Khóa Luận cực hay và bổ ích !!!!!!!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã KL : Khối lượng LMLM : Lở mồm long móng Nxb : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở CS : Cộng sự TT : Thể trọng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 27 Bảng 2.1. Tình hình nhiễm bệnh hô hấp ở lợn ở HTX Phúc Giang 47 Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi 48 Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo tháng 49 Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo mùa trong năm 50 Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh hô hấp theo tình trạng vệ sinh 51 Bảng 2.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm bệnh hô hấp 52 Bảng 2.7. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin ở lợn mắc bệnh đường hô hấp 53 Bảng 2.8. Tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn và hiệu quả điều trị lần 2 54 Bảng 2.9. Chi phí thuốc thú y 55 MỤC LỤC Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội 3 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 7 1.2. Nhận định chung 8 1.2.1. Thuận lợi 8 1.2.2. Khó khăn 8 1.2.3. Phương hướng sản xuất 9 1.3. Nội dung thực hiện 9 1.3.1. Nội dung công tác 9 1.3.2. Biện pháp thực hiện 9 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10 1.4.1. Công tác chăn nuôi 10 1.4.2. Công tác thú y 18 1.4.3. Công tác khác 26 1.5. Kết luận - tồn tại - đề nghị 27 1.5.1. Kết luận, tồn tại 27 1.5.2. Đề nghị 28 Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 29 2.1. Đặt vấn đề 29 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 30 2.1.2. Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn 30 2.2. Tổng quan tài liệu 30 2.2.1. Vai trò và chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp 30 2.2.2. Tìm hiểu một số vi khuẩn đường hô hấp và bệnh do chúng gây ra 31 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 39 1 2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 41 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 41 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 41 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 41 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 42 2.3.5. Phương pháp so sánh hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp bằng Matylan và Gentamycin 42 2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi 44 2.3.7. Phương pháp theo dõi từng chỉ tiêu 44 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 47 2.4.1. kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp ở lợn thịt nuôi tại HTX Phúc Giang 47 2.4.2. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo lứa tuổi 48 2.4.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo theo tháng 49 2.4.4. Nhiễm bệnh đường hô hấp theo mùa trong năm 50 2.4.5. Tỷ lệ theo tình trạng vệ sinh thú y 51 2.4.6. Biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm bệnh hô hấp 52 2.4.7. Kết quả theo dõi điều trị của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin ở lợn mắc bệnh đường hô hấp 52 2.4.8. Kết quả theo dõi tỷ lệ tái nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn và hiệu quả điều trị lần 2 54 2.4.9. Chi phí thuốc điều trị bệnh đường hô hấp 55 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 56 2.5.1. Kết luận 56 2.5.2. Tồn tại 56 2.5.3. Đề nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,8 km 2 . Tại điểm cực Bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23 0 13’00”; điểm cực Tây, có kinh độ 104 0 24’05”; mỏm cực Đông có kinh độ 105 0 30’04” (theo Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011) [20]. Thành phố Hà Giang rộng 130,3 km², nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần 20 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên. Phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010. Tổ chức hành chính, Thành phố Hà Giang có 5 phường và 3 xã. Danh sách các xã, phường: Phường Trần Phú, Phường Minh Khai, Phường Nguyễn Trãi, Phường Quang Trung, Phường Ngọc Hà, Xã Phương Thiện, Xã Phương Độ, Xã Ngọc Đường. 1.1.1.2. Điều kiện khí hậu - thủy văn Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc, 2 Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 0 C - 23,9 0 C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10 0 C và trong ngày cũng từ 6 - 7 0 C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40 0 C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 0 C (tháng 1). Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm… Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm… Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%. Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - 1,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011) [20]. 1.1.1.3. Điều kiện địa hình đất đai Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,… Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình Hà Giang được chia thành 3 ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là: - Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km 2 , dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. - Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km 2 , dân số chiếm 15,9%. - Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.320,3 km 2 , dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh,… Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, chanh,… (nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư, 2011) [20]. 