1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án quản trị tài chính doanh nghiệp

64 75 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Môn Học Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả Sinh Viên
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn Nguyễn Việt Thắng
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 258,16 KB

Cấu trúc

  • ĐỒ ÁN môn hỌc

  • QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • MSV :

  • PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 2.1.2.1. Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện.

    • 2.1.2.2. Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng

    • 2.1.2.3. Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế

    • 2.1.2.4. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng .

    • 2.3.1.1. Khái niệm

    • 2.3.1.2. Phân loại hao mòn tài sản cố định

    • 2.3.2.1. Khái niệm

    • 2.3.2.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

    • 3.1.2.1. Theo yếu tố chi phí sản xuất

    • 3.1.2.2. Theo công dụng của chi phí

    • 3.1.2.3. Theo mối quan hệ của chi phí với sản lượng

    • 3.1.2.4. Theo mối quan hệ giữa chi phí với quá trình sản xuất

    • 3.1.3.1. Ý nghĩa và nội dung lập kế hoạch chi phí

    • 3.1.3.2. Phương pháp lập kế hoạch chi phí

    • 3.2.2.1. Theo phạm vi tính:

    • 3.2.2.2. Theo đối tượng tính toán:

    • 3.2.2.3. Theo quá trình sản xuất kinh doanh:

    • 3.2.2.4. Theo mục đích:

    • 3.2.5.1. Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

    • 3.2.5.2. Tính chi phí nhân công trực tiếp

    • 3.2.5.3. Tính chi phí sản xuất chung

    • 3.5.1.1. Khái niệm

    • 3.5.1.2. Phương pháp định giá

  • Phụ lục 1: Kết quả dự báo

  • Phụ lục 2: Kết cấu sản phẩm (cây cấu trúc)

  • Phụ lục 5: Bảng tổng hợp số chi tiết cần sản xuất; chi phí bố trí lại sản xuất (nếu có)

  • Phụ lục 6: Tổng hợp chi phí dự trữ

  • Phụ lục 7: Tổng hợp chi phí nhân công theo các bộ phận và kế hoạch lao động - tiền lương

Nội dung

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐỒ ÁN môn hỌc QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện Lớp MSV Giáo viên hướng dẫn Hà Nội – 42020 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯ.

Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho nhà nước

TCDN là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia, nó là khâu cơ sở không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia TCDN bao gồm: tài chính của các đơn vị, các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá cung ứng dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

1.1.2 Nội dung những mối quan hệ thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp + Thứ nhất: Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và Nhà nước

Tất cả các DN thuộc thành phần kinh tế phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí hoặc chia lãi Ngược lại, Nhà nước cấp vốn cho DN nhà nước hoặc góp vốn đối với các công ty liên doanh hoặc cổ phần, hoặc cho vay tùy theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn cho vay nhiều hay ít.

+ Thứ hai: Những mối quan hệ kinh tê giữa doanh nghiệp với thị trường

Các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong thị trường này gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, với các bạn hàng và khách hàng,

…những quan hệ này phát sinh trong việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ tức, lãi trái phiếu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, cho các tổ chức tín dụng.

+ Thứ ba: Những mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất trong việc nhận tạm ứng và thanh toán tài sản, vốn liếng

Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần

Những quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phán ánh rõ nét mối liên hệ giữa TCDN với các khâu trong hệ thống tài chính nước ta.

+ Thứ nhất: Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.

-Đối tượng phân phối: các khoản thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp với bộ phận chủ yếu là doanh nghiệp thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chủ thể phân phối: Người sở hữu doanh nghiệp và người quản lý trực tiếp doanh nghiệp

- Kết quả phân phối: Tạo ra quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, tuy mỗi quỹ có một mục đích riêng nhưng mục đích cuối cùng là phục vụ hoạt động của doanh nghiệp

- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân phối: Chính sách kinh tế của Nhà nước; hình thức sở hữu doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh;

+ Thứ hai: Chức năng giám đốc

Là chức năng toàn diện và thường xuyên trong suốt quá trình SXKD của doanh nghiệp, vì vậy chức năng này trong phạm vi doanh nghiệp nơi mà hàng ngày, hàng giờ thực hiện việc tiêu dùng vật tư và lao động thì nó có ý nghĩa quan trọng hàng.

Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Quản trị tài chính cú quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp Hầu hết mọi quyết định khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới đứng vững và phát triển.

1.2.2 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

+ Thứ nhất: Tạo vốn – đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh Để có đủ vốn cho hoạt động SXKD, TCDN phải tính toán nhu cầu vốn, tổ chức huy động và sử dụng vốn đúng nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình SXKD của doanh nghiẹp.

Về phía nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp và tạo môi trường hoạt động phong phú, đa dạng để tạo vốn phát triển các loại hình tín dụng thu hút tối đa các nguồn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư, tạo nguồn vốn vay dồi dào đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

+ Thứ hai: Sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm Để sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu của các luật kinh tế, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị đã đặt ra trước mọi doanh nghiệp một chuẩn mực hết sức khắt khe Trước sức ép nhiều mặt của thị trường đã đặt doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

+ Thứ ba: Đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển

Việc sử dụng công cụ đầu tư tài chính thường đem lại hiệu quả kinh tế cao và vững chắc nhất Đầu tư đổi mới kỹ thuật, đặc biệt đầu tư vào yếu tố con người sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để tăng năng suất lao động Đây là nhân tố hết sức quan trọng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và kéo dài chu kỳ sống của doanh nghiệp.

