Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 11 năm 2010
QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
VÀ CHI TIÊU NỘI BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ ngày 04 tháng 11 năm 2010)
Căn cứ Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006;
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức của Trường ngày 31/10/2010,
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mục đích xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ:
- Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính cho Hiệu trưởng
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm
vụ được giao
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo qui định
- Sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút
và giữ được những người tài trong đơn vị
Trang 2Điều 2: Nguyên tắc chung:
Trường phát huy mọi khả năng để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi, từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ coonh nhân viên trong đơn vị
Nhà trường phải thực hiện thu đúng, thu đủ về học phí và lệ phí theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định
(trường hợp có khung mức thu, thì không được thực hiện vượt quá khung mức
đã được qui định) Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết; đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ
bù đắp chi phí và có tích luỹ
Hiệu trưởng nhà trường được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định; được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc
Điều 3: Nguồn tài chính của trường như sau:
1- Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp, gồm:
- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bộ Nông nghiệp & PTNT giao hàng năm
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước qui định
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
- Kinh phí khác (nếu có)
2- Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
Trang 3a- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật gồm:
- Thu học phí học sinh chính quy theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập
và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010
- Thu lệ phí tuyển sinh theo qui định tại Thông tư số 28/2003/TTLT/ BTC-BGD&ĐT ngày 04/04/2003 của Liên bộ: Tài chính - Giáo dục và ĐT
b- Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể:
- Thu từ hợp đồng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ (theo Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007); Phê duyệt của Bộ NN & PTNT về việc tăng 20% học phí so với Thông tư 26/2007/TT-BTC
- Thu từ phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ theo Thông tư số 53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007
- Thu từ hợp đồng liên kết đào tạo các lớp Cao đẳng, Đại học, Trung cấp với trường Đại học Hưng Yên; Đại học Công nghiệp Thái Nguyên
- Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ), mức thu do Hiệu
trưởng quyết định phù hợp với khả năng của người học
- Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước
- Tiền thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất
- Thu từ các hợp đồng Khoa học & C.N với các tổ chức cá nhân trong
c- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)
d- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ
3- Nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng cho theo qui định của pháp luật 4- Các khoản thu khác:
Trang 4a- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán
bộ, viên chức trong đơn vị
b- Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật
Điều 4: Nội dung chi:
Thực hiện theo qui định tại điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2009 sửa đổi một số điểm của Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính như sau:
1- Chi thường xuyên:
a- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp
- Các khoản chi nghiệp vụ
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
- Các khoản chi khác theo chế độ qui định
b- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí gồm:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương; Các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; Sửa chữa thường xuyên tài sản
cố định và các khoản chi khác theo chế độ qui định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí
c- Chi các hoạt động dịch vụ gồm:
- Chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương; Các khoản trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo qui định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục tham gia các hoạt động dịch vụ
- Chi mua nhiên, nguyên vật liệu, lao vụ mua ngoài; Chi khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định cho các hoạt động dịch vụ
Trang 5- Chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo qui định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có)
CHƯƠNG II NỘI DUNG XÂY DỰNG QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
Điều 5: Những qui định cụ thể về nguồn thu:
Ngoài nguồn thu từ NSNN, các nguồn thu còn lại được qui định như sau:
1- Mức thu học phí áp dụng trong năm học 2010 - 2011 như sau:
T
Số tháng
Mức thu
1 tháng
Ghi chú
I Học tại trường
1 Cao đẳng nghề Điện (ĐCN; ĐTCN) 10 150.000
2 CĐ nghề: Công nghệ ô tô; GCCK; CN Hàn 10 150.000
3 Cao đẳng nghề Công nghệ thông tin, CĐN
sửa chữa và lắp ráp máy tính; Quản trị
mạng
10 150.000
4 Cao đẳng nghề Kế toán doanh nghiệp 10 150.000
5 Trung cấp Nghề: Vận hành máy thi công
7 Trung cấp Nghề: Điện; Công nghệ ô tô;
Hàn; máy NN; lắp ráp & SC máy tính
….(Tuyển Học sinh THCS)
10 100.000 Năm 1
II Học tại cơ sở ngoài trường
Trang 62 Trung cấp nghề 150.000
(Nội dung chi tiết thể hiện trong Quyết định của Hiệu trưởng về mức thu học phí )
2- Học phí Lái xe cơ giới đường bộ:
Thực hiện theo Thông tư số 26/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ tài chính với một số loại giấy chứng nhận, hạng giấy phép lái xe và Công văn
số 62/CV của trường đề nghị được sự đồng ý phê duyệt điều chỉnh mức thu học phí đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ngày 12/03/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT như sau:
Đơn vị tính: đồng/khoá học
1 A1(xe máy, mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3) 70.000
2 B1(ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải và đầu kéo có 1 rơ
móc có trọng tải dưới 3.500 kg không kinh doanh vận tải)
2.730.000
3 B2(ô tô khách đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải và đầu kéo có 1 rơ
móc có trọng tải dưới 3.500 kg có kinh doanh vận tải)
3.250.000
4 C (ô tô tải, đầu kéo có rơ móc có trọng tải 3.500 kg trở lên) 4.650.000
6 Nâng hạng từ B2 lên C, C lên D, D lên E và lên các hạng F 1.800.000
10 Thi sát hạch lái xe các hạng được thực hiện theo Thông tư số
53/2007/TT-BTC ngày 21/5/2007
3- Thu học phí dịch vụ đào tạo hệ B (hệ cấp chứng chỉ):
Mức thu cụ thể cho từng loại hình đào tạo và từng nghề như sau:
Đơn vị tính: đồng/khoá học
T
T Tên nghề đào tạo
Chứng chỉ ngoài trường
Học phí cả khoá 3;4 tháng (chứng chỉ sơ cấp nghề)
Học phí cả khoá 6 tháng (chứng chỉ sơ cấp nghề)
Trang 74 Nghề điện CN 1.000.000 2.000.000
6 Nghề vận hành máy xúc - ủi 3.500.000 5.500.000
7 Chứng chỉ sư phạm dạy nghề Thu theo tình hình thực tế
8 Nghề xếp dỡ cơ giới tổng hợp Thu theo tình hình thực tế
9 Đào tạo tin học A
Đào tạo tin học B
200.000 300.000
(Nội dung chi tiết thể hiện trong Quyết định về mức thu học phí dịch vụ đào tạo ngắn hạn cho các nghề)
Tuy nhiên trong thực tế phát sinh các lớp đào tạo đặc thù thì định mức nêu trên được Hiệu trưởng Quyết định mức thu linh hoạt cho phù hợp
4- Tiền thu học phí đào tạo liên thông (cấp bằng):
