GIÁO TRÌNH NỘI BỘ QUẢN TRỊ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY TS. Lê Ngô Ngọc Thu (Chủ biên) ThS. Lê Thị Hồng Minh

159 25 0
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ QUẢN TRỊ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY TS. Lê Ngô Ngọc Thu (Chủ biên) ThS. Lê Thị Hồng Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình nội bộ Quản Trị Khai Thác Cảng Hàng Không, Sân Bay Thành viên biên soạn: 1 TS. Lê Ngô Ngọc Thu (Chủ biên), Phó trưởng bộ môn Kinh tế Hàng không, Học Viện Hàng Không Việt Nam. 2 ThS. Lê Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Bản quyền thuộc về các tác giả năm 2017. Không ủng hộ, khuyến khích những hành vi vi phạm bản quyền. Chỉ mua bán bản in hợp pháp. HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Trụ sở chính: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh. Cơ sở 2: F100 18A1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh. Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa (Cảng hàng không Quốc tế Cam Ranh).i Mục lục Mục lục........................................................................................ i Danh mục từ viết tắt ................................................................iii Lời mở đầu................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ................................................................................... 4 1.1 Giới thiệu Cảng hàng không, sân bay ............................. 4 1.2 Khái niệm về CHK, SB................................................... 6 1.3 Các khu vực hoạt động trong CHK, SB.......................... 7 1.4 Phân loại hệ thống các CHK, SB .................................... 8 1.5 Chức năng và vai trò của CHK, SB .............................. 14 1.6 Các hoạt động khai thác trong CHK, SB ...................... 15 1.7 Xu hướng phát triển của CHK, SB ............................... 25 CHƯƠNG 2: ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY................................................................ 38 2.1 Công tác điều hành khai thác CHK, SB........................ 38 2.2 Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển CHK, SB .. 40 2.3 Vấn đề công suất trong khai thác CHK, SB.................. 45 2.4 Khai thác nhà ga hành khách ........................................ 54 2.5 Khai thác khu hoạt động bay......................................... 58 2.6 Khai thác nhà ga hàng hóa ............................................ 60 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY.............. 65 3.1 Quản trị khai thác CHK, SB.......................................... 65 3.2 Vấn đề sở hữu CHK, SB ............................................... 73 3.3 Mối quan hệ giữa quản trị khai thác và kinh doanh cung ứng dịch vụ tại CHK, SB ...................................................... 78 3.4 Nội dung công tác quản trị khai thác CHK, SB ............ 83 3.5 Các công cụ quản lý tại CHK, SB................................. 89 CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY .......................................................................................... 92ii 4.1 Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị tại CHK, SB .... 92 4.2 Công tác quản lý cơ sở vật chất, công trình kiến trúc... 98 4.3 Hệ thống máy tính quản lý tài sản, trang thiết bị kỹ thuật của CHK, SB....................................................................... 100 4.4 Sơ đồ tổ chức của khối quản lý tài sản trang thiết bị kỹ thuật..................................................................................... 100 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY ............................................................................... 103 5.1 Quan điểm cơ bản trong công tác quản lý nhân sự ..... 103 5.2 Mục đích của việc lập kế hoạch phát triển nhân lực ... 104 5.3 Nội dung chính của công tác quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực ........................................................... 105 5.4 Mục tiêu nhiệm vụ của công tác phát triển nguồn nhân lực ..................................................................................... 105 5.5 Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho CHK, SB ..................................................................................... 106 5.6 Kế hoạch tuyển chọn nhân lực cho CHK, SB............. 106 5.7 Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân viên tại CHK, SB110 CHƯƠNG 6: KINH DOANH CUNG ỨNG DỊCH VỤ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY.................................... 117 6.1 Các thế mạnh về kinh tế của CHK, SB ....................... 117 6.2 Mục đích kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB ..... 119 6.3 Phân loại các lĩnh vực kinh doanh cung ứng dịch vụ tại các CHK, SB....................................................................... 120 6.4 Các nguyên tắc trong tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ tại CHK, SB ................................................................... 120 6.5 Kế hoạch kinh doanh cung ứng dịch vụ tại CHK, SB 121 6.6 Nguồn thu tiềm năng của CHK, SB............................ 126 6.7 Marketing CHK, SB.................................................... 129 6.8 Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động CHK, SB .......... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 143 PHỤ LỤC............................................................................... 146iii Danh mục từ viết tắt Tên viết tắt Tiếng việt Tiếng anh ATC Đài kiểm soát không lưu Air Traffic Control ACI Hội đồng các sân bay quốc tế Airports Council International CHC Cất hạ cánh CHK, SB Cảng hàng không, sân bay CHK QN Cảng hàng không quốc nội CHK QT Cảng hàng không quốc tế CIP Khách CIP: là những khách mang lại lợi nhuận cao về mặt thương mại và làm tăng uy tín cho hãng chuyên chở. Commercially Important Person CUTE Hệ thống làm thủ tục hành khách Common Used Terminal Equipment EDI Trao đổi dữ liệu điện tử Electronic Date Interchange FAA Cục quản lý hàng không liên bang Federal Aviation Administrationiv Tên viết tắt Tiếng việt Tiếng anh HKDD Hàng không dân dụng IATA Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế International Air Transport Association ICAO Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế International Civil Aviation Organization IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ Internal rate of return NPV Giá trị hiện tại thuần Net Present Value VIP Khách VIP: là những người giữ vị trí cao và quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội. Very Important Person1 Lời mở đầu Ngành hàng không dân dụng là một ngành kinh tế mũi nhọn, đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại, đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, an ninh và quốc phòng của một quốc gia. Cảng hàng không, sân bay là một trong ba thành phần cơ bản trong hệ thống Hàng không dân dụng. Đồng thời là cầu nối giao thông giữa phương thức vận tải hàng không và các loại phương thức vận tải khác (vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, v.v.), tạo bàn đạp mở rộng việc trao đổi hàng hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia với các nước trong khu vực và thế giới. Với lưu lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng hàng không, sân bay ngày càng lớn. Vì vậy, các quốc gia không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, con người, máy móc thiết bị hiện đại, v.v. cho các Cảng hàng không, sân bay nước mình. Từ đó, Cảng hàng không, sân bay trở thành những tổ chức kinh doanh có quy mô cung ứng đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an ninh an toàn cho hành khách, hàng hóa, các dịch vụ hàng không, phi hàng không tại Cảng. Để đạt được điều đó, cần thực hiện một cách có hiệu quả về công tác quản trị khai thác tại Cảng hàng không, sân bay. Quyển sách này với mong muốn là cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay nói chung và quản trị khai thác tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu hoạt động bay, v.v. nói riêng. Những kiến thức trên nhằm bổ sung, hoàn thiện cho công tác quản trị khai thác tại một2 Cảng hàng không, sân bay một cách hiệu quả, và là cơ sở cho việc nâng cao khả năng quản trị, điều hành, phân tích được mối tác động qua lại giữa nhà chức trách Cảng hàng không, sân bay với các đối tượng tham gia khai thác tại Cảng hàng không, sân bay. Giáo trình được kết cầu gồm 6 chương Chương 1. Khái quát về Cảng hàng không, sân bay. Chương 2. Điều hành khai thác Cảng hàng không, sân bay. Chương 3. Những vấn đề chung về quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay. Chương 4. Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị kỹ thuật tại Cảng hàng không, sân bay. Chương 5. Quản lý nhân sự và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại Cảng hàng không, sân bay. Chương 6. Kinh doanh cung ứng dịch vụ tại Cảng hàng không, sân bay. Để hoàn thành giáo trình này nhóm tác giả đã nghiên cứu và hệ thống từ các tài liệu liên quan, đồng thời nghiên cứu, quan sát công tác quản trị khai thác thực tế tại các Cảng hàng không, sân bay trong và ngoài nước. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Học Viện Hàng Không Việt Nam và các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp tài liệu để hoàn thành giáo trình này. Kiến thức về quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay là rất rộng, phức tạp và sự thay đổi, phát triển của ngành hàng không dân dụng cũng rất nhanh chóng. Vì vậy giáo trình không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhóm tác giả rất mong tiếp3 tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện. TẬP THỂ TÁC GIẢ4 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 1.1 Giới thiệu Cảng hàng không, sân bay Đầu tiên cảng hàng không (CHK) chỉ là một bãi đất trống (airfield), tức đường băng chỉ là đường đất nện để cho tàu bay cất và hạ cánh vào năm 1903 ở thành phố Kity Hawk ở phía bắc của Bang Carolina (Mỹ), lúc này hoàn toàn chưa có bất cứ một hoạt động dịch vụ nào cho hành khách cũng như cho tàu bay. Hình 1.1 CHK San Carlos Sau đó CHK tiến tới phát triển thành CHK (aerodrome) đường băng bê tông với một số hoạt động phục vụ cho hành khách và tàu bay nhưng ở mức độ còn đơn giản (có kiểm soát không lưu tạị sân để đảm bảo an toàn cho tàu bay cất và hạ cánh, dịch vụ bán vé thu cước kiểm tra hành lý và một số dịch vụ đơn giản khác ở tại CHK).5 Hình 1.2 CHK Gatewick Sau nữa là CHK (airport) với ý nghĩa đích thực của nó là một đầu mối giao thông phục vụ hành khách và hàng hoá đi và đến cảng. Tại đó có tất cả các dịch vụ phục vụ hành khách như checkin, soi chiếu an ninh, dịch vụ nhà hàng khách sạn, dịch vụ siêu thị, dịch vụ du lịch, thông tin, v.v. Đối với tàu bay có các dịch vụ như nạp nhiên liệu, nạp khí lạnh, dọn vệ sinh, kiểm soát không lưu, kéo dắt tàu bay, sửa chữa, v.v. Hình 1.3 CHK quốc tế Incheon6 Ngày nay trên thế giới đã xuất hiện CHK khổng lồ với tên Mega airport đảm đương rất nhiều chức năng để phục vụ mọi nhu cầu về an toàn và thuận tiện cho hành khách và tàu bay cũng như hàng hoá thông qua Cảng hàng không, sân bay (CHK, SB). Hình 1.4 Mega airport Heathrow 1.2 Khái niệm về CHK, SB Trong một thời gian dài ở Việt nam sử dụng khái niệm sân bay như là CHK. Kể từ khi Luật HKDDVN sửa đổi năm 2006 thì khái niệm CHK đã được xác định rõ: “CHK