1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp nâng cao hiệu qủa của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp , nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

185 622 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn có chính sách khuyến khích nông dân tham gia đầu tư quản lý khai thác công trình thuỷ

Trang 1

báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài KC 07 28

Nghiên cứu xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả

kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn

theo hướng c.n.h – h.đ.hoá

Các giảI pháp nâng cao hiệu quả của

kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp,

Nông thôn theo hướng CNH-HĐH

cơ quan chủ trì đề tài: viện khoa học thuỷ lợi

cơ quan cộng tác: - Trường đại học giao thông

Trang 2

Mở đầu 1

Phần 1: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống tưới 10

1.1.2 Các căn cứ và chủ chương chính sách của nhà nước 12

1.2 Giải pháp chính sách và cơ chế quản lý Thuỷ Nông 16

1.2.3 Tài chính của Tổ chức dùng nước 27

1.3 Phát triển mô hình tổ chức quản lý Thuỷ Nông cơ sở 31

1.3.2 Nội dung hoạt động của Tổ chức Dùng nước 37

1.4.1 Những kiến nghị bước đầu về các chỉ tiêu đánh giá hệ thống tưới 42

1.4.2 Giám sát, đánh giá hiệu quả tưới 50

1.5 ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống tưới 52

1.5.1 Vấn đề hiện đại hoá hệ thống tưới 52 1.5.2 Vận hành, duy tu, bảo dưỡng 54

1.6 Phương pháp tiếp cận và nâng cao năng lực trong quản lý Thuỷ Nông 59

1.6.2 Yêu cần đối với cán bộ hướng dẫn thành lập tổ chức TN cơ sở 69

Phần 2: Các giải pháp nâng cao hiệu quả lưới điện nông thôn 75

Trang 3

2.4.2 Vai trò của thiết kế, thi công đối với quản lý an toàn LĐNT 98

2.4.3 Một số giải pháp KHCN nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực của

LĐNT, đảm bảo an toàn trong vận hành và chống thất thoát điện năng

99

2.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả và an toàn LĐNT 101

2.5.3 Các yếu tố chỉ tiêu về giám sát đánh giá hiệu quả khai thác LĐNT 103

2.5.4 Những đề xuất cơ bản về quy trình giám sát, đánh giá hiệu quả khai

Phần 3: các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống

giao thông nông thôn

118

3.3 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý GTNT 143

Trang 4

3.4.2 Các thiết bị chủ yếu trong duy tu bảo dưỡng đường GTNT 153

3.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả và an toàn giao thông nông thôn 170

3.5.1 Cơ sở khoa học xây dựng chỉ tiêu giám sát đánh hiệu quả GTNT 170 3.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá giá hiệu quả, an toàn hệ thống GTNT 171

Trang 5

Về lĩnh vực thuỷ lợi, ngay từ giữa những năm 1980, các nước trong khu vực Châu

á Thái Bình Dương đã nhận ra rằng: trong lĩnh vực tưới tiêu, hiệu quả và tính bền vững công trình rất thấp Trong bối cảnh đó đã ra đời Viện Quản lý tưới quốc tế ( IIMI ) có trụ sở tại Srilanka vào năm 1984 IIMI đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hệ thống tưới, các giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới Nghiên cứu của IIMI chỉ ra rằng cần chuyển giao từng phần trách nhiệm quản lý

hệ thống tưới cho nông dân và nâng cao vai trò tham gia của người dân Giữa những năm 1990 thì “Mạng lưới nông dân tham gia quản lý tưới” ra đời gọi tắt là INPIM Riêng về Hiệu quả tưới đã có tới 5 hội nghị hội thảo quốc tế bàn về chủ

đề này

Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá: “trong hai thập kỷ qua, các nước đang phát triển mất đi khoảng 45 tỷ USD cơ sở vật chất hạ tầng mà lẽ ra hoàn toàn có thể giữ lại được nếu chi khoảng 12 tỷ USD bảo dưỡng” – Báo Lao Động số 252/2003 ngày 9/9/2003 Như vậy, thực chất là các nước đang phát triển đã không chú ý nhiều tới công tác quản lý, thiếu (hoặc không dành tiền) chi cho công tác vận hành bảo dưỡng

Đối với Năng lượng cho nông thôn – có tính đặc thù so với hệ thống thuỷ lợi, nước sinh hoạt nông thôn và giao thông nông thôn Việc phát triển mạng lưới

được chú ý nhiều hơn với sự tham gia của lĩnh vực tư nhân và các nguồn năng

Trang 6

lượng khác, chú ý về an toàn điện nhiều hơn Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2000) đưa ra những hướng chính sách khuyến cáo là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp năng lượng về mặt chất lượng cũng như giá cả

Nghiên cứu về lĩnh vực phát triển và quản lý KCHTKT nông nghiệp, nông thôn phải kể đến Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) Trong báo cáo “Rural Infrastructure in Africa – Policy Direction” đã tập trung nghiên cứu Nước sạch vệ sinh nông thôn, Giao thông nông thôn, Điện nông thôn, Thông tin liên lạc Để phát triển và nâng cao hiệu quả của KCHTKT nông nghiệp, nông thôn, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chiến lược hoạt động với 4 nội dung sau:

- Thiết lập chính sách và công cụ điều hành;

- Động viên Tài chính cho đầu tư với sự tác động lớn nhất;

- Xây dựng Thể chế và nâng cao năng lực;

- Những dự án thử nghiệm

Năm 2000, Ngân hàng phát triển Châu á cũng đầu tư một dự án giá trị 600.000USD để thuê một nhóm chuyên gia quốc tế nghiên cứu xác định và khuyến cáo thực thi những hoạt động tốt nhất và trình tự các bước hoạt động nhằm phát triển và quản lý KCHTKT nông nghiệp, nông thôn ở các nước đang phát triển

Năm 2000, AusAID, the World Bank Water and Sanitation Program – East Asia and Pacific (WSP-EAP) và chính phủ Philippin đã tài trợ cho một chương trình nghiên cứu tại Philippin về Nước sạch và vệ sinh Mục tiêu của nghiên cứu này là

đưa ra một báo cáo phân tích đánh giá hiện trạng quản lý vận hành, bảo dưỡng, các chính sách có liên quan về cấp nước nông thôn Nghiên cứu đã tập trung vào những nội dung sau:

- Tình hình phát triển lĩnh vực cấp nước nông thôn

- Các tổ chức quản lý

- Các yếu tố bảo đảm bền vững và hiệu quả

- Khuyến cáo cho Chính phủ

Nghiên cứu về quản lý , tiến sỹ Mark Svenden đã chỉ ra rằng: “ Không có một bộ phận nào của công trình hạ tầng đảm bảo chức năng làm việc quá 1 năm trừ khi

Trang 7

nó được một tổ chức vận hành, duy tu bảo dưỡng và nâng cấp nó.”(Hội thảo” đối

thoại về quản lý tưới “- 1995)

Bài học kinh nghiệm và những tồn tại hoặc thất bại trong phát triển quản lý KCHTKT nông nghiệp, nông thôn đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Ngân hàng thế giới là:

Từ nghiên cứu của thế giới rút ra những kết luận sau:

* Từ thập kỷ 80 thế giới đã chú trọng đến quản lý, nâng cao hiệu quả của KCHTKT nông nghiệp nông thôn và đã đầu tư nghiên cứu lĩnh vực này

* Trong nhiều loại hình cơ sở hạ tầng nhưng các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào: hệ thống tưới, Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, Giao thông nông thôn, Điện nông thôn và Thông tin liên lạc

* Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phát triển của KCHTKT nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt với sự xuống cấp và kém hiệu quả do trình độ quản lý yếu kém.Tình trạng này xẩy ra phổ biền ở các nước đang phát triển

* Những nghiên cứu trên phản ánh tình hình chung của thế giới và khu vực nhiều hơn là cho từng nước cụ thể

Một số nước trong khu vực đã tập trung nghiên cứu để nâng cao hiệu quả KCHTKT nông thôn Phát triển mạnh về lĩnh vực này là các nước Châu á Thái Bình Dương như: Trung quốc, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, ấn Độ Từ kết quả nghiên cứu, các tổ chức quốc tế cũng như một số quốc gia đã biên soạn các tài liệu hướng dẫn về thành lập Tổ chức quản lý cấp cơ sở, hướng dẫn người sử dụng các quản lý duy tu, bảo dưỡng công trình Chiến lược nâng cao năng lực của địa phương trong đó có người hưởng lợi được các nước hết sức chú trọng và coi là cơ

sở để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công trình

Trang 8

Các kết quả nghiên cứu đưa ra những định hướng sau:

- Chuyển giao quyền lực và trách nhiệm quản lý cho địa phương;

- Xây dựng khung thể chế và luật pháp, tài chính;

- Quá trình cải cách Thể chế, nâng cao năng lực phục vụ cho cải cách Thể chế

- Các giải pháp KHCN nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững của KCHTKT nông nghiệp, nông thôn

Việt nam là một nước nông nghiệp vùng nông thôn chiếm 90% diện tích cả nước,

có 74,2% dân số sống ở nông thôn, việc đưa nông thôn tiến gần với thành thị, việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đang là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước mà trước hết là phải xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Đặc điểm của nông thôn Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn, tới việc huy động vốn, nhân lực, vật lực để đầu tư phát triển, tổ chức quản lý khai thác và bảo trì hệ thống hạ tầng này Những đặc điểm đó là:

