Tính cấp thiết của đề tài
Qua 35 năm đổi mới, nền nông nghiệp hàng hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, giá trị sản phẩm nông nghiệp hàng hóa gia tăng nhiều lần và ngày càng đa dạng Nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo Quốc phòng, An ninh Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, từ đó, tăng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đời sống người nông dân ngày càng được nâng cao Những thành tựu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã đóng góp rất lớn tạo những bước đột phá mới về chủng loại, số lượng và chất lượng nông sản Nhiều nông sản của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới như cà phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm gỗ, thủy sản… Thực tiễn việc triển khai ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho thấy có nhiều chủ thể tham gia như doanh nghiệp, các HTX, tổ hợp tác và các hộ nông dân, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đã thành công nhất định Điều đó chứng tỏ rằng NNCNC giúp nông dân giảm phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó có thể chủ động và mở rộng quy mô sản xuất Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Ngoài ra, quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản áp dụng công nghệ tiên tiến còn góp phần bảo vệ môi trường.
Dù bước đầu đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún với hàng triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ, ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa nhiều và phổ biến, năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản chưa cao đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với yêu cầu tăng trưởng nhanh, bền vững.
Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện đến ngành nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Công nghệ số sẽ hình thành phương thức sản xuất mới, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả trong nông nghiệp; giúp cải thiện chất lượng, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ứng dụng trong chương trình bảo hiểm, khuyến cáo trong các quyết định đầu tư trồng trọt của người sản xuất Sự kết hợp giữa internet vạn vật và dữ liệu lớn sẽ làm thay đổi hoàn
13 toàn chuỗi cung ứng, chuyển từ hệ thống phân phối truyền thống sang buôn bán trực tuyến và kết nối người tiêu dùng với người sản xuất, phân tích và dự báo nhu cầu để ra quyết định sản xuất Công nghệ viễn thám kết hợp với internet vạn vật và dữ liệu lớn để giúp hỗ trợ quản lý thông tin cho quy hoạch, giám sát cung - cầu, quản lý và cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, kết nối thị trường và phản hồi chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngoài ra, internet vạn vật sẽ giúp tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm Thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm cao và ổn định; ngoài đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài còn mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam Nếu nắm bắt được cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới và ngành NNCNC sẽ phát huy được lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam. Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đang là xu thế tất yếu trên thế giới và Việt Nam, và việc phát triển NNCNC ở các địa phương không thể ở ngoài cuộc là tất yếu, đến nay một số địa phương trong nước (Lâm Đồng, Sơn La, TP HCM,…) đã và đang thực hiện thành công sản xuất nông sản có năng suất tăng cao, chất lượng vượt trội, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối sản phẩm với người tiêu dùng dễ dàng, đẩy mạnh và tăng cao giá trị xuất khẩu, tăng nhanh về giá trị ngành nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế nhất là giá trị NNCNC, liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, …tuy nhiên hiện nay các mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán và tỷ lệ áp dụng chưa cao và chưa đồng bộ, hầu hết mới chỉ ứng dụng CNC trong một khâu hoặc một vài công đoạn sản xuất.
Kon Tum là tỉnh miền núi cao có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,nhưng có vị trí địa kinh tế thuận lợi nằm ở cực bắc của Tây nguyên nối giữa các tỉnh ven biển miền Trung với Tây nguyên, được thiên nhiên ưu đãi, chia thành hai tiểu vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, có tiềm năng rất lớn để phát triển NN, NNCNC với lợi thế các nông sản đặc hữu như: rau đậu, hoa màu các loại, cây ăn quả, cây công nghiệp, các loại dược liệu đặc biệt là Sâm Ngọc linh, các loại vật nuôi, thủy sản, đồng thời Trung ương đã có nhiều chủ trương, nhiều chính sách ban hành thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, là sinh kế chính của người dân, nhưng giá trị ngành nông nghiệp đóng góp cho nền kinh tế rất khiêm tốn so với tiềm năng hiện có, thu nhập bình quân đầu người rất thấp (chỉ tương đương 64%) so với mức bình quân chung của cả nước; nhiều tiềm năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hợp lý; năng suất, chất lượng của các loại cây trồng vật nuôi thấp, quy mô nhỏ lẻ, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp chủ yếu là sản phẩm thô, chủng loại mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế (Cao su, cà phê, sắn, tiêu), chưa xây dựng được thương hiệu cho nông sản Kon Tum kể cả các loại cây có giá trị kinh tế rất lớn và là đặc hữu riêng có của Kon Tum như: Cà phê, cao su, sắn
Sâm Ngọc linh - là Quốc bảo, Đảng sâm, Lan kim tuyến… Bên cạnh đó, phải ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước sản xuất, 1/4 diện tích đất bị thoái hóa, rửa trôi và đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng bất lợi cho nông sản Kon Tum Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với chế biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum” mặc dù đã đạt được một số kết quả trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nhưng chưa thực sự đạt được kỳ vọng của tỉnh Rào cản lớn nhất hiện nay làm cho ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Kon Tum có quy mô nhỏ, chưa phát triển theo chiều sâu, chậm phát triển và thiếu bền vững đó là: sản xuất nông nghiệp chủ yếu với công nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng chế biến sâu còn hạn chế cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa;chưa phát triển NNCNC theo chuỗi liên kết… Do vậy, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) theo chuỗi giá trị nông sản là nhiệm vụ chiến lược,lâu dài và là con đường tất yếu của nền nông nghiệp Kon Tum Từ thực tế đó tác giả chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum” làm luận án tiến sĩ nhằm góp phần xây dựng, bổ sung quan điểm lý luận, giải pháp phát triển NNCNC tại Kon Tum phù hợp với xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, làm rõ thực trạng và các nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một địa phương qua đó đề xuất được quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển NNCNC đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
+ Hệ thống các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên quốc tế và một số địa phương trong nước Đánh giá thực trạng phát triển NNCNC, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cho phát triển NNCNC tại Kon Tum
+ Nhận định bối cảnh thế giới và xu hướng trong nước, đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển NNCNC tỉnh Kon Tum đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum.
Về nội dụng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những cây con chủ lực có lợi thế và tiềm năng của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp và NNCNC của ngành trồng trọt và chăn nuôi tại Kon Tum như: các loại rau, hoa, cũ, quả, cây ăn trái, cà phê, các loại cây trồng đặc hữu; Sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu đặc hữu; bò, lợn, dê, gà và một số loại thú rừng, một số loại cá nước ngọt đặc hữu.
Về thời gian nghiên cứu:
+ Về thực trạng, thu thập, phân tích số liệu giai đoạn 2010 - 2019
+ Về tương lai nghiên cứu phát triển NNCNC giai đoạn 2020-2030, định hướng đến năm 2035.
Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại các địa bàn Thành phố Kon Tum và các huyện Kon Plông, Đắk Hà, Đắk Tô và Tu Mơ Rông, Kon Rẫy và huyện Ngọc Hồi.
4.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận và thực tiễn: Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về phát triển nông nghiệp CNC trong sản xuất nông nghiệp Tiếp cận từ thực tiễn theo vùng địa bàn các huyện có điều kiện đặc thù khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ nhân lực…, theo nhóm các loại cây trồng, vật nuôi; khảo sát đánh giá thực trạng phát triển NNCNC ở Kon Tum Từ đó, đề xuất những định hướng, mục tiêu, chiến lược và giải pháp phát triển của ngành nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Kon Tum.
- Tiếp cận liên ngành nhằm đánh giá, phân tích phát triển NNCNC ở khía cạnh kinh tế phát triển như vai trò của NNCNC trong sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế; ở khía cạnh kinh tế học như cung cầu của thị trường nông sản trong bối cảnh hội nhập; ở khía cạnh kinh tế chính trị như quan điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (ứng dụng KHKT) của Đảng qua các thời kỳ; luận án còn tiếp cận phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở khía cạnh xã hội học như vai trò của tuyên truyền đối với phát triển nông nghiệp CNC…Việc sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành sẽ giúp cho luận án có thể phân tích và đánh giá toàn diện các khía cạnh của phát triển NNCNC trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.2 Phương pháp khảo sát và chọn mẫu Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát 40 DN và 120 hộ ND với các câu hỏi đóng và mở, để DN và ND đánh giá điều kiện cần để phát triển NNCNC, như: vốn, đất đai, công nghệ, năng lực về KHCN của ND và DN; đánh giá điểm mạnh, yếu của mình và đối tác liên kết DN và ND phát triển NNCNC ở Kon Tum; cảm nhận của DN và ND về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển NNCNC…
Căn cứ vào 3 tiêu chí là loại hình DN, lĩnh vực hoạt động và số lượng DN trên toàn tỉnh và ở địa bàn các huyện, thành phố để phân bổ số mẫu khảo sát Theo thống kê, thì tổng số DN hoạt động trên lĩnh vực nông lâm thủy sản thực hiện đầu tư tại địa bàn huyện Kon Plông có số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ 38,9%, kế đến là TP Kon Tum 25,4%, Đắk Hà 12,7%; bên cạnh đó tại địa bàn huyện Kon Plông đã thành lập Khu nông nghiệp UDCNC vào năm 2016 và quy hoạch phát triển rau hoa cũ quả xứ lạnh từ năm 2011 và theo số liệu khảo sát đến 2020, UBND tỉnh đã công nhận vùng
NNCNC tại huyện Kon plông; huyện Đắk Hà và Đắk Tô tuy có số lượng DNNN thấp hơn so với Kon Tum nhưng có số lượng HTXNN cao hơn so với TP Kon Tum, bên cạnh đó DNNN ở TP Kon Tum chủ yếu là DNNN cung ứng dịch vụ đầu vào Khảo sát DN được lựa chọn ngẫu nhiên các DN có tham gia trong các bước sản xuất và chế biến nông nghiệp để có thêm thông tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị, mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát.