Mức thu cụ thể cho từng loại hình đào tạo và từng nghề như sau:
Đơn vị tính: đồng/khoá học
Học phí cả khoá 3 tháng (Bằng TCN)
Học phí cả khoá 10 tháng (Bằng CĐN)
1 Nghề 3/7 lên Trung cấp nghề 750.000
2 Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề 3.000.000
5- Thu từ dự án liên kết đào tạo với trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học Công nghiệp Thái Nguyên…)
(Nội dung chi tiết về mức thu học phí thể hiện trong hợp đồng liên kết đào tạo)
Khi khung học phí Nhà nước thay đổi thì mức thu của nhà trường sẽ thay đổi cho phù hợp
6- Tiền thu lệ phí tuyển sinh:
Thực hiện theo qui định tại Thông tư số 28/2003/TTLT/BTC-BGD&
ĐT ngày 4/4/2003 của Liên Bộ tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cụ thể là:
- Thí sinh đăng ký xét tuyển: 15.000 đồng/hồ sơ
- Thí sinh đăng ký dự thi và thi tuyển: 60.000 đồng/thí sinh (trong đó 40.000 đồng lệ phí đăng ký dự thi và 20.000 đồng lệ phí thi cho tất cả các môn thi)
Trang 87- Thu từ hoạt động Trung tâm sát hạch lái xe:
5 Thuê sân bãi tập 30.000
6 Thuê xe không thiết bị 130.000 130.000
(Mức giá trên có thể thay đổi cho phù hợp theo từng thời điểm) Đối với các loại hình đào tạo, nghề đào tạo phát sinh khác Hiệu trưởng quyết định phê duyêt dự toán Thu - Chi
- Thu từ 2 bếp dịch vụ nhà ăn theo hợp đồng thoả thuận: 1.000.000 đồng/1 tháng (thu 10 tháng/1 năm)
- Thu tiền dịch vụ phục vụ ăn uống của trung tâm sát hạch lái xe sẽ có quy định riêng khi cơ sở vật chất được hoàn thành
- Khoản thu do học sinh được đi lao động xuất khẩu tự nguyện đóng góp xây dựng Nhà trường
- Thu từ tiền cho thuê đặt phòng máy vi tính tại KTX là 300.000 đồng/1tháng (thu 10 tháng/ năm)
- Thu tiền dịch vụ ký túc xá do phòng QLHS-SV đề xuất phương án
- Thu tiền từ các lớp tập huấn do Sở giao thông mở tại Trường
Điều 5: Nội dung cụ thể về chi hoạt động thường xuyên:
Trang 91- Tiền lương, tiền công:
Thực hiện theo qui định tại điều 18 Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/4/2006 của Chính phủ như sau:
1.1- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao; hoạt động thu phí, lệ phí thì tiền lương, tiền công của người lao động được tính theo qui định hiện hành về tiền lương cấp bậc chức vụ do Nhà nước qui định
1.2- Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch
vụ đó đơn vị tính theo tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước qui định 1.3- Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị có thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ và tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ; thì chi phí tiền lương tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó, đơn vị áp dụng theo chế độ tiền lương của Doanh nghiệp Nhà nước tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập
trong các công ty Nhà nước (sẽ xây dựng qui chế hoạt động phù hợp cho từng
tổ chức)
2- Thu nhập tăng thêm:
a- Lương tăng thêm:
Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước Căn cứ vào khả năng của Trường, năm học 2010-2011 tạm thời xác định tổng mức thu nhập tăng thêm bằng 1/2 quĩ tiền lương cấp bậc chức
vụ (từ tháng 10/2010 - tháng 9/2011) Trong năm học này nhà trường sẽ xây dựng phương án trả lương tăng thêm tuỳ thuộc vào hiệu suất công việc đạt được phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị
Quỹ tiền lương tăng thêm được phân phối hàng tháng cho người lao động trên cơ sở bình xét kết quả công tác, tiêu chí bình xét, xếp loại và hệ số lương tăng thêm tương ứng như sau:
TT Kết quả công tác đạt được trong tháng Xếp loại Hệ số lương
tăng thêm
Trang 103 Chưa hoàn thành nhiệm vụ C 0,3
số chính sách thực hiện QĐ số 494/QĐ-TTG ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”
- Vận dụng chi cho Giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy môn Quốc phòng