1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm gần đây của Hà Giang đạt 10,5%. Sản xuất từ Nông - Lâm nghiệp Nông nghiệp vẫn là thế mạnh và còn có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế trong nhiều năm tới. Bởi vậy tỉnh đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng,… Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất Nông - Lâm nghiệp vẫn giữ được ổn định. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 sản lượng lương thực đạt 22,3 vạn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 350kg/ năm. 4 Các loại cây công nghiệp chủ lực cũng tăng đáng kể. Cây chè có 1,3 vạn ha, sản lượng đạt 2,3 vạn tấn búp tơi. Đặc biệt giống chè San Tuyết được khuyến khích phát triển. Cây đậu tương có 9.200 ha, sản lượng đạt 6.800 tấn. Cây ăn quả có 9.000 ha, trong đó có 4.400 ha là cam quýt, sản lượng 1,6 vạn tấn. Chăn nuôi cũng được chú trọng, giữ được độ tăng trưởng đàn tử 3 - 5%/ năm. Đàn trâu hiện có 129.800 con, đàn bò có 62.500 con, đàn dê có 76.000 con. Về lâm nghiệp, công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm. Năm 2002 trồng rừng tập trung được 4.500 ha, chăm sóc 5.600 ha, khoanh nuôi phục hồi 28.000 ha, bảo vệ rừng được 84.000 ha,… Đến nay diện tích rừng của tỉnh có 309.600 ha, độ che phủ đạt 39,1%. Đến năm 2010, tỉnh sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng diện tích và sản lượng cây lương thực nhằm đảm bảo an ninh bền vững lương thực. Xây dựng vùng ngô hàng hoá 1 vạn ha, sản lượng 2-3 vạn tấn/ năm. Phát triển diện tích cây chè lên 2 vạn ha, sản lượng 6-8 vạn tấn búp tơi/ năm. Đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Phát triển mạnh cây đậu tương, mỗi năm trồng 1 vạn ha, sản lượng 1 vạn tấn/ năm. Nâng diện tích cây ăn quả có múi lên 1,5 vạn ha. Trồng 2.000 ha tre măng các loại để có sản phẩm l,5 - 2 vạn tấn/ năm. Tích cực trồng rừng, khoanh nuôi, bảo về, nâng độ che phủ lên 60% vào năm 2010. Công nghiệp - xây dựng Trong những năm qua, ngành công nghiệp và xây dựng đã có bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng cao. Trong 5 năm gần đây tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,5%/ năm. Các sản phẩm trọng yếu đều tăng so với năm 2001. Xi măng tăng 22 nghìn tấn; gạch tăng 12 triệu viên; giấy đế tăng 1 nghìn tấn; quặng các loại tăng 10 nghìn tấn. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển mạnh như khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến chè; sản xuất giấy,… 5 Về giao thông, xây dựng trong những năm qua cũng có bước tiến. Mạng lưới giao thông phát triển. 100% số xã có trường học 2 tầng, 90% số xã có trạm xá xây kiên cố. Trong những năm tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và xây dựng. Tập trung vào một số lĩnh vực trọng yếu như chế biến nông sản thực phẩm; chế biến thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt là khai thác, chế biến khoáng sản. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng bình quân 15- 20%/năm, tăng tỷ trọng trong GDP từ 21,88% năm 2002 lên 30% năm 2010. Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn bảo đảm 70% số thôn bản có đường ô tô, 100% số xã có trường học, trạm xá, trụ sở xây 2 tầng. Các thôn bản có trụ sở xây cấp 4 trở lên Thương mại - dịch vụ Hoạt động của ngành thương mại - dịch vụ cũng đã có bước phát triển. Đã mở rộng buôn bán trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2002 đạt 558,4 tỷ đồng, trong đó kinh tế nhà nước chiếm 40%. Kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chiếm 32%. Văn hoá, xã hội Thành phố Hà Giang rộng 130,3 km² và có 67 nghìn nhân khẩu gồm 22 sắc tộc khác nhau trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%. (nguồn http://vi.wikipedia.org) [21]. Toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia phổ cập tiểu học (từ năm 1999). Y tế tập trung đầu tư chăm sóc sức khoẻ cộng đồng tốt hơn. Các vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời. Trong những năm tới, tỉnh tập trung đẩy mạnh phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2007 đạt chuẩn quốc gia phổ cập THCS, năm 2010 có 1/3 số xã đạt chuẩn quốc gia trung học phổ thông. Tỷ lệ trẻ em được huy động đến trường đạt trên 97%. Thực hiện xã hội hoá giáo dục. Thực hiện tốt các mục tiêu chư- 6 ơng trình y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên mỗi năm từ 0,5 đến 0,7%. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Năm 2010 tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%, đảm bảo 80% số hộ được sử dụng điện và được xem truyền hình. Phấn đấu giảm nhanh tỷ lệ hộ đói nghèo. Năm 2005 không còn hộ đói, hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Năm 2010 sẽ có 50% số hộ khá, giàu. Có thể nói trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Giang đã thu được những kết quả khả quan. Kinh tế tăng trưởng, cơ sở hạ tầng được củng cố và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống còn 18%. Chính trị ổn định, trật tự xã hội, an ninh biên giới được giữ vững. 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã Trại chăn nuôi của HTX Phúc Giang thuộc xã Ngọc Đường thành phố Hà Giang thành lập năm 2010, trang trại được thành lập dựa vào đầu tư của dự án “Đầu tƣ xây dựng trang trại chăn nuôi lợn hƣớng nạc kết hợp sản xuất chế biến thức ăn hỗn hợp” của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang kết hợp với Viện Khoa học Sự sống Đại học Thái Nguyên, với mô hình chăn nuôi công nghiệp do HTX quản lý. Trại thành lập với mục đích xây dựng trại thành một trong những mô hình kiểu mẫu của tỉnh về chăn nuôi lợn ngoại, nhằm cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng tốt cung cấp cho thị trường. Ban lãnh đạo trại bao gồm: Chủ nhiệm HTX là anh Đỗ Đăng Luyện, Phó chủ nhiệm HTX là anh Nguyễn Văn Minh, trưởng trại là anh Lù Văn Phương, ngoài ra còn có các cán bộ công nhân viên của HTX. 1.1.