- Một là: Dân số ở nông thôn có mật độ thấp và phân bố không đều giữa các vùng Quy mô các điểm dân cư ở nông thôn thường có số lượng nhỏ, không tập trung, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa Hoạt động kinh

tế chủ yếu ở vùng nông thôn là sản xuất nông nghiệp, sản xuất và tiêu dùng

có thói quen độc lập theo lối tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán Đặc điểm này ảnh hưởng lớn đến việc phát triển hệ thống giao thông, mạng lưới điện nông thôn

- Hai là: Kinh tế nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo lớn Chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa thành thị và nông thôn có một khoảng cách lớn Mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn thấp hơn rất nhiều so với khu vực đô thị Đặc điểm về kinh tế và thu nhập của khu vực nông thôn có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn tại chỗ cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn

- Ba là: Có sự khác biệt rất lớn về điều kiện địa lý, dân số, diện tích, tập

Trang 9

quán sinh hoạt và sản xuất giữa các khu vực nông thôn trong cả nước Điển hình là điều kiện tự nhiên, ngay ở vùng đồng bằng thì Đồng bằng Bắc bộ

và Đồng bằng Nam bộ cũng rất khác nhau Vùng Đồng bằng Nam bộ có mật độ dân số cao nhưng địa hình trũng, kênh rạch chằng chịt; miền núi thì dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt khe sâu, núi cao…Đặc điểm này đòi hỏi phải có chính sách đầu tư, quản lý khai thác và duy tu bảo dưỡng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi khu vực nông thôn

- Bốn là: Khu vực nông thôn có lực lượng lao động dồi dào, nhưng do hoạt

động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên khả năng quản lý, trình

độ khoa học kỹ thuật của người nông dân còn nhiều hạn chế và không

đồng đều giữa các khu vực Do đó nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ quản lý

đối với vùng nông thôn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu

số là rất lớn Ngoài ra đặc điểm này còn có ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách khai thác nguồn nhân lực tại địa phương để phát triển hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn

Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới của Đảng và bằng chính sách phát triển kinh tế đúng đắn đã kêu gọi được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân cùng đồng lòng góp sức xây dựng đất nước và đã đạt được những kết quả to lớn trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn góp phần phát triển kinh

tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng nông thôn Nhà nước ta

đã tập trung xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh té quốc dân, trong đó KCHTKT nông nghiệp, nông thôn cũng được chú trọng đáng kể Chương trình quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 135, Chương trình hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn đã tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng như : Thuỷ lợi, Giao thông, Trạm xá, Trường học…ngoài ra các dự án vay vốn của WB, ADB cũng chủ yếu tập trung cho phát triển nông thôn, xoá đói giảm nghèo Trong thực

tế hầu như tập trung xây dựng nhiều hơn mà chưa chú ý đến tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công trình Chưa chú ý đến nâng cao năng lực của địa phương để giúp họ quản lý hiệu quả và bền vững công trình Cụ thể là:

Về hệ thống tưới: Trong những năm qua, Nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư xây dựng

nhiều công trình thuỷ lợi Theo tài liệu điều tra, cả nước đã có 8.265 công trình các loại, trong đó có 743 hồ chứa loại vừa và lớn (chưa kể hàng chục ngìn hồ đập nhỏ); 1.017 đập

Trang 10

dâng; 4.712 cống tưới tiêu loại vừa và lớn, gần 2.000 trạm bơm điện các loại Tổng giá trị

đầu tư theo thời giá hiện tại ước tính trên 100.000 tỷ đồng Số vốn đầu tư này đưa diện tích được thuỷ lợi hoá tăng từ 4 triệu ha năm 1980 lên 5 triệu ha năm 1990 và 6 triệu ha vào năm 2000 Tưới tiêu cho 7 triệu ha lúa, màu và cây công nghiệp Ngăn mặn cho 0,77 triệu ha Cải tạo 1,6 triệu ha đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu long Góp phần đưa sản lượng lương thực toàn quốc lên 35,6 triệu tấn (2000), góp phần

đưa nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực thành một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo, cà phê, hạt tiêu, chè… Mặt khác các công trình thuỷ lợi còn cung cấp 5 tỷ m3 nước cho dân sinh, công nghiệp Ngoài ra các công trình thuỷ lợi đã nâng dần mức bảo đảm nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn, nước lợ từ

342 nghìn ha (2000) lên 585 nghìn ha (2001) Tuy vậy heo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì hiệu quả của hệ thống thuỷ lợi ở nước ta còn thấp, trung bình đạt từ 50ữ60% so với thiết kế, chi phí quản lý tăng, việc duy tu bảo dưỡng nâng cấp không thường xuyên và kịp thời làm cho công trình xuống cấp nhanh chóng

Quản lý các công trình thuỷ lợi gồm các xí nghiệp, Công ty công ích của nhà nước và các tổ chức tập thể Hiện nay, ở một số tỉnh như Tuyên Qu ang, Bắc Kạn không còn Công ty quản lý mà hầu hết giao cho địa phương Số liệu khảo sát năm 1999 ở Nghệ An

có tới 89,6% số công trình chiếm 57,6% diện tích tưới là do địa phương (huyện, xã, HTX) quản lý Tương tự, ở Thanh Hoá là 73,4% số công trình và 37,7% diện tích Hiệu quả tưới của các công trình thuỷ lợi hiện nay chỉ đạt khoảng 60% Số công trình do địa phương quản lý hầu hết là các công trình vừa và nhỏ Theo luật Tài nguyên nước thì “mỗi công trình phải có một tổ chức, hoặc một cá nhân chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp” Như vậy “ địa phương quản lý” là không phù hợp với tinh thần trên

Về hệ thống giao thông nông thôn: Trong thời gian qua Nhà nước và nhân dân ta

đã đầu tư 32.447,89 tỷ đồng cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn, trong

đó dân đóng góp 12.157,35 tỷ đồng và 562,3 triệu ngày công lao động Đến nay

đã xây dựng được 172.437 km đường giao thông nông thôn và 10.178 xã đã có

đường đến trung tâm xã, chiếm tỷ lệ 97,89% số xã trong toàn quốc (Trong đó

đường huyện có tổng chiều dài 37.974 km đường thôn xã có tổng chiều dì là 134.463 km)

Trang 11

Vùng phát triển cao nhất là đồng bằng Sông Hồng 1,71 km/km2 ở đồng bằng Sông Hồng, 100% số xã đã có đường giao thông tới trung tâm xã Một số tỉnh có mạng lưới

đường giao thông nông thôn khá tốt như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng đến từng nhà dân trong xã Một số vùng khác như Đông Nam Bộ cũng phát triển

hệ thống giao thông nông thôn khá tốt

Theo số liệu thống kê, cả nước còn 518 xã chưa có đường ô tô tới trung tâm xã, trong đó hầu hết là các xã nghèo (445 xã hay 85,9% số xã chưa có đường) so với tổng số xã trong cả nước chiếm 5,8% Là một bộ phận kết cấu hạ tầng kỹ thuật của cả nước, giao thông nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nó tác

động từ khâu sản xuất đến khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm theo hướng kinh

tế hàng hoá, xoá bỏ phương thức sản xuất tự cung tự cấp của nông thôn Việt Nam

“Việc quản lý, bảo trì đường bộ gặp nhiều khó khăn, do vốn ngân sách chỉ đáp ứng được 30-40% yêu cầu Điều ấy càng bộc lộ rõ khi công trình hạ tầng đầu tư xây dựng ngày càng nhiều nhưng lại ít công trình có tuổi thọ lâu bền” – Báo Lao Động số 252/2003 ra

ngày 9/9/2003

Về mạng lưới điện nông thôn: Nhờ có biện pháp huy động vốn hữu hiệu theo

phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm” Kết quả tính đến 30 tháng 6 năm 2004 đã có 522/532 huyện có điện lưới quốc gia (98,12%); 8.463/9004 xã (93,99%) trong đó có nhiều huyện, xã thuộc vùng núi vùng sâu vùng xa và 11.309000 hộ (86,87%) nông thôn đã được dùng

điện Việc cung cấp điện đến phần lớn các xã trong toàn quốc đã cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bà con nông dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Trong khi đó, điện lưới mới chỉ đến được khoảng trên 1/2 tổng số xã ở vùng núi phía Bắc Đây cũng chính là vùng nghèo nhất tại Việt nam Tây Nguyên chiếm vị trí thứ hai trong các vùng nghèo nhất tại Việt Nam cũng được xếp thứ hai về số xã chưa có điện Việc huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng về diện cho các xã nông thôn hiện nay được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhà nước đầu tư đường dây điện cao thế, máy biến áp trung thế và công tơ tổng Từ sau công tơ tổng, các xã tổ chức quản lý và bán điện tới hộ nông dân theo nhiều cách khác nhau, đó là:

- Ban điện xã: Đây là mô hình phổ biến nhất hiện nay, tính đến năm 2000 có

Trang 12

khoảng 57,6% số xã đã nối lưới điện từ lưới điện quốc gia theo phương pháp này;

- Tổng Công ty điện lực chịu trách nhiệm về việc bán lẻ điện (có 19,8% số xã thực hiện);

- Hợp tác xã tiêu thụ điện năng (chiếm 12,1% tổng số xã);

- Thầu tư nhân (có khoảng 4,2% số xã thực hiện);

- Công ty điện nước nông thôn tỉnh (có 2,9% số xã thực hiện);

- Công ty tư nhân hoặc nhà nước (có 1,8% số xã thực hiện)

Sau công tơ tổng hạ áp, mạng lưới điện nông thôn được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, mức độ đầu tư khác nhau, chất lượng kỹ thuật cũng khác nhau Do vậy trình

độ quản lý, sự an toàn điện cũng khác nhau Theo báo cáo nghiên cứu về phát triển điện

ở Việt nam (do WB tài trợ) thì phần lớn trong số 6500 xã có mạng lưới điện nông thôn

