1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Quy trình kỹ thuật theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

19 5,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 499,79 KB

Nội dung

Mục đích Nắm vững được số liệu gốc đầu kỳ về diện tích các loại rừng và các loại đất qui hoạch cho lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh theo chức năng sử dụng rừng và theo loại chủ quả

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN

LÂM NGHIỆP (FIS)

Địa chỉ: 1008 CT4A1 Bắc Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Tel/Fax: 04 3641 3620 Mobile: 0913 553 475 Email: quangfis@gmail.com Website: www.VnFis.com

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

(Phục vụ công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

hàng năm sau kiểm kê rừng)

THÁNG 11 NĂM 2013

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT 2

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THÀNH QUẢ 2

I Mục đích 2

II Yêu cầu 2

III Thành quả 2

PHẦN THỨ HAI 3

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 3

I Hệ thống nhận dạng 3

II Hệ thống phân loại rừng 3

III Các chức năng sử dụng rừng 6

IV Các loại chủ quản lý 7

V Các nguyên nhân gây biến động rừng 7

VI Các hình thức thay đổi lô 7

VII Các phương pháp khoanh lô 8

PHẦN THỨ BA 9

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 9

I Chuẩn bị tài liệu, thiết bị và phần mềm máy tính 9

II Thu thập thông tin thực địa 9

III Xử lý nội nghiệp: Cập nhật DBR ở bản đồ số 11

IV Tổng hợp báo cáo 13

KẾT LUẬN 14

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, THÀNH QUẢ

I Mục đích

Nắm vững được số liệu gốc (đầu kỳ) về diện tích các loại rừng và các loại đất qui hoạch cho lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh theo chức năng sử dụng rừng

và theo loại chủ quản lý

Hàng năm theo dõi nắm bắt được sự biến động diện tích các loại rừng và các loại đất qui hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm giúp hoạch định chính sách lâm nghiệp ở địa phương và trung ương phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng

II Yêu cầu

Cập nhật sự biến động về diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên cơ sở hệ thống phân loại rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số

78/2002/QĐ/BNN-KL ngày 28/02/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ sở dữ liệu về diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được cập nhật sự biến động hàng năm theo các nguyên nhân sau:

- Trồng mới rừng

- Khai thác rừng

- Cháy rừng

- Sâu bệnh hại rừng

- Phá rừng

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp

- Khoanh nuôi bảo vệ rừng

- Các nguyên nhân khác

III Thành quả

1 Số liệu

Cơ sở dữ liệu rừng và đất lâm nghiệp đến lô trạng thái được lưu trữ và quản

lý bằng phần mềm diễn biến rừng do Cục kiểm lâm hướng dẫn sử dụng thống nhất trong lực lượng kiểm lâm toàn quốc và được tổng hợp báo báo theo 4 mẫu biểu của các cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã

Biểu 1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo chức năng

Biểu 2: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo loại chủ quản lý

Biểu 3: Diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp

Biểu 4: Độ che phủ rừng theo cấp hành chính

2 Bản đồ

Bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000 ở hệ qui chiếu VN2000

Bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện tỷ lệ 1/25.000 ở hệ qui chiếu VN2000 Bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh tỷ lê 1/50.000 ở hệ qui chiếu VN2000

Trang 4

PHẦN THỨ HAI BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

I Hệ thống nhận dạng

1 Tiểu khu

- Diện tích bình quân 1000 ha nằm trọn trong một (01) xã

- Đường ranh giới rõ ràng, cố định như dông núi, sông, suối, đường mòn

- Số hiệu bằng chữ số la tinh (1, 2, 3 ) được viết liên tục trong một (01) tỉnh và đánh số trọn cho từng huyện theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông

- Trên bản đồ, số hiệu tiểu khu được bao quanh một vòng tròn nhỏ

- Nếu tiểu khu mới được phân chia bổ sung thì thêm chữ cái la tinh hoa phía sau

số hiệu tiểu khu liền kề Ví dụ: 125A, 125B

2 Khoảnh

- Diện tích bình quân 100 ha được phân chia từ tiểu khu

- Đường ranh giới rõ ràng, cố định, như dông núi, sông, suối, đường mòn

- Số hiệu khoảnh bằng chữ số la tinh (1, 2, 3…), được đánh số như tiểu khu

- Nếu khoảnh mới được phân chia bổ sung thì số hiệu khoảnh sẽ thêm chữ cái la tinh thường vào phía sau số hiệu khoảnh liền kề (ví dụ: 5a, 5b,…)

3 Lô

Lô được hiểu là lô trạng thái, là một phạm vi diện tích rừng mà trên đó chỉ có một trạng thái rừng đồng nhất hoặc một trạng thái của tiền hệ sinh thái rừng nhưng chưa thành rừng trên đất lâm nghiệp

II Hệ thống phân loại rừng

1 Rừng tự nhiên

- Rừng gỗ

Trang 5

- Rừng tre nứa

Trang 6

- Rừng hỗn giao gỗ nứa

- Rừng ngập mặn

- Rừng núi đá: 1150

- Rừng trồng

2 Rừng trồng

Đối với rừng trồng ta quan tâm đến loài cây và năm trồng Năm trồng phản ánh tuổi của rừng trồng, tuổi cùng với loài cây xác định được cấp tuổi của rừng trồng như bảng sau:

Trang 7

Dựa vào cấp tuổi của rừng trồng xác định được rừng trồng thuộc vào có trữ lượng hay chưa có trữ lượng như bảng sau:

Các loài cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày bao gồm: Cao su, cà phê, điều, vải, mít, sầu riêng, cọ, dừa nước, quế, hồi, trẩu, sở, trám, trên đất lâm nghiệp nếu tham gia vào độ che phủ rừng thì được xếp vào rừng trồng cây đặc sản mang mã hiệu 1240 Ngược lại không tham gia vào độ che phủ thì được xếp vào nương rãy trên đất Lâm nghiệp mang mã hiệu 2010

3 Đất không có rừng qui hoạch cho Lâm Nghiệp

III Các chức năng sử dụng rừng

1 Chức năng phòng hộ

Rừng có chức năng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn

nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường

- Phòng hộ đầu nguồn

- Phòng hộ chắn gió, chắn cát

- Phòng hộ chắn sóng, lấn biển

- Phòng hộ bảo vệ môi trường

- Phòng hộ vành đai biên giới

2 Chức năng đặc dụng

Rừng có chức năng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường

Trang 8

- Vườn quốc gia

- Dự trữ thiên nhiên

- Bảo vệ cảnh quan

- Nghiên cứu khoa học

- Bảo vệ loài, sinh cảnh

3 Chức năng sản xuất

Rừng có chức năng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường

IV Các loại chủ quản lý

1 Ban quản lý rừng ( BQL rừng PH, BQL rừng DD )

2 Doanh nghiệp nhà nước (Lâm trường, cty lâm nghiệp)

3 Tổ chức kinh tế (cty cổ phần, cty TNHH)

4 Hộ gia đình, cá nhân

5 Cộng đồng thôn bản

6 Đơn vị vũ trang (trại giam, đồn biên phòng)

7 Tổ chức khác ( Người Việt nam ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài, tổ chức nghiên cứu khoa học )

8 Uỷ ban nhân xã

V Các nguyên nhân gây biến động rừng

1 Trồng mới rừng

2 Khai thác rừng

3 Cháy rừng

4 Sâu bệnh hại rừng

5 Phá rừng ( phá rừng làm nương, chăn thả gia súc, … )

6 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

7 Khoanh nuôi bảo vệ rừng

8 Nguyên nhân khác ( sụt lở đất, bão, lũ lụt, không rõ nguyên nhân, )

VI Các hình thức thay đổi lô

1 Sinh ra một lô mới trong lòng một lô cũ

Trang 9

2 Tách một lô ra làm hai hay nhiều lô

3 Gộp hai hay nhiều lô thành một lô

VII Các phương pháp khoanh lô

1 Phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện

Đứng ở sườn đồi bên này để khoanh lô ở đồi bên đối diện Việc chuyển họa ranh giới lô thực tê trên thực địa vào bản đồ phải căn cứ vào địa hình địa vật xung quanh

