1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiện trạng về quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp , nông thôn.

120 739 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 6,29 MB

Nội dung

Tại Hội thảo về chuyển giao quản lý thuỷ nông tại Châu á do FAO và Viện Quản lý nước Quốc tế tổ chức tại Thái Lan năm 1995, các đại biểu đã thảo luận và tổng kết 4 lý do dẫn đễn việc nhi

Trang 1

Viện Khoa học thuỷ lợi

báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài KC 07 28

Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả

kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

theo hướng c.n.h – h.đ.hoá

Hiện trạng về quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

cơ quan chủ trì đề tài: viện khoa học thuỷ lợi

cơ quan cộng tác: - Trường đại học giao thông

Trang 2

Trang Phần 1: Hiện trạng quản lý hệ thống tưới tiêu 1

1.1.1 Phát triển hệ thống tưới 1

1.1.5 Những bài học kinh nghiệm của Thế Giới 11

1.2.1 Quá trình phát triển thuỷ lợi ở Việt Nam 14

1.4.4 Tài chính trong quản lý hệ thống thủy lợi 30

1.4.5 Hiệu quả và đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới 32

1.5 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý hệ thống tưới tiêu 39

Phần 2: Hiện trạng quản lý hệ thống lưới điện nông thôn 42

2.1 Tình hình phát triển và quản lý lưới điện nông thôn trên thế giới 42

2.1.1 Phát triển LĐNT trên thế giới và trong khu vực 42

2.1.2 Kinh nghiệm về quản lý vận hành và bảo dưỡng 43

2.1.3 Những bài học kinh nghiệm về quản lý LĐNT 46

Trang 3

2.2.1 Phát triển lưới điện nông thôn ở Việt Nam 47

2.2.2 Chiến lược phát triển lưới điện đến 2010 50

2.3.1 Hiện trạng chính sách và cơ chế quản lý 52

2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình quản lý 53

2.4 Hiện trạng quản lý LĐNT tại khu vực nghiên cứu điển hình 60

2.4.1 Tình hình phát triển lưới điện tại khu vực nghiên cứu 60

2.4.2 Những nhu cầu đáp ứng công tác quản lý LĐNT 64

2.5 Triển vọng và thách thức trong phát triển LĐNT 67

2.5.1 Những thành tựu đã đạt được 67 2.5.2 Những thuận lợi trong phát triển LĐNT 68

2.6 Tình hình nghiên cứu về quản lý nâng cao hiệu quả an toàn LĐNT 70

Phần 3: Hiện trạng quản lý hệ thống giao thông nông thôn 75

3.2.1 Khái niệm phân loại đặc điểm GTNT ở Việt Nam 82

3.2.2 Các giai đoạn phát triển hệ thống GTNT ở Việt Nam 86

3.3.2 Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về GTNT 93

Trang 4

3.4.1 Hiện trạng quản lý GTNT khu vực đồng bằng sông Cửu Long 97

3.4.2 Hiện trạng quản lý GTNT khu vực miền núi 99

3.4.3 Hiện trạng quản lý GTNT khu vực đồng bằng Bắc Bộ 101

3.5 Nhu cầu phát triển NC hiệu quả năng lực QL của GTNT Việt Nam 104

3.4.1 Vai trò của GTNT trong quá trình CNH – HĐH Nông thôn 104

3.4.2 Vấn đề nghiên cứu hiệu quả và năng lực quản lý GTNT 106

Trang 5

Theo số liệu của Uỷ ban tưới tiêu quốc tế, đến năm 2002 toàn thế giới đã tưới

được 276,719 triệu ha trong số 1.510 triệu ha đất canh tác, chiếm tỷ lệ 18,32% Trong đó châu á đạt tỷ lệ tưới nước cao nhất: 33,6% rồi đến châu Mỹ: 10,6%, châu Âu: 9,2%, châu Phi 6,9%, châu Đại dương 4,8% Diện tích tưới tăng nhanh, năm 1950 diện tích được tưới trên thế giới mới chỉ đạt gần 50 triệu ha, như vậy trong vòng 50 năm diện tích tưới trên thế giới đã tăng lên 5,5 lần Diện tích tưới trên thế giới qua các năm thể hiện ở hình 2-1

50 252,4 273,3 275,2 275,9 276,7

0 100 200 300

Trang 6

Theo đánh giá của FAO, trong giai đoạn 1992-2002 tốc độ phát triển tưới trên toàn Thế giới là 1%, trong đó châu á có tốc độ phát triển tưới mạnh nhất 1,3% Các nước có tốc độ phát triển tưới nhanh là Trung Quốc, ấn Độ, Bangladesh, Myamar…

Tỷ lệ đất được tưới so với đất nông nghiệp cũng tăng đáng kể, đặc biệt là khu vực châu á - Thái Bình Dương Năm 1992 tỷ lệ đất được tưới so với đất nông nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương là 28,7% đến năm 2002 tăng lên là 31,2% Những nước có tỷ lệ tăng mạnh là Bangladesh 15,7%; Myamar 7,9%; Thái Lan 4,1%

Việc tưới nước đã góp phần tăng nhanh sản xuất lương thực đặc biệt là lúa gạo trong 4 thập kỷ qua Số liệu đánh giá của tổ chức vào năm 1980 cho thấy sản xuất nông nghiệp ở các nước Châu á trong thập kỷ này tăng 50% trong khi tốc độ tăng dân số là 20%

Trong thập kỷ 90 mặc dù tốc độ tăng trưởng về tưới nước đã giảm nhiều nhưng thành quả của việc tưới nước cùng các biện pháp nông nghiệp vẫn góp phần đưa sản xuất nông nghiệp có tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số, cụ thể là:

Từ năm 1981 - 1991: Tại Châu á tốc độ tăng trưởng về sản xuất lương thực là 1,45% Trong khi tốc độ tăng dân số là 1,2%

Hầu hết các nước ở Châu á trừ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản do đất canh tác ít, dân đông, các nước còn lại đều có tốc độ tăng trưởng về sản xuất lương thực cao hơn tốc độ gia tăng dân số Đây là thành quả của việc tưới nước và các biện pháp nông nghiệp đã góp phần tạo ra

1.1.2 Giải pháp quản lý

1.1.2.1 Xu thế chuyển giao quản lý thuỷ nông

Vào cuối những năm 1800 đã có việc phát triển quản lý hệ thống thuỷ lợi thông qua người sử dụng nước ở cấp độ làng, xã bằng việc sử dụng nguồn lực tại địa phương Đến đầu những năm 1900 quản lý hệ thống thuỷ lợi lại chủ yếu thuộc cơ quan Nhà nước Giai đoạn 1950 – 1970 việc phát triển những hệ thống thuỷ lợi

Trang 7

quy mô lớn được thực hiện bởi Nhà nước và các nhà tài trợ Đến đầu những năm

1970 hệ thống thuỷ lợi không được bảo trì vì thiếu kinh phí cho quản lý vận hành, thuỷ lợi phí thu không đủ, công trình, kênh mương bị phá hỏng Các công trình bị

bỏ ngỏ và trở nên không bền vững (Repetto, 1986) Giai đoạn 1970 – 1980 là giai

đoạn tiến bộ của quản lý tưới trong đó nhấn mạnh là sự khôi phục các công trình

và áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật quản lý, đào tạo, áp dụng phí dịch vụ và sự tham gia của người dân ở giai đoạn này nhiều chuyên gia quản lý tưới thống nhất rằng cần phải có một kiểu mẫu mới để phát triển quản lý tưới khi họ nhận ra rằng,

hệ thống thuỷ lợi muốn bền vững cần có sự tham gia chủ động của người sử dụng

để vận hành và bảo dưỡng công trình tốt hơn (Coward và Levine, 1987)

Ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chuyển giao cho nông dân quản lý hệ thống tưới Tại cuộc hội thảo Quốc tế về “Chuyển giao quản lý tưới” tổ chức tại Trung Quốc tháng 9/1994 với sự tham gia của 216 nước, người ta coi hiện tượng chuyển giao quản lý như là một cuộc cách mạng mang tính toàn cầu

Tại Hội thảo về chuyển giao quản lý thuỷ nông tại Châu á do FAO và Viện Quản

lý nước Quốc tế tổ chức tại Thái Lan năm 1995, các đại biểu đã thảo luận và tổng kết 4 lý do dẫn đễn việc nhiều nước thực hiện chính sách chuyển giao quản lý thuỷ nông trong những năm qua, đó là:

- Kinh phí của Nhà nước cấp không đủ đáp ứng các nhu cầu của công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống thuỷ nông

- Việc thu thuỷ lợi phí của các doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn

- Các hệ thống tưới do các doanh nghiệp nhà nước quản lý có hiệu quả thấp

- Trình độ của người nông dân ngày càng được nâng lên và nếu được tổ chức lại thì họ sẽ có khả năng tiếp thu việc quản lý công trình

