Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
1,46 MB
Nội dung
Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp khác nhau thì ngành công nghiệp dầu thực vật cũng có những tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Sở dĩ có sự phát triển trên là do dầu thực vật có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và trong công nghiệp. Khi hàng ngàn tấn dầu được sản xuất ra mỗi ngày cũng đồng nghĩa với việc đã có một lượng lớn cặn dầu thải ra. Đời sống càng cao, công nghiệp dầu thực vật càng phát triển, lượng dầu phế thải càng tăng, gây ô nhiễm môi trường. Việc xử lý ô nhiễm môi trường do cặn dầu tạo ra là một vấn đề rất cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn rất cao. Rất nhiều nghiên cứu chuyển hoá dầu thực vật thành các sản phẩm ngoài thực phẩm, tuy nhiên chưa có nhiều các công trình nghiên cứu xử lý dầu thực vật phế thải hoặc chuyển hoá chúng thành các sản phẩm hữu ích, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do đó trong nội dung nghiên cứu của đề tài tôi xin trình bày một nghiên cứu mới: nghiên cứu, xử lý nhằm chuyển hoá dầu thực vật phế thải thành các metyl este của axit béo dùng trong sản xuất biodiesel và giảm thiểu ô nhiễm môi trưòng. SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 1 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về dầu thực vật và dầu thực vật phế thải 1.1.1. Sử dụng dầu thực vật Dầu thực vật là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Hàng năm trên thế giới có một lượng lớn ấn phẩm về các công trình nghiên cứu về ứng dụng của dầu thực vật được công bố. Ở nước ta hơn 10 năm trở lại đây mới có một số công trình nghiêu cứu về dầu thực vật được công bố, chủ yếu trong công nghiệp sơn, hương liệu mỹ phẩm, nhựa, chất hoạt động bề mặt, trong ngành dệt nhuộm, công nghiệp sản xuẩt dầu mỡ bôi trơn và phụ gia, dung dịch khoan…Đặc biệt từ dầu thực vật có thể dùng sản xuất nhiên liệu dùng cho động cơ diesel (gọi là biodiesel). Việc sử dụng biodiesel làm giảm một cách đáng kể lượng khí thải độc hại cho môi trường, đồng thời cũng mở rộng nguồn năng lượng mới cho con người. Hiện nay dầu thực vật vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế. Trên thế giới, việc sử dụng biodiesel được sản xuất từ dầu thực vật tăng mạnh trong những năm gần đây như ở các nước Châu Âu: Pháp, Đức, Mỹ, Australia…Các loại dầu thực vật có thể dùng sản xuất biodiesel là: dầu đậu nành, dầu cọ, dầu thầu dầu, dầu bông, dầu dừa, dầu hướng dương, dầu sở… 1.1.2. Giới thiệu một số loại dầu thông dụng • Dầu đậu nành: Dầu đậu nành tinh khiết có màu vàng sáng, thành phần axít béo của nó là axít linoleic (50- 70 %), oleic (23-29%). Dầu đậu nành được sử dụng nhiều làm thực phẩm. Ngoài ra dầu đậu nành đã tinh luyện được dùng làm nguyên liệu sản xuất margarin. Từ dầu đậu nành tách SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 2 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội được texetin dùng trong dược liệu, trong sản xuất bánh kẹo. Dầu đậu nành còn được dùng để sản xuất sơn, vecni, xà phòng [3,4]…và đặc biệt có thể sản xuất biodiesel. • Dầu dừa: Dừa là một loại cây nhiệt đới được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh. Ở Việt Nam dầu dừa được trồng nhiêù ở Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên, Bến Tre…Dừa là cây sinh trưởng lâu năm, thích hợp với khí hậu nắng ấm, có thể trồng được ở các nơi nước mặn, lợ, chua…Trong dầu dừa có chứa các axít béo loric (44-52%), mitristic(13-19%), panmitic(7.5-10.5%) [2,3,4]. Hàm lượng các chất béo không no rất ít. Dầu dừa được sử dụng nhiều làm thực phẩm và cũng là nguyên liệu tốt để sản xuất xà phòng và nhiên liệu biodisel. Ở Việt Nam, dầu dừa được sử dụng vào