đang tồn tại một vấn đề hết sức nghiêm trọng là các hệ thống điện không được sửa chữa bảo dưỡng – một trong những nguyên nhân chính là không đủ kinh phí cho khôi phục, sửa chữa, bảo dưỡng Việc tổn thất điện năng là do hệ thống phân phối điện không được duy tu bảo dưỡng, vận hành không hiệu quả Báo cáo cũng khuyến cáo rằng: “Thách thức chính là phải tạo ra một mô hình quản lý thích hợp với sự tham gia lớn hơn của người dân địa phương”

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn đã có vai trò to lớn trong phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo Tuy vậy nghiên cứu về thực trạng sự phát triển

và quản lý của kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn cũng chỉ ra rằng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn đang phỉ đối mặt với sự xuống cấp và kém hiệu quả do trình độ quản lý yếu kém Thực tế cho thấy:

- Trong thời gian qua, đầu tư cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả cuả KCHTKT chưa tương xứng với mức độ đầu tư

- Các công trình KCHTKT nông nghiệp, nông thôn được gọi là “Địa phương quản lý” chiếm tỷ trọng lớn nhưng hiện nay chưa có khung pháp lý cho phát triển mô hình quản lý ở lĩnh vực này

- Thiếu những hướng dẫn cụ thể cho địa phương, người hưởng lợi để giúp họ

tổ chức vận hành, bảo dưỡng công trình Thiếu các phương tiện, hình thức nâng cao năng lực cho địa phương Sách, tài liệu nói về “quản lý KCHTKT

Trang 13

nông nghiệp, nông thôn” hầu như rất ít và có thể nói là không có

- Mặc dù mong muốn nâng cao hiệu quả, bền vững của KCHTKT nông nghiệp, nông thôn nhưng đầu tư nghiên cứu về cơ chế chính sách, về lĩnh vực quản lý chưa đáp ứng được với sự phát triển, cơ chế thị trường và trong bối cảnh diễn ra CNH-HĐH

- ít có những nghiên cứu nào đi sâu vào việc phát triển các mô hình quản lý (từ hướng dẫn thành lập đến nội dung hoạt động) để đáp ứng nhu cầu xã hội hoá về quản lý KCHTKT nông nghiệp, nông thôn Các nghiên cứu chưa chú trọng tới đối tượng hưởng lợi, người sử dụng KCHTKT nông nghiệp, nông thôn để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực nhằm giúp họ

có thể quản lý một cách hiệu quả và bền vững KCHTKT nông nghiệp, nông thôn

Trên cơ sở đó đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả

kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá” với mục tiêu xây dựng các giải pháp kinh tế, khoa học công

nghệ và mô hình quản lý nhằm nâng cao năng lực và phát huy tối đa hiệu quả của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp nông thôn đảm bảo phát triển bền vững kinh

tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Báo cáo này trình bầy các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kết cấu hạ tầng kỹ

thuật nông nghiệp và nông thôn (hệ thống tưới, Lưới điện nông thôn, giao thông nông thôn) theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá

Trang 14

Phần 1

các giải pháp nâng cao hiệu quả

hệ thống tưới

1.1 Cơ sở khoa hoc cho các giải pháp

Để có thể đưa ra được giải pháp quản lý hệ thống thuỷ lợi là một vấn đề hết sức khó khăn vì nó không chỉ thuần tuý về kỹ thuật mà nó bao gồm từ cơ chế chính sách, môi trường xã hội, con người và kể cả môi trường tự nhiên Vì vậy, dựa vào những phân tích của chương I và chương II cũng như các tài liệu khác làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý hệ thống tưới

- Xu thế tất yếu của việc nâng cao hiệu quả quản lý thuỷ nông

- Yêu cầu khách quan của quản lý thuỷ nông

- Các chính sách đã được ban hành và hướng dẫn

- Kinh nghiệm sẵn có của các địa phương trong cả nước

Dưới đây là chi tiết của các vấn đề trên

1.1.1 Xu thế tất yếu nâng cao hiệu quả quản lý thuỷ nông

* Các công trình hạ tầng nói chung và công trình thuỷ lợi cần phải được quản lý

- Cả nước có khoảng 743 hồ chứa loại vừa và lớn, 3.500 hồ chứa nhỏ, 1.017 đập dâng, 4.712 cống tưới tiêu, 1.790 trạm bơm Các hệ thống tưới này đảm bảo cấp nước cho trên cho trên 6 triệu ha gieo trồng và hàng ngàn ha cây công nghiệp Chỉ tính riêng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc đã có khoảng 900

hồ chứa nhỏ, 1.200 đập dâng, 450 trạm bơm và khoảng 10.000 hệ thống thủy lợi nhỏ do dân tự làm, bảo đảm cho 115.000 ha lúa đông xuân

- Một nhà nghiên cứu kỳ cựu làm việc cho Viện Quản lý nước quốc tế đã nói:

“Không một công trình nào có thể làm việc được lâu dài, trừ khi nó có một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý”

- Các công trình thuỷ lợi dễ bị hư hỏng do quá trình sử dụng và tác động của thiên nhiên Hệ thống kênh mương dài men theo sườn đồi núi Tổn thất nước

Trang 15

do rò rỉ dọc tuyến kênh rất lớn Các công trình là đập dâng thường có khu tưới

ở xa nguồn nước, vì vậy kênh dẫn thường rất dài, khoảng từ 2-3ha/km kênh

- Nhiều công trình trên kênh như dốc nước, bậc nước, tràn bên, tràn vượt kênh

- Hệ thống tưới đặc biệt là khu tưới gắn liền với một số thôn bản, cộng đồng dân cư Đầu mối của hệ thống tưới thường xã khu dân cư

* Quản lý là nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới bảo đảm cho phát triển

nông nghiệp bền vững bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói, giảm

Tiến sỹ Martin Snicth nghiên cứu sự phát triển của hệ thống tưới nói: “tỷ lệ phát triển các hệ thống tưới ở Châu á đã chỉ đạt mức 3% trong những năm 1970 và hiện tại tỷ lệ này ở châu á chỉ đạt 1,4% và có thể giảm xuống 1% trong năm 2010,

đó là do không có nguồn thích hợp, thiếu nguồn nước đồng thời giá thành đầu tư cao” Nhưng nghiên cứu của FAO về “nông nghiệp hướng tới năm 2010” đã chỉ ra rằng “một nửa sự tăng trưởng sản phẩm cây trồng từ nay đến năm 2010 là dựa vào những vùng đã được tưới” Trong khung cảnh đó, để thỏa mãn nhu cầu lương thực ngày càng tăng, ngoài xây dựng các hệ thống mới thì nay chuyển sang biện pháp hướng vào quản lý hiệu quả tưới, nhấn mạnh không chỉ vào khía cạnh kỹ thuật của tưới mà còn ở khía cạnh tổ chức, kinh tế, xã hội và yếu tố môi trường trong tưới tiêu

Việt nam đến nay vần là nước nông nghiệp, đất nông nghiệp 8.080.200ha (chiếm 24,56%), đất lâm nghiệp 11.985.300 ha (chiếm 36,43%), dân số trên 80 triệu với khoảng 70% làm nông nghiệp Chính vì vậy, công tác thuỷ lợi nói chung và công tác thuỷ nông nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như phát triển xã hội, ổn định đời sống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái

an ninh lương thực có được đảm bảo hay không phụ thuộc một phần vào công tác quản lý hệ thống công trình Nếu quản lý hệ thống công trình được tốt và có hiệu quả thì năng suất cây trồng được nâng lên, an ninh lương thực được đảm bảo

Trang 16

1.1.2 Các Căn cứ và chủ trương chính sách của Nhà nước

Trong thực tế hiện nay, Nhà nước ta đã có một số văn bản tạo hành lang pháp lý

để chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh cụ thể hoá dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng để đưa ra chính sách cho phù hợp với từng địa phương

Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn có chính sách khuyến khích nông dân tham gia đầu tư quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá 9 và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001-2010 phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân

Thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL, nhằm cụ thể hoá các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã soạn thảo khung chiến lược phát triển PIM ở Việt Nam

Trong Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Điều 03 có ghi: Mỗi hệ thống CTTL hoặc công trình thuỷ lợi phải do một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản

lý khai thác và bảo vệ theo quyết định của cơ quan quản lý; Tổ chức, cá nhân

được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình Điều 14 có ghi: Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ về nước từ công trình thuỷ lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp phải nộp thuỷ lợi phí; Tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ CTTL để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước;

Trong thông báo khung chiến lược PIM về chính sách giải pháp chủ yếu phát triển PIM số 3213/BNN-TL ngày 30/12/2004 có ghi rõ:

* Tổ chức quản lý: Các địa phương có phương án sắp xếp tổ chức quản lý khai

thác công trình thuỷ lợi ở cấp cơ sở Đối với các công trình thuỷ lợi có quy mô xã hoặc liên xã thành lập tổ chức hợp tác dùng nước có đủ tư cách pháp nhân trực

Trang 17

tiếp quản lý công trình trên địa bàn, tự chủ về tài chính, đảm bảo nhu cầu cho vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình

Đối với các công trình thuỷ lợi quy mô lớn thì công trình đầu mối, kênh trục chính, công trình có kỹ thuật phức tạp thì Doanh nghiệp nhà nước quản lý Các hạng mục còn lại (kênh mương, công trình trên kênh…) trên các địa bàn thôn, xã, liên xã giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý Đổi mới và củng cố hoạt

động của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi theo hướng phân công, phân cấp hợp lý Xây dựng được quy chế chuyển giao đảm bảo sau khi được chuyển giao, công trình phát huy hiệu quả cao hơn