- an ninh được hưởng chế độ ưu đãi theo tính chất đặc thù của môn học là 1% mức lương tối thiểu cho 1 tiết giảng, tính trên số giờ phải giảng (theo Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh)
- Vận dụng chi cho Giáo viên dạy thể dục thể thao được bồi dưỡng 0,5
kg gạo hoặc tương đương 6.000 đồng/1 giờ thực hành, tính trên số giờ phải giảng theo Thông tư liên bộ Giáo dục - Tổng cục TDTT - Tài chính - Lao động TBXH số 01 ngày 10/01/1990
- Cán bộ, giáo viên bị đình chỉ giảng dạy, đình chỉ công tác không được hưởng phụ cấp giáo viên hay phụ cấp đặc thù của trường
- Phụ cấp đặc thù công tác nhà trường áp dụng cho những đối tượng không đủ điều kiện hưởng phụ cấp ưu đãi giáo viên là 20% (đối với viên chức; hợp đồng dài hạn và giáo viên nữ nghỉ chế độ thai sản)
- Đối với cán bộ không ở ngạch lương giáo viên mà tham gia giảng dạy được hưởng phụ cấp như giáo viên đứng lớp
(Khoản phụ cấp này không áp dụng cho nhân viên làm công tác dịch vụ nhà ăn)
b.2- Phụ cấp ăn trưa:
Trang 11- Phụ cấp ăn trưa cho viên chức theo các mức như sau: Mức A: 400.000 đồng/tháng, Mức B: 350.000 đồng/tháng, Mức C: 300.000 đồng/tháng
* Hai đồng chí nhân viên nhà ăn:
- Được hỗ trợ BHXH, BHYT, CĐ, BHTN và các ngày lễ, tết, tham quan nghỉ mát như cán bộ công nhân viên
- Hàng tháng nhà trường hỗ trợ số tiền là: 1.250.000 đồng/1người/1 tháng (hưởng 10 tháng/năm) Riêng 2 tháng hè và tết được hưởng nguyên lương và các chế độ như các viên chức khác theo mức bình xét A,B,C Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương cơ bản thì Hiệu trưởng sẽ Quyết định mức
hỗ trợ thay đổi cụ thể sau
b.3- Phụ cấp chức vụ đối với các hoạt động ngoài nhiệm vụ thường xuyên:
Hệ thống cán bộ quản lý của Trường, ngoài phụ cấp trách nhiệm về chính quyền theo chế độ còn được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm về công
tác Đảng - Đoàn thể như sau: (Phụ cấp = Lương tối thiểu x Hệ số)
3 Đảng uỷ viên; Chủ tịch CĐCS; Bí thư đoàn trường 0.5
4 Phó chủ tịch CĐCS; Phó bí thư Đoàn TNCS-HCM; Trưởng
ban nữ công
0.4
5 Bí thư chi bộ, UVBCH- CĐCS; Chủ tịch CĐB.P; Phó ban nữ
công; Thường vụ đoàn TNCSHCM
Hàng tháng nhà trường chi phụ cấp đãi ngộ cho cán bộ, giáo viên có trình
độ Thạc sỹ (kể cả hợp đồng dài hạn) và giáo viên cao cấp; giáo viên có tay nghề bậc 5/5 theo 3 mức A,B,C
(Mức A = 0,20 x lương tối thiểu; Mức B = 0,10 x lương tối thiểu; Mức C = 0)
c- Phúc lợi tập thể:
- Chi hỗ trợ chè nước cho các bộ phận là: 200.000 đồng/tháng
- Chi tiền chè nước cho hội đồng sát hạch cấp GPLX của các khoá đào tạo tại trường là 300.000 đồng/khoá thi
- Chi tiền tàu xe cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên đi phép hàng năm:
Trang 12Thực hiện theo TT số 108 TC/HCSN ngày 30/12/1993 của Bộ TC và nội dung Công văn số 1374/TCKT ngày 27/3/2001 của Bộ NN & PTNT
- Nhà trường sử dụng quỹ phúc lợi tập thể chi cho 01 viên chức và lao động hợp đồng dài hạn (theo định mức) trong các ngày lễ tết như sau:
Đơn vị: Đồng/người
2 Hỗ trợ thăm quan đầu năm (tự túc phương tiện) 100.000
3 Ngày thầy thuốc Việt nam (cán bộ y tế) 100.000
4 Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (cho cán bộ, GV, CNV Nữ) 100.000
6 Ngày Quốc Lễ "Gỗ Tổ Hùng Vương" 100.000
7 Ngày 27/7 và tết âm lịch (cho thương binh và con liệt sỹ:
8 Tham quan du lịch hè hàng năm (trường bố trí xe đưa đón) 1.000.000
10 Ngày thành lập hội LHPNVN (cho cán bộ, GV, CNV Nữ) 100.000
12 Ngày thành lập QĐNDVN 22/12 (cho bộ đội xuất ngũ,
- Cán bộ, giáo viên nghỉ hưu vào thời điểm 6 tháng đầu năm thì được nhận tiền thưởng các ngày lễ hết tháng 6; vào thời điểm 6 tháng cuối năm thì hưởng lễ, tết đến hết tháng 12 và tết âm lịch
- Hợp đồng thỏa thuận theo mức khoán công việc không được hưởng chế độ gì ngoài phần lương khoán đã trả hàng tháng
