Rất hay bà bổ ích !
1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận vai trò đất đai ngày càng trở nên quan trọng, nó gắn liền với sự tồn vong của một quốc gia, là tài sản quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt, là điểm tựa cho mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, quá trình đô thị hóa diễn ra trên quy mô toàn cầu gây ra những lo ngại như: bùng nổ dân số, hiện tượng ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất trong khi quỹ đất có hạn thì việc sử dụng đất như thế nào là một bài toán khó. Tất cả những trở ngại đó là áp lực nặng nề đặt lên vai các nhà quản lý đất đai. Ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý và sử dụng đất đai phù hợp và hiệu quả, nhà nước ta đã sớm ban hành và hoàn thiện các văn bản luật để quản lý tài nguyên quý giá này: Mới đây nhất là luật đất đai năm 2003. Và chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt động diễn ra thường xuyên từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến luật Đất Đai 1993, chuyển quyền mới được một cách có hệ thống và các hình thức chuyển quyền cũng như các trình tự, thủ tục thực hiện chúng. Trong quá trình thực hiện chuyển đổi, bổ sung Luật Đất Đai 2003 ra đời, hoàn thiện hơn và khắc phục những tồn tại của luật Đất Đai 1993, những vấn đề về chuyển quyền sử dụng đất được quy định chặt chẽ và cụ thể về số hình thức chuyển quyền và thủ tục chuyển quyền cũng như nhiều vấn đề liên quan khác. Thị trấn Cổ phúc là trung tâm trọng điểm của cả huyện Trấn Yên. Trong những năm qua, đặc biệt là nhiều năm trở lại đây việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Nhà Nước đại diện quyền chủ sở hữu chủ sử dụng đất trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện luật đất đai. Do đó, để thấy được những mặt tồn tại yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà nước và chủ sử dụng trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất. 1 1 2 Qua thời gia học tập tại trường kết hợp với thực tiễn địa phương em thấy được sự quan trọng của công tác chuyển QSDĐ trong quản lý nhà nước về đất đai, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S Vũ Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả công tác chuyển QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc, huyên huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 đến hết năm 2011”. 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc nhằm xác định được những kết quả đạt được và những tồn tại, yếu kém trong công tác chuyển QSDĐ tại địa phương. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, và khắc phục những tồn tại đó. 1.3. Mục tiêu của đề tài Điều tra được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc. Đánh giá được kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 của thị trấn. Điều tra sự hiểu biết của người dân địa phương về chuyển QSDĐ và đánh giá sự hiểu biết đó theo nhóm đối tượng. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học : Tổng hợp được kiến thức sinh viên đã được học trong trường và kết hợp kiến thức đó với thực tế, bước đầu đưa sinh viên làm quen với nghiênngiên cứu khoa học. Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả chuyển QSDĐ sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp. 2 2 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài Hiến pháp 1992; Luật Đất đai 2003; ngày 26 tháng 11 năm 2003. Bộ luật Dân sự 2005; ngày 14 tháng 6 năm 2005. Nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004/ của chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 Thông tư 23/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ đã trả có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi bổ sung một số quy định của thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/20005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc đăng kí thế chấp, bảo lãnh băng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất . Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. Thông tư 01/2005/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai. Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Quyết định 08/2011/QĐ - UBND ngày 15/03/2011 UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung và bãi bỏ một số khoản thu phí, lệ phí thuộc quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái. Quyết định số 1324/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các loại phí và lệ phí. 3 3 4 2.