Tài liệu hay về kinh tế phát triển nông thôn !
Trang 1MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Mô hình 4
2.1.2 Đánh giá mô hình 6
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở Việt Nam 13
2.2.2 Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở tỉnh Vĩnh Phúc 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Nội dung nghiên cứu 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 19
3.3.3 Phân tích xử lý số liệu 20
3.3.4 Phương pháp điều tra cụ thể 20
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 26
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội của xã 30
4.2 Thực trạng sản xuất thanh hao hoa vàng của các hộ điều tra 31
4.2.1 Thực trạng chung của các hộ điều tra 31
1
Trang 24.2.2 Diện tích, năng suất và sản lượng THHV năm 2009 -2011 của
các hộ điều tra 33
4.2.3 Tình hình tiêu thụ thanh hao hoa vàng của xã Đồng Ích 34
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây thanh hao hoa vàng 37
4.3.1 Chi phí sản xuất của THHV, lúa và ngô 37
4.3.2 Hiệu quả kinh tế của sản xuất thanh hao hoa vàng và lúa 41
4.3.3 Hiệu quả kinh tế của thanh hao hoa vàng và cây ngô 45
4.4 Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất thanh hao hoa vàng .49
4.4.1 Tác động của mô hình trồng THHV đến vấn đề xã hội 49
4.4.2 Tác động của mô hình trồng THHV đến môi trường tự nhiên xã Đồng Ích .51
4.4.3 Tính bền vững của việc trồng cây THHV 52
4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất thanh hao hoa vàng 53
4.5.1 Thuận lợi 53
4.5.2 Khó khăn 54
4.6 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất THHV tại xã Đồng Ích - Lập Thạch - Vĩnh Phúc trong những năm tiếp theo54 4.6.1 Giải pháp giải quyết vấn đề kỹ thuật và công cụ, dụng cụ trong sản xuất THHV 54
4.6.2 Giải pháp giải quyết vấn đề thông tin thị trường THHV của người dân.55 4.6.3 Giải pháp giải quyết vấn đề đầu ra cho THHV 56
4.6.4 Giải pháp khắc phục các yếu tố của thời tiết trong quá trình sản xuất 56
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
2
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng mẫu điều tra 21
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất năm 2011 của xã Đồng Ích 24
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của xã Đồng Ích 27
Bảng 4.3: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 32
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng THHV của các hộ điều tra tại xã Đồng Ích 34
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất cho 1 sào/ vụ ngô của các hộ điều tra 37
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất cho 1 sào/ vụ lúa của các hộ điều tra 39
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất cho 1 sào/vụ THHV của các hộ điều tra 40
Bảng 4.8: So sánh chi phí đầu vào cho THHV với chi phí đầu vào cho lúa 41
Bảng 4.9: Kết quả và hiệu quả kinh tế THHV, lúa năm 2011 43
Bảng 4.10: So sánh chi phí đầu vào cho THHV với chi phí đầu vào cho ngô 45
Bảng 4.11: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế THHV và ngô năm 2011 47
Bảng 4.12: Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong quá trình sản xuất THHV .50
Bảng 4.13: Các dự kiến sản xuất THHV ở vụ sau của 50 hộ điều tra 53
4
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Kênh tiêu thụ 1 35
Hình 4.2: Kênh tiêu thụ 2 35
Hình 4.3: Kênh tiêu thụ 3 36
Hình 4.4: Biểu đồ chi phí sản xuất của THHV và ngô 46
Hình 4.5: Biều đồ chi phí, doanh thu và lợi nhuận của THHV, lúa và ngô 49
Hình 4.6: Biểu đồ sự tham gia của nam giới và nữ giới trong sản xuất THHV 50
5
Trang 6Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa, sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên triệt để là sự thay đổikhông lường trước được của khí hậu, môi trường ngày càng ô nhiệm Đây làmối đe dọa lớn đến sức khỏe và đời sống của con người Con người ngàycàng mắc phải nhiều loại bệnh nguy hiểm nhất là căn bệnh ung thư tàn ác.Chính vì vậy khi xã hội phát triển, đời sống của con người đã được cải thiệnthì họ luôn hướng tới tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sạch và
an toàn đối với sức khỏe của họ Thuốc chữa bệnh cho con người cũng vậyhiện nay có rất nhiều loại thuốc chiết xuất từ thảo dược vì các loại thuốc chiếtxuất từ thảo dược ít gây ra các tác dụng phụ hoặc có gây ra thì cũng khôngquá nguy hiểm đến tính mạng của con người, nó không làm ảnh hưởng đếnkhả năng làm việc của thận
Thanh hao hoa vàng (THHV) là một loại dược liệu quý ở VN Khoahọc đã chứng minh trong thành phần của cây thanh hao hoa vàng có chấtartemisinin có tác dụng diệt ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu.Chất này cũng có khả năng chữa ung thư vú và bệnh bạch cầu, chỉ cần chobệnh nhân ung thư uống hoặc tiêm artemisinin hay dẫn chất của nó Với bệnhung thư vú, 8 giờ sau khi dùng artemisinin, 75% tế bào ung thư đã bị tiêu diệt,sau 16 giờ thì hầu hết các tế bào ung thư bị tiêu diệt, các tế bào bình thườngkhông bị ảnh hưởng Với bệnh bạch cầu, artemisinin tiêu diệt các bạch cầu bịbệnh mà không ảnh hưởng đến tế bào lành Ở liều điều trị, artemisinin và cácdẫn chất của nó không độc hại, kể cả với phụ nữ có thai và người suy gan, thận.Với đà phát triển của ngành y học như hiện nay thì các nhà khoa học đã vàđang nghiên cứu và tìm ra nhiều công dụng còn tiềm ẩn của THHV để phục vụcho cho việc chữa bệnh của con người
Hiện nay cây THHV được người dân trồng ở nhiều nơi như: SócSơn, thủ đô Hà Nội, Thanh Hóa, Bắc Cạn Thập chí người dân ở tỉnh HàTây cũ còn trồng THHV vào những diện tích hoa màu hay thuê thêm đất
để trồng THHV
Trang 7Người đã nhận thấy lợi ích của THHV mang lại và là địa phương có điềukiện thuận lợi để phát triển mô hình trồng THHV như điều kiện thổ nhưỡng,nước tưới, thời tiết Bên cạnh đó xã Đồng Ích có vị trí địa lý khá thuận lợi đó
là có con đường liên tỉnh 305 chạy qua nền đường rộng trung bình 6,5 m, đãtrải nhựa đạt tiêu chuẩn cấp IV thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụTHHV Đặc biệt công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Kim chuyên sản xuất thuốcchống sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng được đặt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Vì vậy mà trong những năm gần đây diện tích trồng THHV trong địa bàn xãngày càng mở rộng
