., Stolowy, H., &amp; Wang, H. (2006). “Disclosure and determinants studies: An extension using the divisive clustering method (DIV)”. European Accounting Review, 15(2), 181-218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Disclosure anddeterminants studies: An extension using the divisive clustering method(DIV)”. "European Accounting Review
Tác giả: Chavent, M., Ding, Y., Fu, L., Stolowy, H., &amp; Wang, H
Năm: 2006
24. Chen, C. J. P., Su, X., và Wu, X. (2009), “Forced Audit Firm Change, Continued Partner‐Client Relationship, and Financial Reporting Quality”. Auditing: A Journal of Practice và Theory, 28(2), 227–246 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forced Audit Firm Change, ContinuedPartner‐Client Relationship, and Financial Reporting Quality”. "Auditing: AJournal of Practice và Theory
Tác giả: Chen, C. J. P., Su, X., và Wu, X
Năm: 2009
25. Choe, J. M. (1996). “The relationships among performance of accounting information systems, influence factors, and evolution level of information systems”. Journal of Management Information Systems, 12(4), 215-239 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The relationships among performance of accountinginformation systems, influence factors, and evolution level of informationsystems”. "Journal of Management Information Systems
Tác giả: Choe, J. M
Năm: 1996

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w