* Chính sách tài chính: Liên bộ Tài chính và Nông nghiệp & PTNT ban hành

các chính sách tài chính rõ ràng và hiệu lực (thuỷ lợi phí, hỗ trợ từ Nhà nước về

đầu tư cho việc cải thiện, hiện đại hoá duy tu bảo dưỡng công trình…), đảm bảo tính tự chủ và tính bền vững cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm các doanh nghiệp KTCTTL và tổ chức hợp tác dùng nước

Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm cụ thể hoá chính sách tài chính (thuỷ lợi phí, cấp bù) áp dụng trên địa phương mình, đảm bảo cho các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ về tài chính

* Vai trò của chính quyền các cấp: Chính quyền các cấp (tỉnh, huyện, xã) coi

trọng việc thực hiện PIM trên địa bàn, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo làm tốt chức năng quản lý nhà nước đối với tổ chức hợp tác dùng nước, tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, nhưng không can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức hợp tác dùng nước, nhất là hoạt động tài chính Trước mắt cần xây dựng một chương trình về PIM với củng cố tổ chức và phát triển PIM với củng cố phát triển các doanh nghiệp QLKTCTTL trên địa bàn theo hướng bền vững

* Tăng cường năng lực cán bộ, phát huy vai trò của màng lưới PIM của Việt Nam: Cục thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) xây dựng một kế hoạch về PIM,

đẩy mạnh đào tạo, tuyên truyền nhằm làm chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp, các địa phương về tổ chức và hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước Thông qua các hình thức sinh hoạt “câu lạc bộ về PIM”, hội thảo, tập huấn, đối thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, coi đây là việc làm thường xuyên của ngành Đảm bảo 100% cán bộ tham gia công tác quản lý

Trang 18

khai thác công trình thuỷ lợi có kiến thức về thuỷ lợi và nhận thức đầy đủ về vai trò của PIM

Do vậy, chính sách quản lý thuỷ nông cơ sở do tỉnh ban hành có ảnh hưởng trực tiếp tới thực tiễn quản lý thuỷ nông cơ sở của tỉnh

1.1.3 Những bài học kinh nghiệm

1 Những bài học kinh nghiệm từ Tuyên Quang và các địa phương khác

• Đ∙ hình thành một hệ thống chính sách - khung pháp lý cho chuyển giao Tỉnh

Tuyên Quang là một ví dụ điển hình về chyển giao quản lý thuỷ nông và tổ chức mô hình nông dân tham gia quản lý thuỷ nông UBND tỉnh ra Quyết định số 142/QĐ-UB ngày 19/1/1996 Sở Tài chính Vật giá, Sở Nông Lâm nghiệp có hướng dẫn liên ngành số 45/HD-LN ngày 22/1/1996 hướng dẫn về chế độ quản lý

và sử dụng các công trình thuỷ lợi nhà nước giao cho HTX-NLN Ngày 30/3/1996, UBND tỉnh có Quyết định số 299/QĐ-UB về việc thu thuỷ lợi phí, hình thức thu thuỷ lợi phí đối với từng loại hình công trình Sở Nông nghiệp và PTNT có hướng dẫn số 865/HD-QL ngày 9/10/1996 về tổ chức quản lý CTTL và thu chi thuỷ lợi phí theo quyết định số 299/QĐ-UB ngày 30/3/1996

- Thành lập Ban quản lý công trình (bên nhận): Tuỳ quy mô phục vụ, mức độ

phức tạp về kỹ thuật của công trình mà thành lập các ban quản lý công trình

• Công tác quản lý thuỷ nông không thể tách rời vai trò của người hưởng lợi, nếu chỉ do các tổ chức Nhà nước thực hiện sẽ không có hiệu quả và là gánh nặng cho Nhà nước trong việc cấp bù kinh phí để duy trì sự hạot động của hệ thống

• Việc xây dựng mô hình tổ chức và quản lý nhất thiết phải tuân thủ tính hệ thống

và không thể chia cắt theo địa giới hành chính

Trang 19

• Hệ thống thuỷ nông muốn hoạt động có hiệu quả phải có một cơ chế tổ chức và quản lý khoa học, phân công phân cấp hợp lý, không lẫn lộn quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất Hệ thống cơ chế chính sách quản lý thuỷ nông phải đồng bộ và kịp thời, phù hợp với các thể chế chính sách chung của Nhà nước

• Hệ thống thuỷ nông là công trình cơ sở hạ tầng, phục vụ đa mục tiêu nên không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư xây dựng và khi có thiên tai bất thường xảy ra Nhà nước cần có các hoạt động hỗ trợ như tuyên truyền, giới thiệu các mô hình quản lý, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tiếp nhận và quản lý dễ dàng

• Tạo dựng cơ chế quản lý tài chính độc lập Phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng hệ thống và năng lực quản lý của cộng đồng theo nguyên tắc tập trung dân chủ công khai, để người sử dụng nước tự quyết định phải làm cái gì và làm như thế nào…

• Có chính sách thoả đáng cho số cán bộ dôi dư do sắp xếp, kiện toàn lại mô hình tổ chức quản lý

2 Kinh nghiệm của thế giới

• Chuyển giao hệ thống cho HDN của nông dân quản lý

- Chuyển giao quản lý thuỷ nông được coi là cuộc cách mạng trong quản lý tưới Tuy vậy, việc chuyển giao quản lý cũng gặp một số khó khăn trong việc giải thích thuyết phục nông dân để họ thấy ró lợi ích của hội, lợi ích của sản xuất Nhà nước phải huấn luyện, đào tạo thêm các vấn đề này cho nông dân để

họ có thể thành thạo đối với công tác vận hành, điều hoà nước và quản lý công trình

• Mô hình quản lý hệ thống thuỷ nông

Quản lý hệ thống thuỷ nông (HTTN) là công việc rất quan trọng Chính vì vậy mà nhiều tổ chức trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết, đánh giá công tác quản lý hệ thống thuỷ nông, đặc biệt là tổ chức Nông – Lương thế giới (FAO) Các nghiên cứu, tổng kết của các tổ chức và FAO đều rút ra ba mô hình phổ biến là:

Trang 20

- Mô hình Nhà nước quản lý toàn bộ hệ thống thuỷ nông

- Mô hình nhân dân quản lý hệ thống thuỷ nông

- Mô hình Nhà nước và nhân dân cùng quản lý hệ thống thuỷ nông

• Hiệu quả tưới( HQT) và đánh giá hiệu quả tưới

- HQT và các biện pháp nâng cao HQT là một trong những nội dung quan trọng

được quan tâm trong quản lý tưới Khái niệm và nội dung về HQT đã được làm

rõ thông qua các nghiên cứu, báo cáo của IWMI và của một số nước Đã phát triển và làm rõ các khái niệm về đánh giá HQT phân biệt rõ khái niệm và nội dung giám sát và đánh giá Coi đây là khâu quan trọng trong chu trình quản lý tưới

- Phương pháp để xác định, đo đạc các thông số của HQT cũng đã phát triển Người ta chú trọng hơn vào việc phát triển các công cụ, phương pháp đánh giá

có sự tham gia của cả người hưởng lợi, các chuyên gia và đội ngũ cán bộ đi

đánh giá (PRA) Ngoài ra, là một số công cụ trợ giúp khác như viễn thám, GIS

và các mô hình tính toán thủy lực

1.2 Giải pháp chính sách và cơ chế quản lý thủy nông

Một môi trường chính sách thuận lợi sẽ đảm bảo sự hoạt động hài hòa của tập thể, giải quyết các mối xung đột về quyền lợi giữa cá nhân và tập thể, mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, là nền tảng thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vững của mô hình QLTNCS Trong điều kiện hiện nay, nhà nước đang tiến hành công cuộc cải tổ, trong đó phân cấp quản lý là một trong ba nội dung chính được tiến hành Chính quyền cấp tỉnh được xem là cấp then chốt cụ thể hóa các chính sách và luật pháp của nhà nước phù hợp với đặc điểm và điều kiện của tỉnh Nói cách khác, sự thành công hay hạn chế trong công tác tổ chức quản lý thủy nông cơ sở phụ thuộc rất lớn vào hệ thống cơ chế chính sách do tỉnh xây dựng

1.2.1 Tăng cường chính sách quản lý thủy nông

Sự hạn chế trong việc xây dựng và ban hành chính sách của tỉnh có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, trong đó một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

Trang 21

Nguyên nhân khách quan:

- Mặc dù đã có chủ trương chung, nhưng hiện nay việc triển khai thực hiện QLTNCS vẫn còn nhiều hạn chế Một trong những nguyên nhân cơ bản là do

hệ thống cơ chế chính sách, hành lang pháp lý để các tổ chức này hoạt động

và phát triển còn chưa đầy đủ Chưa có văn bản pháp lý rõ ràng quy định tư cách pháp nhân của các tổ chức QLTNCS

- Một số chính sách của trung ương vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí mâu thuẫn với việc phát triển tổ chức quản lý TNCS

- Chính sách phân cấp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi vẫn chưa rõ ràng Nghị định gần đây nhất của chính phủ là 143/2003/NĐ-CP chưa nêu cụ thể về trách nhiệm của các cấp tỉnh, huyện, xã trong việc quản lý công trình thủy lợi

- Thiếu sự chỉ đạo đồng bộ từ trung ương đến địa phương dẫn đến việc thực hiện và điều chỉnh các cơ chế chính sách đã ban hành không hiệu quả và kịp thời

- Hiện vẫn chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn quy trình và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công trình thủy lợi cũng như hiệu quả hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước Điều này dẫn đến sự hạn chế trong việc xác

định và tìm ra giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình và các tổ chức hợp tác dùng nước

