1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Toàn Văn Luận Án.docx

329 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Đại Học Trong Điều Kiện Xã Hội Hóa Dịch Vụ Công
Tác giả Nguyễn Quang Sáng
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển, PGS.TS. Trương Quốc Chính
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản lý Công
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 329
Dung lượng 745,94 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (22)
      • 1.1.1. Các công trình ngoài nước (22)
      • 1.1.2. Các công trình trong nước (26)
    • 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (43)
      • 1.2.1. Các công trình ngoài nước (43)
      • 1.2.2. Các công trình trong nước (51)
    • 1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU (0)
  • Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (61)
    • 2.1. KHÁIQUÁTCHUNGVỀDỊCHVỤCÔNGVÀXÃHỘIHÓADỊCHVỤCÔNG (61)
      • 2.1.1. Khái niệm dịch vụ công (61)
      • 2.1.2. Xã hội hóa dịch vụ công (64)
    • 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (78)
      • 2.2.1. Khái quát quản lý nhà nước về giáo dục đại học (78)
      • 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công (88)
      • 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công (95)
    • 2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (112)
      • 2.3.1. Yếu tố chính trị (112)
      • 2.3.2. Hệ thống pháp luật (114)
      • 2.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức (117)
      • 2.3.4. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất (117)
      • 2.3.5. Truyền thông và công nghệ thông tin (120)
      • 2.3.6. Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa (122)
    • 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (124)
      • 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công ở một số quốc gia (124)
      • 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (142)
  • CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM . 89 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (149)
    • 3.1.1. Về mạng lưới (150)
    • 3.1.2. Về quy mô (152)
    • 3.1.3. Về giảng viên (153)
    • 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (155)
      • 3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về giáo dục đại học (155)
      • 3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học (162)
      • 3.2.3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục đại học 105 3.2.4. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học (166)
      • 3.2.5. Thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục đại học (187)
      • 3.2.6. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đại học (192)
    • 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (198)
      • 3.3.1. Kết quả đạt được (198)
      • 3.3.2. Những hạn chế (204)
      • 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế (209)
  • CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (213)
    • 4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (213)
      • 4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển về giáo dục (213)
      • 4.1.2. Định hướng quản lý giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công (215)
    • 4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG (221)
      • 4.2.1. Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước kết hợp với mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học (221)
      • 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục đại học . 1577 4.2.3. Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học (231)
      • 4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của giáo dục đại học (240)
      • 4.2.5. Tăng cường phân cấp quản lý, nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học (242)
      • 4.2.6. Thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập 1733 4.2.7. Tăng cường xã hội hóa giáo dục đại học (248)
  • PHỤ LỤC (281)

Nội dung

HÀ NỘI – 2023 BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN QUANG SÁNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Chuyên ngành Quản lý Công Mã số 934 0403 HÀ NỘI 2023[.]

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

Richard A Loverd (1997), trong “Leadership for the public service, Power and policy in action” [137] (Lãnh đạo đối với dịch vụ công cộng, Quyền lực và chính sách hành động), đưa ra lý luận chung về quyền lực và phương hướng lãnh đạo Đưa ra các ví dụ và phân tích lãnh đạo của một số tổng thống như J.Kenedy,

G Ford, B Clinton, và sự lãnh đạo của những người làm luật pháp của bộ máy hành chính và các thống đốc bang Trong nghiên cứu chỉ ra rõ vai trò của cung ứng dịch vụ công cho xã hội đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của người lãnh đạo (Leader) với quá trình cung ứng dịch vụ công.

Ahmad Sarji Bin Abdul Hamid (1992)“The public of Malaysia, some reflections on qualitu productivity and discipline” [122], tập hợp các bài phát biểu của bộ trưởng Chính phủ Malaysia về quản lý dịch vụ công cộng, hoạt động văn hóa, thông tin, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động kế hoạch đến năm 2020 về phát triển dịch vụ công cho đất nước.

R.RI Smith, Patrick Weller (1978) [138], Public service inquiruies in Australia (Dịch vụ công công ở Autralia) nghiên cứu về sự hình thành nhu cầu dịch vụ công cộng và trách nhiệm của Nhà nước đáp ứng các nhu cầu đó Nghiên cứu thực tế tại ba bang của Australia: Victoria, Nam Australia và New South Wales Trong đó có nói đến kinh nghiệm một số nước và ứng dụng tại Australia Công trình này khá thực tế và cũng đi sâu vào dịch vụ công cơ bản, đưa ra các giải pháp khá cụ thể và thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Công trình nghiên cứu của Haroon Chowdry (2006), “Funding Higher

Education: Issues and Implications (Tài chính cho giáo dục đại học - Vấn đề và thực hiện” Tác giả công trình đã chỉ ra rằng ở Vương quốc Anh, chi phí mà cá nhân đóng góp chung cho hệ thống giáo dục đại học trước khi có cải cách chỉ chiếm khoảng 8% chi phí dạy học và sau cải cách phấn đấu tỷ lệ đạt 23% Điều này cũng có nghĩa là áp lực rất lớn đối với ngân sách nhà nước dành cho GDĐH và vấn đề QLNN các khoản ngân sách này luôn là thách thức Đầu tư bao nhiêu từ NSNN cho GDĐH đang trở thành vấn đề bàn cãi khi quyết định đầu tư của nhà nước cho các chương trình, dự án[131] Nghiên cứu chỉ ra rằng những ai học đại học có cơ hội kiếm tiền, việc làm dễ hơn những người khác Vì vậy, khi nghiên cứu quan niệm về đầu tư cho GDĐH sẽ không mang tính công Do đó, đòi hỏi tăng đóng góp tư cho GDĐH như là một thỏa đáng Nhưng mặt khác, GDĐH có thể tạo ra những yếu tố tích cực, nghĩa là tác động ảnh hưởng đem lại không chỉ cho chính người đi học mà còn cho cả nền kinh tế Đầu tư của nhà nước cho GDĐH là tất yếu Bài viết cũng chỉ ra thách thức của dự án đầu tư cho GDĐH thông qua chương trình cho vay đối với sinh viên Các ngân hàng đều do nhà nước chỉ định và làm thế nào để kiểm soát được thu hồi nợ cũng là thách thức của dự án đầu tư ngân sách cho GDĐH theo

“chương trình, dự án cho vay” Nhóm tác giả đã khẳng định mô hình chia sẻ chi phí GDĐH là tất yếu.

Công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc WB với sản phẩm là quyển sách có tựa đề: “Đưa giáo dục đại học vào công việc, kỹ năng và nghiên cứu để phát triển ở Đông nam Á - Putting Higher Education to Work, Skills and Research for Growth in East Asia”(2012)[146] cũng phân tích một số nội dung về chi ngân sách nhà nước đối với dịch vụ công ở Anh và một số nước khác như Australia, NewZealand, chính sách chọn lựa được thể hiện dưới các hình thức như: Dành một số dịch vụ công miễn phí hoặc trợ giúp cho những người nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất (trợ cấp gia đình, nhà ở cho các đối tượng chính sách) nhưng những đối tượng thụ hưởng ngày phải trải qua “thẩm tra tài chính” của chính phủ trước khi được hưởng dịch vụ Chính phủ Singapore cũng thực hiện hỗ trợ bằng tiền cho những gia đình và khó khăn Những hình thức thể hiện khác của chính sách này là cân đối hoặc thay đổi chi phí dịch vụ bằng cách tăng chi phí đối với những tầng lớp thu nhập cao nhất hoặc đối một số hình thức tiêu thụ; áp dụng cơ chế trả tiền đối với dịch vụ công trên cơ sở bù trừ đối với người thu nhập thấp dưới hình thức dịch vụ tối thiểu (y tế) hay học bổng chính sách chọn lựa dựa trên tình trạng tài chính của đối tượng thụ hưởng dịch vụ công đã được một số quốc gia xem xét áp dụng, tuy nhiên quá trình triển khai chính sách này gặp nhiều khó khăn Xu hướng chung của các nước Pháp và Đức là đặc biệt quan tâm đến các giải pháp kiểm soát đầu ra, tính toán chi phí quản lý đối với từng loại, từng lĩnh vực hoạt động Từ việc xác định chi phí quản lý các chính phủ có căn cứ để xác định nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho công ứng dịch vụ công từ đó xác định, phân cấp nguồn người hưởng dịch vụ phải chi phí, nguồn mà NSNN sẽ tài trợ Ngoài ra, các nước cũng hướng tới đa dạng hóa nguồn thu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau, từ đó đổi mới cung cách đầu tư từ ngân sách nhà nước trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công Trong chương trình cải cách hành chính của hai nước này, vấn đề xây dựng và phát triển nền mạng lưới điện tử được xác định là trọng tâm ưu tiên Học hỏi những bài học, kinh nghiệm của các nước khác là một cách để chúng ta tìm ra những biện pháp và hướng đi phù hợp cho công cuộc cải cách đầu tư từ ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong tình hình hiện nay.

1.1.2 Các công trình trong nước

Nguyễn Ngọc Hiến (Chủ biên, 2002), Vai trò của nhà nước trong cung ứng

DVC - nhận thức, thực trạng & giải pháp Trong công trình các tác giả đã nghiên cứu làm rõ vai trò của nhà nước trong cung ứng DVC đồng thời cũng xây dựng các mô hình cung ứng hiệu quả nhất Công trình cũng cho rằng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nhà nước tiến hành nhiều giải pháp cải cách hành chính nhằm xây dựng bộ máy hiệu lực và hiệu quả để cung ứng tốt nhất DVC cho nhân dân thì cần “xã hội hóa dịch vụ công” và cho thấy hai xu hướng đáng quan tâm: Xu hướng thứ nhất: xã hội hóa DVC trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu chung của cộng đồng: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, giao thông công cộng, như vậy, đối với loại hình dịch vụ này có thể thực hiện theo nguyên tắc: cái gì thành phần kinh tế khác làm được, thì nhà nước không nhất thiết phải tham gia (Chính phủ chỉ đóng vai trò kiểm soát, điều tiết và bảo hộ) hoặc việc gì mà thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc chưa tham gia, thì nhà nước là người chịu trách nhiệm cung cấp nó cho xã hội Xu hướng thứ hai: việc hình thành các trung tâm hỗ trợ hành chính trong thời gian qua đã nhận được không ít sự đồng tình của người dân Các trung tâm này đã góp phần khắc phục dần ách tắc, trì trệ trong hoạt động của các cơ quan hành chính, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân về các DV hành chính,[44,tr16-48]. Theo tác giả thì cần tư duy lại vai trò của nhà nước trong điều kiện hiện nay từ đó khảng định được điều mới mẻ và đúng đắn trong tiến trình cải cách hành chính ở nước ta là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước Tuy công trình đã có những phân tích đánh giá, và đưa ra những giải pháp thực tế để nâng cao vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, nhưng đấy là những giải pháp tổng hợp chưa đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào.

Trong cuốn “Xã hội hóa công tác giáo dục nhận thức và hành động” (1999) của Viện Khoa học Giáo dục Trong công trình này, các tác giả cũng đã khái quát được khái niệm về XHH công tác giáo dục, các đặc điểm của công tác XHH giáo dục, cũng như giải thích được vì sao phải thực hiện XHH công tác giáo dục ở Việt Nam Bên cạnh đó trong công trình cũng đã đưa ra các nội dung của công tác XHH giáo dục như: Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục; Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục; Đa dạng hóa các loại hình học tập, loại hình nhà trường và huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục. Các tác giả cũng đã khái quát được vai trò của công tác XHH giáo dục đối với việc phát triển giáo dục nước nhà để thực hiện tốt công tác XHH giáo dục theo các tác giả cần phải có sự vào cuộc của cơ quan của Đảng, Nhà nước, bên cạnh đó cũng lôi cuốn các tổ chức chính trị, Chính trị xã hội, cá nhân và các doanh nghiệp cùng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục.[89]

Tạ Thị Bích Ngọc , Xã hội hóa dịch vụ công cộng ở Việt Nam hiện nay

(2012) Đã nghiên cứu và phân loại dịch vụ công ở đây chủ yếu là dịch vụ công cộng phục vụ lợi ích chung tối cần thiết cho cả cộng đồng, do nhà nước đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội Tác giả đưa ra những lợi ích của việc XHH DVC, có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình cải cách hành chính và phát triển đất nước, những cơ sở lý luận và thực tiễn của tác giả đưa ra đã nói lên sự cần thiết của XHH[67].