+ Thứ tư: Công cụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức công tác hạch toán kinh tế, hạch toán thống kê, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Tài sản cố định

Tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất và trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó chuyển dịch dần dần từng phần giá trị vào giá thành (giá trị) sản phẩm của chu kì sản xuất tiếp theo

2.1.2 Phân loại tài sản cố định

2.1.2.1 Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện.

+ TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ được (có) biển hiện bằng hình thái vật chất cụ thể như: nhà xưởng, máy móc thiết bi, phương tiện vận tải, vật kiến trúc, đất canh tác,

+ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không được thể hiện bằng hiện vật cụ thể mà thường là những khoản chi phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng có giá trị lớn và có tác dụng lâu dài đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng

+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh cơ bản: Là những TSCĐ trực tiếp tham gia vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp Như: nhà cửa, vật kĩ thuật, máy móc thiết bị, …

+ TSCĐ dùng ngoài SXKD cơ bản: Là những TSCĐ dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ trợ và những TSCĐ không mang tính chất sản xuất Loại này gồm:

- TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh phụ

- TSCĐ dùng trong mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh,….

- TSCĐ bảo quản hộ giữ hộ Nhà nước, giữ hộ đơn vị khác.

2.1.2.3 Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế

+ Nhà cửa, vật kĩ thuật là những TSCĐ hình thành sau quá trình xây dựng như: Nhà xưởng, văn phòng, hàng rào,…

+ Máy móc thiết bị: Là những toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là toàn bộ các phương tiện vận tải, các thiết bị truyền dẫn của doanh nghiệp.

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị dụng cụ dùng trong quản lý của doanh nghiệp …

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho SP : …

+ Các loại TSCĐ khác: Là những TSCĐ chưa xếp vào năm nhóm trên như tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh,…

2.1.2.4 Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng

+ TSCĐ đang sử dụng: Là những TSCĐ doanh nghiệp hiện đang sử dụng

+ TSCĐ chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng hiện tại đang dự trữ để sử dụng về sau.

+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý : Là những TSCĐ không cần thiết hoặc không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thanh lý,nhượng bán để thu hồi VCĐ.

Vốn cố định

Vốn cố định(VCĐ) của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về những TSCĐ chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào SP mới cho đến khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng thì VCĐ mới hoàn thành một lần luân chuyển Đặc điểm luân chuyển

+ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kdoanh

+ Trong quá trình sản xuất, VCĐ được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm

+ Sau nhiều chu kỳ kdoanh, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

Khấu hao tài sản cố định

2.3.1 Hao mòn tài sản cố định

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Trong quá trình sử dụng, do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của DN bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

2.3.1.2 Phân loại hao mòn tài sản cố định a) Hao mòn hữu hình của TSCĐ

Hao mòn hữu hình của TSCĐ là hao mòn về vật chất và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng

- Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi về trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, các bộ phận TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, trọng tải, nhiệt độ, hoá chất,…; sự giảm sút về chất lượng, mang tính kỹ thuật ban đầu trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa Muốn khôi phục giá trị sử dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế.

- Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ do chuyển dịch dần dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất Đối với các TSCĐ vô hình, hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị. b) Hao mòn vô hình của TSCĐ

Là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật

+ Hao mòn vô hình loại 1: TSCĐ bị giảm giá trao đổi do có những TSCĐ mới như TSCĐ cũ song giá mua lại rẻ hơn Do đó trên thị trường các TSCĐ cũ bị mất đi một phần giá trị của mình

+ Hao mòn vô hình loại 2: Là TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do có những

TSCĐ mới tuy mua với giá trị như cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật

+ Hao mòn vô hình loại 3: Là TSCĐ bị mất giá toàn bộ do sản phẩm chấm dứt chu kỳ sống Khi sản phẩm chấm dứt chu kỳ sống thì đương nhiên các TSCĐ sử dụng để sản xuất các sản phẩm đó cũng mất tác dụng ( ít nhất là đối với doanh nghiệp ).

2.3.2 Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

2.3.2.2 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định a) Phương pháp khấu hao đường thẳng

Phương pháp này được sử dụng phổ biến để tính khấu hao của những TSCĐ hữu hình, nó có tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao không đổi hàng năm.

+ Để tính khấu hao theo phương pháp này người ta sử dụng công thức đơn giản sau:

Trong đó: Mk: Mức khấu hao cơ bản cố định hàng năm

NG: Nguyên giá của TSCĐ

Tsd: Thời gian sử dụng kinh tế của TSCĐ

+ Tỷ lệ khấu hao được tính theo công thức:

Tk= M k NG x 100% hoặc Tk = T sd 100 (%) b) Phương pháp khâu hao tổng hợp

Phương pháp tính KH tổng hợp là một bên là tính tỷ lệ khấu hao cho cá biệt từng máy, còn một bên là tính tỷ lệ khấu hao theo loại và nhóm TSCĐ

Phương pháp khấu hao tổng hợp có 2 cách:

-Tính KH tổng hợp bằng phương pháp tỷ trọng Mk= Tk x NG

- Tính KH tổng hợp theo từng loại TSCĐ Mk= ∑Tki x NGi b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm được tính nhờ một tỷ lệ định nhân với giá trị còn lại của TSCĐ như sau :

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này cố định qua các năm và thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao của phương pháp tuyến tính cố định TKS = TK.H Để khuyến khích khấu hao nhanh, người ta áp dụng hệ số điều chỉnh H tỷ lệ khấu hao bằng tỷ lệ khấu hao bình thường nhân với hệ số

- TSCĐ có thời gian sử dụng đến 4 năm nhân với hệ số 1.