Do đó phân bổ phiếu khảo sát DN tại địa bàn huyện Kon Plông chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là huyện Đắk Hà và Đắk tô Với phân bổ số lượng DNNN cho các địa bàn huyện thành phố sẽ mang tính đại diện mẫu khảo sát, cụ thể: Địa chỉ Loại hình doanh nghiệp Địa chỉ Tần suất
4.2.2 Chọn mẫu hộ nông dân
Hộ ND dựa vào 2 tiêu chí là nuôi trồng cây, con chủ lực: lúa, ngô, hoa màu các loại, cà phê, mía, cây ăn quả, cây dược liệu, lợn, dê, bò, gà,…của tỉnh, huyện, xã và vùng phát triển NNCNC để phân bổ mẫu Theo báo cáo của Sở NN&PTNT đến cuối
2019, số hộ sản xuất nông nghiệp cá loại cây trồng vật nuôi tại TP Kon Tum chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh, tập trung chủ yếu là sản xuất lúa, mía, ngô, hoa màu các loại, trồng cây ăn quả, cây CN hàng năm và lâu năm, chăn nuôi gia súc gia cầm…, tiếp theo là huyện Đắk hà và Đắk Tô chủ yếu là sản xuất Ngô, cà phê, hoa màu các loại, cây ăn quả nhưng ít hơn tại TP Kon Tum và thấp nhất là huyện Kon Plông Khảo sát hộ ND được lựa chọn ngẫu nhiên các ND có tham gia trong các bước sản xuất và chế biến nông nghiệp để có thêm thông tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị và mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát Do đó số mẫu phân bổ cho các địa bàn khảo sát đảm bảo là mẫu mang tính đại diện cho mục tiêu khảo sát, cụ thể:
Huyện Tần suất Tỷ lệ
(%) Xã Tần suất Cây con
Po Kô 7 Lúa, ngô Đak Trăm 6 Lúa, ngô
Hà Mòn 10 Lúa, cà phê
TT Đắk Hà 20 Rau, Cà phê, Lợn Ngok Wang 10 Mía, cà phê
3 TP Kon Tum 40 33,3 Đak Bla 10 Mía, cà phê, lợn
P Thắng Lợi 20 Rau, hoa, quả, mía, lợn Đoàn Kết 10 Cà phê, mía, lợn
4 H Kon Plông 10 8,4 TT Măng Đen 5 Dược liệu, quả
X Măng Cành 5 Dược liệu, quả
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, số liệu thống kê đã công bố từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Kon Tum và số liệu khảo sát Tác giả sử dụng công cụ là phần mềm Excel, SPSS để phân tích Phương pháp phân tích định lượng nhằm khẳng định các yếu tố cần thiết và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển NNCNC Phương pháp định tính bổ sung và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC tại Kon Tum.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, so sánh Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm làm rõ những vấn đề như: phát triển NNCNC là xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNC từ đó làm cơ sở để dự báo phát triển trong thời gian tới Dựa trên tất cả những dữ liệu đã thu thập, luận án sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp Kon Tum giai đoạn từ năm 2010 - 2019 Từ đó đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân và đề ra định hướng, giải pháp phát triển NNCNC gian đoạn 2020-2030, định hướng đến 2035.
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận và thực tiễn: Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về phát triển nông nghiệp CNC trong sản xuất nông nghiệp Tiếp cận từ thực tiễn theo vùng địa bàn các huyện có điều kiện đặc thù khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ nhân lực…, theo nhóm các loại cây trồng, vật nuôi; khảo sát đánh giá thực trạng phát triển NNCNC ở Kon Tum Từ đó, đề xuất những định hướng, mục tiêu, chiến lược và giải pháp phát triển của ngành nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Kon Tum.
- Tiếp cận liên ngành nhằm đánh giá, phân tích phát triển NNCNC ở khía cạnh kinh tế phát triển như vai trò của NNCNC trong sản xuất nông nghiệp đối với phát triển kinh tế; ở khía cạnh kinh tế học như cung cầu của thị trường nông sản trong bối cảnh hội nhập; ở khía cạnh kinh tế chính trị như quan điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (ứng dụng KHKT) của Đảng qua các thời kỳ; luận án còn tiếp cận phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở khía cạnh xã hội học như vai trò của tuyên truyền đối với phát triển nông nghiệp CNC…Việc sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành sẽ giúp cho luận án có thể phân tích và đánh giá toàn diện các khía cạnh của phát triển NNCNC trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4.2 Phương pháp khảo sát và chọn mẫu Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu khảo sát 40 DN và 120 hộ ND với các câu hỏi đóng và mở, để DN và ND đánh giá điều kiện cần để phát triển NNCNC, như: vốn, đất đai, công nghệ, năng lực về KHCN của ND và DN; đánh giá điểm mạnh, yếu của mình và đối tác liên kết DN và ND phát triển NNCNC ở Kon Tum; cảm nhận của DN và ND về hệ thống chính sách khuyến khích phát triển NNCNC…
Căn cứ vào 3 tiêu chí là loại hình DN, lĩnh vực hoạt động và số lượng DN trên toàn tỉnh và ở địa bàn các huyện, thành phố để phân bổ số mẫu khảo sát Theo thống kê, thì tổng số DN hoạt động trên lĩnh vực nông lâm thủy sản thực hiện đầu tư tại địa bàn huyện Kon Plông có số lượng cao nhất chiếm tỷ lệ 38,9%, kế đến là TP Kon Tum 25,4%, Đắk Hà 12,7%; bên cạnh đó tại địa bàn huyện Kon Plông đã thành lập Khu nông nghiệp UDCNC vào năm 2016 và quy hoạch phát triển rau hoa cũ quả xứ lạnh từ năm 2011 và theo số liệu khảo sát đến 2020, UBND tỉnh đã công nhận vùng
NNCNC tại huyện Kon plông; huyện Đắk Hà và Đắk Tô tuy có số lượng DNNN thấp hơn so với Kon Tum nhưng có số lượng HTXNN cao hơn so với TP Kon Tum, bên cạnh đó DNNN ở TP Kon Tum chủ yếu là DNNN cung ứng dịch vụ đầu vào Khảo sát DN được lựa chọn ngẫu nhiên các DN có tham gia trong các bước sản xuất và chế biến nông nghiệp để có thêm thông tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị, mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát.
Do đó phân bổ phiếu khảo sát DN tại địa bàn huyện Kon Plông chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là huyện Đắk Hà và Đắk tô Với phân bổ số lượng DNNN cho các địa bàn huyện thành phố sẽ mang tính đại diện mẫu khảo sát, cụ thể: Địa chỉ Loại hình doanh nghiệp Địa chỉ Tần suất
4.2.2 Chọn mẫu hộ nông dân
Hộ ND dựa vào 2 tiêu chí là nuôi trồng cây, con chủ lực: lúa, ngô, hoa màu các loại, cà phê, mía, cây ăn quả, cây dược liệu, lợn, dê, bò, gà,…của tỉnh, huyện, xã và vùng phát triển NNCNC để phân bổ mẫu Theo báo cáo của Sở NN&PTNT đến cuối
2019, số hộ sản xuất nông nghiệp cá loại cây trồng vật nuôi tại TP Kon Tum chiếm tỷ lệ cao nhất tỉnh, tập trung chủ yếu là sản xuất lúa, mía, ngô, hoa màu các loại, trồng cây ăn quả, cây CN hàng năm và lâu năm, chăn nuôi gia súc gia cầm…, tiếp theo là huyện Đắk hà và Đắk Tô chủ yếu là sản xuất Ngô, cà phê, hoa màu các loại, cây ăn quả nhưng ít hơn tại TP Kon Tum và thấp nhất là huyện Kon Plông Khảo sát hộ ND được lựa chọn ngẫu nhiên các ND có tham gia trong các bước sản xuất và chế biến nông nghiệp để có thêm thông tin cho việc phân tích đánh giá mức độ tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị và mức độ ứng dụng CNC trong tổng số mẫu khảo sát Do đó số mẫu phân bổ cho các địa bàn khảo sát đảm bảo là mẫu mang tính đại diện cho mục tiêu khảo sát, cụ thể:
Huyện Tần suất Tỷ lệ
(%) Xã Tần suất Cây con
Po Kô 7 Lúa, ngô Đak Trăm 6 Lúa, ngô
Hà Mòn 10 Lúa, cà phê
TT Đắk Hà 20 Rau, Cà phê, Lợn Ngok Wang 10 Mía, cà phê
3 TP Kon Tum 40 33,3 Đak Bla 10 Mía, cà phê, lợn
P Thắng Lợi 20 Rau, hoa, quả, mía, lợn Đoàn Kết 10 Cà phê, mía, lợn
4 H Kon Plông 10 8,4 TT Măng Đen 5 Dược liệu, quả
X Măng Cành 5 Dược liệu, quả
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp, số liệu thống kê đã công bố từ các nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Kon Tum và số liệu khảo sát Tác giả sử dụng công cụ là phần mềm Excel, SPSS để phân tích Phương pháp phân tích định lượng nhằm khẳng định các yếu tố cần thiết và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển NNCNC Phương pháp định tính bổ sung và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC tại Kon Tum.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, so sánh Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau nhằm làm rõ những vấn đề như: phát triển NNCNC là xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNC từ đó làm cơ sở để dự báo phát triển trong thời gian tới Dựa trên tất cả những dữ liệu đã thu thập, luận án sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp Kon Tum giai đoạn từ năm 2010 - 2019 Từ đó đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân và đề ra định hướng, giải pháp phát triển NNCNC gian đoạn 2020-2030, định hướng đến 2035.
- Phương pháp phân tích SWOT: Qua khảo sát, luận án sẽ dựa vào đánh giá và cảm nhận của các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, các nhà quản lý, các chuyên gia về các yếu tố: (1) Điều kiện cần để ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp như: vốn, đất đai, công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật của các chủ thể…(2) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về phát triển NNCNC trong nông nghiệp Kon Tum…(3) Điểm mạnh, yếu của nông nghiệp Kon Tum trong phát triển NNCNC…(4) Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển NNCNC; những tích cực và hạn chế…
4.4 Khung phân tích luận án
Sơ đồ: khung phân tích
Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những cơ sở lý luận và thực tiễn nào làm cơ sở để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển NNCNC theo chuỗi giá trị nông sản?
(2) Phát triển NNCNC cần những điều kiện gì? Trong điều kiện của Kon Tum nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến phát triển NNCNC?
(3) Thực trạng phát triển NNCNC ở Kon Tum ra sao? Những vấn đề đặt ra là gì và giải pháp nào để phát triển NNCNC tại Kon Tum trong thời gian tới?
Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển NNCNC Luận giải và làm rõ được các khái niệm, đặc trưng vai trò và nội dung phát triển NNCNC theo chuỗi giá trị nông sản; các yếu tố tác động đến phát triển NNCNC và tiêu chí đánh giá phát triển NNCNC đối với một địa phương.
- Luận án đã nêu lên được một số bài học kinh nghiệm của quốc tế và 3 tỉnh của Việt Nam là cơ sở thực tiễn để phát triển NNCNC cho một địa phương.
- Khẳng định vai trò quyết định của KHCN, đặc biệt là Cuộc CMCN 4.0 và vai trò của các chủ thể trong sản xuât nông nghiệp CNC, nhất là vai trò của doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân sản xuất nhỏ cùng ứng dụng CNC đối với phát triển nông nghiệp và phát triển bền vững.
- Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển NNCNC tại Kon Tum, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, những khó khăn thách thức và đặt ra các vấn đề cần thực hiện tái cơ cấu lại nông nghiệp Kon Tum.
- Dựa trên các dự báo thị trường, định hướng phát triển NNCNC ở Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp có tính khả thi phát triển NNCNC ở Kon Tum góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành nông nghiệp của Kon Tum.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển NNCNC; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho cơ quan nghiên cứu, giảng dạy về nông nghiệp CNC.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển NNCNC Chương 3: Thực trạng phát triển NNCNC tại Kon Tum.