Phương pháp này sử dụng trong điều kiện địa hình cao dốc hiểm trở, địa hình

bị chia cắt và tầm nhìn không bị che khuất

Phương pháp này có độ chính xác không cao nhưng giảm đuợc thời gian và công sức

Phương pháp này muốn đạt độ chính xác phải đặt bản đồ đúng với thực địa, xác định được chính xác điểm đứng trên thực địa lên bản đồ

2 Phương pháp khoanh lô bằng máy GPS

Dùng máy GPS đi khép kín lô thay đổi, máy vừa đo vừa vẽ lại hình dáng của

lô thay đổi đó và cho ra kết quả diện tích của lô đó ngay trên máy

Phương pháp này sử dụng trong điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, không cao dốc hiểm trở, địa hình không bị chia cắt và có thể tầm nhìn bị che khuất

Phương pháp này có độ chính xác rất cao nhưng hao tốn thời gian và công sức Æ Muốn đạt độ chính xác ta phải đi khép kín lô (điểm đầu trùng điểm cuối)

Trang 10

PHẦN THỨ BA CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

I Chuẩn bị tài liệu, thiết bị và phần mềm máy tính

1 Máy vi tính và máy in khổ A4

Mỗi hạt kiểm lâm phải được trang bị 01 dàn máy vi tính có cấu hình trung bình trên thị trường hiện nay phản ánh qua hai thông số: Chipset là 2.0 GHz và RAM là 01 GB Trong máy vi tính được cài đặt phần mềm cơ sở dữ liệu Diễn biến rừng và phần mềm xử lý bản đồ MapInfo Ngoài ra còn trang bị thêm máy

in khổ A4 phục vụ in ấn báo cáo số liệu

2 Máy định vị GPS

Mỗi hạt phải được trang bị 01 máy GPS loại GPSmap 62S hoặc GPSmap 78S của hãng GARMIN Mỹ Loại máy này có đặc tính là dễ sử dụng, bắt sóng vệ tinh nhanh, lưu được 2000 điểm, 200 lô rừng, phục vụ tốt cho công tác theo dõi diễn biến rừng

3 Bản đồ

Bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000 ở hệ qui chiếu quốc gia VN2000

để đi khoanh vẽ ngoại nghiệp

4 Máy in A0 và máy quét A0

Máy in A0 để in ấn bản đồ phục vụ đi khoanh vẽ ngoại nghiệp

Máy quét A0 để quét bản đồ phục vụ cập nhật diễn biến rừng nội nghiệp

Để tiện cho công tác theo dõi diễn biến rừng hàng năm, văn phòng chi cục kiêm lâm nên trang bị 2 loại máy này

II Thu thập thông tin thực địa

Phương pháp luận

“Lấy bản đồ làm trung tâm trong việc cập nhật diễn biến rừng, cụ thể: Lấy lô rừng trên bản đồ ngoại nghiệp hoặc lô rừng trên bản đồ số từ kết quả đo đạc GPS là gốc cho việc cập nhật diễn biến rừng”

1 Công đoạn ngoại nghiệp không phải

ghi chép phiếu mô tả lô, đã giảm được

thời gian và công sức

1 Công đoạn ngoại nghiệp phải ghi chép phiếu mô tả lô, mất thời gian và công sức

2 Công đoạn nội nghiệp, cập nhật

DBR chỉ tiến hành 1 lần ở bản đồ số,

đã giảm được thời gian và công sức

2 Công đoạn nội nghiệp, cập nhật DBR được tiến hành 2 lần ở bản đồ số

và phần mềm DBR, mất thời gian và công sức

3 Số liệu báo cáo và bản đồ khớp

nhau, đã giải quyết được bất cập luôn

tồn tại trong ngành

3 Số liệu báo cáo và bản đồ không khớp nhau, đây là 1 bất cập luôn tồn tại trong ngành

Trang 11

Hàng năm, cán bộ kiểm lâm địa bàn đi ngoại nghiệp mang theo bản đồ ngoại nghiệp cấp xã tỷ lệ 1/10.000 cùng máy định vị GPS