Có thể nói, công trình đã đi sâu nghiên cứu khá công phu về hoạt động này, có thể làm tài liệu nghiên cứu cũng như hoạch đinh chính sách khá hiệu quả Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của tác giả mới chỉ nói chung chung về “Dịch vụ công” mà lại chưa nói cụ thể và đi sâu vào một dịch vụ nào, trong khi đó có rất nhiều dịch vụ cần nghiên cứ sâu: giáo dục, y tế, văn hóa,

Chu Văn Thành (Chủ biên,2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nghiên cứu chỉ ra rằng “ở nước ta, quan điểm của Chính phủ chỉ rõ phải XHH, từng bước “làm thí điểm với sự chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm trước khi mở rộng” Vậy, vấn đề quan trọng là những loại DVC nào không XHH và những DVC nào có thể XHH trước mắt hoặc lâu dài? Có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đều có chung tiêu chí là: không thể XHH mọi mặt hoạt động phục vụ dời sống của người dân, song cũng không phải tất cả đều do nhà nước trực tiếp thực hiện mà cần xác định cụ thể, rõ ràng bằng pháp luật để thấy rõ trách nhiệm của nhà nước đối với dân và nghĩa vụ của nhân dân với nhà nước. Thực hiện được điều này sẽ phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân, Nhà nước sẽ gần dân và thực sự là của dân”[78] Như vậy theo ý tác giả thì không phải tất cả dịch vụ của nhà nước đều XHH, những hoạt động không được XHH như: hoạt động gắn với quyền lực của nhà nước, buộc phải có tư cách (thay mặt) quyền lực công, hay những việc đáp ứng quyền lợi chung, cơ bản của cộng đồng, bảo đảm nền tảng xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự công cộng hoặc những việc không có cá nhân tổ chức nào đủ quyền lực để thực hiện do vốn quá cao, khả năng thu hồi vốn chậm, ngoài những lĩnh vực đó nhà nước có thể san sẻ công việc cho xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế, Đỗ Thị Hải Hà (Chủ biên,2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công Đã nghiên cứu và đưa ra lý luận về cách hiểu về DVC và phân loại DVC, theo tác giả DVC bao gồm các loại dịch vụ sau: Dịch vụ công đặc thù – đây là hoạt động cung cấp dịch vụ truyền thống, hay chính là chức năng quản lý của nhà nước; Dịch vụ Hành chính công – là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cung ứng trực tiếp cho các tổ chức và công dân các hàng hóa công cộng: cấp Giấy xác nhận (Giấy khai sinh, khai tử, giấy chứng nhận quyền sở hữu, ), Công chứng giấy tờ,, ; Dịch vụ sự nghiệp công – cung cấp chủ yếu các hàng hóa công cộng

(phúc lợi công) cho người dân: giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học, nhà nước có thể tiến hành thu phí nhưng có thể từng bước xã hội hóa các lĩnh vực này bằng cách ủy quyền cho các cơ sở ngoài nhà nước thực hiện trong khuôn khổ pháp luật; Dịch vụ công cộng – là dịch vụ có thu phí nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết của công dân mang tính phi lợi nhuận do các cơ sở thực hiện theo yêu cầu của cơ quan hành pháp nhà nước: nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, cây xanh, chiếu sáng [39,tr27-33] Theo tác giả thì giáo dục là 1 loại dịch vụ công mà trong quá trình xã hội hóa nhà nước đã chia sẻ nhiệm vụ cung cấp dịch vụ này cho các đơn vị, tổ chức ngoài nhà nước cung cấp cho xã hội.

Chu Văn Thành (Chủ biên,2007), Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở VN hiện nay Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra cách hiểu về dịch vụ công: dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân và cộng đồng, bảo đảm ổn định và công bằng xã hội do nhà nước chịu trách nhiệm, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân loại dịch vụ công như sau: Dịch vụ hành chính công- đây là dịch vụ phục vụ chung cho mọi người dân nhà nước phục vụ các quyền của người dân: giấy tờ hành chính, tư pháp Dịch vụ sự nghiệp công – cung cấp các hàng hóa dịch vụ về giáo dục-đào tạo, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần do các tổ chức sự nghiệp cung ứng Không thu tiền hoặc có thu tiền một phần nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận; Dịch vụ công ích- là hoạt động cung cấp các hàng hóa dịch vụ tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất thiết yếu cho sinh hoạt của người dân, nó gắn liền với việc cung ứng của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản

[79, tr52-61] Về XHH DVC, tác giả đã cho rằng: XHH DVC là một cách để không chỉ giải quyết sự thiếu hụt tài chính của DVC, mà còn là để giảm bớt sự can thiệp của nhà nước nhưng lại nâng cao chất lượng, hiệu quả của DVC Như thế XHH DVC là việc tư nhân, các hội, tổ chức phi chính phủ tham gia cùng nhà nước thực hiện DVC ở khâu nào đó, lĩnh vực nào đó mà không làm biến đổi tính chất DVC mà nhà nước phải cung cấp cho xã hội, không làm mất đi vai trò của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công cho xã hội Điều cần nhấn mạnh là,

XHH DVC chỉ có nghĩa là làm thay đổi thành phần chủ thể cung cấp hàng hóa công Không làm mất đi hay giảm tính công của hàng hóa [79, tr81-82].

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

1.2.1 Các công trình ngoài nước Đã có nhiều công trình nước ngoài nghiên cứu liên quan đến GDĐH, một số nghiên cứu tiểu biểu như sau:

Vught (1993), trong ”Patterns of govermance in HE: Concepts & Trends” (Các mô hình quản trị trong GDĐG: Khái niệm và xu hướng), Neave & Vught

(1994), trong “Goverment and HE across three continents: The winds of change” (Chính phủ và giáo dục đại học trên ba châu lục: những sự đổi mới), các tác giả đã đúc kết hai mô hình hệ thống GDĐH, là mô hình kiểm soát và giám sát; nhấn mạnh sự hội tụ và ưu thế của phương thức giám sát, nguyên lý tự quản và quản trị tốt.[141]-[142] Tuy nhiên, mô hình GDĐH đó áp dụng tại các nước phát triển nên chưa phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, nhưng những mô hình mà tác giả đưa ra có vai trò quan trọng để nghiên cứu vào xây dựng mô hình GD ở Việt Nam.

World Bank (1994), trong “HE: The lessons of experience” (Giáo dục đại học: Bài học kinh nghiệm), đã đúc kết kinh nghiệm qua nghiên cứu GDĐH ở các nước đang phát triển mà trong đó có Việt Nam về quản trị ĐH ở cả cấp hệ thống và cấp trường; chỉ ra chìa khóa thành công cho các chương trình cải cách GDĐH là xác định lại vai trò của chính phủ đồng thời tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của các trường ĐH công[144] Nhưng đồng thời, cũng khuyến khích quá trình tư nhân hóa, sự mở cửa thị trường GDĐH và các cách tiếp cận quản lý ít có sự chi phối của nhà nước Nghiên cứu này muốn chỉ ra những quan điểm nhằm hạn chế vai trò quản lý về giáo dục của nhà nước và muốn tạo điều kiện cho sự phát triển của các trường ngoài công lập.

Sanyal (2003), trong “University management in higher education” (Quản lý trường đại học trong GDĐH) đã cung cấp bức tranh chung về quản lý các trường đại học trong bốn hệ thống: Tự chủ và tự chịu trách nhiệm, Quá độ sang tự chủ, Tự chủ gặp khó khăn, Kế hoạch và kiểm soát tập trung[139] Tuy nhiên, các nội dung được đề cập chỉ tập trung so sánh cách thức điều khiển có tính khái quát của nhà nước và giải quyết vấn đề quản lý bên trong của trường đại học mà chưa đề cập đến hoạt động quản lý của Nhà nước đối với GDĐH.

Michael K McLendon (2003), “State Governance Reform of Higher

Education: Patterns, Trends, and Theories of the Public Policy Process” (Cải cách quản trị nhà nước về GDĐH: Mô hình, xu hướng và lý thuyết thực thi chính sách công), tác giả đã đánh giá mối quan hệ giữa nhà nước và trường học ở Mỹ thường được đưa ra theo khía cạnh cơ bản, thậm chí nghịch lý, căng thẳng giữa các yêu cầu về tự chủ thể chế và trách nhiệm công cộng, hoặc giữa quyền của trường ĐH điều chỉnh các vấn đề của mình từ bên trong và nhà nước điều chỉnh các vấn đề của trường ĐH từ bên ngoài (Bailey, 1975; Berdahl, 1971; Carnegie Foundation,1982; Glenny và Schmidtlein,1983; Graham,1989; Hines,1988; Millet,1982; Mortimer và McConnell, 1982; Newman, 1987; Volkwein, 1987)

[135] Bởi vì không có quyền tự chủ tuyệt đối của nhà trường cũng như không chịu trách nhiệm hoàn toàn của trường đối với nhà nước, nên câu hỏi gây khó khăn với các nhà hoạch định chính sách chính xác đâu là ranh giới giữa trường và nhà nước Mô hình thống trị của thế kỷ XX là một trong những sự tham gia và can thiệp ngày càng tăng của các chính phủ tiểu bang trong lĩnh vực GDĐH.

Trong “US Institutions find fertile ground in Viet Nam’s expanding HE market”,(Các tổ chức Hoa Kỳ tìm thấy mảnh đất màu mỡ trong thị trường GDĐH đang mở rộng của Việt Nam), Ashwill (2006) [125] khảng định thị trường GDĐH

Việt Nam là một “mảnh đất màu mỡ” và cảnh báo sự xuất hiện của các trường ĐH không được kiểm định của Mỹ vào Việt Nam cũng như khuyến cáo nhà nước cần quản lý chương trình để đảm bảo lợi ích cho người học Nhưng không thảo luận biện pháp giúp trách nhiệm xã hội của các nhà cung cấp GDĐH ngoại nhập được thực thi, đồng thời tác giả mới chỉ tập trung vào việc làm thế nào Nhà nước quản lý các cơ sở giáo dục chứ chưa nghiên cứu về mô hình tự chủ của các trường và nhà nước sẽ quản lý như thế nào khi các trường tự chủ.

Hayden M and Thiep L.Q (2006), “A vision 2020 for Vietnam”(Tầm nhìn

2020 cho Việt Nam)[132] Đã đề xuất sự đổi mới GDĐH Việt Nam phải gắn với đổi mới công tác quản lý và đảm bảo quyền tự chủ cho trường ĐHCL; tự chủ đại học, chịu những thách thức và căng thẳng không chỉ do sự miễn cưỡng đối với việc từ bỏ sự kiểm soát trực tiếp của một bộ phận quản lý GDĐH mà còn do sự nhận thức chưa đầy đủ hàm ý thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến trách nhiệm xã hội cũng như cách thức quản lý hiệu quả trong hoàn cảnh mà nguồn vật lực và nhân lực tương xứng cho việc tự quản lý còn hạn chế.

K Moti Gokulsing, Foreword, John Field (2007), The new shape of unversity education in England: Interdiscipnary essays, (Hình dạng mới của GDĐH ở Anh:

Các bài tiểu luận liên ngành), tập hợp những bài nghiên cứu về giáo dục đại học Anh Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu, trình bày những vấn đề liên quan đến GDĐH ở Anh: tài chính, giải trình trong GDĐH, chất lượng giáo dục, tỉ lệ tốt nghiệp, thái độ sinh viên và một số vấn đề xã hội của GDĐH ở Anh Điều đó đóng góp quan trọng vào phát triển GDĐH ở Anh[133] Tuy nhiên, điều kiện ở Anh khác với chúng ta, vì nước Anh cải cách GD đã khá lâu do vậy sự phát triển của các trường NCL đã được khảng định và xã hội thừa nhận, trong khi đó ở Việt Nam vấn đề này còn chưa thuận lợi vì vậy cần rất nhiều vai trò của Nhà nước để đảm bảo công bằng khi XHH.

Fielden (2008), trong “Global trends in university govermance” (Xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học), đã hệ thống và khái quát xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học về thể chế hóa địa vị pháp lý các trường ĐH công như thực thể độc lập tự chủ, giảm bớt sự kiểm soát nhà nước, trao quyền tự chủ tài chính cho các trường, tăng cường các biện pháp đảm bảo trách nhiệm xã hội, tăng cường quản lý cấp trường thông qua xây dựng hội đồng trường vv[130] Tuy nhiên, một số quan niệm và cách tiếp cận quản trị còn chưa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, vì chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi thì Nhà nước giữ vai trò thiết yếu, nhưng nghiên cứu lại tách hoạt động của các trường ĐH khỏi sự quản lý của Nhà nước.

A Hauptman (2008), “Financing for higher education trends and issues” (Tài chính cho GDĐH xu hướng và vấn đề)[121], đã cung cấp bức tranh chung về chính sách tài chính GDĐH, phản ánh những quan điểm đang thay đổi trên thế giới và sự tác động sâu sắc đến phương hướng phát triển của quốc gia Mặc dù tác giả có đề cập đến trường hợp của Việt Nam nhưng cũng chỉ gợi mở một số vấn đề then chốt càn giải quyết nhằm trả lời câu hỏi: “nên chăng VN cần một cuộc tái thiết tận góc rễ hệ thống GDĐH” như cách đặt vấn đề.

Vallely , trong “Đề cương thảo luận: xây dựng trường đại học hàng đầu tại

Việt Nam”(2005) và“Giáo dục bậc ĐH Việt Nam: Khủng hoảng và phản ứng”

(2008)[140] đã chỉ ra một số vấn đề về thực trạng GDĐH và khuyến cáo hình thành một cơ chế quản lý mới mà trong đó có quyền tự chủ nhà trường và tự do học thuật được đề cao “Nói một cách khái quát, nền GDĐH của Việt Nam hiện nay có ba lựa chọn: phục hồi các trường ĐH hiện có, hình thành các chi nhánh hay các đơn vị vệ tinh của các trường ĐH nước ngoài và xây dựng các trường ĐH mới hoàn toàn. Trên thực tế, Việt Nam phải cần thực hiện cả ba chính sách này Chúng tôi cho rằng lựa chọn thứ ba – xây dựng một trường ĐH mới chất lượng cao, đóng vai trò như một hình mẫu và vườn ươm vốn con người - là đặc biệt quan trọng Kinh nghiệm cho thấy rằng việc cải cách các trường ĐH hiện có là một quá trình lâu dài khi sự cố thủ của các nhóm lợi ích dần dần bị trung hòa Các trường và cơ sở đào tạo của nước ngoài có thể rất hữu ích nhưng không thể thực hiện vai trò của một trường ĐH nghiên cứu” Tuy nhiên, nội dung được nêu ra chỉ là ý tưởng nhằm gợi mở thảo luận, còn luận điểm, so với quan điểm phát triển GDĐH của nước ta, có nhiều khác biệt vì nền GD còn đang trong quá trình đổi mới do vậy, Nhà nước luôn giữ vai trò quan cộng Các tác giả nghiên cứu vào các chính sách công về cải cách và ra quyết định, ngoài ra các tác giả còn khám phá và tìm hiểu mạng lưới chính sách và quản lý nhà

GDĐH là một lĩnh vực cụ thể [129] Các tác giả cho rằng các thay đổi trong

GDĐHtương tự như các thay đổi của các dịch vụ công cộng quan trọng khác, có thể hiểu làmột định nghĩa lại về vai trò của nhà nước nói chung Do đó, họ đề nghị xem xét các quản lý công cộng và sự thay đổi hoặc kết hợp của chúng từ quốc gia châu Âu này sang quốc gia khác Ba tường thuật chính của cải cách dịch vụ công được thảo luận: trọng nhất cho quá trình này, vì vậy có cái nhìn cụ thể hơn về vai trò của nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô.