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển NNCNC ở Kon Tum.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về NNCNC trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng và được nhiều nước quan tâm, chú trọng phát triển Điển hình là Israel, hầu hết trang trại, nhà lưới, nhà kính đều được ứng dụng công nghệ cao, được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số với cảm biến và điều khiển tự động Thái Lan nắm bắt tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và có chính sách đổi mới, ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm; xây dựng chương trình hành động cho phát triển NNCNC cho từng vùng với các sản phẩm nông nghiệp cụ thể Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã xây dựng chương trình nông nghiệp 4.0 định hướng ưu tiên lựa chọn để ứng dụng CNC phát triển nông nghiệp và logistic trong nông nghiệp… Daniel Walker trong công trình nghiên cứu “Các lựa chọn phát triển nông nghiệp CNC ở Úc và Việt Nam”-“High-tech agricultural development options in
Australia and Vietnam” [65] đã phân tích, đánh giá nhu cầu nông sản thực phẩm chất lượng cao, có giá trị và an toàn cao ngày càng tăng ở khu vực châu Á Từ đó đã phân tích phát triển NNCNC ở các khía cạnh: ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ di truyền và công nghệ sinh học, triển khai và ứng dụng các công nghệ mới thông qua hệ thống chức năng mới vào phát triển NN với mục đích làm tăng năng suất, chất lượng nông sản đảm bảo an toàn và phát triển bền vững được ứng dụng bởi công nghệ quản lý 4.0 xuyên suốt trong quá trình sản xuất, chế biến. Trong công trình nghiên cứu về Hà Lan “Một nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên đã xây dựng được một nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao, phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất thế giới” của tác giả Nguyễn Công Tạn [48], đó mụ tả điều kiện thiờn nhiờn về đất đai với ẳ diện tớch lónh thổ thấp hơn mực nước biển, nhiệt độ trung bình rất thấp 8,5-10,9 0 c, độ cao rất thấp so với mực nước biển; dân số, lao động ít, suất đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp là rất lớn… Nhưng Hà Lan đã xây dựng các hệ thống đê, thuỷ lợi, kênh thoát nước quy mô rất lớn như những kỳ tích với phương châm “đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu suất cao”; tập trung phát triển một số loại cây trồng như rau, hoa, củ và các loại cây ăn quả, bò sữa và tập trung chế biến sâu các nông sản với quy mô lớn; đồng thời với những nông sản không có lợi thế thì thực hiện chính sách nhập khẩu và chế biến sâu Hà Lan đã thực thi chính sách đầu tư cao cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạnh khoa học công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, phát triển nguồn nhân lực Nhờ đó Hà Lan đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, vượt qua một số nước có điều kiện ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, về dân số và khoa học công nghệ như: Mỹ, Australia, Pháp, Nhật.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả PhiLip KotLer, Hermawan Kartajaya, Iwan Stiawan “Tiếp thị 4.0 dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số” [73] đã đề cao vai trò của KHCN, đặc biệt CNC, công nghệ thông tin, công nghệ số đối với sự phát triển kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tính liên kết về công nghệ: “hãy nhìn vào các quốc gia đông nhất trên thế giới là “Hợp chủng quốc Facebook” với hơn 1,65 tỷ người, dùng mạng Internet 3,4 tỷ người, những kênh truyền hình lớn như CNN mới chính là lựa chọn hàng đầu” Ông trùm ngành giải trí SoNy cũng đã hợp tác với YouTube để cho thấy rằng những thế lực hàng ngang không thể bị những thế lực hàng dọc cảng trở”, đây là sự liên kết lớn về mặt công nghệ “Những liên kết xã hội đã trở thành các tác nhân chính của sự ảnh hưởng, kể cả tác động đến những sở thích cá nhân, vượt hơn cả các chiến dịch truyền thông tiếp thị” Các tác giả còn nhấn mạnh vai trò tự động hoá và khoa học công nghệ trong kinh doanh, “Hoạt động kinh doanh tự thân nó cũng dịch chuyển hướng về dung hợp Công nghệ tạo điều kiện cho tự động hoá và mô hình thu nhỏ, giúp giảm chi phí sản phẩm và cho phép các công ty ở các nước phát triển có thể mở rộng kinh doanh ở những thị trường mới nổi”; KHCN đã tạo sự phát triển bức phá trong các ngành kinh tế và xã hội Liên kết theo chuỗi giá trị nông sản không dừng lại ở tiêu thụ mà còn kéo dài đến cả dịch vụ thanh toán nhờ công nghệ thông tin, công nghệ số; “ngành viễn thông ở đây cũng phối hợp với các dịch vụ tài chính để cung cấp kênh thanh toán trong việc mua bán hàng hoá và dịch vụ Các tác giả đã phân tích vai trò và sự cần thiết của KHCN, đặc biệt CNC, công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ blockchain“, dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), và vạn vật kết nối (IoT)”; tạo điều kiện liên kết chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất đến bàn ăn của người tiêu dùng; từ tiếp thị truyền thống sang tiếp thị công nghệ số…
“Thương mại hóa nông nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo”- “Agriculture commercialization, alue Chains and Poverty Reduction” [63] của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng các nước đang phát triển sau khi đạt được các mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia, phải chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, từ việc đặt mục tiêu lương thực là chủ yếu sang sản xuất theo nhu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước, nâng cao giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân và từng bước chuyển hướng phát triển theo chiều sâu và hiện đại hóa nền nông nghiệp.
Gunter Pauli “Nền kinh tế xanh lam - 10 năm thực hiện - 100 đổi mới - 100 triệu việc làm” - “The Blue Economy -10 years - 100 Innovations - 100 million jobs” Nhà xuất bản thời đại, 2014 [68] đã xây dựng một mô hình sản xuất không chất thải hay thất thoát năng lượng, mô hình khai thác nhiều tầng khép kín, năng lượng chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác không lãng phí, chất thải của công đoạn sản xuất hay một ngành sản xuất này là nguyên liệu đầu vào cho một công đoạn hay ngành sản xuất khác, tạo ra nhiều việc làm, không gây hại tới môi trường, sức khoẻ nhưng vẫn đảm bảo cho các ngành kinh tế phát triển ở mức độ cao và an toàn Tác giả cho rằng khi áp dụng 4 nguyên tắc của nền kinh tế xanh lam thì lượng tiêu dùng những nguồn tài nguyên không tái tạo sẽ giảm đi, đồng thời vốn, kinh phí đầu tư sẽ giảm đáng kể, giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí Tác giả cho rằng
“khi một công ty dẫn đầu thị trường được thuyết phục là công nghệ mới sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và thị phần, cũng không có gì cho việc bảo đảm công nghệ ấy sẽ được sử dụng cho việc phát triển”; “chuyển đổi trong nền tảng công nghệ và nhu cầu về năng lực mới sẽ giải thoát một công ty mới bắt đầu hoạt động khỏi sự ràng buột của những kinh nghiệm trước đây trong ngành công nghiệp” Khi chuyển sang thế kỷ XXI, “nấm đã vượt qua cà phê, trở thành mặt hàng trao đổi nhiều thứ 2 trên thế giới, một cơ hội mới xuất hiện làm tăng thêm giá trị của cả hai: nấm trồng trên chất thải hạt cà phê”, khi lấy hạt “thịt quả”, sau pha chế cà phê là “bã” Từ khi hạt cà phê rời nông trại đến người dùng cà phê thì có đến 99,8% sinh khối bị thải bỏ và chỉ có 0,2% được người uống cà phê hấp thụ Từ đó tác giả đã nghiên cứu kết hợp với một số chất xúc tác khác để tái chế tạo thành những sản phẩm khác có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế rất cao như nấm Liêm xanh, nấm sò, đồng thời tạo ra khối lượng việc làm lớn cho xã hội Các quá trình chuyển đổi phát triển các dạng sản phẩm đó đều sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra giá trị sản phẩm vượt trội.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Tác giả tham khảo, nghiên cứu các công trình trong nước và phân chia theo nhóm các vấn đề để thấy phát triển NNCNC cần có sự tiếp cận và phân tích đa chiều từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể như sau:
1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trương Thị Minh Sâm, Lâm Quang Huyền, Lê Quốc Sử, Trần Xuân Kiêm, Văn Minh Tâm, Nguyễn Quốc Việt trong công trình nghiên cứu về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành phố Hồ Chí Minh” [56] đã đưa ra quan điểm chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn TPHCM, phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, lợi thế của từng vùng với từng nhóm ngành hàng nông sản và đã đề xuất một số giải pháp Trong đó nhấn mạnh lợi thế so sánh, sự liên kết doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị nông sản hình thành mạng lưới thu mua đến người dân; cần đẩy mạnh liên kết DN và Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT), các đại lý.
Nguyễn Thị Tố Quyên và cộng sự trong cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” [47] đã phân tích lý thuyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ thể, mối tương quan giữa nông thôn và thành thị, giữa NN với CN; từ thực tế các nước và rút ra một số vấn đề cho Việt Nam Tác giả phân tích những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ năm 2000 đến 2008; nhận diện những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập và đổi mới Từ đó tác giả đã đề xuất những chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong mô hình kinh tế mới giai đoạn 2011-2020 Điểm quan trọng là điều chỉnh tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm hướng tới một nền nông nghiệp xanh và sạch.
Lê Đình Thắng và Phan Trung Kiên trong cuốn“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Đồng Nai” [50] đã đưa ra khái niệm và đặc trưng về cơ cấu kinh tế, khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vai trò của nó; tham khảo kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm Nhóm tác giả phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với không gian và thời gian, phân công lao động, cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, mối quan hệ giữa ngành nông nghiệp với ngành công nghiệp và cho rằng Đồng Nai đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng lúc bấy giờ Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế
NN chưa tạo sự đột phá, chưa phát huy lợi thế so sánh vốn có về điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai Từ đó nhóm tác giả đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu và đề xuất các giải pháp đó là phát triển nông nghiệp gắn với thị trường; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; các hình thức tổ chức sản xuất, đa dạng hoá hình thức sở hữu; đẩy mạnh các hoạt động KNKL; vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho ngành nông nghiệp.
Trần Đức Viên và Nguyễn Việt Long với công trình “Hướng tới nền NNCNC và xây dựng nông thôn tri thức trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam”[58] đã chỉ ra được lịch sử phát triển nông nghiệp, các cuộc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi có sự đổi mới về công nghệ, kỹ thuật mới và sự thay đổi về thể chế trong nông nghiệp và cho rằng để tái cơ cấu thành công khi điểm tựa là khoa học công nghệ (KHCN) Các tác giả cho rằng KHCN quyết định sự thành công của tái cơ cấu, muốn vậy cần phải có một chiến lược phát triển KHCN nông nghiệp thật sự đúng nghĩa, mang tính lâu dài và thực tiễn ứng dụng cao; một số yếu tố quan trọng trong việc tái cơ cấu nông nghiệp để ứng dụng KHCN, công nghệ cao, phải có vai trò của nhà nước trong việc hoạch định chiến lược và chính sách thu hút các đơn vị nghiên cứu KHCN, các nhà đầu tư, DN vào khoa học công nghệ và thu hút ND ứng dụng sản phẩm KHCN vào sản xuất nông nghiệp Các tác giả đã đề xuất một số giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp như: Tái cơ cấu trong giáo dục và đào tạo; tái cơ cấu trong quản lý KHCN, và chính sách thể chế quản lý nông nghiệp, nông thôn.