Trường hợp điều kiện địa hình cao dốc hiểm trở, địa hình bị chia cắt thì sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện để chuyển họa ranh giới lô thay đổi ở thực tế lên bản đồ ngoại nghiệp

Trường hợp điều kiện địa hình bằng phẳng, không bị chia cắt thì sử dụng phương pháp khoanh lô bằng máy định vị GPS để chuyển họa ranh giới lô thay đổi ở thực tế lên bản đồ số

Sử dụng bản đồ ngoại nghiệp hoặc máy định vị GPS khoanh vẽ các lô rừng có sự biến động theo các nguyên nhân sau:

Diện tích rừng trồng mới thì nguồn số liệu thu thập ở phòng Nông lâm của huyện hoặc lâm trường trên địa bàn huyện Hàng năm, cán bộ kiểm lâm địa bàn đến phòng Nông lâm của huyện hoặc lâm trường trên địa bàn huyện tìm hiểu thông tin về các dự án trồng rừng trong phạm vi huyện, từ đó thu thập số

liệu rừng trồng mới đã được nghiệm thu cùng với bản đồ thiết kế trồng rừng để

biết rừng được trồng ở tiểu khu nào, khoảnh nào rồi cập nhật ranh lô rừng trồng mới vào bản đồ ngoại nghiệp

Diện tích rừng khai thác có trường hợp khai thác trái phép thì từ những nguồn tin báo hoặc thông tin từ phòng pháp chế thanh tra của hạt kiểm lâm, cán

bộ kiểm lâm địa bàn đi đến hiện trường xác minh, nếu có thì chuyển hoạ ranh lô thay đổi lên bản đồ ngoại nghiệp Trường hợp diện tích rừng được thiết kế khai thác có hồ sơ, số liệu cụ thể thì ta thu thập thông tin ở phòng nông lâm của huyện hoặc lâm trường trên địa bàn huyện

Trang 12

Diện tích rừng cháy hoặc do sâu bệnh phá hoại thì cán bộ kiểm lâm địa bàn hàng năm đi kiểm tra thực tế, mang theo máy định vị GPS và bản đồ ngoại nghiệp Trong trường hợp địa hình cao dốc hiểm trở, địa hình bị chia cắt, ta không vào được chính xác khu vực có sự thay đổi thì ta có thể sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện rồi chuyển hoạ ranh lô thay đổi lên bản đồ ngoại nghiệp Trường hợp địa hình bằng phẳng, ta vào được chính xác khu vực

có sự thay đổi thì ta dùng GPS đi xung quanh khu vực đó để xác định ranh giới

lô thay đổi rồi chuyển dữ liệu vào phần mềm MapInfo xử lý

Diện tích đất lâm nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng thì nguồn số liệu thu thập ở phòng địa chính hoặc phòng TNMT của huyện, vì diện tích đất lâm nghiệp được chuyển đổi mục đích thường có quyết định bằng văn bản của các ban ngành liên quan

Diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ có trường hợp khu vực khoanh nuôi đã được qui hoạch bằng văn bản pháp lý và có số liệu quản lý cụ thể thì chúng ta dễ dàng thu thập được, còn trường hợp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ( tăng phẩm cấp rừng ) thì cán bộ kiểm lâm địa bàn hằng năm đi kiểm tra thực tế để xác định ranh giới lô thay đổi lên bản đồ ngoại nghiệp

III Xử lý nội nghiệp: Cập nhật DBR ở bản đồ số

1 Trường hợp sử dụng phương pháp khoanh lô theo dốc đối diện

Khi số lượng lô khoanh vẽ trên bản đồ ngoại nghiệp ít, ranh giới lô thay đổi không phức tạp thì không cần quét A0 bản đồ ngoại nghiệp, mà sử dụng phương pháp mắt thường để chuyển họa ranh giới lô thay đổi từ bản đồ ngoại nghiệp vào bản đồ số

