1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

6 572 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 88 KB

Nội dung

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ - TỔ CHỨC CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ SOME ECONOMICAL – ORGANIZED SOLUTIONS TO DEVELOP FRUIT PRODUCTION IN PHU THO PROVINCE Ths. Nguyễn Thị Thu Hương, Ths. Đỗ Ngọc Sơn, Ths. Trần Thị Bích Nhân, CN. Nguyễn Ngọc Quế Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nông nghiệp vẫn được coi là một trong những ngành chủ chốt và hứa hẹn nhất đối với vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới. Đây cũng là ngành duy trì được sự ổn định của nền kinh tế và đón nhận lượng lao động nhiều nhất mỗi khi có biến động xấu của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Phát triển sản xuất trái cây trọng điểm ở những vùng có lợi thế so sánh là góp phần phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả, và đây cũng chính là hành động cụ thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách lâu dài của Đảng và Chính phủ trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Hiện nay tỉnh Phú Thọ và các địa phương được lựa chọn trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh đã thực hiện khá nhiều giải pháp như: quy hoạch và thực hiện quy hoạch, quản lý các khoản mục chi phí, đầu tư xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường Tuy vậy, các giải pháp kinh tế tổ chức này chưa được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả đem lại từ các giải pháp chưa cao. SUMMARY Agriculture is considered one of the key sectors and for poverty alleviation issues in many countries around the world. This is also the sector to maintain stability of the economy and welcome labor whenever there is bad impact from the regional and global economy. Production of fruit development in key areas of comparative advantage is to contribute to sustainable economic development, efficiency, and this is also the specific actions in the implementation of the policy, long-term policy of Party and the Government in agriculture and rural development. Currently Phu Tho province and selected locals have implemented some solutions, such as: planning and implementation of the planning, management expenses, construction investment business performance, market development However, the solutions of economic organization have not been done in a coordinated; the efficient giving from the solutions is not very good. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp vẫn được coi là một trong những ngành chủ chốt và hứa hẹn nhất đối với vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nhiều nước trên thế giới (WB, 2008), mặc dù, sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào tạo việc làm đang có xu hướng giảm mạnh. Ở rất nhiều nước, nông 1 nghiệp vẫn tiếp tục là ngành đem lại sinh kế chính, là nguồn tạo việc làm lớn thứ hai, chỉ sau ngành dịch vụ (với khả năng tạo việc làm cho khoảng 1 tỷ lao động). Thậm chí, trong một số giai đoạn nhất định, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, nông nghiệp được coi là ngành có thể hấp thụ được một số ít lực lượng lao động bị sa thải ở các ngành khác. Là một tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, Phú Thọ được chọn là vùng trọng điểm để phát triển các loại trái cây đặc sản có lợi thế so sánh và đã có chỉ dẫn địa lý như: bưởi Đoan Hùng, hồng không hạt Gia Thanh Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ,Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/7/2008, Phú Thọ cần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sánh với cây ăn quả đặc sản của tỉnh. Trong những năm qua tỉnhđịa phương đã thực hiện không ít giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất các loại trái cây đặc sản này như giải pháp quy hoạch, giải pháp xây dựng và hoàn thiện thương hiệu, xây dựng các dự án trọng điểm với các mô hình trình