Hoàng Ngọc Hoà với công trình“Phát triển NNCNC trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp nước ta dưới góc nhìn thế giới” [17] tác giả đã phân tích vai trò của NNCNC trong quá trình thực hiện tái cấu trúc nông nghiệp, trọng tâm tái cấu trúc nông nghiệp là thực hiện phát triển NNCNC; việc tái cấu trúc đó có sự lựa chọn cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của mỗi vùng để tập trung phát triển nhưng phải đảm bảo quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch một cách khoa học. Đặng Kim Sơn trong cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và ngày mai” [62] đã phân tích thực trạng phát triển của ngành NN Việt
Nam 20 năm đổi mới, nêu những thành tựu nỗi bậc và những tồn tại, bất cập trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN Tác giả cho rằng tổ chức sản xuất và cung ứng dịch vụ với quy mô nhỏ lẻ là lực cản cho sản xuất lớn, sản xuất theo hướng hiện đại Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả hơn như: Thực hiện tích tụ đất đai, ứng dụng KHKT vào sản xuất, vấn đề đào tạo lao động,…Các tác giả Đào Thế Tuấn, Đào Thế Anh, Vũ Trọng Bình, Ngô Thị Thuận, Lê Anh Vũ, Nguyễn Đình Long, Phan Công Nghĩa trong báo cáo: “Tổng kết lý thuyết, cơ sở lý luận về quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” [52] cũng đồng quan điểm với TS Đặng Kim Sơn; Mô hình phát triển nông nghiệp bền vững khu vực Tây Nguyên của tác giả Bùi Quang Bình [2] Phát triển ứng dụng CNC bảo vệ cây trồng trong tái cơ cấu NN theo hướng bền vững, hiệu quả của Cục bảo vệ thực vật [6] Tái cơ cấu ngành NN của tác giả Hoàng Minh Đức với cách tiếp cận theo hướng hiện đại và một số đề xuất cho Việt Nam [12].
1.2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo nhu cầu thị trường
Tác giả Nguyễn Thiện Nhân trong công trình nghiên cứu “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới điển hình - khâu đột phá để cơ cấu lại nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân” [32] đã đánh giá kết quả tăng về năng suất, sản lượng của một số loại cây trồng, vật nuôi đạt được hơn 20 năm qua; và một số tồn tại chủ yếu là về thị trường tiêu thụ không ổn định, chưa có hợp đồng tiêu thụ nông sản lâu dài, còn bán sản phẩm theo thời vụ, thu nhập của người lao động nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác, thiếu hụt vốn xảy ra thường xuyên Tác giả đã đặc các câu hỏi để giải quyết vấn đề: thị trường là mục tiêu ở đâu?, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào? chi phí và chất lượng sản phẩm ra sao?; làm rõ nông sản chủ lực của quốc gia, từng vùng và địa phương có sức cạnh tranh cao Từ đó đưa ra một số nhận định về nhu cầu của thị trường và đề xuất các giải pháp sản xuất nông nghiệp theo thị trường, có sự liên kết, hợp tác.
Tác giả Nguyễn Thị Ngân và Bùi Huy Khôi trong “Nâng cao thu nhập của nông dân trồng cà phê khu vực Tây nguyên”[30] đã sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các yếu tố liên quan đến lợi nhuận từ việc trồng cà phê: diện tích, kiến thức và chi phí Kết quả cho thấy thu nhập có mối quan hệ thuận với diện tích, kiến thức và nghịch với chi phí.
Dương Hoa Xô và Phạm Hữu Nhượng của các tác giả: các tác giả đã đưa ra khái niệm về NNCNC; phân tích hiệu quả kinh tế tại một số nước trên thế giới sau khi phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, năng suất, sản lượng, quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh nông sản đều tăng cao trong “Phát triển nông nghiệp theo hướng CNC tại Việt Nam” [59] Các tác giả đã phân tích một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên thế giới và Việt Nam, nêu những ưu điểm và hạn chế và các vấn đề cần phải nghiên cứu tiếp.
Vũ Thành Hưởng và Trần Hữu Phước trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế ở Việt Nam theo hướng hiện đại: Quan điểm, định hướng và phát triển”[20], nhóm tác giả đã cho rằng hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường nông sản mở rộng, kinh tế không ngừng tăng trưởng, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đây là cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế Nhóm tác giả cho rằng trong xuất nông nghiệp, nông dân làm chủ và họ kiểm soát các quá trình sản xuất,thương mại nông sản; phải tuân theo nhu cầu của thị trường, và sản xuất ra nông sản đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường đòi hỏi.
1.2.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
Bùi Quang Tuấn “Tăng trưởng xanh: cơ hội, thách thức và định hướng thực hiện cho Việt Nam” [54] đã đưa ra khái niệm về tăng trưởng xanh, trong đó nhấn mạnh vai trò của KHCN tiên tiến, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng đã chỉ ra thách thức và khẳng định rằng muốn phát triển trở thành nền kinh tế xanh, nhất thiết phải thay đổi cả một thế hệ công nghệ trong phát triển nhằm ít ảnh hưởng đến môi trường; phát triển mạnh thị trường KHCN và sản phẩm KHCN, giảm thiểu chất thải chưa được xử lý ra môi trường, phát triển công nghiệp môi trường, tăng cường tái chế và sử dụng chất thải…
Nguyễn Thị Thanh Ngân và Trương Thị Lan Hương trong cuốn “Phát triển du lịch nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tại Lâm đồng” [31] cho rằng phát triển NN, trong đó có NNCNC liên kết hợp với du lịch trải nghiệm, tham quan, thưởng thức nông sản CNC, và đề xuất cơ chế phát triển, cam kết bảo vệ môi trường cả du khách và ND, DN; thông qua đó tạo thêm thu nhập cho người sản xuất.
Vũ Tuấn Anh, Bùi Quang Tuấn, Đào Hoàng Mai, Nguyễn Trung Thắng trong cuốn “Tiến tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam - Xanh hoá sản xuất [1] các tác giả đã xây dựng khái niệm, nội dung và vai trò của “Tăng trưởng xanh”; tiêu chí để đánh giá; phân tích và đánh giá kết quả một số mô hình tăng trưởng xanh trên thế giới như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil và Đức; những hạn chế, một số bài học rút ra Các tác giả đã phân tích thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam; nêu những khó khăn chính như: quy mô sản xuất, vốn, trình độ KHCN, hợp tác và liên kết, thói quen tiêu dùng…những thuận lợi và thách thức tăng trưởng xanh ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp tái cấu trúc ngành sản xuất theo mô hình tăng trưởng xanh. Đồng quan điểm trên có các tác giả như: Vũ Văn Nâm trong cuốn “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam”; “Thúc đẩy kết hợp phát triển nông nghiệp và du lịch bền vững” của tác giả Bùi Quang Tuấn, Trịnh Thị Tuyết Dung [53] “Phát triển NNCNC và bền vững kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Hồng [18] “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững: Từ lý luận đến kinh nghiệm và bài học rút ra đối với tỉnh TháiNguyên” của tác giả Phạm Thị Nga [27] “Nông nghiệp hữu cơ - xu hướng tất yếu tham gia chuỗi nông sản toàn cầu” của kỷ lục gia, TS Phạm S [61].
1.2.4 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng nghệ cao:
Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến phát triển NNCNC và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu của luận án
1.3.1 Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến luận án
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển NCCNC, tác giả thấy rằng về cơ bản đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận, thực tiễn về phát triển NNCNC đó là:
Thứ nhất, các công trình đã tập trung luận giải những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp vùng ngoại thành; nông nghiệp thông minh, tăng trưởng xanh và bền vững Khẳng định tính tất yếu phát triển NNCNC nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh, giải quyết việc làm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và phát triển bền vững.
Thứ hai, đã đưa ra một số cơ chế chính sách phát triển NNCNC liên quan đến quy hoạch, đất đai, vốn, ứng dụng KHCN; liên kết theo chuỗi giá trị nông sản; đẩy mạnh liên kết ngành và liên kết vùng.
Thứ ba, phát triển nông nghiệp phải dựa trên lợi thế so sánh của từng quốc gia, từng vùng; thực hiện chuyên môn hóa, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, gắn với chế biến và kết nối thị trường…
Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và có đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế đối với phát triển NNCNC Tuy nhiên, các công trình mới tập trung nghiên cứu ở một số mặt liên quan đến phát triển nông nghiệp nói chung và NNCNC nói riêng. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có chiều sâu về phát triển NNCNC ở Việt Nam và ở tỉnh Kon Tum nói riêng Tuy vậy, các công trình có giá trị tham khảo và là nguồn tài liệu kế thừa hữu ích cho việc nghiên cứu luận án Các công trình nghiên cứu đã gợi mở cho luận án tiếp cận đúng thực trạng, phân tích và đề xuất các giải pháp chủ yếu về phát triển NNCNC ở Kon Tum trong điều kiện HNQT, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, trước những biến đổi khó lường của khí hậu, cộng với nhu cầu sử dụng nông sản sạch, chất lượng cao ngày càng tăng.
1.3.2 Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Một mặt luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu của những công trình trên, mặt khác sẽ tập trung vào khoảng trống mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập tới hoặc đề cập chưa đầy đủ, cụ thể như sau:
- Phát triển NNCNC dưới góc độ kinh tế phát triển phải được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường, thị trường, tổ chức sản xuất …
- Cần tiếp tục hệ thống hóa, làm rõ và cụ thể hơn nữa những vấn đề lý luận về phát triển NNCNC từ khung phân tích; các khái niệm; vai trò của NNCNC; nội dung và tiêu chí để đánh giá phát triển NNCNC; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNCNC; luận giải rõ hơn những vấn đề mang tính phổ biến của phát triển NNCNC.
- Cần phải khảo cứu kinh nghiệm phát triển NNCNC của một số quốc gia và địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển NNCNC của Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng.
- Cần nghiên cứu, phân tích để có cơ sở phát triển NNCNC theo liên kết chuỗi cung ứng sản xuất và chuỗi giá trị nông sản trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng KHCN, nhất là công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra cho phát triển NNCNC; nghiên cứu các quan điểm, mục tiêu phát triển và giải pháp chủ yếu phát triển NNCNC ở tỉnh Kon Tum đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2035.
Các khái niệm và lý thuyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC, NN hiện đại,
- Khái niệm về công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hiện đại và phát triển nông nghiệp công nghệ cao
+ Khái niệm về CNC, nông nghiệp hiện đại:
Về CNC, Luật Công nghệ Cao (2012) quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” Hay nói cách khác, CNC là công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao về tiến bộ KHCN như: công nghệ thông tin; công nghệ số, công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa” [25] Công nghệ cao tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có tính năng vượt trội; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Về trình độ công nghệ có: công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung bình và công nghệ thấp Công nghệ cao là công nghệ hiện đại, tiên tiến và có phối hợp, sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới Việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp được gọi là NNCNC hay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp cũng được coi là nông nghiệp hiện đại, cách gọi khác của NNCNC nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Hoạt động CNC trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nguồn nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC;phát triển NNCNC.
