1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về nội dung tổ chức hoạt động học KPKH ở các trường mầm non huyện Lạng Giang...47 Bảng 2.2: Thực trạng năng lực tổ chức ho

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ QUYÊN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌCCHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ QUYÊN

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨCHOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌCCHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ HOÀI LAN

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận vănkhác Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu sai tôixin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả luận văn

BÙI THỊ QUYÊN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn Tôi xin

bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Hoài Lan, người đã tận tâm, trực tiếp

hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình nghiên cứuluận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáodục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy lớpThạc sỹ QLGD K27B

Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của cácđồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ họcsinh và học sinh các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã tạođiều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin cần thiết,hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình

Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một sốthiếu sót Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệpvà bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả luận văn

Bùi Thị Quyên

Trang 5

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHOGIÁO VIÊN MẦM NON 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 7

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 9

1.2 Các khái niệm cơ bản 11

1.2.1 Quản lý 11

1.2.2 Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực 12

1.2.3 Hoạt động khám phá khoa học 15

1.2.4 Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học 17

1.2.5 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học chogiáo viên mầm non 17

Trang 6

iv1.2.6 Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động học khám phá khoahọc cho giáo viên mầm non 181.3 Hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non và yêu cầu đối vớigiáo viên trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học 191.3.1 Mục tiêu của tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm

non 191.3.2 Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non 191.3.3 Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ

mầm non 221.3.4 Quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non 221.3.5 Yêu cầu đối với năng lực của giáo viên mầm non trong tổ chức

hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 241.4 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo

viên mầm non 251.4.1 Kiến thức: 261.4.2 Kỹ năng: 261.4.3 Phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá chogiáo viên mầm non 291.4.4 Hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động học khám phákhoa học cho giáo viên mầm non 301.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học

cho giáo viên mầm non 321.5.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khámphá khoa học cho giáo viên mầm non 321.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

khám phá khoa học cho giáo viên mầm non 331.5.3 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá

khoa học cho giáo viên mầm non 331.5.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động khám phá khoa học giáo cho giáo viên mầm non 35

Trang 7

v1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động khám phá khoa học cho giáo viên mầm non 37

2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục mầm nonhuyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 43

2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của huyệnLạng Giang, tỉnh Bắc Giang 43

2.2.2 Khái quát về giáo dục mầm non huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang 44

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 45

2.2.1 Mục đích khảo sát 45

2.2.2 Nội dung khảo sát 45

2.2.3 Đối tượng khảo sát 46

2.3.2 Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻcủa giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang .49

Trang 8

vi2.4 Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động học khám phákhoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnhBắc Giang 522.4.1 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động họckhám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang 522.4.2 Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang .532.4.3 Thực trạng các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang 542.5 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá

khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnhBắc Giang 562.5.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khámphá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng

Giang 562.5.2 Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang 582.5.3.Thực trạng chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyệnLạng Giang .602.5.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm nonhuyện Lạng Giang .632.6 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở cáctrường mầm non huyện Lạng Giang 67

Trang 9

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 72

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 72

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 73

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 73

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 74

3.2 Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phákhoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnhBắc Giang 75

3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên các trường mầm non huyệnLạng Giang 75

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho giáo viên mầm non dựa trên nhu cầu giáoviên và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường mầm non huyệnLạng Giang 77

3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồidưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên cáctrường mầm non huyện Lạng Giang 80

3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạtđộng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáoviên các trường mầm non huyện Lạng Giang 84

Trang 10

viii3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vàkhuyến khích động viên tinh thần để giáo viên tích cực tham gia bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng 88

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90

3.4 Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 91

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang 96

2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạng Giang 97

2.3 Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lạng Giang 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99PHẦN PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBGV : Cán bộ giáo viênCBQL : Cán bộ quản lý GDMN : Giáo dục mầm non GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạoGV : Giáo viên

GVMN : Giáo viên mầm nonHS : Học sinh

KH : Khoa họcKP : Khám pháKPKH : Khám phá khoa học

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về nội dung tổ chức

hoạt động học KPKH ở các trường mầm non huyện Lạng Giang 47

Bảng 2.2: Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động KPKH của GVMN

huyện Lạng Giang 50Bảng 2.3: Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 52Bảng 2.4: Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 54Bảng 2.5: Thực trạng các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 55Bảng 2.6: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

KPKH của GVMN huyện Lạng Giang 57Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 59Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 61Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt động KPKH cho GVMN huyện Lạng Giang 63Bảng 2.10: Thực trạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi

dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN huyệnLạng Giang 65Bảng 2.11: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi

dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN huyệnLạng Giang 67Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của

các biện pháp quản lí được đề xuất 92

Trang 13

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóaXI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Đối với GDMN,giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tốđầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1” Một trong những

nội dung quan trọng của đổi mới GDMN là: tăng cường tổ chức các hoạt độngkhám phá khoa học cho trẻ Nhắc đến khoa học chúng ta thường nghĩ tới nhữngvấn đề thật cao siêu, nhưng thực tế với trẻ khoa học chỉ là quan sát những sựvật, hiện tượng xảy ra xung quanh nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạtđộng, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoahọc vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng Từ đóhình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏgiúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên

Trẻ em trong giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thểchất, trí tuệ, cảm xúc Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanhchúng Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trảinghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.Mặt khác trẻ mầm non rất tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó chúng luônquan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanhmình Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như cácđối tượng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt độngcùng nhau Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy

Trang 14

và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượngxung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn bănkhoăn, thắc mắc Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mớiphương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạyhọc cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Mặc dù hoạt động khám phá khoa học đã được đưa vào chương trìnhgiáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên kết quả mang lại đến nay vẫn chưađược rõ nét nguyên nhân do trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáoviên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đápứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức Không ít giáo viên dạy trẻtheo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiềugiáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ đượchoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân…, lớp họcthụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm củabài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trảinghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môitrường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứngđủ theo quy định đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới cácphương pháp giáo dục