Vậy chuyển giao quản lý tưới là gì? Chuyển giao quản lý tưới nghĩa là chuyển giao hệ thống tưới do xí nghiệp Nhà nước quản lý sang cho Tổ chức dùng nước (Robert Yoder) Nó có thể bao gồm việc chuyển giao một phần hệ thống (đối với các công trình lớn) hoặc toàn bộ hệ thống (đối với các công trình nhỏ)

Trang 8

Hiện nay chuyển giao quản lý thuỷ nông (IMT) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tại Châu á và Châu Phi nhằm làm nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững của các hệ thống thuỷ nông Chương trình PIM đã và đang diễn ra ở nhiều nước trên Thế giới, từ những nước phải trợ giúp để phát triển như Kazacstan, Udơbêkistan, Adecbaidan, Tacdikistan… đến các nước phát triển như Mỹ, Canađa, Pháp… ở Châu á, hầu hết các nước tập trung vào chương trình PIM, các chương trình chủ yếu khởi nguồn từ ấn độ, Pakistan, Trung quốc, Srilanka, Inđônêxia, Việt nam và Thái Lan

Theo các chuyên gia Quốc tế, việc tham gia linh hoạt của người nông dân trong quản lý tưới đảm bảo công trình được khai thác bền vững và có những ưu điểm sau:

- Nâng cao trách nhiệm của người hưởng lợi Việc quản lý thủy lợi sẽ tốt hơn, thường xuyên và kịp thời hơn thông qua tổ chức tự quản của người nông dân

- Chủ động trong việc cung cấp nước và giảm các xung đột về nước

- Việc thiết kế và xây dựng công trình phù hợp hơn

- Công tác bảo vệ, giữ gìn hệ thống công trình tốt hơn dẫn đến tiết kiệm chi phí duy tu bảo dưỡng và vận hành công trình

- Công tác điều hành, thu chi tài chính được công khai Người nông dân được tham gia ý kiến của mình trong điều hành và giải quyết các tranh chấp

- Được trao quyền tự chủ về tài chính nên việc thu tiền nước tốt hơn và chi phí chặt chẽ tiết kiệm hơn

- Nhà nước giảm nhẹ gánh nặng về quản lý cũng như đầu tư

1.1.2.2 Kinh nghiệm quản lý, vận hành bảo dưỡng hệ thống tưới

ấn Độ: Trước đây, các hệ thống thuỷ lợi ở ấn Độ đều do Chính phủ quản lý

nhưng kết quả hết sức tồi tệ, công trình xuống cấp nghiêm trọng, hiệu quả phục

vụ sản xuất kém Từ những năm giữa thập kỷ 70 của thế kỷ 20, sau khi hàng loạt các công trình thuỷ lợi ở ấn Độ xuống cấp nghiêm trọng, Chính phủ đã giao cho Viện Quản lý đất và nước ấn Độ nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động của các

Trang 9

HTTN Sau chuyến nghiên cứu khảo sát thực địa ở kênh Paliganj, nhóm nghiên

cứu đã đề xuất 3 vấn đề cơ bản cần giải quyết đó là:

+ Hệ thống tưới vận hành một cách bừa bãi

+ Không có sự tham gia của nông dân vào quá trình quản lý

+ Thiếu sự liên lạc giữa người sử dụng và cơ quan quản lý hệ thống

Trước tình hình đó Chính phủ đã giao cho Viện Quản lý đất và nước của ấn Độ nghiên cứu đổi mới mô hình quản lý và áp dụng cho kênh Paliganj, Bihar Qua khảo sát nghiên cứu Viện Quản lý đất và nước đã đề xuất thành lập Hội vận hành kênh nông dân (sau này đổi tên thành Hội nông dân phân phối Kênh Paligianj) phối hợp với Cục Tài nguyên cùng quản lý kênh Hội là tổ chức đại diện cho nông dân, do chính người nông dân bầu lên để trực tiếp quản lý vận hành hệ thống tưới Mô hình tổ chức quản lý của Hội được mô tả ở phụ lục 2-1

Sau hơn một năm hoạt động, kết quả đạt được là rất khả quan, cụ thể là: Không còn tình trạng tranh chấp nước, nước đã thông suốt chảy đến tận cuối kênh nên diện tích tưới tăng lên 18%, nông dân đã chủ động tu sửa và bảo dưỡng công trình, mức thu thuỷ lợi phí đã tăng lên và việc thu thuỷ lợi phí không còn khó khăn như trước Thậm chí nông dân còn hiểu rằng mức thu hiện tại là quá thấp, cần phải thu nhiều hơn để có thể đủ kinh phí thực hiện tốt công tác bảo dưỡng

Philippin: Sự yếu kém trong công tác quản lý của cơ quan Quản lý Tưới Quốc gia

(National Irrigation Administration – NIA) đòi hỏi Chính phủ phải có thay đổi trong quản lý hệ thống thuỷ lợi Năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 552 (11/9/1997) qui định NIA phải tự chủ về tài chính, bằng cách thu phí từ các hộ hưởng lợi để tự trang trải chi phí hoạt động Chính phủ yêu cầu NIA xây dựng và phát triển các hiệp hội tưới (Irrigation Association – IA) để phối hợp với NIA quản lý các hệ thống thuỷ lợi IA đảm nhiệm vai trò quản lý, vận hành (toàn bộ hoặc từng phần) hệ thống thông qua các hợp đồng ký kết với NIA Bước đầu

đã cho thí điểm áp dụng ở một số hệ thống nhỏ và đạt kết quả rất tốt, sau đó NIA quyết định mở rộng chương trình này

Trang 10

Để chuyển giao các hệ thống tưới nhỏ cho các IA, IA phải trả cho Chính phủ 30% giá trị đầu tư xây dựng, 70% còn lại coi như phần Chính phủ hỗ trợ 1 lần cho nông dân

1.1.3 Tài chính trong quản lý

Trong các hệ thống do Nhà nước quản lý, ở nhiều nước, hiện đang tiến hành những thay đổi và có thể tìm hiểu điều này trong hình 3-2 Trong quá khứ, kinh phí thường cấp từ Bộ Tài chính xuống cho Bộ Nông nghiệp hoặc Thủy Lợi và sau

đó mới đến các cơ quan thủy nông Các hệ thống thủy nông được cấp kinh phí qua

hệ thống ngân sách trung ương Hiện nay nhiều Nước nhận ra rằng chi phí quản lý hàng năm là rất lớn và họ gặp phải những khó khăn lớn trong việc duy trì cấp kinh phí cho các hệ thống đã cũ

Vì vậy, nhiều Nhà nước đang tìm cách thay đổi nguồn kinh phí Nguyên tắc

“người dùng nước phải trả tiền” đang trở nên quen thuộc Nông dân được yêu cầu

trả các chi phí cho tổ chức của họ và ở nhiều nước phí này phải trả cho các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị dịch vụ những chi phí vì các cơ quan này đang phục vụ

Hầu hết các nước gần đây mới tiến hành thu thủy lợi phí, chủ yếu ở vùng thiếu nước Nhìn chung, thuỷ lợi phí có thể đủ để khôi phục chi phí về hoạt động và vận hành Ví dụ, Indonexia đưa ra phí dịch vụ thủy lợi (ISF) mãi tới năm 1987 để khôi phục chi phí hoạt động và bảo hành những cơ sở hạ tầng, mặc dầu, khôi phục tiền vốn cũng dần dần được đưa vào giá tiền nước ở Philipin chủ yếu là cấp cho việc hoạt động và bảo hành các hệ thống thủy lợi Giá tiền ở mùa khô là cao hơn giá tiền vào mùa mưa do lượng nước cấp vào mùa khô là không đủ Tuy nhiên, chỉ có những cánh đồng có năng suất ít nhất là 40 cavan/ha (1 cavan = 50 kg) một vụ mới phải trả tiền thủy lợi phí Những cánh đồng có năng suất dưới 40 cavan/ha thì

được miễn phí Người nông dân có thể trả thủy lợi phí bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật Việc quy ra tiền mặt là dựa trên giá hỗ trợ của Chính phủ đối với lúa tại thời điểm trả tiền Giá đối với các loại cây trồng khác bằng 60% giá của lúa Giá

đối với các hệ thống trạm bơm là cao hơn do phải chi phí trả tiền điện

Trang 11

Bảng 1-1: Các lĩnh vực trả tiền cho việc dùng nước ở một số nước/vùng ở

Châu á và Thái Bình Dương

Nước/vùng trả tiền nước Tưới Tưới nội

đồng

Thủy sản trên đất NN

Những vấn đề gặp phải, liên quan đến sự thi hành chính sách/cơ chế về giá tiền

nước trong khu vực có thể tóm lại như sau:

* Khả năng trả tiền, có xem xét đến khả năng có hạn của người dân

* Thái độ sẵn sàng trả tiền nước của người dân, xem xét hiệu quả của dịch vụ

cấp nước của các cơ quan cấp nước

* Sự ràng buộc về thể chế, nhiều tổ chức có trách nhiệm xây dựng giá tiền nước

như công thức tính giá, điều chỉnh giá theo thời gian

* Sự tương tác với chính trị trong việc đặt giá nước

Trang 12

* Cơ chế giá bao cấp đã tồn tại trong một thời gian dài ở nhiều nước, cần phải

có cố gắng để chuyển theo nền kinh tế thị trường tự do

* Nhận thức công cộng ở mức thấp, cần có chiến dịch đào tạo về giá tiền nước Phương pháp phổ biến để xác định giá thủy lợi phí là giá tiền theo dung tích và giá cố định Tính tiền theo dung tích chỉ được áp dụng ở các công trình trạm bơm

và đường ống công cộng, ở đó lượng nước phân phối là tương đối dễ dàng đo được

Sự thành công của nó phụ thuộc vào độ tin cậy của dụng cụ đo lưu lượng Tuy nhiên, ở những dự án tưới ruộng bằng kênh, đặc biệt là những vùng phục vụ tưới cho những ô ruộng nhỏ, bán nước theo đồng hồ đo là rất đắt và khó quản lý Cũng rất khó khăn để đánh giá được lượng nước dùng ở những vùng áp dụng phương pháp tưới liên tục Do vậy, ở hầu hết các hệ thống trong khu vực, một số hình thức giá tiền cố định được sử dụng, trong đó có:

* Trả tiền theo diện tích được tưới, ở đó nông dân có thể lấy đầy đủ lượng nước yêu cầu, mà chỉ trả theo diện tích trồng trọt Nhược điểm chính của phương pháp này là không khuyến khích nông dân sử dụng nước có hiệu quả

* Trả tiền trên cơ sở cây trồng, ở đó giá của từng loại cây trồng cho 1 ha là được tính cố định và thu vào cuối vụ Giá tiền cây trồng thường được sắp đặt bởi Chính phủ để khuyến khích sản xuất một số loại cây trồng và giảm một số loại khác Các yếu tố cần xem xét ở đây là giá trị tương đối của cây trồng và một

số loại cây trồng yêu cầu nước nhiều hơn các loại khác

* Trả tiền theo vụ, phản ảnh sự khác nhau về giá trị nước giữa mùa khô và mùa mưa

Chính sách “người dùng phải trả” sẽ thành công nếu người nông dân tin rằng khi

họ trả tiền thì họ sẽ nhận được một lợi ích nào đó và họ sẽ không nhận được lợi ích nếu họ không trả tiền Điều này không khó khăn như ta tưởng Lợi ích thường hay được nêu ra gồm:

- Các công trình thủy nông nếu được cải tạo, công tác vận hành hệ thống thủy nông được cải thiện và có trách nhiệm hơn, người nông dân hoặc đại diện của họ được tham gia việc quyết định ngày càng nhiều

Trang 13

- Một tổ chức đa năng của nông dân mà có thể phân chia lợi ích như thị trường, tín dụng và các công trình của cộng đồng được tồn tại lâu bền nhờ đóng góp thủy lợi phí

Thực tế cho thấy, các hệ thống thuỷ nông do người dùng nước tự quản lý thông thường thu tiền nước tưới dễ dàng hơn các hệ thống thuỷ nông do Nhà nước quản

lý Người quản lý vận hành trong hội dùng nước được khích lệ nhiều hơn và do đó

họ phục vụ tốt hơn

1.1.4 Đánh giá Hiệu quả của hệ thống tưới

1.1.4.1 Hiệu quả tưới và các chỉ tiêu đánh giá:

Đánh giá Hiệu Quả Tưới (HQT) đã được nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau và thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế Theo định nghĩa của Viện quản lý tưới quốc tế thì: “HQT của hệ thống tưới là mức độ đạt được của những mục tiêu ban đầu đề ra

đối với hệ thống tưới đó” ở cấp Quốc gia năm 1989 ấn độ đã cho ra đời 2 ấn phẩm “ Tiêu chuẩn đo đạc quản lý vận hành hệ thống tưới” và “Giám sát đánh giá hệ thống tưới” Năm 1990, tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO)

đã có hội thảo ở Thái Lan về cải tiến hệ thống tưới trong nền nông nghiệp phát triển bền vững ở hội thảo này đã có một vài nghiên cứu liên quan đến đánh giá HQT Năm 1993, IWMI đã có nghiên cứu liên quan đến đánh giá hiệu quả hệ thống phân phối nước của dự án tưới ở Pakistan và SriLanka

Cho đến hội thảo vùng Châu á Thái Bình Dương về “ Đánh giá HQT trong phát triển nông nghiệp bền vững” tại Bangkok tháng 5/1994 các chuyên gia đã nhất trí

về các thông số đánh giá HQT, tuy rằng mỗi nước có những mục tiêu đánh giá khác nhau tuỳ theo điều kiện của hệ thống tưới đó ( phụ lục 2- 2)

Các thông số để đánh giá HQT được chia thành nhóm như sau:

- Hệ thống phân phối nước (bao gồm công trình trên kênh)

- HQT mặt ruộng:

- Hiệu quả môi trường trong hệ thống tưới:

- Hiệu quả xã hội:

- Hiệu quả về sử dụng đa mục tiêu

- Hiệu quả về kinh tế

Trang 14

1.1.4.2 Giám sát và đánh giá hiệu quả tưới:

Trong quản lý hệ thống tưới giám sát và đánh giá được coi là một hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của hệ thống

Giám sát ở đây được hiểu là những hoạt động nhằm kiểm tra xem trong quá trình

quản lý, người thực hiện có làm đúng theo kế hoạch hoặc thiết kế ban đầu đề ra không Từ đó có các biện pháp giúp điều chỉnh, hỗ trợ người quản lý làm theo

đúng thiết kế để đạt được các mục tiêu đề ra Nội dung chính của giám sát là:

- Lựa chọn các chỉ tiêu giám sát;

- Thu thập các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu giám sát;

- Phân tích số liệu;

- Đưa ra các thông tin giúp xác định hướng đi thích hợp;

- Sử dụng các thông tin để cải thiện vấn đề

Đánh giá: Được hiểu là những hoạt động nhằm kiểm tra xem sau những giai

đoạn nhất định đã đề ra của dự án, hoặc chu kỳ quản lý, hệ thống tưới có đạt được những mục tiêu đề ra của từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án không? mức độ đạt

được như thế nào? cũng như mục tiêu đề ra có phù hợp hay không? Từ đó có các biện pháp cải tiến, nâng cấp xây dựng công trình cũng như quản lý hệ thống

Để giúp chọn các thông số giám sát đánh giá một số các nước đã đưa ra các thông

số và mức độ quan trọng của từng thông số Vấn đề quan trọng của đánh giá HQT

là ở chỗ:

- Định ra các thông số để đánh giá Các thông số này có thể đã được thiết lập

từ giai đoạn quy hoạch hệ thống

- Chỉ tiêu hay nói cách khác là tiêu chuẩn mà các thông số nêu trên phải đạt

được đối với một hệ thống cụ thể

- Các chuyên gia đã đưa ra chu trình đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới như sau:

Trang 15

1.1.5 Những bài học kinh nghiệm của thế giới

• Chuyển giao hệ thống cho HDN của nông dân quản lý

Chuyển giao quản lý thuỷ nông được coi là cuộc cách mạng trong quản lý tưới Tuy vậy, việc chuyển giao quản lý cũng gặp một số khó khăn trong việc giải thích thuyết phục nông dân để họ thấy ró lợi ích của hội, lợi ích của sản xuất Một số khó khăn nữa là trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của nông dân còn thấp, còn chưa quen, nhiều người chưa biết làm quản lý Nhà nước phải huấn luyện, đào tạo thêm các vấn đề này cho nông dân để họ có thể thành thạo đối với công tác vận hành, điều hoà nước và quản lý công trình

Trước khi chuyển giao quyền quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi, cần có một khoảng thời gian quá độ Thời gian này, doanh nghiệp Nhà nước phải thực hành công việc vận hành mẫu để nông dân cử người đến xem, học tập và thực hành dần cho đến khi họ thành thạo thì doanh nghiệp Nhà nước sẽ chuyển giao toàn bộ hệ thống thuỷ nông cho hội DN của nông dân quản lý Thời gian quá độ này thường kéo dài từ 10 đến 15 năm