- Đối với công nhân viên Hợp đồng làm việc liên tục tại trường từ 01 đến ≤ 2 năm được hưởng 70% (kể từ khi ký Hợp đồng dài hạn)
Hợp đồng làm việc ≥ 2 năm dài hạn được hưởng 100% của Lương tăng thêm; tiền ăn trưa; và các ngày lễ, tết nêu trong mục a,b, c của phần 2
- Tặng quà sinh nhật cho viên chức với mức: (1.000đ/tuổi + 100.000đ)/người
- Hỗ trợ tổ chức tết thiếu nhi và trung thu, mỗi dịp là: 1.000.000 đồng
Trang 13- Tổ chức các ngày lễ kỷ niệm 8/3 và 20/10, mỗi dịp là: 1.000.000 đồng
- Tặng quà cưới cho viên chức là: 500.000 đồng/người
- Viên chức được nghỉ làm việc trước 3 tháng khi nghỉ hưu (lương bình xét hưởng mức A) và được hưởng trợ cấp một lần như sau:
Trưởng, phó phòng khoa: 4.000.000 đồng/người
Cán bộ, giáo viên, CNV: 3.000.000 đồng/người
- Hàng tháng nhà trường chi hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng cho GV,
CNV hợp đồng ngắn hạn theo hướng tuyển dụng (các ngày lễ, tết khác được BGH duyệt chi cho từng trường hợp cụ thể)
- Tổ chức đi tham quan trong dịp hè: Nhà trường bố trí xe (có hỗ trợ 01 xuất lái xe cho đoàn đi có chặng đường từ trường đến địa điểm nghỉ mát <
300 km/lượt- 3 ngày) Các phòng khoa đăng ký từ đầu năm học về kế hoạch
đi du lịch hè nếu 2 năm đi 1 lần thì chế độ hưởng gấp đôi và thời gian tối đa không quá 6 ngày với chặng đường < 600 km/lượt Các phòng khoa phải động viên sắp xếp đoàn viên của mình tham gia >70% Công đoàn trường sắp xếp
các công đoàn bộ phận ít người đi cùng đợt cho hợp lý (đi tham quan đầu năm các đơn vị tự lo phương tiện) Trường hợp cán bộ, giáo viên hợp đồng
ngắn hạn được hỗ trợ tiền nghỉ mát là 400.000 đồng/người; Đi du xuân đầu năm 50.000 đồng/người
- Trong năm học tổ chức đoàn cán bộ chủ chốt đi tham quan - học tập tại các trường đào tạo trong nước và một số cán bộ lãnh đạo tham quan học tập ở các nước trong khu vực để phục vụ cho việc thực hiện chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020 theo phê duyệt của Bộ NN và PTNT; dự kiến
số kinh phí khoảng 300 triệu đồng
- Năm học 2010-2011 nhà trường kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường, nhà trường trích từ quỹ phúc lợi chi cho mỗi cán bộ công nhân viên tiền thưởng theo quyết định của Hiệu trưởng
- Năm học 2010-2011 nhà trường kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường, nhà trường chi hỗ trợ cho mỗi cán bộ giáo viên, công nhân viên trong biên chế và HĐ dài hạn >2 năm 1 bộ quần áo là 1 triệu đồng/ người; Hợp đồng dài hạn < 2 năm: 700.000 đồng/ người; Hợp đồng ngắn hạn theo hướng tuyển dụng: 400.000 đồng/ người (Chi phí đi may các phòng, khoa tự túc)
d- Chi khen thưởng:
- Thực hiện theo Thông tư 73/2006/TT-BTC ngày 15/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo Nghị định 121/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng; và Quyết định số 1606/2002/QĐ - BLĐTBXH ngày 20/12/2002 của Bộ Lao động thương binh
Trang 14và xã hội về việc ban hành qui chế khen thưởng cho công tác dạy nghề (vận dụng chi tiền thưởng cho trường hợp chưa đạt LĐTT mức 50.000đồng/người)
- Hàng năm nhà trường tổ chức Hội giảng cấp Trường có chi phí như sau: + Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, hội đồng giám khảo, tiểu ban thư ký
và phục vụ hội giảng là: 50.000 đồng/1 người/1 ngày
+ Chi khen thưởng cho Giáo viên đạt giải như sau:
Giải Nhất: 500.000 đồng; Giải Nhì: 300.000 đồng Giải Ba: 200.000 đồng; Giải Khuyến khích: 150.000 đồng
- Những giáo viên đạt giải tại hội giảng cấp Tỉnh, cấp Bộ, cấp Quốc gia, nhà trường trích quĩ để khen thưởng cho những giáo viên đạt giải, bằng giá trị phần thưởng đã nhận ở mỗi cấp
- Từ hội giảng cấp Tỉnh trở lên, trường thành lập “hội đồng cố vấn” để
huấn luyện các giáo viên dự thi giáo viên dạy nghề giỏi ở mỗi cấp Mức
thưởng cho “hội đồng cố vấn” bằng tổng giá trị phần thưởng mà đoàn giáo
