GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), và đặc biệt là Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian gần đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kế toán, kiểm toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) trong doanh nghiệp nói riêng. CNTT đã làm thay đổi toàn bộ các thành phần của HTTTKT, từ yếu tố con người; cách thức, quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ, công bố thông tin kế toán; đến cơ sở hạ tầng CNTT và kiểm soát nội bộ (KSNB) Sự tích hợp giữa các Modules kế toán với các Modules quản trị trong môi trường ứng dụng CNTT đã nâng cao vai trò của kế toán đối với quản trị doanh nghiệp Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ HTTTKT truyền thống xử lý thủ công sang HTTTKT hiện đại, tự động hóa trên nền tảng ứng dụng CNTT, có tích hợp nhiều tính năng mới ở trình độ cao, đã đặt ra cho nhà quản lý và các nhà nghiên cứu vấn đề làm sao để phát huy tối đa các tính năng ưu việt của HTTTKT và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam Theo nguồn tổng hợp từ Tổng Cục thống kê, tính đến cuối năm 2019, tổng doanh thu ước tính của ngành dệt may Việt Nam là 1.198.072 tỷ VND tương đương khoảng 52 tỷ USD (Ban Thị Trường thông minh SMIT, 2021) Ngành may Việt Nam ra đời từ cuối những năm của thập kỷ 1950 và hiện nay, là một trong những ngành công nghiệp tạo ra chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Các doanh nghiệp may Việt Nam đã tạo việc làm, tạo nguồn nhân lực chất lượng hơn, góp phần quan trọng vào công tác an sinh xã hội; tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp sản xuất khác (phụ kiện, bao bì, vận tải ) phát triển; mang lại cho ngân sách nhà nước một khoản thu lớn Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành may Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu khắt khe của các nước, nhà quản lý doanh nghiệp may cần nguồn thông tin chất lượng cao để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn.
Là một bộ phận của HTTT quản lý, HTTTKT có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp may HTTTKT đóng vai trò trong việc ghi lại các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp (Tóth, 2012); là nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp (Ali và cộng sự, 2012; Kharuddin và cộng sự, 2010); cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản trị (Pierre và cộng sự, 2013; Kharuddin và cộng sự, 2010); hỗ trợ tổ chức duy trì và gắn kết chiến lược (Ramazani và Allhyari,
2013) Trên thực tế, ban điều hành và các nhà quản lý của doanh nghiệp may luôn quan tâm và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp Hiện tại, tổ chức kế toán tại một số doanh nghiệp may Việt Nam còn sơ sài; quy trình kế toán đơn giản; ứng dụng CNTT còn chưa sâu; hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT chưa được quan tâm; năng lực của người sử dụng trong HTTTKT chưa được chú trọng, thiếu những khóa đào tạo, hướng dẫn cập nhật chuyên môn, đặc biệt là đào tạo về sử dụng CNTT trong công việc kế toán; môi trường làm việc chưa thực sự tích cực, chưa có sự chia sẻ tri thức giữa các nhân viên; sự hỗ trợ của nhà quản lý chưa kịp thời Do đó, việc nâng cao HTTTKT hữu hiệu là rất cần thiết để tạo ra chất lượng thông tin tốt hơn, phù hợp hơn, tạo điều kiện cho KSNB của doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu.
Tính hữu hiệu của HTTTKT là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và việc đo lường về tính hữu hiệu của HTTTKT trong các nghiên cứu trước chưa thực sự nhất quán Theo Thong và Yap (1996), có nhiều khái niệm về tính hữu hiệu nên việc đo lường nó cũng rất đa dạng DeLone và McLean (1992) cho rằng tính hữu hiệu là một phần của sự thành công và có tính đa chiều Tính hữu hiệu của HTTTKT được các nghiên cứu trước đánh giá theo các quan điểm khác nhau, như: quan điểm dựa trên giá trị kinh tế mà hệ thống mang lại cho doanh nghiệp, quan điểm lấy sự hài lòng về thông tin của người sử dụng hệ thống hay quan điểm đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT đa tiêu chí/thành phần.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp gắn với sự thay đổi mạnh mẽ của CNTT còn khiêm tốn Các nghiên cứu tập trung theo hướng hoàn thiện, tổ chức HTTTKT và tiếp cận HTTTKT theo đối tượng kế toán, chu trình kế toán, tổ chức công tác kế toán, và tổ chức bộ máy kế toán Việc thiết kế và vận hành một hệ thống đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là một công việc không dễ dàng và có thể sẽ không đạt yêu cầu so với nguồn lực đã đầu tư (Iskandar, 2015) Vấn đề quản lý là nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp may Việt Nam.Vậy, để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp này Theo đó, câu hỏi nghiên cứu cần có là các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may ViệtNam, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao tính hữu hiệu củaHTTTKT.
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam”
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các công trình trong và ngoài nước, mục tiêu tổng quát là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam; qua đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại chính các doanh nghiệp này. Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu hướng đến mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tổng hợp lý luận cơ bản về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp;
Thứ hai, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam;
Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam;
Thứ tư, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tính hữu hiệu của HTTTKT bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp?
Câu hỏi 2: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tính hữu hiệu của HTTTKT như thế nào tại các doanh nghiệp may Việt Nam?
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT gắn với nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp may Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 4: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
- Về không gian: Tập trung tại các doanh nghiệp may Việt Nam có trong Danh bạ dệt may Việt Nam của Hiệp hội dệt may Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp may có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các hợp tác xã tại Việt Nam.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021;
- Về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu củaHTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Đối tượng khảo sát là đối tượng bên trong doanh nghiệp may Việt Nam, gồm: nhà quản lý, kế toán viên, kế toán trưởng tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện áp dụng cả nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu.
Nghiên cứu định tính được thực hiện bởi hai phương pháp là phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết và phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết bắt đầu bằng việc tổng hợp các nghiên cứu trước từ các nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau để tìm ra lý thuyết về tính hữu hiệu của HTTTKT và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT Từ quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước, tác giả phân tích để xác định khái niệm, tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiêp may Việt Nam Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview). Đầu tiên, tác giả phỏng vấn chuyên gia để có được những đánh giá chung về chủ đề nghiên cứu Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để điều chỉnh thang đo/chỉ báo và hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên bộ số liệu thu thập từ quá trình khảo sát thông qua phiếu khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp may Việt Nam Dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bởi phần mềm SPSS kết hợp AMOS nhằm đánh giá thực trạng tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm hệ thống chuẩn mực; các văn bản pháp quy trong nước; các công trình khoa học được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, các đề tài, luận án có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; dữ liệu về doanh nghiệp trên các Website chính thức của các doanh nghiệp may Việt Nam và Hiệp hội dệt mayViệt Nam Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu phỏng vấn và phương pháp khảo sát thông qua phiếu khảo sát với các chuyên gia, đối tượng có liên quan.
Đóng góp của đề tài
* Đóng góp về lý luận
Luận án xây dựng và kiểm định mô hình năm nhân tố (đặc điểm tổ chức, đặc điểm dự án, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc) ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại các doanh nghiệp may Việt Nam dựa trên các nghiên cứu của DeLone và McLean (1992), Ismail (2009); và các lý thuyết về hệ thống, ngẫu nhiên, khuếch tán công nghệ Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may trong ngữ cảnh của Việt Nam.
* Đóng góp về thực tiễn
Bên cạnh những đóng góp mới về mặt lý luận, thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy năm (05) nhân tố gồm đặc điểm tổ chức, đặc điểm dự án, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc đều ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam với mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nhân tố đặc điểm tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất Đây là phát hiện quan trọng, làm căn cứ cho những đóng góp thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nghiên cứu này, một số khuyến nghị được đưa ra giúp các doanh nghiệp may Việt Nam nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT, qua đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp may có được các thông tin kế toán tài chính kịp thời, tin cậy; qua đó làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Theo đó, các doanh nghiệp may Việt Nam các tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT; quan tâm, duy trì sự tham gia của người sử dụng; tăng cường sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống; chú trọng phát triển mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm cho người sử dụng HTTTKT; duy trì sự phù hợp, tương thích của hoạt động SXKD và công việc kế toán với HTTTKT; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụngHTTTKT trong công việc.
Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp của đề tài.
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: Tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT; các lý thuyết chính; các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và hạn chế của các nghiên cứu trước; từ đó đánh giá các nghiên cứu có liên quan nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các lý thuyết nền tảng liên quan để từ đó xác định cơ sở lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định lượng dựa trên số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát.
Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị: Tác giả tiến hành thảo luận các kết quả nghiên cứu đã đạt được và so sánh với kết quả nghiên cứu trước để giải thích cụ thể hơn lý do của sự giống nhau và khác nhau đó Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất khuyến nghị với các doanh nghiệp may Việt Nam và điều kiện thực hiện các khuyến nghị này đối với các cơ quan Nhà nước, đối với các doanh nghiệp may Việt Nam.
Chương 1 của nghiên cứu này đã đưa ra lý do về mặt lý luận và thực tiễn khi lựa chọn đề tài Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của HTTTKT, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu củaHTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan nghiên cứu
Trong nội dung này, tác giả tổng hợp các công trình có liên quan phân theo nhóm chủ đề nghiên cứu, gồm: (i) các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT; (ii) các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, trên thế giới và tại Việt Nam, để xác định khoảng trống nghiên cứu (gap/room).
2.1.1 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Chủ đề về tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm bởi nhu cầu về chất lượng thông tin nói chung và thông tin kế toán nói riêng của người ra quyết định ngày càng tăng lên Các nhà nghiên cứu cho rằng, tính hữu hiệu của HTTT, HTTTKT là sự hài lòng về thông tin được sử dụng hay nhận thức của người sử dụng hệ thống về mức độ mà hệ thống đáp ứng yêu cầu thông tin của họ (Ives và cộng sự, 1983; Marshall,1972; Barki và Hartwick, 1994) Tính hữu hiệu thể hiện ở khả năng hoàn thành mục tiêu của chính hệ thống (Hamilton và Chervany, 1981), đạt được mục tiêu của tổ chức (Raymond, 1990); hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản trị (Gordon và cộng sự, 1978; Pierre và cộng sự, 2013; Kharuddin và cộng sự, 2010; Thong và Yap, 1996; Sajady và cộng sự, 2008), làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, tạo ra thay đổi tích cực trong hành vi của người sử dụng và năng suất được cải thiện (Gatian, 1994) Tại Việt Nam, những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm hơn đến việc đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT nhưng các nghiên cứu chưa thực sự nhiều.
HTTTKT là một thành phần quan trọng của HTTT Các nghiên cứu trước chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết về HTTT để đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT Là một khái niệm có tính chất đa diện, “tính hữu hiệu” được các nhà nghiên cứu đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một số tiêu chí/thành phần/khía cạnh như: chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng Do vậy, tác giả tiến hành lựa chọn các nghiên cứu có từ khóa tương đương như: tính hữu hiệu, chất lượng, sự thành công của HTTT và HTTTKT, để tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT Các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra quan điểm, cách tiếp cận khác nhau để lựa chọn các tiêu chí và phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT.
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa trên cách thức mà HTTTKT thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, thể hiện giá trị kinh tế mà hệ thống mang lại cho doanh nghiệp.
Sajady và cộng sự (2008) đã đề xuất 5 giả thuyết cho rằng một HTTTKT hữu hiệu là một hệ thống nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; KSNB hiệu quả; hỗ trợ ra quyết định của nhà quản lý; xử lý giao dịch tài chính thuận lợi hơn và cải thiện thước đo hiệu quả hoạt động Với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 347 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Tehran, nhóm tác giả sử dụng kiểm định Z, kiểm định Chi-square với độ tin cậy 95% để kiểm định các giả thuyết Kết quả cho thấy, HTTTKT hữu hiệu thể hiện ở việc KSNB hiệu quả; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; hỗ trợ ra quyết định của nhà quản lý; xử lý giao dịch tài chính thuận lợi hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết cho rằng HTTTKT hữu hiệu làm cải thiện thước đo hiệu quả hoạt động.
Kế thừa nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008), Le Ngoc My Hang và Hoang Giang (2012) thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT tại các hợp tác xã ở Thừa Thiên Huế Nhóm tác giả đã đề xuất 6 biến quan sát đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT, gồm: KSNB; quá trình ra quyết định; chất lượng báo cáo tài chính; sự thỏa mãn của người sử dụng; quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy, HTTTKT được thực hiện tại các hợp tác xã ở Huế đã cải thiện KSNB, quá trình ra quyết định, cải thiện chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động, chất lượng báo cáo tài chính, thỏa mãn thông tin của người sử dụng và giúp quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh dễ dàng hơn Điều này thể hiện sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008) Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chỉ xem xét HTTTKT hữu hiệu dưới góc độ phần mềm kế toán, nên chưa đánh giá được tính hữu hiệu của tổng thể HTTTKT.
Cùng quan điểm, thông qua khảo sát các nhà quản lý, kế toán viên, kiểm toán viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013) đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo 7 tiêu chí được nhận diện từ các nghiên cứu trước và 1 tiêu chí bổ sung cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại DNNVV Thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện phân tích dữ liệu khảo sát bởi phần mềm SPSS, kết quả cho thấy, có 7 nhóm tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT, gồm: quá trình xử lý nghiệp vụ dễ dàng hơn, tăng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin, nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, cải thiện hệ thống KSNB, cải thiện quá trình ra quyết định vàHTTTKT tích hợp Một phát hiện mới trong nghiên cứu này là tiêu chí quá trình xử lý nghiệp vụ dễ dàng hơn và làm tăng năng suất trung bình của doanh nghiệp (một chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) có sự khác biệt giữa lĩnh vực nghề nghiệp của người được khảo sát và quy mô doanh nghiệp.
Dựa trên lý thuyết nền tảng về tính hữu hiệu của HTTT, lý thuyết thẻ điểm cân bằng, lý thuyết của DeLone và McLean (1992) và nghiên cứu của Doll và Torkzadeh
(1988), Vũ Quốc Thông (2017) đã đánh giá một HTTTKT hữu hiệu thông qua sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh và đáp ứng với thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT giúp nhà quản lý nhận thức được mức độ hữu hiệu của HTTTKT với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp (33,92%), nâng cao năng lực kinh doanh (33,76%) và đáp ứng với thị trường (32,32%) Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đánh giá tính hữu hiệu với đơn vị phân tích là nhà quản lý doanh nghiệp, chưa xem xét đến tác động của chất lượng hệ thống và của người sử dụng HTTTKT.
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa trên sự hài lòng của người sử dụng thông qua sự hỗ trợ của HTTTKT.
Thong và Yap (1996) đã chỉ ra một số nguyên tắc khi lựa chọn sự hài lòng của người sử dụng làm thang đo cho tính hữu hiệu của HTTT Thứ nhất, các nhà nghiên cứu cần phải đưa ra lý thuyết rõ ràng về quan điểm lấy sự hài lòng của người sử dụng làm thang đo cho tính hữu hiệu của hệ thống Thứ hai, các nhà nghiên cứu cần đưa ra những giả thuyết cơ bản về đo lường tính hữu hiệu của HTTT Người được chọn để trả lời khảo sát phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể là người sử dụng hệ thống, nhà quản lý hay nhân viên bộ phận HTTT Thứ ba, cần tìm ra công cụ mới về sự hài lòng của người sử dụng là thăm dò tâm lý (psychometrically-sound) và dựa trên những lý thuyết tốt hơn những lý thuyết đang bị chỉ trích hiện tại Thứ tư, đánh giá tính hữu hiệu của HTTT cần tiếp cận theo nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, bao gồm cả đánh giá chủ quan và khách quan.
Theo quan điểm này, Nicolaou (2000) đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo “sự hài lòng của người sử dụng về thông tin” hay là nhận thức của người sử dụng về mức độ mà HTTTKT đáp ứng yêu cầu thông tin của họ Nicolaou (2000) cho rằng tính hữu hiệu của HTTTKT thể hiện tính hữu ích của thông tin kế toán Vì vậy, với nghiên cứu thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa sự phù hợp của HTTTKT và nhận thức về tính hữu hiệu của HTTTKT, tác giả xác định tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo nhận thức của những người ra quyết định về những thông tin đầu ra có sẵn, thông qua hệ thống xử lý giao dịch, các báo cáo quản trị và hệ thống ngân sách có đáp ứng yêu cầu của họ trong việc sắp xếp và kiểm soát tổ chức không Tuy nhiên, cách tiếp cận tính hữu hiệu của HTTTKT trong nghiên cứu của Nicolaou (2000) dựa theo sự hài lòng của người sử dụng thông tin là chưa đủ.