+ Khái niệm về NNCNC và phát triển NNCNC:
Trình độ của nền nông nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố nguồn lực của đầu vào: bao gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất; sản phẩm đầu ra Khác với nông nghiệp truyền thống, NNCNC là nền nông nghiệp có các yếu tố đầu vào theo hướng hiện đại, có hàm lượng KHCN sản xuất cao NNCNC được xem là nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ tiên tiến, công nghệ mới vào sản xuất, phát triển các giống mới chất lượng và năng suất cao hơn, giống biến đổi gene kháng sâu bệnh; công nghệ tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm và sử dụng nước hiệu quả; công nghệ canh tác tiên tiến tiết kiệm đất…Công nghệ mới, công nghệ thông minh giúp thay đổi phương thức phát triển, tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao NNCNC hoặc nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hiểu đơn giản là cao hơn những cái ta đang làm, có áp dụng một số công nghệ như chế phẩm sinh học, phòng trừ sâu bệnh, chăm bón…Với cách hiểu này, tùy vào sự phát triển của lực lượng lao động mà công nghệ áp dụng tại cùng thời điểm sẽ được đánh giá khác nhau, điều này sẽ gây khó khăn khi đưa vào ứng dụng Như vậy, che phủ nylon cũng là công nghệ cao do nylon giữ ẩm, phòng trừ cỏ dại, có thể cho năng suất vượt trên 30% năng suất thông thường hay như công nghệ sử dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống, công nghệ sinh học giúp năng suất trên 30% có thể gọi là công nghệ cao…cũng là công nghệ cao Một số ý kiến khác lại cho rằng công nghệ cao là công nghệ rất cao, vượt trội hẳn lên như công nghệ về nhà kính, nhà lưới, tưới, chăm bón tự động… Do đó, công nghệ cao được hiểu không phải như là một công nghệ đơn lẻ, cụ thể Quy trình công nghệ cao phải đồng bộ trong suốt chuỗi cung ứng, là sự kết hợp chặt chẽ của từng công đoạn cụ thể như: giống, công nghệ nhà kính, kỹ thuật, phân bón sinh học, hữu cơ…Cốt lõi của công nghệ cao là cho ra những sản phẩm chất lượng với quy mô sản xuất lớn Chất lượng ở đây đòi hỏi phải đáp ứng được 3 khía cạnh: kỹ thuật, chức năng và dịch vụ Bởi vì nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ sản xuất để đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu hằng ngày của con người mà còn phải mang lợi nhuận cao.
Qua nghiên cứu tổng quan, kế thừa các tài liệu đã công bố, tác giả thống nhất khái niệm NNCNC là: “nông nghiệp được áp dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, công nghệ vật liệu mới và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào các khâu sản xuất nông nghiệp, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững”.
Nội hàm của NNCNC chủ yếu là: (1) Ứng dụng những công nghệ hiện đại, tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; (2) vượt trội về chất lượng giống, năng suất, chất lượng nông sản; (3) hoạt động sản xuất được quản lý chặt chẽ bằng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh; (4) sản phẩm NNCNC đáp ứng được nhu cầu (khả năng cạnh tranh) của thị trường tiêu thụ; (5) hiệu quả kinh tế tăng cao so với nông nghiệp truyền thống và đảm bảo phát triển bền vững.
- Nông nghiệp hiện đại: trong cuốn “Thực hành nông nghiệp hiện đại” (Modern Agricultural Practices) của Nawaraj Kumar Mahato Pankaj Verma [72] cho đây là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các loại thực hành sản xuất rộng rãi, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật trồng tiên tiến nhất trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường Nông nghiệp hiện đại là cách tiếp cận phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên (nước, đất đai và năng lượng) cần thiết, có nghĩa là sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, khám phá các công nghệ nhiều hơn giúp nông dân đo lường, phân tích và tối ưu hóa các tài nguyên mà họ sử dụng để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và nguyên nhiên liệu “Vai trò của nông nghiệp hiện đại” (The Role of modern Agriculture) [72] Nông nghiệp hiện đại là nền nông nghiệp được đổi mới, cải tiến liên tục trong các công cụ kỹ thuật số và dữ liệu cũng như sự hợp tác giữa nông dân với các nhà nghiên cứu Nông nghiệp hiện đại là nền nông nghiệp ứng dụng phổ biến công nghệ mới như: (i) Công nghệ sinh học cho phép giảm quy mô sử dụng đất, phân bón và thuốc trừ sâu trên một đơn vị diện tích, nhưng vẫn đạt sản lượng cao hơn và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường từ đó vẫn giữ được sự cân bằng cho hệ sinh thái; (ii) Công nghệ chế biến và xử lý hiện đại giảm mầm bệnh và các tổn thất sau thu hoạch góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm.
Phát triển nông nghiệp hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực phẩm của con người; bảo đảm được an ninh lương; nâng cao năng suất lao động và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế; góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội căn bản Xét về nhiều khía cạnh, nông nghiệp hiện đại là áp dụng các tiến bộ KHCN để sản xuất thực phẩm an toàn và giá thành hợp lý Từ những phân tích trên, tác giả đồng ý với khái niệm về nông nghiệp hiện đại như sau: Nông nghiệp hiện đại là nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, quy trình sản xuất và quản lý tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, có năng lực cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.
Như vậy, nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở áp dụng sâu rộng các công nghệ mới để nâng cao năng suất, cho phép giải quyết cả ba mục tiêu: đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho dân số ngày càng tăng; bảo đảm khả năng tài chính cho người SX và người tiêu dùng; bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Về phát triển NNCNC: Là việc ứng dụng CNC và kỹ thuật tiên tiến vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp (bao gồm từ khâu nghiên cứu sản phẩm, lai tạo giống đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ) nhằm tạo ra nông sản hàng hóa có chất lượng cao, năng suất, hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh cao trên thị trường so với nông sản truyền thống.
Phát triển NNCNC bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu, lựa chọn công nghệ tiên tiến về nhân giống, lựa chọn giống, ứng dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao; nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến hiện đại như: công nghệ chăn nuôi, công nghệ tưới, công nghệ quản lý dịch bệnh, công nghệ thu hoạch…; công nghệ sinh học; công nghệ chế biến; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong quản lý…
Công nghệ mới ứng dụng trong ngành NN làm thay đổi quy trình sản xuất cũ với mức tự động hoá và quy chuẩn cao Với công nghệ cảm biến được ứng dụng trong nông nghiệp cho phép chẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp; công nghệ thực phẩm mang lại những thành tựu về gene cũng như chất lượng cao của các thực phẩm chế biến; công nghệ tự động được thực hiện bởi các người máy để giám sát quá trình gieo trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi; công nghệ kỹ thuật giúp nông nghiệp mở rộng quy mô sang những phương tiện mới, địa điểm mới và lĩnh vực mới của nền kinh tế. Đánh giá phát triển NNCNC thông qua tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp nói chung, tăng trưởng giá trị sản xuất và thu nhập của nông dân, giá trị gia tăng của sản phẩm…Sản phẩm đầu ra của NNCNC phải có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; có thương hiệu và năng lực cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và ngoài nước, có khả năng thâm nhập vào thị trường khó tính và đòi hỏi khắt khe về chất lượng cao; thích ứng với thương mại hiện đại.
Từ sự phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm phát triển NNCNC như sau:
“Phát triển NNCNC là quá trình phát triển nông nghiệp dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật và CNC, quy trình sản xuất tiên tiến, hiện đại; nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa lớn có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của thị trường, có quy mô sản xuất đủ lớn, tạo giá trị gia tăng và có năng lực cạnh tranh cao; thích ứng với BĐKH và phát triển bền vững đảm bảo cả ba yếu tố trụ cột là kinh tế, xã hội và về môi trường sinh thái”.
Như vậy, nội hàm của phát triển NNCNC chủ yếu bao gồm: (1) Trải qua một quá trình sản xuất trên nền tảng KHCN hiện đại, tiên tiến; (2) quy mô sản xuất lớn tạo ra lượng hàng hóa lớn có chất lượng vượt trội cạnh tranh trên thị trường; (3) quá trình sản xuất được quản lý chặt chẽ bằng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh; (4) Tổ chức sản xuất liên kết theo chuỗi thông qua các hình thức như: Khu nông nghiệp công nghệ cao, Vùng nông nghiệp công nghệ cao, Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, dự án/phương án sản xuất công nghệ cao; (5) Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững đảm bảo trên cả ba yếu tố (hiệu quả cao về mặt kinh tế, giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội và không tổn hại đến môi trường).
2.1.2 Lý thuyết liên quan đến phát triển NNCNC
- Lý thuyết về phát triển nông nghiệp:
+ Lý thuyết cất cánh (Rostow model) của nhà kinh tế người Mỹ Walter Tostow [87], theo ông quá trình phát triển ở mỗi quốc gia trải qua 5 giai đoạn và mỗi giai đoạn có một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp, theo đó từ giai đoạn thứ 2 trở đi đều cho rằng muốn phát triển nhanh hay cất cánh để tạo tiền đề phát triển nhanh hơn, tạo ra năng suất, chất lượng hàng hóa cao hơn, cơ cấu các ngành kinh tế hợp lý và phát triển theo một mô hình hiện đại, bền vững hơn thì cùng với đó là có sự phát triển nhất định về khoa học kỹ thuật ở mỗi giai đoạn từ thấp lên cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng Điều đó khẳng định vai trò rất quan trọng của khoa học công nghệ hiện đại, tiên tiến, thông minh, công nghệ tự động hóa trong quá trình phát triển kinh tế từ thấp lên cao.
Đặc điểm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Phát triển NNCNC là tất yếu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật, công nghệ và tái cơ cấu lại nông nghiệp; là xu hướng tất yếu dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất, mà trực tiếp là sự phát triển của KHCN; phát triển của kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa Trong quá trình phát triển, nền kinh tế toàn cầu trải qua ba giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, trong đó có nông nghiệp.
Giai đoạn thứ nhất, bắt đầu từ khi từ khi con người biết trồng tỉa lương thực, chăn thả gia súc, gia cầm để lấy nông sản sinh sống và dự trữ, ở giai đoạn nầy khoa học kỹ thuật hoàn toàn chưa phát triển mà chỉ dựa vào sức mạnh của tự nhiên sức nước, sức gió, sức của vật nuôi…, vào sản xuất nông nghiệp; hình thành 2 ngành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mang tính thời vụ cao
Giai đoạn thứ hai, giai đoạn này bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh vào những năm cuối thế kỷ 18 Chính cuộc cách mạng công nghiệp đó đã thúc đẩy “cuộc cánh mạng xanh trong nông nghiệp” bùng phát từ những năm 60 của thế kỷ 20, cuộc cách mạng xanh đã thúc đẩy chuyên môn hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa,…đã phá vỡ kỹ thuật sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống và thay vào đó là chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng ứng dụng tiến bộ KHCN để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Giai đoạn thứ ba,giai đoạn này khởi phát từ những năm 90 của thế kỷ trước; phát triển của sản xuất nông nghiệp được tác động mạnh mẽ của sự phát triển như vũ bão của KHCN trong những năm gần đây, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với công nghệ thông tin, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo AL (Artificial Intelligence hay Machine Intelligence), Internets vạn vật…là cơ hội và tiền đề quan trọng làm cho sản xuất nông nghiệp truyền thống chuyển mạnh sang NNCNC.