viên đã đạt được ở mỗi cấp
- "Hội đồng cố vấn" được thanh toán tiền bồi dưỡng huấn luyện cho
giáo viên tham gia hội giảng cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Quốc gia là 50.000đồng/buổi/người Số ngày huấn luyện theo bảng chấm công thực tế được Hiệu trưởng phê duyệt
- Với các hội thi học sinh giỏi nghề ở cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Quốc gia, nhà trường thưởng cho các giáo viên có công bồi dưỡng học sinh đạt giải, mức thưởng bằng tổng giá trị phần thưởng mà đoàn học sinh đã đạt được ở
mỗi cấp (có phân theo từng phòng, khoa có học sinh tham gia)
- Các khoa lập kế hoạch, dự toán cho giáo viên hướng dẫn luyện thi học sinh giỏi nghề cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Quốc gia Ban giám hiệu sẽ quyết định chi thù lao cho từng trường hợp cụ thể
- Ôn luyện thi học sinh giỏi cấp trường là nhiệm vụ thường xuyên đối với GV
e- Các khoản đóng góp trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN:
- Cán bộ công nhân viên thực hiện theo chế độ hiện hành
- Đối với những trường hợp đã ký hợp đồng làm việc liên tục tại trường
từ 01 năm trở lên (kể từ khi ký hợp đồng dài hạn) được nhà trường hỗ trợ mức
đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 100% như viên chức
- Trường thu, nộp BHXH, BHYT cho những trường hợp tự nguyện
2- Chi cho học sinh - sinh viên bao gồm:
a- Chi học bổng, trợ cấp xã hội và tiền thưởng:
Trang 15- Quĩ học bổng, TCXH năm học 2010-2011 tạm tính 400 triệu đồng (căn cứ theo QĐ số 70/2008/QĐ-BLĐTBXH được xác định tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ dạy nghề chính quy)
- Căn cứ vào kết quả học tập của học kỳ trước để cấp học bổng kỳ sau
cho từng học sinh theo chế độ hiện hành qua thẻ ATM (cấp 10 tháng/năm)
- Căn cứ vào danh sách hưởng trợ cấp xã hội đã được duyệt để chi cho
từng học sinh theo tháng với mức 140.000 đồng/tháng (1 năm cấp 12 tháng)
Trả qua thẻ ATM vào ngày 15 hàng tháng
- Ngoài nội dung thưởng học bổng cho học sinh có kết quả học tập, rèn luyện theo chế độ học bổng khuyến khích học tập; căn cứ vào qui chế về quản
lý giáo dục học sinh, Hiệu trưởng quyết định các mức khen thưởng như sau:
Đơn vị tính: đồng/học sinh
- Sau khi có Quyết định khen thưởng năm học và toàn khoá; phòng
Đào tạo gửi danh sách cho phòng TC-KT chi thưởng cho học sinh-sinh viên
- Mỗi năm Trường tổ chức cho những học sinh có kết quả học tập đạt loại giỏi trở lên và cán bộ đoàn, cán bộ hội có nhiều thành tích công tác đoàn, công tác hội đi tham quan 1 lần; ngoài chi phí đi lại, vé cầu phà, vé vào tham
quan trường còn hỗ trợ tiền sinh hoạt cho mỗi học sinh 30.000 đồng/ngày
- Hàng năm tổ chức thi học giỏi cấp trường cho các nghề, những học sinh đạt giải được thưởng theo mức như sau:
Trang 16- Căn cứ Quyết định số 158/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ qui định về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh, sinh viên giỏi, olympic quốc gia olympic quốc tế, kỹ năng nghề quốc gia và kỹ năng nghề quốc tế
Ngoài phần thưởng của Chính phủ cho những học sinh đạt giải, nhà trường sẽ thưởng cho những HS đạt giải bằng số tiền mà Chính phủ đã tặng
- Năm học 2010-2011 nhà trường kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường, nhà trường trích từ quỹ phúc lợi chi cho mỗi học sinh đang học tập tại trường tại thời điểm tổ chức lễ kỷ niệm là 30.000 đồng/1 HS-SV
b- Chi cho các hoạt động văn hoá văn nghệ, hoạt động nữ công, thể dục - thể thao của Học sinh - sinh viên:
Năm học 2010-2011dự toán chi cho các hoạt động phong trào thường
xuyên của HS-SV là 50.000.000 đồng, bao gồm chi cho các hoạt động văn
hoá-văn nghệ, nữ công, thể dục-thể thao, hội nghề (gồm cả các giải thưởng cho các
phong trào)
Kinh phí trang bị cho môn học thể dục thể thao và hoạt động phong trào