để sản xuất một số thực phẩm. Tuy nhiên, lượng dầu dừa sử dụng trong lĩnh vực này không nhiều, chỉ khoảng 15-20% tổng lượng dầu sản xuất được. Lượng còn lại chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch qua Trung Quốc song cũng không ổn định về số lượng cũng như chất lượng. Vì thế cần chú ý tìm hướng sử dụng vào mục đích công nghiệp. • Dầu sở: Cây sở là một cây lâu năm được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta sở được trồng nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Thành phần axít béo của dầu sở bao gồm axít oleic (>60%), axít linoleic (15-24%) và axít panmitric (15-26%). Dầu sở sau khi tách saponil dùng làm dầu thực phẩm rất tốt. Ngoài ra dầu sở còn được dung rộng rãi trong công nghiệp xà phòng, mỹ phẩm…Dầu sở cũng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất biodiesel. • Dầu cọ: Cọ là một cây nhiệt đới được trồng nhiều ở Chilê, Ghana, Tây Châu Phi, một số nước ở Châu Âu và một số nước ở Châu Á. Từ cây cọ có thể sản xuất được 2 loại dầu khác nhau: dầu nhân cọ và dầu từ SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 3 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội cùi của quả cọ. Dầu nhân cọ có màu trắng và dầu cùi có màu vàng. Thành phần axit béo của chung cũng rất khác nhau. Dầu cùi cọ là loại thực phẩm tốt dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành bơ, mỡ thực vật. Dầu cùi cọ có chứa nhiều caroten nên được dùng để sản xuất chất tiền sinh tố A. Dầu xấu có thể dùng để sản xuất xà phòng hoặc dùng trong ngành luyện kim. Dầu nhân cọ có công dụng trong ngành thực phẩm bánh kẹo và xà phòng[2,3,4]. Cả 2 loại dầu này đều có thể làm nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel. • Dầu bông: Bông là loại cây trồng một năm. Trong dầu bông có sắc tố carotenoit và đặc biệt là gossipol và các dẫn xuất của nó làm cho dầu bông có mầu đặc biệt: màu đen hoặc nâu sẫm. Gassipol là 1 độc tố mạnh. Hiện nay dùng phương pháp tinh chế bằng kiềm hoặc axít antranilic có thể tách được gassipol chuyển thành dầu thực phẩm [2]. Dầu bông cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel. • Dầu hướng dương: Hướng dương là loại cây hoa 1 năm và hiện nay được trồng nhiều ở xứ lạnh như Châu Âu, châu Mỹ, châu Á, và đặc biệt là Liên Xô (chiếm 90 % sản lượng của thế giới). Đây là loại có hàm lượng dầu cao và đem lại sản lượng cao. Dầu hướng dương có mùi vị đặc trưng và có màu từ vàng sáng đến đỏ. Dầu hướng dưong chứa nhiều protein nên là sản phẩm rất quý nuôi dưỡng con người [2,3,4]. Ngoài ra, dầu hướng dương cũng là nguyên liệu rất tốt để sản xuất biodiesel. • Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu hay còn gọi là dầu ve được lấy từ hạt quả của cây thầu dầu. Cây thầu dầu được trồng nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những nước sản xuất thầu dầu là Braxin (36%), Ấn Độ (6%), Trung Quốc, Liên Xô cũ, Thái Lan. Tại Việt Nam, thầu dầu được trồng nhiều ở vùng trung du Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, hiện nay dầu thầu dầu Việt Nam vẫn phải nhập nhiều từ Trung Quốc. Dầu thầu dầu là SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 4 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội loại dầu không khô, chỉ số iod từ 80-90, tỉ trọng lớn, tan trong ankan, không tan trong xăng và dầu hoả. Hơn nữa, do độ nhớt của dầu thầu dầu cao hơn so với các loại dầu khác nên ngay từ đầu đã được sử dụng trong công nghiệp dầu mỡ bôi trơn. Hiện nay dầu thầu dầu vẫn là loại dầu nhờn cao cấp dùng trong động cơ máy bay, xe lửa và các máy có tốc độ cao, trong dầu phanh. Dầu thầu dầu được dùng trong các lĩnh vực như: trong y tế được dùng làm thuốc tẩy; trong công nghệ hương liệu và mỹ phẩm; trong công nghiệp