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài Việc chuyển QSDĐ là cơ sở cho việc thay đổi quan hệ pháp luật đất đai. Trong quá trình sử dụng đất đai từ trước tới nay luôn luôn có sự biến động do chuyển QSDĐ. Mặc dù, trong luật đất đai 1987 Nhà nước chỉ quy định một phạm vi hẹp trong việc chuyển QSDĐ như chỉ quy định cho phép chuyển quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp, còn khả năng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp các loại đất khác hầu như bị cấm đoán. Nhưng thực tế các quyền này diễn ra rất sôi động và trốn tránh sự quản lý của nhà nước. Đến Luật Đất đai 1993, nhà nước đã thừa ghi nhận sự thay đổi mối quan hệ đất đai toàn diện. Nhà nước đã thừa nhận đất đai đã có giá trị sử dụng và coi nó như một loại hàng hóa đặc biệt, cho phép người sử dụng được quyền chuyển quyền khá rộng rãi theo quy định của pháp luật dưới các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế QSDĐ, Các quyền này được quy định tại điều 73 Luật Đất đai 1993. Tuy vậy Luật Đất đai 1993 đã được soạn với tinh thần đổi mới của hiến pháp 1992 và trong quá trình thực hiện đã được bổ sung hai lần vào năm 1998 và năm 2001 cho phù hợp. Sau 10 năm thực hiện đã thu được kết quả đáng kể, góp phần to lớn vào công tác quản lí đất đai của nhà nước trong thời kỳ đổi mới, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Song trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 1993 cũng còn bộc lộ những điểm chưa phù hợp với sự đổi mới và phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH -HĐH. Để khắc phục những tồn tại của Luật Đất đai 1993, đồng thời tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ về đất đai, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Đất đai 2003. Đến Luật Đất đai 2003, Nhà nước vẫn tiếp tục mở rộng quyền được chuyển QSDĐ của người sử dụng đất như Luật Đất đai 1993 nhưng cụ thể hóa hơn về các quyền chuyển quyền và bổ sung hình thức chuyển quyền dưới hình thức cho tặng QSDĐ và thủ tục cũng như có nhiều vấn đề khác liên quan. Như vậy, việc thực hiện các quyền năng cụ thể không chỉ đối với đất nông nghiệp mà còn đối với mọi loại đất. Nhà nước chỉ không cho phép chuyển quyền sử dụng đất trong 3 trường hợp sau: 4 4 5 - Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp - Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng. - Đất đang có tranh chấp; 2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài Qua quá trình đổi mới đất nước nhằm đưa nước ta với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế CNH - HĐH đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Cùng với sự phát triển của toàn cầu, Việt Nam cũng đang dần đổi mới với xu thế hiện đại hóa đất nước. Xã hội ngày càng phát triển, thị trường đất đai ngày càng sôi động, vì vậy nhu cầu chuyển QSDĐ của người sử dụng ngày cao cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này đạt tới một sự phát triển cao hơn, phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng cũng như toàn xã hội . Thị trấn Cổ Phúc nằm ở trung tâm huyện Trấn Yên, là nơi dân cư đông đúc, nền kinh tế phát triển nhất huyện, là trung tâm kinh tế chính trị của huyện Trấn Yên. Vì vậy mà đất đai của thị trấn cũng trở nên có giá trị hơn, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển các ngành cũng tăng lên nhanh chóng. Từ thực tiễn này mà chuyển QSDĐ đã trở thành mối quan tâm lớn của người dân trong thị trấn và các ngành cấp trong thị huyện nhất là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, kể từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời và có hiệu lực, đã tạo cơ sở pháp lí chặt chẽ cho việc quản lý và sử dụng đất trên cơ sở hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai cũng như hoàn thiện điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai. Các cấp lãnh đạo cũng như UBND thị trấn Cổ Phúc cùng các ngành nghành liên quan đã xây dựng nhiều kế hoạch cho các hoạt động trong lĩnh vực đất đai nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển QSDĐ tại địa phương, từ đó góp phần vào sự nghiệp ngiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như sự phát triển thị trường đất đai nói riêng. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN QSDĐ 2.2.1. Các hình thức chuyển QSDĐ Luật Đất đai 2003 quy định có 8 hình thức chuyển QSDĐ đó là hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ. 5 5 6 2.2.1.1. Quyền chuyển đổi QSDĐ Chuyển đổi QSDĐ là phương thức đơn giản nhất của việc chuyển QSDĐ. Hành vi này chỉ bao hàm hành vi “đổi đất lấy đất” giữa các chủ thể sử dụng đất, nhằm mục đích chủ yếu là tổ chức sản xuất phù hợp khắc phục tình trạng manh mún, phân tán đất đai hiện nay. - Hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp phải là người cùng một xã, phường, thị trấn với người chuyển đổi.