Ewan Ferlie, Christine Musselin (2008), trong “The steering of higher education systems: a public management perspective” (Chỉ đạo hệ thống GDĐH: một quan điểm quản lý công cộng), đã tập trung nghiên cứu vào việc chỉ đạo các hệ thống GDĐH dưới ánh sáng của khoa học chính trị và phương pháp quản lý công nước trong việc xây dựng các chính sách Cả hai quan điểm có xu hướng xem mô hình chỉ đạo trong GDĐH bằng cách điều tra các 'tường thuật' cơ bản về cải cách

Quản lý công cộng mới (NPM), quản trị mạng và tường thuật Neo-Weberian. Brian Salter, Ted Tapper (2013), trong “The State and Higher Education” (Nhà nước và giáo dục đại học), các tác giả cho rằng áp lực nhà nước đối với các trường đại học về GDĐH nói chung, là một thực tế của cuộc sống Với việc thông qua Đạo luật cải cách giáo dục năm 1988 ở Anh và Đạo luật giáo dục đại học 1992, tốc độ thay đổi trong giáo dục đại học đã thay đổi nhanh chóng [126]. Các tác giả đã phác thảo những đặc điểm chính của mô hình giáo dục đại học đương đại ở Anh, để tạo ra các mô hình gói gọn tính đại diện của hệ thống ĐH Anh.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

2.1 KHÁIQUÁTCHUNGVỀDỊCHVỤCÔNGVÀXÃHỘIHÓADỊCHVỤCÔNG 2.1.1 Khái niệm dịch vụ công

Trong xã hội hiện đại ngày nay DVC chính là công cụ thiết yếu của NN để đảm bảo quyền lợi của con người và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Chính vì vậy, các quốc gia luôn hướng tới làm thế nào để phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người ngày một cao Theo quan niệm chung, DVC là những dịch vụ do NN thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện để phục vụ cộng đồng, nhằm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu, cần thiết nhất của con người trong cuộc sống thường ngày.

Tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP cũng có đề cập tới khái niệm này cụ thể như sau: Dịch vụ công “là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định.”

Như vậy, DVC là một chức năng của nhà nước, bao gồm việc cung cấp những hàng hóa, sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào vì lợi ích công cộng Từ đó có thể hiểu “Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do NN trực tiếp đảm nhận hay uỷ nhiệm cho các cơ sở ngoài NN thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng XH”[60, tr24].

Dịch vụ công có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đó là những hoạt động phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.

Thứ hai, những hoạt động này do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện.

Thứ ba, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội Ngay

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

KHÁIQUÁTCHUNGVỀDỊCHVỤCÔNGVÀXÃHỘIHÓADỊCHVỤCÔNG

Trong xã hội hiện đại ngày nay DVC chính là công cụ thiết yếu của NN để đảm bảo quyền lợi của con người và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Chính vì vậy, các quốc gia luôn hướng tới làm thế nào để phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người ngày một cao Theo quan niệm chung, DVC là những dịch vụ do NN thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện để phục vụ cộng đồng, nhằm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu, cần thiết nhất của con người trong cuộc sống thường ngày.

Tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP cũng có đề cập tới khái niệm này cụ thể như sau: Dịch vụ công “là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định.”

Như vậy, DVC là một chức năng của nhà nước, bao gồm việc cung cấp những hàng hóa, sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào vì lợi ích công cộng Từ đó có thể hiểu “Dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các lợi ích chung, thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân, do NN trực tiếp đảm nhận hay uỷ nhiệm cho các cơ sở ngoài NN thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng XH”[60, tr24].

Dịch vụ công có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đó là những hoạt động phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.

Thứ hai, những hoạt động này do các cơ quan công quyền hay những chủ thể được chính quyền ủy nhiệm đứng ra thực hiện.

Thứ ba, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo các dịch vụ này cho xã hội Ngay cả khi nhà nước chuyển giao dịch vụ này cho tư nhân cung ứng thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.

Thứ tư, việc cung ứng dịch vụ công nhằm đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể và trực tiếp của các tổ chức và công dân.

Thứ năm, khi thực hiện cung ứng dịch vụ công, các cơ quan nhà nước và các tổ chức được ủy nhiệm cung ứng có sự giao dịch cụ thể với khách hàng - các tổ chức và công dân.

Thứ sáu, việc nhà nước cung ứng DVC thường thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Thông thường, người sử dụng DVC không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào NSNN Cũng có những dịch vụ mà người sử dụng phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí; tuy nhiên, nhà nước vẫn có trách nhiệm bảo đảm cung ứng các dịch vụ này không nhầm vào mục tiêu lợi nhuận[60,tr23-24]. Để phù hợp với thực tiễn xã hội và nhận thức chung hiện nay ở Việt Nam, có thể phân biệt ba nhóm dịch vụ công chủ yếu:

Dịch vụ sự nghiệp công, gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như: giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Xu hướng trên thế giới hiện nay là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm, chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội cung ứng thông qua sự giám sát của nhà nước.

Dịch vụ công công ích, là các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… Người thực hiện cung ứng các dịch vụ này chủ yếu là Nhà nước Tuy nhiên hiện nay, tư nhân cũng được phép tham gia nếu có đủ các tiêu chuẩn cần thiết.

Dịch vụ hành chính công, là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…Người tiêu dùng các dịch vụ này không theo các quan hệ kinh tế thị trường (cung- cầu, giá cả, cạnh tranh) mà thực hiện trách nhiệm thông qua việc đóng các loại phí, lệ phí Phần trách nhiệm thông qua các loại phí, lệ phí chỉ mang tính hỗ trợ cho ngân sách nhà nước.

Dịch vụ công có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung liên quan đến cuộc sống của tất cả các thành viên trong cộng đồng, thể hiện qua các lĩnh vực cơ bản sau:

Một là, thực hiện duy trì trật tự công cộng và an toàn xã hội như quốc phòng, an ninh, ngoại giao.

Hai là, bảo vệ trật tự kinh tế, trật tự hoạt động mua bán trên thị trường bằng việc xây dựng và thực thi các thể chế kinh tế thị trường.

Ba là, cung cấp các tiện ích công cộng cho toàn thể thành viên trong xã hội bao gồm: bảo vệ sức khỏe, giáo dục đào tạo, giao thông công cộng, thông tin, thư viện công cộng,

Thứ tư, quản lý tài nguyên và tài sản công công như quản lý tài sản nhà nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,…

Thứ năm, thực hiện bảo vệ quyền công dân và quyền của con người.

Thông qua cung ứng dịch vụ công, nhà nước sử dụng quyền lực của mình để đảm bảo quyền dân chủ và các quyền hợp pháp khác của công dân Nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất và cũng là trách nhiệm cuối cùng trong việc cung ứng đầy đủ số lượng, chất lượng dịch vụ công bao gồm các dịch vụ công do nhà nước tiến hành trực tiếp hay thông qua các tổ chức, cá nhân khác Nhà nước cũng chịu trách nhiệm đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho công dân trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ thiết yếu trên cơ sở đó học tập, làm việc, nâng cao mức sống của bản thân và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của xã hội.

2.1.2 Xã hội hóa dịch vụ công

2.1.2.1 Khái niệm xã hội hóa dịch vụ công

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

2.2.1 Khái quát quản lý nhà nước về giáo dục đại học

2.2.1.1 Khái niệm giáo dục đại học

GDĐH là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ Cơ sở GDĐH thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của GDĐH, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng Trong đó, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) là cơ sở GDĐH đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật GDĐH.

Là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục, các cơ sở GDĐH trực tiếp cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao đồng thời là trung tâm NCKH, chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển KT-XH. Vai trò đó được thể hiện rất rõ trong mục tiêu của GDĐH: không chỉ đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, mà còn đào tạo những con người có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo,

GDĐH có nhiều vai trò quan trọng đối với sự phát triển của XH Trong bối cảnh hiện tại, có ba vai trò được xem là chủ đạo với tư cách ba trụ cột tồn tại của GDĐH Thứ nhất, GDĐH thực hiện nhiệm vụ ĐT và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho XH Thông qua GDĐH, người học được trau dồi kiến thức, ĐT kỹ năng và xây dựng thái độ đối với nghề nghiệp chuyên môn Thứ hai, song song với ĐT nguồn nhân lực, GDĐH thực hiện hoạt động NCKH nhằm sáng tạo các tri thức mới, sản phẩm mới Những diễn tiến trong lịch sử GDĐH đã cho thấy sức hấp dẫn của GDĐH được hình thành phần lớn từ việc đây là các trung tâm sáng tạo, cung cấp cho XH những hiểu biết mới, những công nghệ, những giải pháp đột phá nhằm làm tăng chất lượng cuộc sống của con người Thêm vào đó, các hoạt động khoa học và công nghệ còn giúp nâng cao năng lực của GV và chất lượng của hoạt động giảng dạy, giúp cho việc dạy học trở nên thu hút và tiệm cận với cuộc sống thực tiễn Thứ ba, GDĐH cung cấp các dịch vụ gắn kết chặt chẽ với chuyên môn nhằm phục vụ cộng đồng Ngày nay, các cơ sở GDĐH không chỉ gián tiếp phục vụ cộng đồng thông qua ĐT nhân lực và NCKH, mà còn trực tiếp áp dụng các thành tựu nghiên cứu nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho XH. Tại nhiều quốc gia, các công ty thuộc trường ĐH có địa vị XH và giá trị kinh tế rất cao Ở nước ta, hình thức doanh nghiệp trong nhà trường cũng bước đầu hình thành và dần khẳng định được uy tín trong phục vụ cộng đồng Trong xu thế phát triển chung của GDĐH trên thế giới, để phát huy tối đa vai trò của GDĐH, XHH GDĐH là một việc làm mang tính chất tất yếu.

2.2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công

Quản lý nhà nước có nhiều quan niệm khác nhau cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật[72,tr35].

Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước Đồng thời, các cơ quan nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình Chẳng hạn ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ.

QLNN xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội So với quản lý của các tổ chức khác thì QLNN là hoạt động quản lý đặc biệt Thứ nhất, chủ thể QLNN là các cán bộ, công chức và các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền (gồm cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp) Thứ hai, đối tượng của QLNN bao gồm toàn bộ mọi cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia, phạm vi của nó mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực Thứ ba, QLNN mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển Thứ tư, QLNN là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao Thứ năm, mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội[72, tr35-36].

Trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước là chủ thể chính của hoạt động GD trong đó có GDĐH, hệ thống GDĐH do Nhà nước thống nhất quản lý dù tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau: công lập, ngoài công lập hay liên kết trong nước và với nước ngoài Sự tham gia của các thành phần xã hội vào GDĐH là cần thiết và hợp lý nhưng vai trò của nhà nước phải là chủ chốt với điều kiện vai trò được quan niệm một cách hợp lý rành mạch trong khung cảnh của sự tồn tại đồng thời của hệ GDĐHCL và hệ GDĐHNCL bổ sung cho nhau.

Với quan điểm xuyên suốt của Đảng “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển”, do vậy, QLNN về GDĐH là một nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động quản lý - điều hành của nhà nước. Theo Luật Giáo dục Việt Nam “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu chương trình nội dung kế hoạch giáo dục tiêu chuẩn nhà giáo quy chế thi cử hệ thống văn bằng chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục thực hiện phân công phân cấp quản lý giáo dục tăng cường quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.”[74]

Từ những phân tích trên đây, Quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công có thể được hiểu là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực công tác động đến các hoạt động giáo dục đại học, thông qua hệ thống thể chế, chính sách, Nhằm hướng hoạt động giáo dục đại học theo mục tiêu đã định và đáp ứng nhu cầu và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia GDĐH trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công.

Từ khái niệm cho thấy:

- Chủ thể: Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN về GDĐH từ trung ương đến địa phương.

- Đối tượng: là hệ thống các cơ sở GDĐH và những người tham gia vào quá trình GDĐH.

- Công cụ quản lý: hệ thống pháp luật, chính sách, chiến lược, về quản lý GDĐH

- Bối cảnh: quản lý nhà nước về giáo dục đại học diễn ra trong điều kiệnXHHDVC Đặc điểm của bối cảnh mới là Nhà nước không còn độc quyền trong việc phát triển GDĐH, thay vào đó là sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội vào phát triển GDĐH.

- Mục tiêu: xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐHCL và NCL được thành lập và phát triển một cách công bằng nhất; động viên, thu hút sự tham gia ngày một nhiều của các chủ thể trong XH vào phát triển GDĐH, từ đó nhằm huy động tối đa các nguồn lực XH cho GDĐH; Đảm bảo các chủ thể thực hiện đúng pháp luật, chính sách, mục tiêu phát triển GDĐH và đảm bảo chất lượng GDĐH để phát huy cao nhất vai trò của GDĐH trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, góp phần đổi mới, phát triển hệ thống GDĐH trong điều kiện XHH DVC.