Quá trình chuyển giao quản lý được thực hiện dưới sự hỗ trợ của pháp luật một cách chặt chẽ, và được Nhà nước ủng hộ mạnh mẽ Năm 1975, tổng thống Philippin đã ban hành sắc lệnh về việc thiết lập cơ quan phát triển trang trại

Quyết định các mục tiêu

Trang 16

Trong đó Nhà nước ủng hộ và tạo điều kiện bảo trợ cho việc lập hội dùng nước của nông dân để họ tự quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi

• Mô hình quản lý hệ thống thuỷ nông

Quản lý hệ thống thuỷ nông (HTTN) là công việc rất quan trọng Chính vì vậy mà nhiều tổ chức trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết, đánh giá công tác quản lý hệ thống thuỷ nông, đặc biệt là tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) Các nghiên cứu, tổng kết của các tổ chức và FAO đều rút ra ba mô hình phổ biến là:

- Mô hình Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống thuỷ nông

- Mô hình nhân dân quản lý hệ thống thuỷ nông

- Mô hình Nhà nước và nhân dân cùng quản lý hệ thống thuỷ nông

Đặc trưng của các mô hình này như sau:

* Mô hình tổ chức người dân quản lý hệ thống thuỷ nông: Đây là hình thức quản lý

mà người dân, (hay người dùng nước NDN) tự đảm nhận Người dùng nước tự lập

ra hội dùng nước (HDN) để quản lý hệ thống thuỷ nông Hội NDN là tổ chức tập thể của những người hưởng lợi Hội NDN thực hiện quản lý vận hành toàn bộ hệ thống thuỷ nông theo tập quán từ lâu đời Các quốc gia áp dụng mô hình quản lý

NT này gồm có Mỹ, Tây Ban Nha, Indonexia, Apganistan, Chi lê, …

Trong hội NDN, mọi thành viên đều có quyền tham gia một cách dân chủ vào công việc của Hội như: Bàn bạc và quyết định phương án, kế hoạch vận hành công trình, điều hoà, phân phối nước, phương án tu sửa công trình, phương án chi tiêu, phương án, kế hoạch thu tiền nước, thu hội phí, lựa chọn và bầu người có khả năng vào ban lãnh đạo của hội

Hội NDN có điều lệ, trong đó qui định về cơ cấu tổ chức Cơ cấu của hội gồm có ban quản trị, có tổ hoặc ban hoà giải, có các phòng ban giúp việc hội, có các tổ

đội vận hành, tu sửa công trình, dẫn nước vào nơi tiêu thụ Tất cả các nhân viên này đều do hội nghị hội viên của hội bàn bạc và bầu ra

Ban lãnh đạo hội DN là cơ quan liên hệ giữa hội viên nông dân và chính quyền Nhà nước Giám đốc ban quản trị hội là người hưởng lợi trong hệ thống thuỷ nông

Trang 17

* Mô hình Nhà nước quản lý hệ thống thuỷ nông: Loại hình tổ chức này là tổ chức

doanh nghiệp Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống thuỷ nông Tổ chức này được thực hiện nhiều ở Tây Ban Nha, thổ Nhĩ Kỳ, Bôlivia, Austraylia, Êquatơ, Kênia, Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô cũ và các quốc gia đông Âu Nhiệm vụ của doạnh nghiệp Nhà nước do cơ quan Trung ương, Bộ Nông nghiệp, Bộ thuỷ lợi hay ban giao thông công chính phê duyệt

* Mô hình hỗn hợp Nhà nước và người dân cùng quản lý hệ thống thuỷ nông:Hình

thức quản lý này được phân chia như sau: Nhà nước quản lý công trình đầu mối và trục kênh chính lớn; hội dùng nước của nông dân quản lý phần kênh nhánh còn lại Hình thức quản lý này tương đối phổ biến ở các quốc gia viễn đông và châu á Các hệ thống thuỷ nông được tổ chức quản lý theo hình thức phân đoạn này thường gặp nhiều khó khăn trong việc phân phối nước và trách nhiệm tu sửa, giữ gìn công trình, kênh mương Cán bộ, nhân viên trong ban quản lý của Nhà nước thường có ít và không quán xuyến hết được công việc của hệ thống Còn nông dân thì đông và họ luôn làm việc bên cạnh kênh mương và đồng ruộng luôn gắn liền với lợi ích của nông dân, họ chăm sóc kênh mương cẩn thận, tu sửa kịp thời hơn,

do đó Nhà nước khuyến khích việc lập các hội dùng nước của nông dân để họ quản lý các kênh nhánh và các kênh mặt ruộng Nhà nước chỉ quản lý các kênh chính và công trình đầu mối lớn

• Hiệu quả tưới( HQT) và đánh giá hiệu quả tưới

HQT và các biện pháp nâng cao HQT là một trong những nội dung quan trọng

được quan tâm trong quản lý tưới Khái niệm và nội dung về HQT đã được làm rõ thông qua các nghiên cứu, báo cáo của IWMI và của một số nước Đã phát triển

và làm rõ các khái niệm về đánh giá HQT phân biệt rõ khái niệm và nội dung giám sát và đánh giá Coi đây là khâu quan trọng trong chu trình quản lý tưới Thông qua nhiều hội thảo các chuyên gia về quản lý tưới đã phát triển và thống nhất được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQT Tuy đã bao trùm được các khía cạnh trong đánh giá HQT nhưng vẫn ở tầm khái quát Hệ thống những chỉ tiêu cụ thể thì chưa đầy đủ và thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng cho từng chỉ tiêu

Trang 18

Nhiều Quốc Gia trên thế giới như ấn Độ, Srilanka, Malaysia, Mexico đã áp dụng phương pháp đánh giá HQT thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và coi

đó là biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới Kết quả đánh giá ở một số hệ thống tưới điển hình đã được trình bày ở các hội thảo quốc tế và khu vực Sự vận dụng vào từng nước là rất linh hoạt tuỳ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và mục tiêu xây dựng hệ thống tưới

- Phương pháp để xác định, đo đạc các thông số của HQT cũng đã phát triển Người ta chú trọng hơn vào việc phát triển các công cụ, phương pháp đánh giá có sự tham gia của cả người hưởng lợi, các chuyên gia và đội ngũ cán

bộ đi đánh giá (PRA) Ngoài ra, là một số công cụ trợ giúp khác như viễn thám, GIS và các mô hình tính toán thủy lực

- Một số chỉ tiêu và thông số HQT còn chưa rõ ràng trong việc đo đạc hoặc tính toán Quy trình tổ chức đánh giá, xác định vị trí đo đạc, thời gian đo cũng chưa được cụ thể hoá trong các tài liệu có liên quan Đây chính là yếu

tố hạn chế việc áp dụng đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới

1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống tưới ở Việt nam

1.2.1 Quá trình phát triển thuỷ lợi của Việt nam

Quá trình phát triển của thuỷ lợi và công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

được hình thành từ hàng nghìn năm trước, có thể tóm lược qua các giai đoạn như sau:

ha và Trung bộ 0,6 triệu ha Năng suất các loại cây trồng rất thấp, năng suất lúa bình quân thời kỳ 1930-1944 là 12 tạ/ha

Trang 19

ở Trung bộ, cũng mới chỉ xây dựng được một số công trình thuỷ lợi ở vùng đồng bằng Duyên hải, chỉ mới giải quyết yêu cầu tưới cho một số diện tích tập trung, còn vùng núi và Tây nguyên cũng bị bỏ trắng

ở Nam bộ, đã tập trung vào việc đào những kênh rạch để khai hoang mở rộng diện tích canh tác, nhưng khoảng cách các kênh rất lớn, thiếu các công trình tiêu úng, ngăn mặn, giữ ngọt nên về mùa khô thường bị thiếu nước ngọt, thừa nước mặn, mùa mưa bị úng ngập

Trong thời kỳ phong kiến, đến đời nhà Trần mới bắt đầu hình thành tổ chức thuỷ lợi đầu tiên là tổ chức “Hà đê”, đến triều nhà Lê cùng với tổ chức “Hà đê” có tổ chức khuyến nông từ Trung ương đến tỉnh, huyện và xã để chăm lo công việc tưới tiêu, đắp đê, đắp đập Năm 1905 chính quyền Pháp tại Đông dương thành lập tổ quản lý thuỷ lợi nằm trong tổ chức công chính Đến năm 1930 chính quyền Pháp thành lập một tổ chức chuyên trách về công tác thuỷ lợi ở Nam bộ lấy tên là Ban thuỷ lợi, dưới các Ban là các Ty Thuỷ lợi

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945 – 1975)

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), dưới chính quyền cách mạng công tác thuỷ lợi đã phát huy năng lực và tác dụng cao hơn trước cách mạng Nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được xây dựng theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm đã mở rộng thêm hàng vạn ha diện tích tưới, năng suất lúa được nâng cao hơn đáp ứng nhu cầu ăn, mặc cho kháng

chiến không xảy ra nạn đói góp phần quan trọng đưa kháng chiến thắng lợi Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975), trong điều kiện