Kế thừa thang đo sự hài lòng của người dùng của Doll và Torkzadeh (1988),
Trương Thị Cẩm Tuyết (2016) đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT gồm 5 thành phần với 12 biến quan sát là nội dung, chính xác, định dạng, dễ sử dụng, kịp thời Các thành phần này thể hiện sự hài lòng của người sử dụng gắn với thông tin đầu ra của HTTTKT Kết quả phân tích cho thấy, 12 biến quan sát có tương quan với nhau và đại diện cho khái niệm nghiên cứu, thể hiện tính hữu hiệu của HTTTKT được đánh giá dựa theo sự hài lòng của người sử dụng là phù hợp với nghiên cứu.
Sử dụng thang đo sự hài lòng của người sử dụng về chất lượng thông tin đầu ra của Doll và Torkzadeh (1991), Le và cộng sự (2020) đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTT quản lý tại các DNNVV dựa theo chất lượng thông tin được quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, gồm: tính chất liên quan, tính trung thực, dễ hiểu, dễ sử dụng và tính bảo mật thông tin.
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa theo quan điểm tính hữu hiệu được đánh giá bởi nhiều thành phần/tiêu chí
Quan điểm này dựa theo nghiên cứu của DeLone và McLean (1992) cho rằng tính hữu hiệu của HTTTKT là một phần của sự thành công của HTTTKT và không thể được đánh giá theo thành phần riêng lẻ mà cần được đánh giá bởi nhiều thành phần/tiêu chí Năm 1992, DeLone và McLean (1992) đã dựa trên khung nghiên cứu của “Shannon và Weaver” và “Mason” để đưa ra mô hình HTTT thành công đầu tiên với 6 tiêu chí, gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng, tác động đến cá nhân và tác động đến tổ chức Chất lượng hệ thống tập trung vào các đặc điểm kỹ thuật của chính HTTT như độ tin cậy của hệ thống, các tính năng và chức năng của hệ thống, thời gian phản hồi của hệ thống Chất lượng thông tin đề cập đến tính rõ ràng, đầy đủ, hữu ích và chính xác về thông tin đầu ra của hệ thống Việc sử dụng hệ thống thể hiện mức độ sử dụng, số lượng yêu cầu, thời gian sử dụng và tần suất yêu cầu báo cáo của người sử dụng đối với thông tin đầu ra của hệ thống Sự hài lòng của người sử dụng thể hiện phản ứng của họ với HTTT như sự hài lòng về tổng thể hệ thống, sự thích thú, sự khác biệt giữa thông tin cần và thông tin nhận được, sự hài lòng về phần mềm Tác động cá nhân là những ảnh hưởng của HTTT đối với thái độ và hành vi của cá nhân, chẳng hạn như tính hữu hiệu trong thiết kế hệ thống, xác định các vấn đề cá nhân và cải thiện năng suất cá nhân Tác động đến tổ chức là những ảnh hưởng của HTTT đối với hoạt động của tổ chức như góp phần đạt được mục tiêu tổ chức, tỷ lệ giữa chi phí và lợi ích, năng suất tổng thể… Các nghiên cứu sau đó đã sử dụng toàn bộ hoặc lựa chọn một số tiêu chí trong mô hìnhHTTT của DeLone và McLean để đánh giá tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT để phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của họ.
Tính hữu hiệu của HTTT là mức độ mà một HTTT đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, Thong và cộng sự (1996) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 114 doanh nghiệp nhỏ và đánh giá tính hữu hiệu của HTTT gián tiếp thông qua sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng đến tổ chức và tính hữu hiệu của HTTT tổng thể Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của người sử dụng là thang đo thể hiện thái độ sử dụng HTTT; ảnh hưởng đến tổ chức là thang đo nhận biết về những ảnh hưởng của HTTT đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và đưa ra một thang đo về tổng thể HTTT hữu hiệu.
Thực hiện nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình của Thong và cộng sự
Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Hệ thống thông tin kế toán
2.2.1.1 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày như hệ thống truyền thông, hệ thống giáo dục, hệ thống giao thông… Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để tạo thành một thể thống nhất nhằm thực hiện và đạt được mục tiêu (Rommey và Steinbart, 2017; Richard và cộng sự, 2012) Các hệ thống thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng đều được gọi chung là HTTT Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm khác nhau về HTTT Gelinas và cộng sự (2012) cho rằng, HTTT là một hệ thống nhân tạo được thiết lập dựa trên sự tích hợp các thành phần trên máy tính và các thành phần thủ công để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng như cung cấp thông tin đầu ra cho người sử dụng Theo Piccoli (2012), HTTT là hệ thống được chính thức hóa, công nghệ hóa, tổ chức hóa và được thiết kế để thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin Với quan điểm của kế toán, nó là tập hợp các thủ tục chính thức theo đó dữ liệu được thu thập, xử lý thành thông tin và cung cấp cho người sử dụng (James, 2011).
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hệ thống thông tin
Tác giả Khái niệm về HTTT
HTTT là tập hợp các thủ tục chính thức, dữ liệu được thu thập, xử lý thành thông tin và phân phối cho người sử dụng.
HTTT là một hệ thống nhân tạo được thiết lập dựa trên sự tích hợp các thành phần trên máy tính và các thành phần thủ công để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng như cung cấp thông tin đầu ra cho người sử dụng.
HTTT là hệ thống được chính thức hóa, công nghệ hóa, tổ chức hóa và được thiết kế để thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ các khái niệm, tác giả nhận thấy mục tiêu chính của một HTTT là tạo ra các chức năng hoạt động và hỗ trợ việc ra quyết định quản lý một cách thuận tiện bằng việc cung cấp thông tin mà nhà quản lý có thể sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Theo Piccoli (2012), một HTTT gồm 4 thành phần cơ bản: CNTT, con người, quy trình và cấu trúc hệ thống Những thành phần này có thể nhóm thành hai phân hệ: (i) phân hệ kỹ thuật, gồm: CNTT và quy trình; (ii) phân hệ xã hội, gồm: con người và cấu trúc hệ thống (Hình 2.1).
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin (Piccoli, 2012)
Các thành phần của HTTT có mối quan hệ chặt chẽ, có sự tương tác với nhau, cùng hướng đến mục tiêu của hệ thống Định nghĩa về các thành phần này được thể hiện ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2: Định nghĩa về các thành phần của hệ thống thông tin
TT Các thành phần của HTTT Khái niệm về các thành phần của HTTT
1 Công nghệ thông tin Bao gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị viễn thông
2 Quy trình Các bước cần thiết để hoàn thành một hoạt động, một giao dịch hoặc một công việc
3 Con người Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên quan trực tiếp đến
4 Cấu trúc tổ chức Bao gồm thiết kế tổ chức, báo cáo và mối liên hệ trong phạm vi HTTT
Nguồn: Piccoli (2012) 2.2.1.2 Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Các nghiên cứu về HTTTKT trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20 Từ năm 1970 đến năm 1980, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phân tích đặc điểm của HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, phân tích và thiết kế HTTTKT nhằm phục vụ mục đích cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định (Gordon và Miller, 1976; Gordon và cộng sự, 1978); phân tích HTTTKT dưới góc độ của người sử dụng (Marshall, 1972).
Từ năm 1980 đến 1999, các nghiên cứu về HTTTKT trong thời gian này tập trung theo hướng kiểm định dữ liệu (data verification), trách nhiệm quản lý HTTT và đưa ra quyết định (Poston và Grabski, 2000), nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố người sử dụng (sự tham gia, sự gắn bó, thái độ…) đến sự phát triển của HTTTKT (Barki và Hartwick, 1994; Choe, 1996; Choe, 1998), sự phát triển của HTTTKT và quyết định đầu tư (Mitchell và cộng sự, 1997), kiểm soát các vấn đề ngắn hạn như chi phí, dòng tiền (Ismail, 2009).… Trong những năm 1990, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã được triển khai rộng rãi trong các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Trong thời gian này bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu kết hợp giữa HTTT và HTTTKT thông qua nghiên cứu về ERP Phần lớn các nghiên cứu ban đầu về ERP chủ yếu là nghiên cứu mô tả tương đối đơn giản: các yếu tố thành công khi triển khai ERP, tác động tổ chức ERP, tác động kinh tế của hệ thống ERP… (Grabski và cộng sự, 2011).
Xu hướng lý thuyết về HTTTKT trong những năm này chủ yếu dựa trên lý thuyết về khoa học máy tính, lý thuyết về tổ chức và lý thuyết về tâm lý học Đến năm 1995, lý thuyết về HTTTKT đã bắt đầu dựa trên cả lý thuyết về kinh tế và thống kê Phương pháp nghiên cứu về HTTTKT trong giai đoạn này chủ yếu là xây dựng mô hình, khảo sát, nghiên cứu thực địa, nghiên cứu điển hình và nghiên cứu thử nghiệm (Poston và Grabski, 2000).
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, nghiên cứu về HTTTKT tập trung chủ yếu vào các chủ đề liên quan đến tổ chức và quản trị HTTT, kiểm toán và KSNB, công cụ hỗ trợ ra quyết định, trí tuệ nhân tạo (Ferguson và Seow, 2011, Sajady và cộng sự, 2008)… Xu hướng lý thuyết cũng có sự chuyển dịch rõ ràng từ lý thuyết khoa học máy tính sang lý thuyết kinh tế, tâm lý học nhận thức và thống kê Lý thuyết tâm lý học nhận thức và kinh tế chiếm gần một nửa trong số các nghiên cứu về HTTTKT (Ferguson và Seow, 2011) Trong giai đoạn này, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu điển hình tiếp tục được các nhà nghiên cứu sử dụng Từ năm 2010 đến nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự ra đời Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã ảnh hưởng đáng kể tới việc ứng dụng CNTT vào HTTTKT Trong giai đoạn này, xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các mô hình nghiên cứu mới, các nghiên cứu về ERP và HTTTKT… (Chalu, 2012; Belfo và Trigo, 2013;Ferguson và Seow, 2011…) Xu hướng lý thuyết vẫn là lý thuyết khoa học máy tính nhưng phổ biến hơn là lý thuyết về hành vi, kinh tế, tâm lý học nhận thức.
Các nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam đã xuất hiện từ năm 2007 (Phạm Ngọc Toàn, 2007; Trần Phước, 2007) nhưng các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT chưa thực sự phổ biến Trên cơ sở dữ liệu công bố Khoa học và công nghệ Việt Nam tính đến tháng 5/2021 có 97 bản ghi là các bài báo khoa học với các nội dung nghiên cứu chủ yếu: xây dựng và tổ chức HTTTKT, hiệu quả hoạt động của HTTTKT, các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quản trị, mối quan hệ giữa HTTTKT và quản trị doanh nghiệp…Cũng trên cơ sở dữ liệu HTTT khoa học và công nghệ, từ khóa “ERP” hay “Hệ thống quản trị nguồn lực” chỉ có 21 kết quả Tác giả tiếp tục sử dụng cơ sở dữ liệu từ Google Scholar với từ khóa “Hệ thống thông tin kế toán” trong giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2021 và nhận được 460 kết quả Các kết quả này chủ yếu là sách, giáo trình, các tài liệu học tập, luận văn, luận án, bài báo khoa học và kỷ yếu hội thảo khoa học, cơ sở dữ liệu luận án tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021 có 26 nội dung luận án tiến sĩ nghiên cứu chủ đề HTTTKT.
Nhìn chung, các nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận HTTTKT khác nhau (Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn, 2013; Vũ Hữu Đức, 2009), trong đó phổ biến nhất là cách tiếp cận HTTTKT đến đối tượng kế toán, chu trình kế toán, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, như: hoàn thiện HTTTKT tại doanh nghiệp (Đặng Lan Anh, 2019; Trần Thị Quỳnh Giang, 2018); tổ chức HTTTKT (Bùi Quang Hùng, 2008; Hồ Mỹ Hạnh, 2013; Hoàng Thị Huyền, 2018); xây dựng HTTTKT (Lê Việt Hà, 2016), tổ chức HTTTKT theo chu trình (Nguyễn Mạnh Toàn, 2011; Nguyễn Thị Khánh Phương, 2012)… Bên cạnh đó, xu hướng nghiên cứu trong những năm gần đây là xác định các yếu tố cấu thành HTTTKT (Nguyễn Bích Liên, 2012; Tô Hồng Thiên, 2017); tiếp cận HTTTKT trong điều kiện tin học hóa (Vũ Quốc Thông, 2017; Lê Dân và Hoàng Thị Bích Ngọc, 2012); xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thành công, chất lượng, hiệu quả của HTTTKT… (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018; Đoàn Thị Chuyên, 2020…) Tổng quan nghiên cứu cho thấy các chủ đề nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam tiếp cận theo nhiều chiều khác nhau, phổ biến nhất là theo hướng hoàn thiện, tổ chức HTTTKT tại một đơn vị doanh nghiệp, tổ chức Đơn vị phân tích hầu hết là toàn doanh nghiệp, tổ chức và chỉ có một số ít nghiên cứu có đơn vị phân tích là cá nhân người sử dụng HTTTKT.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về HTTTKT Theo quan điểm HTTTKT là một chức năng của hệ thống, Wikinson (1997) cho rằng,
HTTTKT là một cấu trúc thống nhất trong doanh nghiệp, dựa trên các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp để chuyển đổi những dữ liệu kinh tế thành thông tin kế toán.
Theo mục đích của HTTTKT, Rommey và Steinbart (2017) cho rằng, HTTTKT là việc thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho người sử dụng ra quyết định.
Theo quan điểm HTTTKT là một khía cạnh tổ chức hệ thống, Gelinas và cộng sự (2018) cho rằng, HTTTKT là hệ thống con của HTTT quản lý trong doanh nghiệp, được thiết lập để thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin tài chính.
Nguyễn Hữu Ánh và Trần Trung Tuấn (2021, tr.38) nhận định rằng, “HTTTKT là một HTTT được thiết kế nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho người sử dụng đưa ra quyết định trong hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả thiết kế quy trình nghiên cứu gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính gồm tổng hợp, phân tích lý thuyết và phỏng vấn chuyên gia.
Tổng hợp và phân tích lý thuyết được bắt đầu từ việc dựa trên ý tưởng nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng Tác giả tiến hành tổng hợp nghiên cứu bằng cách tiếp cận các nguồn dữ liệu thứ cấp trong và ngoài nước. Quá trình tổng hợp nghiên cứu giúp tác giả tìm ra lý thuyết về tính hữu hiệu của HTTTKT và xác định các nhân tố ảnh hưởng Tác giả nhận thấy lĩnh vực HTTT và HTTTKT là lĩnh vực nghiên cứu rộng, nên việc kế thừa các khái niệm nghiên cứu, các biến số, thang đo/chỉ báo/thuộc tích… cần phải cẩn trọng và cần xem xét sao cho phù hợp với nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp may Việt Nam Do vậy, từ tổng hợp các công trình nghiên cứu trước ở trong nước và quốc tế, tác giả tiến hành xây dựng mục tiêu nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu (gap/room), đề xuất câu hỏi nghiên cứu để từ đó hình thành mô hình nghiên cứu.
Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structure interview) Trước hết, tác giả phỏng vấn chuyên gia để có được những đánh giá chung về chủ đề nghiên cứu Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để kiểm tra cách thức đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng có thực sự phù hợp hay cần phải điều chỉnh. Kết quả của nghiên cứu định tính được tác giả dùng để tiến hành khảo sát sơ bộ từ đó hoàn thiện phiếu khảo sát.
Giai đoạn 2: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Kết thúc giai đoạn 1, mô hình nghiên cứu được hình thành Bước tiếp theo, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ để đánh giá thang đo (chỉ báo/thuộc tính) Trong bước này,tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Dữ liệu của khảo sát sơ bộ được thu thập thông qua phiếu khảo sát với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, đối tượng khảo sát là nhà quản lý, kế toán viên, kế toán trưởng tại các doanh nghiệp may ViệtNam Dữ liệu thu thập được làm sạch và sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha Kết thúc quá trình nghiên cứu sơ bộ, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh và trở thành mô hình nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Với mô hình nghiên cứu chính thức và các thang đo đã được điều chỉnh ở bước nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức Dữ liệu được thu thập thông qua phiếu khảo sát chính thức với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Dữ liệu sơ cấp được xử lý và phân tích bởi phần mềm SPSS kết hợp AMOS nhằm đánh giá thực trạng tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành thảo luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Sơ đồ 3.1: Thiết kế nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng
Phương pháp nghiên cứu định tính
Mục tiêu của nghiên cứu định tính là tìm ra cách thức đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, gắn với các doanh nghiệp may Việt Nam Nghiên cứu định tính giúp tác giả kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và các thang đo gắn với các doanh nghiệp may Việt Nam Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính gồm tổng hợp, phân tích lý thuyết và phỏng vấn chuyên gia.