[2] - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được nhà nước giao đất hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho QSDĐ hợp pháp từ người khác thì được chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng một xã, phường thị trấn để thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. [2] - Hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp theo chủ trương chung về “dồn diền điền đổi thửa” thì không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển QSDĐ, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính. [2] 2.2.1.2. Quyền chuyển nhượng QSDĐ Chuyển nhượng QSDĐ là hình thức phổ thông nhất của việc chuyển QSDĐ, nó là việc chuyển QSDĐ cho người khác trên cơ sở có giá trị. Trong trường hợp này người được nhấn đất phải trả cho người chuyển quyền sử dụng một khoản tiền hoặc hiện vật ứng với mọi chi phí mà họ đã bỏ ra để có được QSDĐ và tất cả chi phí đầu tư làm tăng giá trị của đất. Hiện nay, Luật Đất đai 2003 cho phép chuyển nhượng QSDĐ rộng rãi khi có đủ 4 điều kiện đã nêu ở điều 106 Luật Đất đai 2003. - Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng QSDĐ trừ các trường hợp quy định tại điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ- CP như sau: + Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển, nhận tặng cho QSDĐ đối với trường hợp mà nhà nước không cho phép chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ. + Tổ chức kinh tế không nhận chuyển nhượng QSDĐ chuyên trồng lúa nước, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của hộ gia đình cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. 6 6 7 + Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ chuyên trồng lúa nước. + Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho QSDĐ ở, đất nông nghiệp trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng; trong khu vực rừng phòng hộ nếu không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đó. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007). [4] 2.2.1.3. Quyền cho thuê và cho thuê lại QSDĐ Cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là việc người sử dụng đất nhường QSDĐ của mình cho người khác theo sự thỏa thuận trong một thời gian nhất định bằng hợp đồng theo quy định của pháp luật . Cho thuê khác cho thuê lại là đất mà người sử dụng nhường quyền sử dụng cho người khác là đất không phải có nguồn gốc từ thuê còn đất mà người sử dụng cho thuê lại là đất có nguồn gốc từ thuê. Trong Luật Đất đai 1993 thì việc cho thuê lại chỉ diễn ra với đất mà người sử dụng đã thuê của nhà nước trong một số trường hợp nhất định, còn Luật Đất đai 2003 thì không cấm việc này (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007). [4] 2.2.1.4. Quyền để thừa kế Thừa kế quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất khi chết đi để lại QSDĐ cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quan hệ thừa kế là một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhượng, nội dung của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị - xã hội. Từ Luật Đất đai 1993 trở đi Nhà nước thừa nhận QSDĐ có giá trị và cho phép người sử dụng được chuyển QSDĐ rộng rãi theo quy định của pháp luật. Từ đó QSDĐ được coi như một tài sản dân sự đặc biệt nên người sử dụng đất có quyền thừa kế. Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo quy định của bộ luật dân sự về thừa kế. Dưới đây là một vài quy định cơ bản về thừa kế. - Nếu những người được hưởng thừa kế QSDĐ của người đã chết mà không tự thỏa thuận được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào di chúc mà chia. 7 7 8 - Nếu toàn bộ di chúc hợp pháp hoặc một phần nào di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc. - Nếu không có di chúc hoặc toàn bộ di chúc không hợp pháp hoặc một phần nào của di chúc không hợp pháp thì chia những phần không hợp pháp theo pháp luật. - Chia theo pháp luật là chia theo 3 hàng thừa kế, người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng như nhau, chỉ khi không còn người nào hàng trước thì những người hàng sau mới được hưởng: - Hàng 1 gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết; - Hàng 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; - Hàng 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, gì ruột, của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, gì ruột. (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007) [4] 2.2.1.5. Quyền tặng cho QSDĐ Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển QSDĐ cho người khác theo quan hệ tình cảm mà chủ sử dụng không thu lại tiền hay hiện vật nào. Nó thường diễn ra theo quan hệ huyết thống, tuy nhiên nó không loại trừ ngoài quan hệ này. Tặng