Vậy hiệu quả kinh tế cây THHV mang lại là như thế nào? Có mang lạilợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác không? THHV có cải thiện thunhập, đời sống của người dân có tăng lên? Tại sao diện tích trồng THHV lạităng lên như vậy? Trong quá trình trồng THHV người dân gặp phải những khíkhăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và trên cơ sở đótìm các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn đọng, tôi đã tiến hành chọn
và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng cây thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình trồng cây THHV tại xãĐồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở đó đưa ra những giảipháp nhằm phát triển mô hình trồng cây THHV
- Đánh giá tính bền vững của mô hình trồng THHV
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sảnxuất thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 81.3 Ý nghĩa của đề tài
* Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học cũngnhư được trải nghiệm giữa lý thuyết và thực hành trong các môn học khácnhau như: nguyên lý phát triển nông thôn, kinh tế phát triển nông thôn, pháttriển cộng đồng, khuyến nông theo định hướng thị trường… khi đó có nângcao chất lượng và hiệu quả học tập của mỗi sinh viên
- Tạo cơ hội cho sinh viên làm quen và trải nghiệm thực tế để hoànthiện bản thân hơn cả về kiến thức, kỹ năng và ngày càng tự tin hơn trongcông việc cũng như trong cuộc sống
- Là cơ hội tốt để sinh viên tiếp xúc với người dân nông thôn nhiều hơn
từ đó hiểu và thông cảm với nông dân hơn Qua đó có thể phần nào giúpngười nông dân trong công tác xoá đói giảm nghèo
* Trong thực tiễn sản xuất
- Là cơ sở để người dân có thể so sánh hiệu quả cây THHV mang lại sovới các loại cây trồng khác, cân nhắc có nên tiếp tục sản xuất cây thanh haohoa vàng nữa hay không? Hay có nên đưa cây THHV vào sản xuất là câytrồng chính không?
- Là cơ sở để xã đưa ra những định hướng cho việc chỉ đạo phát triểngiống cây trồng chủ đạo
Trang 9Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Mô hình
2.1.1.1 Khái niệm mô hình
Trong đời sống, kinh tế, xã hội có nhiều các hoạt động rất đa dạng,phong phú và phức tạp nên người ta sử dụng rất nhiều phương pháp và công
cụ nghiên cứu để tiếp cận đối tượng nghiên cứu Các công cụ và phương phápnghiên cứu có những ưu điểm riêng và nó phù hợp với từng điều kiện và hoàncảnh cụ thể khác nhau Mô hình là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu và
là công cụ được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì người ta có những quan niệm, nộidung và cách hiểu khác nhau về mô hình Theo góc độ tiếp cận về mặt vật lýhọc thì mô hình là vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại Khi tiếp cận sự vậtnghiên cứu thì mô hình được coi là mô phỏng cấu tạo và hoạt động của mộtvật để trình bày và nghiên cứu Khi mô hình hóa đối tượng nghiện cứu thì môhình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhậnbiết được đối tượng nghiên cứu Mô hình được coi là hình ảnh quy ước củađối tượng nghiên cứu và cũng là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệhay tình trạng kinh tế
Như vậy, mô hình có những quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùythuộc vào góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu, nhưng khi sử dụng môhình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượngnghiên cứu
Trong thực tế để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,các mối quan hệ hay ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng môhình Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình đặc trưng cho mộtđiều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chungcho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộcvào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày khác nhau Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
Trang 10đối tượng nghiên cứu, người ta thường chung quan điểm thống nhất đó là: Môhình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phảnánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượngnghiên cứu.
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, gọi làcác đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới, gọi làđầu ra Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hàng hóa các đầu vào - yếu
tố sản xuất là việc chuyển hàng hóa đầu ra là hàng hóa và dịch vụ [2]
Như vậy trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dungkinh tế của sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh
tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: mô hình sản xuất là hìnhmẫu trong sản xuất thể hiện được sự kết hợp của các nguồn lực trong điền kiệnsản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế
Vai trò của mô hình: Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phươngpháp mô hình hoá là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể Nó giúp cho cácnhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối ưu hoá hệ thống Nhờ các mô hình ta
có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát được và các giả địnhrút ra Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp Và một mục tiêu kháccủa mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp
ta chọn phương pháp tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, pháthuy hiệu quả những gì nông dân đó có
2.1.1.2.Các nhân tố trong mô hình trồng THHV
* Chủ thể sản xuất:
Mô hình sản xuất nói chung và mô hình sản xuất THHV nói riêng làmột chỉnh thể thống nhất, mọi tác động vào mô hình đều có xu hướng tập chungvào chủ thể sản xuất Do đó, chủ thể sản xuất là bộ phận giữ vai trò chủ đạo trongtất cả các hoạt động của mô hình, chủ thể ở mô hình sản xuất THHV là các hộ vàcác thành viên tham gia mô hình sản xuất THHV Chủ thể trực tiếp điều tiết cáchoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định của mô hình
* Khách thể sản xuất:
Là đối tượng tiếp nhận hành động của chủ thể Khách thể có thể tácđộng trở lại đối với chủ thể Khách thể có thể tác động nhất định tới sự tồn tại
Trang 11và phát triển của mô hình Khách thể là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm Kháchthể của mô hình sản xuất THHV là hệ thống tư liệu lao động (công cụ sảnxuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ) và đối tượng lao động THHV.