Đối với huyện Lạng Giang, một huyện đang rất phát triển, với mật độ dânsố đông, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non lớn Trong những năm gầnđây các trường mầm non tư thục phát triển khá mạnh, cơ sở vật chất của cáctrường mầm non công lập cũng được quan tâm đầu tư tốt hơn 21/21 trườngMầm non trên địa bàn huyện đạt trường chuẩn quốc gia, 100% các trường đềuđầu tư xây dựng khu khám phá trải nghiệm cho trẻ, CBGV thi đua “Đổi mớisáng tạo trong dạy và học” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học vàsáng tạo”

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của GDMN trong giai đoạn hiện nayvà dựa trên kết quả đánh giá trẻ về các nội dung khám phá, việc thực hiện hoạt

Trang 15

động khám phá cho trẻ tại một số trường mầm non đang bộc lộ một số hạn chế,chưa đồng đều về mặt chất lượng và về mặt cơ sở vật chất giữa các trườngtrung tâm, có điều kiện với các trường nhỏ, xa trung tâm Điều này đã ảnhhưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức dạy học ở nhiều cơ sở mầm non trên địabàn huyện Lạng Giang trong thời gian qua.

Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm non ở huyệnLạng Giang nói chung và chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ nói

riêng, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang" để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý giáo

dục, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn về GDMNcủa huyện Lạng Giang hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lựctổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên các trường mầm non tronghuyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, luận văn đề xuất biện pháp quản lý bồidưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên, nhằmnâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở cáctrường mầm non huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục ở trường mầm non

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học chogiáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang

3.2 Khách thể nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viênở các trường mầm non

Trang 16

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non Huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang một cách khoa học, phù hợp với đặc thù của hoạt độngkhám phá khoa học, đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tiễn của các trườngmầm non thì sẽ nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học choGV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho giáo viên mầm non

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang

- Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡngnăng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên của hiệu trưởng ởcác trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình khám phá khoa họcdành cho trẻ mẫu giáo, dựa trên căn cứ đó xác định các năng lực KPKH cần bồidưỡng cho GVMN

- Khách thể điều tra 168 người (42 cán bộ quản lý, 126 giáo viên) và tiếnhành trò chuyện một số trẻ mẫu giáo lớn

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

7.1.1 Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản

Thu thập, lựa chọn và sàng lọc các tư liệu có liên quan đến hoạt độngkhám phá của trẻ mầm non, năng lực tổ chức hoạt động khám phá của giáo

Trang 17

viên, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động khám phá khoa họccho giáo viên; Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được; Kháiquát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được; Xây dựng cơ sở lý luậncho đề tài nghiên cứu.

7.1.2 Phương pháp phân tích

Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt độngkhám phá khoa học của trẻ, năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học củagiáo viên, việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và kết quả đánh giátrẻ; quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học ở trườngmầm non thu thập được

7.1.3 Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa

Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin có liên quan đến hoạt độngkhám phá khoa học của trẻ, năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học củagiáo viên, việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học và kết quả đánh giátrẻ; quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học ở trườngmầm non thu thập được

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Ankét)

Xây dựng hệ thống phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi nghiên cứu vềthực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động khám phá khoa họccủa giáo viên và quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoahọc cho giáo viên tại các trường mầm non Đối tượng nghiên cứu là cán bộquản lý, giáo viên tại các trường mầm non huyện Lạng Giang - Bắc Giang

7.2.2 Phương pháp quan sát thực tế, phân tích thực trạng

Trong quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát việc tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho trẻ của giáo viên tại các trường mầm non huyệnLạng Giang, tỉnh Bắc Giang; từ đó bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng nănglực tổ chức hoạt động khám phá khoa học của giáo viên ở trường mầm non

Trang 18

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 11 cán bộ quản lý và 11 giáo viên của 11trường mầm non trên địa bàn Huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang để tìm hiểuthực trạng việc tổ chức hoạt động KPKH, năng lực tổ chức hoạt động khám phákhoa học của giáo viên, công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộquản lý trường mầm non để tìm hiểu tính cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học chogiáo viên

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứutừ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụlục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang,tỉnh Bắc Giang

Trang 19

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO

GIÁO VIÊN MẦM NON1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng giáo viên là vấnđề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục Việc tạo mọi điều kiện thuận lợiđể mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên kịp thời bổ sungkiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục ở mỗi quốc giavà vùng lãnh thổ Có thể kể đến một số quan điểm về bồi dưỡng và quản lí bồidưỡng nguồn nhân lực trên thế giới như:

James Donnoelly, James Gibson (Đại học Kentucky, Mỹ) và JohnIvancevich (Đại học Houston, Mỹ) cho rằng để đào tạo, bồi dưỡng cần phải dựa

trên các tiêu chí sau: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cá nhân và tổ chức đã phùhợp chưa; những vấn đề cần giải quyết ở mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đã đượclàm rõ chưa; phải kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng để xác định

xem chương trình tiến triển như thế nào Derek Torrington, Laura Hall (Mỹ)

cho rằng mục tiêu cơ bản của quản lý đào tạo, bồi dưỡng là đảm bảo đầy đủnhu cầu về nguồn lực cơ quan, nhu cầu về những kỹ năng cần thiết cả về sốlượng và chất lượng để đảm bảo sự phát triển liên tục của cơ quan [46]

Michael Armstrong nghiên cứu quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức như một quá trình có kế hoạch, xác định nó là những tác động có xem xét,cất nhắc cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng học tập cần thiết để nâng cao khảnăng làm việc thực tế của cán bộ, công chức Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cókế hoạch gồm các bước: Xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; xác địnhnhững yêu cầu của việc học tập; xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; xây

Trang 20

dựng kế hoạch các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xác định địa điểm vàngười đảm nhận việc đào tạo, bồi dưỡng; triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng; đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng [47].