cho QSDĐ là một hình thức chuyển quyền không phải là mới nhưng trước đây không có trong luật nên khi thực tiễn phát sinh người ta cứ áp dụng những quy định thừa kế sang để thực hiện. Đây cũng là một hình thức đặc biệt của chuyển nhượng QSDĐ mà người chuyển quyền không thu lại hiện vật. Tuy nhiên, để tránh việc lợi dụng trường hợp này nhằm chốn thuế nên nhà nước đã quy định cụ thể những trường hợp nào thì được phép tặng cho không phải chịu thuế chuyển quyền hoặc thuế thu nhập cá nhân và những trường hợp nào vẫn chịu các loại thuế này (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007 ). [4] 2.2.1.6. Quyền thế chấp bằng giá trị QSDĐ Thế chấp QSDĐ là việc người sử dụng đất mang QSDĐ của mình đến thế chấp một tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nào đó theo một 8 8 9 quy định của pháp luật để vay tiền hay mua chịu hàng hóa trong một thời gian thỏa thuận. Vì vậy, người ta còn gọi thế chấp là chuyển quyền nửa vời. Thế chấp QSDĐ trong quan hệ tín dụng là một quy định đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình và cá nhân được vay vốn để phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu cấp thiết chính đáng của người lao động; - Tạo cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế cho ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng như nhũng người cho vay khác thực hiện được chức năng và quyền lợi của họ (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007). [4] 2.2.1.7. Quyền bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ Tương tự như quyền thế chấp QSDĐ, quyền bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay. Do đó, những quy định về quyền bảo lãnh tương tự như quyền thế chấp (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007). [4] 2.2.1.8. Quyền góp vốn bằng giá trị QSDĐ Quyền góp vốn bằng giá trị QSDĐ là việc người sử dụng đất có quyền có giá trị QSDĐ của mình như một tài sản dân sự đặc biệt để góp vốn với người khác để cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Việc góp này có thể xảy ra giữa hai hay nhiều đối tác và rất linh động, các đối tác có thể góp đất, góp tiền, hoặc góp cái khác như sức lao động, công nghệ, máy móc theo thỏa thuận. Quy định này tạo cơ hội cho sản xuất hàng hóa phát triển. Đồng thời, các đối tác có thể phát huy được sức mạnh riêng của mình; từ đó có thể thành sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung (Nguyễn Khắc Thái Sơn.2007). [4] 2.2.2. Một số quy định chung về chuyển QSDĐ 2.2.2.1. Điều kiện để thực hiện việc chuyển QSDĐ Khi người sử dụng đất thuộc vào các đối tượng được chuyển quyền muốn thực hiện các quyền chuyển QSDĐ thì phải đảm bảo 4 điều kiện quy định tại điều 106 Luật Đất đai 2003 như sau : 1. Có giấy chứng nhận QSDĐ 2. Đất không có tranh chấp 9 9 10 3. QSDĐ không bị kê biên để đảm bảo thi hành án 4. Trong thời hạn sử dụng đất. 2.2.2.2. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sư dụng đất Thời điểm mà người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình cũng được quy định tại điều 98 Nghị định số 181/2004/NĐ - CP như sau: 1 - Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyên mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được quy định như sau: - Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện song nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; - Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó; - Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất. 2 - Thời điểm hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất nông nghiệp do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất được xác định từ khi quyết định giao đất có hiệu lực thi hành; 3 - Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất chuyển từ hình thức thuê đất sang hình thức giao đất được xác định từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 4 - Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp được miễn nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật được xác định từ khi co quyết định giao đất, ký hợp đồng thuê đất. 5 - Thời điểm người thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán và cho thuê được chuyển nhượng QSDĐ thực hiện như sau: Tổ chức kinh tế, 10 10 [...]... - Số liệu và kết quả chuyển QSDĐ của địa phương trong giai đoạn từ 2008 đến hết năm 2011 - Các văn bản liên quan đến các hình thức chuyển QSDĐ 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tất cả các hình thức chuyển QSDĐ theo Luật Đất đai 2003 trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái 3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH 3.2.1 Địa điểm - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên 3.2.2 Thời... ngày càng đi vào hệ thống, người dân có ý thức chấp hành chính sách của Nhà nước về đất đai 4.