3.2.1 Tổng hợp và phân tích lý thuyết
Tổng hợp và phân tích lý thuyết được bắt đầu từ việc dựa trên ý tưởng nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng Tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu ProQuest; cơ sở dữ liệu luận văn, luận án quốc tế và trong nước; cơ sở dữ liệu điện tử Elsevier, Springer, Emerald…; cơ sở dữ liệu toàn văn về tài liệu Khoa học và công nghệ Việt Nam… Từ các cơ sở dữ liệu này, tác giả tiến hành tải về các nghiên cứu có liên quan và lưu tại các thư mục có tên theo từng chủ đề trên máy tính, tổng hợp các nghiên cứu theo các nội dung: HTTT, HTTTKT, tính hữu hiệu của HTTTKT, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các bối cảnh nghiên cứu khác nhau Mục đích của công việc này để phục vụ cho tổng quan nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu, các lý thuyết nền để xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, xác định các biến số, thang đo, các khái niệm nghiên cứu… Ngoài ra, tác giả thu thập các tài liệu có liên quan đến doanh nghiệp may Việt Nam được cung cấp bởi Hiệp hội dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp may Việt Nam, các công ty phân tích dữ liệu chứng khoán…
Sau khi đã xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu qua phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn là phương pháp phù hợp để tìm hiểu quan điểm của các đối tượng nghiên cứu (Nguyễn Văn Thắng, 2015), nhằm thu thập tối đa thông tin về chủ đề nghiên cứu Để tiết kiệm thời gian phỏng vấn, dễ kiểm soát nội dung phỏng vấn, dễ tổng hợp và phân tích dữ liệu, tác giả lựa chọn phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Phương pháp này được thực hiện dựa trên danh mục câu hỏi đã được thiết kế trước để xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin.
3.2.2.1 Trình tự phỏng vấn chuyên gia
Bước 1: Lập kế hoạch phỏng vấn
Mục tiêu chính của phỏng vấn là tìm hiểu thực trạng về HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam, quan điểm của các đối tượng về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng Đồng thời, tìm hiểu ý kiến của chuyên gia về sự phù hợp, tính logic, dễ hiểu của thang đo và các thuật ngữ trong phiếu khảo sát. Để đạt được mục tiêu này, tác giả tiến hành phỏng vấn các nhóm đối tượng theo tiêu chí sau:
- Là các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về HTTTKT tại doanh nghiệp và kiến thức về công nghệ may.
- Là các đối tượng bên trong một số doanh nghiệp may Việt Nam, gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên Đây là những người sử dụng HTTTKT, họ am hiểu về HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Với các tiêu chí trên, tác giả phỏng vấn theo nhóm đối tượng Patton (2002) cho rằng không có nguyên tắc nào để lựa chọn số mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu phỏng vấn (hay nghiên cứu định tính) Đối với phỏng vấn bán cấu trúc, chất lượng thông tin và nguồn thông tin thu thập là điều cần lưu ý trước tiên Do vậy, để đảm bảo cho quá trình thu thập thông tin, tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu phỏng vấn trong khoảng từ 2 đến 10 người mỗi nhóm, được chia thành các nhóm sau:
+ Nhóm G1: Là các chuyên gia về HTTTKT tại doanh nghiệp, chuyên gia về công nghệ may Nhóm này gồm 06 người được phỏng vấn, là cán bộ, giảng viên có kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, HTTTKT, công nghệ may của một số trường đại học, cao đẳng Danh sách nhóm G1 được trình bày ở Phụ lục 3.1 Mục đích chính của việc phỏng vấn nhóm này là giúp tác giả hiểu rõ hơn về HTTTKT, về đặc thù ngành may, về mô hình nghiên cứu, các thang đo/chỉ báo/thuộc tính.
+ Nhóm G2: Là các giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng, kế toán viên của một số doanh nghiệp may Việt Nam Nhóm này gồm 10 người được phỏng vấn.Danh sách nhóm G2 được trình bày ở Phụ lục 3.1 Mục đích chính của việc phỏng vấn nhóm này là giúp tác giả tìm hiểu về HTTTKT và mục tiêu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam, các thang đo/chỉ báo/thuộc tính của tính hữu hiệu củaHTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT có phù hợp với thực trạng doanh nghiệp may Việt Nam hay không Từ đó, giúp tác giả hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp.
Bước 2: Thiết kế nội dung phỏng vấn
Với hình thức phỏng vấn bán cấu trúc, ngoài các thông tin cá nhân, các nội dung cần phỏng vấn được thiết kế theo từng nhóm đối tượng Nội dung phỏng vấn nhóm G1 được trình bày ở Phụ lục 3.2 và nhóm G2 được trình bày ở Phụ lục 3.3.
Bước 3: Thực hiện phỏng vấn
Quá trình phỏng vấn được thực hiện ở địa điểm do người được phỏng vấn lựa chọn Đối với nhóm G1, cuộc phỏng vấn được trao đổi trực tiếp tại đơn vị công tác của người được phỏng vấn Đối với nhóm G2, cuộc phỏng vấn được tiến hành tại quán café hoặc nhà riêng của người được phỏng vấn Khi thực hiện phỏng vấn, tác giả tiến hành ghi âm đồng thời ghi chép nội dung cuộc phỏng vấn Tuy nhiên, việc ghi âm được tác giả hỏi trước ý kiến người được phỏng vấn và chỉ ghi âm khi được sự cho phép của họ Thời gian trung bình của các buổi phỏng vấn từ 30 - 60 phút.
Bước 4: Xử lý, sắp xếp thông tin
Dựa vào dữ liệu phỏng vấn đã được chuyển đổi từ ghi âm và các dữ liệu ghi chép trực tiếp, tác giả tiến hành kiểm tra, đối chiếu Các dữ liệu được sắp xếp lại và xử lý trên phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word, Excel).
Kết quả của phương pháp nghiên cứu định tính là những thông tin hữu ích cho việc xây dựng, đánh giá và hoàn thiện các thang đo/chỉ báo/thuộc tính Mặc dù việc xây dựng các thang đo đều được tác giả dựa theo các nghiên cứu trước nhưng cần phải điều chỉnh các thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các doanh nghiệp may Việt Nam Kết quả phỏng vấn chuyên gia được tác giả trình bày ở Phụ lục 3.4. Đối với các thang đo về tính hữu hiệu của HTTTKT mà tác giả đề xuất đều được sự nhất trí cao của các đối tượng được phỏng vấn và được điều chỉnh câu từ phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu của doanh nghiệp may Việt Nam Danh sách các thang đo tính hữu hiệu của HTTTKT sau khi hiệu chỉnh được trình bày ở Phụ lục 3.5. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, tác giả đề xuất một số nhân tố dựa theo các nghiên cứu trước và đặt câu hỏi cho các đối tượng được phỏng vấn để tìm ra nhân tố phù hợp Kết quả lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng của các cả nhóm G1 và G2 được thể hiện ở Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
TT Nhân tố Số ý kiến đồng ý/Tổng số ý kiến được phỏng vấn
2 Sự hữu hiệu của nhà tư vấn hệ thống 7/16 43,75
3 Sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống 15/16 93,75
4 Kiến thức của người làm kế toán 15/16 93,75
5 Sự hỗ trợ của nhà quản lý 16/16 100
7 Cơ sở hạ tầng CNTT 14/16 87,5
8 Sự tương thích và tính linh hoạt của HTTTKT 5/16 31,25
9 Sự tham gia của người sử dụng 14/16 87,5
10 Sự cam kết của nhà quản lý 7/16 43,75
11 Kiến thức của nhà quản lý 13/16 81,25
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả
Theo kết quả trên, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam được lựa chọn có tỷ lệ trên 50% tổng số ý kiến của chuyên gia Dựa theo nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013), tác giả thực hiện nhóm một số nhân tố là thành phần bậc 1 của cùng một khái niệm nghiên cứu bậc 2 Cụ thể:
- Đặc điểm dự án là khái niệm nghiên cứu bậc 2 với 2 thành phần bậc 1 là Sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống và sự tham gia của người sử dụng.
- Đặc điểm người sử dụng là khái niệm nghiên cứu bậc 2 với 2 thành phần bậc 1 là kiến thức của người làm kế toán và kiến thức của nhà quản lý.
- Đặc điểm tổ chức là khái niệm nghiên cứu bậc 2 với 2 thành phần bậc 1 là sự hỗ trợ của nhà quản lý và cơ sở hạ tầng CNTT.
Xây dựng mô hình nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo các biến trong mô hình.
* Cơ sở lý thuyết cho mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được hình thành từ các lý thuyết nền tảng mà tác giả đã trình bày trong Chương 2 và kế thừa mô hình nghiên cứu của Ismail (2009) và DeLone và McLean (1992).
Sơ đồ 3.2: Thành phần của tính hữu hiệu của HTTTKT
Nguồn: Ismail (2009); DeLone và McLean (1992)
Mục tiêu nghiên cứu là tổng hợp những nội dung cơ bản của HTTTKT, tính hữu hiệu của HTTTKT, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT Mô hình đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT tại doanh nghiệp may Việt Nam được tác giả đề xuất các thành phần dựa theo nghiên cứu của DeLone và McLean (1992) và Ismail (2009), gồm: (i) chất lượng HTTTKT; (ii) sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT; (iii) ảnh hưởng tích cực đến cá nhân; (iv) ảnh hưởng tích cực đến tổ chức
Thang đo (thành phần/chỉ báo/thuộc tính/thang đo) về tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam được giải thích chi tiết theo Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Giải thích các thành phần tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
TT Thành phần Khái niệm Nguồn
Là thành phần gồm chất lượng về mặt kỹ thuật của HTTTKT (độ tin cậy, chức năng xử lý, thời gian xử lý, tính linh hoạt…) và chất lượng thông tin kế toán cần thiết cho các quyết định kinh doanh (tính đầy đủ, kịp thời, nhất quán, tích hợp tốt, hữu ích…) tại doanh nghiệp may Ismail
Sự hài lòng của người sử dụng
Thể hiện sự cần thiết của HTTTKT hỗ trợ người sử dụng hoàn thành các nhiệm vụ tại doanh nghiệp may.
3 Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân
Là tác động tích cực của HTTTKT đến hành vi và nhận thức của người sử dụng HTTTKT, liên quan đến hiệu quả hoạt động, năng suất làm việc của cá nhân tại doanh nghiệp may.
4 Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức
Là nhận thức về tác động tích cực của HTTTKT tới hoạt động của doanh nghiệp may.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT (biến độc lập) được xác định, gồm: (i) Đặc điểm công việc; (ii) Đặc điểm người sử dụng; (iii) Đặc điểm xã hội;(iv) Đặc điểm dự án; (v) Đặc điểm tổ chức.
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Các biến trong mô hình nghiên cứu được giải thích và mô tả chi tiết theo bảng sau:
Bảng 3.3: Giải thích và mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Loại biến Giải thích Nguồn Đặc điểm công việc tại các doanh nghiệp may (Task
Là tính chất của các hoạt động SXKD nói chung và công việc kế toán nói riêng trong doanh nghiệp may được HTTTKT hỗ trợ để hoàn thành
Petter và cộng sự (2013) Đặc điểm người sử dụng tại các doanh nghiệp may (User
Thể hiện kiến thức, sự hiểu biết về công nghệ, kế toán doanh nghiệp và HTTTKT trong việc sử dụng HTTTKT của nhà quản lý và người làm kế toán tại doanh nghiệp may
Ismail (2009) Đặc điểm xã hội taị các doanh nghiệp may (Social
Thể hiện mức độ phụ thuộc của người sử dụng HTTTKT vào nhận thức của những thành viên trong cùng doanh nghiệp may khi họ sử dụng HTTTKT
Petter và cộng sự (2013) Đặc điểm dự án tại các doanh nghiệp may (Project
Là các đặc điểm liên quan đến quy trình được thực hiện trong suốt một dự án tin học hóa kế toán từ khi xác định, phát triển và thực hiện/vận hành dự án tại doanh nghiệp may
(1996), Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018) Đặc điểm tổ chức tại các doanh nghiệp may
Là các đặc điểm liên quan đến sự hỗ trợ của nhà quản lý và cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp may khi thực hiện dự án tin học hóa kế toán
Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018), Bryd và Turner (2000), Hieu Thanh Nguyen và Anh Huu Nguyen (2020)
HTTTKT tại các doanh nghiệp may
Là những mục tiêu mà doanh nghiệp may đạt được khi sử dụng HTTTKT và được đo lường gián tiếp thông qua việc HTTTKT đạt được chất lượng HTTTKT; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT; ảnh hưởng tích cực đến cá nhân; và ảnh hưởng tích cực đến tổ chức.
Quy mô doanh nghiệp may
Kiểm soát Được đo lường thông qua các tiêu chí như số lượng nhân viên, quy mô vốn và tài sản
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
* Các giả thuyết nghiên cứu
- Mối quan hệ giữa đặc điểm công việc và tính hữu hiệu của HTTTKT Đặc điểm công việc là tính chất của các hoạt động SXKD nói chung và công việc kế toán nói riêng trong doanh nghiệp may được HTTTKT hỗ trợ để hoàn thành. Để HTTTKT hoạt động hữu hiệu thì các hoạt động phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp may phải có mối liên quan tới HTTTKT Sự liên kết giữa công việc và HTTTKT là mức độ hỗ trợ mà HTTTKT hỗ trợ người sử dụng thực hiện các công việc được giao Theo Petter và cộng sự (2013) và Venkatesh và Davis (2000), các hoạt động của doanh nghiệp tương thích, phụ thuộc, thống nhất, có tầm quan trọng, có mức độ rõ ràng ảnh hưởng đến nhận thức sử dụng HTTTKT của người sử dụng Sự tương thích, mức độ phụ thuộc, tầm quan trọng, sự thống nhất và mức độ rõ ràng của các hoạt động phát sinh trong quá trình SXKD được hỗ trợ bởi HTTTKT tại doanh nghiệp may càng cao thì sẽ càng nâng cao nhận thức sử dụng của người sử dụng, làm cho hoạt động của HTTTKT hữu hiệu hơn Do đó, dựa theo Petter và cộng sự (2013) và kết quả thảo luận với chuyên gia, tác giả đưa ra giả thuyết rằng:
H1: Đặc điểm công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
- Mối quan hệ giữa đặc điểm người sử dụng và tính hữu hiệu của HTTTKT: Đặc điểm người sử dụng HTTTKT là khái niệm nghiên cứu bậc 2 với 2 thành phần bậc 1 là kiến thức của nhà quản lý và kiến thức của người làm kế toán, ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT thì năng lực của những người tham gia vào HTTTKT cần được chú trọng (Alsharayri, 2012) Các nghiên cứu trước nhận định, kiến thức của nhà quản lý về công nghệ, về HTTTKT là cần thiết cho việc vận hành HTTTKT (Thong, 2001). Bởi HTTTKT là hệ thống con quan trọng của HTTT, nhà quản lý của doanh nghiệp may có kiến thức về công nghệ và HTTTKT sẽ giúp cho họ đưa ra quyết định lựa chọn công nghệ, HTTTKT phù hợp nhất với đặc thù của doanh nghiệp dựa trên tư vấn của nhà cung cấp Ngoài ra, nhà quản lý của doanh nghiệp may cũng cần có kiến thức cơ bản về kế toán để xác định được mục tiêu của HTTTKT phù hợp với yêu cầu thông tin của doanh nghiệp Nhà quản lý có kiến thức kế toán căn bản và HTTTKT thì tính hữu hiệu của HTTTKT được nâng cao (Ismail, 2009). Đối với người làm kế toán của doanh nghiệp may, có kiến thức và kinh nghiệm về kế toán doanh nghiệp và HTTTKT là điều kiện cần thiết, nâng cao chất lượng
HTTTKT, chất lượng thông tin và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân người sử dụng HTTTKT (Ismail và King, 2007; Daoud và Triki, 2013…) Người làm kế toán có kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn và HTTTKT thì việc sử dụng hệ thống sẽ dễ dàng hơn (Bravo và cộng sự, 2015) Kinh nghiệm của người làm kế toán về HTTTKT có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT cũng như việc triển khai HTTTKT (Dehghanzade và cộng sự, 2011; Wiechetek, 2012) Với kinh nghiệm về HTTTKT, người làm kế toán sẽ đưa ra những ý kiến hữu ích nhất về sự phù hợp của HTTTKT với đặc thù của doanh nghiệp may Đồng thời, họ cũng đưa ra đánh giá ưu, nhược điểm khi doanh nghiệp may thiết kế và vận hành HTTTKT, giúp doanh nghiệp may đạt được mục tiêu đã đề ra khi thực hiện HTTTKT Kết quả phỏng vấn chuyên gia đề xuất bổ sung thang đo “người làm kế toán nắm rõ phương thức và quy trình SXKD của doanh nghiệp may” thuộc yếu tố kiến thức của người làm kế toán Ngành may là một ngành SXKD đặc thù, có quy trình CNSX phức tạp, ảnh hưởng đến đặc điểm HTTTKT nên những hiểu biết về quy trình CNSX rất quan trọng đối với người làm kế toán Do đó, dựa theo Ismail (2009) và kết quả thảo luận với chuyên gia, tác giả đưa ra giả thuyết rằng:
H2: Đặc điểm người sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
- Mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và tính hữu hiệu của HTTTKT
Lý thuyết hành động hợp lý cho rằng, ý định thực hiện hành vi nào đó chịu tác động bởi thái độ đối với hành vi đó và “chuẩn chủ quan” Thái độ hành vi thể hiện ý kiến đồng ý hay không đồng ý của con người về một hành vi cụ thể Chuẩn chủ quan thể hiện nhận thức của một người về những người xung quanh nghĩ họ nên hay không nên thực hiện hành vi (Nguyễn Văn Thắng, 2015) Petter và cộng sự (2013) đã đề cập đến đặc điểm xã hội của người sử dụng hệ thống là việc một cá nhân có ý định sử dụng hệ thống khi họ nhận thấy xã hội mong muốn họ sử dụng hệ thống Đây được gọi là
“chuẩn chủ quan” Theo Venkatesh và Davis (2000), người sử dụng có xu hướng sử dụng hệ thống khi họ nhận thấy những người có ảnh hưởng đối với họ muốn họ sử dụng hệ thống và ngược lại khi những người có ảnh hưởng không muốn họ sử dụng hệ thống thì họ có xu hướng không sử dụng hệ thống Bên cạnh đó, Petter và cộng sự
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này thực hiện phương pháp điều tra khảo sát lấy ý kiến của nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên các doanh nghiệp may Việt Nam về tính hữu hiệu của HTTTKT và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Tác giả dựa theo kết quả nghiên cứu định tính để thiết kế phiếu khảo sát, thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng cách thu thập dữ liệu, đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy Từ đó, tác giả điều chỉnh mô hình nghiên cứu và hình thành mô hình nghiên cứu chính thức.