Leonard Nadler và Leslie Rae tập trung vào chất lượng thiết kế chương

trình đào tạo và lập kế hoạch đào tạo Trong nghiên cứu này thể hiện rất rõ, cụthể các kỹ thuật trong đào tạo, bồi dưỡng, chính vì thế mà nghiên cứu dừng lạiở vị trí tư vấn kỹ thuật không đặt ra những vấn đề như các chính sách quốc gia,sự định hướng của Chính phủ đối với công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng haymột mô hình chung về chất lượng cán bộ, công chức và hệ thống các cơ sở đàotạo, bồi dưỡng phải như thế nào [48]

Những nghiên cứu này có thể bổ sung, tác động ảnh hưởng lẫn nhau vàtạo ra những cơ sở lý luận cho những nghiên cứu tiếp sau về quản lý đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức Việc quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, côngchức là một trong những khâu quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cánbộ công chức đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày một tốt hơn cho nền hành chínhquốc gia

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục trẻ mẫu giáo và hoạtđộng khám phá khoa học với sự phát triển của trẻ

Các tác giả như Pextalodi J.H; Badodop, L Quen R nhấn mạnh vai trò tolớn của quá trình quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội đối với việc lĩnh hộikiến thức, phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ em Đặc biệt, vai trò của hoạtđộng KPKH đối với giáo dục toàn diện nói chung và được thể hiện ở các côngtrình nghiên cứu của các nhà tâm lí, giáo dục học Liên Xô như: Usinxki,Krupxkaia, Chikheeva, Pođzikov, Xamorukova, Verechenhikova, Nhikôlaeva [49]

Điểm chung trong nghiên cứu của các tác giả này là: qua hoạt độngKPKH, trẻ được tìm hiểu thế giới xung quanh, được khám phá, thử nghiệm,phát hiện, giải thích, lập luận Kết quả là trẻ có những kiến thức hiểu biết về

Trang 21

thế giới xung quanh, cũng từ đó trẻ được phát triển năng lực quan sát, so sánh,phân loại, tư duy, giải quyết vấn đề

Trang 22

Nhiều tác giả tiếp cận theo các hướng khác nhau trong dạy trẻ mẫu giáoKPKH, như: Mary & Susan đưa ra các hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo dướihình thức chơi, xem KPKH như là một phương tiện để giáo dục phát triển toàndiện cho trẻ mẫu giáo và xây dựng “ngân hàng” các hoạt động KPKH cụ thểnhằm hướng dẫn giáo viên mầm non tổ chức KPKH cho trẻ một cách đa dạngvà tạo ra các cơ hội để trẻ tham gia hiệu quả [50].

Tất cả các nhà nghiên cứu đã thống nhất đánh giá vai trò quan trọngtrong hoạt động học, hoạt động chơi với trẻ mầm non trong các lĩnh vực pháttriển và hoạt động khám phá môi trường khoa học là một trong những hoạtđộng đặc thù của trẻ mẫu giáo Vì vậy, quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Trong suốt các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, vấn đề bồidưỡng cán bộ luôn luôn được chú trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Bồidưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cầnthiết” Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Người đã quantâm xây dựng một nền giáo dục toàn dân, chú trọng xây dựng đội ngũ giáoviên, từng bước đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng để phục vụ sự nghiệpgiáo dục, sự nghiệp cách mạng của Đảng

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về các lĩnhvực văn hóa - giáo dục, bồi dưỡng giáo viên Các tạp chí, tập san, chuyên san,báo Giáo dục thời đại xuất hiện ngày càng nhiều và càng phong phú về nộidung, vấn đề bồi dưỡng giáo viên, phát triển đội ngũ giáo viên

Luận án “Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảngviên đại học theo tiếp cập CDIO” Tác giả Nguyễn Kiều Oanh đã chỉ ra hiệu

quả của việc từng bước triển khai áp dụng mô hình quản lý CDIO trong một sốcơ sở giáo dục đại học của Việt Nam Tác giả cho rằng đây là một giải phápnâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội, và cách quản lý này cũnglà một sáng kiến mới trong giáo dục đào tạo [29]

Trang 23

Luận án “Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” của tác giả Nguyễn Duy Hưng đã góp

phần làm thay đổi nhận thức về hành động của cán bộ, giảng viên, học viên cáccơ sở bồi dưỡng về hoạt động dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động bồidưỡng [20]

Một số luận văn thạc sĩ khoa học quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn

đề quản lý bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên như: “Một số giải pháp quản lýphát triển đội ngũ GVMN trên địa bàn huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” tác giảVũ Đức Đam (2005) [30] “Quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lựcsư phạm cho GVMN thành phố Thái Nguyên” Tác giả Lưu Thị Kim Phượng(2009) [22] “Thực trạng hoạt động quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn choGV ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Nguyễn Hữu

Lê Duyên (2011) [31] đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng, bồi dưỡng,quy hoạch, quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên, đã từng bước củng cố, hoànthiện dần cơ sở lý luận về xây dựng đồng thời đề xuất các biện pháp trong việcquản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, điều kiện nhàtrường mà tác giả đang hoạt động để từng bước củng cố, đào tạo, bồi dưỡng độingũ này trở thành lực lượng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực trong giáo dục,

quyết định sự phát triển giáo dục Luận văn thạc sĩ: “Quản lý hoạt động bồidưỡng năng lực sư phạm cho GVMN huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”

[19] của tác giả Phan Thị Hán Huệ đã luận giải những vấn đề về GVMN, nănglực sư phạm của GVMN và bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GVMN Trên cơsở lý luận và thực tiễn đã phân tích, tác giả đề xuất 05 biện pháp quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GVMN huyện Châu Đức tỉnh Bà RịaVũng Tàu Các giải pháp này đề cập đến phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủychính quyền địa phương; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quảhoạt động bồi dưỡng; phát huy tính tích cực của GVMN trong tự bồi dưỡng vàthường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng [19]

Trang 24

Ngày 26 tháng 8 năm 2019, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số BGD&ĐT, ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầmnon Thông tư này đã quy định rõ các modul cần bồi dưỡng [8].