- Điều kiện tự nhiên của tỉnh và đặc thù của các hệ thống tưới cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong việc phát triển tổ chức QLTNCS

Nguyên nhân chủ quan:

- Cán bộ chính quyền các cấp tỉnh, huyện, xã vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và vai trò của tổ chức QLTNCS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt

động của công trình thủy lợi

- Vai trò và sự tham gia của cộng đồng vẫn chưa được hiểu đầy đủ dẫn đến sự hạn chế trong việc ban hành các quy định cụ thể về sự tham gia của người

Trang 22

dân đặc biệt là trong các giai đoạn quy hoạch, thiết kế, đầu tư, xây dựng cũng như giám sát công trình

- Một số nơi cán bộ lãnh đạo chính quyền chưa ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tăng cường công tác quản lý thủy nông cơ sở Các mô hình nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi ở những vùng này chủ yếu

được hình thành và phát triển dưới sự hỗ trợ và xúc tiến của các tổ chức NGOs

- Một số nơi, cán bộ nhà nước hoặc doanh nghiệp QLKTCTTL chưa sẵn sàng chuyển giao các hệ thống tưới cho người dân quản lý

- Năng lực của cán bộ cấp tỉnh trong việc soạn thảo chính sách ở một số nơi còn hạn chế

- Quá trình soạn thảo và ban hành chính sách vẫn theo phương pháp từ trên xuống (top - down), thiếu sự tham gia của cộng đồng dẫn đến sự khó triển khai trong thực tiễn

- Các chính sách sau khi được soạn thảo thiếu sự thử nghiệm trước khi chính thức ban hành Điều này thường dẫn đến tình trạng các chính sách ban hành không phù hợp với thực tiễn, khó triển khai, thậm chí bế tắc trong thực hiện

- Thiếu sự đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện chính sách xuống các cấp huyện, xã, thôn, xóm dẫn đến nhiều nơi người dân không nắm bắt được chính sách của tỉnh

- Thiếu sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời và thường xuyên đối với các chính sách đã ban hành

Từ hiện trạng các nguyên nhân nói trên, chính quyền tỉnh cần có các giải pháp cụ thể để có thể tăng cường vai trò và ảnh hưởng của chính sách trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thủy nông cơ sở

• Chính sách tổ chức quản lý:

+ Phân định rõ các hình thức và trách nhiệm quản lý dựa trên quy mô của công trình:

Trang 23

- Tổ chức khai thác công trình của nhà nước chịu trách nhiệm quản lý các công trình vừa và lớn

- Tổ chức của dân, không phụ thuộc vào tên gọi (có thể là Hợp tác xã nông nghiệp, “Ban Thuỷ nông xã”, “Hợp tác xã dùng nước”, “Tổ hợp tác dùng nước”, vv) chịu trách nhiệm quản lý công trình nhỏ hoặc các kênh nhánh của các hệ thống lớn tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của tổ chức thành lập

+ Hướng dẫn phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở cấp cơ sở

+ Quy định việc đăng ký tư cách pháp nhân và hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước

+ Quy định rõ vai trò của các cơ quan nhà nước có liên quan và của người dân + Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và người dân hưởng lợi từ công trình

• Chính sách Đầu tư xây dựng:

- Phân cấp rõ trách nhiệm đầu tư của nhà nước và của dân để đảm bảo đầu tư

đồng bộ khép kín Khi quyết định đầu tư kể cả đầu mối mới hay nâng cấp cần

định rõ cơ chế đầu tư (Vốn địa phương là bao nhiêu, vốn của dân là bao nhiêu) Chính sách đầu tư của tỉnh được cụ thể hóa dựa trên quy định mức đầu tư của chính phủ

- Quy định việc đầu tư xây dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý Loại hình tổ chức này phải trở thành tiêu chí quyết

định chủ trương đầu tư

- Quy định rõ việc giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án

• Chính sách tài chính: Các Sở tài chính và NN & PTNT cần ban hành chính sách

tài chính rõ ràng và hiệu lực đảm bảo tính tự chủ và tính bền vững cho các tổ chức hợp tác dùng nước Dựa trên mức thủy lợi phí quy định cho từng vùng (theo nghị

định 143/2003), tỉnh sẽ cụ thể hóa chính sách tài chính (thủy lợi phí, cấp bù) áp dụng trên địa phương mình

Trang 24

- Thu thủy lợi phí : Mức thu, phương thức thu, đối tượng được miễn giảm hoặc cấp bù thủy lợi phí

- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí phòng chống úng hạn…Ghi rõ ai chịu tách nhiệm phê duyệt kế hoạch và quyết toán kinh phí chống úng, hạn, kinh phí cấp cho truờng hợp thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai, gây mất mùa

- Quản lý tài chính trong các Công ty khai thác công tình thuỷ lợi và các tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở

• Chính sách chuyển giao quản lý tưới: Chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức

dùng nước là một cuộc cách mạng trong quản lý tưới Việc chuyển giao đã được

đề cập trong nghị định của chính phủ số 143/2003/ND-CP ngày 28/11/2003 Để thực hiện cần phải có hướng dẫn cụ thể Những vấn đề cơ bản cần được đề cập trong cơ chế chính sách cho chuyển giao là:

- Chương trình chuyển giao với bước đi và tính tự chuyển giao nhằm bảo đảm cho quá trình chuyển giao cũng như kết quả chuyển giao thành công

- Xác lập vai trò trách nhiệm, quyền lợi của người dùng nước, tổ chức dùng nước trong quản lý hệ thống tưới được bàn giao

- Xác lập vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các cơ quan chuyên môn đối với công tác chuyển giao và với các tổ chức dùng nước sau khi chuyển giao

- Nâng cao năng lực cho cán bộ có liên quan trong các cơ quan Nhà nước, cơ quan chuyên môn, trong tổ chức dùng nước

- Giám sát và đánh giá trước, trong và sau khi chuyển giao nhằm bảo đảm cho công tác chuyển giao đi đúng hướng và đạt kết quả tốt

Trang 25

ro như thất thu về thủy lợi phí trong truờng hợp hạn hán, thiên tai, bão lũ, mất mùa Chính vì vậy để các tổ chức này có thể vượt qua các thách thức trở ngại khách quan, cần phải có sự giúp đỡ của nhà nước Sự giúp đỡ này cần phải được thể chế hóa thông qua các hoạt động:

- Khuyến khích các tổ chức thủy nông cơ sở đa dạng hóa các dịch vụ của mình theo hướng thị trường để tạo ra các nguồn thu khác đảm bảo cho hoạt động lâu dài và ổn định của các tổ chức này

• Giám sát và đánh giá hoạt động của các tổ chức QLTNCS: Quy định việc

giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức QLTNCS: Cơ quan nào chịu trách nhiệm giám sát, phương thức tiến hành, nội dung giám sát, các tiêu chí

để đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này

1.2.2 Chuyển giao quản lý thuỷ nông

1 Khái niệm chuyển giao quản lý thuỷ nông

Hiện nay chuyển giao quản lý thuỷ nông (IMT) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển tại Châu á và Châu Phi nhằm làm nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững của các hệ thống thuỷ nông

Vậy chuyển giao quản lý thuỷ nông là gì? Chuyển giao quản lý thuỷ nông có thể

được hiểu là Nhà nước chuyển giao cho các tổ chức dùnh nước của địa phương hoặc tư nhân một phần hoặc toàn bộ quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ: huy động các nguồn lực phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ tưới tiêu và quản lý tài sản Nó có thể bao gồm việc chuyển giao một phần hệ thống (đối với các công trình lớn) hoặc toàn bộ hệ thống (đối với các công trình nhỏ)

Về bản chất, sau khi được chuyển giao, Các tổ chức dùng nước có đầy đủ trách nhiệm cũng như quyền hạn đối với công trình được giao để vận hành quản lý bảo

Trang 26

dưỡng hệ thống, phát huy hiệu quả của hệ thống Như vậy, về mặt nào đó, có thể coi chuyển giao là một biện pháp phân cấp quản lý thuỷ nông cho cơ sở

Tuy vậy, chuyển giao quản lý thuỷ nông không có nghĩa là Nhà nước chuyển mọi khó khăn trong quản lý thuỷ nông sang cho dân mà Nhà nưóc sẽ tạo những điều kiện thích hợp như cho vay vốn, đào tạo huấn luyện, hỗ trợ kỹ thuật để các tổ chức địa phương quản lý tốt công trình Còn người dân thực sự được phát huy quyền làm chủ hệ thống thuỷ nông, phục vụ cho đồng ruộng của mình

2 Mục tiêu của chuyển giao quản lý thuỷ nông

Tại hầu hết các nước, việc thực hiện chuyển giao quản lý thuỷ nông là nhằm đạt

được các mục tiêu sau:

- Nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hệ thống tưới

- Tăng tính tự chủ của người dùng nước, phát huy lợi thế vốn có của người dùng nước

- Giảm chi phí của Chính phủ trong việc vận hành bảo dưỡng các hệ thống thuỷ nông

- Đáp ứng những yêu cầu của các chính sách hoặc chương trình xã hội hoá, dân chủ hoá của quốc gia

- Giảm những tác động tiêu cực tới môi trường của các hệ thống thuỷ nông

3 Trình tự chuyển giao quản lý thuỷ nông

• Giai đoạn chuẩn bị

Chuyển giao quản lý thuỷ nông là một quá trình đổi mới nhiều mặt, để thực hiện thành công việc chuyển giao cần phải có những thay đổi về:

Trang 27

Do quá trình chuyển giao đòi hỏi phải có nhiều thay đổi, việc chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cần thiết trước khi tiến hành công tác chuyển giao có một ý nghĩa rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của toàn bộ quá trình chuyển giao:

* Nâng cao nhận thức

Chuyển giao quản lý thuỷ nông là một hiện tượng tự nhiên nảy sinh từ thực tiễn quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi chứ không phải là áp đặt chủ quan của người làm chính sách

Để nâng cao nhận thức cần phải thực hiện các bước sau:

- Đánh giá về công tác quản lý thuỷ nông và tổng kết quá trình thay đổi cơ chế quản lý đối với các công trình thuỷ nông

- Lựa chọn một số loại hình công trình trong tỉnh hoặc huyện để đánh giá về hiệu quả của các hệ thống tưới

- Phân tích các kết quả có được, xác định những vấn đề thực tiễn cần giải quyết

* Ban hành chủ trương chuyển giao quản lý thuỷ nông của tỉnh:

Chủ trương chuyển giao quản lý thuỷ nông thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc

đẩy mạng công tác xã hội hoá quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của tỉnh Chủ trương này sẽ đóng vai trò làm căn cứ để các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp thực hiện những bước tiếp theo Chủ trương này phải được cơ quan cao nhất của tỉnh ban hành thông qua Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh

* Xây dựng chương trình chuyển giao quản lý thuỷ nông:

Chuyển giao quản lý thuỷ nông được xác định là "Giảm trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý thuỷ nông và tương ứng với nó là việc mở rộng vai trò của người dùng nước và các tổ chức ở địa phương trong quản lý thuỷ nông

(Vermillion and Joshon) Điều đó cũng có nghĩa là chuyển giao một công trình kỹ thuật sang cho những người chưa có kiến thức kỹ thuật Vì vậy xây dựng chương trình chi tiết là một việc làm không thể thiếu được, nội dung của nó cần đề cập tới:

- Mục tiêu của chương trình: tuỳ từng địa phương mà mục tiêu của chương trình

có thể khác nhau

Trang 28

- Phạm vi giới hạn chương trình: chương trình được thực hiện ở những loại hình công trình nào, quy mô đến đâu, tại những vùng nào của tỉnh

- Kết quả cụ thể cần đạt: quy định cụ thể số lượng, quy mô các hạng mục công trình hay công trình được bàn giao trong từng giai đoạn

- Nội dung cần thực hiện: các tài liệu về quy trình chuyển giao, các văn bản hướng dẫn có liên quan, phương án sắp xếp tổ chức các doanh nghiệp Nhà nước, phương án thành lập hoặc củng cố các tổ chức thuỷ nông cơ sở

- Kế hoạch thực hiện: quy định rõ thời hạn thực hiện đối với từng nội dung công việc cụ thể, kết quả cần đạt của từng giai đoạn

- Kiểm tra và đánh giá: cách thức kiểm tra và đánh giá chương trình, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện kiểm tra và đánh giá

* Chuẩn bị các điều kiện cho chuyển giao quản lý thuỷ nông

Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn:

Căn cứ vào chủ trương của tỉnh, các cơ quan chuyên môn có liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính sẽ xây dựng những văn bản hướng dẫn cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển giao

Các văn bản, quy định về chuyển giao quản lý thuỷ nông của tỉnh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuẩn bị và thực hiện chuyển giao quản lý thuỷ nông đặc biệt là tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức quản lý

địa phương

Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan:

Công tác chuyển giao liên quan đến lĩnh vực: như có chế chính sách, vấn đề tổ chức trong các doanh nghiệp Nhà nước về quản lý công trình thuỷ lợi Các cơ quan tài chính, ngân hàng phục vụ thực hiện chương trình, tạo điều kiện cho các

tổ chức quản lý thuỷ nông ở địa phương vay vốn để tu bổ nâng cấp công trình cũng như hướng dẫn về thu chi thuỷ lợi phí

Đào tạo lực lượng cán bộ thực hiện chuyển giao:

Trang 29

Việc thực thi chương trình chuyển giao phải do một đội ngũ cán bộ thực hiện Lực lượng cán bộ chuyển giao được hình thành với nòng cốt là cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thuỷ lợi, cán bộ phòng Nông nghiệp huyện, cán bộ giao thông thuỷ lợi xã Họ phải nắm được nội dung khoa học kỹ thuật có liên quan đến chuyển giao quản lý thuỷ nông và có phương pháp đào tạo và làm việc với nông dân, như người làm công tác khuyến nông, họ phải am hiểu các vấn đề tập quán xã hội, các chính sách nhà nước, cũng như của địa phương - hay nói một cách khác là họ phải được đào tạo để làm công tác chuyển giao quản lý thuỷ nông

* Thành lập hoặc củng cố tổ chức quản lý thuỷ nông địa phương

Nông dân là những người nhận các công trình thuỷ lợi từ phía nhà nước Họ cần tổ chức lại trong một tổ chức thích hợp có điều kiện tham gia vào quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đây là điều kiện, là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của chuyển giao quản lý thuỷ nông Điều cơ bản là cần làm cho nông dân nhận thức được vấn đề để họ tự nguyện tham gia Quá trình tổ chức hướng dẫn nông dân có thể theo các bước sau:

- Cùng với nông dân đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của hệ thống và những khó khăn trong quản lý khai thác - xác định được cách giải quyết hướng tới sự tự chủ của nông dân trong sử dụng hệ thống tưới

- Thành lập tổ chức của những người dùng nước, xây dựng điều lệ, nội quy của tổ chức những người dùng nước, đăng ký hoạt động với các cơ quan pháp luật

- Đối với những nơi đã có tổ chức dùng nước thì không cần thiết phải thành lập tổ chức mới, nhưng cần củng cố lại những tổ chức này bằng cách sửa

đổi hoặc bổ sung điều lệ và quy chế cho phù hợp

Trong quá trình thành lập hoặc củng cố tổ chức của những người dùng nước, đồng thời tiến hành nâng cấp hoặc cải tạo hệ thống trên cơ sở yêu cầu của người dân sau khi có kết quả đánh giá công trình

• Giai đoạn chuyển giao

* Thành lập Hội đồng bàn giao công trình:

Trang 30

Hội đồng bàn giao có các nhiệm vụ chính như sau:

- Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất của công trình bao gồm: quy mô, số lượng và tình trạng kỹ thuật

- Đánh giá giá trị tài sản công trình được bàn giao;

- Giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của bên giao và bên nhận

và những vấn đề còn đang tồn tại, ví dụ như các khoản nợ

* Bàn giao công trình cho tổ chức quản lý thuỷ nông địa phương

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công trình, UBND huyện ra văn bản giao công trình cho tổ chức quản lý thuỷ nông địa phương, trong đó quy định rõ trách nhiệm

và quyền hạn của các tổ chức này cũng như các cơ quan có liên quan trong việc quản lý khai thác công trình

* Đào tạo và nâng cao năng lực cho các tổ chức quản lý địa phương

Đào tạo hướng dẫn các tổ chức quản lý thuỷ nông của địa phương để họ có đủ năng lực trình độ quản lý vận hành hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới Nội dung đào tạo cần bao gồm những vấn đề sau:

- Các văn bản về cơ chế chính sách và quy trình quy phạm của trung ương và của tỉnh liên quan đến công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

- Phương pháp lập kế hoạch dùng nước và phân phối nước

- Vận hành công trình, điều tiết và phân phối nước

- Duy tu bảo dưỡng công trình

- Sửa chữa nhỏ

- Quản lý tài chính, thu chi thuỷ lợi phí

• Giai đoạn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh

Đánh giá kết quả thực hiện chương trình chuyển giao cần căn cứ vào những mục tiêu ban đầu đề ra để xây dựng các chỉ tiêu cụ thể và căn cứ vào đó để đánh giá chương trình Các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào các mặt sau:

- Số lượng các công trình được chuyển giao Tác động của chuyển giao đối với tình trạng vật chất kỹ thuật của hệ thống

- Tổ chức các hội dùng nước

Trang 31

- Phân phối nước và sử dụng nước

- Thuỷ lợi phí

- Các tổ chức dịch vụ

- Hiệu quả tưới

Trên cơ sở kết quả đánh giá, các cơ quan có liên quan cần đề xuất và thực hiện những biện pháp nhằm bổ khuyết những vấn đề còn tồn tại

Thuỷ lợi phí được hiểu một cách đầy đủ là nguồn thu từ các hộ dùng nước cho nông nghiệp, nuôi cá, sinh hoạt để chi trả cho các khoản sau đây:

1 Thuế tài nguyên nước

2 Khấu hao xây dựng công trình

3 Chi phí điện, xăng dầu để chạy máy

7 Dự phòng: Sửa chữa kịp thời những hư hỏng do thiên tai gây ra

8 Đào tạo, hội họp, văn phòng phẩm

Trang 32

9 Nâng cấp, cải tạo công trình, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

Xác định mức thu thuỷ lợi phí

Cách xác định mức cần phải chi cho các khoản từ mục "1 - 9" như sau

1 Thuế tài nguyên nước:

Căn cứ theo hướng dẫn của Chính phủ hoặc từng tỉnh

2 Khấu hao xây dựng công trình:

Căn cứ theo hướng dẫn của Chính phủ hoặc từng tỉnh, nếu công trình do người dùng nước đóng góp thì họ tự quyết định mức thu khấu hao hàng năm

- Mức bình quân: Lấy bình quân nhiều năm đã chi trả để tính

- Trường hợp công trình mới bắt đầu xây dựng có thể tham khảo các công trình tương tự ở gần địa phương mình hoặc tham khảo ý kiến của Công ty thuỷ nông hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4 Xác định mức chi cho quản lý, vận hành công trình:

Trong khi thảo luận quy chế đã đưa ra được số người tham gia Ban quản lý,

đội trưởng (hoặc nhóm trưởng), số người vận hành và phân phối nước

- Căn cứ vào số người trên và nhiệm vụ của từng người

- Dựa vào mức thu nhập của một số loại hình khác nhau và bình quân của nông dân để định ra mức lương cho từng đối tượng trên

- Dựa vào mức đã trả cho người quản lý trước đây

5 Chi phí bảo dưỡng công trình:

Bảo dưỡng công trình gồm 2 loại:

Trang 33

- Mua dầu mỡ để bôi trơn máy móc, hoặc các phụ tùng cần phải thay thế khi

đã dùng hết thời gian quy định hoặc bị hư hỏng Tiền thuê cán bộ kỹ thuật bảo dưỡng Xác định khoản chi này bằng cách lấy chi phí trung bình nhiều năm trước hoặc nếu công trình mới xây dựng thì nên tham khảo ý kiến Công ty thuỷ nông hoặc cán bộ chuyên môn (hoặc sách hướng dẫn bảo dưỡng)

- Bảo dưỡng sử dụng công lao động như nạo vét tuyến kênh, dẫn nước vào trạm bơm, nạo vét, cắt cỏ kênh tưới, bồi đắp những chỗ sạt lở khối lượng này đã có từ kết quả khảo sát Phần này nên xác định bằng công lao động cần cho từng năm, không nên quy ra tiền

6 Chi phí sửa chữa:

Dựa trên khối lượng cần sửa chữa có được từ khảo sát hệ thống để tính ra nhu cầu kinh phí mua vật liệu và công kỹ thuật phục vụ sửa chữa

Nếu như khối lượng sửa chữa là quá lớn thì cần phân loại như sau:

- Xác định vị trí, các hạng mục hư hỏng cần sửa chữa ngay trong năm

- Những hạng mục hư hỏng ít nhưng chưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động của

hệ thống có thể để năm sau sửa chữa

7 Chi phí dự phòng:

Đây là khoản chi phí dùng cho khắc phục những sự cố xảy ra không lường trước

được, như bão lũ làm sạt lở công trình, cháy máy phát điện Vì vậy số tiền này cần phải sẵn sàng để khi xảy ra có thể kịp thời sửa chữa

Số tiền là bao nhiêu cũng cần phải dựa vào điều kiện thực tế công trình ở địa phương và những việc đã xảy ra để định mức dự phòng, thường chiếm 10% tổng

số chi

Có những nơi lập luận rằng không cần phải thu tiền dự phòng mà khi cần có thể họp dân để huy động đóng góp Nếu làm như vậy khi gặp bão lũ mất mùa, kinh

tế nông dân khó khăn thì khó có thể thu được Không có tiền sửa chữa sẽ không

có được nước tưới sẽ lại mất mùa tiếp Vì vậy cần phải dành khoản tiền dự trữ thích đáng

Trang 34

8 Chi phí hội họp, văn phòng phẩm:

Căn cứ vào:

- Nhu cầu văn phòng phẩm trong một năm

- Tiền chi hội họp gồm họp xã viên (hội viên), đại hội

- Nếu có nhu cầu gửi cán bộ đi đào tạo hoặc mời cán bộ kỹ thuật về tập huấn

- Khen thưởng

9 Chi nâng cấp, cải tạo công trình:

Tuỳ theo tình hình công trình của từng nơi mà nâng cấp công trình nhiều hay ít

Việc nâng cấp, cải tạo công trình càng làm tốt bao nhiêu thì sẽ giảm chi phí về sửa chữa, quản lý và tiết kiệm nước bấy nhiêu.Tuỳ điều kiện cụ thể mà quyết

định một năm là bao nhiêu tiền để nâng cấp Số tiền này tích luỹ dần để có thể nâng cấp, cải tạo những công trình lớn hoặc kiên cố hoá những đoạn kênh hay

bị sạt lở, mất nước nhiều

Một số điều lưu cần lưu ý:

- Nếu tính đúng tính đủ thì kết quả tính ra sẽ cao hơn so với mức quy định của Nhà nước Vì hiện nay, mức quy định này chưa đủ để chi cho quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình Nếu kết quả tính ra thấp hơn so với mức quy định của Nhà nước thì cần liểm tra lại

- Khi tính mức thuỷ lợi phí nếu thấy quá lớn so với quy của nhà nước thì có thể điều chỉnh như sau:

a) Những công việc chỉ sử dụng lao động thuần tuý như bảo dưỡng công trình, công sửa chữa có thể sử dụng nhân lực địa phương thì nên tính công, không nên chuyển thành tiền hoặc thóc Như vậy mức thu thuỷ lợi phí sẽ bao gồm 2 khoản:1) Góp bằng tiền (hoặc thóc), 2) Góp bằng công lao động

b) Sắp xếp các cán bộ trong ban quản lý thật gọn, không nên quá nhiều người nên kiêm nhiệm

Trang 35

c) Tách phần dành cho nâng cấp, cải tạo công trình riêng Khi có điều kiện thì họp dân thảo luận, nếu mọi người nhất trí nâng cấp công trình thì lúc đó đóng góp

Chú ý: Nếu Hợp tác xã (hoặc Hội) dùng nước chỉ quản lý từ cấp kênh nào

đó trở xuống thì cần phải cộng thêm phần thuỷ lợi phí phải nộp cho Trạm hoặc Công ty quản lý thuỷ nông

Trong trường hợp chưa có các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính, Tổ chức dùng nước cần tranh thủ sợ hỗ trợ của cán bộ tài chính địa phương đề xây dựng Quy định quản lý tài chính của Tổ chức dùng nước

Công khai tài chính và phương pháp công khai tài chính phải được thực hiện thường xuyên và được ghi trong điều lệ quy chế Việc quản lý và công khai tài chính minh bạch không những bảo đảm kinh phí cho vận hành, duy tu bảo dưỡng

mà còn gây được niềm tin cho người dùng nước và tạo thuận lợi cho việc thu thuỷ lợi phí

1.3 phát triển Mô hình tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở

1.3.1 Thiết lập Tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở

• Khái niệm về tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở

Thiết lập tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở thực chất là thiết lập tổ chức của những người dùng nước Hiện nay các hệ thống tưới được quản lý bởi:

1 Doanh nghiệp nhà nước (Công ty, xí nghiệp) khai thác công trình thuỷ lợi

hoạt động công ích Đối với các công trình do doanh nghiệp công ích quản lý là những công trình lớn Các doanh nghiệp quản đầu mối, kênh chính, kênh cấp II hoặc đến kênh cấp III tuỳ theo quy mô công trình Phần còn lại là do các tổ chức của người dùng nước quản lý

Trang 36

2 Các tổ chức ngoài doanh nghiệp Nhà nước Các tổ chức này có tên chung,

thường được gọi là “địa phương quản lý” gồm hợp tác xã nông nghiệp, hội dùng nước, hợp tác xã dùng nước, xã hoặc xóm quản lý Các công trình tưới tiêu do

“địa phương quản lý” hầu hết là công trình quy mô nhỏ, xây dựng ở các địa hình khó khăn, có thể thấy qua các số liệu sau: Cao bằng 98% số công trình với diện tích tưới chiếm 55,5% diện tích tưới của cả tỉnh; Bắc cạn 100% số công trình; Lao cai 100% số công trình; Nghệ An 89,6% số công trình với diện tích tưới chiếm 57,6% của cả tỉnh; Thanh Hoá 73,4% số công trình với diện tích tưới chiếm 37,2% của cả tỉnh Hệ thống tưới bằng trạm bơm nhỏ ở đồng bằng cũng thuộc loại này Ngoài ra trong hệ thống tưới do Công ty, xí nghiệp quản lý thì từ một cấp kênh nào đó cũng có các đơn vị dùng nước cơ sở

• Vai trò của của tổ chức qủan lý thuỷ nông cơ sở

* Tổ chức dùng nước đóng vai trò quản lý thuỷ nông cơ sở

Tổ chức của những người dùng nước goi tắt là Tổ chức dùng nước (TCDN) có thể

là nhóm hộ nông dân hoặc nhiều nhóm hộ được hình thành phụ thuộc vào quy mô

và tính độc lập của hệ thống tưới:

a TCDN quản lý một cấp kênh, nhận nước từ đầu kênh và phân phối cho các hộ

sử dụng nước trong phạm vi phục vụ của cấp kênh đó Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) khai thác công trình thuỷ lợi đóng vai trò nhà cung cấp dịch vụ nước,

họ cung cấp nước đến đầu một cấp kênh nào đó

b TCDN quản lý một hệ thống tưới hoặc nhiều hệ thống tưới quy mô nhỏ, công trình đầu mối lấy nước từ các công trình tạo nguồn Các DNNN có nhiệm vụ lấy nước từ các công trình lớn (hồ chứa, đập dâng, cống vùng triều ) để tạo nguồn cho các công trình của TCDN

c TCDN quản lý các công trình độc lập không phục thuộc vào nguồn nước của DNNN mà lấy nước trực tiếp từ nguồn nước thiên nhiên như sông, suối Dạng này phổ biến ở trung du miền núi với các hồ đập vừa và nhỏ, hoặc các trạm bơm điện nhỏ ở đồng bằng

Trong ba hình thức TCDN trên đều là Tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở Họ

phải làm nhiệm vụ quản lý vận hành phân phối nước trong phạm vi của cấp

Trang 37

kênh hoặc công trình đó, đồng thời là người sử dụng nước họ có nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sử dụng nước mặt ruộng