2.1.2 Đánh giá mô hình
2.1.2.1 Khái niệm đánh giá
Đánh giá dự án là một hoạt động của công tác quản lý nhằm tìm ra kếtquả và nguyên nhân nào dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành dự
án [1]
Đánh giá dự án là một trong những hoạt động quan trọng của quá trìnhthực hiện các dự án phát triển Đây là quá trình khẳng định đúng đắn, hiệuquả và ảnh hưởng của dự án đối với các mục tiêu dự án có thể thực hiện ởnhiều giai đoạn khác nhau của chu trình dự án [1]
Như vậy, đánh giá dự án là khâu cuối cùng của chu trình dự án Đánhgiá là xem xét một cách có hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thànhcông và tác động (về kinh tế, xã hội, môi trường, ) của dự án so với mục tiêu
đề ra [1]
2.1.2.2 Các nội dung của đánh giá
Tùy theo các mục đích khác nhau mà có thể xác định các nội dung đánhgiá khác khác nhau Trong đánh giá có các nội dung sau:
* Đánh giá tính thích hợp của dự án.
Đánh giá tính thích hợp của dự án là xem xét dự án có ý nghĩa và cóphù hợp với nhu cầu của các bên tham gia cũng như điều kiện cụ thể của địaphương không Một dự án được coi là thích hợp khi:
Thứ nhất, dự án đáp ứng được nhu cầu của người hưởng lợi Vì một dự
án phát triển nông thôn được xây dựng dựa trên những nhu cầu cấp thiết cầngiải quyết của chính những người hưởng lợi chứ không phải người thiết kế dự
án Do đó, xem xét tính thích hợp của dự án là phải xem xét trên cơ sở mụctiêu của dự án đối với nhu cầu, lợi ích mà người hưởng lợi
Thứ hai, dự án phù hợp với mục tiêu của nhà đầu tư Mục tiêu của cácnhà đầu tư trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Vậy tính thích hợp của dự
án phải đáp ứng mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư Đó là cải thiện thực trạng củanông thôn về sản xuất, môi trường nông thôn, nâng cao năng lực cộng đồngdân cư nông thôn
Trang 12Thứ ba, dự án phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của địaphương, của vùng và cao hơn nữa là của Nhà nước.
Thứ tư, dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địaphương Một dự án nhất thiết phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội củađịa phương, nếu không phù hợp dự án sẽ không được người dân địa phươngchấp nhận, hoặc việc thực hiện dự án đó trên địa bàn sẽ gây khó khăn cho địaphương, thập chí còn tổn hại, càn trỏ sự phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn [1]
Thứ ba, ảnh hưởng của những giả định đối với mục tiêu dự án
Đánh giá hiệu quả của dự án
Đánh giá hiệu quả của dự án là xem xét việc sử dụng các nguồn lực đầuvào để tạo nên các đầu ra của dự án có hiệu quả không? Các kết quả đạt được
có tương xứng với mức đầu tư không? Hiệu quả cần xem xét trên các khíacạnh về kinh tế - xã hội và môi trường Trong đó dự án phát triển nông thônrất chú trọng đến khía cạnh xã hội và môi trường Việc đánh giá hiệu quả của
dự án càn chú ý đến các nội dung sau:
- Thứ nhất, các đầu vào có được sử dụng triệt để không?
- Thứ hai, các đầu vào có được phân bố và sử dụng đúng yêu cầukhông?
- thứ ba, chất lượng và số lượng của các đầu vào có đúng yêu cầukhông?
- Thứ tư, dự án có hiệu quả gì về kinh tế, xã hội và môi trường [1]
* Đánh giá tác động của dự án
Đánh giá tác động của dự án là hoạt động của đánh giá dự án khi kếtthúc dự án Đánh gia tác động nhằm vào việc xác định một cách chung hơn,liệu dự án có tạo ra những tác động mong muốn tới các cá nhân, họ gia đình
và các các thể chế, liệu những tác động có phải do việc thục hiện dự án mang
Trang 13lai không Các đánh giá tác động cũng có thể phát hiện những hậu quả không
dự kiến trước, có thể là tích cực hay tiêu cực tới những đối tượng hưởng thụ.Trong đó, tác động là những thay đổi có tính tổng thê lâu dài đối với cộngđồng nhờ vào việc sử dụng các kết quả của dự án
Đánh giá tác động căn cứ vào các mục tiêu của dự án Tác động thườngxem trên nhiều phương diện khác nhau như tác động về mặt kinh tế, văn hóa
xã hội, thậm chí tác động cả về chính sách như góp phần thay đổi chínhsách phát triển [1]
* Đánh giá tính bền vững của dự án.
Đánh giá tính bền vững của dự án là xem xét các kết quả của dự án cóthể bền vững sau khi dự án kết thúc không và xác định những yếu tố ảnhhưởng đế sự bền vững của dự án Nội dung chủ yếu trong đánh giá tính bềnvững của dự án:
- Các hoạt động hoặc tác động của dự án có thể tiếp tục phát huy saukhi dự án kết thúc và sự hỗ trợ của bên ngoài không nữa
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của kết quả dự án là gì?Khi đánh giá tính bền vững, căn cứ để xem xét không chỉ là các mụctiêu cảu dự án mà còn phải xen xét tính bèn vững trên tất cả các thành phầnkhác của dự án (đầu vào, hoạt động, đầu ra/đầu vào)
Đánh giá dự án không bền vững, căn cứ để khẳng định lại tính đúngđắn của dự án mà quan trọng hơn là tìm ra các cơ hội để thực hiện dự án ởgiai đoạn tiếp theo [1]
2.1.1.7 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, phản ánh chất lượng của các hoạtđộng kinh tế, chất lượng các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khaithác hợp lý và khơi dậy các tiềm năng sẵn có của con người và tự nhiên đểphục vụ lợi ích của con người
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan, so sánh giữa lượngkết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí
bỏ ra là giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào Mối tương quan cần xét cả vềtương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng
Trang 14đó một phương án đúng hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồnlực đầu tư
Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối(thương số) giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra để đạt được các kếtquả đó Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sửdụng các nguồn lực sản xuất khác nhau Từ đó so sánh hiệu quả kinh tế củacác quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này làkhông thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung
Cách đánh giá khác nhau về hiệu quả kinh tế là được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Như vậy quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽkhông giống nhau Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mục đích và yêucầu của đất nước, vùng, một số ngành sản xuất cụ thể mà được đánh giá theonhững góc độ khác nhau cho phù hợp
2.1.1.8 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất THHV
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất THHV là tương quan so sánh giữalượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một thời gian nhất địnhcủa THHV đạt được Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải xem xét
và kết hợp chặt chẽ giữa lượng tuyệt đối và lượng tương đối qua đó biết đượckhối lượng, quy mô mà người sản xuất đạt được cũng như kết cấu tốc độ pháttriển của THHV Tuy nhiên khi tiến hành sản xuất chúng ta cần căn cứ vàomục tiêu do xã hội đặt ra bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì điềuquan tâm nhất của các nhà sản xuất ra THHV với chi phí ít nhất mà hiệu quảđem lại là cao nhất
Hiệu quả kinh tế được tính bằng cách so sánh kết quả sản xuất thu đượcvới lượng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó Thể hiện qua công thức thứnhất của hiệu quả sau:
H=Q/C MaxTrong đó: H là hiệu quả sản xuất
Q là kết quả sản xuất
C là tổng chi phí sản xuất
Trang 15Ý nghĩa: công thức này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra thu được baonhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận.