12/2019/TT-Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy giáo viên là người tham giaquyết định chất lượng giáo dục của nhà trường Bồi dưỡng, phát triển đội ngũgiáo viên sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của giáo dục, phục vụ côngnghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đềcập rất nhiều đến vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ giáoviên, đồng thời cũng đưa ra được nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả và chấtlượng công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo Tuy nhiên vấn đề bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động khám phá khoa học và quản lý hoạt động bồi dưỡng nănglực tổ chức hoạt động khám phá cho đội ngũ giáo viên mầm non vẫn chưa đượcquan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống Xuất phát từ những điều

này tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chứchoạt động khám phá cho giáo viên ở các trường mầm non huyện LạngGiang - Tỉnh Bắc Giang".

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lý:

- Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đãtừng nói rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cánhân, và điều đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo” [32].

- Theo Haror Koontz, “quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sựphối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định”

[33]

- Theo Mariparker Follit (1868 - 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết

học Mỹ thì: "Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông quaviệc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác".

Trang 25

Theo từ điển Tiếng Việt “Quản lý là tổ chức điều khiển, hoạt động theonhững yêu cầu nhất định của một đơn vị, cơ quan" [34] Một số quan niệm

khác về quản lí như:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là những tác động có địnhhướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm làm cho tổchức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[35].

Quản lý có các chức năng cơ bản là kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo thựchiện và kiểm tra đánh giá Các chức năng này đồng thời cũng là quy trình củaquản lý Mọi công việc quản lý đều phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch tiếpđến là hình thành tổ chức, bố trí nhân sự và các nguồn lực khác để thực hiệncông việc tiếp đến là chỉ đạo triển khai công việc và thường xuyên kiểm trađánh giá các bước, các khâu trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn, điềuchỉnh tiến độ của kế hoạch, điều chỉnh nhân sự và các nguồn lực khác khi cầnthiết Khi công việc kết thúc cần đánh giá kết quả tổng thể để rút kinh nghiệmtrong quản lý

Do tính đa dạng và tính phức tạp của đối tượng quản lý và tuỳ theo từnggiai đoạn lịch sử xã hội cụ thể mà khái niệm quản lý được định nghĩa một cáchkhác nhau như vậy Trong các quan niệm về quản lí trên đều có điểm chung,Quản lý là: Hoạt động có định hướng, có mục đích, để thực hiện các chức năngquản lý nhằm đạt được mục đích đề ra của tổ chức; Điều phối các hoạt độngcủa các cá nhân trong một tổ chức hay nhóm xã hội nhằm hướng tới mục đíchchung

Từ những cách hiểu trên, tác giả luận văn cho rằng: Quản lí là sự tácđộng có mục đích, có kế hoạch, có định hướng của chủ thể quản lí tới khách thểquản lí thông qua các cơ chế quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực

 Bồi dưỡng

Bồi dưỡng là một khái niệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo

UNESCO, khái niệm bồi dưỡng được hiểu là: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao

Trang 26

nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứngnhu cầu lao động nghề nghiệp”.

Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của

Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, tại Điều 5 giải thích: “Bồi dưỡnglà hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc” [36].

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhậtkiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học vàthường được xác nhận bằng một chứng chỉ” [37].

Nhiều học giả quan niệm bồi dưỡng là nâng cao nghề nghiệp Quá trìnhnày chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹnăng chuyên môn nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp

Theo nghĩa rộng, bồi dưỡng là quá trình đào tạo nhằm hình thành nănglực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định Như vậy, bồi dưỡng baohàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tri thức, năng lực, chuyênmôn nghiệp vụ và những phẩm chất nhân cách Quá trình bồi dưỡng, được hiểutheo nghĩa rộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệmvụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho ngườihọc trong nhà trường mà còn tiếp tục bổ sung, phát triển, cập nhật nhằm hoànthiện phẩm chất và năng lực cho họ sau khi đã kết thúc quá trình học tập

Theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiệnnâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách.Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dụcvà đào tạo ở nhà trường Như vậy, theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là một bộ phậncủa quá trình giáo dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo conngười khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhâncách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường

Bồi dưỡng giáo viên mầm non là bổ sung sự thiếu hụt về kiến thức, nănglực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật những cái mới để nâng cao hiệu

Trang 27

quả tổ chức các hoạt động cho giáo viên góp phần nâng cao chất lượng chămsóc giáo dục trẻ toàn diện và giúp giáo viên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụcủa mình.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả luận văn đồng ý với cách hiểu:Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng làmviệc cho người lao động

 Bồi dưỡng năng lực

- Năng lực:Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực, chẳng hạn:

Theo tác giả Phạm Thành Nghị: "Năng lực con người là sản phẩm củasự phát triển xã hội Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được cáchình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sửxã hội Vì vậy, năng lực con người không những do hoạt động của bộ não quyếtđịnh mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đạt được” [38].

Năng lực là “Tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợpvới yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kếtquả” [38]

Theo tác giả Phạm Thị Minh Hạnh: "Năng lực là tập hợp các tính chấthay phẩm chất tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điềukiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định Người cónăng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàncảnh khách quan và chủ quan như nhau” [39].

Trong phạm vi đề tài, khái niệm năng lực được hiểu: Năng lực là khảnăng của cá nhân về kiến thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thành các nhiệm vụ đặtra Năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện vàtích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn

- Bồi dưỡng năng lực:Trên cơ sở khái niệm “bồi dưỡng” và “năng lực”, tác giả xây dựng kháiniệm bồi dưỡng năng lực như sau: Bồi dưỡng năng lực là quá trình tác động

Trang 28

theo kế hoạch và mục đích đã xác định của các chủ thể quản lý để cập nhật, bổsung nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn dạy học và nghiệp vụsư phạm, thái độ làm việc cho giáo viên, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa nghề nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bồi dưỡng năng lực chính là hoạt động trang bị, cập nhật để nâng caokiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để từ đó từng cá nhân có kiến thức, kỹnăng, khả năng và hành vi thể hiện một cách ổn định, đáp ứng yêu cầu côngviệc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc một cách hiệu quả nhất