- Vai trò của quản lý GDĐH trong điều kiện XHHDVC là: (1) Tạo lập môi trường về phát triển GDĐH thuận lợi an toàn và bình đẳng thông qua các yếu tố như: hạ tầng cơ sở tốt, hệ thống pháp luật đầy đủ ổn định nền hành chính và bộ máy công quyền trong sạch lành mạnh Những yếu tố trên đều do nhà nước (và chỉ có nhà nước) tạo dựng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng mục tiêu phát triển GDĐH Môi trường GDĐH thuận lợi còn thể hiện ở sự lành mạnh, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực GDĐH; xóa bỏ sự độc quyền dù là độc quyền nhà nước hay độc quyền tư nhân; (2) Bảo hộ đối với một số lĩnh vực và ngành nghề đào tạo trong hệ thống GDĐH để thị trường dịch vụ GDĐH phát triển Thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và bộ máy hành chính nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực GDĐH như: quyền sở hữu (dù là sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân), quyền tự do đào tạo theo pháp luật quy định bảo vệ bản quyền thương hiệu nhà trường Theo nghĩa bao quát hơn hình thức bảo hộ của nhà nước còn được thể hiện ở sự bảo hộ hệ thốngGDĐH trong nước trước sự cạnh tranh từ bên ngoài bảo vệ những quyền lợi của công dân các tổ chức trong nước khi có sự tranh chấp với các tổ chức các cơ sở đào tạo nước ngoài trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo GDĐH ngày càng tăng.

2.2.1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công

Quản lý Nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện XHHDVC là mô hình quản lý mới khác với mô hình quản lý cũ theo kiểu “kế hoạch hóa tập trung”. Trong mô hình kế hoạch hóa tập trung, giáo dục được quan niệm là phúc lợi xã hội và nhà nước bao cấp nhu cầu giáo dục cho toàn bộ mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội Mọi hoạt động giáo dục được quản lý và kế hoạch hóa dài hạn hoặc ngắn hạn từ các cấp trung ương cho đến địa phương, trong mô hình này tất cả công việc về giáo dục muốn được thực hiện đều phải theo kế hoạch được quyết định từ trên xuống Trong cơ chế này GDĐH do nhà nước quyết định từ việc dạy: dạy gì, ở đâu, dạy như thế nào, lương bao nhiêu, đến việc học: học gì, ngành nghề gì, ra trường làm ở đâu, trường lớp, sách vở, đồ dùng dạy học, đều do nhà nước quyết định Mô hình quản lý mang đặc trưng tập trung hóa cao dựa trên sự kiểm soát nhà nước[26, tr236] Quản lý của NN mang tính chi tiết và có tính bắt buộc với trường ĐH Do vậy, các trường không có quyền tự chủ mà phải theo kế hoạch của NN Chi phí hoạt động được NN cấp cho từng trường.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

Yếu tố chính trị bao gồm thể chế chính trị, cấu trúc và hoạt động của chính phủ; hệ thống văn bản QPPL, chính sách và các quy định của nhà nước Quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế điều hành của chính phủ, tính hiệu lực của luật pháp và các chính sách giáo dục tạo ra những tác động to lớn đến hoạt động

QLNN về GD&ĐT nói chung, QLNN về GDĐH nói riêng Chính trị luôn giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động QLNN nói cách khác, hoạt động quản lý có nhiệm vụ hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của Đảng cầm quyền đề ra Vì vậy, trong hoạt động QLNN, nguyên tắc Đảng lãnh đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản.

Trong tính chất QLNN về giáo dục, tính chính trị được đặt lên hàng đầu, các cơ quan QLNN thực hiện theo đúng quan điểm và đường lối của Đảng về GD&ĐT Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác GD&ĐT, coi đây là quốc sách hàng đầu và trên cơ sở đó, xây dựng các nghị quyết chuyên đề về GD&ĐT. Quan điểm chính trị của các nhà lãnh đạo, quản lý là yếu tố quan trọng tác động tới QLNN về giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng Các quan điểm đó mang tính định hướng về mục tiêu đối với hoạt động QLNN về giáo dục GDĐH Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã khẳng định cần phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt GDĐH Cần đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về GDĐH, quan điểm chính trị chi phối mục tiêu cũng như đường hướng của mỗi tổ chức dù tổ chức đó hoạt động trên lĩnh vực nào đi chăng nữa. Nhiệm vụ của quản lý nhà nước là làm cho hoạt động vừa hợp pháp, vừa hợp lý, vừa hiệu quả Điều này có thể làm được nếu dựa vào định hướng chính trị đúng đắn, quan điểm đúng là tiền đề để triển khai hoạt động quản nhà nước về giáo dục đúng, quan điểm thay đổi thì hoạt động quản lý nhà nước phải đổi mới cho phù hợp với quan điểm, định hướng đó Các nguyên tắc chính trị là các nguyên tắc chung, được quán triệt áp dụng trong toàn bộ tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển GD&ĐT; định ra hệ thống GD&ĐT, mục tiêu, nguyên lý GD&ĐT; xác định vị trí, vai trò của GD&ĐT; quan điểm về đầu tư cho phát triển GD&ĐT, về xã hội hóa hoạt động GD&ĐT Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT được thể chế hóa tạo cơ sở cho QLNN vềGD&ĐT Hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy QLNN về GD&ĐT phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

Trong điều kiện XHH DVC đường lối của Đảng có vai trò định hướng và là cơ sở để Nhà nước xây dụng thể chế, ban hành chính sách về giáo dục Đảng đề ra các chủ trương, đường lối phát triển GD&ĐT; định ra hệ thống GD&ĐT, mục tiêu, nguyên lý GD&ĐT; xác định vị trí, vai trò của GD&ĐT; quan điểm về đầu tư cho phát triển GD&ĐT, về xã hội hóa hoạt động GD&ĐT Các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển GD&ĐT được thể chế hóa tạo cơ sở cho QLNN về GD&ĐT Hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy QLNN về GD&ĐT phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Những định hướng của Đảng về XHH và GDĐH là cơ sở cho hoạt động quản lý của nhà nước.

Giáo dục đại học là một trong những loại hình dịch vụ rất cần nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp QLNN Để đảm bảo cho loại hình giáo dục này hoạt động tốt, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động GDĐH phải hiểu rõ và chấp hành tốt những quy định của pháp luật về GDĐH QLNN đối với GDĐH cần phải được đặt trong tổng thể quá trình thực hiện nghị quyết của Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện GD đồng thời hạn chế, ngăn ngừa mặt trái của cơ chế thị trường và tiếp tục tạo ra những tiền đề, điều kiện để GDĐH phát triển tốt, hoạt động có hiệu quả.

Hệ thống luật pháp là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho việc phát triển quy mô và chất lượng GDĐH đúng như định hướng của Đảng và Nhà nước đề ra. Pháp luật tạo ra các khung pháp lý làm nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ sở GDĐH Môi trường pháp lý hoàn chỉnh và hệ thống các văn bản pháp quy đồng bộ, hợp lý sẽ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho các trường ĐH cũng như các đối tượng tham gia phát triển GDĐH.

Trong bối cảnh XHHDVC hiện nay, hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực thi nghiêm minh sẽ hạn chế sự nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động của các cơ sở GDĐH Dựa trên hệ thống các công cụ luật pháp đầy đủ và vững chắc,Nhà nước mới có thể điều tiết sự phát triển GDĐH CL và NCL theo hướng bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm lợi ích và khi có một hệ thống luật pháp vững chắc thì nhà nước mới có thể xây dựng được những cơ chế, chính sách tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương cho các chủ thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động của trường ĐH để huy động và phát huy các nguồn lực xã hội phát triển GDĐH trong điều kiện XHH DVC.

Trong điều kiện XHH, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào việc cung cấp dịch vụ GD thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để quản lý hoạt động XHH GDĐH là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Nó sẽ tạo ra căn cứ và hành lang pháp lý cho hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ GD và xác định sự hỗ trợ cần thiết của nhà nước đối với hoạt động này một môi trường luật pháp phù hợp đòi hỏi phải xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu Mọi công dân có quyền tự do đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo ĐH và đào tạo những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; có quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, cũng như trong cung cấp và tiếp nhận thông tin Trên cơ sở hệ thống pháp luật đó, nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện đối với các cơ sở GDĐH nhằm phát triển phù hợp GDĐH trong giai đoạn hiện nay.

Thể chế tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với GDĐH, là cơ sở pháp lý để các cơ quan QLNN thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định, định hướng hoạt động và hành vi của các cơ sở GDĐH, đội ngũ CBQL và giáo viên đang công tác tại các cơ sở GDĐH Ngoài ra, chất lượng và hiệu quả hoạt động QLNN góp phần khẳng định tính đúng đắn và ưu việt của pháp luật và chính sách được ban hành.

Như vậy, thể chế tác động rất lớn đến hiệu quả QLNN đối với GDĐH trong điều kiện XHHDVC Khi xây dựng được hệ thống thể chế tốt, phù hợp với yêu cầu thực tế sẽ giúp cho hoạt động quản lý về GDĐH đạt được các mục tiêu đề ra Quản lý nhà nước về giáo dục là một hệ thống bao gồm các văn bản pháp luật, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy và đội ngũ CBCC quản lý giáo dục các cấp Các bộ phận này có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp Trong đó, thể chế và chính sách giáo dục được xem là công cụ cơ bản, quan trọng định hướng cho mọi hoạt động diễn ra trong QLNN đối với GDĐH.

2.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức

Năng lực quản lý là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyền lực của cơ quan QLNN về giáo dục khi ban hành các quyết định đúng thẩm quyền, phù hợp với quy luật khách quan, tác động tích cực đến GDĐH Cán bộ quản lý là người giữ vai trò vận hành mọi hoạt động của cơ quan QLNN về GDĐH Nếu CBQL đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, có trình độ, năng lực, có đạo đức, có ý thức trách nhiệm, có động cơ làm việc thì cơ quan đó sẽ hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ngược lại, đội ngũ CBQL yếu kém về trình độ, năng lực, có những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc; bố trí không đúng chuyên môn, cơ cấu bất hợp lý, bè phái, mất đoàn kết sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý của cơ quan QLNN về GDĐH Để thực hiện tốt chức năng QLNN cần có đội ngũ công chức đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong việc thực thi công vụ. Đặc biệt trong điều kiện XHHDVC cán bộ quản lý nhận thức rõ vai trò của XHH GDĐH sẽ hoạch định các chính sách tốt thu hút được nguồn lực cho GDĐH, đảm bảo được mục tiêu của GDĐH là điều kiện thúc đẩy phát triển GDĐH, đảm bảo bình đẳng giữa ĐH CL và NCL Đồng thời, CBCC có năng lực tốt sẽ giúp cho việc thực thi, triển khai các chính sách về GDĐH vào đời sống có hiệu quả hơn.

2.3.4 Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất Đầu tư cho GD phải được nhà nước quan tâm về tài chính và cơ sở vật chất phù hợp với mục tiêu giảng dạy Đối với GDĐH là đầu tư cho phát triển, mặc dù nguồn tài chính và cơ sở vật chất là tự chủ nhưng phải được nhà nước quản lý thông qua định hướng và hỗ trợ các chính sách đặc thù về XHHGD đối với GDĐH Từ đó tạo điều kiện cho cơ sở vật chất của các cơ sở GDĐH được cải thiện, số trường lớp phát triển và hoạt động ổn định.

Yếu tố tài chính và cơ sở vật chất tác động rất lớn đến QLNN đối với GDĐH.Với bậc học này, đầu tư về nguồn lực vật chất vô cùng cần thiết vì yêu cầu đào tạo cả về kiến thức và kỹ năng đòi hỏi các cấp QLNN phải bố trí, huy động, điều phối và quản lý - sử dụng hiệu quả các nguồn lực thiết yếu, định hướng và hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở GDĐH Đây là điều kiện thiết yếu để thực hiện mục tiêu GDĐH, nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở GDĐH, vừa là yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện các chức năng QLNN đối với

GDĐH. Điều kiện cơ sở vật chất của các trường ĐH ảnh hưởng không nhỏ đến QLNN về GDĐH đặc biệt trong điều kiện XHH dịch vụ công Thực tiễn cho thấy, phần lớn đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của các trường đại học từ NSNN, phần còn lại do các trường tự chủ hoặc huy động thêm các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn tài trợ Hiện nay cơ sở vật chất của các trường ĐH ở nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực nhất là diện tích, khuôn viên, trang thiết bị trong các cơ sở GDĐH Nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng học không đảm bảo chất lượng, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ, thư viện, thiếu các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng dạy và NCKH Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL nói chung và ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo.

Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công việc, giúp cơ quan QLNN về GD&ÐT có điều kiện để lập kế hoạch, triển khai các chương trình, đề án phát triển GD&ĐT; thực hiện và đánh giá kế hoạch Khi nguồn lực tài chính thiếu thốn, không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động của cơ quan QLNN về GD&ĐT Vì vậy, để QLNN về GD&ĐT có hiệu quả phải chuẩn bị tốt các nguồn lực tài chính cần thiết.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công ở một số quốc gia

2.4.1.1 Kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý nhà nước về giáo dục đại học Kinh nghiệm của Mỹ

Mỹ là một quốc gia có truyền thống điển hình theo cơ chế phi tập trung hóa, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ việc quản lý GDĐH cho chính quyền các Bang và các quận (là một đơn vị quản lý giáo dục) Mỹ có hệ thống pháp luật GDĐH lâu đời Đạo luật quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển quy mô GDĐH Mỹ là Luật Morrill năm 1862, sau đó có nhiều luật khác như Luật Smith – Lever năm 1914, Luật Smith – Hughes năm 1917 Luật GDĐH hiện hành của Mỹ làLuật năm 1965 Luật này chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên.Luật này được sửa đổi, bổ sung qua các năm 1968, 1972, 1976, 1980, 1986,

1998 và năm 2008 Luật GDĐH năm 2008 được gọi là Luật cơ hội GDĐH, quy định về việc cấp kinh phí theo nguyên tắc cạnh tranh cho các chương trình khác nhau để phát triển GDĐH[59,tr72].

Bộ Giáo dục liên bang chỉ tập trung thực hiện một số chức năng như: xây dựng và triển khai các mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục quốc gia đã được thể chế hóa bằng Luật giáo dục liên bang năm 2000; quản lý và điều phối các chương trình trợ giúp dành cho công tác giáo dục mà trước đây thuộc Bộ Y tế, giáo dục, phúc lợi Như vậy Bộ Giáo dục liên bang không thực hiện chức năng QLNN trực tiếp và toàn diện đối với hệ thống giáo dục.