chất dẻo, làm giấy than, giấy nến và mực in; trong công nghệ dệt nhuộm, thuộc da; công nghiệp sơn và công nghiệp bôi trơn . Nói chung các quá trình hoá học và ứng dụng có khác biệt đối với từng loại dầu thực vật, nhưng hầu như tất cả các loại dầu thực vật đều có thể là nguyên liệu để sản xuất biodiesel pha trộn với nhiên liệu diesel làm giảm đáng kể các khí độc hại trong khí thải như SO 2 , NO x , CO… đồng thời có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu khoáng. Ở nước ta rất thích hợp với các loại cây lấy dầu này, vốn đầu tư lại ít, rất thuận tiện cho ngành sản xuất dầu thực vật. Ngành sản xuất các loại dầu thực vật phát triển, cung cấp sản lượng lớn và ổn định sẽ cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất biodiesel rất có ý nghĩa về bảo vệ môi trường, kinh tế. SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 5 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 1.1.3. Quá trình chế biến dầu thực vật Hình 1.1: Sơ đồ quá trình chế biến dầu thực vật SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 6 Cặn dầu (thu hồi photphatit) (Thu hồi dầu và axit béo) Rửa dầu Sấy Tẩy màu Lọc Tẩy mùi Làm nguội Nước rửa (Thu hồi dầu) Cặn hấp phụ (Thu hồi dầu) Hơi nước quá nhiệt Dầu tinh luyện Đất và than hoạt tính Dd NaCl H 2 O Lắng, lọc Hydrat hoá Trung hoà Cặn hydrat hoá Cặn xà phòng Dầu thô H 2 O Dd NaCl Dd NaOH Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Sau quá trình chế biến ta thu được dầu sạch có thể sử dụng với các mục đích thực phẩm hoặc kỹ thuật. Phần cặn còn lại chứa nhiều các tạp chất cơ học và hoá học không phù hợp với các mục đích trên. Các tạp chất có trong cặn dầu thường là các chất photpholipit, sáp, hydrocacbua, axit béo tự do, tạp chất vô cơ, các chất protein, các gluxit, các hợp chất gây màu và mùi. Phần cặn này khó phân huỷ và dễ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần phải được thu hồi và nghiên cứu xử lý để tạo ra những sản phẩm có giá trị và làm giảm ô nhiễm môi trường. Do có chứa các chất tương tự như dầu thực vật sạch nên cặn dầu cũng có thể chuyển hoá tạo biodiesel. 1.1.4. Thực trạng cung cấp dầu nguyên liệu ở Việt Nam Ngành dầu thực vật là ngành công nghiệp còn rất non trẻ, mới được phát triển trong thời gian gần đây. Sự phát triển nguồn nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất lượng lớn còn chưa được chú trọng một cách thích đáng, mặc dù Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp để phát triển cây có dầu. Nhìn chung cây có dầu ở Việt Nam có vài chục loại và sản phẩm được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Số liệu năm 2001 cho thấy việc sử dụng nguyên liệu trong nước mới sản xuất được 30,6 ngàn tấn dầu thực vật thô, chủ yếu là dầu dừa, các loại khác chưa sản xuất được nhiều. SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 7 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Bảng I.1: Tình hình sản xuất dầu thực vật thô năm 2001 Đơn vị: 1000 tấn Loại dầu Sản lượng Dầu lạc 2,03 Dầu dừa 22,33 Dầu vừng 1,80 Dầu cám 1,80 Dầu trẩu 0,20 Dầu bông 0,74 Dầu vỏ điều 1,70 Tổng 30,60 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Viện chiến lược chính sách công nghiệp 1.1.5. Thành phần hóa học của dầu thực vật [3,4] Các loại dầu khác nhau thì có thành phần hóa học khác nhau. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu của dầu thực vật là các triglyxerit, nó là este tạo thành từ axit béo có phân tử lượng lớn và glyxerin (chiếm 95-97%). Công thức cấu tạo chung của nó là: R 1 , R 2 , R 3 là các gốc hydrocacbon của axít béo, khi chúng có cấu tạo giống nhau thì gọi là glyxerit đồng nhất, nếu khác nhau thì gọi là glyxerit hỗn tạp. Các gốc R có chứa từ 8 đến 22 nguyên tử cacbon. Đại bộ phận dầu thực vật có thành phần glyxerit dạng hỗn tạp. SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 8 R 1 COOCH 2 R 3 COOCH 2 R 2 COOCH Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội Thành phần khác của dầu thực vật đó là các axit béo. Các axit béo có trong dầu thực vật đại bộ phận ở dạng kết hợp trong glyxerit và một lượng nhỏ ở trạng thái tự do. Thường axit béo sinh ra từ dầu mỡ có thể vào khoảng 95% so với trọng lượng dầu mỡ ban đầu. Về cấu tạo, axit béo là những axit cacboxylic mạch thẳng có cấu tạo khoảng 6-30 nguyên tử cacbon. Các axit lúc này có thể no hoặc không no. Có thể tham khảo thành phần % của các axit béo của các loại dầu thực vật khác nhau ở bảng I.2 Bảng I.2: Các thành phần axit béo của các mẫu dầu thực vật % Loại dầu C16:0 C16:1 C18:0 C18:1 C18:2 C18:3 Khác Dầu bông 28.7 0 0.9 13.0 57.4 0 0 Dầu hướng dương 6.4 0.1 2.9 17.7 72.9 0 0 Dầu cọ 42.6 0.3 4.4 40.5 10.1 0.2 1.1 Dầu thầu dầu 1.1 0 3.1 4.9 1.3 0 89.6 Dầu đậu nành 13.9 0.3 2.1 23.2 56.2 4.3 0 Dầu lạc 11.4 0 2.4 48.3 32.0 0.9 4.0 Dầu dừa 9.7 0.1 3.0 6.9 2.2 0 65.7 Dầu sở 13-15 - 0.4 74-87 10-14 - - Một thành phần nữa trong dầu thực vật là glyxerin, nó tồn tại ở dạng kết hợp trong glyxerit. Glyxerin là rượu 3 chức, trong dầu mỡ,lượng glyxerin thu được khoảng 8-12% so với trọng lượng dầu ban đầu. Ngoài các hợp chất chủ yếu ở trên trong dầu thực vật còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất khác như các phophatit, các chất sáp, chất nhựa, chất nhờn, các chất màu, các chất gây mùi, các tiền tố và sinh tố… SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 9 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội 1.1.6. Tính chất lý học của dầu thực vật Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc: các loại dầu khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là khác nhau. Các giá trị nhiệt độ này không ổn định, nó thường nằm trong một khoảng nào đó. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc ở các hợp chất tinh khiết thì bằng nhau,nhưng ở dầu thực vật thì lại chênh nhau từ 10 0 C đến 14 0 C. Tính tan của dầu thực vật : Dầu thực vật tan tốt trong các dung môi không cực, tan ít hơn trong rượu và thực tế không tan trong nước. Độ tan của dầu vào dung môi phụ thuộc vào nhiệt độ hoà tan. Màu của dầu: Dầu có màu gì là tuỳ theo hợp phần của nó, nhất là do các chất màu hoà tan. Dầu tinh khiết không màu, dầu có màu vàng là do các carotenoit và các dẫn xuất, dầu có màu xanh là của clorofin… Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của dầu thực vật nhẹ hơn nước: d 20 = 0,907÷ 0,971, mức độ no của dầu càng lớn thì tỷ trọng càng cao. Chiết quang: Chỉ số chiết quang η D tăng lên khi tăng số cacbon trong phân tử. Khi tăng nối đôi trong phân tử, chỉ số chiết quang giảm xuống. Nhiệt độ sôi: Dầu thực vật có nhiệt độ sôi cao. 1.1.7. Tính chất hóa học của dầu thực vật [2,3] Phản ứng xà phòng hoá: Trong những điều kiện thích hợp dầu mỡ có thể thủy phân (t o , áp suất, xúc tác): C 3 H 5 (OCOR) 3 + 3H 2 O ⇔ 3RCOOH + C 3 H 5 (OH) 3 Phản ứng qua các giai đoạn trung gian tạo thành các diglyxerit và monoglyxerit. SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 10 [...]