1.2.3 Hoạt động khám phá khoa học

- Khoa học:Theo tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và Nguyễn Thị Nga thì: khoa học làkiến thức, hiểu biết thế giới; là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới Khoa họcvới trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên [44]

Theo từ điển Giáo dục học của Nhà xuất bản từ điển Bách khoa [42]:khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người nhằm tạo ra và hệ thống hóanhững tri thức khách quan về thực tiễn, là một trong những hình thái ý thức xãhội bao gồm cả hoạt động để thu hái kiến thức mới lẫn cả kết quả của hoạtđộng ấy, tức là toàn bộ những tri thức khách quan làm nên nền tảng của mộtbức tranh về thế giới Từ “khoa học” còn dùng để chỉ những lĩnh vực tri thứcchuyên ngành Những mục đích trực tiếp của khoa học là miêu tả, giải thích vàdự báo các quá trình và các hiện tượng của thực tiễn dựa trên cơ sở những quyluật mà nó khám phá được Định nghĩa này được chúng tôi lựa chọn sử dụng đểtriển khai nghiên cứu đề tài

- Khám phá:Theo Trần Thị Ngọc Trâm, khám phá là một hoạt động trong nghiên cứukhoa học nhằm nhận ra cái vốn có (phát hiện) quy luật xã hội, vật thể / trường,hiện tượng và nhận ra cái vốn có (phát minh) quy luật tự nhiên; từ đó có thể tạora cái chưa từng có mới về nguyên lý kỹ thuật và có thể áp dụng được (sáng chế)[44]

Trang 29

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên:Khám phá là tìm thấy, phát hiện ra cái ẩn giấu, bí mật [45].

Vậy, khám phá là một hoạt động nhằm phát hiện ra đặc điểm, bản chấtcủa sự vật hiện tượng, từ đó mở rộng vốn tri thức, giúp con người hình thànhcác năng lực tư duy, khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề.

- Khám phá khoa học:

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động giúp phát triển tư duyvà năng lực của trẻ Ở trường mầm non, các bé không chỉ được học hỏi nhữngkiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn được trực tiếp trải nghiệm, tìmtòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu Trẻ em luôn phấn khíchvới khoa học, khi trẻ thực hiện những thí nghiệm khoa học, trẻ luôn bận rộn vớiviệc tìm hiểu những điều thú vị Trẻ sẽ nói cho cô về những dự đoán, cái màchúng quan sát được và liên tục đưa ra những câu hỏi Đó là lúc tư duy của trẻđược mở rộng, kích thích được não bộ tự suy nghĩ [44]

Qua hoạt động khám phá trẻ biết xem xét và tìm hiểu đặc điểm của sựvật, hiện tượng: quan tâm, hứng thú với các thay đổi của sự vật hiện tượng gầngũi như chăm chú, tò mò quan sát sự vật hiện tượng, hay đặt câu hỏi, sử dụngcác giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật hiện tượng như kếthợp nhìn, sờ, ngửi nếm… để tìm hiểu đặc điểm của đối tượng; làm thử nghiệmvà sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảoluận; thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau (Xem sách,tranh ảnh, băng hình, trò chuyện, thảo luận…) và phân loại các đối tượng theonhững dấu hiệu khác nhau

Hoạt động “Khám phá khoa học” không chỉ là cung cấp kiến thức màcòn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Khoa họcvới trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, ở giai đoạn nàykhông nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ màchủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì trẻ đã nhìn thấy và đang

Trang 30

làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xungquanh và thảo luận chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn bănkhoăn, thắc mắc.

Vì vậy, Hoạt động khám phá khoa học là hoạt động nhận thức tích cựcđược tiến hành dưới sự tổ chức, hướng dẫn sư phạm của giáo viên nhằm giúptrẻ lĩnh hội các tri thức về thế giới xung quanh bằng các thao tác trí tuệ (quansát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyếtvấn đề, đưa ra quyết định…), từ đó làm tăng vốn hiểu biết, góp phần vào sựphát triển năng lực trí tuệ, nhân cách của trẻ.

1.2.4 Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học

Trên cơ sở quan niệm về năng lực và hoạt động khám phá khoa học tác

giả luận văn quan niệm: Năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học là tổhợp các thành tố kiến thức về hoạt động khám phá, kỹ năng tổ chức hoạt độngkhám phá, thái độ của GVMN để thực hiện tốt hoạt động khám phá khoa học,khơi gợi ở trẻ sự thích thú, tò mò ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh,phát triển ở trẻ óc quan sát, so sánh, khả năng tư duy phán đoán, suy luận, giảiquyết vấn đề… về các sự vật hiện tượng; giúp trẻ lĩnh hội các tri thức mới,củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã có và rèn luyện các kỹ năng nhận thức,kỹ năng xã hội.

1.2.5 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáoviên mầm non

Từ phân tích trên, theo tác giả: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt độngkhám phá khoa học cho giáo viên mầm non là việc thực hiện các hoạt độngnhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vàthái độ nghề nghiệp cho GVMN về hoạt động khám phá khoa học từ đó nângcao hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ tại trường mầm non.

Do đó, để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học chotrẻ mẫu giáo, giáo viên mầm non cần nắm được hứng thú, nhu cầu, khả năng

Trang 31

nhận thức của từng trẻ trong lớp; nắm được mục tiêu, nội dung, kết quả mongđợi của hoạt động khám phá khoa học trong chương trình GDMN; điều kiệnthực tế của lớp, của trường; điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; trên cơ sởđó giáo viên lựa chọn được nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với từngnhóm, từng cá nhân trẻ, giáo viên tạo ra các điều kiện, cơ hội và tổ chức cáchoạt động cho trẻ mẫu giáo để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện đặc điểm của cáchiện tượng tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ.