diễn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các vấn đề tồn tại đó là việc thực hiện các giải pháp kinh tế tổ chức để phát triển sản xuất cây ăn quả chưa có hiệu quả dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả trọng điểm chưa cao, nguồn cung và thị trường tiêu thụ trái cây không ổn định, thu nhập của hộ dân từ hoạt động trồng trái cây còn thấp, 1.2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số giải pháp kinh tế-tổ chức chủ yếu phát triển cây bưởi Đoan Hùng và cây hồng Gia Thanh Phú Thọ. 1.2.2. Nội dung nghiên cứu + Khái quát về những giải pháp kinh tế tổ chức chủ yếu phát triển cây ăn quả. + Nghiên cứu về thực trạng thực hiện những giải pháp kinh tế-tổ chức chủ yếu phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trên địa bàn tỉnh, trong đó chủ yếu nghiên cứu cây bưởi Đoan Hùng, hồng không hạt Gia Thanh. + Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và hoàn thiện giải pháp kinh tế-tổ chức phát triển cây ăn quả trong thời gian tới. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu - Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp tiếp cận: Tiếp cận theo hai khu vực công và tư, tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo lợi thế so sánh, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận nhóm hộ. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp tiếp cận khác như tiếp cận kế thừa, tiếp cận thực tế - Đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đo lường kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để nuôi sống con người mà không có một ngành sản xuất nào có thể thay thế. Tuy vậy, để ngành nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng phát triển cần thực hiện tốt các giải pháp kinh tế-tổ chức tức là việc bố 2 trí sắp xếp các hoạt động sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xã hội thành một chỉnh thể, có trật tự có hiệu quả tốt nhất trong điều kiện giới hạn về nguồn lực sức người, sức của, thời gian… Trong phát triển sản xuất cây ăn quả trọng điểm tại Phú Thọ, các giải pháp được đưa ra từ nhiều năm nay nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập là cơ sở để nâng cao mức sống của người trồng trái cây. Các giải pháp gồm có các giải pháp về kinh tế như: quản lý chặt chẽ và cân đối các khoản mục chi phí phát sinh, theo dõi kết quả và hiệu quả kinh tế và các giải pháp về tổ chức: quy hoạch vùng sản xuất, thiết kế cấu trúc vườn cây ăn quả, tổ chức tiêu thụ các sản phẩm quả… Các giải pháp kinh tế tổ chức nhằm phát triển cây ăn quả trên địa bàn mặc dù đã thực hiện, song kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy đòi hỏi địa phương và các chủ thể cần nghiên cứu đánh giá lại nhằm sắp xếp, hoàn thiện các giải pháp thành cơ cấu trật tự và thực hiện một cách có hiệu quả. 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Phú Thọtỉnh nằm ở khu vực trung du Bắc bộ, chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc. Toạ độ địa lý của tỉnh nằm từ 20 0 55 ’ đến 21 0 43 ’ vĩ độ Bắc, 104 0 48 ’ đến 105 0 27 ’ kinh độ Đông. Nằm ở vị trí này Phú Thọ có thế mạnh lớn về trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả đặc sản như cây Bưởi, Hồng,…ở các huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh như Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, thành phố Việt Trì. Bên cạnh đó, tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và việc thông thương đường bộ, đường thuỷ với các tỉnh lân cận rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 3.519,65 km 2 gồm 13 huyện, thành thị với dân số 1.322.652 người. Tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, không có núi cao mà chủ yếuđịa hình đồi núi thấp, đồng bằng và thung lũng. Địa hình nhìn chung thấp dần từ tây sang đông, vùng đồi có hướng Tây Bắc – Đông Nam, đồi núi chiếm đại bộ phận lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm một diện tích nhỏ ở phía Nam tỉnh ven sông Hồng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,9 o C từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng lạnh nhất trong năm tập trung 58% xảy ra vào tháng 1; 20% - 30% tháng lạnh nhất tập trung vào tháng 12 và 14% tập trung vào tháng 2. Phú Thọ có ba con sông chảy qua: sông Hồng, sông Lô, sông Đà với thành phố Việt Trì – thành phố ngã ba sông. Hướng chảy của sông phù hợp với hướng của địa hình. Các sông nhỏ đổ vào sông lớn theo các vĩ tuyến. Các con sông này là nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng dồi dào cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất trái cây nói riêng. 