Vì vậy, các bang và quận, đặc biệt là các trường có tinh tự chủ rất cao trong việc quản lý mọi mặt hoạt động của trường trong khuôn khổ pháp luật, 90% kinh phí GD là của các bang và các quận Các bang có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục của bang, phân bổ nguồn tài chính, quản lý giảng viên, nội dung chương trình giảng dạy và các loại hình GD.

Các cộng đồng dân cư tham gia rộng rãi và tích cực trong hoạt động GD Các bang đều có hội đồng bang đứng đầu là thống đốc bang, có quyền lực thực sự trong việc quyết định những vấn đề phân bổ, sử dụng ngân sách GD của bang, xem xét và thông qua các đạo luật, các quy định có liên quan đến hệ thống GD của bang trong đó có GDĐH Quản lý tổ chức nhân sự của cơ quản lý cấp bang, có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh người đứng đầu cơ quan quản lý GD. Các ĐH công lập và trường tư đều hoạt động theo nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật, đều được các bang hỗ trợ về kinh phí Chính quyền địa phương, nơi có trường ĐH, có vai trò rất tích cực trong việc quản lý GDĐH Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các trường ĐH hoạt động Việc cấp đất để xây dựng trường luôn được đề cao và ưu tiên, khuyến khích và sẵn sàng thực hiện đối với các trường ĐH, đặc biệt là các hoạt động đào tạo, NCKH liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, chiến lược phát triển nhân lực giáo dục đào tạo, đầu tư khoa học công nghệ và những chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo sư và các nhà khoa học hoạt động, là 3 trụ cột quan trọng tạo tiền đề nhân rộng và phát huy vai trò, thế mạnh của ĐNGV các trường đại học Mỹ lên vị trí số một trên thế giới.

Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tương tự như các quốc gia khác, GDĐH của Nhật cũng bao gồm ba cấp độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ, ngoài ra còn có hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề. Thời gian đào tạo đối với mỗi cấp bậc là khác nhau: đối với bậc cử nhân, thời gian đào tạo là 4 năm, thạc sỹ là 2 năm, tiến sỹ là 5 năm và đào tạo nghề là 2 năm Các trường ĐH của Nhật về cơ bản được chia thành ba loại: đại học quốc gia; ĐH CL và ĐH tư Trên cơ sở liên tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhật Bản thực hiện nhất quán chính sách phi tập trung hóa và tăng cường phân quyền trong quản lý GD các cấp Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật bản tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD trong hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, ban hành các chuẩn mực GD và thanh, kiểm tra Chính quyền và các cơ quan quản lý GD địa phương, các cơ sở GD có trách nhiệm và quyền hạn rất lớn trong quá trình quản lý và thực thi các hoạt động giáo dục trong phạm vi quản lý.

Hiện nay, Nhật Bản theo mô hình phân quyền cho địa phương, mỗi địa phương thành lập một Hội đồng bao gồm đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà trường và công ty địa phương để quyết định phát triển giáo dục cho địa phương Ở Nhật Bản, mỗi địa phương có những đặc thù riêng nên để phát huy thế mạnh của họ cần trao cho họ quyền xem xét và quyết định vấn đề của mình Hiện nay Bộ không áp đặt những kế hoạch hay suy nghĩ từ chính phủ xuống địa phương mà tôn trọng nhu cầu của các địa phương Đây là một trong những phương hướng lớn trong việc cải cách hệ thống giáo dục ĐH của Nhật Bản hiện nay đang thực hiện[102].

Nhật Bản luôn coi trọng và đảm bảo tính tự trị của các trường đại học trong đào tạo và nghiên cứu, cơ quan nhà nước quản lý giáo dục đại học chỉ kiểm soát việc thực hiện luật pháp và tài chính, đồng thời đa dạng hóa các trường đại học,tạo điều kiện để mỗi trường hình thành bản sắc riêng, chuyển từ hệ thống học tập dựa vào các trường hiện tại sang hệ thống học tập suốt đời Bên cạnh đó, Nhật

Bản có Luật về giáo dục tư thục trong đó quy định rõ ràng về các loại hình trường tư ở các bậc học từ bậc học mầm non đến bậc học đại học.

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tính đến nay, Trung Quốc đã ban hành một hệ thống các Luật và văn bản dưới luật có liên quan đến GDĐH tương đối hoàn chỉnh, bao quát nhiều vấn đề, làm nền tảng pháp lý cho công tác QLNN về GDĐH như: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục bắt buộc 9 năm, Luật GDĐH, Luật Giáo dục hướng nghiệp, Luật Giáo viên Những luật này đã tạo ra khung pháp lý quan trọng cho GD của Trung Quốc Cùng với hệ thống giáo dục quốc gia, chính quyền địa phương cũng xây dựng các quy định, quy chế tương ứng dựa trên điều kiện thực tế của địa phương Những quy định do địa phương xây dựng là một thành tố hữu cơ của thể chế GD quốc gia Việc xây dựng các cơ sở pháp lý ở Trung Quốc đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho hệ thống GDĐH mang màu sắc Trung Quốc Các Luật và các quy định về GDĐH đã xây dựng những nguyên tắc cơ bản cho chính sách phát triển GDĐH, đảm bảo công bằng về GDĐH và làm sáng tỏ cơ cấu quản lý GDĐH và tài chính cho GDĐH, đồng thời phân định trách nhiệm và quyền lực của chính phủ trung ương và địa phương.

Luật Giáo dục và Luật GDĐH của Trung Quốc quy định các trường có quyền tự chủ quản lý tổ chức, nhân sự nội bộ nhà trường Ở cấp vĩ mô, tách chức năng QLNN của các Bộ, ngành và nhiệm vụ quản lý của các cơ quan chủ quản với quyền tự chủ hoạt động sự nghiệp của các trường, tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản, thực hiện chế độ sở hữu đối với cơ quan nắm giữ phần lớn vốn của nhà trường Chuyển giao phần lớn các trường đại học cho các tỉnh, thành phố quản lý Trước đây, BộGiáo dục, các Bộ, ngành trung ương quản lý khoảng 350 trường ĐH; 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý 800 trường ĐH Trung Quốc đã thực hiện cải cách hành chính, một số Bộ, ngành trung ương chuyển thành tổng công ty hoặc sáp nhập với nhau Do đó một số trường ĐH được chuyển giao cho Bộ Giáo dục hoặc chuyển giao cho các địa phương Hiện nay Bộ Giáo dục và các Bộ, ngành trung ương quản lý 100 trường đại học, trong đó có 74 trường đại học do Bộ Giáo dục quản lý trực tiếp còn khoảng 1.000 trường do các địa phương quản lý[59,tr63-64].

2.4.1.2 Về chính sách huy động tài chính

Huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho GDĐH là biện pháp phổ biến ở các nước trên thế giới từ nước phát triển cho đến những nước chậm phát triển nhằm góp phần giảm gánh nặng cho NSNN và giải quyết bài toán về nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng GDĐH đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân trong giai đoạn hiện nay Tùy theo mô hình ĐHNCL vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận mà chính phủ của các nước có cơ chế, chính sách tài chính khác nhau: Ở Hoa Kỳ, năm 2005 hệ thống GDĐH Hoa Kỳ có 4.391 trường, trong đó có 1.737 trường công, 1.746 trường tư không vì lợi nhuận, 908 trường tư vì lợi nhuận[7] Đối với các trường tư phi lợi nhuận, ngoài khoản học phí do sinh viên đóng góp, thường có một khoản khá lớn tài sản hiến tặng của các doanh nghiệp, cá nhân, cựu học sinh giúp nhà trường hoạt động Nhà nước khuyến khích bằng chính sách miễn thuế cho người hiến tặng đối với phần tài sản hiến tặng Cơ chế hiến tặng giúp đại học tư ở Hoa Kỳ có nguồn tài chính để hoạt động Người hiến tặng không giữ vai trò là chủ sở hữu tài sản hiến tặng, nên bảo đảm được vị thế độc lập và sự sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên đại học tư Các trường tư nổi tiếng chất lượng cao của Hoa Kỳ thường có một tài sản hiến tặng rất lớn. Theo Los Angeles Times số ra ngày 3.2.2010, ĐH Stanford đứng đầu bảng gây quỹ trong năm 2009 và đạt được 640 triệu USD, ĐH Harvard được 601triệu, ĐH Southern of California (USC) 369 triệu, ĐH California - Los Angeles (UCLA) 351 triệu [139].

Thực tế cho thấy học phí chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của các trường đại học Hoa Kỳ (20% tổng thu của Đại học Harvard trong năm 2008) và chi phí đơn vị trên mỗi sinh viên lớn hơn nhiều so với học phí (chi phí này là

106.041 USD/SV/năm trong lúc học phí trung bình là 31.456 USD/sinh viên/năm(số liệu của ĐH Harvard 2008) Nhìn vào cơ cấu nguồn thu của Harvard, có thể thấy: ngoài nguồn thu học phí chiếm 20%, nguồn thu lớn nhất là từ Quỹ Hiến tặng,chiếm 34%, còn lại là từ tài trợ và các hợp đồng nghiên cứu với chính phủ (15%), hợp đồng nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp (4%), quà tặng (7%), các nguồn thu khác (20%) Sở dĩ Harvard có được một nguồn quỹ hiến tặng to lớn như vậy là vì, như phần lớn các trường ĐH tư khác ở Hoa Kỳ, bản chất của nó là một tổ chức phi lợi nhuận Sự đóng góp to lớn của Harvard đối với tiến bộ xã hội, đối với khoa học, đối với việc đào tạo ra những con người kiệt xuất trên thế giới, khiến cho nó thu hút được sự yêu mến và kính trọng của công chúng [62, tr75]. Ở Trung Quốc, Luật Giáo dục năm 1995 quy định có hai mô hình GD được lựa chọn đó là cơ sở GD phi lợi nhuận và cơ sở GD hoạt động vì lợi nhuận (các cơ sở giáo dục thành lập, hoạt động và đăng ký hoạt động tại các Phòng Thương mại và Công nghiệp thì họ được thu lợi nhuận và phải đóng thuế) Kể từ khi Luật Giáo dục tư được thông qua ngày 28/12/2002, Trung Quốc lại thành lập một loại

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM 89 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Về mạng lưới

Tính đến hết năm học 2019-2020, hệ thống GDĐH Việt Nam bao gồm 237 cơ sở GDĐH với 172 trường CL, 65 trường NCL.

Tổng sốCông lậpNgoài công lập

Biểu đồ 3.1 Số lượng cơ sở GDĐH từ năm 2015 - 2020

Nguồn: Bộ GDĐT và tổng hợp của tác giả

Về quy mô phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học: Tổng số trường đại học năm học 2014 - 2015 là 219 trường trong đó: công lập là 159 trường chiếm72,6%, ngoài công lập là 60 trường chiếm 27,4% Năm học 2019-2020 tổng số trường ĐH là 237 trường tăng 18 trường so với năm học 2014 - 2015 (bằng 1,1 lần) trong đó: công lập là 172 trường tăng 13 trường (1,1 lần) chiếm 72,6% ngoài công lập là 65 trường tăng 5 trường (1,1 lần) chiếm 27,4% Các cơ sở GDĐH được phân bố rộng khắp cả nước Tuy nhiên xét theo vùng miền, thì hiện nay phân bố của các cơ sở đào tạo ĐH vẫn tập chung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng(40,5%) sau đó đến vùng Đông Nam bộ (24,7%) vùng ít cơ sở đào tạo ĐH nhất làTây Nguyên (2,1%).Vì vậy cần điều chỉnh lại cơ cấu này trong thời gian tới.

Ngoài công lập Công lập

Về quy mô

Biểu đồ 3.2 Số lượng sinh viên giai đoạn 2015 - 2020

Nguồn: Bộ GDĐT và tổng hợp của tác giả

Qua Biểu đồ 3.2 cho thấy, tổng số sinh viên đại học năm học 2014 -2015 là 1.824.328 sinh viên trong đó: công lập là 1.596.754 sinh viên chiếm 87,5%, ngoài công lập là 227.574 sinh viên chiếm 12,5% Năm học 2019-2020 tổng số sinh viên đại học là 1.672.881 Tính riêng trong giai đoạn 2014 – 2019 thì số lượng sinh viên có giảm, lý do là trong những năm gần đây người học có thay đổi suy tư duy khác với những năm trước là “phải học đại học”, nhưng hiện nay người dân có thiên hướng chuyển sang học nghề vì thời gian ngắn và đỡ tốn chi phí đồng thời thuận tiện cho việc kiếm việc làm Tuy nhiên, số lượng sinh viên NCL lại tăng, điều đó cho thấy quá trình XHH giáo dục đại học đã mang lại hiệu quả, xã hội đã chấp nhận phần nào đào tạo ngoài công lập Đây là thông tin đáng mừng cho quá trình đổi mới hệ thống giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Thực hiện chủ trương XHH giáo dục Các loại hình trường ĐH NCL đã được thành lập và phát triển với số lượng tăng hàng năm, hầu hết các trường NCL có quy mô từ 7000 – 10.000 sinh viên Điều đó chứng tỏ chính sách XHH đang

Tổng số giảng viên Công lập Ngoài công lập 12

19 65 phát huy hiệu quả trong phát triển GD Số lượng giáo viên và sinh viên đều tăng điều đó cho thấy xã hội đã chấp nhận nhiều hơn các trường NCL.

Về giảng viên

Biểu đồ 3.3 Số lượng giảng viên đại học giai đoạn 2015 - 2020

Nguồn: Bộ GDĐT và tổng hợp của tác giả

Sau nhiều năm thực XHH giáo dục ĐH, đi cùng với việc tăng nhanh về quy mô số lượng các trường ĐH thì số lượng giảng viên và sinh viên cũng tăng lên đáng kể.