Hiệu quả kinh tế là tối ưu khi đưa ra giá trị chỉ tiêu đó đạt cực đại (Hđạt giá trị cực đại thì tăng Q hoặc giảm C hoặc đồng thời tăng Q và giảm C làphương pháp khả thi làm cho lợi nhuận của người sản xuất THHV tăng và chiphí sản xuất giảm đi, tạo lòng tin cho người sản xuất
Trong công thức trên ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chi phí sản xuấtTHHV với kết quả sản xuất thu được, hiệu quả sản xuất có mối quan hệ tỷ lệvới kết quả sản xuất Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu màchúng ta lựa chọn chỉ tiêu đánh giá cho phù hợp Các chỉ tiêu gồm có: Hiệuquả sử dụng một đồng vốn hay một đồng chi phí, hiệu quả một đơn vị diệntích, hiệu quả một đơn vị lao động đầu tư Nâng cao hiệu quả kinh tế là làmtăng lượng giá trị của các tiêu chí trên
Kết quả kinh tế sản xuất THHV được xác định bằng hiệu số giữa giá trịkết quả đạt được của sản xuất THHV và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Thể hiện qua dạng công thức thứ 2 của kết quả kinh tế sau:
H=Q-CCông thức này cho ta nhận biết được quy mô hiệu quả của đối tượngnghiên cứu Nó được thể hiện bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vàophạm vi tính toán
Hiệu quả kinh tế sản xuất THHV được xác định bằng tỷ số giữa phầntăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạtđược kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.Thể hiện qua công thức thứ ba của hiệu quả kinh tế:
H= (Qt-Q0)/(Kt-K0) MaxTrong đó:
- Qt vàQ 0 là lượng kết quả ở 2 thời kỳ hay có nội dụng kinh tế khác nhau
- Kt và K0 là lượng chi phí ở 2 thời kỳ có nội dung kinh tế khác nhau
- H là hiệu quả kinh tế sản xuất THHV so sánh giữa 2 thời kỳ hay cónội dung kinh tế khác
Ý nghĩa: công thức này cho biết một đồng chi phí bổ sung tạo ra baonhiêu đồng doanh thu, lợi nhuận bổ sung
Trang 16Công thức thứ 3 của hiệu quả kinh tế có nội dung rất quan trọng đặc biệtđược sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế của tiến độ kỹ thuật và vốn đầu tư.
2.1.1.9 Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Diện tích, năng suất, sản lượng THHV
- Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ của cải vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường một năm), đây là tổng thucủa hộ
GO= ∑Qi*PiTrong đó: Qi: là khối lượng sản xuất loại i
Pi: là giá của sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC): chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vậtchất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanhcủa từng cá nhân Chi phí trung gian được thể hiện qua công thức sau:
IC=∑ Cj*GjTrong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j
Gj: đơn giá đầu vào thứ j
Trong sản xuất THHV Cj là: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,chi phí khác (chi phí thủy lợi, tiền làm đất, công cụ dụng cụ sản xuất ), tiềnthuê lao động ngoài, đất trồng THHV, tiền thuê đất (trong các hộ điều trakhông có hộ nào thuê lao động ngoài, thuê đất để trồng THHV nên tiền thuêlao động, tiền thuê đất bằng 0, thuế đất nông nghiệp được miễn phí, tôi khônghoạch toán trong đề tài này), Gj là: đơn giá các chi phí trung gian trong sảnxuất THHV
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added): là phần giá trị gia tăng thêm củamột quá trình sản xuất kinh doanh AV được thể hiện bằng công thức:
VA=GO-IC
Các bộ phận của giá trị gia tăng VA bao gồm:
Chi phí công lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng Sửdụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tôi sử dụng đơngiá tính ngày công lao động do người dân cung cấp
Khấu hao TSCĐ: do trong sản xuất THHV TSCĐ có giá trị không lớnnên tôi không tính phần khấu hao TSCĐ vào đề tài
Trang 17- Lợi nhuận: TPr = GO-TC
Trong đó: GC là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí
- Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùngnhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thườngdùng là:
- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC
Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lạiđược bao nhiêu giá trị sản xuất Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tếcàng cao
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): tỷ xuất GTGTtheo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sảnxuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:
TVA=VA/ICQua chỉ tiêu này cho thấy: cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽthu được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng
có hiệu quả cao Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất
+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr):
TTPr =TPr/IC
- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động
Năng suất lao động: là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong mộtđơn vị thời gian
Năng suất lao động = GO/CLĐ
Về phương pháp tính toán: đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việcxác định chính xác lượng hao phí sức lao động Thông thường, để tính toánchính xác được công lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quyđịnh 8 giờ làm việc bằng một công lao động
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ
+ Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ
Trang 18- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thunhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển sản xuất THHV.
- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân
- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhànước về xóa đói, giảm nghèo, bại trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình Số
hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển sản xuất THHV
- Góp phần xây dựng một môi trường sinh thái bền vững cho sản xuấtnông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong vùng
2.1.1.10 Vai trò của THHV
* Vai trò đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng được sử dụng những loại thuốc chiết xuất từ câyTHHV có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường để chữa các bệnh
do vi rút hay vi khuẩn gây nên mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe
* Vai trò đối với người sản xuất
Trồng THHV người dân có thể tận dụng chỗ đất xấu, đồi gò kém năngsuất để góp phần nâng cao thu nhập
Sản xuất THHV sẽ tạo ra giống cây trồng mới góp phần vào công tácchuyển dịch cơ cấu cây trồng
Sản xuất THHV mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân,bình quân 1 sào canh tác 1 năm cho thu nhập là 1.767,15 nghìn đồng, trừ cáckhoản chi phí đi thì lợi nhuận thu được là 882,35 nghìn đồng
* Vai trò đối với cộng đồng
THHV cũng là một loại cây xanh nên nó sẽ giúp ích cho việc hút bụihay làm sạch không khí và cải tạo môi trường xung quanh Vậy trồng THHVgiúp cho cộng đồng có môi trường trong lành và con người sẽ cảm thoải mái
và khỏe mạnh để tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như giải trí
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở Việt Nam
2.2.1.1 Huyện Ứng Hoà tỉnh Hà Tây
Hơn 10 năm trước, cây thanh hao hoa vàng được người dân ở xã SơnCông - Ứng Hoà đem về trồng trên vùng đất bãi ven sông Đáy Thấy đượchiệu quả kinh tế mà cây trồng này mang lại, vài năm trước, nhiều xã ven
Trang 19sông Đáy của Ứng Hoà đã chọn cây thanh hao hoa vàng là cây trồng chủlực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại thu nhập cao chonhiều hộ nông dân [6]
Thực tế cho thấy, các vùng trồng thanh hao hoa vàng đều có thu nhậpcao hơn nhiều so với cấy lúa, từ năm 2004 đến nay, trung bình 1 sào cho thunhập 3 triệu đồng/năm Vì vậy, cây thanh hao hoa vàng được lan rộng ra cáctỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam và ở Hà Tây, Ứng Hoà là địa phương
có diện tích trồng thanh hao hoa vàng lớn nhất, tập trung tại các xã: SơnCông, Viên Nội, Viên An [6]
Xã Sơn Công là địa phương đi đầu trong phong trào trồng cây thanhhao hoa vàng và cũng là nơi có diện tích trồng nhiều nhất huyện Ứng Hoà.Ông Lê Xuân Dân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 1992, HTX nôngnghiệp Vĩnh Thượng đã mạnh dạn đưa cây thanh hao hoa vàng về trồng trênvùng đất bãi ven sông Đáy Thời gian đầu còn mang tính thử nghiệm, hơn nữagiai đoạn này thị trường tiêu thụ còn bó hẹp, nên diện tích trồng tại Sơn Côngcòn ít, nhiều người dân cũng chưa mặn mà cho lắm đối với cây thanh hao hoavàng Sau năm 1995, thị trường tiêu thụ bắt đầu được mở rộng, mặc dù giábán vẫn thấp nhưng so với cấy lúa thì trồng cây thanh hao hoa vàng mang lạihiệu quả kinh tế cao hơn, nên phát triển mở rộng từ thôn Vĩnh Thượng đã lansang cả 3 thôn còn lại của xã là Vĩnh Hạ, Nghi Lộc, Hoàng Dương Từ diệntích vài chục mẫu những năm trước, đến năm 2005 diện tích cây thanh haohoa vàng đã tăng lên 150 mẫu, rồi năm 2006 đã là 320 mẫu (chiếm gần 50%diện tích của toàn huyện) Qua tìm hiểu được biết, toàn xã có 1.000/1.200 hộtham gia trồng cây thanh hao hoa vàng, hộ trồng ít nhất khoảng 1 sào, hộtrồng nhiều nhất khoảng 4-5 mẫu, đặc biệt có nhiều hộ còn đi thuê hàng chụcmẫu đất ở các tỉnh như: Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình để trồng Nhiều hộ giađình ở Sơn Công đã trở thành triệu phú từ trồng cây thanh hao hoa vàng như:
Hộ ông Đỗ Văn Thanh, Nguyễn Văn Hùng (thôn Vĩnh Thượng), Lê XuânChúc (thôn Hoàng Dương) mỗi năm thu vài chục triệu đồng Trao đổi vớinhững người dân trồng thanh hao hoa vàng cho thấy, cây thanh hao hoa vàngmang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với nhiều loại cây trồng khác, bởi năngsuất trung bình 1 sào đạt khoảng 150kg lá đã phơi khô, với giá bán như năm
Trang 202005 là 15-16 nghìn đồng/kg, trừ mọi chi phí thu lãi hơn 1,5 triệu đồng/sào.Hơn nữa, diện tích đất trồng cây thanh hao hoa vàng hệ số sử dụng đất quayvòng đến 3 lần/năm: Thời điểm trồng cây thanh hao hoa vàng xung quanh tiếtlập xuân, sau khoảng 6 tháng thì thu hoạch xong, người dân tiếp tục trồngđược rau màu vụ hè thu và vụ đông Thực tế ở Sơn Công năm 2005 cho thấy,nhiều diện tích cao hạn, người dân áp dụng mô hình luân canh trồng 1 vụthanh hao hoa vàng, 1 vụ lúa mùa, 1 vụ rau màu đông Như vậy, với các môhình luân canh như trên, một 1 ha cho thu nhập trên 80 triệu đồng/năm [5]
Bên cạnh xã Sơn Công, một số xã vùng bãi ven sông Đáy của huyệnứng Hoà như: Viên Nội, Viên An, Phù Lưu cũng có diện tích trồng cây thanhhao hoa vàng lớn Hiện nay, người dân tại các địa phương này đã chủ độngđược cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính củacây thanh hao hoa vàng có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 4-6 lần/vụ), không cần tập trung 1 khoảng thời gian nhất định nên rất thuận lợi để các
hộ dân phân bố lao động hợp lý Được biết, khoảng 4-5 năm trở lại đây thịtrường tiêu thụ thanh hao hoa vàng rất lớn, giá bán hàng năm tăng dần (1 kg
lá khô có giá bán từ 7-8 nghìn đồng năm 2003, lên 11-14 nghìn đồng năm
2004 và 15-16 nghìn đồng năm 2005), người dân không phải lo “đầu ra”, chỉcần thu hoạch xong là có người đến tận nhà thu mua Từ hiệu quả kinh tế màcây thanh hao hoa vàng mang lại, cộng với đặc tính chịu hạn khá, các địaphương nên mở rộng diện tích canh tác cây thanh hao hoa vàng trong quátrình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi [6]
2.2.1.2 Huyện Cẩm Thuỷ tỉnh Thanh Hoá
Tin từ phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thuỷ cho biết: năm 2006 diện tíchgieo trồng cây thanh hao hoa vàng của huyện tăng lên 350 hecta (gấp hơn hai lần
so với năm 2005) Huyện đã ký hợp đồng với công ty TNHH dược phẩm SaoKim sẽ trồng 251 hecta và cung cấp lá thanh hao hoa vàng cho công ty nay.Nhưng nhân dân của 19/20 xã, thị trấn trong huyện đã trồng vượt 100 héc ta sovới kế hoạch Đặc biệt, bà con nhân dân đã mạnh dạn đưa vào gieo trồng câyThanh hao trên các loại đất như: đất bãi, đất đồi và đất một vụ lúa [7]