Do vậy, phát triển NNCNC được đặt ra như là vấn đề tất yếu trong phát triển nông nghiệp Phát triển NNCNC không chỉ là tất yếu của quá trình phát triển, mà còn là cần thiết vì sự tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội; thúc đẩy hình thức tổ chức sản xuất theo hướng khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực cho sự tăng trưởng, phát triển nông nghiệp; đẩy nhanh ứng dụng tiến bộKHCN, CNC đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng nông sản, nhất là nông sản sạch Thông qua phát triển NNCNC thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, tăng giá trị cho nền kinh tế; đẩy nhanh cải thiện điều kiện lao động, giải phóng người lao động khỏi công việc nặng nhọc, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội…Sự thành công của phát triểnNNCNC còn tạo điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp cạnh tranh dựa trên nền tảng KHCN và CNC, tự chủ và chủ động hội nhập, hình thành chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại là một trong những xu hướng tất yếu để nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản Việc xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo KHCN thúc đẩy kinh tế phát triển Việc gắn liền sản xuất NN với các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Bên cạnh các nước tiên tiến, nhiều nước châu Á cũng đã chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất với các công nghệ truyền thống là chủ yếu sang nền nông nghiệp sản xuất thông minh, ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá… để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả Công nghệ lai tạo giống đã được ứng dụng trong nghiên cứu và chọn tạo các giống cây trồng, con vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh tác động góp phần đẩy nhanh sự phát triển về mặt năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi Công nghệ nuôi cấy mô được áp dụng để nhân nhanh hàng trăm triệu cây giống sạch bệnh Công nghệ trồng cây trong nhà kính, nhà màng đã được hoàn thiện phù hợp với từng vùng địa lý khác nhau và với trình độ cao để canh tác rau và hoa. Công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh (aeroponics) là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, công nghệ tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng loại cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước mà nguồn nước tưới đang trở nên là những vấn đề quan trọng chiến lược.
Với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp của nhiều nước phát triển và đạt những thành tựu quan trọng, giúp giảm giá thành sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp (ngô, đỗ tương…) Nông nghiệp thông minh đã giúp Israel với tỷ lệ dân nông nghiệp chỉ chiếm 2,5% tổng dân số, từ năm 1995, trung bình 1 nông dân sản xuất chỉ nuôi 15 người, đến năm 2014, mỗi nông dân đã nuôi được 100 người và còn xuất khẩu được hơn 3 tỷ USD nông sản mỗi năm Malaysia cũng là nước ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân trồng ớt tăng thu nhập hơn gấp đôi; Philippines, chỉ mới 5-10 năm trước phải nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô mỗi năm thì năm 2017 đã đạt hơn 8 triệu tấn ngô, trong khi nhu cầu chỉ cần 5,6 triệu tấn, chủ yếu nhờ tăng sử dụng giống ngô lai và công nghệ tưới bằng năng lượng mặt trời.
Việt Nam không đứng ngoài làn sóng này, nghiên cứu và ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào nước ta để có nền sản xuất nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu Nông nghiệp thời kỳ 4.0 sẽ thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình Từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đều có thể ứng dụng kỹ thuật số, nhờ đó sẽ giảm công lao động trực tiếp, tiết kiệm vật tư đầu vào, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm Quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc được công khai, minh bạch hóa; dữ liệu vi mô (từng cá thể) được lựu trữ trên mạng internet và chia sẽ cho nhiều người cùng sử dụng, thông qua các thiết bị kết nối với internet.
Những lợi ích mà sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại là: tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng; giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Kinh nghiệm phát triển NNCNC và rút ra bài học kinh nghiệm
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 2.1 Các khái niệm và lý thuyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1 Khái niệm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC, NN hiện đại,
- Khái niệm về công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hiện đại và phát triển nông nghiệp công nghệ cao
+ Khái niệm về CNC, nông nghiệp hiện đại:
Về CNC, Luật Công nghệ Cao (2012) quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” Hay nói cách khác, CNC là công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao về tiến bộ KHCN như: công nghệ thông tin; công nghệ số, công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa” [25] Công nghệ cao tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có tính năng vượt trội; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Về trình độ công nghệ có: công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ trung bình và công nghệ thấp Công nghệ cao là công nghệ hiện đại, tiên tiến và có phối hợp, sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới Việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp được gọi là NNCNC hay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp cũng được coi là nông nghiệp hiện đại, cách gọi khác của NNCNC nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thân thiện môi trường, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Hoạt động CNC trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nguồn nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC;phát triển NNCNC.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở KON TUM
Bối cảnh quốc tế, trong nước và dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
4.1.1 Bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum
Hòa bình, hợp tác, liên kết phát triển vẫn là xu thế chủ đạo Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh tuy có gặp trở ngại về bảo hộ có xu hướng tăng lên Trong xu thế đó, châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động nhất Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và EVFTA thế hệ mới được ký kết với các đối tác đa phương, khu vực và song phương Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tham gia các tổ chức thương mại quốc tế sẽ tạo cơ hội để phát triển sản xuất trong nước, đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản và tăng cường hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm Tạo cơ hội để thay đổi cơ cấu sản xuất và phát huy cao hơn lợi thế của các ngành hàng Tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Việc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tăng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông nghiệp Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng với các mặt hàng chủ lực, có lợi thế so sánh như Sâm Ngọc Linh, dược liệu, rau củ quả xứ lạnh, cà phê, cây ăn quả đặc hữu, sữa và thịt gia súc, thủy sản đặc hữu nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế Những ngành hàng nông sản chế biến trên cơ sở ứng dụng thành tựu KHCN sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Với sự phát triển mạnh mẽ và vượt trội của KHCN, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu Nhờ đó, Ngành nông nghiệp Kon Tum đang đứng trước cơ hội tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ số từ thế giới như thành tựu của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật(IoT), điện toán đám mây (Cloud Computing) và công nghệ viễn thám (RemoteSensing) để có thể đẩy mạnh quy mô sản xuất, tổ chức quản lý và vận hành hiệu quả, kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp cận thị trường nước ngoài Công nghệ mới trong canh tác sẽ có bước phát triển mạnh mẽ, trở nên phổ biến trong hoạt động sản xuất như: canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với các công nghệ thâm canh cao, khắc phục được những điều kiện khó khăn về địa hình, đất đai Công nghệ canh tác mới sẽ mang lại năng suất, phẩm chất sản phẩm cao đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cho phép tiết kiệm diện tích đất canh tác
Trên thế giới đã hình thành thị trường KHCN toàn cầu; buôn bán và chuyển giao công nghệ đã trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, thu lợi nhuận cao trên thế giới Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp đang được quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm của từng quốc gia và toàn cầu. Theo WTO việc chuyển giao những dây chuyền thiết bị CNC và các quy trình sản xuất và quản lý chất lượng tiên tiến…, đã trở nên phổ biến như: dây chuyền thiết bị công nghệ tưới tiết kiệm nước của Israel; dây chuyền CNC trong nuôi bò sữa của Israel, Đức; dây chuyền thiết bị CNC chăn nuôi gà bằng công nghệ lạnh của Cộng hòa liên bang Đức… Đây là thuận lợi cho tiếp cận và ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam và Kon Tum.
Theo tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) cảnh báo: nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,5 0 C, và nếu nhiệt độ tăng 1 0 C thì sản lượng lương thực toàn cầu sẽ giảm đi tương đương 10% BĐKH ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến an ninh lương thực, thực phẩm do dân số tăng nhanh, trong khi diện tích đất nông nghiệp sẽ bị giảm do ĐTH, CNH trong quá trình phát triển kinh tế, sâm nhập mặn, thiên tai Trước đe dọa trực tiếp từ ảnh hưởng của BĐKH với nạn hạn hán, lũ quét, ngập úng, ô nhiễm môi trường, thế giới và trong nước những năm gần đây diễn ra ngày càng phứt tạp, khó dự báo, gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gây thiệt hại lớn về kinh tế, môi trường, cho ND và DN Do đó, việc tái cơ cấu NN đang là vấn đề hết sức cấp thiết để có một nền NN phát triển bền vững; đòi hỏi nông nghiệp Việt Nam và Kon Tum phải phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng KHCN tiên tiến, NNCNC…; nhằm ứng phó với BĐKH.
Mức sống và thu nhập của người dân các nước trong khu vực ngày càng khá đã làm thay đổi nhiều về xu hướng tiêu dùng nông sản, cụ thể là sự gia tăng nhu cầu nông sản chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, an toàn cho sức khỏe Với những lợi thế về phát triển NNCNC, Kon Tum có cơ hội để trở thành một vùng cung cấp nông sản tươi và là trung tâm chế biến nông sản CNC phục vụ cho các thị trường lớn nhiều tiềm năng này. Ở trong nước, những thành tựu của gần 35 năm đổi mới (1986- 2020), thế và lực nước ta lớn mạnh lên rất nhiều, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đầu tư phát triển ngày càng tăng Kinh tế vùng đã phát huy được các lợi thế so sánh, các vùng động lực đã từng bước phát huy vai trò trung tâm, tạo sự liên kết với các vùng khác và hỗ trợ các vùng khó khăn cùng phát triển tốt hơn Bên cạnh đó, những kết quả đạt được trong tiến trình cải cách hành chính thời gian qua, nhất là những cải cách thể chế kinh tế, đổi mới bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH của cả nước và từng địa phương trong đó có Kon Tum Hiện nay, đang có nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế quan tâm đến đầu tư vào nông nghiệp CNC Chính phủ cũng có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có chính sách thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư Đây là điều kiện để Kon Tum triển khai các định hướng và chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp nói chung và NNCNC của tỉnh nói riêng.