... thiết bị của quá trình tổnghợp biodiesel Ngoài ra cần phải có bình tam giác 250ml, cốc 500ml, phễu chiết 500ml, máy khuấy, và các thuốc thử cần thiết như giấy pH, AgNO 3, tino blue Trước khi tiến hành phản ứng các dụng cụ đều phải được làm sạch triệt để, không được để bụi và nước lẫn vào làm chậm quá trình phản ứng b) Cách tiến hành quá trình tổng hợp biodiesel Quá trình tổnghợp biodiesel gồm các... Tổng quát hai quá trình trên : C3H5(OCOR)3 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3 Đây là phản ứng cơ bản trong quá trình sản xuất xà phòng và glyxerin từ dầu thực vật Phản ứng cộng hợp: Trong điều kiện thích hợp, các axit béo không no sẽ cộng hợp với một số chất khác: + Phản ứng hydro hóa: là phản ứng được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ, áp suất và có mặt của xúc tác Niken + Trong những điều kiện thích hợp, ... đo sẽ ảnh hưởng tới tiến trình phản ứng, độ tinh khiết của sản phẩm tạo ra và cả giá cả của nó nữa b) Axít béo Dầu sử dụng cho quá trình tổng hợp biodiesel trong thành phần chủ yếu là các axit béo có số nguyên tử cacbon từ 8-22 2.2.2.Cách tiến hành quá trình tổng hợp biodiesel a) Các thiết bị trong quá trình thực nghiệm Hệ thống phản ứng là bình ba cổ, dung tích 500ml Một cổ cắm nhiệt kế để khống chế... liên tục bằng nước nóng cho đến khi hết ion Cl - (thử bằng dung dịch AgNO3) • Bước 3: Cất nước bằng thiết bị cất quay chân không ở 120 0C, áp suất 500mmHg, ta thu được sản phẩm là hỗn hợp của các axit béo 2.2 Quá trình tổng hợp biodiesel 2.2.1 Nguyên liệu a) Metanol Quá trình sản xuất biodiesel yêu cầu sử dụng tác nhân rượu hoá tinh khiết (độ tinh khiết trên 99%, metanol hay được sử dụng nhất vì lý do... xetoaxit…hoặc các sản phẩm đứt mạch có phân tử lượng bé Dầu thực vật tiếp xúc với không khí có thể xảy ra quá trình oxy hoá làm biến chất dầu mỡ Phản ứng trùng hợp: Dầu thực vật có chứa nhiều axit không no dễ phát sinh phản ứng trùng hợp tạo ra các hợp chất cao phân tử Tác dụng ôi chua của dầu thực vật: Do trong dầu có chứa nước, vi sinh vật, các men thuỷ phân…nên trong quá trình bảo quản thường phát... trì nhiệt độ như trên Sau đó để lắng hỗn hợp cho đến khi phân lớp hoàn toàn Lấy phần xà phòng phía trên đem axit hoá bằng HCl 4M • Bước 2: Cho dung dịch HCl vào phần xà phòng trên đến dư, nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên 80-900C và khuấy trộn đến khi tạo thành dung dịch SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 32 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội đồng nhất Sau đó cho hỗn hợp vào phểu chiết, dùng NaCl 5% để phá nhũ... trong sơ đồ tổng hợp biodiesel ở chương 1 Cách tiến hành như sau: • Bước 1: Hoà tan 0.5g KOH vào trong 100 metanol • Bước 2: Cho dung dịch KOH trong metanol vừa pha vào thiết bị phản ứng đã có sẵn dầu: vừa cho từ từ dung dịch KOH trong metanol vào, vừa khuấy đều đến khi cho hết thì tiến hành nâng nhiệt độ đến nhiệt độ phản ứng Trong thời gian phản ứng liên tục bổ sung metanol Duy trì hỗn hợp phản ứng... 450 Vì vậy, diesel khoáng yêu cầu phải có phụ gia để tăng khả năng bôi trơn Ngược lại, giá trị HFRR của biodiesel khoảng 200 Vì vậy, biodiesel rất phù hợp như là một phụ gia rất tốt đối với nhiên liệu diesel thông thường Khi thêm vào với tỷ lệ thích hợp sự hoạt động của động cơ có thành phần biodiesel , sự mài mòn động cơ được giảm đáng kể Thực nghiệm đã chứng minh sau khoảng 1500 giờ làm việc, sự... khả năng bị phân hủy rất nhanh của nó (phân huỷ đến hơn 98% chỉ trong 21 ngày) Tuy nhiên, sự thuận lợi này yêu cầu sự chú ý đặc biệt về tính ổn định của nhiên liệu • Khả năng thích hợp cho mùa đông : Biodiesel phải được phù hợp cho tính chất sử dụng vào mùa đông ở nhiệt độ - 20 0C (đo ở giá trị CFPP tương tự như cách đo cho diesel dầu khoáng) Tất cả các nhiên liệu chấp nhận phụ gia phải đảm bảo điều... tác bazơ tạo thành alkoxide ROH +B ⇔ RO- +BH+ (1) Sau đó gốc RO- sẽ tấn công vào nhóm cacbonyl của phân tử glyxerit tạo hợp chất trung gian R1COOCH2 R1COOCH2 R2COOCH + - OR ⇔ H2C O C R H2C OR (2) O C R3 O- O SV: Nguyễn Thu Hồng-HD2-K46 R2COOCH 25 Đồ án tốt nghiệp Trường ĐHBK Hà Nội - Hợp chất trung gian này không bền, tiếp tục tạo ra một anion và một alkyl este tương ứng: R1COOCH2 R2COOCH R1COOCH2 ⇔