là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. Sân bay là một phần của cảng hàng không, nó là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển” Khái niệm của ICAO trong Annex 14: Sân bay là một khu vực xác định trên đất liền hoặc mặt nước (bao gồm mọi tòa nhà, các trang thiết bị và7 phương tiện) được sử dụng với mục đích cho việc cất hạ cánh và di chuyển của tàu bay. 1.3 Các khu vực hoạt động trong CHK, SB CHK được thiết kế và xây dựng nhằm phục vụ tàu bay, hành khách, hàng hóa và các phương tiện di chuyển trên mặt đất. Do đặc tính là một tổ hợp vận tải phức tạp, các đối tượng phục vụ khác nhau đòi hỏi cần phải cung cấp trang thiết bị cơ sở hạ tầng khác nhau. Thông thường thì CHK được chia thành 02 khu vực: khu hoạt động bay (the Airside), khu vực công cộng (the Landside) 1.3.1 Khu bay – Airside Khu hoạt động bay: là khu vực được thiết kế và xây dựng để phục vụ việc cất hạ cánh, di chuyển và đậu lại của tàu bay trong CHK, SB. Đường băng – Runway: Là một khu hình chữ nhật được xác định trên sân bay mặt đất dùng cho tàu bay hạ cánh và cất cánh. Đường lăn – Taxiway: Là đường xác định trên sân bay mặt đất dùng để tàu bay lăn và nối bộ phận này với bộ phận khác của sân bay. Sân đỗ – Apron: Là khu vực xác định trên sân bay mặt đất cho tàu bay đỗ phục vụ khách lên xuống, xếp dỡ bưu kiện hay hàng hoá, nạp nhiên liệu, đỗ thường hay đỗ bảo dưỡng tàu bay. 1.3.2 Khu vực công cộng – Landside Khu vực cộng cộng được thiết kế và xây dựng nhằm để phục vụ việc đi lại của hành khách, luân chuyển của hàng hóa và di chuyển của các phương tiện trên mặt đất. Nhà ga – Terminal8 Khu vực đỗ xe – Parking facilities Đường và cơ sở hạ tầng vận tải trong CHK – Airport road Transport facilities: Một tuyến đường trên mặt đất trong khu hoạt động chỉ được dùng cho xe cộ. Hình 1.5 Các khu vực trong CHK, SB 19, 101 1.4 Phân loại hệ thống các CHK, SB 1.4.1 Căn cứ vào loại tuyến hàng không mà nó phục vụ 1. Cảng hàng không quốc tế: là CHK phục vụ tàu bay9 tuyến hàng không quốc tế cất hạ cánh. Những cảng này sẽ được thiết kế để đạt tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. 2. Cảng hàng không dự bị quốc tế: là CHK phục vụ tàu bay tuyến hàng không quốc tế cất hạ cánh trong trường hợp đặc biệt. Qui mô của nó có thể nhỏ hơn CHKQT nhưng có đủ điều kiện tối thiểu để tiếp nhận tàu bay tuyến quốc tế theo dự kiến. Những Cảng này sẽ được thiết kế để đạt tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhưng có một số hạn chế nào đó. 3. Cảng hàng không nội địa: là CHK chủ yếu phục vụ vận chuyển theo tuyến hàng không nội địa nối các trung tâm hành chính và văn hóa lớn của đất nước. 4. Cảng hàng không địa phương (Sân bay dịch vụ): chủ yếu phục vụ vận tải theo đường hàng không địa phương nối các điểm dân cư nằm trong một phần lãnh thổ của đất nước, ví dụ như một miền. 5. Cảng hàng không chính: CHK nằm trên tuyến bay cho phép tàu bay cất hạ cánh thường xuyên theo lịch. 6. Cảng hàng không dự bị: CHK cho phép tàu bay cất hạ cánh trong những trường hợp đặc biệt Một sân bay hoặc CHK có thể là chính hoặc dự bị tuỳ theo từng trường hợp. Ví dụ, sân bay tuyến này là chính nhưng đối với tuyến khác lại là phụ. Khi tàu bay cất cánh theo hành trình cất hạ cánh tại các sân bay chính, nhưng nó luôn được thông báo sân bay dự bị trên tuyến bay để cất hạ cánh trong những trường hợp đặc biệt. Việc dự trữ nhiên liệu của tàu bay được tính đủ cho cất hạ cánh tại sân bay chính trên tuyến và cho cả khi phải bay tiếp để hạ cánh tại sân bay dự bị.10 7. Sân bay quân sự: Phục vụ cho các mục đích quân sự. 8. Sân bay dân dụng: Sân bay phục vụ cho các mục đích dân dụng. 9. Sân bay thử nghiệm: Sân bay phục vụ cho các nhà máy hoặc các xưởng sửa chữa bay thử nghiệm tàu bay. 10. Sân bay huấn luyện: Phục vụ cho mục đích huấn luyện. 11. Sân bay phục vụ cho tàu bay sử dụng trong các nhiệm vụ kinh tế quốc dân: Nông nghiệp, chụp ảnh hàng không, bảo vệ rừng, phục vụ y học dầu khí, v.v.) 12. Sân bay vận tải hành khách: Sân bay phục vụ cho việc vận chuyển hành khách. 13. Sân bay vận tải hàng hoá: Sân bay phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá. 14. Sân bay tuyến: Phục vụ tàu bay bay theo tuyến bay. 15. Sân bay đầu: Sân bay phục vụ cho tàu bay xuất phát đầu tuyến. 16. Sân bay cuối: Sân bay phục vụ cho tàu bay hạ cánh cuối tuyến bay. 17. Sân bay trung gian: Sân bay phục vụ cho tàu bay hạ cánh trên tuyến bay nhưng không phải sân bay đầu và cuối. 18. Sân bay chính: Sân bay đầu, trung gian và cuối tuyến bay. 19. Sân bay dự bị: Sân bay trên tuyến bay không phải sân bay đầu, cuối và trung gian. 20. Sân bay Nội địa: Sân bay phục vụ cho tuyến bay nội địa. 21. Sân bay Quốc tế: Sân bay phục vụ cho tuyến bay11 quốc tế. 22. Sân bay thường xuyên: Sân bay cho tàu bay cất hạ cánh thường xuyên. 23. Sân bay bay hạn chế: Cho tàu bay cất hạ cánh theo thời gian hạn chế. 24. Sân bay ngày (đêm): Sân bay cho tàu bay cất hạ cánh ban ngày hay ban đêm hay cả ngày đêm. 25. Sân bay trên mặt đất: Sân bay xây dựng trên mặt đất, là các sân bay ta thường nói đến. 26. Sân bay nước: Cho tàu bay cất hạ cánh trên mặt nước. Trên sân bay nước, người ta khai thác tàu bay đặc biệt gọi là tàu bay trên nước (thủy phi cơ). 