1.2.6 Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động học khám phá khoahọc cho giáo viên mầm non

Dựa trên phân tích khái niệm về bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực tổchức hoạt động khám phá khoa học, tác giả quan niệm:

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học làquá trình chủ thể quản lí thực hiện các hoạt động lập kế hoạch bồi dưỡng, tổchức, chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng vềhoạt động khám phá khoa học nhằm giúp cho GVMN có kiến thức, kỹ năng,thái độ để tổ chức hiệu quả hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo, từđó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Mục đích quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoahọc, là xây dựng môi trường và những điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục

tiêu, kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho GVMNtrong việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo Phát triểnnăng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng của GV và nănglực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường vàcủa phòng GD&ĐT

Đối tượng quản lý bồi dưỡng GVMN là hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ

chức hoạt khám phá khoa học cho giáo viên mầm non bao gồm: nội dung bồidưỡng, phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng, các điều kiện đảm bảocho hoạt động bồi dưỡng và giáo viên mầm non tham gia bồi dưỡng

Trang 32

Phương pháp, hình thức quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN là kế

hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá

1.3 Hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non và yêu cầu đối với giáo viên trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học

1.3.1 Mục tiêu của tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non

- Nhằm giúp trẻ biết xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiệntượng: Quan tâm đến những thay đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh Tò mòtìm tói, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh; Phối hợp các giác quanđể quan át, xem xét và thảo luận về đặc điểm của đối trượng, thảo luận về sựvật hiện tượng xung quanh; Làm thí nghiệm và sử dụng sông cụ đơn giản đểquan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận; Thu thập thông tin bằngnhiều cách khác nhau; Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau

- Giúp trẻ nhận biết được mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng vàgiải quyết vấn đề đơn giản: Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật,hiện tượng; Giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau

- Giúp trẻ biết thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau:Nhận biết, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượngđược quan sát; Trẻ thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc,tạo hình

- Phát triển các năng lực trí tuệ để trẻ có thể phát hiện vấn đề, tích lũyvốn hiểu biết và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống

- Hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối vởi sự vật, hiện tượng xung quanh- Cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết vềsự vật, hiện tượng xung quanh

1.3.2 Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Những nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm nonlà những nội dung cụ thể, gần gũi với trẻ, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nănglực thực tế của trẻ và dựa vào mục tiêu và nội dung giáo dục cho từng độ tuổi

Trang 33

đã được xác định trong chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư28/2016/TT-BGDĐT, Gồm những nội dung sau:

- Khám phá các bộ phận cơ thể con người: tên gọi, vị trí, cấu tạo và chứcnăng của các bộ phận trên cơ thể; Sự khác nhau giữa cấu tạo và chức năng củacác giác quan của người và động vật; Dạy trẻ thấy được sự cần thiết phải bảovệ và giữ vệ sinh cơ thể, biết được các chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân

- Khám phá đồ vật, đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông: đặc điểmnổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông; mốiliên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng, so sánh sự giống nhauvà khác nhau của đồ dùng đồ chơi và sự đa dạng của chúng; phân loại đồ dùngđồ chơi, phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu

- Khám phá thế giới động vật và thực vật: Đặc điểm, ích lợi và tác hạicủa con vật, cây cối, hoa, quả; quá trình phát triển của cây, con vật; điều kiệnsống của chúng; so sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật, cây,hoa, quả; phân loại cây, hoa, quả, con vật theo 2-3 dấu hiệu; quan sát, phánđoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây cối với môi trường sống; cáchchăm sóc bảo vệ con vật, cây cối

- Khám phá một số hiện tượng tự nhiên: một số hiện tượng thời tiết thayđổi theo mùa và thứ tự các mùa, sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, convật và cây cối theo mùa, sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng;các nguồn nước trong môi trường sống và ích lợi của nước đối với đời sống conngười, con vật, cây cối; một số đặc điểm tính chất của nước, nguyên nhân gây ônhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước; không khí ánh sáng và sự cầnthiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây cối; một vài đặc điểm,tính chất của đất, đá cát, sỏi

- Khám phá khả năng bản thân: GV giúp trẻ biết giới thiệu tên và giớitính, sở thích của mình Biết được vị trí và mối quan hệ của mình với ngườithân trong gia đình Biết thể hiện cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau, thể hiện

Trang 34

bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; Nhu cầu của bản thân, sinh hoạt hằng ngày củabản thân Nhu cầu được yêu thương và quan tâm của mọi người xung quanh.

- Khám phá về gia đình: các thành viên, nghề nghiệp của bố mẹ, sở thíchcủa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong giađình; quy mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn), mối quan hệ họ hàng; Nhucầu gia đình (ăn, ở, nghỉ ngơi, giao tiếp, các vật dụng cần thiết trong gia đình),địa chỉ gia đình

- Khám phá về trường mầm non: Tên trường, địa chỉ trường, tên lớp vàgiáo viên chủ nhiệm và công việc của cô giáo và các bác ở trường mầm non;tên các bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp, các hoạt động của trẻ ở trường; đặc điểm,sở thích của các bạn; Mối quan hệ giữa trẻ với bạn và trẻ với cô giáo

- Khám phá một số nghề trong xã hội: tên gọi, công cụ, sản phẩm, cáchoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địaphương; Thái độ trong lao động (yêu thích lao động, có trách nhiệm trong côngviệc, tôn trọng người lao động và sản phẩm làm ra)

- Khám phá danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa củaquê hương đất nước: trẻ biết Cờ Tổ quốc, tên của di tích lịch sử, danh lamthắng cảnh, ngày lễ hội, sự kiện văn hóa của quê hương, đất nước; Mối quan hệlàng xóm, tình yêu quê hương, đất nước Các loại hình văn hoá nghệ thuậttruyền thống; Tìm hiểu về lãnh tụ (ngày tháng năm sinh, Bác sống và làm việcnhư thế nào)

Những nội dung trên được giáo viên chuẩn bị trong kế hoạch tổ chức cáchoạt động khám phá khoa học cho trẻ Ngoài ra rất cần phải tận dụng khai tháccác tình huống xảy ra trong khi dạo chơi để cho trẻ khám phá khoa học

Như vậy, nội dung hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo giúpcho trẻ tiếp xúc với môi trường, trải nghiệm cảm xúc, tình cảm, kĩ năng, hànhvi, tự lĩnh hội kiến thức về môi trường khám phá khoa học, tìm tòi cái mới,những điều chưa biết đối với trẻ trong các sự vật, hiện tượng ở môi trường tự

Trang 35

nhiên, xã hội, qua đó trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúngđắn với môi trường khám phá khoa học.