Về phát triển đội ngũ giảng viên: Tổng số giảng viên đại học năm học 2014-

2015 là 65.664 người trong đó: công lập là 52.689 người chiếm 80,2%, ngoài công lập là 12.975 người chiếm 19,8% Năm học 2019-2020 tổng số giảng viên ĐH là 85.091 người tăng 19.427 người so với năm học 2014 – 2015 (bằng 1,27 lần) trong đó: công lập là 65.498 người tăng 12.809 người (tăng 1.3 lần) chiếm 77,5%, ngoài công lập là 19.143 người tăng 6.168 người (tăng 1,45 lần) chiếm 22,5%.

Bên cạnh đó, trình độ của GV không ngừng được nâng cao, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư và giáo sư không ngừng tăng qua hàng năm.

Biểu đồ 3.4 Cơ cấu đội ngũ giảng viên tính đến 31/12/2020

Nguồn: Bộ GD&ĐT Đây là minh chứng cho thấy các trường đã ý thức việc nâng cao chất lượng giảng viên và thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giảng viên theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học Thực tế, các trường cũng có nhiều chính sách để cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn, có trình độ cao (có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ, ưu tiên tốt nghiệp ở trường đại học uy tín ở nước ngoài) và khả năng nghiên cứu khoa học.

Trong những năm qua các loại hình nhà trường cũng được đa dạng hóa ngày một nhiều hơn, cùng với việc xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống GDCL còn khuyến khích phát triển cơ sở GD NCL do các tổ chức, cá nhân thành lập trên cơ sở chiển lược phát triển GD và quy định pháp luật của nhà nước Điều đó tạo điều kiện cho bất kỳ cơ quan, tổ chức và mọi người ai cũng được tham gia vào hoạt động GD, bồi dưỡng nhân tài, khai thác mọi tiềm năng của xã hội.

Bên cạnh đó các trường cũng đã đa dạng hóa phương thức đào tạo, đa dạng hóa nội dung chương trình đào tạo theo hướng phục vụ những yêu cầu thiết thực của người học, nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường lao động ở trong và ngoài nước Việc thành lập các cơ sở giáo dục – đào tạo từ xa cũng được hình thành và phát triển cả CL và NCL Nhiều đề án nghiên cứu phát triển giáo dục từ xa cấp bộ và cấp quốc gia được triển khai Hình thành một số trường đại học mở với chức năng chính là đào tạo từ xa như Viện Đại học Mở Hà Nội, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có thêm nhiều trường ĐH khác được phép triển khai các khóa đào tạo theo chương trình giáo dục từ xa Song song với giáo dục từ xa, việc xây dựng trung tâm học tập cộng đồng cũng được tăng lên nhanh chóng, có nhiều tỉnh, thành phố đạt 100% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

Bên cạnh đó việc tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục – đào tạo cũng được thiết lập và mở rộng với nhiều tổ chức quốc tế, liên chính phủ và phi chính phủ Các chương trình hợp tác quốc tế đã đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo: tăng cường nguồn lực cho giáo dục; xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường học, phòng thí nghiệm, thư viện, nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống giáo dục đại học nói riêng.

Việc hợp tác quốc tế về giáo dục, đã tham gia xây dựng các trường bán công,dân lập và trường tư ở bậc đại học Số trường đại học, cao đẳng thực hiện liên doanh, liên kết đào tạo nước ngoài, theo Cục Đào tạo nước ngoài, Bộ GD-ĐT, đến nay đã có gần 200 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại 58 cơ sở đào tạo đã được phê duyệt trong cả nước Đặc biệt, có một số cơ sở đào tạo đại học100% vốn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam: Đại học RMIT – ÚC,Trung tâm đào tạo Desden của Đức tại Đại học Bách khoa Hà Nội, [52]

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

3.2.1 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về giáo dục đại học

3.2.1.1 Về ban hành và tổ chức thực hiện VBQPPL

Trong điều kiện XHHDVC, việc ban hành hệ thống VBPL nhằm hướng tới các mục tiêu: XHH giáo dục đại học; tạo môi trường cho các cơ sở GDĐH CL vàNCL được phát triển thuận lợi, bình đẳng; Tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH khai thác tốt các cơ hội từ thị trường và nguồn lực hiện có; Thực hiện được các mục tiêu về GDĐH; Đảm bảo chất lượng GDĐH,

Hệ thống luật pháp về GDĐH được truyền thông đầy đủ và cụ thể

H th ng lu t pháp v GDĐH hi u qu và phù h p ệ ố ậ ề ệ ả ợ

Hệ thống quy định, chính sách về GDĐH được triển khai đầy đủ thông qua các văn…

Số liệu khảo sát về thực trạng hệ thống văn bản pháp luật về GDĐH được tính toán và trình bày trong Biểu đồ 3.5

Biểu đồ 3.5 Thực trạng ban hành và thực hiện hệ thống VBPL QL về GDĐH

Ch p hành t t h th ng văn b n pháp ấ ố ệ ố ả lu t v GDĐH ậ ề 3,63

Hệ thống luật pháp về GDĐH đảm bảo tính cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của các… 3,14

Hệ thống luật pháp về GDĐH tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH khai thác tốt các cơ… 3,05

Hệ thống luật pháp về GDĐH đảm bảo thực hiện được mục tiêu chiến lược về giáo dục 3,85

Hệ thống luật pháp về GDĐH tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho các loại hình tổ… 4,01

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

Qua số liệu điều tra cho thấy đa số đối tượng được đều đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về quản lý GDĐH đều ở mức độ khá trở lên, với điểm trung bình là 3,67 Trong đó một số các tiêu chí nổi bật: Hệ thống luật pháp về GDĐH tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho các loại hình tổ chức trường ĐH; Hệ thống luật pháp được truyền thông đầy đủ và cụ thể; Hệ thống PL được truyền thông và triển khai đầy đủ cụ thể, Chỉ số mức độ phù hợp và hiệu quả của hệ thống pháp luật được đánh giá khá tốt điều đó chứng tỏ Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến phát triển GDĐH, đặc biệt là tạo điều kiện cho hệ thống các cơ sở GDĐH công lập và NCL được phát triển một cách bình đẳng Đây là điều kiện quan trọng nhất là khi XHH GDĐH, việc có môi trường bình đẳng là vô cùng cần thiết, lúc đó các trường sẽ có cơ hội được thực hiện các kế hoạch của mình.

Trong những năm qua, để thúc đẩy XHH GDĐH nhằm tạo môi trường cho sự phát triển bình đẳng của hệ thống GDĐH CL và NCL, nhiều văn bản pháp lý ban hành tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu của phát triển GDĐH:

Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) và mới nhất Luật GD năm 2019 được ban hành đều nhấn mạnh công tác XHH GD, tại Điều 16 quy định riêng về công tác XHHGD “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của

Nhà nước và của toàn dân”, “ Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao” Điều đó là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý n6hà nước về GDĐH.

Luật GDĐH 2012 là văn bản luật đầu tiên quy định riêng về GDĐH, thể hiện quan điểm QLNN về GDĐH trên các phương diện chủ yếu Thuật ngữ “XHH GDĐH” lần đầu tiên được sử dụng trong một văn bản luật (Khoản 3 Điều 12). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH ngày 19/11/2018 đã tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển đối với GDĐH NCL, đặc biệt là các trường không vì lợi nhuận: “xây dựng hài hòa hệ thống GDĐH CL và tư thục; phát triển cơ sở

GDĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận…” (Khoản 1 Điều 11) và “Thực hiện XHH GDĐH, khuyến khích phát triển cơ sở GDĐH tư thục; ưu tiên cơ sở GDĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận…” (Khoản 4 Điều 12) Luật đưa ra các biện pháp khuyến khích mới như: “có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động GD&ĐT, khoa học và công nghệ tại cơ sở GDĐH; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho GDĐH, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng SV.” (Khoản 4 Điều 12) Các hoạt động của nội dung thu hút tài chính ngoài ngân sách được đề cập chi tiết hơn, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính chính thức cho các hoạt động này.

Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GDĐH, cụ thể hóa nhiều vấn đề của XHH GDĐH Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH được quy định chi tiết với 03 nhóm quyền gồm: Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn, Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, Quyền tự chủ về tài chính và tài sản (Điều 13) Hoạt động khoa học và công nghệ trong cơ sở GDĐH được quy định thực hiện theo quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với tinh thần khuyến khích XHH “tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ” và cho phép thành lập/góp vốn thành lập doanh nghiệp nhằm “ứng dụng, triển khai, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công” (Khoản 2 Điều 16).

Các quy định này đã đáp ứng mong mỏi của nhiều cơ sở GDĐH trong việc gia tăng nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu của mình.

Trên cơ sở khung pháp lý được xây dựng, Chính phủ với trách nhiệm quản lý của mình trong thời gian vừa qua đã ban hành nhiều nghị quyết, nghị định về lĩnh vực giáo dục GDĐH Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định chỉ thị về đổi mới QLGDĐH Các quyết định chỉ thị thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ các cơ quan thuộc Chính phủ về vấn đề QLGDĐH, trong đó đặc biệt là các văn bản của Bộ GD&ĐT về đổi mới QLGDĐH đã từng bước tạo lập khung pháp lý cần thiết cho công tác QLNN về GDĐH Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong QLNN về chất lượng GDĐH Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã tập trung quản lý các yếu tố đầu vào quy trình và đầu ra trong quy trình đào tạo ĐH.

3.2.1.2 Về ban hành và thực hiện chính sách GDĐH

Trên cơ sở khung pháp lý đã ban hành, chính sách của Nhà nước về phát triển GDĐH được ban hành và tổ chức thực hiện tập trung vào các mục tiêu cho phát triển GDĐH trong điều kiện XHH: chính sách đa dạng hóa hệ thống GDĐH;chính sách đảm bảo chất lượng GDĐH; chính sách phát triển chương trìnhGDĐH; Chính sách tự chủ tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH.

Chính sách đa d ng hóa h th ng GDĐH là ạ ệ ố h p ợ 4,56 lý

Chính sách đề cao quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH là hợp lý 4,39

Chính sách phát triển chương trình GDĐH là hợp lý 4,22

Chính sách phát triển chất lượng GDĐH là hợp lý

Chính sách chú trọng công tác kiểm định chất lượng GDĐH là hợp lý

Vi c ban hành và th c hi n chính sách v GDĐH là h p lý và hi u qu ệ ự ệ ề ợ ệ ả 3,45

Biểu đồ 3.6 Thực trạng chính sách phát triển giáo dục đại học

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra

Qua kết quả điều tra có thể thấy Chính sách phát triển GDĐH trong thời gian qua được đánh gía khá cao, với mức độ trung bình là 4,03 Điều đó chứng tỏ chính sách ngày càng phù hợp với chiến lược phát triển GDĐH của Việt Nam trong điều kiện mới.

- Về chính sách đa dạng hóa hệ thống giáo dục đại học được đánh giá cao nhất với 4,56 điểm Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản GDĐT, trên cơ sở khung pháp lý được ban hành về đa dạng hóa hệ thống GDĐH phát triển các trường NCL với quan điểm chỉ đạo “Nhà nước giữ vai trò kiến tạo và hỗ trợ thông qua việc xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển giáo dục đại học Bảo đảm công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai, minh bạch các điều kiện này để người học và xã hội biết, giám sát”[84] kết quả được phản ánh qua Biểu đồ 3.1 về Quy mô phát triển GDĐH, việc số lượng các trường CL và NCL ngày một tăng, đi cùng đó là số lượng sinh viên và giảng viên tăng hàng năm chứng tỏ hệ thống pháp luật và chính sách dần phù hợp hơn và đã tạo điều kiện cho các trường phát triển bình đẳng hơn.

- Về chính sách tự chủ tài chính và trách nhiệm xã hội

Chính sách đề cao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH được đánh giá khá cao

(4,39 điểm), điều đó cho thấy cơ chế quản lý tài chính đối với GDĐH tại Việt Nam đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển Điều này thể hiện tại Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong GD&ĐT từ năm 2010-2011 đến năm học 2014-2015; Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014–2015 Đặc biêt, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn diện các ĐVSNCL nói chung và các trường ĐHCL nói riêng; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo GDĐHCL giai đoạn 2014- 2017 tạo ra một cơ chế đột phá cho các cơ sở GDĐH trong việc chủ động thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu khoa học bộ máy nhân sự tài chính nhằm tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng đào tạo Với yêu cầu về trách nhiệm cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo Chính phủ đã tạo ra thiết chế để gắn kết giữa tự chủ với trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học và sự tự chủ này hướng đến một mục tiêu là các cơ sở GDĐH có đủ điều kiện nguồn lực để cung cấp dịch vụ GDĐH thực sự có chất lượng.

- Về chính sách phát triển chương trình và đảm bảo chất lượng được đánh giá với 4,22 và 3,79 điểm Luật Giáo dục Đại học đã đưa vào những điều khoản giám sát chặt chẽ chất lượng đào tạo trong suốt quá trình sinh viên học tập tại trường Thay vì quy định chương trình khung như trước đây, Luật Giáo dục đại học sđ 2018 quy định về chuẩn tối thiểu kiến thức, kỹ năng tại khoản 3 Điều 36 như sau: “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ…” Để khuyến khích các cơ sở GDĐH huy động ngày càng nhiều các nguồn lực đầu tư cho các điều kiện bảo đảm chất lượng, cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo hài hòa cơ cấu nhân lực, nâng cao tính cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, Khoản 6 Điều 65 Luật giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo” Song song với việc thiết lập các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, Luật có những quy định về khung pháp lý của việc tổ chức, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục Kiểm định chất lượng là bắt buộc đối với các cơ sở giáo dục đại học để thực hiện quyền tự chủ Trên cơ sở kết quả kiểm định chất lượng, các cơ sở giáo dục đại học sẽ được xếp hạng theo những tiêu chí được các cấp có thẩm quyền qui định.