đất nước vừa có hoà bình vừa có chiến tranh ở Miền Bắc, hoà bình vừa lập lại sau

9 năm kháng chiến, công tác thuỷ lợi lúc này rất khó khăn do các hệ thống thuỷ lợi đã bị tàn phá, nhiều hệ thống thuỷ lợi đã mất tác dụng Mặc dầu vậy Nhà nước

và nhân dân ta đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để khôi phục các hệ thống thuỷ lợi bị tàn phá như đập Bái thượng – Thanh hoá, cống Nam Đàn, Bến thuỷ – Nghệ

An, Thác Huống, Cầu sơn – Hà Bắc, sông Nhuệ – Hà đông, Hà Nam… Đầu tư xây dựng mới các công trình lớn như hệ thống Bắc Hưng Hải, hệ thống 6 trạm bơm lớn Nam Hà… và đẩy mạnh công tác thuỷ lợi nhỏ ở khắp nơi

Trang 20

Tính đến năm 1975, sau 21 năm đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thuỷ lợi đã có bước tăng trưởng đáng kể, cả về số lượng công trình và năng lực tưới, tiêu nước Tính từ năm 1955 đến 1975, số công trình thuỷ lợi được xây dựng ở miền Bắc tăng 1200 công trình, trong đó có 80 công trình loại lớn Năng lực tưới tăng hơn 500 nghìn

ha, tăng 2,4 lần so với năm 1955, năng lực tiêu nước tăng gần 240 nghìn ha tăng hơn 3 lần Diện tích tưới nước cho lúa miền Bắc tăng lên 800 nghìn ha, từ 1,04 triệu ha (1955) lên 1,89 triệu ha (1975); nâng tỷ lệ diện tích lúa được tưới nước so với diện tích gieo cấy tăng từ 50,9% (1955) lên 85% (1975) Năng suất lúa cũng

được tăng lên rõ rệt, từ 17,6 tạ/ha (1955) lên 22,3 tạ/ha (1975) Hệ thống đê điều cũng được đầu tư nâng cấp với khối lượng đắp đê trên 190 triệu m3 đất, mức chống lũ đê sông Hồng tại Hà nội cũng được nâng lên là +13.60m, tăng 1,3m so với năm 1945 và 0,6m so với năm 1961 góp phần phòng chống thiên tai bão lụt, bảo vệ sản xuất và đời sống kinh tế xã hội

Ngày 6-4-1955 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 507-TTg, thành lập Nha thuỷ lợi chuyên trách công tác thuỷ lợi trong Bộ Giao thông Công chính ở các liên khu cũng thành lập Sở Kiến trúc và Thuỷ lợi, ở các tỉnh thành lập các Ty kiến trúc và Thuỷ lợi chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Đến năm 1963, Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông tại Nghị định số 141-CP ngày 26/9/1963 Theo đó mỗi hệ thống đại thuỷ nông thành lập một Ban quản trị nông giang, hệ thống đại thuỷ nông liên tỉnh ngoài Ban quản trị nông giang còn thành lập Hội đồng quản trị nông giang làm nhiệm vụ quản lý thuỷ nông trên 3 mặt là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh doanh Năm 1970, Bộ Thuỷ lợi đã ra thông tư số 13-TL ngày 6/8/1970 quy định các hệ thống thuỷ nông tưới tiêu cho nhiều tỉnh, nhiều tỉnh thành lập các công ty thuỷ nông cấp tỉnh, các hệ thống nằm trong một huyện thì thành lập các công ty thuỷ nông cấp huyện làm nhiệm vụ quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi

được gọi là công ty thuỷ nông

Giai đoạn từ 1975 đến nay:

Nhiều công trình thuỷ lợi lớn đã được xây dựng trong thời kỳ này như: hồ Dầu Tiếng, Phú Ninh, Kẻ gỗ, Đá Bàn, Yên lập, Núi cốc, Cấm sơn, trạm bơm Văn Thai,

Trang 21

Ngoại Độ, cống đập Long Uông, cống Dương áo, Bích động… các công trình thuỷ điện Trị an, thuỷ điện Hoà Bình… Tính đến năm 2002 tổng giá trị tài sản cố

định của ngành thuỷ lợi khoảng 100.000 tỷ đồng đảm bảo tưới cho diện tích trên 3,3 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho trên 1 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,77 triệu ha, cải tạo đất chua phèn 1,6 triệu ha và cáp hơn 5 tỷ m3 nước/năm cho sinh hoạt và công nghiệp

Đi đôi với việc tu bổ, nâng cấp, xây dựng mới các công trình, công tác quản lý cũng ngày càng được chú trọng Các mô hình quản lý hệ thống thuỷ lợi ngày càng

đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội

1.2.2 Phương hướng phát triển thuỷ lợi

Theo quan điểm đường lối chính sách đổi mới của Đảng trong giai đoạn mới được

quán triệt tại Nghị quyết Đại hội 9, phát triển thuỷ lợi theo hướng phát triển bền

vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước

• Phát triển thuỷ lợi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra Theo dự thảo báo cáo kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2005-

2010, phương hướng phát triển thuỷ lợi cần tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Tập trung đầu tư hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng, quản lý các ông trình thuỷ lợi; thực hiện xã hội hoá trong đầu tư và quản lý các công trình thuỷ lợi; phát triển các hợp tác xã và tổ chức quản lý thuỷ nông của nông dân

- Tập trung đầu tư cải tạo, bảo dưỡng, nâng cấp, đổi mới quản lý các công trình thuỷ lợi đã có để nâng cao thêm tối thiểu 10% hiệu quả sử dụng công suất của các công trình hiện có nhằm tăng thêm diện tích được tưới 700 nghìn ha

- Tiếp tục phát triển thuỷ lợi theo hướng lợi dụng tổng hợp, khai thác lưu vực sông để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối, thuỷ sản, du lịch, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Chuyển mạnh sang đầu tư thuỷ lợi phục vụ tưới cà phê, chè, mía, rau quả, sản xuất muối, nuôi trồng thuỷ sản Ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi cho các tỉnh miền núi, ven biển miền Trung, sớm giải

Trang 22

quyết tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt đang

diễn ra gay gắt trong vùng

- Triển khai mạnh mẽ chương trình kiên cố hoá kênh mương; đồng thời áp dụng

các công nghệ tưới tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình

thủy lợi

- ứơc tính vốn đầu tư giai đoạn 2006 -2010 cho thuỷ lợi như sau:

Bảng 1-2: ứơc tính vốn đầu tư giai đoạn 2006 -2010 cho thuỷ lợi

• Phương hướng phát triển quản lý thuỷ nông theo quan điểm định hướng đổi mới

mô hình tổ chức quản lý thuỷ nông trong thời gian tới là: “thu hẹp dần vai trò,

phạm vi quản lý của các doanh nghiệp thuỷ nông, đồng thời mở rộng phạm vi và

vai trò của cộng đồng người hưởng lợi trong quản lý thuỷ nông để từng bước

xã hội hoá công tác quản lý, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước” Phương

hướng phát triển quản lý thuỷ nông trong thời gian tới là:

- Các công ty thuỷ nông vẫn giữ trách nhiệm chính trong quản lý tổng thể hệ

thống lớn và chia sẻ một số trách nhiệm với tổ chức của người dân Công ty

thuỷ nông giữ trách nhiệm chính trong việc phân bổ kiểm soát nguồn nước,

quản lý công trình đầu mối và hệ thống kênh chính

- Cộng đồng người hưởng lợi trong từng tuyến kênh sẽ thành lập hội dùng nước

hoặc hợp tác xã dùng nước và sẽ được giao quyền quản lý, vận hành và bảo

dưỡng phần công trình được giao, có thể theo địa giới của từng tuyến kênh

nhánh hoặc địa giới hành chính tuỳ điều kiện cụ thể Phần công trình được

Trang 23

chuyển giao sẽ là tài sản của cả cộng đồng và cộng đồng được quyền khai thác

và sử dụng Đối với những hệ thống có qui mô nhỏ (diện tích tưới tiêu < 200 – 500ha) phục vụ độc lập cho 1 hoặc 2 xã, hay một vài thôn thì nên chuyển giao cho tổ chức cộng đồng người hưởng lợi ở địa phương quản lý

1.3 Hiện trạng hệ thống tưới

1.3.1 Đầu tư phát triển thuỷ lợi

Công tác phát triển thuỷ lợi đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đầu tư ngay

từ khi hoà bình mới được lập lại và ngày càng tăng Tính riêng giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đổi mới (1986 – 2000), vốn ngân sách đầu tư cho phát triển thuỷ lợi là 18.747 tỷ đồng Trong đó đầu tư cho phát triển cấp nước tưới cho nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp, thuỷ sản… và tiêu nước, cải tạo đất là 15.042 tỷ