Tuy có những cơ hội nêu trên, nhưng bối cảnh quốc tế, trong nước trong tương lai vẫn có nhiều thách thức, khó khăn đối với phát triển NNCNC ở Kon Tum. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khi các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ, rào cản kỹ thuật mới gia tăng là cản trở lớn nhất đối với nông sản Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng trong việc hội nhập thị trường thế giới. Thay vì chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm ở đầu ra cuối cùng thì hiện nay yêu cầu của nước nhập khẩu là phải thực hiện cả một quy trình chuỗi có thể ngăn ngừa được rủi ro, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao, đảm bảo môi trường và trách nhiệm xã hội Cùng với đó, nhu cầu và thị hiếu trong nước cũng có những thay đổi hướng tới các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, mức độ tiện dùng khắt khe hơn Điều này đòi hỏi phải tổ chức thực hiện, giám sát nghiêm ngặt cả chuỗi giá trị sản phẩm từ giống, sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ đảm bảo quy trình sản xuất tốt trong nông nghiệp theo các tiêu chuẩn như GAP, GlobalGAP, hữu cơ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp tạo ra những giống, kỹ thuật, quy trình công nghệ để sản xuất các nông sản ở các quốc gia không có lợi thế về điều kiện tự nhiên với khối lượng lớn, do đó có thể làm giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu nông sản của Việt Nam Tuy nhiên, việc ứng dụng KHCN và rô bốt trong dây chuyền sản xuất công nghiệp lại làm phát sinh vấn đề thừa lao động giản đơn, do đó tăng áp lực lao động về nông thôn, tăng nguy cơ manh mún đất đai, vì thế làm giảm hiệu quả và năng lực cạnh tranh SXNN của tỉnh Đối với Kon Tum, khó khăn lớn nhất hiện nay là sức cạnh tranh và khả năng HNKTQT của toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung cả nước và thế giới, trong khi lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết AFTA, WTO và các hiệp định thương mại khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp Chẳng hạn, khi tham gia vào Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chúng ta sẽ có những lợi thế và cơ hội lớn với thị trường 500 triệu dân sẽ giúp tiêu thụ nông sản, giảm áp lực phụ thuộc thị trường truyền thống là Trung Quốc nhưng cũng đặt ra không ít thách thức gay gắt cho PTNN của tỉnh Đó là tình trạng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, thị trường tiêu thụ không ổn định; Trình độ và công nghệ sản xuất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài Hiện nay, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Kon Tum đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ khoảng 3% chủ yếu là bột sắn, cao su và một lượng ít cà phê; Khả năng đáp ứng các rào cản kỹ thuật không cao, nhất là về an toàn thực phẩm đối với rau quả, thịt gia súc, gia cầm, sữa, thủy sản Mặt khác, năng lực của người làm nông nghiệp còn yếu, khó khăn trong việc thiết lập mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và ngân hàng, người sản xuất chậm nắm được thông tin về hội nhập…
Xu hướng phát triển kinh tế luôn đóng vai trò quyết định các định hướng phát triển của KHCN trên thế giới; ngược lại, các thành tựu của KHCN đã và sẽ định hình tương lai của kinh tế thế giới Các ngành KH về sự sống đã tạo ra các cuộc cách mạng trong NN; định hình các xu hướng phát triển NN trên toàn cầu.
Trong xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế, đã hình thành thị trường KHCN toàn cầu, cùng với phát triển của KHCN, đặc biệt cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4.0, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tiếp tục phát triển theo chiều sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có những tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới, phân công lại lao động toàn cầu và phát triển NN Trong cuộc cách mạng này, nhiều lĩnh vực sản xuất đã được thúc đẩy ra đời với những công nghệ mới có tính năng vượt trội về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong
NN Bên cạnh những phát minh mới trong khoa học cơ bản, con người đã có sáng kiến những đột phá về công nghệ di truyền tế bào, công nghệ gen, vi sinh, enzim, lai tạo giống mới không sâu bệnh, thích ứng với BĐKH; công nghệ chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến tiên tiến nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nông sản phẩm… NNCNC đang là xu hướng phát triển
NN trên thế giới, tất cả đang tạo ra triển vọng vô cùng to lớn cho phát triển NN. Đây là thời cơ để nông nghiệp Việt Nam và Kon Tum có thể tiếp cận với tiến bộ KHCN và CNC để phát triển, rút ngắn khoảng cách về KHCN so với các nước tiên tiến.
Tuy nhiên, cái khó của các nước đang và chậm phát triển là các nguồn lực trong sản xuất NN chưa đồng bộ và còn thấp như: nguồn nhân lực trình độ thấp, cơ sở hạ tầng, sản xuất manh mún phân tán, nguồn vốn thấp ; ứng dụng được KHCN và CNC vào sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ, liên kết chuỗi thiếu chặt chẽ và bền vững Các nước phát triển với những ưu thế vượt trội về những nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là KHCN; có xu hướng gia tăng áp đặt thế lực của mình lên các nước đang và chậm phát triển bằng cách thâu tóm ảnh hưởng lên thị trường nông sản; áp đặt hàng rào cản kỹ thuật với tiêu chuẩn rất cao và khắt khe như: quy trình sản xuất và quản lý chất lượng nông sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, xã hội và môi trường , để chống tiếp cận thị trường nông sản của họ Các biện pháp thường được áp dụng như: đưa ra quy trình sản xuất và quản lý chất lượng nông sản tốt (GAP, GlobalGAP) và truy nguyên nguồn gốc xuất xứ nông sản, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Đây là một thách thức lớn cho các nước, địa phương chậm và đang phát triển, trong đó có Việt Nam và Kon Tum; xu thế này sẽ càng làm cho các nước nghèo, kém phát triển có nguy cơ bị đẩy ra xa sự phát triển chung, đã tụt hậu lại càng tụt hậu hơn về KHCN Tuy nhiên nó lại là động lực để thúc đẩy đổi mới và ứng dụng KHCN trong sản xuất NN.
Hình thức tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp phát triển theo xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết theo chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; hình thành những tập đoàn đa quốc gia thống lĩnh một số ngành hàng nông sản thế giới Đồng thời, cùng với phát triển của KHCN, đặc biệt công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, tạo liên kết từ trang trại đến người tiêu dùng cuối cùng và họ tương tác với nhau, đang trở nên phổ biến Đây là thách thức với các nước, địa phương nghèo và đang phát triển sản xuất NN nhỏ manh mún, phân tán, chặt khúc, thiếu sự liên kết, khó cạnh tranh và tiếp cận thị trường nông sản của các nước phát triển; nhưng cũng mở ra hướng liên doanh, liên kết vào những khâu cung ứng nông sản thô, nông sản chế biến cho chuỗi giá trị nông sản toàn cầu Đồng thời thúc đẩy các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất nông trại, trang trại đến bàn ăn của người tiêu dùng
4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường tiêu thụ nông sản cho Việt Nam và Kon Tum
4.1.2.1 Dự báo thị trường tiêu thụ một số nông sản
- Thị trường nông sản thế giới Theo UNCTAD (2017) (United Nations
Conference on trads and Development), tổng giá trị XK nông sản toàn cầu là 1.036 tỷ USD (2016), trong đó giá trị XK rau, quả đạt 237 tỷ USD, chiếm đến 22,9%; thủy sản (cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm và các sản phẩm của chúng đạt
137 tỷ USD, chiếm 13% Trong khi, giá trị hạt ngũ cốc và các sản phẩm chế biến chỉ chiếm 14,4%; thịt và các sản phẩm chế biến chiếm 12,7%; cà phê, chè, ca cao, gia vị và các sản phẩm từ chúng chiếm 10,1%; sản phẩm sữa và trứng 7,2%; thức ăn cho vật nuôi đã chế biến chiếm 6,9% giá trị nông sản xuất khẩu Theo thống kê của UNCTAD trong giai đoạn từ 1995-2016 cho thấy rau quả và thủy sản luôn chiếm ưu thế trên thị trường nông sản xuất khẩu toàn cầu và vẫn đang tăng trưởng [86].
Giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum
4.3.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Kon Tum
Sớm tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch phát triển tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và cả nước Đồng thời rà soát, bổ sung quy hoạch khu, vùng NNCNC phù hợp với quy hoạch phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn và nâng cao chất lượng quy hoạch phù hợp với thực tiễn Đổi mới phương pháp lập quy hoạch, đảm bảo nâng cao chất lượng quy hoạch và có chế tài phù hợp để thực hiện nghiêm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch các khu,vùng phát triển NNCNC một cách bài bản, đánh giá phân tích một cách khoa học các dữ liệu đầu vào nhất là môi trường đất không bị nhiễm chất độc hóa học, môi trường nước đảm bảo để có sản phẩm quy hoạch phát triển NNCNC tốt nhất; cân đối nhu cầu quỹ đất phát các nhóm ngành nông nghiệp như: trồng trọt (cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp, ); chăn nuôi (vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới); vùng phát triển các loại dược liệu đặc hữu lợi thế của từng vùng miền, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng quy hoạch đó phải đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững Nghiên cứu quy hoạch các vùng sản xuất lớn tập trung gần các lòng hồ thủy điện để khai thác nguồn nước phát triển NNCNC, điều nầy giúp giảm sức ép bố trí nguồn lực tài chính đầu tư thủy lợi phát triển NNCNC.
Trên cơ sở quy hoạch, ưu tiên đẩy nhanh đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở cho vùng sản xuất, khu NNCNC, CĐL, khu vực đã xác định thực hiện dồn đổi tích tụ đất nông nghiệp, phát triển trang trại lớn, vùng phát triển dược liệu đặc hữu bao gồm: hệ thống giao thông, thủy lợi và tưới tiêu, phát triển nguồn năng lượng sạch năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng tái chế) đang là tiềm năng rất lớn của tỉnh Kon Tum, đầu tư phát triển hệ thống thông tin, xử lý chất thải đấu nối hệ thống hạ tầng chung và nội bộ các khu, vùng NNCNC Kiến nghị Chính phủ, Bộ giao thông vận tải ưu tiên vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối như: QL 24 nối đến QL1A, đường cao tốc đi cảng Qui nhơn, nâng cấp đường Hồ Chí Minh đi Đà Nẵng Trong điều kiện có hạn về vốn ngân sách, cần xác định rõ khu, vùng NNCNC nào, cây, con gì có lợi thế cao, ưu tiên đầu tư trước như: vùng sâm Ngọc Linh, cà phê, rau hoa củ quả xứ lạnh, dược liệu, vùng cây cao su, chăn nuôi gia súc thịt và sữa, gia cầm
Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, thúc đẩy dịch vụ logistic phát triển mạnh mẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phát triển của NNCNC, nghiên cứu các điều kiện cụ thể thu hút đầu tư dịch vụ vận chuyển bằng máy bay taxi khi đủ điều kiện Tập trung đầu tư hệ thống điện, nước đủ lớn và đảm bảo chất lượng, ưu tiên cho các ngành, nông sản đặc hữu và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước của Kon Tum.
4.3.2 Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, chuyển giao, tăng cường ứng dụng công nghệ cao và quy trình sản xuất tiên tiến để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Kon Tum
- Có cơ chế chính sách, biện pháp thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu công lập và tư nhân, thúc đẩy hướng dẫn và chuyển giao kết quả nghiên cứu giúp nông dân áp dụng vào thực tiễn, thay đổi tập quán làm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dân tăng cao thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ cao Có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tăng đầu tư ngân sách cho KHCN từ ngân sách: Trước sự phát triển mạnh mẽ KHCN, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Kon Tum cần đi tắt đón đầu lựa chọn CN hiện đại, tiên tiến; ưu tiên nguồn ngân sách đầu tư cho KHCN tối thiểu đạt mức 70% trên tổng vốn phân bổ cho KHCN theo mức quy định tối thiểu, đồng thời hằng năm bố trí ngân sách đầu tư cho KHCN tối thiểu theo mức quy định là 2%, bởi lẽ xác định phát triển NNCNC là ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh Kon Tum, đồng thời huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế tăng đầu tư cho NNCNC theo chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị Xây dựng mạng lưới chuyển giao KHCN, trước hết là đổi mới phương thức hoạt động KH gắn nghiên cứu với sản xuất; chuyển giao mạnh mẽ KHCN, thu hút nguồn nhân lực khoa học cao vào địa bàn.