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN QSDĐ TẠI THỊ TRẤN CỔ PHÚC THEO SỐ LIỆU THỨ CẤP 4.2.1 Đánh giá kết quả chuyển đổi QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 Chuyển đổi QSDĐ là hình thức đơn giản nhất trong việc chuyển QSDĐ, đây đơn giản chỉ là hình thức “đổi đất lấy đất” giữa các chủ sử dụng đất, nhằm mục đích... địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền đến những người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để có thể thấy được hết những lợi ích của hình thức chuyển quyền sử dụng đất này 4.2.2 Đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 Chuyển nhượng QSDĐ là hình thức phổ biến nhất trong việc chuyển QSDĐ Đó là việc người sử dụng đất chuyển QSDĐ của mình cho ngườingưới... được hiệu quả công tác chuyển QSDĐ trong thời gian qua được thực hiện và phổ biến đến người dân tại địa phương Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy tại UBND thị trấn có 17 cán bộ công tác, thị trấn hiện có 9 khu phố và 3 thôn 4.3.1 Đánh giá sự hiểu biết của người dân thị trấn Cổ Phúc về những quy định chung của chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra Sự hiểu biết cơ bản của người dân thị trấn Cổ Phúc về... đổi năm 2009, hoạt động chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn thị trấn diễn ra khá sôi động Kết quả chuyển nhượng QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 2011 được thể hiện qua bảng 4.3; 28 28 29 Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của thị trấn Cổ Phúc Số lượng đăng ký Năm Đã thực hiện Số trường Diện tích Số trường Diện tích Tỷ lệ hợp (m2) hợp (m2) (%) 2008 12 3560,8 12 3560,8 100 2009 14... thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 Quyền bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ là quyền mà người sử dụng đất sử dụng giá trị QSDĐ của mình để bảo lãnh cho một người khác vay vốn hay mua chịu hàng hóa khi chưa có tiền trả ngay Bảo lãnh là một trong những hình thức chuyển quyền mới của Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993 Kết quả bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 được... của huyện Trấn Yên có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế và giao thông đi lại, Thị trấn Cổ Phúc cách trung tâm thành phố Yên Bái 13,5 km về phía nam với tổng diện tích tự nhiên là 427,25 ha có vị trí địa lý tiếp giáp với các đơn vị sau: Phía Bắc giáp xã Việt Thành, huyện Trấn Yên Phía Tây giáp xã Y canCan, huyện Trấn Yên Phía Đông giáp xã Minh Quán và Hòa Cuông, huyện Trấn Yên Phía Nam giáp... chấp tại các tổ chức tín dụng được pháp hoạt động tại Việt Nam Riêng người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong nước phạm vi được thế chấp rộng hơn là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân được phép hoạt động Việt Nam Kết quả thế chấp bằng giá trị QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 được thể hiện tại bảng 4.6 Bảng 4.6: Kết quả thế chấp bằng quyền sử dụng đất của thị trấn Cổ Phúc Đối tượng Năm. .. chuyên đùng 58,78 ha, chiếm 13,76% tổng diện tích đất tự nhiên 4.1.3.2 Tình hình quản lí đất đai tại thị trấn Cổ Phúc Thị trấn Cổ Phúc đã phối hợp chặt chẽ với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên thực hiện chặtchăt chẽ công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đẩy mạnh việc sử dụng đất có hiệu quả quỹ đất thị trấn hiện có và đảm bảo diện tích trồng lúa theo quy định của nhà nước - Công tác. .. tình trạng manh mún phân tán đất đai hiện nay Kết quả chuyển đổi QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc giai đoạn 2008 - 2011 được thể hiện trong bảng 4.2 Bảng 4.2: Kết quả chuyển đổi quyền sử dụng đất của thị trấn Cổ Phúc Số lượng đăng ký Năm Đã thực hiện Số trường Diện tích Số trường Diện tích Tỷ lệ hợp (m2) hợp (m2) (%) 2008 0 0 0 0 0 2009 0 0 0 0 0 2010 1 178 1 178 100 2011 0 0 0 0 0 Tổng 1 178 1 178 100 (Nguồn . dẫn của cô giáo Th.S Vũ Thị Quý, em tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá kết quả công tác chuyển QSDĐ tại thị trấn Cổ Phúc, huyên huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008 đến hết năm 2011 . 1.2 bàn thị trấn Cổ Phúc. Đánh giá được kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 của thị trấn. Điều tra sự hiểu biết của người dân địa phương về chuyển QSDĐ và đánh giá. văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại thị trấn Cổ Phúc. Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Trấn Yên và thị trấn Cổ Phúc trong giai đoạn 2008- 2011. -