Trang 212.2.2 Tình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở tỉnh Vĩnh Phúc
Nhận thấy Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng lớn về diện tích đất nôngnghiệp, năm 1998 Công ty trách nhiệm hữu hạn Sao Kim chuyên sản xuấtthuốc chống sốt rét từ cây thanh hao hoa vàng, đóng trên địa bàn tỉnh đã kếthợp với Sở NN và PTNT Vĩnh Phúc đưa cây thanh hao hoa vàng vào trồngtrên diện rộng ở các huyện như Lập Thạch, Bình Xuyên, Mê Linh… Quanhững năm đầu đưa vào trồng thử nghiệm, cây thanh hao hoa vàng dần khẳngđịnh được ưu thế so với các cây trồng khác và đã chiếm được cảm tình củangười nông dân, bởi đây là cây dễ trồng, dễ sống, ít phải bỏ công chăm bón
mà lại cho năng suất cao So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao hoavàng cho thu nhập cao gấp 1-1,5 lần Cùng trên diện tích, nếu người dân trồnglạc hay đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiềngiống, cuối vụ lạc, đậu tương tốt cũng chỉ thu được tối đa 500.000 đồng.Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao hoa vàng cho thu nhập từ700.000 đồng đến 1 triệu đồng Chính vì những ưu điểm về lợi nhuận mà câythanh hao hoa vàng phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc.Tỉnh đã trồng được gần 200 ha cây thanh hao hoa vàng, trong đó huyện LậpThạch trồng được 35 ha, huyện Mê Linh trồng 50 ha, huyện Bình Xuyêntrồng được 52 ha… Một lợi thế nữa khi bà con trồng cây thanh hao hoa vàng
là có thể kết hợp trồng xen canh với các cây trồng khác như cây ớt hoặc rau…
Vì thế càng tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, nhiều hộ gia đình đã cócủa ăn, của để và giàu lên nhờ trồng thanh hao hoa vàng Theo kinh nghiệmcủa bà con nông dân ở đây thì cây thanh hao hoa vàng chỉ trồng được một vụtrong năm, sau 4 tháng sẽ cho thu hoạch Thời gian trồng bắt đầu từ tháng 1 làtốt nhất, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân nước ta.Cách chăm bón cây thanh hao hoa vàng cũng không khó Ngoài lượng phânchuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũngchăm sóc tương tự như là lạc, đỗ [8]
Ông Đỗ Ngọc Vân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sao Kim để khuyếnkhích bà con nông dân tiếp cận với cây trồng mới, đơn vị đã chủ động bỏ rahoàn toàn vốn, giống, hỗ trợ về kỹ thuật trồng cho từng hộ gia đình, người dân
Trang 22chỉ phải bỏ công ra trồng, chăm sóc và thu hoạch Cuối vụ, công ty cử người vàotận xã để thu mua sản phẩm, thanh toán cho người trồng [8]
Cây thanh hao hoa vàng đã được trồng rải rác ở tỉnh từ năm 1991 tạihuyện Tam Dương, Tam Đảo, Mê Linh, Bình Xuyên nhưng diện tích không lớn,
do Công ty TNHH Kim Long phối hợp với hộ nông dân tổ chức sản xuất và tiêuthụ Năm 2003, diện tích đạt 190 ha, năm 2004, diện tích đạt 283,2 ha (với giábán sản phẩm từ 5.000 - 7.000 đồng/kg lá khô) Riêng năm 2005, diện tích trồng
883 ha, năng suất trung bình đạt 80 - 100kg lá khô/sào, chi phí sản xuất thấp(dưới 100 ngàn đồng/sào), giá bán cao (13.000 - 15.000 đồng/kg), hiệu quả trồngthanh hao đạt trung bình 1,2 - 1,3 triệu đồng/sào, cao hơn một số cây trồng khácnhư: lúa, ngô, đậu tương Vì vậy, với sự năng động, nhanh nhạy của của ngườinông dân Vĩnh Phúc, năm 2006, nông dân tự phát mở rộng diện tích lên tới4.126 ha Trong đó, chỉ có trên 400 ha là có hợp đồng tiêu thụ, còn lại khoảng90% diện tích không có tổ chức, đơn vị nào đứng ra ký kết hợp đồng cho nôngdân [8]
Năm 2011 diện tích THHV trong toàn tỉnh Vĩnh phúc là 273,4 ha, năngsuất của THHV là 27,92 tạ/ ha, Sản lượng THHV đạt 763,1 tấn [3]
Trang 23Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ trồng thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch,tỉnh Vĩnh Phúc
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất thanh hao hoa vàng tại xã Đồng Ích, huyện LậpThạch, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây thanh hao hoa vàng, lúa và ngô
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất THHV
- Phân tích tác động xã hội và tính bền vững của việc sản xuất thanhhao hoa vàng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệuquả sản xuất THHV tại xã Đồng Ích, Lập Thạch, Vĩnh Phúc trong những nămtiếp theo
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp:
Nguồn số liệu thứ cấp là số liệu đã công bố bao gồm các thông tin vềtình hình sản xuất thanh hao hoa vàng ở Việt Nam được thu thập từ các báocáo, tạp chí, các trang website của chính phủ và các bộ ngành
Trang 24Số liệu sơ cấp
Phương pháp dùng để thu thập số liệu sơ cấp bao gồm:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: sử dụng bảng hỏi hỏi trực tiếp hộnông dân, với bộ câu hỏi này số liệu thu thập có thể tổng hợp vào các bảngbiểu từ đó đưa ra những nhận định về liên quan đến nội dung nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động sản xuất và sinh hoạthàng ngày của người dân để rút ra những kết luận liên quan đến nội dungnghiên cứu
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp luận
Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượngkinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệhữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫnnhau trong quá trình tồn tại và phát triển Qua phương pháp này có thể thấyđược kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũngnhư thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổngthể hoàn chỉnh
Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật,hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể Bởi mỗi sự vật, hiện tượng khôngphải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tạinhững giai đoạn lịch sử khác nhau Những lý luận và thực tiễn được xem xéttrong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượngtheo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai
* Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉtiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổnghợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việcphân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dungcần nghiên cứu
* Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tínhtoán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân
Trang 25trong ngành hàng THHV cùng với những thuận lợi và khó khăn một cáchkhoa học Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánhmột cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển sản xuất thanh hao hoa vàngcủa xã Đồng Ích trong những năm qua.