Nổi bật trong hệ thống văn bản pháp luật thực hiện mục tiêu phát triển GDĐH là Thông tư 12/2017/TT-BGDÐT kèm theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDĐH (bao gồm trường đại học đại học, học viện) trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo Thông tư 12, Bộ tiêu chuẩn gồm 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí, đánh giá toàn bộ hoạt động của một cơ sở GDĐH.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về GDĐH ở Việt Nam những năm qua đã đạt được kết quả quan trọng, đặc biệt là tư duy quản lý đã được thay đổi cho phù hợp với điều kiện XHH, Nhà nước đã xác định rõ hơn vai trò chủ thể quản lý vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể được tham gia vào phát triển

GDĐH một cách công bằng nhất Thay đổi tư duy quản lý là cần thiết và tất yếu là tiền đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển GDĐH Độc quyền Nhà nước trong quản lý đã dần được xóa bỏ thay vào đó Nhà nước định hướng và tạo điều kiện cho các hoạt động GDĐH vận động theo nhu cầu thị trường và xã hội. Nhận thức đúng vai trò của mình đấy chính là cơ sở để Nhà nước ban hành và triển khai các nội dung trong hoạt động quản lý một cách hiệu quả nhất.

Thành công đầu tiên có thể thấy rõ nhất là Nhà nước đã xây dựng một hệ thống GDĐH thống nhất, đa dạng, linh hoạt với sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường NCL, đã tạo nên một hệ thống đa dạng về loại hình trường lớp được trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hướng hiện đại, các hình thức đào tạo được đa dạng hóa, không chỉ giảng dạy tập trung, giảng dạy trực tuyến, giáo dục từ xa được triển khai rộng rãi đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của người học Sự phát triển của các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập từ nguồn lực của xã hội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục tiên tiến của thế giới, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đánh giá về tổ chức hệ thống giáo dục, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII kết luận: “Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng chất lượng giáo dục đào tạo có tiến bộ”[35] Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, hệ thống giáo dục và đào tạo NCL góp phần đáng kể vào phát triển GD-ĐT chung của toàn XH.

Các loại hình đào tạo được đa dạng hóa, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với xu thế chung của thế giới Ưu tiên đầu tư phát triển đào tạo một số ngành, nghề quan trọng, nhất là đối với những ngành, nghề có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, đến hoạch định chính sách phát triển đất nước Xây dựng các tiêu chí, tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm, nhất là các đại học quốc gia và đại học vùng trở thành những cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong khu vực và thế giới.

Về thể chế, so sánh kết quả điều tra cho thấy, trong thời gian qua hệ thống thể chế về quản lý GDĐH được đánh giá khá toàn diện và dần phù hợp hơn với điều kiện mới, từ việc tạo môi trường cho các cơ sở GDĐH phát triển đến việc đảm bảo cho các trường hoạt động công bằng nhất Trên cơ sở đường lối và định hướng của Đảng qua các kỳ đại hội, Nhà nước đã triển khai và xây dựng được hệ thống thể chế về quản lý GDĐH khá hoàn chỉnh, từ Luật (Luật Giáo dục và Luật GDĐH) cho đến các văn bản pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho GDĐH được hoạt động công bằng hơn giữa các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, điều đó khảng định vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước là chủ thể đảm bảo sự “bình đẳng” trong GD từ đó tạo điều kiện cho xây dựng một xã hội học tập, ai cũng có quyền được tham gia vào hoạt động GD cả thụ hưởng và đầu tư vào GD Điều đó được chứng minh qua số lượng cơ sở GDĐH ngoài công lập được thành lập ngày một tăng, số lượng sinh viên theo học cũng được gia tăng đáng kể Điều đó cho thấy Nhà nước đã thích ứng ngày một phù hợp hơn với yêu cầu quản lý trong điều kiện mới.

Bộ máy quản lý NN về GDĐH được kiện toàn ngày một hoàn thiện, đã phân cấp, phân quyền, đa dạng hóa các chủ thể quản lý được xây dựng từ trung ương xuống địa phương, trao quyền chủ động cho địa phương, các trường và đặc biệt là sự tham gia của các thành phần xã hội vào quản lý giáo dục đóng vai trò “phản biện xã hội” giúp cho công tác quản lý GDĐH đạt hiệu quả cao hơn.

Kết quả thực hiện các chính sách huy động nguồn lực cho phát triển GDĐH cho thấy, nguồn lực cho phát triển GD được đẩy mạnh và đa dạng hóa các nguồn đầu tư tài chính cho phát triển GDĐH Về mặt tổng thể, cơ bản chính sách huy động nguồn lực bước đầu đã phản ánh được yêu cầu và nội dung của chủ trương XHH GDĐH của Đảng Mục tiêu, quan điểm, định hướng của chính sách tài chính thúc đẩy phát triển GDĐH, các chính sách thuế, chính sách chi NSNN, chính sách tín dụng và một số các chính sách khác tương đối rõ ràng đặc biệt có nhiều đổi mới trong chính sách chi NSNN Đồng thời qua quá trình thực hiện chính sách tài chính cho GDĐH về cơ bản nhận được sự đồng thuận của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ các chủ thể cung ứng và cộng đồng dân cư.

Việc tổ chức thực hiện chính sách tài chính cơ bản đã tạo ra được những kết quả tích cực góp phần thúc đẩy, cải cách đổi mới hoạt động của các cơ sở GDĐH, góp phần khuyến khích các chủ thể NCL bỏ vốn đầu tư phát triển GDĐH Tác dụng tích cực của chính sách thuế đối với phát triển GDĐH là không thể phủ nhận, thu hút được các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong xã hội cùng với nhà nước tham gia vào hoạt động phát triển GDĐH, góp phần giảm áp lực, quá tải trong công trong cung cấp dịch vụ GD Một số tỉnh, thành phố đã chỉ đạo cơ quan thuế tạm thời chưa xác định nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp đang tiến hành xây dựng, tạm miễn tiền sử dụng đất trong thời gian dự án xã hội hóa đang triển khai thực hiện.

Nguồn kinh phí đầu tư cho GDĐH nằm ngoài ngân sách nhà nước ngày một tăng, kinh phí này được thu từ các nguồn: học phí, đóng góp xây dựng trường của các cơ sở GD, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp từ các tổ chức kinh tế xã hội, các nhà hảo tâm Hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về nguồn tài chính ngân sách nhà nước cho GDĐH, song có thể ước tính nguồn này chiếm khoảng 25-30% nguồn tài chính cho GD. Đội ngũ giảng viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, lực lượng

GV tham gia giảng dạy tại các cở sở GDĐH ngày càng đa dạng không chỉ bó hẹp trong nước mà còn cả nước ngoài.

Bên cạnh đó, với việc tự chủ và chịu trách nhiệm về tài chính của các trường đại học đã khai thác hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo phù hợp với điều kiện của từng trường: huy động các nguồn lực từ công tác nghiên cứu khoa học, liên kết với các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động

Hoạt động kiểm định chất lượng GDĐH được triển khai nghiêm túc và trên quy mô toàn diện đã mang lại nhiều kết quả khả quan, việc xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong đã được các cơ sở GDĐH quan tâm thực hiện Tới nay, các cơ sở GDĐH đều thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm CLGD Nhận thức về chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở GDĐH coi chất lượng là mục tiêu sống còn của nhà trường Một số trường ĐH đã tham gia xếp hạng bởi tổ chức quốc tế, không những khẳng định được thương hiệu mà còn làm cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế Số lượng các trường có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế ngày càng nhiều và thứ hạng cũng từng bước được cải thiện, tới nay có 03 trường có tên trong danh sách 1000 trường tốt nhất thế giới (02 Đại học quốc gia ở bảng QS, Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở bảng ARWU) Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho giáo dục tăng nhanh Bình quân vốn ODA chiếm từ 5,6 đến 6% tổng kinh phí dành cho giáo dục, đào tạo và có khoảng gần 200 chương trình, dự án hợp tác với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD Việt Nam hợp tác với 20 tổ chức quốc tế, trên 70 tổ chức phi chính phủ thông qua các chương trình hợp tác song phương về giáo dục Các hình thức giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều ở nước ta theo hình thức liên doanh hoặc 100% vốn của nước ngoài cũng đã thu hút được nhiều nguồn tài chính ở nước ngoài Đặc biệt, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương thu hút phần lớn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 60 dự án đầu tư nước ngoài thành lập các cơ sở giáo dục, đào tạo đã được cấp phép, với tổng số vốn đăng ký trên 40 triệu USD, Hà Nội với gần 30 dự án, tổng số vốn đăng ký gần 10 triệu USD, các địa phương khác như Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, cũng có các cơ sở GD-ĐT có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 500 nghìn đến 1 triệu USD[52].

Tuy đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về quản lý Nhà nước về giáo dục trong điều kiện XHHDVC nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số những bạn chế bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động quản lý của Nhà nước.

- Về thể chế quản lý nhà nước về GDĐH

Chưa hoàn thiện được khung pháp lý về phân cấp quản lý đối với cơ sởGDĐH, đặc biệt là quản lý tài chính, đầu tư; thể chế QLNN về GDĐH chậm được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính các cơ sở GDĐH.Đặc biệt, hệ thống thể chế về tự chủ đại học hiện nay thiếu đồng bộ; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có những quy định chưa phù hợp; Vai trò kiểm soát của nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn rất lớn trong các nội dung như: bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng, Hiệu trưởng; Quyết định biên chế, lương

Chính sách phát triển GDĐH đã hướng tới mục tiêu nhưng chưa thể hiện được hiệu quả và tính hiện thực; chưa phát huy được các công cụ của chính sách tài chính và chính sách đầu tư đối với GDĐH; thể chế, chính sách về học phí, lệ phí và học bổng chưa thực sự đảm bảo sự công bằng trong GDĐH về quyền và nghĩa vụ của sinh viên Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đánh giá Hệ thống luật pháp về GDĐH tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH khai thác tốt các cơ hội từ thị trường và nguồn lực hiện có chưa thật sự đạt kỳ vọng (đạt 3,05 điểm).

- Hạn chế về bộ máy QLNN đối với GDĐH, bộ máy QLNN về GDĐH còn phân tán, đồng thời, còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền, giữa chức năng QLNN và chức năng cung ứng dịch vụ công Thẩm quyền ra quyết định trong hệ thống GDĐH phân tán khá rộng, và hệ quả là việc quản lý hệ thống rất mỏng manh Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến hết năm học 2019-2020, hệ thống hiện có 237 trường đại học, học viện Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý về hai Đại học quốc gia, các trường còn lại do Bộ GD&ĐT, 17 Bộ ngành khác, cùng với các cơ quan nhà nước và chính quyền cấp tỉnh ở các địa phương quản lý Sự phân tán thẩm quyền này đã hạn chế nghiêm trọng năng lực tạo ra sự tiến bộ theo một cách thức dựa trên sự điều phối chung Vì vậy có nhiều vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ở tầm hệ thống Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm ban hành các quy định và văn bản pháp lý cho phát triển GDĐH nói chung, nhưng các Bộ chủ quản cũng lặp lại vai trò này, và có rất ít trao đổi thảo luận giữa các bộ, các cơ quan QLNN và chính quyền cấp tỉnh về những vấn đề vận hành ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống.

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

4.1.1 Quan điểm, định hướng phát triển về giáo dục

Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước; trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nước nhà những năm qua; Đại hội XIII của Đảng xác định tiếp tục: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”[36,tr58] Những chủ trương trên, được Đảng ta cụ thể hóa ở những định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa vị trí, vai trò của giáo dục là quốc sách hàng đầu trong phát triển bền vững đất nước

Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Đây là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nước, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định vị trí của giáo dục và đào tạo, còn bổ sung là “động lực then chốt để phát triển đất nước”, và yêu cầu cụ thể hóa chủ trương này: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”[36,tr58].

Thứ hai, tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.

Mục tiêu GD-ĐT là hướng vào phát triển con người toàn diện cả năng lực và phẩm chất, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam”[3] Nội dung, chương trình GD-ĐT ở mỗi cấp học, bậc học phải bám sát mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, quan điểm, phương châm, nguyên tắc GD-ĐT; có sự kế thừa và phát triển, được chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội, cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chuyển mạnh từ giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.

Thứ ba, tiếp tục cụ thể hóa chủ trương“hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân” theo hướng tinh, gọn, hiệu quả phù hợp với từng cấp, học, bậc học và loại hình đào tạo

Hoàn thiện các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Đa dạng hoá các loại hình đào tạo.Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời Phát triển hài hòa giữa giáo dục CL và NCL, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo NCL, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc ĐH phù hợp với xu thế chung của thế giới, chuyển đổi trường ĐH CL kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư Quy hoạch, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng; có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường ĐH lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới Đẩy mạnh tự chủ đại học Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao Xây dựng các cơ chế,chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ tư, cụ thể hóa xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam phải lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở đào tạo NCL phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bản của định hướng XHCN Quan tâm thích đáng đến phát triển GD ở miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở GD Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD là khâu then chốt Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

4.1.2 Định hướng quản lý giáo dục đại học trong điều kiện xã hội hóa dịch vụ công

4.1.2.1 Hoàn thiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học cần quán triệt các quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Đảng ta luôn khẳng định trong đường lối phát triển đất nước cần "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam".

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo định hướng:

“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo” Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý; Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác ”.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nêu rõ “Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo đúng hướng, hiệu quả Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý và quản trị nghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo”[36].