đồng, chiếm 80,23% và cho xây dựng củng cố đê kè, cống chống lũ là 3.705 tỷ

đồng, chiếm 19,77% Cơ cấu vốn đầu tư được phân bổ theo từng vùng kinh tế

Đồng bằng sông Hồng 27.74 Miền Đông Nam

Bộ 8.89

Đồng bằng sông Cửu long 19.39

Duyên hải Nam Trung Bộ 11.69

Tây nguyên 4.31

Bắc Trung bộ 17.3

Hình 1-2: Đầu tư phát triển thuỷ lợi giai đoạn 1986-2000

Trang 24

Với mức đầu tư cho phát triển thuỷ lợi theo xu hướng ngày càng tăng: Giai đoạn

1986 – 1990 tổng vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi mới chỉ là 555 tỷ đồng Giai

đoạn 1991 – 1995 vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi là 4.123 tỷ đồng, tăng gần 7,5 lần

so với 5 năm trước Đến giai đoạn 1996 – 2000 vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi

đã tăng lên 14.069 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với giai đoạn 1991 – 1995 và tăng 26,2 lần so với giai đoạn 1986 – 1990 (hình 1-2)

555

4123

14069

0 4000 8000 12000 16000

1986-1990 1991-1995 1996-2000

Hình 1-3: Vốn đầu tư xây dựng thuỷ lợi trong từng kế hoạch 5 năm

Việt Nam cho đến nay vẫn đang là nước nông nghiệp, nằm trong vùng Đông Nam Châu á Diện tích tự nhiên 328.943 km2, trong đó đất nông nghiệp 8.080.200ha (chiếm 24,56%), đất lâm nghiệp 11.985.300 ha (chiếm 36,43%) Dân số 78.658.800 người

Để phục vụ sản xuất nông nghiệp: Cả nước có khoảng 743 hồ chứa loại vừa và lớn, 3.500 hồ chứa nhỏ, 1.017 đập dâng, 4.712 cống tưới tiêu, 1.790 trạm bơm Các hệ thống tưới này đảm bảo cấp nước cho trên cho trên 6 triệu ha gieo trồng và hàng ngàn ha cây công nghiệp Chỉ tính riêng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã có khoảng 900 hồ chứa nhỏ, 1.200 đập dâng, 450 trạm bơm và khoảng 10.000 hệ thống thủy lợi nhỏ do dân tự làm, bảo đảm cho 115.000 ha lúa đông xuân

1.3.2 Hiện trạng hệ thống tưới

Tuy nhiên, nhiều công trình được xây dựng đã lâu, do tác động của thiên nhiên như mưa, bão, lũ và do không được tu bổ thường xuyên nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng Có thể thống kê những hạn chế thường thấy của các loại công trình như sau:

Trang 25

- Các công trình hồ chứa, ngoại trừ những công trình mới được đầu tư nâng cấp, thường tiềm ẩn các sự cố ở đầu mối như thấm qua thân đập và vai đập, thấm 2 bên mang cống, cửa cống bị hư hỏng không kín nước, tràn bị xói lở,

- Đập dâng được xây dựng từ những năm 60-70, đến nay bị xuống cấp Các hư hỏng chủ yếu là: vỡ tường cánh, xói lở sân tiêu năng, hư hỏng đập gây thẩm lậu làm giảm lượng nước lấy vào đầu kênh chính

- Các trạm bơm tưới được xây dựng vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 Hầu hết máy móc thiết bị trạm bơm đều trong tình trang hoạt động tốt Nhưng

do hệ thống kênh mương chủ yếu là kênh đất, lượng nước tổn thất trên kênh lớn nên chi phí bơm tưới rất cao

- Hệ thống kênh mương hầu hết là kênh đất, đi qua địa hình đồi núi phức tạp,

hệ thống công trình trên kênh hầu như không có Do đó, kênh mương thường bị xói lở hoặc bồi lấp sau mỗi trận lũ, lượng nước tổn thất trên kênh rất lớn dẫn đến thiếu nước tưới

1.4 Hiện trạng quản lý hệ thống tưới

Hệ thống chính sách có liên quan đến quản lý thuỷ nông gồm:

- Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua năm 1998 và có hiệu lực thi hành từ tháng 1/1999 Hiện nay, Luật Tài nguyên nước là văn bản pháp lý cao nhất quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra Luật có nhiều điều khoản quy định các nguyên tắc khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi làm cơ sở cho Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật

- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước

Trang 26

- Quyết định số 67/2000/QĐ-TTg ngày15/6/2000của Chính phủ về việc thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước

- Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg ngày 28/6/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức vàhoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước

- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được Quốc hội thông qua ngày 4/4/2001 và Nghị định số 143/2003 ngày 20/11/2003 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

- Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ban hành ngày 8/3/1993 và được sửa đổi, bổ sung ngày 24/8/2000 quy định việc phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão

- Thông tư liên tịch số 90/1997/TTLT/TC-NN ngày 19/12/1997 của Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

- Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi

- Nghị định 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về cấp bù kinh phí cho các doanh nghiệp hoạt động công ích

- Dự thảo thông tư liên tịch số 2004/TT/BTC-BNN-TL của Bộ Nông nghiệp

&PTNT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước KTCT thủy lợi

- Quyết định số 211/1998 QĐ/BNN-QLN ngày 19/12/1988 của Bộ Nông nghiệp

& PTNT ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên TSCĐ của doanh nghiệp KTCT thủy lợi

- Thông tư số 06/1998/TT-BNN-TCCB ngày 3/9/1998 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động của Công ty QLKT CTTL

- Các văn bản quy định định mức, quy trình, quy phạm hướng dẫn công tác quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi

• Cơ chế chính sách địa phương

Trang 27

Căn cứ vào các Văn bản của Trung ương, các tính đã cụ thể hoá các văn bản áp dụng cho tỉnh mình

đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thu thuỷ lợi phí

- Ngoài Quyết định 373, tỉnh còn ban hành một số quyết định như Quyết

định số 541/QĐ-UB ngày 15/12/1996 của UBND tỉnh Thái Bình về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quyết định quy định chức năng nhiệm vụ cho 10 công ty QLKTCTTL, v.v

- Tóm tắt một số điểm quan trọng của Quyết định 373 QĐ/UB:

- Quy định mọi tổ chức và cá nhân hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi như tưới tiêu nước, cải tạo đất, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, sản xuất công nghiệp đều phải trả thuỷ lợi phí cho các đơn vị thuỷ nông

- Thuỷ lợi phí thu được sẽ chi vào các khoản: thuế; quỹ thuỷ nông của tỉnh (14,5%); nộp công ty đầu nguồn (10-15%); chi tiền điện bơm, chi lương; chi điều

Trang 28

hành quản lý (3%); chi quản lý xí nghiệp (<4%); chi sửa chữa thường xuyên (<6%); còn lại chi cho công tác tu bổ, sửa chữa, nạo vét công trình

- Quỹ thuỷ nông do UBND tỉnh quản lý dùng để sửa chữa lớn các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các đơn vị thuỷ nông thu không đủ chi do những yếu tố khách quan và

1.4.2 Những hạn chế và tồn tại về chính sách trong quản lý thuỷ nông

• Chính sách chung: Mặc dù các văn bản cơ chế chính sách ra đời khá đầy đủ như vậy, nhưng qua thực tế còn có những mặt hạn chế sau:

- Các văn bản quy phạm pháp luật và việc triển khai thực hiện các quy định về quản lý công trình còn nhiều bất cập nên hiệu quả của các chính sách ít tác dụng Nghị định 143/2003/NĐ-CP mặc dù mới ra đời nhưng đã thể hiện rất nhiều bất cập, khó triển khai.Tại khoản 5 Điều 18 Pháp lệnh Khai thác và bảo

vệ CTTL, Doanh nghiệp QLKT CTTL và tổ chức hợp tác có quyền: “Kiến nghị UBND địa phương nơi có CTTL thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn công trình trong trường hợp công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố”

- Hệ thống quản lý hết sức rườm rà, phức tạp và thiếu tính khoa học, mang nặng tính bao cấp Hầu hết các công ty QLKT CTTL đều hoạt dộng theo luật doanh nghiệp nhưng quản lý lại gần như bao cấp

- Về tài chính : Chính sách cấp bù cho các doanh nghiệp quản lý thủy nông của tỉnh Chính sách cấp bù không những không khuyến khích được các doanh nghiệp QLKTCTTL phát huy tinh thần tự chủ mà còn là một rào cản vô hình