2.2. Thực trạng thực hiện những giải pháp kinh tế - tổ chức chủ yếu nhằm phát triển cây ăn quả tại tỉnh phú thọ 2.2.1. Thực trạng giải pháp quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng trồng cây ăn quả hàng hóa của tỉnh Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định. Vùng nông thôn rộng lớn và phức tạp do đó phát triển 3 nông thôn, phát triển cây ăn quả gồm nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, điều kiện thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như những yếu tố đầu vào (các nguồn lực) của mọi hoạt động xã hội đều có những hạn chế nhất định. Các nguồn lực trong thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển…và đời sống luôn luôn hạn chế, đòi hỏi chúng ta phải xem xét, sử dụng như thế nào cho hiệu quả cao nhất. Do đó, công tác quy cần được nghiên cứu kỹ và sâu hơn về động thái phát triển của mọi nhân tố, việc sử dụng nguồn lực và hệ quả của nó từ đó đưa ra chương trình, giải pháp để đáp ứng được nhu cầu xã hội. * Nguồn nhân lực: phần lớn sản xuất bưởi ở Đoan Hùng và hồng ở Gia Thanh chưa được cơ giới hóa, lao động thủ công chiếm tỷ lệ cao trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Do lực lượng lao động ở đây đang có xu hướng chuyển dịch ra thành phố, lao động trồng cây ăn quả chuyển sang lao động công nghiệp nên nguồn cung lao động giảm, giá thuê lao động tăng, làm chi phí của người trồng cây ăn quả tăng. Ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc và mở rộng diện tích, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cung trái cây ra thị trường. * Nguồn lực về vốn và cơ sở vật chất Công tác quy hoạch tổng thể phải bao gồm nhiều bộ phận tương tác và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng. Quy hoạch tổng thể lấy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội làm mục tiêu và các quan điểm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường làm phương hướng xây dựng chương trình hành động cho sự phát triển. Tại các huyện trồng cây ăn quả trọng điểm đều có các dự án xây dựng cơ sở vật chất phục phụ phát triển nông thôn nói chung và phát triển cây ăn quả nói riêng. Tuy vậy, các dự án phần lớn chỉ tập trung vào khu trung tâm, thị trấn và ven các con đường quốc lộ lớn. Theo quyết định 3034/QĐ-UB của chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phê duyện quy hoạch diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 20.000ha với sản lượng 200.000tấn; trong đó xuất khẩu 100.000tấn. Cây ăn quả chủ lực gồm bưởi, hồng Gia không hạt, dứa chiếm 65% diện tích. Vùng sản xuất tập trung gồm các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ và Thành Phố Việt Trì. Tuy vậy, thực tế đến năm 2010 tổng diện tích các loại cây ăn quả toàn tỉnh chỉ đạt 10.247ha, các loại cây ăn quả chủ lực chiếm 32,14% tổng diện tích trồng cây ăn quả. 2.2.2. Thực trạng thực hiện giải pháp quản lý các khoản mục chi phí sản xuất cây ăn quả của tỉnh Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản tiêu hao các nguồn lực trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Quản lý tốt các khoản mục chi phí nhằm không ngừng tiết kiệm chi phí là cơ sở hạ giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối tượng lao động ở đây chính là cây ăn quả có các đặc điểm sinh trưởng và phát triển riêng, do đó trong công tác đầu tư chi phí giữa thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh phải có sự cân đối. 4 