* Phương pháp thống kê phân tích kinh tế
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểumẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn Từ kết quả tài liệu thu thậpđược tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đốichiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sởcho phân tích và phát triển xu hướng trong sản xuất thanh hao hoa vàng
3.3.3 Phân tích xử lý số liệu
Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương phápnghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương phápthống kê, so sánh và đối chiếu
Nhưng thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ
và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợpvới nội dung nghiên cứu
Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập,chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tínhExcel, chính xác và đạt hiệu quả cao
3.3.4 Phương pháp điều tra cụ thể
Điều tra bằng phiếu điều tra là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệmđược áp dụng trong các nghiên cứu xã hội Thông qua việc phát và thu phiếu điềutra ta thu được những thông tin khách quan về nhận thức, thái độ hành vi, trạngthái tồn tại các điều kiện có liên quan đến phạp vi nghiên cứu
Chọn hộ điều tra để phản ánh một cách trung thực,chính xác nhất tình hìnhkinh tế của các hộ trồng THHV tại xã Đồng Ích huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 26Tiểu vùng 2 (gồm có: thôn Hạ Ích và thôn Tân Lập): vùng chỉ cóđường liên thôn, xã trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn.
Tiểu vùng 3 (gồm có: thôn Đại Lữ, thôn Viên Luận và thôn Bì La):Vùng này chỉ có đường liên thôn, địa hình đồi gò nhấp nhô, nhưng đã được bêtông hóa và gần khu trung tâm của xã
Vì vậy để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất tình hình kinh
tế của các hộ trồng THHV tại xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
từ đó suy rộng ra toàn xã tôi đã tiến hành điều tra 50 hộ trên 4 thôn đại diệncho 3 tiểu vùng
Bảng 3.1: Bảng mẫu điều tra
Trang 27Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
* Vị trí địa lý
Xã Đồng Ích nằm ở phía Đông Nam của huyện Lập Thạch, cách trungtâm huyện khoảng 6 km Tổng diện tích tự nhiên là 1246,48 ha Địa giới hànhchính của xã được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Bàn Giản
- Phía Nam giáp xã Đình Chu
- Phía Đông giáp xã An Hoà và Hoàng Đan của huyện Tam Dương
- Phía Tây giáp xã Tử Du và Tiên Lữ
Trên địa bàn xã có 2 tuyến giao thông chính là đường cao tốc Nội Lào Cai hiện nay đang trong quá trình thi công và đường tỉnh305 chạy qua,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá của địaphương [5]
Bài-* Địa hình
Xã Đồng Ích là vùng trung du thuộc khu vực miền núi phía bắc Địa hìnhtương đối bằng phẳng, có sự đan xen giữa các đồi gò thấp, vùng đồng bằng, khuvực thấp trũng và hệ thống ao, hồ, đầm xen kẽ, với 3 dạng địa hình đặc trưng:
- Địa hình đồi gò thấp: khu vực này chiếm khoảng 3% tổng diện tích tựnhiên, là phần diện tích của các đồi gò thấp phân bố chủ yếu ở khu vực phíaBắc và khu phía tây bắc của xã, độ dốc trung bình từ 8-15% Dạng địa hìnhnày thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, câynguyên liệu sản xuất giấy như keo, bạch đàn
- Địa hình vùng đồng bằng: khu vực này chiếm khoảng 75% tổng diệntích tự nhiên Dạng địa hình này có độ dốc < 3%, toàn bộ là diện tích khu vựcđồng ruộng canh tác, thích hợp cho việc trồng lúa nước và cây màu ngắn ngàynhư lạc, đậu, đỗ
Trang 28- Địa hình vùng thấp trũng: khu vực này chiếm khoảng 25% tổng diệntích đất tự nhiên, là phần diện tích thuộc khu vực phía nam của xã Khu vựcnày thích hợp cho việc trồng lúa một vụ [5]
4.1.1.2 Khí hậu và thuỷ văn
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1800 mm, năm mưa nhiều
có khoảng 6 tháng mưa, năm mưa ít có 1-2 tháng Tổng lượng mưa năm nhiềunhất lên tới 2600 mm, năm ít nhất chỉ có 1000-1100 mm
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, thấp nhất là 24%, caonhất là 92%
- Chế độ gió thổi theo 2 mùa rõ rệt
+ Gió mùa đông bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 10 năm trướcđến tháng 3 năm sau, gió lạnh kèm theo mưa phùn gây ra hiện tượng bănggiá, sương muối nhưng ít xảy ra
+ Gió mùa đông nam thổi vào mùa nóng, kéo dài từ tháng 4 đến tháng
4.1.1.3 Điều kiện đất đai và tình hình sử dụng đất
Theo kết quả kiểm kê năm 2011, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là
3959 ha Trong đó:
Trang 29Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất năm 2011 của xã Đồng Ích
(ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 3959
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 811,01 20,485
2.8 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 119,26 3,012
(Nguồn: UBND xã Đồng Ích)
Diện tích đất trồng trọt năm 2011 là 811,01 ha trong đó:
- Đất sản xuất trồng trọt là 763,03 ha, chiếm 19,273% tổng diện tích đất
tự nhiên, nó bao gồm: Đất trồng cây hàng năm là 695,43 ha, chiếm 17,566%tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa nước là 574,17 ha, chiếm14,503% tổng diện tích đất tự nhiên, đất trồng ngô là 47 ha chiếm 1,187%
Trang 30diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây THHV là 33 ha chiếm 0,834% tổngdiện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác là 121,26 ha, chiếm3,063% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất trồng cây lâu năm là 67,6 ha, chiếm1,708% diện tổng diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất lâm nghiệp: Theo bảng thống kê trên ta thấy năm 2011