Trang 29

đối với tiến trình chuyển giao công trình cho người sử dụng nước quản lý Chính sách thuỷ lợi phí thiếu nhất quán, nhiều địa phương có chính sách riêng, chẳng hạn, một số tỉnh còn qui định bỏ thuỷ lợi phí như tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre v.v…gây nên tình trạng mất công bằng giữa các vùng miền

- Chính sách chuyển giao công trình được nêu trong Nghị định 143 cũng thể hiện nhiều bất cập đặc biệt là về nhân sự Để chuyển giao công trình, tổ chức tiếp nhận cần phải có một cán bộ trung cấp thủy lợi đảm nhận công tác kỹ thuật Thực tế cho thấy, hiện nay cán bộ thủy lợi đang rất thiếu ngay cả ở cấp tỉnh và huyện Để đáp ứng được yêu cầu nhân sự như vậy thì nhà nước phải có chính sách hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ này cho các tổ chức TNCS Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có chính sách này

- Kết quả thảo luận nhóm tại các tỉnh khảo sát về chính sách Trung Ương cho thấynhư sau:

o Còn nhiều chồng chéo (giữa các ngành)

o Các văn bản chỉ dừng lại ở việc phát hành, thiếu kiểm tra trong thực hiện để kiểm tra uốn nắn kịp thời

o Chưa cụ thể và chưa sát thực với đặc điểm kinh tế xã hội cho từngkhu vực

o Chưa có hướng dẫn cụ thể của ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trong viêc thực hiện các văn bản Nguồn: thảo luận nhóm cấp tỉnh

• Đối với chính sách của Tiền giang (Quyết định 1227/QĐUB và 13/QĐUB)

- Chưa được cập nhật lại từng giai đoạn cho phù hợp với thực tế

- Đề ra mức thu thuỷ lợi phí còn thấp, chưa đủ chi phí cho QLKT công trình

- Địa phương nơi có công trình chưa quan tâm trong thực hiện chính sách

- Chưa đầy đủ, chặt chẽ trong việc phối hợp với các ngành khác như: giao thông, xây dựng

- Chưa có kiểm tra đánh giá việc thực hiện chính sách

- Thiếu tính cụ thể, thiếu sự tuyên truyền phổ biến

• Đối với chính sách của Thái bình

Trang 30

- Các công ty QLKTCTTL của tỉnh đều là doanh nghiệp công ích, theo Nghị

định 56 CP của Chính phủ thì các doanh nghiệp công ích được ngân sách cấp

bù trong trường hợp thu không đủ chi Thực tế trong thời gian qua tỉnh Thái Bình chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho các công ty QLKTCTTL Do đó,

- Các công ty QLKTCTTL chỉ quản lý, vận hành công trình đến cửa xả trạm bơm, việc quản lý, bảo vệ công trình và điều hành nước từ cửa xả trạm bơm

đến mặt ruộng và các trạm bơm nội đồng do các HXT đảm nhiệm Cho đến thòi điểm này tỉnh chưa có một văn bản chính sách nào quy định thu chi và hình thức quản lý đối với phần kinh phí quản lý khai thác hệ thống nội đồng của các HTX

- Định mức kinh tế – kỹ thuật cho công tác quản lý còn thiếu gây khó khăn cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trong việc thực hiện các

- Một số nội dung quan trọng như thanh tra, củng cố tổ chức dùng nước cấp cơ sở chưa được triển khai

1.4.3 Mô hình tổ chức quản lý thuỷ nông

• Bộ máy quản lý Nhà nước về thuỷ lợi

Đối với các hệ thống thuỷ lợi hiện nay được phân thành 4 cấp: Cấp trung ương,

Bộ Nông nghiệp và PTNT mà trực tiếp là Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi (nay là Cục Thuỷ lợi), được giao nhiệm vụ về quản lý Nhà nước về công tác thuỷ nông Đối với cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập và giao cho các Chi cục Quản lý nước và Công trình thuỷ lợi thực hiện quản lý Nhà nước đối với công tác thuỷ nông ở cấp huyện chức năng quản lý Nhà nước thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT ở cấp xã giao cho cán bộ giao thông thuỷ lợi quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về thuỷ lợi được thể hiện ở phụ lục 1-1

• Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Hiện nay tồn tại hai hình thức cơ bản : Các doanh nghiệp QLKT CTTL và Quản lý thuỷ nông cấp cơ sở: (các tổ chức HTX hoặc các hội, hiệp hội, ban… quản lý thuỷ nông cơ sở:

* Doanh nghiệp QLKT CTTL (cấp Nhà nước quản lý):Tính đến tháng 7 năm

2004, toàn quốc có 129 doanh nghiệp QLKT CTTL Trong đó có 3 đơn vị trực

Trang 31

thuộc Bộ NN&PTNT quản lý ( Công ty KTCTTL Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Dầu Tiếng) còn 126 doanh nghiệp khai thác CTTL trực thuộc các tỉnh quản lý

* Tổ chức quản lý thuỷ nông cấp cơ sở được chia ra 2 hình thức

• Tổ chức quản lý thủy nông cơ sở

Tổ chức này nhận được ở đầu kênh cấp trên qua các công trình do DNNN quản lý

để tưới cho diện tích trong phạm vi của HTX hoặc tổ thủy nông Thường các tổ chức này là HTXDN, Ban quản lý thủy nông, Hội dùng nước

Quản lý các công trình nhỏ lẻ, độc lập như các hồ chứa nhỏ, trạm bơm, đập dâng

Tổ chức quản lý thủy nông cơ sở này cũng có thể là HTX, hội dùng nước

Theo Cục Thuỷ lợi, cho đến nay cả nước có 13.000 tổ chức thuỷ nông cơ sở, các

tổ chức này làm nhiệm vụ chủ yếu là quản lý các công trình mặt ruộng hoặc các công trình có quy mô tưới phục vụ gọn cho một thôn, bản hoặc một xã hay liên xã Các tổ chức thuỷ nông cơ sở ở từng vùng trong cả nước có những đặc trưng khác nhau: Vùng đồng bằng sông Hồng, tổ chức thuỷ nông cơ sở chủ yếu theo mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp (chiếm tới 97%) Vùng miền Trung mô hình HTX dịch

vụ tổng hợp (có dịch vụ thuỷ nông) chiếm 45,2%, HTX dịch vụ thuỷ nông chiếm 42,2% và các hình thức khai thác là 12,6% Vùng Tây Nguyên tổ chức thuỷ nông cơ sở chủ yếu là HTX dịch vụ tổng hợp, chiếm 50% Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngoài các mô hình trên còn xuất hiện một số mô hình khác như đấu thầu quản lý, giao khoán quản lý, đội tổ dùng nước

Tuy nhiên, các tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở đã bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng

đến hiệu quả tưới tiêu Bất cập lớn nhất là chưa có một cơ chế phân công, phân cấp rõ ràng qui định trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức thuỷ nông cơ sở

• Các công trình do địa phương quản lý

Đây là các công trình độc lập Thực chất không có tổ chức nào quản lý Thông thường là thôn, xóm hoặc thôn bản quản lý Mặt khác phần lớn cán bộ địa phương các thôn xã có trình độ, năng lực tổ chức điều hành còn hạn chế, thiếu kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ, tổ chức sản xuất vận hành tu sửa công trình nên rất khó khăn cho công tác chỉ đạo ở địa phương

Trang 32

B¶ng 1-4: C«ng tr×nh vµ diÖn tÝch t−íi C«ng ty qu¶n lý khai th¸c CTTL kh«ng qu¶n lý ë mét sè tØnh

STT Tªn tØnh Sè c«ng tr×nh

(% cña c¶ tØnh)

DiÖn tÝch t−íi (% cña c¶ tØnh)

Trang 33

Sơ đồ hiện trạng mô hình tổ chức quản lý thuỷ nông

Q lý nhà nước Q.L Ngành Quản lý thuỷ nông

CTy trực thuộc

Công ty

Xí nghiệp

BQL hoặc Nhân Viên

HTX – Hội dùng nước

Thôn,

bản

Người dùng nước

Người dùng nước

Trang 34

1.4.4 Tài chính trong quản lý hệ thống thuỷ lợi

• Đối với doanh nghiệp QLKT CTTL

Nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp QLKT CTTL từ thuỷ lợi phí và chi cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp; thu không đủ chi và hiện tượng làm ăn thua lỗ vẫn thường thấy ở các doanh nghiệp QLKT CTTL ở vùng đồng bằng sông Hồng, trong 7 doanh nghiệp QLKT CTTL có 6 xí nghiệp QLKT CTTL huyện và một Công ty QLKT CTTL liên tỉnh thì tất cả đều rơi vào tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ trong những năm vừa qua ở miền Trung, 7 Công ty QLKT CTTL được điều tra thì chỉ có 3 công ty trong thời gian vừa qua hoạt động có lãi, còn 4 công ty (chiếm 57%) bị thua lỗ Tổng số tiền bị thua lỗ của các Công ty này bình quân hàng năm (trong 5 năm từ năm 1996 đến năm 2000) lên đến gần 6 tỷ