Bảng: Mức đầu tư vốn sản xuất bưởi, hồng qua một số điểm điều tra năm 2010 ĐVT:1000đ/ha Xã điều tra Mức đầu tư bình quân bưởi KTCB KD Nhóm hộ đầu tư cao Nhóm hộ đầu tư Trung bình Nhóm hộ đầu tư thấp KTCB KD KTCB KD KTCB KD Thôn 5 41.015,9 26.674,6 52.644,3 30.096,5 42.427,3 26.198,4 30.893,1 23.728,9 Thôn 6 40.798,2 27.222,4 52.438,4 31.213,2 42.098,5 27.986,4 30.761,4 22.467,7 Thôn 7 40.761,1 27.328,6 51.441,1 30.916,7 43.125,6 27.610,1 30.527,6 23.458,9 Thôn 8 40.891,7 26.704,8 52.432,9 29.046,9 40.812,6 26.128,9 31.952,6 24.938,7 Thôn 9 41.401,0 27.237,0 53.322,7 31.831,8 43.128,9 25.421,5 30.856,8 24457,8 hồng Gia Thanh Khu 1 42.770,9 15.745,77 54.957,1 18.498,4 42.986,4 16.110,6 33.120,1 12.628,3 Khu 2 42.700,4 16.157,83 53.472,9 19.112,2 42.663,5 17.118,5 34.127,7 12.242,8 Khu 3 42.282,2 15.466,37 53.884,7 17.336,7 42.409,7 17.145,8 33.078,1 11.916,6 Khu 4 43.403,6 15.523,30 59.427,4 18.118,8 40.128,9 16.232,6 34.287,3 12.218,5 Khu 5 41.017,8 15.345,83 56.064,3 17.062,8 40.021,1 17.217,9 30.756,8 11.756,8 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu cho thấy, đối với việc phát triển sản xuất trái cây ở các mức đầu tư khác nhau chắc chắn cây trồng cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Song cần đầu tư ở mức nào thì hiệu quả kinh tế tối ưu, đối với hộ đầu tư cao và trung bình tuy đã chú trọng đến đầu tư thời kỳ KTCB và kinh doanh song tỷ lệ chi phí ở thời kỳ kinh doanh vẫn thấp hơn nhiều so với đầu tư kiến thiết cơ bản. Vì vậy, tiềm năng khai thác chưa triệt để về năng suất, chất lượng quả thu được chưa cao do việc bù đắp lại các chất dinh dưỡng bị lấy đi sau thu hoạch. Đối với nhóm hộ đầu tư thấp, do thiếu vốn, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất cây hàng năm, cây lương thực, nên diện tích còn nhiều chưa tập trung để trồng cây ăn quả, thiếu kinh nghiệm sản xuất và trang thiết bị, kỹ thuật còn thiếu. Do đó, các hộ đầu tư thấp cần xác định diện tích bố trí cây trồng hợp lý với khả năng hiện có của mình. 3. KẾT LUẬN Thực hiện những giải pháp kinh tế tổ chức chủ yếu nhằm phát triển cây ăn quả trọng điểm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không thể trong một sớm một chiều có thể thực hiện tốt được. Bởi vậy, việc điều tra, đánh giá, nghiên cứu và sắp xếp lại các giải pháp một cách có hệ thống là rất cần thiết nhằm nâng cao mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp và cây ăn quả của con người. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, để đạt được hiệu quả kinh tế nhất định phải có sự gắn kết của các nhà, nhà chính sách, nhà khoa học, nhà kinh, nhà nông và của 5 toàn xã hội nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng đất. Phú Thọ nằm trong vùng có lợi thế trong việc sản xuất trái cây đặc sản vì vậy cần phải hoàn thiện thực hiện tốt các giải pháp kinh tế tổ chức một cách đồng bộ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển vùng nông thôn miền núi. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cục Thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê 2006-2010. [2]. David Colman (1994), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Đinh Văn Ngọc (2008), Phát triển cây ăn quả đặc sản, Tạp chí Hoạt động khoa học (8.2008). [4]. Quyết định số: 99/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 6 . in agriculture and rural development. Currently Phu Tho province and selected locals have implemented some solutions, such as: planning and implementation of the planning, management expenses,. comparative advantage is to contribute to sustainable economic development, efficiency, and this is also the specific actions in the implementation of the policy, long-term policy of Party and the. NHỮNG GIẢI PHÁP KINH TẾ - TỔ CHỨC CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ SOME ECONOMICAL – ORGANIZED SOLUTIONS TO DEVELOP FRUIT PRODUCTION IN PHU THO PROVINCE Ths.

Ngày đăng: 15/05/2014, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w