Với mô hình nghiên cứu chính thức và các thang đo đã được điều chỉnh ở bước nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức Dữ liệu được thu thập thông qua phiếu khảo sát chính thức với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Dữ liệu sơ cấp được xử lý và phân tích bởi phần mềm SPSS kết hợp AMOS nhằm đánh giá thực trạng tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
3.4.1 Thiết kế phiếu khảo sát
* Quy trình thiết kế phiếu khảo sát: Để đảm bảo phiếu khảo sát được thiết kế khoa học, tác giả tham khảo quy trình thiết kế phiếu khảo sát của Nguyễn Thị Tuyết Mai và Nguyễn Vũ Hùng (2015), gồm:
- Bước 1: Dựa theo mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, thang đo các biến và sự tư vấn của các chuyên gia, tác giả xác định dữ liệu, thông tin cần thu thập để phuc vụ quá trình phân tích dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu.
- Bước 2: Dựa theo tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện xây dựng phiếu khảo sát Sau khi xây dựng xong phiếu khảo sát, tác giả trao đổi và thông qua giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa theo sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Đồng thời, tác giả trao đổi với các chuyên gia, kế toán viên và kế toán trưởng của một số doanh nghiệp may để hoàn thiện phiếu khảo sát.
- Bước 3: Sau khi hoàn thiện phiếu khảo sát và thông qua giáo viên hướng dẫn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích sơ bộ để đánh giá và điều chỉnh các thang đo/chỉ báo/thuộc tính, điều chỉnh mô hình nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
- Bước 4: Dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ tác giả tiến hành điều chỉnh phiếu khảo sát và hoàn thành phiếu khảo sát chính thức.
* Nội dung phiếu khảo sát
- Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp và HTTTKT tại doanh nghiệp Để trả lời phần này, người được khảo sát cung cấp thông tin bằng việc đánh dấu (�) hoặc (x) vào ô tương ứng.
- Phần 2: Đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT. Tác giả đưa ra các nhân tố, gồm: đặc điểm công việc, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm xã hội, đặc điểm dự án, đặc điểm tổ chức và các chỉ báo Để trả lời phần này, người được khảo sát trả lời bằng việc đánh dấu (�) hoặc (x) vào ô tương ứng theo thang điểm Likert từ ① Hoàn toàn không ảnh hưởng tới ⑦ Hoàn toàn ảnh hưởng.
- Phần 3: Đánh giá về tính hữu hiệu của HTTTKT đang sử dụng tại doanh nghiệp: Người được khảo sát nhận định về HTTTKT tại doanh nghiệp theo các khía cạnh: chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và ảnh hưởng tích cực đến tổ chức Để trả lời phần này, người được khảo sát cung cấp thông tin bằng việc đánh dấu (�) hoặc (x) vào ô tương ứng theo thang điểm Likert từ ① Hoàn toàn không đồng ý tới ⑦ Hoàn toàn đồng ý.
3.4.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng và xác định mẫu nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu sơ bộ: Tác giả đánh giá thử độ tin cậy của thang đo, loại bỏ những biến quan sát không phù hợp để đưa ra phiếu khảo sát chính thức Tác giả mã hóa các biến (code) để phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ và chính thức.
Bảng 3.4: Mã hóa các biến nghiên cứu
Tính hữu hiệu của HTTTKT EAIS
- Chất lượng HTTTKT EAISSQ1 - EAISSQ11
- Sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT EAISUS1 - EAISUS7
- Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân EAISII1 - EAISII6
- Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức EAISOI1 - EAISOI8 Đặc điểm công việc TC1 - TC5 Đặc điểm người sử dụng UC
- Kiến thức của nhà quản lý UCMK1 - UCMK5
- Kiến thức của người làm kế toán UCUK1 - UCUK2 Đặc điểm xã hội SC1 - SC4 Đặc điểm dự án PC
- Sự tham gia của người sử dụng PCInv1 - PCInv4
- Sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống PCES1 - PCES4 Đặc điểm tổ chức OC
- Sự hỗ trợ của nhà quản lý OCMS1 - OCMS4
- Co sở hạ tầng CNTT OCInfr1 - OCInfr4
Quy mô doanh nghiệp Size
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Nghiên cứu chính thức: Giai đoạn này phiếu khảo sát sẽ được gửi tới nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên của các doanh nghiệp may Việt Nam bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi vào địa chỉ email của họ Tùy thuộc vào đặc điểm địa lý của từng doanh nghiệp, tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát trực tiếp ở một số tỉnh, thành phố:
Thái Nguyên, Hà Nội Còn lại các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác, tác giả gửi qua địa chỉ email của nhà quản lý, kế toán viên, kế toán trưởng các doanh nghiệp may Việt Nam.
Khi thu thập dữ liệu hoàn thành, tác giả tiến hành kiểm tra dữ liệu thô để phát hiện những phiếu khảo sát có câu hỏi bị bỏ trống, trả lời không hợp lệ; mã hóa phiếu khảo sát; nhập liệu và làm sạch dữ liệu Sau đó, tác giả phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS kết hợp AMOS và báo cáo kết quả nghiên cứu.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp may bao gồm các doanh nghiệp may Việt Nam, các doanh nghiệp may FDI và các hợp tác xã may mặc Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chỉ lựa chọn các doanh nghiệp may Việt Nam Lý do tác giả không lựa chọn các doanh nghiệp FDI và hợp tác xã bởi cách thức quản lý, vận hành, ứng dụng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chung về doanh nghiệp may Việt Nam
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp may Việt Nam
Sau khi hòa bình được lập lại năm 1954, ngành may được Đảng và Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện đầu tư phát triển Một số nhà máy may có công suất lớn đã được cải tạo và xây mới, như: May 10, May Thăng Long… Các doanh nghiệp may Việt Nam khi mới thành lập chủ yếu tại miền Bắc, đến năm 1971 hình thành một số doanh nghiệp may tại miền Nam chủ yếu là may gia công để phục vụ cho xuất khẩu. Trước năm 1975 khi đất nước còn chiến tranh, các doanh nghiệp may miền Bắc chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định Các doanh nghiệp may miền Trung chủ yếu tập trung tại Quảng Nam Các doanh nghiệp may miền Nam chủ yếu tập trung tại khu vực Chợ Lớn, Thủ Đức, Biên Hòa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngành may lại có thêm cơ hội phát triển khi được bổ sung đội ngũ thợ lành nghề của các làng nghề trong cả nước, nhiều nhà máy được xây dựng, như: May Việt Tiến, May Nhà Bè… Trong thời gian này, ngành may Việt Nam phát triển về cả quy mô, chất lượng và chủng loại sản phẩm Đã có nhiều cơ sở may được thành lập trên phạm vi cả nước với CNSX tương đối hiện đại so với cùng thời điểm, đặc biệt là các cơ sở may có quy mô lớn Các sản phẩm dệt may thời điểm này chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Từ năm 1986 đến năm 1997, khi Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài được ban hành đã giúp cho ngành may thu hút được số lượng vốn đầu tư lớn Ngành may đổi mới cả về chất và lượng Thị trường xuất khẩu của ngành may được mở rộng với nhiều nước trên thế giới, như: EU, Nhật Bản, ASEAN… tạo nên sự phát triển vượt bậc trong ngành.
Từ năm 1998 cho đến nay, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(2006), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (1998), Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ có hiệu lực năm 2001, Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực năm 2019, Hiệp định thương mại tự doViệt Nam – EU có hiệu lực năm 2020… đã tạo bước phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp may Đây là ngành sản xuất chủ yếu cho xuất khẩu, có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ngành may Việt Nam luôn giữ vị trí quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, ổn định đời sống xã hội Ngành may xuất khẩu thời điểm này bắt đầu phát triển với các đơn hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa Khi đất nước đổi mới nền kinh tế, các doanh nghiệp may xuất khẩu đã tự tìm kiếm được những khách hàng cho mình, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu đi các nước thuộc khối EU, Bắc Mỹ… Từ đó, ngành may xuất khẩu của nước ta ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới.
Theo tổng hợp từ Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2020), đến cuối năm 2019 ngành dệt may có khoảng 14.000 doanh nghiệp đăng ký và đang hoạt động với tổng doanh thu được thống kê ước tính là 1.198.072 tỷ VND, tương đương khoảng 52 tỷ USD Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD (trong đó, sợi 12%, vải 4% và hàng may mặc 80%), giảm 1 tỷ USD so với mục tiêu đề ra, tương đương với mức tăng trưởng 7,55% so với năm 2018 Năm 2020, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn thách thức: đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, đơn hàng sụt giảm do giãn cách xã hội và thói quen tiêu dùng thay đổi Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2020 là năm đầu tiên sau 25 năm, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam là 35 tỷ USD.
Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam năm 2019 và 2020
Nguồn: Báo cáo ngành dệt may 2021, Công ty cổ phần chứng khoán BIDV
Tính đến giữa tháng 3/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 7 tỷUSD, tăng trưởng 1% so với cùng kỳ (kim ngạch 2 tháng đầu năm 2021 giảm 1% so với cùng kỳ năm trước do chưa chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nửa đầu tháng 3 tăng trưởng 11% so với năm ngoái, khi dịch bệnh ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu).
Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021
Nguồn: Tổng cục hải quan
Trong tổng số doanh nghiệp dệt may Việt Nam, doanh nghiệp may chiếm số lượng chủ yếu Nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là nhập khẩu vải nguyên liệu Ngành sản xuất may mặc của Việt Nam chủ yếu thực hiện phương thức sản xuất gia công (CMT) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may còn tiếp tục đổi mới, cải tiến CNSX, thực hiện nhiều phương thức sản xuất mới như FOB, ODM và OBM Các doanh nghiệp may Việt Nam điển hình có thể kể đến như: Tổng Công ty cổ phần may Việt Tiến, Tổng Công ty cổ phần Phong Phú, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè, Công ty cổ phần may Sông Hồng, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Công ty cổ phần may Đồng Nai, Tổng công ty may 10, Tổng công ty Đức Giang… Theo Ban Thị trường thông minh SMIT (2021), các doanh nghiệp may Việt Nam điển hình về quy mô doanh thu theo số liệu công bố đến năm 2020, gồm:
- Lớn nhất là Tập đoàn Vinatex với 13,9 ngàn tỷ đồng, là doanh thu hợp nhất của 33 công ty con; 34 công ty liên kết Trong đó, các công ty có tiếng trong và ngoài nước như: Tổng công ty Phong Phú, May Huế, Dệt may Hòa Thọ…
- Lớn thứ hai là May Việt Tiến với 7,1 ngàn tỷ đồng Đây là doanh nghiệp xuất thân từ doanh nghiệp nhà nước và được cổ phần hóa.
- Lớn thứ ba và thứ tư là Công ty Đầu tư & Thương mại TNG với 4,4 ngàn tỷ đồng và May Nhà Bè với 4 ngàn tỷ đồng.
4.1.2 Đặc điểm về phương thức sản xuất của doanh nghiệp may Việt Nam
Các doanh nghiệp may Việt Nam hiện nay thực hiện phương thức sản xuất hàng xuất khẩu may mặc theo 4 phương thức chính: CMT, OEM/FOB, ODM và OBM.
Hình 4.3: Các phương thức sản xuất hàng may mặc
Nguồn: Công ty chứng khoán FPT
- CMT (Cut - Make - Trim): Là phương thức sản xuất mà người mua (người đặt hàng) cung cấp toàn bộ nguyên phụ liệu, vận chuyển, mẫu thiết kế, các yêu cầu cụ thể cho doanh nghiệp sản xuất Các doanh nghiệp sản xuất chỉ thực hiện cắt, may và hoàn thiện sản phẩm.
- OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/Free on Board): Là phương thức sản xuất mà các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp mua nguyên phụ liệu đầu vào thay vì cung cấp trực tiếp từ người mua như phương thức CMT Sau đó, các doanh nghiệp thực hiện cắt, may và tạo ra sản phẩm FOB được chia làm hai loại:
+ FOB cấp I: Là phương thức người mua chỉ định cho doanh nghiệp một nhóm nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào Doanh nghiệp sản xuất chịu trách nhiệm đảm bảo tài chính để thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu;
+ FOB cấp II : Là phương thức mà các doanh nghiệp sản xuất sẽ nhận mẫu thiết kế sản phẩm từ người mua nước ngoài và tìm nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, sản xuất, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm hoàn thiện đến cảng của người mua.
- ODM (Original Design Manufacturing): Là phương thức sản xuất bao gồm khâu thiết kế, sản xuất từ thu mua nguyên phụ liệu, cắt, may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gọi, vận chuyển Phương thức này tạo ra giá trị gia tăng cao hơn nhiều cho sản phẩm so với hai phương thức CMT và FOB.
- OBM (Original Brand Manufacturing): Là phương thức sản xuất cải tiến của phương thức FOB, doanh nghiệp sản xuất tự thiết kế, ký hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngoài nước cho thương hiệu của mình.
4.1.3 Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Các doanh nghiệp may Việt Nam có sự đa dạng và phức tạp về nguyên phụ liệu, mẫu mã, kích cỡ, chủng loại sản phẩm và thường ít lặp lại, nên việc quản lý sản xuất cần linh hoạt và tốc độ trao đổi thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp phải kịp thời Vì vậy, thiết lập mối liên hệ giữa HTTTKT với các hệ thống khác (nhân sự, kho, kế hoạch - kinh doanh…) từ cung ứng, sản xuất, tiêu thụ, nhân sự… là cần thiết Các doanh nghiệp may lớn hầu hết đã triển khai hệ thống ERP trong quản trị doanh nghiệp và HTTTKT được thiết lập chặt chẽ Phần mềm ERP được sử dụng chung trong toàn doanh nghiệp và có tích hợp với phần mềm kế toán Trong đó, mỗi nhà máy được thiết lập một “khay” riêng và chỉ có quyền truy cập vào “khay” được phân quyền Nhà quản lý của doanh nghiệp có quyền truy cập được toàn bộ dữ liệu trong phần mềm Đối với bộ phận kế toán, mỗi kế toán viên đều được kế toán trưởng phân quyền truy cập phần mềm tương ứng với phần hành mà họ đảm nhiệm Ngược lại, với các doanh nghiệp may quy mô nhỏ, do nguồn lực tài chính hạn chế, các doanh nghiệp này tổ chức HTTTKT tương đối đơn giản, gọn nhẹ, quy trình không quá phức tập nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định hiện hành.