Vùng đồng bằng sông Cứu Long lấy Công ty QLKT CTTL Tiền Giang làm ví

dụ để thấy sự khó khăn trong công tác tài chính:

Bảng 1-5: Thu chi thuỷ lợi phí Công ty QLKT CTTL Tiền Giang (triệu đồng)

Chi phí trực tiếp (trong đó)

- Duy tu sửa chữa

- Sửa chữa lớn

- Khác

9.179

1.715 4.450 3.014

7.961

1.643 3.462 2.856

8.855

2.500 4.128 2.227

9.809

3.238 3.639 2.932

6.781

Cấp bù

Nguồn: các báo cáo thường niên công ty QLKTCTTL

Trang 35

Chỉ tính riêng nguồn thu thuỷ lợi phí so với các mức chi trực tiếp thì hàng năm

Công ty QLKT CTTL Tiền Giang xin cấp bù từ 3 tới 6 tỷ đồng, đó là con số

không phải là nhỏ đối với một công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi có

diện tích tưới lớn hơn diện tích của công trình đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải

Bảng 1-6: Kinh phí thực tế và nhu cầu tu bổ, sửa chữa các công trình hàng năm

Do thiếu kinh phí nên công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình của tất cả

các công ty đều không đáp ứng được nhu cầu, thường chỉ đạt khoảng 20%

(bảng ) Hậu quả là các công trình thuỷ lợi ngày càng bị hư hỏng, xuống cấp

nghiêm trọng

• Đối với Tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở

Nguồn thu chủ yếu của các tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở là từ thuỷ lợi phí Qua

điều tra khảo sát cho thấy, phần lớn các tổ chức quản lý quản lý thuỷ nông cơ sở

không thu được thuỷ lợi phi trừ một số ở vùng đồng bằng

Bảng1-7: Thu thuỷ lợi phí của một số Tổ chức dùng nước năm 2003 ở Bắc Kạn

Tên Tổ chức dùng nước Hạng mục

Trang 36

Bảng 1-8 : Tình hình thu chi thuỷ lợi phí của tổ hợp tác Mỹ Thuận

Kinh phí (đ) Hạng mục

6.000.000 3.000.000 1.500.000 23.000.000

6.000.000 1.500.000 1.500.000 12.000.000

Công lao động đóng góp

- Bảo dưỡng kênh mương

Nguồn: Các báo cáo tài chính công khai của tổ hợp tác Mỹ Thuận

Bảng 1-9: Định mức thu phí dịch vụ của HTX nông nghiệp dịch vụ

xã Thuỵ Sơn huyện Thái Thuỵ

1.500 đ/kg)

Tỷ lệ (%)

1.4.5 Hiệu quả và đánh giá hiệu quả của hệ thống tưới

1.4.5.1 Hiệu quả của hệ thống tưới

Hiệu quả của hệ thống tưới thể hiện ở tỷ lệ diện tích được tưới/diện tích thiết kế,

đánh giá hiệu quả tưới dựa trên các chỉ tiêu về diện tích, năng suất và sản lượng

Trang 37

hệ thống thuỷ lợi ở nước ta còn thấp, trung bình đạt từ 50 – 60% so với thiết kế, cá biệt có những công trình chỉ đạt từ 25 – 30% thường tập trung vào các hệ thống nhỏ Còn các công trình lớn và vừa thì hiệu quả đạt được khoảng từ 60 – 90% diện tích, nhưng phải có biện pháp hỗ trợ nên đã làm cho chi phí quản lý tăng lên, nhất

là vùng cuối kênh Bảng 2-8 thống kê hiện trạng hiệu quả hệ thống thuỷ lợi ở một

Về mặt hiệu quả kinh tế, xã hội, tưới tiêu chủ động đã nâng cao thời vụ gieo trồng

và năng suất, đối với lúa Lấy dự án Ngọt hoá Gò Công làm ví dụ:

Trang 38

Bảng 1-11: So sánh diện tích canh tác lúa trước và sau dự án

Diện

tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

- Lúa 2 vụ 870 2,32 16.247 43,44 9.019 24,11

Nguồn: Quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2010 của tỉnh

Nguồn: Quy hoạch thuỷ lợi đến năm 2010 của tỉnh

Bảng 1-12 : Diện tích tưới tiêu của Công ty QLKTCTTL Tiền Hải

Năm

2000 2001 2002 2003 2004

1 Diện tích canh tác (ha) 30.328 30.328 30.328 30.328 30.328

2 Diện tích lúa được tưới (ha) 19.790 20.235 20.013 19.723 19.723

3 Diện tích màu được tưới (ha) 2.874 2.340 2.500 2.374 2.374

6 Diện tích tiêu (ha) 30.328 30.328 30.328 30.328 30.328

6 Diện tích hạn (ha) 3.500 3.500 3.500 3.500 3.500

Nguồn: Công ty QLKTCTTL Tiền Hải

Diễn biến sản lượng lúa tại khu ngọt hóa Gò Công 1976 - 1998

110000 158308 186,432.00

218244 232138

250047 265792

293031 316523 355312

0 100000

Trang 39

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi đã mang lại những kết quả đáng kể:

- Góp phần ổn định và tăng nhanh diện tích cũng như năng suất, sản lượng lúa Tính đến năm 2000 cả nước gieo cấy được 7,67 triệu ha (năm 1986 chỉ có 5,68 triệu ha) lúa theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu mùa vụ Tổng sản lượng lúa cả nước cũng tăng nhanh và ổn định, năm 1986 tổng sản lượng lúa là 16 triệu tấn đến năm 2000 đạt 32,5 triệu tấn, tăng gấp hơn 2 lần

- Góp phần phát triển đa dạng hoá cây trồng Cây màu lương thực, nhất là ngô

đã tăng diện tích từ 46 vạn ha (1986) lên 70 vạn ha (2000), thu sản lượng 1,93 triêu tấn Cây công nghiệp hàng năm và lâu năm cũng được phát triển nhanh

1.4.5.2.Đánh giá hiệu quả tưới

Hiệu quả tưới và đánh giá hiệu quả tưới được hiểu khác nhau và không đầy đủ ở từng cấp quản lý, từng công trình Quan niệm cũng khác nhau về chỉ tiêu đánh giá cũng như mức độ quan trọng của các chỉ tiêu Chúng ta mới chú ý đến bảo dưỡng nâng cấp công trình nhưng chưa phát triển các công cụ hoặc quy trình quản lý tưới, quản lý thuỷ nông cơ sở để tăng hiệu quả sử dụng nước, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường Chưa coi biện pháp đánh giá HQT là một biện pháp trong quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới

Chưa có được các hướng dẫn cụ thể, đầy đủ về đánh giá HQT và tổ chức đánh giá Hiện tại, các đơn vị QLKTCTTL mới đánh giá ở mức tổng kết tình hình tưới tiêu hàng năm Đánh giá các chỉ tiêu khác như tổn thất nước trên kênh, hiệu quả sử dụng nước chỉ được thực hiện khi có các dự án, đề tài nghiên cứu Theo dõi đánh giá HQT chưa được quan tâm đúng mức, do đó không đánh giá được đầy đủ tình

Trang 40

hình hoạt động của hệ thống, thiếu cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác Đánh giá HQT chưa được làm thường xuyên qua các năm

Các chỉ tiêu đánh giá: Hiện nay các đơn vị QLKTCTTL mới chủ yếu sử dụng các

- Hệ số quay vòng ruộng đất;

- Thu thuỷ lợi phí

So sánh với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hệ thống mà các chuyên gia của thế giới đã thống nhất thì thực tế chúng ta chưa chú ý tới nhóm các chỉ tiêu đánh giá sau:

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả công trình;

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả môi trường;

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế;

- Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

Việc phân loại các thông số “cứng” bắt buộc phải có đối với tất cả các công trình cũng như các thông số “ mềm” ứng với từng loại công trình và mục tiêu của từng công trình là rất cần thiết

Về phương pháp đánh giá: Do chưa phát triển đánh giá HQT cho nên ở hai

hệ thống đã nghiên cứu, cũng như ở một số hệ thống khác chưa có phương pháp đánh giá HQT một cách cụ thể và thống nhất.Các biện pháp phổ biến hiện nay đang áp dụng là:

- Thu thập các tài liệu, thông số kỹ thuật cơ bản về hệ thống;

- Thu thập các số liệu tổng kết, đo đạc hàng năm, tình hình phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Đo đạc các thông số liên quan đến các chỉ tiêu tính toán

Ngày đăng: 15/05/2014, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w