xã chỉ có 37 ha, chiếm 0,935% tổng diện tích đất tự nhiên Đất lâm nghiệpcủa xã nhìn chung đã góp phần quan trọng trong công tác chống xói mòn, rửatrôi, cải thiện cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái hơn nữa nó cũnggóp phần làm thu nhập của người dân tăng lên Tuy nhiên diện tích thấp vàcòn nhiều hạn chế trong quá trình khai thác nên hiệu quả mang lại chưa cao
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Có diện tích là 10,89 ha, chiếm 0,277% tổngdiện tích đất tự nhiên Chủ yếu là nuôi thả ở ao, hồ do các hộ gia đình đấuthầu hoặc ao của gia đình Tuy nhiên do diện tích nhỏ và chưa được khai tháctriệt để mà mới chỉ được nuôi thả theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tếmang lại không cao
Theo thống kê 2011 thì diện tích đất phi nông nghiệp của xã là 363,05
ha, chiếm 9,170% tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó có:
- Đất ở: diện tích đất mà người dân sử dụng để xây dựng nơi sinh sốnghay sinh hoạt là 39,16 ha, chiếm 0,989% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: diện tích đất dùng để xâydựng cơ sở làm việc giữa người dân và cán bộ xã cũng như các hoạt độngkhác và các công trình khác chỉ có 0,67 ha, chiếm 0,017% tổng diện tích đất
tự nhiên
- Đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh: Do những hoạt động sảnxuất kinh doanh của xã kém phát triển nên diện tích đất mà người dân sửdụng để xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh là rất nhỏ chỉ có 0,04 ha,chiếm 0,001% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất sản xuất vật liệu, gốm sứ: diện tích đất này có 0.3 ha, chiếm0,008% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất di tích, danh thắng: Diện tích đất di tích, danh lam của xã chỉ có1,23 ha, chiếm 0,031% tổng diện tích đất tự nhiên
Trang 31- Đất tôn giáo tín ngưỡng: diện tích đất này là 1,61 ha, chiếm 0,041%tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Xã đã dành đất ở những khu vực xa khudân cư để làm nghĩa trang và nghĩa địa, tuy nhiên vẫn còn nhưng ngôi mộ xâychưa được quy hoạch Tổng diện tích là 8,99 ha, chiếm 0,227% tổng diện tíchđất tự nhiên
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 119,26 ha, chiếm 3,012%tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất phát triển hạ tầng: Để góp phần phát triển kinh tế xã hội củangười dân trong xã, xã đã để 191,79 ha để cho việc xây dựng cơ sở hạ tầngchiếm 4,844%, trong đó: Diện tích đất dành cho giao thông là 85,79 ha, đấtthuỷ lợi là 96,32 ha, diện tích các loại đất hạ tầng xã hội 9,68 ha
Đất chưa sử dụng:
Theo như thống kê năm 2011, diện tích đất chưa được người dân trong
xã sử dụng là 72,42 ha, chiếm 1,829% tổng diện tích đất tự nhiên
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 trong bối cảnh
có nhiều sự kiện trọng đại về chính trị của đất nước nói chung và địa phươngnói riêng Thuận lợi và khó khăn đan xen, nền kinh tế - xã hội của xã ĐồngÍch có sự tác động trực tiếp từ các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhànước Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc
về phát triển nông nghiệp, nông thôn cụ thể hóa bằng các chương trình dự ántạo điều kiện cho nông nghiệp nông thôn phát triển [4]
Xã có tiềm năng đất đai, lao động dồi dào, nhân dân cần cù lao động.Giao thông thuận lợi tạo điều kiện mở mang ngành nghề dịch vu, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi có bước chuyển biến, trật tự trị an trên địa bàn xã cơbản được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý vàđiều hành của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực [4]
Năm 2011 thời tiết diễn biến phức tạp rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnhhưởng đến sản xuất, dịch bệnh làm giảm số lượng lớn đàn gia súc, gia cầm.Giá cả vật tư, hàng hóa tiêu dùng tăng cao, ruộng đất manh mún, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm Tác động trực tiếpđến sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống của nhân dân [4]
Trang 324.1.2.1 Về phát triển kinh tế:
Giá trị sản xuất của các ngành của xã được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của xã Đồng Ích
Chỉ tiêu
Giá trị (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Qua đây ta có thể thấy cơ cấu kinh tế của xã qua 2 năm 2010 – 2011 có
sự thay đổi lớn, tỷ trọng các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thương mại - dịch vụ
có sự thay đổi lớn Năm 2010 ngành trồng trọt chiếm 36,23%, chăn nuôichiếm 28,46%, thương mại - dịch vụ chiếm 35,31%; năm 2011 cơ cấu ngànhkhông thay đổi nhiều so với năm 2010, ngành trồng trọt tăng lên thành38,28%, ngành chăn nuôi tăng lên thành 29,98%, ngành thương mại - dịch vụgiảm xuống còn 31,74% Nền kinh tế của xã ngày càng chuyển biến theochiều hướng tích cự, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh
tế của xã nhất là ngành trồng trọt tỷ trọng kinh tế của nó chiếm nhiều nhất
Vậy ngành trồng trọt có thể được coi là ngành phát triển kinh tế chínhcủa người dân trong xã Nên khi người dân quyết định mô hình trồng trọt nhưthế nào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ dân
4.1.2.2 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập của xã năm 2011
* Dân số
Theo số liệu thống kê cuối năm 2011 cho thấy tổng số dân của xã là10.800 người được phân bố ở 7 khu hành chính với mật độ dân số là 877người/km2 [5]
Tổng số hộ là 2.710 hộ, trong đó: hộ sản xuất nông nghiệp là 2 515 hộ,
hộ sản xuất phi nông nghiệp là 195 hộ Quy mô trung bình mỗi hộ là 4,0người/hộ [5]
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2011 là 1,18% [5]