* Tổ chức dùng nước đóng vai trò chính trong nâng cao hiệu quả của hệ thống

tưới góp phần bảo đảm an ninh lương thực

Các công ty thuỷ nông xét trong góc độ quản lý công trình thuỷ lợi họ chỉ có nhiệm vụ vận hành phân phối, duy tu bảo dưỡng công trình nhằm giảm tới mức thấp nhất lượng nước tổn thất trên toàn bộ hệ thống Xét về góc độ hiệu quả hoạt

động của hệ thống tưới, họ chỉ chịu trách nhiệm một số chỉ tiêu nhất định như hiệu quả của các công trình, hiệu quả sử dụng nước trên hệ thống Trong thực tế DNNN ít hoặc không chú ý tới hiệu quả tưới do vậy hạn chế trong việc tìm ra các biện pháp quản lý hữu hiệu

Trong khi đó là người dùng nước, nông dân phải phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp (bố trí cây trồng thời vụ, chọn giống cây trồng) với việc sử dụng nước Họ

là người quyết định phần lớn hiệu quả của hệ thống tưới Với các tổ chức dùng nước ở hình thức hai và ba họ phải đảm nhiệm công việc như DNNN và công việc của TCDN Hiệu quả của hệ thống tưới do chính tổ chức dùng nước quyết định

• Mục tiêu của thiết lập TCDN

Là nhằm phát triển hình thức tổ chức bền vững của những người dùng nước Họ không chỉ giải quyết những vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tưới mà tiến tới sẽ thực hiện các chương trình khác nhau trong cộng đồng như phân chia nguồn vốn vay, chương trình cải tiến giống cây trồng vật nuôi trên cơ sở những nguyên tắc nội quy của Hội

Trang 38

- Người dùng nước tự nguyện tham gia TCDN, Điều lệ và Quy chế của TCDN

do chính người dùng nước thiết lập nên Quyền sử dụng nước và trách nhiệm của người hưởng lợi được thừa nhận trong quy chế

- Tổ chức của người dùng nước được trao đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm quản lý một phần hoặc toàn bộ hệ thống tưới (phụ thuộc vào quy mô công trình và khả năng quản lý của tổ chức đó)

- Tổ chức dùng nước được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.Tổ chức của những người dùng nước hoạt động trong khuôn khổ chính sách, được pháp luật bảo hộ và Nhà nước hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật khi cần thiết

- Quyền tham gia vào quá trình ra quyết định, quá trình giám sát được tôn trọng

và bảo đảm Nó được thể hiện trong quy chế hoạt động thuỷ nông hoặc điều lệ của tổ chức người dùng nước

- Người dùng nước thiết lập các mục tiêu cho việc xây dựng hệ thống tưới mới hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống tưới đã bị hư hỏng xuống cấp Huy động khả năng đóng góp và chỉ ra được những gì cần thiết phải cải tiến hoặc thiết kế cho phù hợp để giảm đi những khó khăn trong giai đoạn vận hành quản lý

- Có mối liên hệ chặt chẽ giữa tổ chức người dùng nước với các cơ quan có liên quan Mối quan hệ về kỹ thuật với các công ty quản lý thuỷ nông được coi trọng để tranh thủ sự giúp đỡ của họ Sự liên kết chặt chẽ trên cũng là tạo điều kiện để Nhà nước có thể hỗ trợ tốt hơn các tổ chức dùng nước địa phương

- Thực hiện tốt công tác giám sát và đánh giá: Công tác giám sát được làm thường xuyên bởi ban giám sát, hoặc cán bộ phụ trách giám sát của Hội Việc giám sát được thực hiện đối với tất cả các hoạt động của quản lý thuỷ nông từ việc phân phối nước đến việc đóng góp của người hưởng lợi

- Tổ chức dùng nước có thể phát triển với quy mô lớn hơn, mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực khác và trở thành một tổ chức kinh tế vững mạnh

Trang 39

- Các tổ cchuyên môn giúp việc cho Ban quản lý như : Tổ Tài chính, tổ Giám sát, tổ Thuỷ nông, Tổ sản xuất v.v Số lượng thành viên trong tổ cũng phụ thuộc vào số thành viên của Tổ chức dùng nước và quy mô hệ thống tưới Trong trường hợp Tổ chức dùng nước có quy mô nhỏ thì Trưởng, Phó ban quản lý có thể kiêm nhiệm phụ trách các tổ chuyên môn này

- Các tổ ( hoặc nhóm ) dùng nước là đơn vị dùng nước cấp dưới của Tổ chức dùng nước Các tổ này có 1 tổ trưởng và 1 tổ phó (nếu thấy cần thiết)

• Tính bền vững của TCDN

Tính bền vững của TCDN được thể hiện như sau:

- Cơ sở vật chất của hệ thống tưới được xây dựng và quản lý tốt đảm bảo giữ nước, vận chuyển nước tới đồng ruộng để vận hành, bảo dưỡng và quản lý

Tổ dùng nước

Hộ dùng nước

Hộ dùng nước

Trang 40

- Tổ chức của những người dùng nước hoạt động mạnh, có điều lệ và quy chế rõ ràng, các hoạt động trong quản lý và vận hành sửa chữa tốt, các mâu thuẫn trong nội bộ người dùng nước được giải quyết tốt

- Có nguồn tài chính đảm bảo cho tất cả các hoạt động của hội dùng nước cũng như nhu cầu nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng vận hành hệ thống trong đó coi trọng những nguồn thu từ những người hưởng lợi đóng góp

- Nâng cao được hiệu quả của hệ thống tưới, đảm bảo các mục tiêu ban đầu đề

ra Đây là mục tiêu cơ bản của việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi cũng như thành lập tổ chức của những người dùng nước Những người hưởng lợi có được những lợi ích mà họ mong đợi từ hệ thống tưới Vấn đề về môi trường, xã hội

được giải quyết tốt trong quá trình hoạt động của hội, và cuối cùng là đời sống của cộng đồng được nâng cao

• Điều kiện để phát triển bền vững TCDN

- Có chính sách phù hợp thúc đẩy mô hình quản lý thuỷ nông cơ sở hoạt động

và phát triển Tổ chức dùng nước thành lập và hoạt động phải dựa trên cơ sở những văn bản mang tính pháp lý của nhà nước và quy chế của tổ chức dùng nước đó Đây là vấn đề tiên quyết để phát triển Quản lý thuỷ nông cơ sở có tham gia của nông dân ở Việt Nam và đảm bảo đạt được mục đích của nó

- Việc chuyển giao toàn bộ hay từng phần công trình cho nông dân có những mặt tiêu cực và tích cực của nó Nếu chính sách không hoàn thiện, cộng với phương pháp triển khai và thực hành không tốt sẽ không mang lại kết quả như trông đợi

- Trao quyền quản lý một phần hoặc toàn bộ hệ thống tưới cho tổ chức quản lý thuỷ nông cơ sở Việc trao quyền quản lý một phần hay toàn bộ hệ thống tưới phụ thuộc vào quy mô công trình cũng như năng lực của tổ chức dùng nước Bước đầu có thể quản lý một cấp kênh nào đó, nhưng khi đã có kinh nghiệm, trình độ tổ chức và quản lý được nâng cao thì tổ chức dùng nước có thể nhận toàn bộ hệ thống

- Thiết lập nên những phương pháp, nội dung quy chế hoạt động mà qua đó người nông dân được tham gia vào quá trình hình thành và ra các quyết định

Ngày đăng: 15/05/2014, 14:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Bộ kế hoạch đầu t− : “ Dự án cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn dựa vào cộng đồng” - Năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn dựa vào cộng đồng
2- Bộ giao thông vận tải : “ T− vấn giám sát xây dựng công trình giao thông” - N¨m 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: T− vấn giám sát xây dựng công trình giao thông
3- Bộ giao thông vận tải : “ Sổ tay cán bộ giao thông nông thôn” - Năm 1992 4- Bộ giao thông vận tải : “ Nghiên cứu chiến l−ợc giao thông nông thôn” - Năm2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay cán bộ giao thông nông thôn” - Năm 1992 4- Bộ giao thông vận tải : “ Nghiên cứu chiến l−ợc giao thông nông thôn
5- Bộ xây dựng - Trung tâm phát triển nông thôn : “ Cẩm nang các công nghệ thích hợp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn” - Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang các công nghệ thích hợp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
6- Bộ phát triển quốc tế Anh : “ Nghiên cứu có sự tham gia của ng−ời dân về tác động của giao thông nông thôn đến tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghÌo” - N¨m 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu có sự tham gia của ng−ời dân về tác động của giao thông nông thôn đến tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghÌo
7- Oxfam Anh : “ Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào công đồng – Bài học kinh nghiệm” - Năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào công đồng – Bài học kinh nghiệm
8- Trung tâm t− vấn phát triển giao thông vận tải - Tr−ờng Đại học giao thông vận tải : “ Hướng dẫn đào tạo giám sát viên cho các công trình xây dựng và duy tu đường bằng lao động thủ công” - Năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn đào tạo giám sát viên cho các công trình xây dựng và duy tu đường bằng lao động thủ công

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Các bước xây dựng chính sách - các giải pháp nâng cao hiệu qủa của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp , nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Sơ đồ 1 Các bước xây dựng chính sách (Trang 66)
Sơ đồ 2: Phương pháp tiếp cận XD chính sách QLTNCS cấp tỉnh - các giải pháp nâng cao hiệu qủa của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp , nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Sơ đồ 2 Phương pháp tiếp cận XD chính sách QLTNCS cấp tỉnh (Trang 67)
Bảng 2-1: Tổng số và  số hộ nối điện năm 1999 và 2010 - các giải pháp nâng cao hiệu qủa của kết cấu hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp , nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Bảng 2 1: Tổng số và số hộ nối điện năm 1999 và 2010 (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w