- Sớm hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học trực thuộc tỉnh, tạo cơ chế chính sách để hình thành và phát triển cơ sở nghiên cứu tư nhân, các DN; tăng cường liên kết hợp tác với các viện, trường đại học trong và ngoài nước tạo ra sản phẩm KHCN và ứng dụng vào nông nghiệp; tăng khả năng ứng dụng KHCN trong nông nghiệp Kịp thời ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trên thế giới và trong nước vào sản xuất nông nghiệp của Kon Tum Đồng thời thực hiện tốt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN tạo ra hiệu quả cao, mức độ ứng dụng lớn trong sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường công tác truyền thông KHCN: Qua các kênh thông tin mạng, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống khuyến nông, thông tin kịp thời về các hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyển giao KHCN, các sản phẩm KHCN và các kết quả ứng dụng KHCN đến với DN, tổ chức, ND để lựa chọn và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh mẽ các loại dịch vụ khoa học, dịch vụ phục vụ phát triển NNCNC, phát triển công nghiệp phụ trợ hỗ trợ phát triển NNCNC
* Giải pháp lai tạo và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi năng suất chất lượng cao cần nghiên cứu ứng dụng như sau:
- Giống cây trồng nông nghiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng ưu thế lai và công nghệ gen tế bào gốc, chuyển đổi gen để tạo ra các loại giống cây trồng mới Khảo nghiệm và bảo tồn các loại gen cây trồng đặc hữu bản địa; các loại giống cây trồng mới có các đặc tính vượt trội về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với nhu cầu của thị trường Trước hết là nhập các loại giống có ưu thế về năng suất, chất lượng trong và ngoài nước đang sử dụng rộng rãi phù hợp với điều kiện của Kon Tum để đưa vào sản xuất, đồng thời nghiên cứu lựa chọn quy trình tốt nhất để sản xuất nhất là các loại giống rau, hoa, củ, quả, ngô, lúa phù hợp cho hai vùng khí hậu khác nhau ôn đới và nhiệt đới Nghiên cứu lai tạo các loại giống cây trồng công nghiệp hàng năm và lâu năm có năng suất, chất lượng cao Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ In Vitro trong bảo tồn gen và nhân giống, công nghệ vi phân trong lai tạo giống; bảo tồn gen các loại giống cây trồng đặc hữu như: sâm Ngọc Linh, Đảng sâm tự nhiên, Lan kim tuyến (ANOECTOCHILUS SP), sâm cau, cốt toái bổ, ngủ vị tử, cây sầu riêng, nhãn lồng…là gen từ cây đầu dòng bố mẹ.
- Giống vật nuôi: Ứng dụng nhiều giải pháp như thụ tinh nhân tạo đối với đàn trâu, bò ở vùng sâu vùng xa đối với chăn nuôi quy mô trang trại, THT, HTX nhằm thay đổi nhanh chóng về thể trạng và chất lượng thịt; nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh; áp dụng công nghệ gen tế bào gốc, cộng nghệ tái biệt hóa tế bào, sinh học sinh sản hiện đại và nhân vô tính nhằm chọn, tạo các giống vật nuôi mới đáp ứng tiêu chí năng suất, chất lượng cao Tuyển chọn các loại giống bò thịt nhập ngoại (Úc, New Zealand, Mỹ, Nhật), dê lấy sữa (Ấn Độ, New Zealand, Mỹ, Úc); nghiên cứu bảo tồn gen và phát triển tăng đàn các loài động vật hoang giã, quý, hiếm, các loại động vật nuôi không thuộc loại danh mục động vật cấm, lai tạo ra các loại giống thích ứng với từng vùng… Đồng thời sử dụng công nghệ tế bào gốc, công nghệ tái biệt hóa tế bào, nhân bản vô tính để bảo tồn và phát triển nhanh các loài động vật quý đặc hữu, các loài cá nước ngọt.
Hình 1 Trang trại chăn nuôi dê ở Măng Đen (Nguồn: Tác giả)
* Giải pháp lựa chọn quy trình sản xuất và quản lý ứng dụng CNC:
- Đối với cây trồng: Lựa chọn quy trình sản xuất và quản lý ứng dụng CNC phù hợp với cây trồng và điều kiện của Kon Tum Ứng dụng các giống mới năng suất chất lượng cao, quy trình sản xuất và quản lý ứng dụng CNC đồng bộ (công nghệ trồng thủy canh, trồng trên giá thể, hệ thống thiết bị cảm biến giám sát độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nhu cầu dinh dưỡng, tưới nước Netafim Israel , kết nối internet để tự động hóa toàn bộ khâu chăm sóc) trong sản xuất rau, hoa củ, quả xứ lạnh trong nhà kính Ứng dụng giống năng suất chất lượng cao và công nghệ nhà lưới, công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun Netafim Israel, kèm theo bón phân trong sản xuất rau củ quả, cây dược liệu Ứng dụng giống cà phê, giống mía đường năng suất chất lượng cao kèm theo công nghệ tưới nhỏ tiết kiệm và tự động kèm theo bón phân (Netafim Israel) trong sản xuất cà phê, mía đường, cây dược liệu, cây ăn quả. Ứng dụng các giống lúa, ngô năng suất chất lượng cao đạt từ giống xác nhận trở lên, cùng các với quy trình IPM để sản xuất giống chất lượng cao đạt từ giống xác nhận trở lên Ứng dụng quy trình VietGap, Global GAP, hữu cơ trong sản xuất nông sản lương thực, thực phẩm, dược liệu, cây ăn quả, áp dụng kỹ thuật canh tác đất dốc, thực hành nông nghiệp thông minh.
- Đối với vật nuôi: ứng dụng công nghệ chăn nuôi gia súc chính xác (Precision Livestock Farming-PLF) Ứng dụng quy trình chăn nuôi và quản lý dịch bệnh bằng CNC đồng bộ khép kín từ con giống đến chăm sóc, chế biến, tiêu thụ trong nuôi dê sữa, bò sữa, nuôi lợn giống và thịt, nuôi gà qui mô trang trại Ứng dụng CNC ở một số khâu trong nuôi bò, trâu thịt như đưa trâu bò lai năng suất chất lượng cao; ứng dụng công nghệ lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà Ứng dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ Ứng dụng quy trình CNC nuôi các loại cá nước lạnh (cá niêng, cá tầm, cá hồi) ở vùng khí hậu lạnh, cá nước ngọt trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi Ứng dụng CNC vào sản xuất thức ăn cho chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu khoanh nuôi các loại động vật được lai tạo, bảo tồn gen từ động vật hoang dã dưới hệ sinh thái rừng tự nhiên, rừng trồng; chăn nuôi theo mô hình tổng hợp: cây CN lâu năm - vật nuôi, cây công nghiệp lâu năm - cây hàng năm/cây ngắn ngày
* Giải pháp ứng dụng CNC vào các khâu của quá trình sản xuất: Đầu tư trang thiết bị, máy móc phát triển NNCNC như: nhà kính Ginegar - Israel, nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động, hệ thống chuồng trại, hệ thống giám sát độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng tự động, hệ thống theo dõi giám sát nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, ứng dụng công nghệ và thiết bị “Internet of things (IoT) có thể giám sát một cách hiệu quả hơn một số lượng lớn gia súc và thu thập toàn diện, chi tiết với thời gian thực về từng con vật bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được; sử dụng công nghệ sản xuất các loại rau, hoa trong nhà kính bằng hệ thống thủy canh, khí canh, giá thể, trụ đứng, hình tháp với hệ thống công nghệ sản xuất đó sẽ chủ động kiểm soát được các mầm bệnh, giảm chi phí nhân công đáng kể, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo yêu cầu của quy trình sản xuất, tăng cao chất lượng, tăng sản lượng sản xuất đối với sản xuất theo mô hình trụ đứng, mô hình hình tháp, giảm chi phí đầu tư nhà kính từ 5 đến 9 lần so với các công nghệ sản xuất khác.
Hình 2 Một số mô hình nghiên cứu áp dụng (Nguồn: Tác giả)
Tập trung cơ giới hóa, tự động hóa, sử dụng thiết bị không người lái, ro bot, vào sản xuất, thu hoạch, điều khiển tự động; Ứng dụng trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại thế hệ mới trong bảo quản, chế biến nông sản như: nhà lạnh CNC bảo quản rau hoa quả củ, các máy móc phân loại màu phân loại cà phê nhân xanh Công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi qui mô tập trung bằng chất sinh học và vi sinh; công nghệ sấy lạnh, công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước và nước nóng, công nghệ hút chân không, công nghệ bảo quản lạnh rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng vi sinh, công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu Đặc biệt là công nghệ chế biến sâu sản phẩm: sâm Ngọc Linh, Đẳng sâm, Lan Kim Tuyến, các loại dược liệu khác, cao su, cà phê, các loại thịt trứng, củ, quả và thủy sản. Ứng dụng CNC vào sản xuất NN, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ATTP, VietGAP, UTZ, 4C các nhóm sản phẩm quy mô lớn, chuyên canh, tạo ra chất lượng sản phẩm đồng đều như: cà phê, cây ăn quả, rau hoa cũ quả vùng nhiệt đới, một số loài dược liệu vùng nhiệt đới, chăn nuôi gia súc lấy thịt, lấy sữa, gia cầm lấy thịt, lấy trứng, thủy sản ; tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP, organic đối với các nhóm sản phẩm rau, hoa, cũ quả xứ lạnh, Arabica xứ lạnh, Sâm Ngọc linh, Đảng sâm, đương quy,cốt toái bổ, chè dây, một số loại dược liệu dưới tán rừng khác, heo làng, gà làng, các loại vật nuôi dưới tán rừng, ong rừng, vùng có khí hậu ôn đới.
Hình 3 Sản xuất hoa màu công nghệ cao ở Măng Đen (Nguồn: Tác giả) Ứng dụng công nghệ cao vào việc tái sử dụng chất thải, phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp tiếp tục dùng chất xúc tác, dung dịch, chất môi giới, nguyên liệu khác để tạo ra một sản phẩm nông nghiệp khác, sản phẩm của ngành khác tạo ra sản phẩm tiêu dùng trên thị trường, cũng có thể quay trở lại phục vụ phát triển NNCNC. Hay nói cách khác chất thải, phụ phẩm, phế phẩm của một công đoạn sản xuất nầy, của cả chu kỳ sản xuất nông nghiệp không bị bỏ lãng phí mà được sử dụng làm một trong những nguyên liệu đầu vào của công đoạn khác, của ngành khác Từ đó sẽ làm gia tăng giá trị kinh tế của ngành NN nói chung và NNCNC nói riêng.