27. Sân bay tìm kiếm cứu nạn: Sân bay phục vụ cho các mục đích tìm kiếm cứu nạn bằng tàu bay. 1.4.2 Căn cứ vào chức năng (dân dụng) của sân bay 1. Sân bay cơ bản: là các sân bay đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá, dung lượng vận chuyển hành khách lớn hơn 25.000 hành kháchnăm, có xét yếu tố cạnh tranh. Sân bay gần đủ số khách đó thì do yếu tố giao thông và chính sách xã hội, kết hợp an ninh quốc phòng v.v. quyết định. Loại sân bay này thông thường có kế hoạch bay thường kì. Loại này còn có thể gọi là CHK, hiện nay Việt Nam quan tâm đến loại này. 2. Sân bay dịch vụ: là các sân bay có số khách dưới 25.000 hành kháchnăm, dễ bị cạnh tranh, đáp ứng một số nhu cầu khác bao gồm: + Dịch vụ y tế, cứu trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai.12 + Huấn luyện, thể thao cho các câu lạc bộ hàng không. + Bay phục vụ các dịch vụ taxi + Giao thông đường bộ khó khăn, chính sách xã hội, kết hợp an ninh quốc phòng. + Chụp ảnh, thăm dò khoáng sản, v.v. Loại sân bay này không có lịch bay thường kì cho loại tàu bay cánh bằng. Loại này trùng với khái niệm sân bay hơn. Hiện nay ở Việt Nam chưa phát triển loại sân bay này, chúng còn ở dạng tiềm năng. Hệ thống CHK, SB của Việt nam chưa đủ các loại sân bay trình bày ở trên. Hiện nay mới chỉ quy hoạch hệ thống sân bay cho tàu bay vận tải hành khách cho các tuyến bay thường kỳ. Trong hệ thống CHK, SB sân bay Việt nam còn thiếu rất nhiều loại sân bay như: Sân bay huấn luyện, sân bay cho các nhà máy, sân bay thử nghiệm, sân bay cho các tàu bay nhỏ v.v. 1.4.3 Phân cấp sân bay theo ICAO Trên thế giới, vì hoạt động hàng không có tính chất quốc tế nên các nước và các tổ chức liên quan đến hoạt động này phải được cung cấp và phải cung cấp cho nhau những thông tin tối thiểu chung nhất về CHK, SB. Thông tin mà tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) sử dụng được thể hiện trong phụ lục 14 (ANEX14). Theo tài liệu này, tiêu chuẩn ICAO chỉ liên quan đến phần sân bay chứ không liên quan đến toàn bộ CHK. Phân loại sân bay theo mã hiệu sân bay (Reference code), mã chữ và số của sân bay có nghĩa như trong bảng 1.1 sau:13 Bảng 1.1 Mã hiệu sân bay 16, 7 Thành phần 1 Thành phần 2 Mã số Chiều dài đường CHC chuẩn sử dụng cho máy bay dùng đường CHC đó (m) Mã chữ Sải cánh máy bay (m) Khoảng cách giữa mép ngoài của hai càng chính máy bay (m) (1) (2) (3) (4) (5) 1 Nhỏ hơn 800 m A Nhỏ hơn 15 m Nhỏ hơn 4,5 m 2 Từ 800 m đến nhỏ hơn 1200 m B Từ 15 m đến nhỏ hơn 24 m Từ 4,5 m đến nhỏ hơn 6 m 3 Từ 1200 m đến nhỏ hơn 1800 m C Từ 24 m đến nhỏ hơn 36 m Từ 6 m đến nhỏ hơn 9 m 4 Bằng và lớn hơn 1800 m D Từ 36 m đến nhỏ hơn 52 m Từ 9 m đến nhỏ hơn 14 m E Từ 52 m đến nhỏ hơn 65 m Từ 9 m đến nhỏ hơn 14 m F Từ 65 m đến nhỏ hơn 80 m Từ 14 m đến nhỏ hơn 16 m Ví dụ: CHK QT Tân Sơn Nhất có chiều dài đường CHC là 3800m (thực tế có 02 đường CHC với chiều dài là 3048m và 3800m), nên mã số sẽ là 4. CHK này tiếp thu được các loại tàu bay có sải cánh từ 5265m, chiều rộng bộ càng đáp từ 914m (như A350, B747 400, A330, B777, B767, A321, v.v.), nên mã chữ sẽ là E. Vậy CHK QT Tân Sơn Nhất có cấp sân bay là 4E.14 1.4.4 Căn cứ vào tầng phủ đường cất hạ cánh 1. Sân bay có tầng phủ nhân tạo: gồm một hoặc nhiều đường cất hạ cánh có tầng phủ nhân tạo. 2. Sân bay đất: chỉ có đường cất hạ cánh đất thường trồng cỏ hoặc đường cất hạ cánh có tầng phủ bằng vật liệu khoáng (yếu) tại chỗ. 1.5 Chức năng và vai trò của CHK, SB 1.5.1 Chức năng của CHK, SB CHK, SB là nơi để tàu bay cất hạ cánh, hành khách và hàng hóa bắt đầu được đưa lên tàu bay để di chuyển đến nơi khác hoặc từ nơi khác đến. Chuyển đổi hình thức vận tải: CHK, SB là đầu mối liên kết giữa phương tiện vận tải trên không với các phương tiện vận tải dưới mặt đất. CHK là nơi chuyển tiếp hành khách, hành lý, và hàng hóa từ tàu bay sang phương tiện xe ôtô, xe bus, xe tải, tàu hỏa hoặc tàu thủy và ngược lại. Thực hiện chức năng kiểm tra: CHK cung cấp cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết cho công việc kiểm tra vé, các loại thủ tục giấy tờ khác (Hộ chiếu, Visa…) nhằm kiểm tra an ninh hành khách, hành lý, và hàng hóa. Phục vụ các phương thức vận tải khác nhau: CHK được thiết kế phù hợp với các đặc tính khai thác của các phương tiện vận tải khác nhau để có thể phục vụ cả những phương tiện vận tải trên không và các phương tiện vận tải dưới mặt đất ở khu bay và khu vực công cộng. 1.5.2 Vai trò của CHK, SB CHK, SB dù là nhỏ với những cơ sở hạ tầng cơ bản đến những cảng không to lớn hiện đại đều có những15 vai trò quan trọng sau: Là đầu mối giao thông giữa phương tiện vận tải hàng không và các loại hình vận tải khác (đường bộ, đường sắt, v.v.) và ngược lại để phục vụ hàng hoá và hành khách đi và đến cảng, là một mắt xích quan trọng trong hệ thống vận tải hàng không. Là cầu nối, là cửa khẩu của quốc gia và quốc tế, giúp cho quá trình hoà nhập tăng cường giao lưu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Đối với sự phát triển văn hoá xã hội: Với sự phát triển không ngừng của CHK, SB thì các vùng dân cư lân cận có điều kiện phát triển văn hoá, đồng thời thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp và đô thị hoá. Tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá hiểu biết giữa các dân tộc và các vùng của một quốc gia. Là trung tâm chuyển tải hàng hoá và hành khách quá cảnh và còn là trung tâm thương mại và dịch vụ. Có vai trò to lớn trong mạng lưới giao thông của quốc gia ngay cả khi có chiến tranh xảy ra. Đóng góp to lớn về doanh thu, lao động, việc làm cho quốc gia và khu vực. 1.6 Các hoạt động khai thác trong CHK, SB 1.6.1 Cảng hàng không là mộ hệ thống CHK, SB là một bộ phận thiết yếu trong hệ thống vận tải hàng không bởi vì CHK, SB là nơi diễn ra sự chuyển đổi từ hình thức vận tải trên không sang hình thức vận tải dưới mặt đất (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và ngược lại. Do đó CHK, SB cũng là một hệ thống được thiết lập dựa trên các mối liên kết và sự tương tác của 3 bộ phận chính trong hệ thống vận tải hàng không bao gồm:16 Cảng hàng không, sân bay Hãng hàng không Hành khách Hình 1.7 Ba bộ phận cấu thành hệ thống CHK, SB Do vậy những kế hoạch hoạt động khai thác các CHK, SB nếu muốn thành công thì phải hiểu được sự tương tác qua lại của 3 thành phần trên. Để hệ thống được hoạt động tốt thì mỗi một bộ phận trên phải cân đối với 2 bộ phận còn lại. Nếu mất đi tính cân đối này sẽ dẫn đến kết quả là không khai thác hiệu quả được những cơ sở vật chất hạ tầng sẵn có và làm hạn chế đi khả năng cạnh tranh cũng đồng thời làm giảm đi nhu cầu sử dụng. Những tác động đó bao gồm:  Làm giảm đi hiệu quả hoạt động khai thác của cảng, của các HHK tại cảng.  