được tính vào vật tư dụng cụ học tập với mức 10 triệu đồng/năm
Phòng QLHS-SV phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội học sinh-sinh viên và các phòng khoa lập dự toán từ đầu năm học để trình Hiệu trưởng duyệt, trong năm học căn cứ vào kế hoạch đã duyệt để thực hiện
Những hoạt động phong trào của học sinh-sinh viên, tham gia theo yêu cầu của Bộ và địa phương không thuộc phạm vi dự toán này
Năm 2011 nhà trường hỗ trợ cho đội thanh niên tình nguyện của đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào với mức là: 10.000.000 đồng/năm
c- Chi từ tiền Hỗ trợ tham gia BHYT của Học sinh - sinh viên:
Hàng năm giao cho y tế nhà trường lập dự toán chi phí từ nguồn kinh phí
hỗ trợ tham gia BHYT do BHXH trích về, để phục vụ cho công tác quản lý, cán
bộ y tế trực tiếp, chi phí nghiệp vụ liên quan đến công tác BHYT và tổ chức mua thuốc chữa bệnh thông thường cho học sinh - sinh viên từ nguồn kinh phí trên
Trang 17- Toàn bộ chi phí điện tại các bếp ăn, các hộ dùng điện của trường hàng tháng nộp tiền về phòng TC-KT Hàng tháng trích chi 5 %/ tổng thu tiền điện ngoài trường cho công tác quản lý điện, trực tiếp và giám sát thực hiện
- Tiếp tục nghiên cứu thực hiện khoán điện sinh hoạt và đào tạo tới từng đơn vị phòng khoa (theo Quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở đề nghị của tiểu ban chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện)
b- Chi mua vật tư văn phòng và văn phòng phẩm:
Thực hiện khoán văn phòng phẩm cho các phòng, và trung tâm như sau:
khoán/năm
Mực in VT khoán /năm
Tổng cộng/Năm
Văn phòng phẩm phục vụ thi chứng chỉ và thi sát hạch cấp GPLX tại (phòng thi lý thuyết và phòng thi thực hành) của Trung tâm thanh toán với mức khoán 300.000đ/1kỳ thi
- Chi phí mua dụng cụ vệ sinh, đồ dùng phục vụ cho trường, chăm sóc cảnh quan môi trường thuộc phòng Hành chính – Tổ chức khoán kinh phí 3
Trang 18triệu đồng/năm (chổi, cuốc, xẻng, giấy VS, nước tẩy rửa, xà phòng, thuốc trừ sâu, phân bón )
- Chi phí mua dụng cụ vệ sinh, đồ dùng phục vụ cho trường, chăm sóc cảnh quan môi trường thuộc phòng Quản trị đời sống khoán kinh phí 5 triệu đồng/năm (chổi, cuốc, xẻng, giấy VS, nước tẩy rửa, xà phòng, thuốc trừ sâu, phân bón )
- Dự trù trang bị dụng cụ vệ sinh toàn trường được chi từ dự toán kinh phí từ nguồn BHYT học đường trích lại cho trường hoạt động khoảng 4 triệu đồng/năm
- Trung tâm sát hạch lái xe: 1.200.000đồng/1 năm
- Chi phí về băng, đĩa, phục vụ cho việc đào tạo, thi cho học sinh học văn hoá theo chương trình của Sở giáo dục và đào tạo, nhà trường sẽ thanh toán theo yêu cầu của Sở giáo dục và đào tạo trên hoá đơn chứng từ cụ thể
- Dựa vào mức khoán như trên, các phòng, khoa chủ động mua VPP, mực máy in vi tính, bằng hoá đơn hợp lệ để thanh toán và lập sổ theo dõi tình hình mua sắm và sử dụng văn phòng phẩm của bộ phận mình, làm căn cứ cho công tác quản lý của phòng, khoa và công tác kiểm tra của nhà trường Yêu cầu các phòng, khoa mua sắm văn phòng phẩm theo mức khoán theo quý trong năm học Không thanh toán định mức của năm học này vào năm học tiếp theo
- Nhân viên văn thư của phòng TC - HC chịu trách nhiệm in và photo tài liệu cho các phòng, khoa trong trường Tất cả các trường hợp phô tô, in ấn phải được ký xác nhận vào sổ theo dõi của phòng TC - HC Các văn bản in ấn, đánh máy từ 20 trang trở lên phải được Ban giám hiệu duyệt về số lượng, cỡ loại
giấy in Cuối kỳ (quí, năm) phòng TC - HC có số liệu quyết toán số lượng tài liệu đã thực hiện trong kỳ với phòng TC-KT (trừ mực in vi tính) làm căn cứ để
cấp mực máy phô tô Phòng TC-HC có trách nhiệm quản lý và sử dụng máy in, máy photo đúng qui định, không dùng vào các mục đích cá nhân
- Vào đầu năm học phòng TC-HC lập danh sách đề nghị Ban giám hiệu duyệt cho mua sổ tay để trang bị cho cán bộ, giáo viên trong biên chế và Hợp đồng dài hạn
- Hai năm một lần Trường cấp cho mỗi cán bộ, giáo viên trong biên chế
và hợp đồng dài hạn 01 chiếc cặp công tác trị giá bằng tiền như sau:
Đơn vị: đồng/người
2 Trưởng, Phó phòng-khoa; Bí thư - Phó bí thư 150.000 2 năm
Trang 19đoàn, Chủ tịch công đoàn cơ sở
3 Giáo viên; Văn thư; Chủ tịch CĐBP; Kế toán, 01
c- Thanh toán công tác phí:
Thanh toán công tác phí cho cán bộ, giáo viên đi công tác trong nước được thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, có vận dụng và
sửa đổi một số điểm như sau cho phù hợp điều kiện tại đơn vị: (từ T10.2010)
- Sửa đổi mục 2 " thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác":
+ Viên chức tự túc phương tiện, được thanh toán tiền tàu xe là 500 đồng/Km (Không tính tiền đi taxi cho cán bộ giáo viên, Trừ Ban giám hiệu); Nếu có đi phương tiện ngoài từ nhà ga, bến xe đến địa điểm làm việc phải có
vé hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện với giá cả phù hợp
+ Những cá nhân được Hiệu trưởng cử đi công tác bằng xe ô tô riêng
phải có xác nhận của nơi đến công tác được nhà trường thanh toán tiền khoán theo số Km thực tế đi+về x 2.500 đ/1km (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe) và được thanh toán tiền vé cầu đường theo thực tế
- Sửa đổi mục 3 “phụ cấp lưu trú”(trường hợp đi và về trong ngày) như sau:
Đơn vị: đồng
TT Nơi đến công tác của cán bộ, giáo viên, công nhân viên Mức
phụ cấp
1 Các cơ quan trong huyện Bình Xuyên (trừ các xã sở tại) 10.000
2 Các cơ quan ngoài huyện Bình xuyên, trong tỉnh V.Phúc 20.000
3 Các cơ quan tại các tỉnh đồng bằng, trung du bắc bộ 80.000
4 Các cơ quan tại vùng núi cao, hải đảo, biên giới phía bắc 100.000
5 Các cơ quan ở miền trung & miền nam (Quảng Trị trở vào) 100.000
- Sửa đổi mục 4 "TT tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác" như sau:
TT Nơi đến công tác của cán bộ, giáo viên, CNV Mức tiền
(đ/người/ ngày)
1 Thành phố Hà Nội; T.P Hồ Chí Minh, TP Hải
Phòng; TP Cần thơ; TP Đà Nẵng
200.000
3 Các huyện trong tỉnh (nếu cán bộ đến công tác ở
nơi không có nhà nghỉ - Không có hoá đơn)
60.000
Trang 20Mức tiền ngủ trên tính cho 2 người/1 phòng Trường hợp đoàn đi công tác có lẻ người, hoặc người khác giới thì được thanh toán theo mức thuê phòng tối đa không quá 300.000 đồng/ngày/phòng/người
Khi thanh toán, yêu cầu người đi công tác phải có hoá đơn tiền thuê phòng ngủ, và giấy đi đường được xác nhận của những nơi đến công tác có
ký duyệt của Hiệu trưởng
Hàng năm do yêu cầu công tác ở các tỉnh xa như: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà nẵng… Tuỳ từng trường hợp được cử đi công tác, học tập, Hiệu trưởng sẽ Quyết định mức hỗ trợ sinh hoạt và tiền
vé máy bay, tàu xe và những chi phí hợp lý khác
Ban Giám hiệu đi công tác ở các tỉnh, thành phố trong cả nước được áp dụng mức thuê phòng nghỉ theo tình hình thực tế
Cán bộ giáo viên được cử đi tập huấn, học tập ngắn hạn không áp dụng chế
độ nêu trên mà được hỗ trợ cụ thể tại mục d7
Cán bộ, giáo viên đi giảng dạy ở các địa điểm ngoài trường được Hỗ trợ
sinh hoạt, đi lại như sau: (Tiền ngủ do địa điểm học tập bố trí xắp xếp)
* Địa điểm cách trường <40 km/lượt hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tiền sinh hoạt 20.000 đồng/ngày/người
- Hỗ trợ tiền đi lại theo số Km thực tế đi, về theo chế độ công tác phí
* Địa điểm cách trường >40 km/lượt hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tiền sinh hoạt 40.000 đồng/ngày/người
- Hỗ trợ tiền đi + về là 100.000 đ/người với địa điểm cách Trường 40 –
Các lớp đào tạo nghề cho nông dân được chi theo dự toán được duyệt riêng
Khi thanh toán yêu cầu có giấy báo giảng của phòng đào tạo và có dấu xác nhận của nơi đến giảng dạy Tiền giờ giảng được tính hàng tháng theo quy định chung toàn trường