Khi số lượng lô khoanh vẽ trên bản đồ ngoại nghiệp nhiều, ranh giới lô thay đổi phức tạp thì nhất thiết phải quét A0 bản đồ ngoại nghiệp, rồi sử dụng phương pháp “gán 4 góc” của phần mềm MapInfo để đưa ảnh bản đồ về đúng vị trí địa lý Tiếp theo, chồng xếp lớp rừng cập nhật ở dạng số lên ảnh quét để số hóa ranh giới lô thay đổi

2 Trường hợp sử dụng phương pháp khoanh lô bằng máy định vị GPS

- Truyền dữ liệu đo được từ máy GPS vào phần mềm MapSource và lưu lại

dữ liệu gốc với định dạng gdb

- Xuất dữ liệu sang tệp Text với định dạng txt

- Sử dụng modul MapSource into MapInfo.MBX để chuyển dữ liệu từ MapSource vào MapInfo ở hệ VN2000

(Chi tiết ở phụ lục)

3 Tạo lớp rừng cập nhật (r1.tab)

- Mở lớp rừng gốc (r.tab) rồi sao chép lớp rừng gốc sang lớp rừng cập nhật

- Đóng tất cả các lớp

- Mở lớp rừng cập nhật và thêm 2 trường dữ liệu sau:

Tên trường Kiểu dữ liệu Độ rộng

Trang 13

nntd Character 12

- Sắp xếp 2 trường này theo thứ tự: lo – nntd – lo_moi

4 Bộ công cụ “CapNhatDBR.MBX”

Sử dụng công cụ “CapNhatDBR.MBX” tích hợp vào phần mềm MapInfo

để cập nhật diễn biến rừng ở bản đồ số trên cơ sở kết quả ngoại nghiệp theo 05 bước sau đây:

Bước 1: Khoanh tách lô thay đổi

- Chọn lô cần khoanh tách

- Sử dụng nút công cụ Split Region để khoanh tách lô

- Nhập thông tin cho lô mới sinh ra như sau:

+ Đối với lô khác rừng trồng thì nhập 4 trường thông tin: nntd, lo_moi, tr_thai, ma_ldlr

+ Đối với lô rừng trồng thì nhập 6 thông tin: nntd, lo_moi, tr_thai, ma_ldlr, loai_cay, nam_tr

Bước 2: Tính toán diện tích lô thay đổi

- Sử dụng nút công cụ Calculate Area để tính diện tích lô mới sinh ra và lô còn lại

- Sau khi làm xong bước 1, bước 2 toàn xã thì tiến hành xóa dữ liệu rác ở lớp rừng cập nhật

Bước 3: Xuất kết quả cập nhật từ bản đồ vào phần mềm Diễn biến rừng

- Sử dụng nút công cụ Export data để xuất dữ liệu cập nhật sang phần mềm DBR nhằm kiểm tra 04 vấn đề sau:

+ Kiểm tra nguyên nhân thay đổi nhập đúng chưa ?

+ Kiểm tra số hiệu lô mới có trùng với số hiệu lô cũ không ?

+ Kiểm tra diện tích cập nhật có bị sai lệch không ?

+ Kiểm tra trạng thái, mã LĐLR của lô cập nhật có logic với lô gốc không?

- Nếu dữ liệu cập nhật có sai xót thì chỉnh sửa trực tiếp ở phần mềm DBR, khi

đó thuộc tính lô rừng trên bản đồ được chỉnh sửa tương ứng

Bước 4: Chuyển bản đồ sang năm sau

- Ở phần mềm Diễn biến rừng > chuyển số liệu sang năm sau

- Copy toàn bộ các lớp bản đồ ở thư mục bản đồ xã của năm trước sang năm sau

- Mở lớp rừng cập nhật và đổi tên đè vào lớp rừng gốc đã có

- Lọc ra các lô mới sinh ra có điều kiện là: lo_moi <> “” và truyền giá trị từ trường lo_moi vào trường lo

- Xóa 2 trường nntd và lo_moi

Bước 5: Tạo lại trạng thái rừng thay đổi năm sau

Ngày đăng: 16/05/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w