1.3.3 Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Là phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đápứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “học bằng chơi, chơi màhọc” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơhội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt độngmột cách vui vẻ… Kích thích động cơ hoạt động học tập nhằm thỏa mãn trí tòmò ham hiểu biết hoặc động cơ chơi của trẻ

1.3.4 Quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non

Quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học gồm có 3 bước chính.Tuy nhiên việc vận dụng quy trình này thực tế cần linh hoạt, dựa trên các yếutố sau:

- Nội dung hình thức cần tích luỹ- Hứng thú khả năng của trẻ- Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường lớp B

ư ớc 1

thức cho trẻ

Gây hứng thú , kích thích sự quan tâm, chú ý và tích luỹ kiến

- Các hình thức tổ chức: Dạo chơi, tham quan, sinh hoạt hằng ngày, tổchức hoạt động ở các góc, tiết học

- Các phương pháp chính: Quan sát, đàm thoại trò chuyện, đọc truyện,thơ, kể chuyện, thí nghiệm, xem tranh ảnh, mô hình, băng hình

- Thời gian thực hiện: Tuỳ theo nội dung, khả năng của trẻ điều kiên cụthể, mỗi nội dung có thể thực hiện trong 2-3 ngày hoặc 1 tuần…

B ư ớc 2 : Hình thành khái niệm sơ đẳng củng cố hệ thống hoá và mở rộng hiểu biết cho trẻ

a Hình thức tổ chức: Hoạt động có chủ đích

Trang 36

- Đây là hình thức chủ đạo để củng cố, hệ thống hoá, khái quát hoá, mởrộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

- Một số yêu cầu đối với hoạt động có chủ đích:+ Giáo viên phải tổ chức các hoạt động phong phú để trẻ tích cừc thamgia: Hoạt động với vật thật, tranh ảnh, mô hình, thảo luận, so sánh, phâm nhóm,trải nghiệm giải quyết vấn đề…

+ Việc củng cố mở rộng kiến thức cho trẻ phải đi đôi với việc rèn luyệnkỹ năng: Kỹ năng hoạt động trí tuệ (so sánh, phán đoán, giải quyết vấn đề…);Kỹ năng xã hội (giao tiếp, hợp tác, thoả thuận trong nhóm bạn bè…)

+ Tổ chức hoạt động tập thể kết hợp linh hoạt với hoạt động nhóm vàhoạt động cá nhân

+ Trong quá trình tổ chức học có chủ đích giáo viên có thể tích hợp mộtsố nội dung phù hợp Ví dụ: Tiết học về động vật, thực vật thì có thể tích hợpkiến thức đơn giản về toán, âm nhạc, tạo hình…

b Các loại hoạt động học có chủ đích

* Hoạt động học nhằm củng cố, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức

- Mục đích yêu cầu của loai hoạt động học này là củng cố, làm sâu sắc,chính xác và mở rộng, hệ thống hoá kiến thức về các đối tượng mà trẻ đã đượclàm quen ở bước 1 Đồng thời phát triển và rèn luyện kỹ năng cho trẻ, trong đókỹ năng nhận xét, so sánh là kỹ năng chủ yếu

- Hoạt động học này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị các đồ dùng trựcquan như vật thật (nếu đối tượng củng cố trên tiết học là đồ vật, thực vật vànhững con vật gần gũi), tranh ảnh, mô hình (nếu đối tượng củng cố là động vật,nghề nghiệp, phương tiện giao thông…) Ngoài ra giáo viên cũng cần phảichuẩn bị các bộ đồ chơi như lô tô, ghép hình , nối hình, các bài hát, bài thơ, câuđố… (Phương pháp cơ bản trong hoạt động học)

+ Kể tên và xem tranh ảnh, mô hình, vật thật kết hợp với thảo luận, nhậnxét đặc điểm của 1 số đồ dùng nhằm mở rộng hiểu biết về các đối tượng kháctrong tự nhiên và xã hội

Trang 37

- So sánh 2 đối tượng để tìm ra những điểm khác nhau và giống nhaucủa chúng.

+ Các hoạt động củng cố: Có thể chọn các hoạt động phù hợp với nộidung tiết học: Trò chơi học tập (lô tô, cái gì biến mất, cái túi kỳ lạ, tìm nhà…);Hát múa, đọc thơ, kể chuyện, giải câu đố, vẽ, nặn, xé dán

* Hoạt động hình thành khái niệm sơ đẳng và phân nhóm đối tượng

Loại tiết học này được tiến hành chủ yếu ở mẫu giáo lớn Quá trình tìmhiểu, khám phá ở các lứa tuổi trước, trẻ mẫu giáo lớn đã tích luỹ được nhiềuhiểu biết, đã có biểu tượng cụ thể về các sự vật, hiện tượng xung quanh Điềuđó cho phép chúng ta hình thành những biểu hiện khái quát về các sự vật hiệntượng của tự nhiên và xã hội Ví dụ: Động vật nuôi, phương tiện giao thông, đồdùng gia đình, sản phẩm lao động của nghề nghiệp…

Mục đích yêu cầu của hoạt động này là chỉ ra đặc điểm, đặc trưng chungcủa 1 nhóm đối tượng Trên cơ sở đó, hình thành khái niệm sơ đẳng (biểutượng khái quát) Trong hoạt động học này, kỹ năng so sánh và phân nhóm đốitượng là kỹ năng chủ yếu cần phát triển Để tiến hành loại hoạt động này, giáoviên cần thiết phải chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan như các bộ tranhảnh, mô hình lớn, nhỏ, vật thật, lô tô, các bài tập nối hình…