4.1.2.2 Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội

Lịch sử đã cho thấy người Việt Nam vốn có truyền thống trọng học Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mục đích học tập của người Việt chủ yếu là để thi cử ra làm quan (không phải là mục đích mở mang hiểu biết hay sáng tạo tri thức mới), nhưng điều đó cho thấy, việc học tập với người Việt là rất hệ trọng, có quan hệ mật thiết với danh dự và có tính quyết định đối với tương lai sự nghiệp của bản thân, gia đình và dòng họ Vì thế, các gia đình không ngần ngại đầu tư, thậm chí là hy sinh mọi nguồn lực cho việc học của con cái Lối tư duy này vẫn đang chi phối mạnh mẽ tới các quyết định liên quan đến việc học, nhất là việc học ĐH hiện nay. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể Sự phát triển của kinh tế hàng hóa, của lối vận hành theo kinh tế thị trường đã tạo ra nhu cầu cực lớn về nguồn nhân lực được ĐT Cùng đó, mặt bằng KT-XH đạt được những bước phát triển mới, trình độ dân trí ngày một nâng cao, xu hướng phát triển theo chiều sâu tri thức với công nghệ hiện đại ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu học ĐH để tạo dựng tương lai nghề nghiệp trở nên vô cùng phổ biến Thay vì triết lý ĐH

“tinh hoa”, GDĐH buộc phải chuyển mình sang triết lý ĐH “đại chúng” để đáp ứng nhu cầu học tập ĐH ngày càng nhiều hơn trong XH Nhiều ngành nghề, lĩnh vực ĐT mới được mở ra nhanh chóng và phát triển với tốc độ rất cao Bằng tất cả nỗ lực của toàn hệ thống, GDĐH dùng toàn bộ nguồn lực của mình để đáp ứng tối đa nhu cầu XH Ý thức trách nhiệm và lòng yêu nghề của nhà giáo được tôn vinh và nhân rộng trên mọi vùng miền Sự quan tâm và hoạt động đầu tư cho GD ngày càng phổ biến Việc mở rộng đào tạo GDĐH trên cơ sở XHH GDĐH chính là việc làm phù hợp xu hướng.[68]

Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế giữa các vùng miền không đồng đều, khoảng cách về chất lượng GD nói chung giữa các khu vực khá rõ rệt, nguy cơ bất bình đẳng trong tiếp cận GD đang hiển hiện khá rõ Trong giới hạn về nguồn lực công mà mọi quốc gia phải đối mặt, hệ thống GDĐH ngày càng bộ lộ nhiều hạn chế và tiêu cực trong cơ chế QL và quá trình vận hành Năng lực dự báo, chiến lược phát triển và chất lượng ĐT ngày càng xuất hiện nhiều biểu hiện cho thấy khó lòng đáp ứng được sự gia tăng liên tục và mạnh mẽ của nhu cầu XH Người sử dụng lao động phàn nàn về chất lượng nhân lực Người học ĐH ra trường ít có cơ hội làm việc đúng ngành nghề, thậm chí thất nghiệp Các gia đình có điều kiện tài chính lựa chọn con đường du học cho con cái với tổng chi toàn XH mỗi năm lên tới 3-4 tỷ USD (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thông tin trong trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV ngày 6/6/2018) GD càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của XH, thì sức ép đối với phát triển GD càng lớn thêm từng ngày trong sự so sánh với các nền GD của khu vực và trên thế giới.

Như nhiều loại hình dịch vụ công khác, lựa chọn tối ưu đối với GDĐH trong bối cảnh này chính là XHH Với vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị,

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI HÓA DỊCH VỤ CÔNG

Hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về GDĐH được đặt trong bối cảnh XHHDVC, từ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, xây dựng bộ máy quản lý đến hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng GDĐH Các giải pháp này đều hướng tới làm thế nào để Nhà nước quản lý hiệu quả nhất về GDĐH trong điều kiện XHH: tạo môi trường bình đẳng và thuận lợi cho các cơ sở GDĐH phát triển một cách tốt nhất; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu của GDĐH; hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các trường để tập trung vào việc quản lý vĩ mô đảm bảo chất lượng của GDĐH,

4.2.1 Đổi mới vai trò quản lý của nhà nước kết hợp với mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đại học

Quá trình cải cách khu vực công là quá trình định vị lại vai trò của nhà nước, vai trò của xã hội và thị trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội Đối với quản lý GDĐH hiện nay, việc định vị đúng vai trò của nhà nước bảo đảm hiệu quả cho QLNN trên mọi lĩnh vực.

Với định hướng XHH DVC, nhà nước thay vì là người chèo thuyển thì cần tập trung nhiều hơn vào vai trò lái thuyền, định hướng sự phát triển Chính vì vậy, thay vì quản lý hành chính thuần tuý, kiểm soát tập trung đối với phát triển GDĐH, Nhà nước nên chuyển sang tập trung vào việc xác định tầm nhìn và chiến lược, kiến tạo phát triển, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển GDĐH thông qua hệ thống thể chế, chính sách phù hợp, đồng thời, thực hiện giám sát quá trình phát triển đó, bảo đảm sự phát triển của hệ thống GDĐH theo đúng định hướng chất lượng của NN Nhà nước cần thực hiện vai trò thiết lập tầm nhìn và chiến lược cho toàn hệ thống GDĐH để giúp định hướng, chỉ dẫn và xác định mục tiêu chung bảo đảm sự phát triển chủ động, nhất quán Tầm nhìn và chiến lược này làm căn cứ để các trường và các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định quản lý và phát triển.

Trên thực tế, tầm nhìn và chiến lược có thể được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Sự phân tán này dẫn đến những khó khăn tổ chức thực hiện Vì vậy, tầm nhìn và chiến lược cần được thiết lập cụ thể, rõ ràng, trong đó, xác định rõ mục tiêu của phát triển GDĐH, khẳng định vai trò của GDĐH trong xã hội Nhà nước là chủ thể tạo lập khung pháp lý phát triển GDĐH Để tạo lập khung thể chế, chính sách cho GDĐH vì mục tiêu chất lượng, nhà nước cần có cơ chế để thu hút sự tham gia của các cơ sở GDĐH, cộng đồng xã hội để thực sự tạo ra môi trường thể chế phù hợp Sự tham gia này không những là cơ sở để nâng cao chất lượng thể chế, tạo ra sự gắn kết kết giữa hoạch định và thực thi thể chế, chính sách mà còn là cơ sở để nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH đối với sản phẩm giáo dục của mình Một môi trường thể chế, chính sách với công cụ giám sát phát triển phù hợp đó chính là tiền để để phát triển GDĐH có chất lượng phục vụ tốt yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GDĐH trong tiến trình hội nhập và phát triển.

Việc đổi mới vai trò QLNN đối với GDĐH theo hướng quản lý chất lượng đòi hỏi cần phải phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước và các cơ sở GDĐH Nhà nước cần tạo lập thể chế nhằm bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH Giao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH là xu thế tất yếu để phát triển GDĐH và hội nhập vào nền GDĐH quốc tế.

Trên thế giới, tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học Các nghiên cứu về các mô hình quản trị đại học trên thế giới thường tập trung vào mối quan hệ giữa Nhà nước và cơ sở GDĐH cho thấy mức độ tự chủ thể hiện ở mức độ kiểm soát của Nhà nước đối với cơ sở GDĐH, ở các quốc gia khác nhau, chịu ảnh hưởng của thể chế chính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH đã được thể chế hóa từ Luật Giáo dục năm 1998, tiếp tục được khẳng định ở Luật giáo dục 2005 và

2019 và Luật Giáo dục đại học 2012 (sđ2018) Ngày 24/10/2014, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 (tại Nghị quyết 77/NQ-CP) cho 23 cơ sở GDĐH công lập trực thuộc các bộ, ngành trung ương, trong đó 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 3 trường có thời gian tự chủ từ 1-2 năm, 5 trường có thời gian tự chủ dưới 1 năm và 4 trường mới được giao quyết định tự chủ từ tháng 7/2017 Tự chủ ĐH được thể hiện trên các nội dung:

- Tự chủ về học thuật (được thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học);

- Tự chủ trong tổ chức bộ máy và nhân sự;

- Tự chủ về tài chính (trong đó nhấn mạnh vấn đề thu chi, chính sách học bổng và học phí đối với đối tượng chính sách hoạt động đầu tư, mua sắm).

Tự chủ của các cơ sở GDĐH là quyền quản lý, ra quyết định của các cơ sở GDĐH trên các phương diện: tổ chức, nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, học thuật, trong đó tự chủ học thuật và tự chủ tài chính và là hai nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy mọi hoạt động hiệu quả Tự chủ học thuật là bản chất của GDĐH, nếu không có tự chủ học thuật thì khó có thể thực hiện được vai trò của một cơ sở GDĐH là “truyền tải văn hóa, kiến tạo tri thức, và theo đuổi chân lý thông qua việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu” Bên cạnh đó, nếu không có nguồn lực tài chính thì các lĩnh vực tự chủ sẽ khó thực hiện có hiệu quả Do đó, chỉ có quyền tự chủ, nhà trường mới huy động đầy đủ được các nguồn lực của mình, mới có thể đáp ứng với yêu cầu phát triển nhà trường trong xu thế hội nhập quốc tế Quyền tự chủ không thể tách rời trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH Vì vậy, đổi mới QLNN về chất lượng GDĐH cần phải song hành với việc Nhà nước có thiết chế đủ mạnh để bảo đảm các cơ sở GDĐH không chỉ có trách nhiệm đối với nhà nước, đối với phần ngân sách đã được cấp mà cần có trách nhiệm giải trình, trách nhiệm xã hội đối với người học, cộng đồng xã hội Sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với sản phẩm giáo dục, đối với chất lượng giáo dục đòi hỏi nhà nước cần phải có bàn tay tác động để cơ sở GDĐH thực hiện đúng sứ mệnh, trách nhiệm xã hội của mình Trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH càng cần được đề cao trong bối cảnh mà GDĐH mang trong mình những yếu tố của thị trường dịch vụ, vấn đề lợi nhuận và trách nhiệm xã hội cần phải được giám sát để bảo đảm sự phát triển lành mạnh của GDĐH.

Các cơ sở GDĐH muốn tự chủ về học thuật (được thể hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học); tự chủ trong tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ về tài chính, muốn thực hiện tốt các trách nhiệm của mình đối với người học, xã hội, trách nhiệm với Nhà nước, trách nhiệm với chính cơ sở GDĐH thì các trường phải xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý giáo dục giỏi, ĐNGV đảm bảo tinh về số lượng, chất lượng, cơ cấu về giới, độ tuổi và giữa các ngành hợp lý. Đặc biệt tự chủ đại học cần mở rộng vai trò của thiết chế Hội đồng trường. Hội đồng trường là cơ chế thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các trường về học thuật, tài chính Do vai trò quan trọng của Hội đồng trường, Luật GDĐH ở các nước xác định phạm vi quyền lực của Hội đồng rất rộng Tổ chức này được xem như cơ quan quản lý cao nhất của nhà trường và có trách nhiệm giải trình trước Bộ trưởng, cũng như trước công chúng về kết quả hoạt động của nhà trường Quy mô và cơ cấu thành phần của Hội đồng trường là điều nhà nước rất quan tâm Ở hầu hết các nước, có xu hướng bổ nhiệm thành viên Hội đồng Trường chủ yếu là người ngoài trường và không nhất thiết là thuộc giới khoa bảng Thành phần điển hình của Hội đồng Trường là các bên liên quan như chính quyền địa phương, các nhà tuyển dụng lao động và doanh nghiệp địa phương, cha mẹ sinh viên, những nhà hoạt động xã hội, những người có các chuyên môn thiết yếu cho vai trò quản trị này như luật sư hay chuyên gia tài chính hoặc kế toán. Ở Việt Nam việc đưa thể chế hội đồng trường vào hệ thống GDĐH đầu tiên trong Điều lệ trường Đại học năm 2003, sau đó khẳng định trong Luật Giáo dục năm 2005, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019, Điều lệ trường Đại học năm 2014 vàLuật giáo dục Đại học sđ 2018.

Tự chủ đại học, xây dựng hội đồng trường đủ mạnh là xu hướng chung của các trường ĐH trên thế giới và khu vực Đó cũng là giải pháp quan trọng đổi mới cơ chế quan lý GDĐH Vì vậy đổi mới vai trò QLNN nước kết hợp với mở rộng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường ĐH là một giải pháp quan trong để phát triển các cơ sở GDĐH trong thời gian tiếp theo.

Quản lý nhà nước về GDĐH trong điều kiện XHH và mở rộng quyền tự chủ phải dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:

Một là, nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô về GDĐH nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng, cơ cấu của các trường đại học Nhà nước cần phải quản lý vĩ mô về GDĐH để đảm quyền lợi cho người học, để đảm bảo rằng các trường ĐH góp phần nâng cao trình độ dân trí đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa.

Hai là, nhà nước không can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các trường Cơ chế tự chủ của các trường ĐH, được xây dựng và thực hiện đúng, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn là thể hiện tập trung sự kết hợp có hiệu quả vai trò quản lý của nhà nước với vận dụng phù hợp thể chế kinh tế thị trường trong lĩnh vực dịch vụ công đối với giáo dục - đào tạo, với đề cao tính trách nhiệm, năng động, sáng tạo của cơ sở GDĐH Đây cũng chính là một khâu trung tâm, then chốt đảm bảo cho GDĐH phát triển năng động, có hiệu quả, nâng cao chất lượng trong điều kiện XHH và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì chính các cơ sở GDĐH là nơi phải thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp phát triển giáo dục một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất, huy động và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, phát huy được cao nhất nhân tố con người. Để thực hiện tốt và có hiệu quả hai nguyên tắc trên, Nhà nước cần tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ chủ yếu sau:

Một là, Nhà nước thiết lập hệ thống thể chế, chính sách để giám sát việc tự chủ của các trường ĐH Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế, chính sách quản lý và phát triển hệ thống GDĐH trong điều kiện XHH và hội nhập quốc tế Trong đó có cơ chế tự chủ của các cơ sở GDĐH Hệ thống thể chế, chính sách đó chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho nhà nước điều khiển từ xa hoạt động của các trường ĐH. Các quy định của pháp luật không dẫn tới sự tác động trực tiếp đến quyết định và hành động của các trường ĐH mà khuyến khích được sự tự điều chỉnh và trách nhiệm xã hội của các trường Nhà nước tập trung thực hiện các chức năng xây dựng và ban hành chính sách, hạn chế sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào các trường ĐH.

Ngày đăng: 22/04/2023, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w