Không đáp ứng thỏa mãn về điều kiện làm việc cho các hãng hàng không và cho nhân viên của cảng. Cảng hàng không, sân bay Hãng hàng không Hành khách Hệ thống Vận Tải Hàng Không17  Không phục vụ hết được hành khách thông qua cảng  Không đáp ứng đủ các chuyến bay.  Khai thác không không an toàn.  Tăng lệ phí hành khách thông qua cảng.  Không cung cấp đủ cơ sở vật chất cho các Hãng hàng không.  Làm tăng mức độ trì hoãn trong việc phục vụ các hãng và hành khách.  Cung cấp không đủ các lối vào làm giảm nhu cầu hành khách. 1.6.2 Các tổ chức có tác động đến hoạt động khai thác trong CHK, SB Các thành phần chính Các tổ chức có liên quan 1. Điều hành, khai thác CHK, SB (Airport Operator) Chính quyền địa phương – thành phố Cảng vụ Các bộ ngành có liên quan (Cục hàng không, Bộ giao thông vận tải). Các ngành phục vụ công cộng Công an Phòng cháy chữa cháy Dịch vụ y tế Kiểm soát không lưu Khí tượng 2. Hãng hàng không (Airline) Nhà cung cấp nhiên liệu Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật Bộ phận cung cấp suất ăn18 Dịch vụ vệ sinh Trung tâm kiểm soát khai thác mặt đất 3. Người sử dụng (User) Hành khách Người đưa tiễn hành khách 4. Các tổ chức khác (Nonuser) Các tổ chức khác liên quan đến HK Nhóm cộng đồng địa phương Phòng thương mại địa phương Nhóm hoạt động chống tiếng ồn Các nhà hoạt động môi trường Cộng đồng cư dân các vùng lân cận 1.6.3 Các hoạt động khai thác trong CHK, SB Các hoạt động khai thác trong CHK, SB được chia thành 03 nhóm: a) Hoạt động khai thác chính Các hoạt động khai thác chính bao gồm:  Khai thác tại nhà ga hành khách Hình 1.6 Làm thủ tục hành khách và nhận hành lý ký gửi19 Hình 1.7 Kiểm tra an ninh  Khai thác tại sân đỗ Hình 1.8 Kéo đẩy tàu bay và phục vụ hành khách lên tàu bay Hình 1.9 Khai thác hàng hóa và đánh tín hiệu tàu bay20  Khai thác phục vụ tàu bay Hình 1.10 Các trang thiết bị khai thác tàu bay Trong đó: Jet refueler: xe cung cấp nhiên liệu Air conditioning car: Xe cung cấp khí lạnh Toilet truck: xe vệ sinh Tow tractor: xe kéo đẩy tàu bay Potable water truck: xe cung cấp nước sạch Passenger bus: xe chở hành khách Catering truck: xe chở suất ăn Mobile passenger stairs: xe thang di động Baggage conveyor: xe băng truyền hành lý. Air conditioning truck21 b) Hoạt động hỗ trợ khai thác Các hoạt động hỗ trợ khai thác này chủ yếu liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho tàu bay và các nhân viên hoạt động tại cảng, bao gồm các hoạt động sau: Hình 1.11 Kiểm soát không lưu (ATC) Hình 1.12 Thông tin liên lạc vô tuyến Hình 1.13 Đảm bảo an ninh, an toàn (Police and security) DECT MC 6241 Solution on the MC 6500 range BRIS Board MC 6241 C 6241 2 or 4channel el MC 6500 MC 6500 RemotePowersupply BRIS 144 Kbits Bus 2 pairs Maximum distance: 800 m MC 900 901 MC 900 90122 Hình 1.14 Khí tượng (Meteorological services)23 Hình 1.15 Cứu hỏa, cứu thương, tìm kiếm cứu nạn Hình 1.16 Bảo trì, bảo dưỡng đường băng c) Hoạt động khai thác thương mại Hoạt động khai thác thương mại tại CHK, SB được tổ chức thông qua 03 hình thức: Hình thức chủ động; hình thức bị động; và hình thức kết hợp.  Hình thức chủ động: người khai thác CHK, SB trực tiếp đứng ra tổ chức các hoạt động kinh doanh, cung ứng các dịch vụ chính, chỉ nhượng lại quyền khai thác cho một số lĩnh vực chuyên ngành như xăng dầu, cửa hàng miễn thuế.  Hình thức bị động: người khai thác hoàn toàn không tham gia trực tiếp kinh doanh, cung ứng các24 dịch vụ, mà chỉ là người tổ chức, điều phối, cấp phép hoặc nhượng quyền cho các doanh nghiệp khai thác. Nhà chức trách chỉ kiểm tra, giám sát chất lượng, thu phí nhượng quyền và các loại phí do nhà nước quy định.  Hình thức kết hợp: người khai thác sẽ trực tiếp tham gia cung cấp một số dịch vụ và thu các loại phí, còn các dịch vụ phi hàng không thì cấp phép, nhượng quyền cho các doanh nghiệp khác kinh doanh khai thác. Các dịch vụ thương mại tại CHK, SB bao gồm: Hình 1.17 Cửa hàng miễn thuế, nhà hàng Hình 1.18 Khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHƠNG TS Lê Ngơ Ngọc Thu (Chủ biên) ThS Lê Thị Hồng Minh GIÁO TRÌNH NỘI BỘ QUẢN TRỊ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰG SÔNG CỬU LONG Tp.HCM – Tháng 09 năm 2017 Giáo trình nội Quản Trị Khai Thác Cảng Hàng Không, Sân Bay Thành viên biên soạn: 1- TS Lê Ngô Ngọc Thu (Chủ biên), Phó trưởng mơn Kinh tế Hàng không, Học Viện Hàng Không Việt Nam 2- ThS Lê Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Cảng hàng khơng Quốc tế Tân Sơn Nhất Bản quyền thuộc tác giả năm 2017 Khơng ủng hộ, khuyến khích hành vi vi phạm quyền Chỉ mua bán in hợp pháp HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Trụ sở chính: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh Cơ sở 2: F100 - 18A/1 Cộng Hịa, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hịa (Cảng hàng khơng Quốc tế Cam Ranh) Mục lục Mục lục i Danh mục từ viết tắt iii Lời mở đầu CHƯƠNG KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 1.1 Giới thiệu Cảng hàng không, sân bay 1.2 Khái niệm CHK, SB 1.3 Các khu vực hoạt động CHK, SB 1.4 Phân loại hệ thống CHK, SB 1.5 Chức vai trò CHK, SB 14 1.6 Các hoạt động khai thác CHK, SB 15 1.7 Xu hướng phát triển CHK, SB 25 CHƯƠNG 2: ĐIỀU HÀNH KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 38 2.1 Công tác điều hành khai