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam đã ứng dụng CNTT hoàn toàn trong quá trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin Các ứng dụng tích hợp, phần mềm kế toán, hệ thống ERP được sử dụng để xử lý dữ liệu Phần mềm được sử dụng trongHTTTKT chủ yếu là phần mềm kế toán và phần mềm ERP tích hợp, như: Phần mềmBravo được sử dụng tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Công ty cổ phần may Sông Hồng, Tập đoàn dệt may Việt Nam …; phần mềm Fast Business Online vàFast Accounting Online được sử dụng tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội, Tổng công ty may Đức Giang…; phần mềm VietSoft được sử dụng tại Công ty may TiềnTiến, Công ty cổ phần may quốc tế Thắng Lợi, Công ty cổ phần may Sài Gòn Phần mềm kế toán phổ biến trong các doanh nghiệp may là Cost Accounting, Acman… Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT, gồm: máy tính, các thiết bị xử lý trung tâm, các thiết bị kết nối thông tin sử dụng trong HTTTKT được trang bị đầy đủ nhưng vẫn gặp lỗi trong quá trình thực hiện công việc, như: lỗi treo máy, rớt mạng do quá tải, mất tín hiệu kết nối Đối với các doanh nghiệp may lớn, việc xử lý những vướng mắc, khó khăn này được bộ phận CNTT có trình độ chuyên môn đảm nhiệm Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ xử lý lỗi cơ bản trong quá trình sử dụng, nhưng với những lỗi phức tạp hơn thì họ không thể giải quyết mà phải nhờ đến sự trợ giúp của nhà cung cấp hệ thống, khiến cho việc giải quyết mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến năng suất công việc Đối với doanh nghiệp may nhỏ và vừa, điều này còn khó khăn hơn bởi các doanh nghiệp này ít thành lập bộ phận CNTT riêng, thường chỉ có một hoặc hai cá nhân có chuyên môn về CNTT hỗ trợ chung cho toàn doanh nghiệp.
Thông tin về mẫu khảo sát và thống kê mô tả
4.2.1 Thông tin về mẫu khảo sát Để tiến hành thu thập dữ liệu, tác giả đã gửi 945 phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp may thuộc nhiều tỉnh và thành phố khác nhau dưới hình thức gửi trực tiếp hoặc online Kết quả thu được 417 phiếu khảo sát, trong đó loại bỏ 17 phiếu không đạt yêu cầu (phiếu thiếu thông tin trả lời, phiếu trả lời không phù hợp…) Số phiếu khảo sát còn lại được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
* Thông tin về các doanh nghiệp may Việt Nam tham gia khảo sát
- Loại hình doanh nghiệp may Việt Nam: Theo Hình 4.4, trong 400 phiếu khảo sát đưa vào nghiên cứu chính thức thì số lượng người trả lời thuộc công ty TNHH là
202 người chiếm tỷ lệ 50,5%, công ty cổ phần là 192 người chiếm tỷ lệ 48%, doanh nghiệp tư nhân là 06 người chiếm tỷ lệ 1,5% Như vậy, các đối tượng khảo sát chủ yếu thuộc các công ty TNHH và công ty cổ phần.
Hình 4.4: Loại hình doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Quy mô doanh nghiệp may Việt Nam: Theo Hình 4.5, trong 400 phiếu khảo sát đưa vào nghiên cứu chính thức thì số lượng người trả lời chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có quy mô từ 100 đến 200 người (147 người, chiếm tỷ lệ 36,75%) và trên 200 người (178 người, chiếm tỷ lệ 44,5%) Như vậy, các đối tượng khảo sát chủ yếu là nhà quản lý, kế toán trưởng, kế toán viên thuộc các doanh nghiệp may có quy mô vừa và lớn
Hình 4.5: Quy mô doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp may Việt Nam: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được tính bằng số năm doanh nghiệp bắt đầu thành lập và hoạt động tính từ lần đăng ký thành lập đầu tiên Hình 4.6 cho thấy, các đối tượng khảo sát chủ yếu thuộc các doanh nghiệp may đang hoạt động từ 5 đến 10 năm (207 người, chiếm tỷ lệ 51,75%) và trên 10 năm (187 người, chiếm tỷ lệ 46,75%), còn lại là doanh nghiệp hoạt động dưới 5 năm và doanh nghiệp mới thành lập Tổng quan nghiên cứu cho thấy, những doanh nghiệp có thời gian hoạt động dài sẽ có HTTTKT tốt hơn những doanh nghiệp mới hoạt động do có nhiều thời gian và kinh nghiệm hoàn thiện HTTTKT Vì vậy, thời gian hoạt động có thể ảnh hưởng đến tổ chức HTTTKT của các doanh nghiệp may Việt Nam.
Hình 4.6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Trụ sở chính của doanh nghiệp may Việt Nam: Hình 4.7 cho thấy, trong 400 phiếu khảo sát đưa vào nghiên cứu chính thức thì số lượng người trả lời chủ yếu thuộc các doanh nghiệp may ở Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Nam Định …) với 199 người, chiếm tỷ lệ 49,75% và Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương
…) với 123 người, chiếm tỷ lệ 30,75% Điều này phù hợp với thực tế bởi các doanh nghiệp may Việt Nam chủ yếu tập trung ở hai vùng miền này.
Hình 4.7: Trụ sở chính của các doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- HTTTKT áp dụng tại doanh nghiệp may Việt Nam: Hình 4.8 cho thấyHTTTKT áp dụng tại các doanh nghiệp may trong 400 phiếu khảo sát chính thức chủ yếu là sử dụng phần mềm kế toán (280 người trả lời, chiếm tỷ lệ 70%) và phần mềmERP có tích hợp phần mềm kế toán (111 người trả lời, chiếm tỷ lệ 27,75%) Phần mềmERP đã được một số doanh nghiệp may lựa chọn (trong đó có phân hệ tài chính kế toán) nhưng chưa nhiều Qua khảo sát, các doanh nghiệp may có quy mô vừa và lớn thường sử dụng phần mềm ERP hoặc phần mềm ERP có tích hợp phần mềm kế toán riêng, còn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường sử dụng phần mềm kế toán.
Hình 4.8: HTTTKT áp dụng tại các doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Bộ phận CNTT tại các doanh nghiệp may Việt Nam: Bộ phận CNTT trong doanh nghiệp may là một bộ phận vô cùng quan trọng, có chức năng xây dựng hệ thống CNTT, quản trị các rủi ro về CNTT, hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho người sử dụng… Trong các doanh nghiệp may, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động mà việc tổ chức bộ phận CNTT có được chú trọng hay không.
Hình 4.9: Bộ phận CNTT của các doanh nghiệp may được khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 4.9 cho thấy, trong 400 phiếu khảo sát chính thức có 337 người trả lời thuộc doanh nghiệp may đã có bộ phận CNTT riêng (chiếm tỷ lệ 84,25%) và chỉ có 63 người trả lời thuộc doanh nghiệp may chưa có bộ phận CNTT (chiếm tỷ lệ 15,75%). Trong số các doanh nghiệp thực hiện khảo sát, có đến 44,5% doanh nghiệp có quy mô trên 200 lao động, đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn Vì vậy, các doanh nghiệp này rất chú trọng đến việc đầu tư vào CNTT và có một bộ phận CNTT riêng biệt thực hiện chức năng và nhiệm vụ liên quan đến CNTT trong doanh nghiệp, bởi đây là những doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu đời, có quy mô lao động lớn, tiềm lực tài chính dồi dào.
* Thông tin về đối tượng tham gia khảo sát
Dựa theo 400 phiếu khảo sát chính thức, thông tin về đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện ở Hình 4.10.
Hình 4.10: Thông tin về đối tượng khảo sát
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hình 4.10 cho thấy, vị trí công việc của các đối tượng khảo sát chủ yếu là người trực tiếp làm công việc kế toán với 154 kế toán viên chiếm tỷ lệ 38,5%, 114 kế toán trưởng chiếm tỷ lệ 28,5% và còn lại là 132 nhà quản lý của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 33%.
Về số năm kinh nghiệm, phần lớn các đối tượng khảo sát có số năm kinh nghiệm từ 10 đến dưới 15 năm (192 người, chiếm tỷ lệ 48%), sau đó là trên 15 năm
(109 người, chiếm tỷ lệ 27,25%), còn lại là dưới 10 năm kinh nghiệm Về tuổi tác, đa số các đối tượng khảo sát có tuổi đời trẻ và trung niên (101 người có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 25,25%, 157 người có độ tuổi từ 40 đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ 39,25%) Số lượng đối tượng khảo sát có độ tuổi dưới 30 và trên 50 tuổi chiếm khá ít (dưới 30 tuổi là 56 người, chiếm tỷ lệ 14% và trên 50 tuổi là 42 người chiếm tỷ lệ 10,5%) Điều này phản ánh đúng tình hình thực tế về nhân lực quản lý và kế toán tại các doanh nghiệp may.
4.2.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Tính hữu hiệu của HTTTKT trong nghiên cứu này được xem xét bởi 4 thành phần là chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, ảnh hưởng tích cực đến tổ chức và sử dụng thang đo Likert 7 mức độ. Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả GTTB để thể hiện mức độ đánh giá của các đối tượng khảo sát về từng thành phần tính hữu hiệu của HTTTKT.
Kết quả điều tra đánh giá của nhà quản lý, kế toán viên, kế toán trưởng về tính hữu hiệu của HTTTKT tại doanh nghiệp may Việt Nam được thể hiện ở Bảng 4.1 và Phụ lục 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến quan sát về tính hữu hiệu của HTTTKT
Mã hoá Biến phụ thuộc GTTB Độ lệch chuẩn Ý nghĩa
EAISSQ Chất lượng HTTTKT 5,2939 ,03777 Rất đồng ý
EAISUS Sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT 5,4507 ,04005 Rất đồng ý EAISII Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân 5,7955 ,03644 Rất đồng ý EAISOI Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức 4,9122 ,03163 Đồng ý
EAIS Tính hữu hiệu của HTTTKT 5,3117 ,03119 Rất đồng ý
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu khảo sát
Thống kê mô tả về chất lượng HTTTKT
Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo
4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán Độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Độ tin cậy là điều kiện cần để đánh giá đo lường các biến nghiên cứu có giá trị Độ tin cậy của thang đo nên lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng từ 0,3 trở lên thì có thể chấp nhận (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Điều quan trọng hơn cả, nếu chỉ số phụCronbach’s Alpha đối với trường hợp loại biến đạt giá trị lớn hơn cách biệt, thì theo nguyên lý thống kê, việc bỏ biến được khuyến khích.
Trong lần chạy đầu tiên, tất cả các biến đều đạt hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6; đạt yêu cầu về mặt thống kê Tuy nhiên, một số biến nghiên cứu sẽ đạt hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn nếu một số chỉ báo được loại bớt Theo đó, các chỉ báo sau đã được loại bớt theo gợi ý của kiểm định Cronbach’s Alpha:
EAISSQ8 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán rõ ràng và hoàn chỉnh
EAISUS3 Người sử dụng hài lòng về các quy trình được thiết kế trong
HTTTKT phù hợp với các hoạt động tại doanh nghiệp may
EAISOI3 HTTTKT giúp cải thiện hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp may EAISOI7 HTTTKT cải thiện cấu trúc KSNB của doanh nghiệp may
Sau đó, tác giả tiến hành chạy lại kiểm định Cronbach’s Alpha, và được kết quả cụ thể như trong Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy của “Tính hữu hiệu của HTTTKT”
Biến nghiên cứu Chỉ báo Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Sự hài lòng của người sử dụng
Biến nghiên cứu Chỉ báo Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân
EAISII5 0,818 0,820 Ảnh hưởng tổ chức
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy các biến độc lập
Tương tự như đối với các thành phần phản ánh tính hữu hiệu của HTTTKT, tác giả cũng dùng kiểm định Cronbach’s Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo Theo đó, thang đo sẽ đạt độ tin cậy nếu như hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến - tổng từ 0,3 trở lên Đối với các trường hợp, nếu chỉ số phụ Cronbach’s Alpha cao hơn khi loại biến, tác giả sẽ cân nhắc phương án loại biến.
Theo đó, các chỉ báo sau đã được loại bớt như sau:
TC3 Các công việc kế toán do HTTTKT hỗ trợ có tầm quan trọng trong quy trình SXKD của doanh nghiệp may
UCMK5 Nhà quản lý của doanh nghiệp may biết cách sử dụng công nghệ trong quản lý hoạt động SXKD
SC1 Các thành viên trong doanh nghiệp may tin tưởng người sử dụng HTTTKT
PCES2 Nhà cung cấp hệ thống hỗ trợ người sử dụng về phần mềm trong suốt quá trình vận hành HTTTKT tại doanh nghiệp may
Sau đó, tác giả tiến hành chạy lại kiểm định Cronbach’s Alpha, và được kết quả cụ thể như Bảng 4.8.
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập
Biến nghiên cứu Chỉ báo Hệ số Cronbach's
Cronbach's Alpha nếu loại biến Đặc điểm công việc
TC5 0,808 0,776 Đặc điểm dự án
PCES4 0,699 0,887 Đặc điểm xã hội
SC4 0,592 0,810 Đặc điểm người sử dụng
UCUK2 0,782 0,863 Đặc điểm tổ chức
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi các thang đo đã được kiểm định và đánh giá độ tin cậy, tác giả tiếp tục thực hiện phân tích EFA Kết quả phân tích EFA được thể hiện ở Phụ lục 4.3 Cụ thể:
* Đánh giá tính phù hợp của EFA
Theo kết quả thu được từ phần mềm SPSS 26, chỉ số KMO như sau:
- Đối với phân tích nhân tố khám phá các thành phần thuộc biến phụ thuộc: Chỉ số KMO = 0,646.
- Đối với phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập): Chỉ số KMO là 0,611.
Như vậy, chỉ số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 chứng tỏ phân tích EFA là phù hợp và có độ tin cậy.
* Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Cùng với kiểm định KMO thì kiểm định Barlett (1937) được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo Theo kết quả tính toán đối với tính hữu hiệu của HTTTKT, kết quả kiểm định Bartlett’s là 16454.730 với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể và các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Tương tự, đối với các nhân tố ảnh hưởng (biến độc lập) tới tính hữu hiệu của HTTTKT, kết quả kiểm định Bartlett’s của là 16326.699 với mức ý nghĩa Sig = 0,000
< 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể và có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
* Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Theo đó, cột Cumulative trong bảng phương sai trích ở Phụ lục 4.3 cho biết khả năng giải thích của các biến quan sát đối với các nhân tố:
- Đối với các biến thể hiện tính hữu hiệu của HTTTKT: Chỉ số cumulative (%) là 85,22%, kiểm định cho biết rằng 85,22% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.
- Đối với các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTTTKT: Chỉ số cumulative (%) là 86,41%, kiểm định cho biết rằng 86,41% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.