Phương pháp cơ bản hoạt động là xem tranh ảnh, mô hình, vật thật, vàđàm thoại

B ư ớc 3 : Củng cố , bổ sung và phát triển tri thứcTrên cơ sở những kiến thức và kỹ năng đã được hình thành ở bước 1,bước 2, bước 3 của quy trình có mục đích chính là củng cố cho trẻ những kiếnthức và kỹ năng đó, đồng thời tiếp tục bổ sung và phát triển tri thức cho trẻ

1.3.5 Yêu cầu đối với năng lực của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo

Căn cứ vào đặc điểm của trẻ mầm non, vào chương trình giáo dục mầmnon, đặc điểm của trẻ MN để thực hiện tốt hoạt động tổ chức khám phá khoahọc cho trẻ mầm non

Trang 38

- Về kiến thức: Giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình mầmnon giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ mần non để lựa chọn nội dung khámphá khoa học phù hợp với trẻ;

- Về kỹ năng: Giáo viên là người gợi ý, đưa ra các hoạt động (tổ chức,hướng dẫn, thực hành, làm mẫu), nên cần có những kỹ năng như:

+ KN lập kế hoạch dạy học Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể

chi tiết, trong kế hoạch cần xác định rõ nội dung gì trọng tâm, lựa chọn phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nào? Hình thức kiểm tra, đánhgiá ra sao? Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra, hướng dẫn trẻ họctheo nhóm, tự học, tự tìm tòi, khám phá,…

+ Kĩ năng xây dựng và sử dụng môi trường KPKH cho trẻ:

GV cần phối hợp với trẻ xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoahọc và chuẩn bị các đồ dùng, học liệu cần thiết;

+ Kỹ năng tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ

Giáo viên cần biết cách triển khai kế hoạch dạy học đã xây dựng phù hợpvới trẻ và điều kiện thục tiễn của lớp học

+ Kỹ năng đánh giá kết quả sau hoạt động học của trẻ: Giáo viên rút

kinh nghiệm, điều chỉnh sau mỗi tiết dạy, mỗi chủ đề giáo dục để đạt hiệu quảcao nhất

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viênmầm non

1.4 Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên mầm non

Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáoviên mầm non giúp GV được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức có hiệu quảhoạt động khám phá khoa học cho trẻ Giáo viên được học tập, bồi dưỡng để

Trang 39

nâng cao nhận thức, kỹ năng, thái độ trong việc xác định mục tiêu của hoạtđộng, xây dựng kế hoạch hoạt động, thiết kế giáo án và tổ chức thực hiện cáchoạt động khám phá cho trẻ trên cơ sở những gì trẻ đã biết và phát huy nănglực của mỗi trẻ; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động KPKH của trẻ một cách phù hợp.

Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giúp GV thực hiện tốt hơnnữa việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non, phát huy nhữngmặt tích cực, những kết quả đã đạt được trong đổi mới nội dung, phương pháptổ chức hoạt động giáo dục mầm non quy định tại chương trình Giáo dục mầmnon Theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dungcủa Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo, mặt khác khắc phục những tồn tại, hạn chế được coi là rào cản trongquá trình thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, từ đó nâng cao chất lượng chămsóc, giáo dục toàn diện cho trẻ; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo

1.4.1 Kiến thức:

Giáo viên có kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non Bao gồm: Hiểu biếtcơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; có kiến thức về giáodục mầm non; hiểu biết mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non; cókiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ; kiến thức cơ sở chuyên ngành, vềphương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non; đặc biệt kiến thức về hoạt độngkhám phá khoa học của trẻ mẫu giáo

1.4.2 Kỹ năng:

Kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động KPKH:

Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học; kế hoạch giáo dục chủ đề; kếhoạch giáo dục tuần; kế hoạch giáo dục ngày đảm bảo phù hợp với mục tiêu,

Trang 40

nội dung chương trình GDMN và nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và sự phát triểncủa trẻ mẫu giáo theo từng độ tuổi Đặc biệt lưu ý KH giáo dục ngày cần xácđịnh cụ thể hoạt động của cô và hoạt động của trẻ, đặt các câu hỏi mở và tăngcường tạo các tình huống cho trẻ tư duy, suy luận để giải quyết và dự kiến cáctình huống sư phạm có thể xảy ra.

Kỹ năng tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

Kỹ năng chuẩn bị: Chuẩn bị đồ dùng, học liệu của cô và của trẻ, môitrường KPKH cho trẻ đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, kích thích sự chú ý khám phácủa trẻ, phù hợp với nội dung hoạt động; bố trí vị trí ngồi của cô và trẻ, vị trí đểđồ dùng, nguyên vật liệu KP phù hợp, trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ thao tác và hoạtđộng cùng nhau

Kỹ năng tổ chức hoạt động KP: giáo viên gây hứng thú cho trẻ tham giahoạt động một cách tự nguyện; giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, trợgiúp, lôi cuốn, tương tác, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động khám phá,trải nghiệm; tổ chức các hoạt động chuyển tiếp lôi cuốn, nhẹ nhàng, liên hoàn.Tác phong sư phạm của giáo viên gần gũi, là người trợ giúp, khuyến khích trẻsáng tạo, tận dụng mọi điều kiện hoàn cảnh để dạy trẻ, khuyến khích, tạo tìnhhuống tương tác giữa trẻ với trẻ Gồm các năng lực:

Năng lực sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động: GV phải biết vậndụng phương pháp tổ chức hoạt động một cách phù hợp, sáng tạo vào các nộidung hoạt động cụ thể

Năng lực sử dụng đồ dùng, đồ chơi tổ chức hoạt động: biết đưa đồ dùng,phương tiện cho trẻ quan sát đúng lúc, để tập trung sự chú ý của trẻ, giờ học sẽtrở nên hấp dẫn, trẻ chú ý vào nội dung hoạt động, hiệu quả của hoạt động sẽtăng lên rõ rệt Nguyên tắc chung khi khai thác và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tổchức hoạt động đó là: Đảm bảo phục vụ thiết thực cho hoạt động; Sử dụng phùhợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; Sử dụng đúng lúc, đúng cách, đủ cườngđộ; Đảm bảo các quy tắc điều khiển và vận hành; Sử dụng phải an toàn cho trẻ

Ngày đăng: 29/04/2023, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w