thác CHK, SB 38 2.2 Công tác quy hoạch kế hoạch phát triển CHK, SB 40 2.3 Vấn đề công suất khai thác CHK, SB 45 2.4 Khai thác nhà ga hành khách 54 2.5 Khai thác khu hoạt động bay 58 2.6 Khai thác nhà ga hàng hóa 60 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 65 3.1 Quản trị khai thác CHK, SB 65 3.2 Vấn đề sở hữu CHK, SB 73 3.3 Mối quan hệ quản trị khai thác kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 78 3.4 Nội dung công tác quản trị khai thác CHK, SB 83 3.5 Các công cụ quản lý CHK, SB 89 CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI SẢN, TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 92 i 4.1 Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị CHK, SB 92 4.2 Công tác quản lý sở vật chất, cơng trình kiến trúc 98 4.3 Hệ thống máy tính quản lý tài sản, trang thiết bị kỹ thuật CHK, SB 100 4.4 Sơ đồ tổ chức khối quản lý tài sản trang thiết bị kỹ thuật 100 CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 103 5.1 Quan điểm công tác quản lý nhân 103 5.2 Mục đích việc lập kế hoạch phát triển nhân lực 104 5.3 Nội dung cơng tác quản lý nhân phát triển nguồn nhân lực 105 5.4 Mục tiêu nhiệm vụ công tác phát triển nguồn nhân lực 105 5.5 Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho CHK, SB 106 5.6 Kế hoạch tuyển chọn nhân lực cho CHK, SB 106 5.7 Kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân viên CHK, SB 110 CHƯƠNG 6: KINH DOANH CUNG ỨNG DỊCH VỤ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 117 6.1 Các mạnh kinh tế CHK, SB 117 6.2 Mục đích kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 119 6.3 Phân loại lĩnh vực kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 120 6.4 Các nguyên tắc tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 120 6.5 Kế hoạch kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 121 6.6 Nguồn thu tiềm CHK, SB 126 6.7 Marketing CHK, SB 129 6.8 Đánh giá hiệu kinh tế hoạt động CHK, SB 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO 143 PHỤ LỤC 146 ii Danh mục từ viết tắt Tên viết tắt Tiếng việt Tiếng anh ATC Đài kiểm sốt khơng lưu ACI Hội đồng sân bay Airports Council quốc tế International CHC Cất hạ cánh CHK, SB Cảng hàng không, sân bay CHK QN Cảng hàng không quốc nội CHK QT Cảng hàng không quốc tế CIP Khách CIP: khách mang lại lợi nhuận Commercially cao mặt thương mại Important Person làm tăng uy tín cho hãng chuyên chở CUTE Hệ thống làm thủ tục Common Used hành khách Terminal Equipment EDI Trao đổi liệu điện tử FAA Cục quản lý hàng không Federal Aviation liên bang Administration iii Air Traffic Control Electronic Interchange Date Tên viết tắt Tiếng việt Tiếng anh HKDD Hàng không dân dụng Air IATA International Hiệp hội Vận tải hàng Transport không quốc tế Association Civil ICAO International Tổ chức hàng không dân Aviation dụng quốc tế Organization IRR Tỷ suất hoàn vốn nội Internal return NPV Giá trị Net Present Value VIP Khách VIP: người giữ vị trí cao Very quan trọng, có tầm ảnh Person hưởng đến văn hóa xã hội iv rate of Important Lời mở đầu Ngành hàng không dân dụng ngành kinh tế mũi nhọn, đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến đại, đóng vai trị to lớn có ảnh hưởng quan trọng cơng phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng quốc gia Cảng hàng không, sân bay ba thành phần hệ thống Hàng không dân dụng Đồng thời cầu nối giao thông phương thức vận tải hàng không loại phương thức vận tải khác (vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, v.v.), tạo bàn đạp mở rộng việc trao đổi hàng hóa, quảng bá hình ảnh quốc gia với nước khu vực giới Với lưu lượng hành khách, hàng hóa thơng qua Cảng hàng khơng, sân bay ngày lớn Vì vậy, quốc gia khơng ngừng đầu tư sở hạ tầng, người, máy móc thiết bị đại, v.v cho Cảng hàng không, sân bay nước Từ đó, Cảng hàng khơng, sân bay trở thành tổ chức kinh doanh có quy mô cung ứng đầy đủ tiện nghi, đảm bảo an ninh an tồn cho hành khách, hàng hóa, dịch vụ hàng không, phi hàng không Cảng Để đạt điều đó, cần thực cách có hiệu công tác quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay Quyển sách với mong muốn cung cấp kiến thức quản trị khai thác Cảng hàng khơng, sân bay nói chung quản trị khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu hoạt động bay, v.v nói riêng Những kiến thức nhằm bổ sung, hoàn thiện cho công tác quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay cách hiệu quả, sở cho việc nâng cao khả quản trị, điều hành, phân tích mối tác động qua lại nhà chức trách Cảng hàng không, sân bay với đối tượng tham gia khai thác Cảng hàng khơng, sân bay Giáo trình kết cầu gồm chương Chương Khái quát Cảng hàng không, sân bay Chương Điều hành khai thác Cảng hàng không, sân bay Chương Những vấn đề chung quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay Chương Công tác quản lý tài sản, trang thiết bị kỹ thuật Cảng hàng không, sân bay Chương Quản lý nhân kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Cảng hàng không, sân bay Chương Kinh doanh cung ứng dịch vụ Cảng hàng không, sân bay Để hồn thành giáo trình nhóm tác giả nghiên cứu hệ thống từ tài liệu liên quan, đồng thời nghiên cứu, quan sát công tác quản trị khai thác thực tế Cảng hàng khơng, sân bay ngồi nước Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Học Viện Hàng Không Việt Nam tổ chức, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ cung cấp tài liệu để hoàn thành giáo trình Kiến thức quản trị khai thác Cảng hàng không, sân bay rộng, phức tạp thay đổi, phát triển ngành hàng khơng dân dụng nhanh chóng Vì giáo trình khơng thể tránh khỏi hạn chế định Nhóm tác giả mong tiếp tục nhận đóng góp ý kiến độc giả để giáo trình ngày hồn thiện TẬP THỂ TÁC GIẢ CHƯƠNG KHÁI