- Tài sản sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số đó là 2.

- Tài sản sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5.

Lập kế hoạch khấu hao

2.4.1 Vai trò của kế hoạch khấu hao

Trước mỗi năm kế hoạch các doanh nghiệp đều phải tiến hành lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định vì :

- Nó là cơ sở quan trọng để quản lý vốn cố định.

- Là căn cứ để đề ra các quyết định đầu tư, xây mới,.

- Là căn cứ để xây dựng kế hoạch chi phí, kế hoạch giá thành, kế hoạch thu chi tài chính

2.4.2 Nội dung của lập kế hoạch khấu hao

Về nguyên tắc thì mọi TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tính khấu hao:

1 Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác.

2 Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:

- Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.

- Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.

- Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.

- Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

3 Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê

4 Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

Bài tập: Lập kế hoạch khấu hao

1 Tài liệu năm báo cáo (Năm N)

Theo số liệu trên bảng CĐKT ngày 31/12/N NG TSCĐ sử dụng vào mục đích kinh doanh là 24.025 Trđ, trong đó không phải tính khấu hao là 825 Trđ (là các TSCĐ dự trữ trong kho thuộc nguồn vốn NSNN) Nguồn vốn hình thành các TSCĐ phải tính khấu hao như sau: Vốn nhà nước cấp : 5.000 Trđ Vốn vay dài hạn ngân hàng : 15.850 Trđ, Vốn tự có 3.175 Trđ.

Tổng khấu hao luỹ kế đến ngày 31/12/N là 13.055 trđ

Các TSCĐ phải tính khấu hao được chia thành các nhóm với tỷ lệ khấu hao như sau:

2 Tài liệu năm kế hoạch ( Năm N + 1 )

Dự kiến biến động TSCĐ trong năm N + 1 như sau:

+ Tháng 2 nhận bàn giao và đưa vào sử dụng 1 nhà xưởng có giá trị quyết toán8.100 Trđ (trong đó đầu tư bằng vốn vay dài hạn là 6.000 Trđ, vốn tự có của DN là2.100 Trđ )

+ Tháng 3 thanh lý một số MMTB có tổng NG là 2.500 Trđ, các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn ngân sách cấp, số tiền khấu hao luỹ kế của các TSCĐ này là 2.495 Trđ Thu thanh lý 85 trđ, chi phí thanh lý 10 trđ

+ Tháng 5 sẽ thuê một số TSCĐ có tổng NG là 1.800 Trđ, chi phí thuê dự kiến là 180 Trđ Cũng trong tháng 5 DN sẽ đưa một số TSCĐ dự trữ trong kho có tổng NG là 300 Trđ ra sử dụng.

+ Dự kiến tháng 7 sẽ mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng và đưa vào sử dụng

1 ô tô tải trị giá 900 Trđ.

+ Dự kiến tháng 9 sẽ thanh lý 2 ô tô đã mua bằng vốn NSNN với NG là 360 Trđ/ xe, các xe này đã khấu hao hết; Đồng thời thanh lý một số MMTB (đã mua bằng vốn vay dài hạn ngân hàng) hết thời gian sử dụng có tổng NG là 2.400 Trđ Dự kiến thu thanh lý 150 trđ; chi phí thanh lý 20 trđ

+ Tháng 10 sử dụng 315 Trđ vay dài hạn ngân hàng và 135 Trđ vốn tự có để mua 1 thiết bị SX.

1 Tổng NG TSCĐ đầu năm KH: ∑NGđn = 24.025 (trđ)

Trong đó phải tính khấu hao : NGđp = 24.025 – 825 = 23.200 (trđ)

- Thuộc vốn tự bổ sung: = 15.850 (trđ)

2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ: NGt = 8.100 + 900 + 450 = 9.450 (trđ) a Trong đó cần tính khấu hao tăng: NGtp = 8.100 + 900 + 300 = 9.300 (trđ) b Bình quân phải tính khấu hao tăng : = 7.375 ( trđ).

Trong đó: Thuộc nguồn vốn NSNN : = 175 ( trđ)

Thuộc nguồn vốn tự bổ sung: = 1.773 ( trđ)Thuộc nguồn vốn vay: = 5.428 ( trđ)

Bảng 2.1 Bảng tính nguyên giá tài sản cố định tăng

Theo nguồn Bình quân khấu hao

3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ: NGg = 5.620 (trđ) a Cần tính khấu hao giảm: NGgp = 5.620 (trđ) b Bình quân tính khấu hao giảm: = 2.655 (trđ)

- Thuộc vốn tự bổ sung: = 0 (trđ)

- Thuộc vốn vay ngân hàng: = 600 (trđ)

Bảng 2.2 Bảng tính nguyên giá tài sản cố định giảm

Theo nguồn Bình quân khấu hao

4 Tổng giá trị TSCĐ cuối kỳ ∑NGcn = 24.025 + 9.450 – 5.620 = 27.855 (trđ) a/ Cần tính khấu hao: NGcp = 23.200 + 9.450 – 5.620 = 26.880 (trđ) b/ Bình quân cần tính khấu hao: 23.200 + 7.375 – 2.655 = 27.920 (trđ)

Thuộc vốn tự bổ sung: 15.850 + 1.773 - 0 = 17.623 (trđ)

Thuộc vốn vay ngân hàng: 3.175 + 5.428 – 600 = 8.003 (trđ)

Bảng 1.3 Bảng tỷ lệ khấu hao

Nhóm TSCĐ NG (trđ) Tỷ lệ khấu hao

Tỉ lệ khấu hao: Tk = 3.108,2 23.200 x 100% = 13, 397%

6 Tổng số tiền khấu hao:

- Thuộc vốn tự bổ sung: 13, 397% x 17.632 = 2.360,959 (trđ)

- Thuộc vốn vay ngân hàng: 13, 397% x 8.003 = 1.072,128 (trđ)

7 Giá trị TSCĐ thải loại, nhượng bán: 2.500 + 720 + 2.400 = 5.620 (trđ)

8 Thu về bán TSCĐ thải loại và nhượng bán ( Đã trừ chi phí thanh lý): = [85 – (2.500 – 2.450) – 10] + (150 – 20) = 155 (trđ)

Chi phí của doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định.

3.1.2.1 Theo yếu tố chi phí sản xuất

- Nguyên vật liệu chính mua ngoài

- Vật liệu phụ mua ngoài

- Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước

- Khấu hao tài sản cố định

- Các chi phí mua ngoài khác

3.1.2.2 Theo công dụng của chi phí

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị của những nguyên vật liệu, trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm Bao gồm: nguyên vât liệu chính; nguyên vật liệu phụ; nhiên liệu; năng lượng;

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương (doanh nghiệp phải nộp) của công nhân sản xuất sản phẩm Bao gồm: Tiền lương công nhân sản xuất; BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất mà doanh nghiệp phải nộp cho người lao động

+ Chi phí sử dụng máy: Toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng Khoản mục chi phí sử dụng máy chỉ có trong xây dựng cơ bản

+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp tạo ra sản phẩm

+ Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh chung trong toàn doanh nghiệp

+ Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm toàn bộ các chi phí cho các hoạt động kinh doanh vốn và các hoạt động kinh doanh tài chính của doanh nghiệp

+ Chi phí khác: chi phí thanh lý,nhượng bán TSCĐ;

3.1.2.3 Theo mối quan hệ của chi phí với sản lượng

+ Chi phí cố định FC: Là những khoản chi phí không phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp như chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí quản lý doanh nghiệp;

+ Chi phí biến đổi VC: Là những khoản chi phí thay đổi theo sản lượng như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, Những chi phí này biến đổi theo sản lượng sản xuất của doanh nghiệp

Vậy tổng chi phí: TC = FC + VC

3.1.2.4 Theo mối quan hệ giữa chi phí với quá trình sản xuất

+ Chi phí cơ bản: Là những khoản chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm kể từ khi đưa NVL vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được chế tạo xong

+ Chi phí chung: Là những khoản chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất song rất cần thiết cho quá trình sản xuất.

3.1.3 Lập dự toán chi phí

3.1.3.1 Ý nghĩa và nội dung lập kế hoạch chi phí

Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là điều kiện để hạ giá thành sản phẩm Để quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi phí nhằm làm căn cứ để xác định nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, xác định mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, phát hiện và động viên mọi khả năng tiềm tàng đưa vào sản xuất kinh doanh Lập kế hoạch chi phí tức là dùng hình thức tiền tệ tính trước mọi chi phí cho sản xuất kinh doanh trong kì khấu hao của doanh nghiệp

Kế hoạch chi phí của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận:

- Kế hoạch chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí

- Kế hoạch giá thành sản xuất tính theo khoản mục giá thành

3.1.3.2 Phương pháp lập kế hoạch chi phí

+ Phương pháp 1: Căn cứ vào các bộ phận kế hoạch để lập dự toán chi phí sản xuất

+ Phương pháp 2: Căn cứ vào dự toán chi phí của các phân xưởng, các bộ phận, đơn vụ nội bộ để lập

+ Phương pháp 3: Căn cứ vào kế hoạch giá thành tính theo khoản mục đề lập dự toán chi phí sản xuất

Chú ý: Khấu hao TSCĐ dự kiến xuất dùng bao nhiêu sẽ mua bổ sung bấy nhiêu

Bảng 3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất ĐVT: nghìn đồng

Bộ phận Chờ phân bổ đầu năm

Xuất dùng Phân bổ trong năm

PX lắp 4.780.000 1.460.000 450.000 2.560.000 3.550.000 3.205.000 5.153.000 1.200.000 1.398.000 23.756.000 Kho 1.280.000 320.000 470.000 6.720.000 2.340.000 720.000 2.700.000 1.235.000 575.000 16.360.000 Bán hàng 4.570.000 4.900.000 2.980.000 7.980.000 5.300.000 4.870.000 7.735.000 3.650.000 5.760.000 47.745.000 Quản lý doanh nghiệp

Chi phí bằng tiền Cộng Vật liệu phụ Nhiên liệu khác

Chi phí thuê TSCĐ Điện năng

Bảng 3.2 Tổng hợp chi phí nhân công ĐVT: nghìn đồng

Số lao động Tổng lương Lương nghỉ phép Trích theo lương Tổng

1 Công nhân sản xuất chính 613 54.202.740,896 2.235.164,573 13.008.657,815 69.446.563,284

Bảng 3.3 Tổng hợp chi phí khác

- Chi phí vận chuyển nội bộ 223.983.760,0

- Chi phí bố trí lại (nếu có) 400.000.000,0

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 22.503.000,0

- Chi phí bảo hộ lao động 4.320.000,0

- Chi phí bằng tiền khác 22.492.000,0

Bảng 3.4 Kế hoạch chi phí theo yếu tố ĐVT: nghìn đồng

Yếu tố Ước TH năm BC Kế hoạch

4 Năng lượng, Động lực mua ngoài

Bảng 3.5 Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Khoản Dự tính TH năm BC Kế hoạch

1 Chi phí quản lý hành chính 7.945.823,01

- Lương chính, lương phụ của nhân viên quản lý hành chính 6.407.921,78

- Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý hành chính 1.537.901,227

- Các chi phí hành chính

Trong đó tiếp tân, tiếp khách, hội nghị

2 Chi phí quản lý kinh doanh 4.705.000

- Chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo quản kho tàng, công trình kiến trúc, dụng cụ chung của doanh nghiệp

- Chi phí KHTSCĐ chung của doanh nghiệp 780.000

- Chi phí về bảo quản phòng thí nghiệm, phát minh sáng kiến hoàn thiện quy trình kỹ thuật.

- Chi phí về bảo hộ lao động 255.000

- Chi phí bằng tiền khác 7.230.000

Giá thành

Giá thành là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà dùng vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một hoặc một loại sản phẩm

Giá thành phản ánh một bộ phận lớn của giá trị sản phẩm là chỉ tiêu của hoạt động hạch toán kinh doanh

- Giá thành cá biệt: Giá thành của một doanh nghiệp cụ thể

- Giá thành bình quân toàn ngành

3.2.2.2 Theo đối tượng tính toán:

- Giá thành đơn vị: Toàn bộ chi phí, tiêu thụ 1 đơn vị sản phẩm

- Tổng giá thành: Toàn bộ chi phí, tiêu thụ 1 loại sản phẩm

- Tổng giá thành toàn doanh nghiệp: Toàn bộ chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

3.2.2.3 Theo quá trình sản xuất kinh doanh:

- Giá thành sản xuất: Toàn bộ chi phí để sản xuất 1 hoặc 1 loại sản phẩm nhất định

- Giá thành tiêu thụ: Toàn bộ chi phí để sản xuất và tiêu thụ 1 hoặc 1 loại sản phẩm nhất định

3.2.3 Ý nghĩa của chỉ tiêu giá thành

Trong quản lý kinh tế, giá thành là chỉ tiêu có vai trò rất quan trọng thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Giá thành là thước đo mức hao phí (dưới dạng tiền) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Là căn cứ để quyết định sản xuất kinh doanh và xác định hiệu quả kinh tế.

- Là công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.

Theo quy định của Nhà nước, giá thành bao gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong sản xuất, kinh doanh và trong quản lý; Các khoản trích theo lương của người lao động (mà doanh nghiệp phải nộp); Các khoản thiệt hại trong sản xuất, hao hụt trong kinh doanh trong tỷ lệ cho phép kể cả các khoản tái phân phối thuần tuý như lãi vay trong hạn Cụ thể:

* Giá thành sản xuất : Bao gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy (nếu có), Chi phí sản xuất chung.

* Giá thành tiêu thụ : Bao gồm toàn bộ giá thành sản xuất của số sản phẩm tiêu thụ ( giá vốn hàng bán), chi phí tiêu thụ và chi phí quản lý phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.

3.2.5 Lập kế hoạch giá thành

3.2.5.1 Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Chi phí vật liệu chính sản xuất 2 A3

Bảng 3.6 Hao phí nguyên vật liệu để sản xuất 2 A3

Số CT chưa có phế phẩm 5 3 8 2 2

Số CT có phế phẩm 5,2632 3,1579 8,4211 2,1053 2 Định mức tiêu hao x1 490 620 520 420 x2 820 400 470 x3 530 570 470 x4 720 520 550 x5 290 320 270 290 230

Bảng 3.7 Chi phí vật liệu chính sản xuất 2 A3

Loại VL Mức tiêu hao Đơn giá Thành tiền x1 9,7558 20,201 197,077 x2 6,9474 15,173 105,412 x3 8,5789 25,199 216,181 x4 6,5895 30,276 199,503 x5 5,8811 17,196 101,131

* Chi phí vật liệu chính sản xuất 4 A4

Bảng 3.8 Hao phí nguyên vật liệu để sản xuất 4 A4

Số CT chưa có phế phẩm 7 3 2 5 4

Số CT có phế phẩm 7,3684 3,1579 2,1053 5,2632 4 Định mức tiêu hao x1 570 770 9,7558 x2 470 650 370 6,9474 x3 470 370 8,5789 x4 550 510 6,5895 x5 290 320 270 5,8811 220

Bảng 3.9 Chi phí vật liệu chính sản xuất 4 A4

Loại VL Mức tiêu hao Đơn giá xuất dùng Thành tiền x1

*Chi phí vật liệu chính sản xuất 1 A2

Bảng 3.10 Hao phí nguyên vật liệu để sản xuất 1 A2

Số CT chưa có phế phẩm 6 4 9 3 1

Số CT có phế phẩm 6,3158 4,2105 9,4737 3,1579 1 Định mức tiêu hao x1 405 495 x2 770 470 600 470 x3 370 430 470 x4 320 410 550 x5 370 350 270 290 260

Bảng 3.11 Chi phí vật liệu chính sản xuất 1 A2

Mức tiêu hao Đơn giá Thành tiền x1 6,3947 20,201 129,18007

*Chi phí vật liệu chính sản xuất 2 A1

Bảng 3.12 Hao phí nguyên vật liệu để sản xuất 2 A1

Số CT chưa có phế phẩm 3 2 2 3 2

Số CT có phế phẩm 3,1579 2,1053 2,1053 3,1579 2 Định mức tiêu hao x1 670 54,7673 x2 470 570 520 42,8598 x3 470 430 49,7839 x4 620 490 39,8078 x5 370 290 320 35,1087 270

Bảng 3.13 Chi phí vật liệu chính sản xuất 2 A1

Mức tiêu hao Đơn giá Thành tiền x1 174,3599 20,201 3.522,2451 x2 139,1258 15,173 2.110,9556 x3 159,1072 25,199 4.009,3413 x4 128,6982 30,276 3.896,4660 x5 113,8622 17,196 1.957,9745

* Chi phí vật liệu chính sản xuất 1 A

Bảng 3.14 Hao phí nguyên vật liệu để sản xuất A

Số CT chưa có phế phẩm 2 1 2 4 1

Số CT có phế phẩm 2 1 2 4 1

Mức tiêu hao tính cho 1 chi tiết x1 174,3599 6,3947 9,7558 54,7673 245,2778 x2 139,1258 14,0105 6,9474 42,8598 202,9435 x3 159,1072 7,8947 8,5789 49,7839 225,3648 x4 128,6982 5,4842 6,5895 39,8078 180,5796 x5 113,8622 7,8042 5,8811 35,1087 250,0000 412,6562 Mức tiêu hao tính cho 1 sản phẩm (kg/SP) x1 348,7199 6,3947 19,5116 219,0693 593,6954 x2 278,2516 14,0105 13,8947 171,4393 477,5962 x3 318,2143 7,8947 17,1579 199,1357 542,4027 x4 257,3964 5,4842 13,1789 159,2310 435,2905 x5 227,7244 7,8042 11,7621 140,4348 0,2500 387,9755

Bảng 3.15 Chi phí vật liệu sản xuất 1 A

Mức tiêu hao tính cho 1 sản phẩm (kg/

SP) Đơn giá (ngđ/kg )

3.2.5.2 Tính chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 3.16 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 2 A3

Số CT chưa có phế phẩm 5 3 8 2 2

Số CT có phế phẩm 5,263 3,158 8,421 2,105 2

Tổng thời gian sản xuất (h) 0,225 0,161 0,395 0,230 0,419 1,4312 Đơn giá lương 40 38 37 40 43

Trích trước lương nghỉ phép 2,3503

Bảng 3.17 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 4 A4

Số CT chưa có phế phẩm 7 3 2 2 4

Số CT có phế phẩm 7,368 3,158 2,105 2,105 4

Tổng thời gian sản xuất (h) 0,8064 0,3982 0,2304 0,7044 Đơn giá lương 40 42 37 56,9947 30

Trích trước lương nghỉ phép 8,1629

Bảng 3.18 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 1 A2

Số CT chưa có phế phẩm 6 4 9 3 1

Số CT có phế phẩm 6,3158 4,2105 9,4737 3,158 1

Tổng thời gian sản xuất (h) 1,3754 0,9754 1,6684 0,3456 0,2594 4,6244 Đơn giá lương 37 38 37 40,000 42

Trích trước lương nghỉ phép 7,1922

Bảng 3.19 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 2 A1

Số CT chưa có phế phẩm 3 2 2 3 1

Số CT có phế phẩm 3,1579 2,1053 2,1053 3,1579 1

Tổng thời gian sản xuất (h) 0,7860 0,5462 0,4409 0,3428 2,1159 Đơn giá lương 35 37 39 198,6309 43

Trích trước lương nghỉ phép 29,1509

Bảng 3.20 Chi phí lương sản xuất 1 sản phẩm

Tổng thời gian sản xuất (s) Đơn giá lương (ngđ/giờ)

Trích theo lương (24%) 1.336,4326 x 24% = 320,7438 (ngđ)Chi phí NCTT sản xuất 1 sản phẩm 1.336,4326 + 320,7438 = 1.712,287 (ngđ)

3.2.5.3 Tính chi phí sản xuất chung

Bảng 3.21 Dự toán chi phí sản xuất chung ĐV: nghìn đồng

PX A 1 PX A 2 PX A 3 PX A 4 Lắp

1 Tiền lương chính và lương phụ của công nhân phục vụ và nhân viên PX 1.391.141,46 1.393.736,41 5.147.422,25 3.289.318,17 1.218.027,30

2 Các khoản trích theo lương của công nhân phụ vụ và nhân viên phân xưởng 333.873,95 334.496,74 1.235.381,34 789.436,36 292.326,55

3 Nhiên liệu, VL phụ, năng lượng dùng trong quá trình sản xuất 7.300.000 6.410.000 7.720.000 10.520.000 8.800.000 8.320.000

+ Nhiên liệu 750.000 960.000 1.280.000 1.670.000 1.460.000 320.000 6.440.000 + VLP 2.320.000 3.450.000 2.740.000 2.450.000 4.780.000 1.280.000 17.020.000 + Năng lượng 4.230.000 2.000.000 3.700.000 6.400.000 2.560.000 6.720.000 25.610.000

4 Chi phí sửa chữa thường xuyên bảo quản nhà cửa,

5 Khấu hao nhà cửa, VKT, MMTB, dụng cụ SX và

6 Phân bổ công cụ, dụng cụ (vật rẻ tiền mau hỏng) 6.200.000 10.230.000 12.690.000 16.102.000 11.908.000 5.760.000 62.890.000

7 Chi phí bảo hộ lao động của CNSX 465.000 465.000 1.440.000 1.070.000 3.440.000

Số lao động 93 93 288 214 59 747 Chi phí bảo hộ 1 lao động 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000

8 Chi phí nghiên cứu khoa học phát minh sáng kiến.

9 Chi phí khác thuộc phân xưởng 6.440.494,09 2.941.965,08 6.731.120,02 2.478.557,56 2.808.027,82 231.474.133,68 252.874.298,25 Dịch vụ mua ngoài 2.688.000 1.450.000 3.900.000 1.000.000 1.200.000 1.235.000 11.473.000 Chi phí bằng tiền khác 3.500.000 1.239.000 1.900.000 890.000 1.398.000 575.000 9.502.000

- Chi phí vận chuyển nội bộ 223.983.760,00 223.983.760,00

- Chi phí bố trí lại (nếu có)

- Trích trước lương nghỉ phép 252.494,09 252.965,08 931.120,02 588.557,56 210.027,82 105.697,68 2.340.862,25

Khoản mục Bộ phận Chi phí SXC chung toàn doanh nghiệp Tổng

* Phân bổ chi phí sản chung toàn doanh nghiệp cho các chi tiết

+ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho 1 nghìn đồng lương công nhân sản xuất chính:

Bảng 3.22 Phân bổ chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp cho các chi tiết ĐVT: nghìn đồng

Lương công nhân SXC (ngđ)

Chi phí SXC phân bổ Chi phí SXC Cộng chi phí

Phân bổ cho 1 chi tiết

Bảng 3.23 Chi phí sản xuất chung tính cho 1 sản phẩm ĐVT: nghìn đồng

Số cần sản xuất 1 sản phẩm 2 1 2 4 1

Chi phí sản xuất chung tính cho 1 CT 493,50 1046,02 58,26 227,59 1276,64

Bảng 3.24 Tổng hợp giá thành sản xuất ĐVT: nghìn đồng

Cộng Giá thành sản xuất 16.896,197 2.110,423 950,591 5.302,171 58.807,104

Bảng 3.25 Phân bổ chi phí bán hàng theo giá thành sản xuất số sản phẩm dự kiến tiêu thụ ĐVT: nghìn đồng

Loại Số tiêu thụ Giá thành sản xuất

Tổng giá thành sản xuất số tiêu thụ

Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân bổ chi phí QLDN cho 1 sản phẩm

* Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 37.885.823,01 nghìn đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho 1 ngđ giá thành sản xuất

Bảng 3.26 Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp theo giá thành sản xuất số sản phẩm dự kiến tiêu thụ ĐVT: nghìn đồng

Giá thành sản xuất 1 đơn vị

Tổng giá thành sản xuất số tiêu thụ

Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp

Phân bổ chi phí QLDN cho

Bảng 3.27 Kế hoạch giá thành đơn vị

1 Chi phí NVL trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp

TỔNG GIÁ THÀNH TIÊU THỤ

Bảng 3.28 Tổng hợp chi phí theo sản phẩm, chi tiết ĐVT: nghìn đồng

76.322.638,653 7.084.939,977 2.806.114,506 35.789.397,599 2.007.980.781,207 2.129.983.871,942 4.460.664,811 1.882.662,835 250.106,163 1.889.404,348 65.169.642,958 73.652.481,114 2.430.467,616 8.812.707,347 199.551,833 1.689.820,417 165.047.960,639 178.180.507,853 83.213.771,080 17.780.310,159 3.255.772,502 39.368.622,364 2.238.198.384,805 2.381.816.860,909 2.023.804,142 432.426,807 79.182,157 957.466,294 54.434.201,243 57.927.080,643 1.323.620,743 282.818,421 51.787,198 626.207,952 35.601.388,692 37.885.823,005 86.561.195,964 18.495.555,387 3.386.741,856 40.952.296,610 2.328.233.974,740 2.477.629.764,558 TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

1 Chi phí NVL trực tiếp

TỔNG GIÁ THÀNH TIÊU THỤ

1 Chi phí NVL trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

TỔNG GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp

TỔNG GIÁ THÀNH TIÊU THỤ

Doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh đem lại trong 1 thời kỳ nhất định.

Doanh thu của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

+ Doanh thu bán hàng ( doanh thu tiêu thụ): Là toàn bộ các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ kể cả các giá trị hàng hoá dùng làm quà biếu, tặng và các khoản trợ cấp, trợ giá, phụ thu khi cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho thị trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền;

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu về từ các hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh vốn đem lại như: Thu nhập từ hoạt động liên doanh, liên kết;

Thu nhập từ kinh doanh chứng khoán (chênh lệch giữa giá bán với giá mua), lãi cho vay vốn (dưới mọi hình thức),

+ Doanh thu khác (doanh thu bất thường): Bao gồm những khoản thu chưa được xếp vào hai loại trên, những khoản này không có tính chất thường xuyên nên cũng gọi là doanh thu bất thường, như: Thu thanh lý, Nhượng bán TSCĐ; Giá trị vật tư, hàng hoá và tài sản thừa trong sản xuất kinh doanh; Nợ vắng chủ, nợ không ai đòi;

- Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán Có doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận (về chủng loại, chất lượng, giá trị sử dụng,…)

- Doanh thu tiêu thụ là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí đã bỏ ra – hay các khoản vốn đã ứng ra cho sản xuất kinh doanh như các chi phí NVL, nhiên liệu, tiền lương, khấu hao TSCĐ , … đó tiêu hao trong quá trình sản xuất

- Là nguồn để doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế, phí và lệ phí, …

- Thực hiện được doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau.

Lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng hoá, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

3.4.2 Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp

Lợi nhuận của DN bao gồm các nội dung ( thành phần): a) Lợi tức hoạt động kinh doanh

- Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp lật (trừ thuế lợi tức). b) Lợi tức hoạt động khác bao gồm:

+ Lợi tức hoạt động tài chính là số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.

+ Lợi tức của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn các chi khó đòi đã được duyệt bỏ; chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản; các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành.