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật Trại chăn nuôi của HTX được xây dựng trên một mảnh đất rộng 5400m 2 trong đó tổng diện tích chuồng trại là 756m 2 phần lớn diện tích còn [...]... tài: Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi thịt tại Hợp tác xã Phúc Giang - Ngọc Đường - Hà Giang và biện pháp phòng trị 2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp tại hợp tác xã Phúc Giang, Ngọc Đường, Hà Giang - So sánh hiệu lực điều trị của hai loại thuốc Matylan và Gentamycin 2.1.2 Ý nghĩa khoa học và cơ sở thực tiễn - Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở... Matylan và Gentamycin - Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất 1.3.2 Biện pháp thực hiện - Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn từ 2 đến 5 tháng tuổi nuôi tại hợp tác xã - Theo dõi tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp theo lứa tuổi - Theo dõi tỷ lệ nhiễm hội chứng hô hấp qua các tháng - Theo dõi tỷ lệ nhiễn hội chứng hô hấp theo mùa trong năm - Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo tình trạng... nhất là khi thời tiết chuyển mùa 29 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Tình hình nhiễm bệnh đường hô hấp ở lợn nuôi tại hợp tác xã Phúc Giang Ngọc Đường - Hà giang và biện pháp phòng trị 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y cũng đã và đang phát triển khá mạnh mẽ đem lại sự thay đổi tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng... về hội chứng tiếp theo của HTX và làm tư liệu nghiên cứu về hội chứng hô hấp tại Hà Giang - Các kết quả nghiên điều trị bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị bằng 2 loại thuốc Matylan và Gentamycin góp phần phục vụ sản xuất ở HTX để kiểm soát và khống chế hội chứng hô hấp ở trong đàn lợn nuôi tại cơ sở 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Vai trò và chức năng sinh lý của bộ máy hô hấp Đối với tất cả các loài động... thần kinh thể dịch và được thực hiện bởi các cơ quan hô hấp cơ quan hô hấp của lợn gồm đường dẫn khí (mũi, hầu, họng, khí quản, phế quản) và phổi Dọc đường dẫn khí có hệ thống thần kinh và hệ thống mạch máu phân bố dày đặc có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi vào đến phổi Trên niêm mạc đường hô hấp có nhiều tuyến dịch nhầy để giữ bụi và dị tật có lẫn trong không khí Niêm mạc đường hô hấp cũng có lớp... những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất phát triển và cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt ngày một tốt hơn 1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 1.3.1 Nội dung công tác - Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn từ 2 đến 5 tháng tuổi nuôi tại hợp tác xã - Theo dõi Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp - Đánh giá hiệu lực điều trị. .. điều trị bệnh một cách kịp thời và hợp lý Bệnh đường hô hấp là một trong những bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra như: Vi khuẩn, Virut, Ký sinh trùng, Mycoplasma,… gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của lợn mặc dù tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh này 30 lại làm suy giảm năng suất chăn nuôi do lợn nhiễm bệnh sinh trưởng chậm, làm tiêu tốn thức ăn Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành... mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với các thành phần lạ có trong không khí Khi có vật lạ, cơ thể có phản xạ ho, hắt hơi,… nhằm đẩy vật lạ ra ngoài, không cho xâm nhập sâu vào đường hô hấp Khí O2 sau khi vào phổi và khí CO2 thải ra được trao đổi tại phế nang Phổi lợn bao gồm rất nhiều phế nang làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí Một động tác hít vào và thở ra được gọi là một lần hít thở Tần số hô hấp. .. lượng O2 thiết yếu này và thải ra lượng CO2 ra khỏi cơ thể thì cơ thể phải thực hiện động tác hô hấp Sự hô hấp của lợn được chia thành 3 quá trình: - Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được thực hiện ở phổi thông qua các phế nang - Hô hấp trong: là quá trình sử dụng O2 ở mô bào Quá trình vận chuyển CO2, O2 từ phổi đến mô bào và ngược lại 31 Động tác hô hấp được điều khiển... tiêu hóa vào thức ăn Trộn thuốc điện giải vào nước uống, tăng sức đề kháng chống stress đặc biệt với các ổ lợn mắc bệnh Tiêm phòng và điều trị các bệnh xảy ra: Tiến hành tiêm phòng định kỳ các loại vaccine như xuyễn, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng và lepto 1.4.2 Công tác thú y Công tác tiêm phòng Công tác tiêm phòng trong chăn nuôi là hết sức quan trọng giúp con vật đề kháng tốt với bệnh tật . xuất 27 Bảng 2.1. Tình hình nhiễm bệnh hô hấp ở lợn ở HTX Phúc Giang 47 Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo lứa tuổi 48 Bảng 2.3. Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh đường hô hấp theo tháng 49. lệ nhiễm bệnh hô hấp ở lợn thịt nuôi tại HTX Phúc Giang 47 2.4.2. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp của lợn theo lứa tuổi 48 2.4.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh hô hấp. dung công tác - Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh đường hô hấp trên đàn lợn từ 2 đến 5 tháng tuổi nuôi tại hợp tác xã. - Theo dõi Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh đường hô hấp. - Đánh