QUÁT VỀ CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY 1.1 Giới thiệu Cảng hàng không, sân bay - Đầu tiên cảng hàng không (CHK) bãi đất trống (airfield), tức đường băng đường đất nện tàu bay cất hạ cánh vào năm 1903 thành phố Kity Hawk phía bắc Bang Carolina (Mỹ), lúc hồn tồn chưa có hoạt động dịch vụ cho hành khách cho tàu bay Hình 1.1 CHK San Carlos - Sau CHK tiến tới phát triển thành CHK (aerodrome) đường băng bê tông với số hoạt động phục vụ cho hành khách tàu bay mức độ cịn đơn giản (có kiểm sốt khơng lưu tạị sân để đảm bảo an toàn cho tàu bay cất hạ cánh, dịch vụ bán vé thu cước kiểm tra hành lý số dịch vụ đơn giản khác CHK)  Tần suất lưu lượng số cao điểm Đánh giá mức độ an tồn, an ninh, thơng suốt hoạt động:  Tỷ lệ vụ việc vi phạm an toàn tổng số chuyến bay, tổng số hành khách  Tỷ lệ chậm tổng số khai thác, tổng số chuyến bay, v.v Đánh giá chất lượng dịch vụ:  Chất lượng hàng hóa, dịch vụ  Giá  Thái độ phục vụ  Chi phí cho đơn vị cơng tải (WLU - Working Load Unit)  Tỷ lệ chi phí/lợi nhuận  Chi phí/hành khách  Thu nhập/m2 cho thuê mặt bằng, v.v  Chi phí cho đơn vị công tải Để đánh giá hiệu hoạt động CHK việc phục vụ hành khách hàng hóa, ICAO đưa khái niệm đơn vị cơng tải (WLU) Một đơn vị công tải ICAO lấy hàng hóa, cịn 10 hành khách tính hàng hóa Các chuyên gia Trường Đại học Tổng hợp Trung tâm London đưa biểu đơn vị hành khách tương đương 100kg hàng hóa Một hành khách cộng với 20 kg hành lý tính đơn vị tương đương 100kg hàng hóa Cách tính thuận tiện hơn, nên dược đa số chuyên gia CHK sử dụng đơn vị để so sánh, đánh giá chi phí khai thác cho đơn vị cộng tải Ví dụ cách tính chi phí cho đơn vị công tải: Vào năm 1995, CHK Frankfurt có chi phí (tổng doanh 139 thu trừ lợi nhuận 1.427 - 227 triệu) 1200 triệu USD CHK Frankfurt năm có: 35,13 triệu hành khách 1.279.416 hàng hóa tương đương: 12 triệu 794 ngàn đơn vị tính Tổng cộng WLU là: 47 triệu 92 ngàn đơn vị Vậy chi phí cho đơn vị WLU là: Tổng chí phí khai thác 1.427 - 227 = = 25,04 USD Tổng đơn vị WLU 47,92 Ví dụ 2: vào năm 1995, CHK QT Changi (Singapore) có tổng chi phí (doanh thu trừ lợi nhuận): 456,8 triệu – 203,8 triệu = 253 triệu USD Tổng lưu lượng hành khách / năm = 21,64 triệu Tổng lưu lượng hàng hóa quy đổi = 10,267 triệu Tổng cộng WLU : = 31.70 triệu Vậy tổng chí phí cho đơn vị công tải 456,8 - 203,8 253tr = = 7,9 USD/WLU 31,70 31,70  Đánh giá hiệu đầu tư (Airport investment Appraisal) Các phương pháp đánh giá: thời gian hoàn vốn; tỷ lệ hoàn vốn nội kinh tế tài IRR; tổng thu nhập rịng NPV  Thời gian hồn vốn: số năm cần để hồn vốn  Tổng thu nhập rịng NPV: số chênh lệch giá ban đầu tổng thu nhập dự án vào thời điểm tính tốn; dự án khả thi NPV cao  Tỷ suất hồi vốn nội IRR: tỷ số khấu 0; thuận lợi dự án IRR cao tỷ suất hồi vốn yêu cầu Các phân tích so sánh: 140  Đối với NPV, tỷ số chiết khấu thông thường hệ số thu hồi yêu cầu, tương ứng với mạo hiểm thị trường dự án  Với IRR, tỷ số chiết khấu hệ số thu hồi nội thân dự án Các kết mặt kinh tế-xã hội  Trị giá gia tăng dự án  Tổng thu nộp ngân sách  Số lao động, công việc tăng thêm  Thu nhập bình quân lao động Các văn kiện báo cáo cơng bố tài (từng năm đến 31/12)  Báo cáo tài năm (Financial Report)  Bảng cân đối tài sản (Balance Sheet)  Báo cáo thu nhập (Statement of income)  Báo cáo hoạt động thương mại  Báo cáo chi  Báo cáo vốn đầu tư, vay nợ, cho vay  Báo cáo tài sản, trang thiết bị  Báo cáo vốn liên doanh (nếu có)  số báo cáo tài khác 141 Câu hỏi ơn tập 1) Anh chị trình bày mạnh kinh tế CHK, SB 2) Anh chị trình bày mục đích kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 3) Anh chị phân loại lĩnh vực kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 4) Anh chị trình bày nguyên tắc tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 5) Anh chị trình bày bước xây dựng kế hoạch kinh doanh cung ứng dịch vụ CHK, SB 6) Anh chị trình bày nguồn thu tiềm CHK, SB 7) Anh chị trình bày nội dung cơng tác Marketing CHK 8) Anh chị trình bày đánh giá hiệu kinh tế hoạt động CHK, SB cho ví dụ minh họa 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Báo cáo tổng hợp: Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Bộ GTVT, 2013 Chu Hoàng Hà, Lê Ngơ Ngọc Thu tác giả: Giáo trình Nghiệp vụ Phục vụ hành khách Hàng không, Nhà xuất giới, 2016 Chu Hồng Hà, Lê Ngơ Ngọc Thu tác giả: Giáo trình Nghiệp vụ Phục vụ hàng hóa Hàng khơng, Nhà xuất giới, 2016 Dương Cao Thái Nguyên, Lê Ngô Ngọc Thu tác giả: Giáo trình Hoạt động khai thác CHK, SB, Nhà xuất giới, 2015 Đồng Thị Thanh Phương tác giả: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất Thống kê Luật HKDD năm 2006 Luật HKDD năm 2006 bổ sung điều chỉnh 21/11/2014 Nguyễn Thị Hải Hằng, Lê Ngơ Ngọc Thu tác giả: Giáo trình đào tạo, huấn luyện nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay – Các môn học chung, Học Viện Hàng Không Việt Nam, 2017 Nguyễn Sỹ Hưng: Đề án tổ chức quản lý khai thác nhà ga hành khách T1 10 Nguyễn Sỹ Hưng: Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không 143 11 Nghị định số 66/2015/NĐ-CP Quy định nhà chức trách hàng không, ngày 12/06/2015 12 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP quản lý, khai thác CHK, SB, ngày 20/10/2015 13 Phan Thăng Nguyễn Thanh Hội: Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất Thống kê 14 Tài liệu khóa học bổ túc kiến thức cho cán TCT CHKMN, chuyên đề: Quản lý cảng hàng khơng, TS Lê Đăng Bắc, Phịng Quản lý CHK, SB, Cục Hàng không Việt Nam 15 Tài liệu khóa học bổ túc kiến thức hàng khơng, chuyên đề: Quản lý khai thác CHK, SB, TS Dương Cao Thái Nguyên 16 Thông tư số 34/2014/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sơn tín hiệu đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay Bộ GTVT ban hành ngày 11/8/2014 17 Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay Bộ GTVT ban hành ngày 30/6/2016 18 Tổng hợp tài liệu, báo, tạp chí hàng không quản lý khai thác CHK khác TIẾNG ANH 19 Alexander T Wells, Ed.D.