3.4.3 Ý nghĩa kinh tế chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp Do đó lợi nhuận là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng biểu hiện cụ thể sau:

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân.

+ Lợi nhuận là đòn bẩy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tỷ suất lợi nhuận giá thành:

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu:

3.4.6 Lập kế hoạch doanh nghiệp

* Phương pháp trực tiếp (CN,VT,XL)

- Lập kế hoạch lợi nhuận tiêu thụ

+ Công thức: P = DTT − (Zsxtt + CPBH + CPQL) + Trđó:

P: Tổng lợi nhuận của DN (tổng lãi) hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế thu nhập DN.

DTT: Doanh thu bán hàng thuần kỳ KH

Zsxtt: Giá thành sản xuất của SP tiêu thụ

CPBH: Chi phí bán hàng

CPQL: Chi phí quản lý

- Lập kế hoạch lợi nhuận hoạt động tài chính:

LNTC = DTTC – Cphí TC – Thuế gián thu(nếu có)

- Lập kế hoạch lợi nhuận hoạt động khác:

LN khác = Thu nhập khác – Cphí khác – Thuế gián thu (nếu có)

-Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp:

LN trước thuế = P + LNTC + LN khác

* Phương pháp sản lượng hòa vốn

- Để đạt được lợi nhuận trước thuế là LN thì DN cần sản xuất và tiêu thụ 1 lượng sản phẩm:

- Hoặc hoạt động với thời gian: t = (12 Q) / QTK

- Doanh thu cần đạt được:

3.4.7 Các loại quỹ chuyên dùng của DN

- Quỹ dự phòng tài chính

- Quỹ đầu tư phát triển

- Quỹ thưởng Ban điều hành công tyác tài liệu khác: Sử dụng tài liệu và kết quả hoạch định của đồ án Quản trị sản xuất, cụ thể gồm các tài liệu phần phụ lục:

Định giá doanh nghiệp

3.5.1 Cở sở lý luận định giá

3.5.1.1 Khái niệm Định giá doanh nghiệp (xác định giá trị doanh nghiệp) là xác định cho doanh nghiệp một giá trị thực tại khi doanh nghiệp này đang là một thực thể hoạt động tại một thời điểm xác định; hay nói cách khác là việc lượng hóa các khoản thu thập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch trên thị trường.

Bảng 3.29 Bảng giá bán chi tiết sản phẩm ĐVT: nghìn đồng

SẢN PHẨM/CT Giá thành tiêu thụ đơn vị

Tỷ suất lợi nhuận giá thành Giá bán

Bảng 3.30 Tổng hợp giá vốn ĐVT: nghìn đồng

Giá thành sản xuất đơn vị Sản lượng tiêu thụ được sản xuất Giá vốn

Năm trước KH Năm trước KH Tổng Số đầu năm Năm KH Cộng

Tổng giá thành tiêu thụ:

= 2.482.738.469 (nghìn đồng) ĐVT: nghìn đồng

PHẨM/CT Tồn đầu năm Sản xuất trong năm Tồn cuối năm Tiêu thụ trong năm Giá bán Thành tiền

Sử dụng tài liệu và kết quả hoạch định của đồ án Quản trị sản xuất, cụ thể gồm các tài liệu phần phụ lục:

Phụ lục 1: Kết quả dự báo

Vậy với MAD min tương ứng với cặp (α = 0,8; β = 0,3) là két quả dự báo chính xác nhất, ta thu được bảng sau:

Phụ lục 2: Kết cấu sản phẩm (cây cấu trúc)

Phụ lục 3: Bảng xác định thời gian sản xuất sản phẩm

Bảng số chi tiết cần sản xuất

Số chi tiết cần SX 1 SP Số chi tiết Thời gian SX

1 chi tiết Aij Tổng thời gian SX

Phụ lục 4: Hoạch định tổng hợp theo chiến lược biến đổi tồn kho thuần túy

Bảng HĐTH biến đổi tồn kho thuần túy

Tháng Nhu cầu Nhu cầu tồn cuối tháng NCSX NCSX tích lũy

Kiểm tra điều kiện tồn

Mức sản xuất tích lũy

Phụ lục 5: Bảng tổng hợp số chi tiết cần sản xuất; chi phí bố trí lại sản xuất (nếu có)

Bảng tổng hợp số chi tiết cần tính trong năm Để sản xuất thành phẩm Để thay đổi tồn và bán chi tiết

Tổng số đưa vào bán chi tiết

A41 1883167 88527 1971694 để sản xuất A2 120203 26606 146809 để sản xuất A3 160270 7211 167481 để sản xuất A4 1121887 54711 1176598

Phụ lục 6: Tổng hợp chi phí dự trữ

Bảng tổng hợp chi phí dự trữ vật liệu

Vật liệu Giá mua Số lượng mua

(kg) Chi phí mua (ngđ) Sản lượng đơn hàng Chí phí dự trữ (ngđ) Tổng Chi phí Đơn giá

Phụ lục 7: Tổng hợp chi phí nhân công theo các bộ phận và kế hoạch lao động - tiền lương

Bảng tổng nhu cầu lao động

Bộ phận Theo tính chất Cộng

Lao động trực tiếp Cộng Gián tiếp

Bảng tổng hợp chi phí nhân công theo các bộ phận

Công nhân trực tiếp Gián tiếp

1 Lao động tại các phân xưởng 54.202.740,9 9.876.476,9 64.079.217,8 2.563.168,7 66.642.386,5 15.994.172,8

Ngày đăng: 26/04/2023, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w