Do quy mô mẫu trong nghiên cứu này là khá lớn (400 mẫu) nên theo lý thuyết, hệ số tải nhân tố là 0,3 là đã đáp ứng được yêu cầu của phân tích EFA Bảng ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) trong Phụ lục 4.3 cho biết các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 Sau lần chạy EFA thứ nhất, tác giả đã loại bỏ các biến không đáp ứng yêu cầu thống kê và chạy sau Sau khi nhóm các biến, tác giả lựa chọn tên cho các nhân tố (nhóm) cho phù hợp như sau:
- Đối với các biến phản ánh tính hữu hiệu của HTTTKT:
Bảng 4.9: Các thang đo của biến phụ thuộc sau chạy EFA
Biến Chỉ báo Nội dung của chỉ báo
EAISSQ1 HTTTKT tại doanh nghiệp may có chức năng dễ sử dụng
EAISSQ2 HTTTKT tại doanh nghiệp may có đặc trưng riêng và đầy đủ chức năng cần thiết cho công việc kế toán EAISSQ5 HTTTKT tại doanh nghiệp may có thời gian phản hồi nhanh EAISSQ6 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán kịp thời EAISSQ10 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán hữu ích
EAISSQ11 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán được định dạng tốt và chính xác
Sự hài lòng của người sử dụng
EAISUS1 Người sử dụng hài lòng về phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù ngành may
EAISUS2 Người sử dụng hài lòng về dữ liệu/thông tin kế toán đầu ra của
HTTTKT tại doanh nghiệp may
EAISUS5 Người sử dụng hài lòng về thủ tục kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng đối với HTTTKT tại doanh nghiệp may
EAISUS6 Người sử dụng hài lòng giữa dữ liệu/thông tin kế toán đầu ra nhận được so với yêu cầu công việc của họ tại doanh nghiệp may
EAISUS7 Người sử dụng thích thú khi sử dụng HTTTKT tại doanh nghiệp may Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân
EAISII2 HTTTKT tại doanh nghiệp may giúp người sử dụng đưa ra quyết định hiệu quả EAISII3 HTTTKT tại doanh nghiệp may cải thiện năng suất công việc của người sử dụng
Biến Chỉ báo Nội dung của chỉ báo
EAISII5 HTTTKT tại doanh nghiệp may giúp người sử dụng xác định được các vấn đề phát sinh trong công việc của họ Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức
EAISOI1 HTTTKT giúp doanh nghiệp may đạt được lợi ích dựa trên mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả
EAISOI4 HTTTKT tăng cường sự hợp tác, chia sẻ kiến thức trong doanh nghiệp may
EAISOI5 HTTTKT nâng cao chất lượng ra quyết định cho nhà quản lý của doanh nghiệp may EAISOI6 HTTTKT cải thiện hiệu quả chuỗi giá trị của doanh nghiệp may EAISOI8 HTTTKT nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp may
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các thang đo bị loại bỏ theo gợi ý của phân tích nhân tố khám phá gồm:
EAISSQ3 HTTTKT tại doanh nghiệp may có giao diện, cửa sổ làm việc và công cụ nhập liệu dễ sử dụng EAISSQ4 HTTTKT tại doanh nghiệp may đáng tin cậy
EAISSQ7 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán đồng bộ và nhất quán
EAISSQ9 HTTTKT tại doanh nghiệp may cung cấp thông tin kế toán tích hợp tốt
EAISUS4 Người sử dụng hài lòng về các thiết bị phần cứng sử dụng trong
HTTTKT tại doanh nghiệp may
EAISII1 HTTTKT tại doanh nghiệp may giúp người sử dụng đưa ra quyết định nhanh chóng
EAISII4 HTTTKT tại doanh nghiệp may giúp người sử dụng đưa ra quyết định đúng đắn
EAISOI2 HTTTKT giúp cải thiện mục tiêu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận… của doanh nghiệp may
- Đối với các biến nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của thông tin kế toán:
Bảng 4.10: Thang đo của các biến độc lập sau phân tích EFA
Biến Chỉ báo Nội dung của chỉ báo Đặc điểm công việc
TC1 Các công việc kế toán của doanh nghiệp may tương thích với
TC2 Các công việc kế toán của doanh nghiệp may phụ thuộc vào
TC5 Các công việc kế toán của doanh nghiệp may có mức độ rõ ràng khi được HTTTKT hỗ trợ Đặc điểm người sử dụng
UCMK2 Nhà quản lý của doanh nghiệp may hiểu biết cơ bản về kế toán- tài chính doanh nghiệp
UCMK3 Nhà quản lý của doanh nghiệp may biết cách sử dụng phần mềm kế toán và hiểu các quy trình được thiết kế trong HTTTKT
UCUK1 Người làm kế toán của doanh nghiệp may có chuyên môn, kinh nghiệm về kế toán và HTTTKT
UCUK2 Người làm kế toán nắm rõ phương thức và quy trình SXKD của doanh nghiệp may Đặc điểm xã hội
SC2 Các thành viên trong doanh nghiệp may nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng HTTTKT
SC3 Các thành viên trong doanh nghiệp may ủng hộ việc sử dụng
SC4 Các thành viên trong doanh nghiệp may hỗ trợ nhau trong quá trình vận hành HTTTKT Đặc điểm dự án
Người sử dụng tham gia vào quá trình đánh giá, lựa chọn và triển khai phần mềm kế toán cho HTTTKT tại doanh nghiệp may
PCInv3 Sự tham gia của người sử dụng vào quá trình tổ chức HTTTKT tại doanh nghiệp may là cần thiết
PCInv4 Người sử dụng đóng góp nhiều công sức cho quá trình tổ chức
HTTTKT tại doanh nghiệp may
PCES3 Nhà cung cấp hệ thống tổ chức đầu đủ khóa đào tạo về
HTTTKT cho người sử dụng
PCES4 Người sử dụng và nhà cung cấp hệ thống có mối quan hệ mật thiết trong quá trình sử dụng HTTTKT tại doanh nghiệp may Đặc điểm tổ chức
OCMS1 Nhà quản lý của doanh nghiệp may tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch phát triển HTTTKT
OCMS4 Nhà quản lý của doanh nghiệp may cung cấp đầy đủ tài chính và nguồn lực khác để tổ chức và vận hành HTTTKT OCInfr1
Cơ sở hạ tầng CNTT (hệ thống mạng LAN, Internet, máy chủ,lưu trữ, sao lưu, khôi phục dữ liệu) của doanh nghiệp may có sự kết nối và tương thích nhau
Biến Chỉ báo Nội dung của chỉ báo
OCInfr3 Nhân sự trong bộ phận CNTT của doanh nghiệp may có khả năng quản trị CNTT toàn doanh nghiệp
OCInfr4 Nhân sự trong bộ phận CNTT của doanh nghiệp may có kiến thức về công nghệ, quản lý, kinh doanh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Các biến bị loại bỏ theo gợi ý của phân tích nhân tố khám phá bao gồm:
TC4 Các công việc kế toán của doanh nghiệp may có sự thống nhất khi người sử dụng tương tác với HTTTKT
UCMK1 Nhà quản lý của doanh nghiệp may có kỹ năng soạn thảo văn bản, sử dụng email và Internet
UCMK4 Nhà quản lý của doanh nghiệp may biết cách sử dụng các cơ sở dữ liệu trong HTTTKT
PCInv2 Sự tham gia của người sử dụng vào quá trình tổ chức HTTTKT tại doanh nghiệp may là quan trọng
PCES1 Nhà cung cấp hệ thống hỗ trợ người sử dụng về phần cứng (máy tính, thiết bị xử lý trung tâm, thiết bị kết nối thông tin) trong suốt quá trình vận hành HTTTKT tại doanh nghiệp may
OCMS2 Nhà quản lý của doanh nghiệp may hỗ trợ và khuyến khích việc sử dụng HTTTKT
OCMS3 Nhà quản lý của doanh nghiệp may đánh giá cao và sử dụng thông tin do HTTTKT tạo ra
OCInfr2 Các ứng dụng về sản xuất, thiết kế, quản lý sản xuất, kế toán của doanh nghiệp may phù hợp và minh bạch dữ liệu
Phân tích nhân tố khẳng định
Phân tích nhân tố khẳng định (phân tích CFA) được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ cũng như giá trị phân biệt của thang đo đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT CFA là công cụ phù hợp để kiểm định đo lường lý thuyết tác giả đã đề xuất và được thực hiện bởi phần mềm AMOS Phân tích CFA kết hợp với phân tích tính hợp lệ (Validity analysis) và phân tích HTMT là công cụ phù hợp để đánh giá tính phù hợp của mô hình.
* Kết quả phân tích CFA các thành phần đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích CFA của biến phụ thuộc
Các chỉ báo Hệ số tải nhân tố CR AVE MSV MaxR(H)
Chất lượng HTTTKT (EAISSQ) Likert 7 mức độ
Sự hài lòng của người sử dụng
HTTTKT (EAISUS) Likert 7 mức độ
EAISUS7 0,884 Ảnh hưởng tích cực đên tổ chức
EAISOI4 0,773 Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân
Nguồn: Tính toán của tác giả
Giá trị hội tụ của thang đo được đánh giá bởi các hệ số tải nhân tố khi các hệ số tải lớn hơn 0,5 với P-value < 5% và độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability - CR) với điều kiện CR > 0,7 Giá trị phân biệt của các thang đo được đánh giá bởi giá trị phương sai trích (Average variance extracted - AVE) với điều kiện giá trị phương sai trích của các nhóm AVE > 0,5.
Như vậy, kết quả bảng trên cho thấy rằng, thang đo tác giả đã xây dựng là hoàn toàn phù hợp khi mà hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 với mức ý nghĩa dưới 5%, độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7 và phương sai trích đều lớn hơn 0,5.
Kết quả CFA cũng cho thấy rằng, không chỉ báo nào bị loại sau khi phân tích CFA đối với các biến đo lường tính hữu hiệu HTTTKT.
Như vậy, đối với các biến đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT, mô hình nghiên cứu đề xuất là rất phù hợp Theo đó, tính hữu hiệu HTTTKT được đo lường thông qua 04 khía cạnh/thành phần: Chất lượng HTTTKT (06 thang đo), sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT (05 thang đo), ảnh hưởng tích cực đến cá nhân (03 thang đo) và ảnh hưởng tích cực đến tổ chức (05 thang đo).
Sơ đồ 4.1: Mô hình CFA các thành phần đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT
Nguồn: Kết quả chạy AMOS
Kết quả phân tích CFA bằng phần mềm AMOS 25 cho nhóm các biến phụ thuộc cho thấy, Chi-square/df = 1.871, GFI, TLI và CFI đều > 0,9, RMSEA < 0.06.
Như vậy, mô hình đạt yêu cầu.
* Kết quả phân tích CFA của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT
Bảng 4.12: Kết quả phân tích CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng
Các chỉ báo Hệ số tải nhân tố CR AVE MSV MaxR(H) Đặc điểm dự án (PC) Likert 7 mức độ
PCES3 0,906 Đặc điểm tổ chức (OC) Likert 7 mức độ
OCInfr1 0,852 Đặc điểm công việc (TC) Likert 7 mức độ
TC2 0,675 Đặc điểm người sử dụng (UC) Likert 7 mức độ
UCMK2 1,351 Đặc điểm xã hội (SC) Likert 7 mức độ
Nguồn: Tính toán của tác giả
Qua bảng trên ta thấy giá trị hội tụ của thang đo được đánh giá bởi các hệ số tải nhân tố khi các hệ số tải lớn hơn 0,5 với P-value < 5% và độ tin cậy tổng hợp
(Composite reliability - CR) với điều kiện CR > 0,7 Giá trị phân biệt của các thang đo được đánh giá bởi giá trị phương sai trích (Average variance extracted - AVE) với điều kiện giá trị phương sai trích của các nhóm AVE > 0,5.
Như vậy, thang đo tác giả đã xây dựng là hoàn toàn phù hợp khi mà hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 với mức ý nghĩa dưới 5%, độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7 và phương sai trích đều lớn hơn 0,5.
Kết quả CFA cũng cho thấy rằng, đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, không thang đo nào bị loại sau khi phân tích CFA.
Như vậy, các kiểm định đã chỉ ra rằng, có 05 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, bao gồm: Đặc điểm dự án (05 thang đo), đặc điểm tổ chức (05 thang đo), đặc điểm công việc (03 thang đo), đặc điểm người sử dụng (04 thang đo) và đặc điểm xã hội (03 thang đo).
Sơ đồ 4.2: Mô hình CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng
Nguồn: Kết quả chạy AMOS
Kết quả phân tích CFA bằng phần mềm AMOS 25 cho nhóm các biến phụ thuộc cho thấy, Chi-square/df = 1.925, GFI, TLI và CFI đều > 0,9, RMSEA < 0.06.Như vậy, mô hình đạt yêu cầu.
Mô hình phương trình cấu trúc
Sau khi đã hoàn thành phân tích CFA, tác giả tiến hành phân tích mô hình cấu trúc (SEM) để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Với SEM, tác giả có thể đánh giá đồng thời ảnh hưởng của từng nhân tố tới từng thành phần đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT (04 thành phần).
Mô hình SEM các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 4.3: Mô hình phương trình cấu trúc
Nguồn: Kết quả chạy AMOS
Kết quả kiểm định bằng phần mềm AMOS 25 cho nhóm các biến phụ thuộc cho thấy, Chi-square/df = 2.152, GFI, TLI và CFI đều > 0,9, RMSEA < 0.06 Như vậy, mô hình đạt yêu cầu.
Kết quả hồi quy bằng phần mềm AMOS 25 mô hình SEM đề xuất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình SEM
Giá trị ước lượng Độ lệch chuẩn
Giá trị ước lượng Độ lệch chuẩn
Sau khi chuẩn hóa hệ số hồi quy, ta có bảng tổng hợp sau:
Biến độc lập Biến phụ thuộc Giá trị ước lượng
Biến độc lập Biến phụ thuộc Giá trị ước lượng
Hệ số xác định (R-square) được thể hiện qua bảng dưới đây:
Nguồn: Tính toán của tác giả
Như vậy, kết quả của bảng trên cho thấy 05 biến độc lập (Đặc điểm dự án, đặc điểm tổ chức, đặc điểm công việc, đặc điểm người sử dụng và đặc điểm xã hội) ảnh hưởng tới 58,9% sự thay đổi của “chất lượng HTTTKT”, 81,3% sự thay đổi của “sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT”, 51,2% sự thay đổi của “ảnh hưởng tích cực đến tổ chức” và 93,33% sự thay đổi của “ảnh hưởng tích cực đến cá nhân” Hệ số xác định phản ánh rằng, tổng thể, 05 biến độc lập mà tác giả đề xuất, có ảnh hưởng mạnh đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
Kết quả phân tích SEM cho thấy, cả 05 biến độc lập nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng cùng chiều đến 04 thành phần của tính hữu hiệu HTTTKT (chất lượng
HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, ảnh hưởng tích cực đến tổ chức) và từ đó, ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTTTKT với độ tin cậy 95%.
* Phân tích cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập
- Đặc điểm dự án (PC): Hệ số tác động của đặc điểm dự án tới chất lượng HTTTKT là 0,308; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT là 0,385; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức là 0,052 và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân là 0,358 Trong đó, đặc điểm dự án tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, và ít nhất tới ảnh hưởng tích cực đến tổ chức.
- Đặc điểm tổ chức (OC): Hệ số tác động của đặc điểm tổ chức tới chất lượngHTTTKT là 0,569; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT là 0,655; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức là 0,536 và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân là 0,892 Trong đó, đặc điểm tổ chức tác động mạnh nhất tới ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, và ít nhất tới ảnh hưởng tích cực đến tổ chức Tác động của đặc điểm tổ chức tới các khía cạnh của tính hữu hiệu HTTTKT là rất mạnh mẽ.
- Đặc điểm công việc (TC): Hệ số tác động của đặc điểm công việc tới chất lượng HTTTKT là 0,170; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT là 0,111; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức là 0,232 và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân là 0,015. Trong đó, đặc điểm công việc tác động mạnh nhất tới ảnh hưởng tích cực đến tổ chức, và ít nhất tới ảnh hưởng tích cực đến cá nhân.
- Đặc điểm người sử dụng (UC): Hệ số tác động của đặc điểm người sử dụng tới chất lượng HTTTKT là 0,371; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT là 0,458; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức là 0,407 và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân là 0,027. Trong đó, đặc điểm người sử dụng tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT và ít nhất tới ảnh hưởng tích cực đến cá nhân.
- Đặc điểm xã hội (SC): Hệ số tác động của đặc điểm xã hội tới chất lượng HTTTKT là 0,059; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT là 0,116; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức là 0,057 và ảnh hưởng tích cực đến cá nhân là 0,095 Trong đó, đặc điểm xã hội tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, và ít nhất tới ảnh hưởng tích cực đến tổ chức.
Xét tổng thể, trong 05 biến độc lập thì đặc điểm tổ chức là nhân tố có tác động mạnh hơn hẳn các nhân tố còn lại tới các thành phần của tính hữu hiệu HTTTKT Như vậy, đặc điểm tổ chức là nhân tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
* Phân tích cụ thể từng khía cạnh hệ thống thông tin kế toán
- Chất lượng HTTTKT (SQ): Trong 05 nhân tố độc lập đề xuất, thì đặc điểm tổ chức là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (0,569), tiếp sau đó là đặc điểm của người sử dụng (0,371), đặc điểm dự án (0,308), đặc điểm công việc (0,170) và ảnh hưởng yếu nhất là đặc điểm xã hội (0,059).
- Sự hài lòng của ngưởi sử dụng HTTTKT (US): Trong 05 nhân tố độc lập đề xuất, thì đặc điểm tổ chức là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (0,655), tiếp sau đó là đặc điểm của ngưởi sử dụng (0,458), đặc điểm dự án (0,385), đặc điểm xã hội (0,116) và ảnh hưởng yếu nhất là đặc điểm công việc (0,111).
- Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức (OI): Trong 05 nhân tố độc lập đề xuất, thì đặc điểm tổ chức là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (0,536), tiếp sau đó là đặc điểm của người sử dụng (0,407), đặc điểm công việc (0,232), đặc điểm xã hội (0,057) và ảnh hưởng yếu nhất là đặc điểm dự án (0,052).
- Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân (II): Trong 05 nhân tố độc lập đề xuất, thì đặc điểm tổ chức là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (hệ số 0,892), tiếp sau đó là đặc điểm dự án (0,358), đặc điểm xã hội (0,095), đặc điểm của người sử dụng (0,027) và ảnh hưởng yếu nhất là đặc điểm công việc (0,015).
* Phân tích tác động từng khía cạnh tới tính hữu hiệu của HTTTKT
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán theo quy mô doanh nghiệp
Mô hình SEM các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTTTKT dưới sự kiểm soát bởi quy mô doanh nghiệp:
Sơ đồ 4.4: Mô hình phương trình cấu trúc theo “Quy mô doanh nghiệp”
Nguồn: Kết quả chạy AMOS
Kết quả hồi quy với biến kiểm soát “quy mô doanh nghiệp” được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình theo quy mô doanh nghiệp
Giá trị ước lượng Độ lệch chuẩn
Giá trị ước lượng Độ lệch chuẩn
Kiểm định C.R Giá trị P size EAIS 0,085 0,012 7,079 ***
Sau khi chuẩn hóa hệ số hồi quy, ta có bảng tổng hợp sau:
Biến độc lập Biến phụ thuộc Giá trị ước lượng
Biến độc lập Biến phụ thuộc Giá trị ước lượng size EAIS 0,119
Hệ số xác định (R-square) được thể hiện qua bảng dưới đây:
Nguồn: Kết quả chạy AMOS
Dữ liệu của bảng trên cho thấy 05 nhân tố độc lập (Đặc điểm dự án, đặc điểm tổ chức, đặc điểm công việc, đặc điểm người sử dụng và đặc điểm xã hội) ảnh hưởng tới 59,5% sự thay đổi của “chất lượng HTTTKT”, 80,8% sự thay đổi của “sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT”, 53,5% sự biến động của “ảnh hưởng tích cực đến tổ chức” và 98,2% sự biến động của “ảnh hưởng tích cực đến cá nhân” Hệ số xác định phản ánh rằng, tổng thể, 05 nhân tố mà tác giả đề xuất, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
Kết quả phân tích SEM với sự kiểm soát về quy mô doanh nghiệp cho thấy, cả
05 nhân tố nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng cùng chiều tới 04 thành phần của tính hữu hiệu HTTTKT (Chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, ảnh hưởng tích cực đến tổ chức); và từ đó, ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTTTKT với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Kết luận
H1 Đặc điểm công việc có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Chấp nhận
H2 Đặc điểm người sử dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Chấp nhận
H3 Đặc điểm xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Chấp nhận
Giả thuyết Nội dung Kết luận
H4 Đặc điểm dự án có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Chấp nhận
H5 Đặc điểm tổ chức có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Chấp nhận
H6 Có sự khác biệt về kết quả ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô Chấp nhận
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sau quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra Chương 4 đã đưa ra một cái nhìn khái quát về các doanh nghiệp may Việt Nam, thông tin về các doanh nghiệp may Việt Nam tham gia khảo sát và thông tin về đối tượng tham gia khảo sát Bên cạnh đó, chương 4 cũng đã phân tích thực trạng đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu trình bày trong chương 4 gồm những phát hiện sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp may đều đã có nhận thức về tính hữu hiệu của HTTTKT Thứ hai, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa đặc điểm công việc, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm dự án,đặc điểm tổ chức đến từng thành phần của tính hữu hiệu HTTTKT và tính hữu hiệu của HTTTKT Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng cùng chiều của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ
Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1 Thảo luận về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Tính hữu hiệu của HTTTKT trong nghiên cứu này dựa trên quá trình tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước và kết quả phỏng vấn chuyên gia, được đo lường gián tiếp thông qua việc HTTTKT đạt được mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp may Kết quả nghiên cứu định tính đã đề xuất một cách toàn diện về tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và được đo lường gián tiếp thông qua việc HTTTKT đạt được chất lượng HTTTKT; sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT; ảnh hưởng tích cực đến cá nhân; ảnh hưởng tích cực đến tổ chức Kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ ra các chỉ báo đo lường các thành phần của tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT
Biến phụ thuộc GTTB Ý nghĩa
Tính hữu hiệu của HTTTKT 5,3117 Rất đồng ý
Chất lượng HTTTKT 5,2939 Rất đồng ý
Sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT 5,4507 Rất đồng ý Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân 5,7955 Rất đồng ý Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức 4,9122 Đồng ý
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Chất lượng HTTTKT
Chất lượng của HTTTKT trong nghiên cứu này bao gồm chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin Chất lượng hệ thống được các nhà nghiên cứu trước đo lường theo các tiêu chí khác nhau: tính linh hoạt của hệ thống, độ chính xác của dữ liệu, dễ sử dụng và học hỏi, đáng tin cậy, tích hợp dữ liệu, tính năng tốt, tích hợp với các hệ thống khác và đáp ứng yêu cầu người sử dụng (Ifinedo và Nahar, 2006; Huỳnh ThịKim Ngọc, 2013; Vũ Thị Thanh Bình, 2020…); các chức năng của hệ thống, thời gian phản hồi, độ tin cậy của hệ thống (Ismail, 2009); dễ sử dụng, chức năng, độ tin cậy, linh hoạt, di động, tích hợp, tầm quan trọng (DeLone và McLean, 1992, 2003; Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018…) Tuy nhiên, các tiêu chí đo lường chất lượng hệ thống không phải luôn phù hợp với mọi bối cảnh nghiên cứu và tình huống nghiên cứu Tại các doanh nghiệp may Việt Nam, dựa theo kết quả nghiên cứu, chất lượng hệ thống được phản ánh bởi chức năng dễ sử dụng; có đặc trưng riêng và đầy đủ chức năng cần thiết cho công việc kế toán; có thời gian phản hồi nhanh Các chỉ báo đo lường chất lượng hệ thống đã được xác định thông qua phân tích dữ liệu định tính và định lượng bằng cách phỏng vấn chuyên gia và khảo sát ý kiến của những người sử dụng HTTTKT bên trong doanh nghiệp may Việt Nam Đây là sự phản ánh về chất lượng thực tế của hệ thống tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo ý kiến của người sử dụng HTTTKT.
Những đặc điểm về tính hữu ích, kịp thời, tính tin cậy của thông tin trong các nghiên cứu trước, được đại diện để đo lường chất lượng thông tin do hệ thống tạo ra (Ives và cộng sự, 1983; Marshall,1972; Barki và Hartwick, 1994; DeLone và McLean, 2003; Ismail, 2009; Dehghazade và cộng sự, 2011; Rapina, 2014; Komala, 2012; Vũ Thị Thanh Bình, 2020; Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018; Huỳnh Thị Kim Ngọc, 2013…). Chất lượng thông tin kế toán là một trong số các khía cạnh phổ biến của chất lượng HTTTKT bởi mục tiêu chính của HTTTKT là cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý Chất lượng thông tin kế toán được tạo ra từ HTTTKT trong nghiên cứu này được phản ánh bởi tính kịp thời, tính hữu ích, thông tin kế toán được định dạng tốt và chính xác Điều này không có nghĩa là các chỉ báo khác đã được các nghiên cứu trước đề xuất bị bỏ qua hay là không quan trọng Các chỉ báo được lựa chọn từ kết quả nghiên cứu định lượng đã phản ánh thực tế đặc điểm chất lượng thông tin tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo ý kiến của người sử dụng HTTTKT bên trong doanh nghiệp may Việt Nam Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước như Ismail (2009), DeLone và McLean (1992), Vũ Thị Thanh Bình (2020), Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018)…
Sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT
Sự hài lòng của người sử dụng trong các nghiên cứu trước được đo lường bởi sự hài lòng về tổng thể HTTTKT; sự phù hợp của thông tin cần có và thông tin nhận được; sự hài lòng về phần mềm trong HTTTKT… (Ismail, 2009; DeLone và McLean,1992; Nguyễn Anh Hiền và Trương Thị Cẩm Tuyết, 2017…) Nghiên cứu này phản ánh sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT bởi sự hài lòng về tổng thể HTTTKT(phần mềm, dữ liệu, các thủ tục kiểm soát); về sự phù hợp của dữ liệu đầu ra với yêu cầu của người sử dụng và sự thích thú với HTTTKT Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các doanh nghiệp may Việt Nam, sự hài lòng của người sử dụng về HTTTKT thể hiện ở sự hài lòng về phần mềm kế toán phù hợp với đặc thù ngành may, tính chính xác của dữ liệu đầu ra của HTTTKT, tính phù hợp của dữ liệu đầu ra với yêu cầu công việc của người sử dụng, các thủ tục kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng trong HTTTKT và sự thích thú của người sử dụng đối với HTTTKT Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước như Ismail (2009), Nguyễn Anh Hiền và Trương Thị Cẩm Tuyết (2017), DeLone và McLean (1992). Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân trong các nghiên cứu trước thể hiện sự cải tiến về quy trình làm việc, hiệu quả công việc, giảm thiểu chi phí, năng suất công việc của cá nhân người sử dụng được cải thiện hay nâng cao nhận thức của người sử dụng về mối liên hệ giữa thông tin và công việc (Ismail, 2009; Myers và cộng sự, 1997; Thong và Yap, 1996; Ismail, 2009; DeLone và McLean, 1992…) Trong nghiên cứu này, những ảnh hưởng tích cực của HTTTKT là giúp người sử dụng của doanh nghiệp may Việt Nam đưa ra quyết định hiệu quả, cải thiện năng suất công việc của người sử dụng, giúp người sử dụng xác định được các vấn đề phát sinh trong công việc tại doanh nghiệp may Việt Nam Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước. Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức của HTTTKT là giúp doanh nghiệp may Việt Nam đạt được lợi ích dựa trên mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả, cải thiện năng suất lao động tổng thể, nâng cao chất lượng ra quyết định cho nhà quản lý; tăng cường sự hợp tác, chia sẻ kiến thức; cải thiện hiệu quả chuỗi giá trị và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp may Việt Nam Những phát hiện này phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp may đặt ra cho HTTTKT và những nghiên cứu trước đã được tác giả thảo luận Những ảnh hưởng tích cực của HTTTKT được các nghiên cứu trước đưa ra đó là về việc cải thiện năng suất công việc của người sử dụng (Seddon, 1997); hỗ trợ quá trình ra quyết định (Gordon và cộng sự, 1978; Pierre và cộng sự, 2013; Kharuddin và cộng sự, 2010; Thong và Yap, 1996; Sajady và cộng sự, 2008); cải thiện công việc của người làm kế toán (Ilias và Zainudin, 2013; Gatian, 1994); giảm chi phí in bản cứng (Myers và cộng sự, 1997); quản lý công việc hiệu quả; làm tăng giá trị cho doanh nghiệp (Gatian, 1994) Tuy nhiên, những ảnh hưởng tích cực mà HTTTKT mang lại cho cá nhân người sử dụng và tổ chức là 2 thành phần ít được sử dụng phổ biến trong việc đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT Nguyên nhân có thể là sự khác nhau về quan điểm người sử dụng Nếu một người sử dụng hệ thống để xử lý dữ liệu, thông tin kế toán (như là kế toán viên) thì họ quan tâm đến khả năng của HTTTKT để cải thiện cho công việc kế toán của mình Nếu một người sử dụng thông tin được tạo ra từ
HTTTKT để phục vụ cho quá trình ra quyết định (như là nhà quản lý) thì họ lại quan tâm đến lợi ích việc cải tiến HTTTKT để hỗ trợ ra quyết định Nghiên cứu này đã đưa ra những ảnh hưởng tích cực của HTTTKT tách biệt giữa cá nhân và tổ chức.
Các kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may được xác định đáng tin cậy, phù hợp và được đo lường gián tiếp với 4 thành phần được thể hiện ở Bảng 4.9 và Bảng 5.1.
5.1.2 Thảo luận kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT là vô cùng quan trọng Tuy nhiên, trong quá trình tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT De Guinea và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng công việc tìm ra một danh sách các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT nói chung và tính hữu hiệu của HTTTKT nói riêng vẫn đang được các nhà nghiên cứu nỗ lực thực hiện Quá trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT giữa các nghiên cứu đã có sự khác nhau Nguyên nhân là do sự khác biệt trong việc đưa ra định nghĩa về tính hữu hiệu của HTTTKT giữa các nghiên cứu Bên cạnh đó, quá trình phát triển của HTTTKT cũng ảnh hưởng đến việc xác định các nhân tố Điều này đã dẫn tới những khó khăn trong quá trình so sánh kết quả giữa các nghiên cứu Luận án nghiên cứu HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam là hệ thống ổn định và đang hoạt động, đồng thời những phát hiện về các nhân tố ảnh hưởng trong luận án cũng chính là những thành phần chính của HTTTKT, gồm: cấu trúc, công nghệ, con người và công việc Một HTTTKT ổn định và đang hoạt động thì hệ thống đó chủ yếu tương tác trực tiếp với người sử dụng nó và những người sử dụng dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của họ cùng với sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống, của nhà quản lý và CNTT để hoàn thành một hoạt động cụ thể liên quan đến HTTTKT để hoàn thành nhiệm vụ Do đó, nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) để đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT Đó là nhân tố đặc điểm công việc,đặc điểm người sử dụng, đặc điểm xã hội, đặc điểm dự án và đặc điểm tổ chức Điều này đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1 về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu ở Chương 4 cho thấy, đặc điểm công việc, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm xã hội, đặc điểm dự án và đặc điểm tổ chức có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam.
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng
Biến độc lập Biến phụ thuộc Mức độ ảnh hưởng Thứ tự ảnh hưởng Đặc điểm dự án
0,308 3 Đặc điểm tổ chức 0,569 1 Đặc điểm công việc 0,170 4 Đặc điểm người sử dụng 0,371 2 Đặc điểm xã hội 0,059 5 Đặc điểm dự án
Sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT
0,385 3 Đặc điểm tổ chức 0,655 1 Đặc điểm công việc 0,111 5 Đặc điểm người sử dụng 0,458 2 Đặc điểm xã hội 0,116 4 Đặc điểm dự án Ảnh hưởng tích cực đến tổ chức
0,052 5 Đặc điểm tổ chức 0,536 1 Đặc điểm công việc 0,232 3 Đặc điểm người sử dụng 0,407 2 Đặc điểm xã hội 0,057 4 Đặc điểm dự án Ảnh hưởng tích cực đến cá nhân
0,358 2 Đặc điểm tổ chức 0,892 1 Đặc điểm công việc 0,015 5 Đặc điểm người sử dụng 0,027 4 Đặc điểm xã hội 0,095 3 Đặc điểm dự án
Tính hữu hiệu của HTTTKT
0,743 2 Đặc điểm tổ chức 1,606 1 Đặc điểm công việc 0,201 4 Đặc điểm người sử dụng 0,531 3 Đặc điểm xã hội 0,193 5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Nhân tố đặc điểm dự án
Trong bối cảnh HTTT, Choe (1996) đã kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia của người sử dụng với hiệu quả hoạt động của HTTT và đã cho thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hai nhân tố này Phát hiện của Choe (1996) cho thấy, sự tham gia của người sử dụng tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong việc sử dụng hệ thống và sự hài lòng của người sử dụng Tuy nhiên, Ismail (2009) lại tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa sự tham gia của người sử dụng với tính hữu hiệu của HTTTKT Kết quả mâu thuẫn này có thể được giải thích bởi lý do trong nghiên cứu của Choe (1996) đã xem xét cả người sử dụng trực tiếp và gián tiếp hệ thống, còn trong nghiên cứu của Ismail
(2009) chỉ xem xét cấp độ nhà quản lý là người sử dụng gián tiếp hệ thống.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy GTTB của các biến quan sát trong nhân tố này là (4,8981), ở mức “Ảnh hưởng” Đặc điểm dự án trong nghiên cứu này bao gồm sự tham gia của người sử dụng HTTTKT và sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống. HTTTKT tại các doanh nghiệp may được khảo sát đã được đi vào vận hành và hoạt động ổn định, vì thế việc xem xét nhân tố đặc điểm dự án ở đây chỉ tập trung vào mối liên hệ giữa người sử dụng và dự án sau khi triển khai và sự hỗ trợ của nhà cung cấp HTTTKT sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động Điều này là hết sức cần thiết bởi trong quá trình lựa chọn, thiết kế hệ thống mặc dù những vấn đề sẽ phát sinh khi sử dụng hệ thống đã được dự kiến nhưng thực tế vẫn có thể xảy ra những lỗi không như mong muốn Thực tế cho thấy tại các doanh nghiệp may Việt Nam trong suốt quá trình tổ chức HTTTKT sự tham gia của người sử dụng trực tiếp là vô cùng quan trọng và trên thực tế họ đã đóng góp nhiều công sức cho công việc này Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy, đặc điểm dự án có ảnh hưởng mạnh nhất tới “sự hài lòng của ngưới ử dụng HTTTKT”, yếu nhất tới “ảnh hưởng tích cực đến tổ chức” và ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Do vậy, để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam thì người sử dụng cần tham gia vào quá trình đánh giá, lựa chọn phần mềm kế toán; cần tham gia và đóng góp nhiều công sức trong quá trình tổ chức HTTTKT; người sử dụng được tham gia đầy đủ khóa đào tạo về HTTTKT và có mối liên hệ mật thiết với nhà cung cấp hệ thống trong suốt quá trình sử dụng HTTTKT Những phát hiện này phù hợp với những nghiên cứu trước (Choe, 1996; Choe, 1998; Petter và cộng sự, 2013…).
Nhân tố đặc điểm tổ chức
Kết quả thống kê mô tả cho thấy, nhân tố này được đánh giá với GTTB (4,8587), ở mức “Ảnh hưởng” Điều này cho thấy, sự hỗ trợ của nhà quản lý và cơ sở hạ tầng CNTT chưa được các đối tượng khảo sát đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.
Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy, đặc điểm tổ chức là nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều mạnh mẽ nhất đến tính hữu hiệu của HTTTKT, đều có ảnh hưởng cùng chiều đến từng thành phần của tính hữu hiệu HTTTKT Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất tới thành phần “ảnh hưởng tích cực đến cá nhân”, yếu nhất tới “ảnh hưởng tích cực đến tổ chức” và ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT Do vậy, nhà quản lý cần tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển HTTTKT, tập trung nguồn lực tài chính và nguồn lực khác nhiều hơn cho HTTTKT Vai trò của nhà quản lý đối với HTTTKT là rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh HTTTKT được tích hợp với hệ thống quản lý doanh nghiệp Bên cạnh đó, bộ phận CNTT của doanh nghiệp may cần có kiến thức quản trị CNTT toàn doanh nghiệp Nhân sự trong bộ phận CNTT cần có kiến thức và kỹ năng về công nghệ, quản lý, kinh doanh Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước về tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà quản lý và cơ sở hạ tầng CNTT đến tính hữu hiệu của HTTTKT (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018; Bryd và Turner, 2000; DeLone và McLean, 2003; Hieu Thanh Nguyen và Anh Huu Nguyen, 2020).
Nhân tố đặc điểm công việc
Kết quả thống kê mô tả cho thấy GTTB của các chỉ báo của nhân tố này là (4,6638), ở mức “Ảnh hưởng” Điều này cho thấy, những người được khảo sát có cái nhìn tích cực về vị trí, vai trò của công việc kế toán trong hoạt động của doanh nghiệp may Kết quả phân tích mô hình SEM cho thấy, đặc điểm công việc có ảnh hưởng mạnh nhất tới thành phần “ảnh hưởng tích cực đến tổ chức”, yếu nhất tới thành phần
“ảnh hưởng tích cực đến cá nhân” và ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Điều này phù hợp với đánh giá trong nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) Trong nghiên cứu của Ismail (2009) đã bác bỏ giả thuyết đặc điểm công việc có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT Tuy nhiên, Petter và cộng sự (2013) đã chỉ ra sự đối lập về kết quả giữa các nghiên cứu trước và cho rằng các kết quả nghiên cứu còn ảnh hưởng bởi bối cảnh nghiên cứu Tác giả lựa chọn bối cảnh nghiên cứu tại các doanh nghiệp may Việt Nam và đa số HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam đã vận hành, hoạt động ổn định Các doanh nghiệp may Việt Nam đều đã sử dụng phần mềm kế toán riêng biệt hoặc phần mềm kế toán được tích hợp với hệ thống ERP Các yêu cầu về mối liên hệ giữa đặc điểm công việc và HTTTKT được đưa ra khi doanh nghiệp lựa chọn HTTTKT nhiều hơn là khiHTTTKT đã được đi vào vận hành Trong giai đoạn lựa chọn HTTTKT vào sử dụng,doanh nghiệp đã cân nhắc kỹ lưỡng sự phù hợp của hệ thống đó với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhưng, trong quá trình vận hành HTTTKT, do dữ liệu ngày càng lớn, việc nâng cấp hệ thống là điều cần thiết để tránh sự quá tải Do vậy, việc xem xét sự tương thích, mức độ rõ ràng của công việc với HTTTKT là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi có sự thay đổi hoặc nâng cấp hệ thống Vì vậy, tại các doanh nghiệp may Việt Nam, đặc điểm công việc là nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
Nhân tố đặc điểm người sử dụng
Kết quả thống kê mô tả cho thấy GTTB của các chỉ báo của nhân tố này là (6,0507), ở mức “Rất đồng ý” Người sử dụng HTTTKT trong nhân tố này là người sử dụng bên trong doanh nghiệp, gồm nhà quản lý và người làm kế toán Yếu tố về con người là một trong những thành phần quan trọng của HTTTKT (Rommey và Steinbart,
Khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều cách thức để đưa ra các khuyến nghị trong một nghiên cứu Một số nghiên cứu trước đã đưa ra khuyến nghị dựa theo các đối tượng (cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội…), một số nghiên cứu lại dựa theo các nhân tố để đề xuất khuyến nghị, như: Nguyễn Thị Thuận
(2021), Nguyễn Hoàng Phương Thanh (2019)… Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam dựa theo mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT đã được kiểm định trong nghiên cứu này.
5.2.1 Khuyến nghị đối với đặc điểm tổ chức
Trong nghiên cứu này, nhân tố đặc điểm tổ chức, gồm: sự hỗ trợ của nhà quản lý và cơ sở hạ tầng CNTT Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại doanh nghiệp may Việt Nam Dựa vào kết quả nghiên cứu, để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT. Đầu tiên, nhà quản lý của doanh nghiệp may Việt Nam cần tham gia tích cực vào việc lập kế hoạch phát triển HTTTKT Nhà quản lý cần xác định các thông tin cần thiết cũng như xây dựng chiến lược phát triển HTTTKT gắn liền với chiến lược phát triển CNTT của doanh nghiệp Cùng với sự trợ giúp của bộ phận CNTT và bộ phận phân tích hệ thống, nhà quản lý sẽ lựa chọn chiến lược phát triển CNTT và HTTTKT thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin trong các doanh nghiệp may Việt Nam Nhà quản lý của doanh nghiệp may Việt Nam cần khuyến khích và áp dụng sự thay đổi hướng đến HTTTKT trong doanh nghiệp Đặc thù của doanh nghiệp may Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất với sự tham gia đồng thời của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp; hoạt động sản xuất chủ yếu thực hiện theo đơn đặt hàng; các công việc phát sinh liên quan đến lập định mức báo giá, định mức sản xuất, cân đối nguyên phụ liệu, cấp phát nguyên phụ liệu, lên kế hoạch sản xuất, thống kê sản xuất, nhập kho thành phẩm,… đều được gắn với các đơn đặt hàng và ở bất kỳ thời điểm nào, các bộ phận phải nắm được tình hình nguyên phụ liệu cho từng đơn đặt hàng Bộ phận kế toán là một bộ phận quan trọng trong chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh này Để phát huy tối đa vai trò của HTTTKT, HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần thay đổi để phù hợp hơn với CNSX, hoạt động SXKD của doanh nghiệp Vì vậy, nhà quản lý của doanh nghiệp may Việt Nam cần chú trọng đầu tư vào HTTTKT và khuyến khích sự thay đổi của HTTTKT sao cho phù hợp với sự phát triển của CNSX, CNTT trong doanh nghiệp.
Thứ hai, nhà quản lý của doanh nghiệp may Việt Nam cần cung cấp đầy đủ tài chính và nguồn lực khác để tổ chức và vận hành HTTTKT Nhà quản lý cần chú trọng hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực về tài sản, nhân lực… cho quá trình lựa chọn CNTT, HTTTKT phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Nhà quản lý cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc đưa ra xét duyệt, quyết định đầu tư CNTT và HTTTKT Việc cung cấp nguồn lực tài chính phù hợp cho quá trình tổ chức và vận hành HTTTKT là rất cần thiết, đồng thời nhà quản lý cũng cần cung cấp một nguồn lực tài chính tốt cho quá trình tập huấn, nâng cao trình độ CNTT và ứng dụng HTTTKT; liên hệ với các doanh nghiệp cung cấp các giải pháp phần mềm CNTT và HTTTKT (đặc biệt là nhà cung cấp phần mềm CNTT và kế toán cho doanh nghiệp) để mở các lớp tập huấn, cập nhật và hướng dẫn kiến thức CNTT cho người sử dụng HTTTKT trong doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp may cần quan tâm chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng
CNTT (gồm cả cơ sở hạ tầng CNTT kỹ thuật và con người), bởi đây là nền tảng cho hoạt động của HTTTKT hữu hiệu trong doanh nghiệp Nhà quản lý cần hỗ trợ về nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị…) để phát triển CNTT của doanh nghiệp may; trợ giúp mọi mặt cho bộ phận CNTT và người sử dụng HTTTKT Các thiết bị lưu trữ, các phần mềm cần nâng cao tính bảo mật và khả năng kiểm soát, đảm bảo tính an toàn trong quá trình truy cập, sao lưu, chia sẻ tài nguyên thông tin trong toàn doanh nghiệp.
Hệ thống mạng nội bộ, Internet phải đảm bảo khả năng truyền tải và tốc độ xử lý nhanh Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng CNTT, nhà quản lý cũng cần quan tâm phát triển, đầu tư nguồn lực tài chính thích hợp cho nhân sự thuộc bộ phận CNTT Đối với các doanh nghiệp may lớn, đã có bộ phận CNTT riêng thì cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho nhân sự CNTT; có chính sách thu hút, “giữ chân” những cán bộ CNTT có trình độ chuyên môn cao và có kinh phí phù hợp để hỗ trợ thực hiện những chính sách này Đối với các doanh nghiệp may nhỏ, chưa tổ chức bộ phận CNTT riêng, cần cân đối nguồn lực tài chính với nhu cầu của doanh nghiệp để thành lập bộ phận này, bởi đây là bộ phận đảm bảo cho cơ sở hạ tầng CNTT được duy trì và hoạt động thông suốt, là bộ phận quan trọng hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp may.
5.2.2 Khuyến nghị đối với đặc điểm dự án
Nhân tố đặc điểm dự án trong nghiên cứu này, gồm: sự tham gia của người sử dụng và sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống Đây là nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong các doanh nghiệp may Việt Nam Do vậy, các doanh nghiệp may Việt Nam cần tăng cường sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống và quan tâm, duy trì sự tham gia của người sử dụng HTTTKT để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT.
Thứ nhất, các doanh nghiệp may Việt Nam cần tăng cường sự hỗ trợ của các nhà cung cấp trong việc tổ chức các khoá đào tạo về HTTTKT cho người sử dụng trong doanh nghiệp Các nhà cung cấp hệ thống có thể hỗ trợ nhà quản lý, bộ phận CNTT, người sử dụng HTTTKT bổ sung những kiến thức còn thiếu về HTTTKT bằng những khoá đào tạo ngắn hạn; hỗ trợ kịp thời khi HTTTKT gặp sự cố và giúp các nhà quản lý, người sử dụng HTTTKT có thể nắm được các cơ hội để có được kiến thức về HTTTKT không chỉ bởi các khoá đào tạo theo định kỳ.
Thứ hai, doanh nghiệp may cần tạo mối quan hệ mật thiết với nhà cung cấp hệ thống trong suốt quá trình sử dụng HTTTKT Bên cạnh việc phối hợp chặt chẽ với bộ phận phân tích hệ thống là bộ phận có kinh nghiệm, có năng lực, hiểu rõ đặc điểm hoạt động kinh doanh và bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp; người sử dụngHTTTKT cũng cần phối hợp với nhà cung cấp trong việc thiết kế và xử lý các dữ liệu liên quan đến một số phần hành cụ thể mà chúng thực sự cần thiết cho việc quản trị nội bộ trong các doanh nghiệp may Việt Nam như phân hệ quản lý xuất, nhập khẩu; phân hệ quản lý chi tiết chi phí; quản lý khách hàng; quản lý nhà cung cấp, quản lý các chi phí logistic… Trong quá trình sử dụng CNTT và HTTTKT, doanh nghiệp (cụ thể là người sử dụng HTTTKT) cần có mối liên hệ thường xuyên, mật thiết với nhà cung cấp HTTTKT để giải quyết những vướng mắc, khó khăn liên quan một cách kịp thời, tránh được sự trì hoãn công việc do lỗi hệ thống gây ra.
Tiếp đến, trong quá trình phát triển hay tái cấu trúc HTTTKT, bên cạnh việc đảm bảo sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống, sự tham gia của người sử dụng HTTTKT trong các doanh nghiệp may Việt Nam là rất cần thiết Họ là những người hiểu rõ về HTTTKT, cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình thực hiện HTTTKT Do vậy, người sử dụng HTTTKT tại doanh nghiệp may cần chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tổ chức triển khai, thực hiện HTTTKT cũng như lựa chọn, đánh giá, sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp Trong quá trình lựa chọn phần mềm kế toán, người sử dụng cần đưa ra những ý kiến liên quan đến sự phù hợp của phần mềm kế toán với đặc điểm doanh nghiệp, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và công việc của họ Để đưa ra những ý kiến phù hợp, người sử dụng HTTTKT cần hiểu rõ mục tiêu và nhu cầu thông tin của doanh nghiệp.
5.2.3 Khuyến nghị đối với đặc điểm người sử dụng
Kiến thức của nhà quản lý và kiến thức của người làm kế toán là các yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Vì vậy, để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT, các doanh nghiệp may Việt Nam cần bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho người làm kế toán và nhà quản lý của doanh nghiệp may.
Thứ nhất, nhà quản lý doanh nghiệp may cần có hiểu biết cơ bản về kế toán – tài chính, biết cách sử dụng cơ bản phần mềm kế toán và hiểu các quy trình được thiết kế trong HTTTKT Nhà quản lý là người hiểu rõ về hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp may mà họ đang quản lý Để nhận diện các yêu cầu về thông tin, họ cần có kiến thức về kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng, giám đốc tài chính, trưởng phòngKSNB… Họ cũng cần biết cách sử dụng cơ bản phần mềm kế toán, nắm được quy trình được thiết kế trong HTTTKT để có thể chủ động sử dụng và kiểm tra các thông tin cần thiết theo nhu cầu của họ Bên cạnh đó, nhà quản lý (kế toán trưởng, giám đốc tài chính, trưởng phòng KSNB…) của các doanh nghiệp may Việt Nam cũng cần thường xuyên cập nhật văn bản, tài liệu liên quan đến chuẩn mực kế toán và kiểm toán; thông tư, nghị định liên quan; có kiến thức về HTTTKT để chỉ đạo việc triển khai và áp dụng HTTTKT hữu hiệu, cũng như áp dụng các chính sách, thủ tục của doanh nghiệp.
Tiếp đến, người làm kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần có những kiến thức cơ bản về kế toán như phân tích tài chính; kết quả kinh doanh; luồng tiền; tài sản; vốn; công nợ; doanh thu; chi phí… Một nền tảng kiến thức kế toán căn bản sẽ giúp cho họ tiếp cận và sử dụng HTTTKT một cách dễ dàng và thuận lợi hơn Theo đó, người làm kế toán cần được đào tạo đúng chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng… và đây là tiêu chí cần thiết trong quá trình tuyển dụng của doanh nghiệp Người làm kế toán cần thường xuyên cập nhật kiến thức, các quy định về chế độ tài chính kế toán hiện hành có liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp đặc thù như các doanh nghiệp may Đây là yêu cầu quan trong bởi HTTTKT chứa đựng các nội dung có liên quan đến chuyên môn sâu về kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Thứ ba, người sử dụng HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần hiểu rõ các chức năng của HTTTKT, cách thức vận hành HTTTKT (như cách thức nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu, chiết xuất dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, kiểm soát hệ thống, kiểm soát chu trình…) nhằm cung cấp các thông tin tài chính đầy đủ, tin cậy, kịp thời; trợ giúp cho các nhà quản lý trong việc xem xét đưa ra các quyết định kinh tế có liên quan Bên cạnh tiêu chí kiến thức, các doanh nghiệp may Việt Nam cần lựa chọn người sử dụng HTTTKT có kiến thức về công nghệ và kinh nghiệm sử dụng CNTT, HTTTKT Sự hiểu biết và kinh nghiệm là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp cận và sử dụng HTTTKT của người sử dụng HTTTKT Các doanh nghiệp may Việt Nam cần ưu tiên tuyển dụng những đối tượng có kinh nghiệm sử dụng CNTT, HTTTKT có tính chất, đặc điểm tương đồng với HTTTKT mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Người sử dụng HTTTKT cần có kỹ năng và thái độ đối với CNTT và HTTTKT Đối với người sử dụng HTTTKT, kiến thức chuyên môn về kế toán, tài chính là điều kiện cần còn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng CNTT và HTTTKT là điều kiện đủ trong công việc của họ Người sử dụng HTTTKT cần có kỹ năng trong việc sử dụng máy tính và sử dụng thành thạo các ứng dụng máy tính liên quan đến công việc.