& Seth B Young, Ph.D.: Airport planning & Management, Fifth edition 20 Antonin Kazda & Robert E Caves: Airport Design & Opertion, Second edition 21 Bernard T Lewis: Operation and maintenance Handbook, Facility Manager’s 144 22 Norman Ashford & H.P Martin Stanton and Clifton A Moore: Airport Operations 23 ICAO - Annex 14 24 ICAO Doc 9157 Part and TRANG WEB 25 Bò tót làm náo loạn sân bay Huế chết; https://goo.gl/dUHGvk truy cập ngày 19/05/2017 26 Bộ trưởng Thăng: Lập tức công khai hãng bay chậm, hủy chuyến; https://goo.gl/wsbspN truy cập ngày 19/05/2017 27 Động máy bay nổ Anh, hành khách bị thương; https://goo.gl/6ucQwL truy cập ngày 19/05/2017 28 Hà Lan hủy bỏ khoảng 80 chuyến bay hàng không bão lớn; https://goo.gl/19S5tG truy cập ngày 18/05/2017 29 Hành khách la ó chuyến bay delay gần 12 giờ, Vietjet nói gì? https://goo.gl/D6Jpte truy cập ngày 18/05/2017 30 Phút "nước sôi lửa bỏng" cứu cố "sập" huy không lưu; https://goo.gl/Qy5S9A truy cập ngày 19/05/2017 31 Quy hoạch cảng hàng không sân bay Việt Nam đến năm 2020; https://goo.gl/gyFPPx truy cập ngày 19/05/2017 32 Vietjet Air bỏ quên hành lý khách hàng Cam Ranh; https://goo.gl/v7Hjsh truy cập ngày 19/05/2017 33 25 hành khách bị bắt mở cửa thoát hiểm máy bay; https://goo.gl/JgS6BK truy cập ngày 19/05/2017 145 PHỤ LỤC PHỤ LỤC Largest Privatized Airport Groups Airport Group Global Rank* AENA Ferrovial Aeroports de Paris Fraport TAV Airport Holding Flughafen Zurich Southern Cross Airports Beijing Capital Intl Airport Group Airports of Thailand Malaysia Airports Holding Berhad SEA Aeroporti de Milano Main Airports 2011 Revenue ($M) Privatization Status $4,521 On hold $3,956 Full $3,497 Partial $3,314 Partial $1,231 Full $1,028 Full 19 Madrid, Barcelona Heathrow Paris de Gaulle and Orly Frankfurt Istanbul, Ankara Zurich 20 Sydney $1,015 Full 21 Beijing $1,008 Partial 22 Bangkok $945 Partial 23 Kuala Lumpur $902 Partial 24 Milan $901 Partial 14 Aeroporti di Roma 25 Flughafen Wien 28 Airports Company 30 South Africa Rome Fiumicino $883 and Ciampino Vienna $814 Johannesbu rg, Cape $775 Town 146 Full Full Partial Guangzhou Baiyun International Copenhagen Airports Aeroportos de Portugal Flughafen Dusseldorf GMR Infrastructure 35 Guangzhou $657 Partial 36 Copenhage n $628 Partial 38 Lisbon $604 In process 41 Dusseldorf $585 Partial 42 New Delhi, $563 Hyderabad Partial Melbourne $559 Full Brussels $527 Full $470 Full $465 $456 Partial Partial $409 Full Australia Pacific 43 Airports Corp Brussels Intl 45 Airport Corp Aeropuertos Argentina 2000 48 Athens Intl Airport Brisbane Airport 50 51 Abertis 57 Grupo Aeroportuario del Pacifico (GAP) Aeropuertos del Sureste (ASUR) Flughafen Hamburg Auckland International Airport Buenos Aires EZE and AEP Athens Brisbane London Luton, Cardiff, Belfast 59 Guadalajar a, Tijuana $396 Full 66 Cancun $367 Full 68 Hamburg $354 Partial 77 Auckland $304 Partial Perth $300 Full Nice $265 Partial 78 Westralia Airports Aeroports de la 82 Cote d’Azur 147 Operadora Mexicana de Aeropuertos (OMA) HannoverLengenhagen SAVE Aeroporto Marco Polo Adelaide Birmingham Airport Holdings 86 Monterrey, Acapulco $197 Full 87 Hannover $192 Partial 89 Venice $177 Partial 93 Adelaide Birmingha m $152 Full $150 In process 95 Bảng trích từ bảng 100 sân bay giới lớn theo doanh thu Trong số 100 đơn vị sân bay lớn nhất, 36 hai hoàn toàn phần thuộc sở hữu nhà đầu tư; trình trở thành vậy, Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Trong trường hợp phần tư nhân, thiểu số đa số cổ phần tổ chức tổ chức phủ quốc gia, khu vực địa phương, sân bay tọa lạc Một số nhóm sân bay toàn cầu quản lý sân bay nước ngồi, sở hợp đồng, mà khơng thực có phần sở hữu, ví dụ điển hình Fraport với Cairo Airport Một số cơng ty sân bay nhỏ hơn, ví dụ Hochtief Airport, HRL Morrison / Infratil, Peel sân bay có doanh thu năm 2010 ngưỡng để đưa vào top 100, khơng bao gồm bảng 148 PHỤ LỤC Quy hoạch CHK, SB Việt Nam đến năm 2020 149 PHỤ LỤC Mã sân bay, thành phố Việt Nam T T TÊN SÂN BAY Mã ký hiệu IATA Sân bay quốc tế Nội Bài HAN Sân bay quốc tế Cát HPH Bi Sân bay Điện Biên Phủ Sân bay Thọ Xuân Sân bay quốc tế Vinh Sân bay Đồng Hới Sân bay quốc tế Phú Bài Mã Tỉnh, ký thành hiệu phố ICAO VVNB Số Loại Đường Đường băng băng Độ dài Hà Nội bê tông 3200m /3800m VVCI Hải Phịng Bê tơng/ nhựa đường 2400m /3050m DIN VVDB Điện Biên bê tơng 1830m THD VVTX Thanh Hóa VII VVVH Nghệ An nhựa đường 2400m VDH VVDH bê tông 2400m HUI VVPB bê tông 2700m Quảng Bình Thừa ThiênHuế 150 3200m 10 11 12 13 14 15 16 17 Sân bay quốc tế Đà Nẵng Sân bay quốc tế Chu Lai Sân bay Phù Cát Sân bay Tuy Hòa Sân bay quốc tế Cam Ranh Sân bay Buôn Ma Thuột Sân bay Liên Khương Sân bay Pleiku Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất DAD VVDN Đà Nẵng bê tông 3500m /3048m VCL VVCL Quảng Nam bê tông 3050m UIH VVPC bê tông 3048m TBB VVTH bê tông 3048m CXR VVCR Khánh Hịa bê tơng 3048m BMV VVBM Đắk Lắk nhựa đường 3000m DLI VVDL Lâm Đồng nhựa đường 3250m PXU VVPK nhựa đường 2.400m SGN VVTS Gia Lai Thành phố Hồ Chí Minh bê tông 3048m /3800m Cà Mau nhựa đường 1500m Sân bay Cà CAH Mau VVCM Bình Định Phú Yên 151 18 Sân bay Côn Đảo Sân bay 19 quốc tế Cần Thơ Sân bay 20 Rạch Giá Sân bay 21 quốc tế Phú Quốc VCS VVCS Bà RịaVũng Tàu VCA VVCT Cần Thơ nhựa đường 3000m VKG VVRG Kiên Giang nhựa đường 1500m PQC VVPQ Kiên Giang bê tông 3000m 152 nhựa đường 1830m

Ngày đăng: 18/04/2023, 14:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan