trí tuệ cảm xúc

10 959 3
trí tuệ cảm xúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

khái niệm, cấu trúc, ý nghĩa của trí tuệ cảm xúc

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học về EQ (emotional intelligence –chỉ số cảm xúc, chỉ số đo trí tuệ xúc cảm) thì chỉ có 25% những người thành công trong cuộc sống có chỉ số IQ (intelligence quotient- chỉ số trí tuệ) [2]. Như vậy chỉ số IQ không thể giải thích sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. 75% những người thành công này thành công nhờ may mắn hay chăm chỉ? Không! Khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: nhân tố nào làm cho một số cá nhân có hệ số IQ cao đã thất bại, trong khi những người khác có hệ số IQ ở mức khiêm tốn lại thành công trong cuộc sống một cách đáng ngạc nhiên, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có sự khác nhau đáng kể giữa các cá nhân này về các năng lực như sự tự chủ, lòng nhiệt thành, kiên nhẫn, tự kích thích mình hành động những năng lực này ở những người thành công, cao hơn đáng kể - chúng thuộc về trí tuệ xúc cảm (EI- emotional intelligence). Vậy trí tuệ xúc cảm là gì? B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm trí tuệ xúc cảm Tác phẩm đầu tay của Darwin về tầm quan trọng của biểu hiện tình cảm để tồn tại và thích ứng có thể coi là nguồn gốc xâu xa nhất của thuật ngữ trí tuệ cảm xúc. Nhưng Wayne Payne mới là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995). [1] 1 Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “trí tuệ xúc cảm”. Tiên phong là Salovey và Mayer (1990) đã định nghĩa trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm giác và xúc cảm của bản thân và những người khác, phân biệt và sử dụng thông tin này để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. Còn theo Daniel Goleman thì trí tuệ xúc cảm là khả năng giám sát các cảm giác và cảm xúc của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhằm định hướng suy nghĩ và hành động của mình. Tóm lại có thể hiểu “trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp”. [3, tr 156] 2. Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Theo Daniel Goleman, một nhà tâm lý học người Mỹ, trí tuệ cảm xúc có 5 đặc điểm sau: + Hiểu rõ chính mình: Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời, họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc. + Kiểm soát bản thân: Những người có khả năng kiểm soát bản thân thường không để mình nổi giận hoặc nảy sinh lòng ghen tỵ thái quá, và họ cũng không ra những quyết định ngẫu hứng, bất cẩn, mà luôn nghĩ suy nghĩ trước khi hành động. Nhờ biết kiểm soát bản thân, họ luôn suy nghĩ chín chắn, thích ứng tốt với sự thay đổi, chính trực và biết nói “không” khi cần thiết. + Giàu nhiệt huyết: Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường làm việc rất tận tụy, với hiệu quả cao. Họ sẵn lòng hy sinh thành quả trước mắt để đạt 2 được thành công lâu dài. Họ thích được thử thách và luôn làm việc một cách hiệu quả. + Biết cảm thông: Đây có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sống quanh bạn, luôn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở. + Kỹ năng giao tiếp: Những người giỏi giao tiếp thường có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ có khả năng nói chuyện rất thú vị và biết cách im lặng, lắng nghe người khác khi cần thiết. Họ quan tâm đến việc giúp người khác phát triển và làm việc hiệu quả hơn là thành công của chính mình. Họ biết cách tranh luận hiệu quả và là những bậc thầy trong việc thiết lập và duy trì quan hệ xã hội. 3. Cấu trúc của trí tuệ xúc cảm Xét về cấu trúc của trí tuệ xúc cảm thì hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, và cho tới nay vẫn được nghiên cứu. Từ Darwin đến nay, hầu hết giới thiệu, định nghĩa, và các khái niệm của trí tuệ xúc cảm đã bao gồm một hoặc một vài thành phần sau đây: +Khả năng nhận biết, hiểu và thể hiện cảm xúc. +Khả năng hiểu được cảm xúc người khác. +Khả năng quản lý và kiểm soát được cảm xúc. +Khả năng quản lý sự thay đổi, thích nghi và giải quyết vấn đề có tính chất cá nhân. 3 +Khả năng tạo ra ảnh hưởng tích cực và năng động. Hiện tại thì có nhiều mô hình về trí tuệ xúc cảm: a. Mô hình về khả năng Trí tuệ xúc cảm của Caruso, Salovey và Mayer. Mayer, DiPaolo và Solovey (1990) – các học giả có uy tín trong giới khoa học trên thế giới về trí tuệ xúc cảm hiện nay – cho rằng trí tuệ cảm xúc gồm 2 phần: xử lý thông tin cảm xúc và cách thức quá trình xử lý đó. Họ hiểu trí tuệ cảm xúc là một phần của trí tuệ xã hội (social intelligence). Đó là một dạng xử lý thông tin cảm xúc bao gồm đánh giá một cách chính xác các cảm xúc của mình và của người khác, thể hiện một cách phù hợp các cảm xúc và điều chỉnh thích nghi các cảm xúc đó theo cách thức nâng cao cuộc sống (Mayer, DiPaolo, Salovey, 1990). Với cách hiểu này, trí tuệ cảm xúc là mô hình thuần năng lực, coi trí truệ cảm xúc là năng lực của con người. Năm 1999, Caruso, Mayer và Salovey vẫn giữa nguyên định nghĩa đưa ra từ năm 1990 đã nói ở trên, nhưng mở rộng hơn: Nói đến trí tuệ cảm xúc là nói tới năng lực nhận biết ý nghĩa của các cảm xúc, mối quan hệ của chúng và dựa trên cơ sở đó để xét đoán và giải quyết vấn đề. Mô hình trí tuệ cảm xúc của Caruso, Salovey và Mayer bao gồm 4 loại khả năng: + Tiếp nhận cảm xúc: khả năng phát hiện, đánh giá các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói. Tiếp nhận cảm xúc là đại diện cho một khía cạnh của trí tuệ cảm xúc, nó làm cho tất cả các thông tin cảm xúc đều có thể xử lí. + Sử dụng cảm xúc: khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, như là nghĩ và giải quyết vấn đề. Trí tuệ cảm xúc cá nhân có thể tích lũy đầy đủ ngay lúc người ta thay đổi tâm trạng để phù hợp trực tiếp nhất với công việc. + Hiểu cảm xúc: khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Ví dụ như hiểu cảm xúc hoàn thiện 4 khả năng nhạy bén trước các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết và mô tả các cảm xúc tiến hóa theo thời gian. + Quản lý cảm xúc: khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác. Vì vậy, trí tuệ cảm xúc cá nhân có khai thác các cảm xúc, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực, và quản lý chúng để đạt được mục tiêu đã định. b. Mô hình Cảm xúc Năng lực của Daniel Goleman. Mô hình cảm xúc năng lực của D.Goleman gồm hai phần cơ bản: năng lực cá nhân và năng lực xã hội nhằm nhận biết và điều khiển xúc cảm ở mình và người khác. - Năng lực cá nhân bao gồm: +Tự nhận thức - khả năng nhận biết và đánh giá chính xác cảm xúc của chính mình, từ đó đưa ra các quyết định. +Tự quản lý - bao gồm điều khiển các cảm xúc, kích thích, có lòng tin và thích nghi để thay đổi hoàn cảnh. - Năng lực xã hội gồm: +Nhận thức xã hội - khả năng cảm nhận, hiểu và phản ứng với các cảm xúc của người khác. + Quản lý mối quan hệ - khả năng truyền cảm hứng, gây ảnh hưởng và phát triển các kỹ năng khác khi quản lý xung đột, tạo dựng mối quan hệ xã hội. Theo goleman các năng lực cảm xúc không phải là các tài năng bẩm sinh, mà là các khả năng rèn luyện được, phải được đào tạo liên tục, phát triển và đạt đến hiệu năng nổi trội. c. Mô hình trí tuệ xúc cảm của Bar-on Bar-on cho rằng cấu trúc của trí tuệ xúc cảm gồm bốn thành phần: 5 +Năng lực nhận biết,hiểu và biết cách bộc lộ cảm xúc của chính mình. +Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác, biết đặt mình vào tình cảnh của người khác. +Năng lực ứng phó với các xúc cảm mạnh, luôn đặt xúc cảm của mình trong trạng thái kiểm soát được. +Năng lực thích nghi với những biến đổi của hoàn cảnh, và có khả năng giải quyết các vấn đề của cá nhân hay xã hội. 3. Vai trò của trí tuệ xúc cảm. a. Trong việc hình thành hoạt động. Chủ thể hoạt động đều có mục đích, giữa sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh với chủ thể hoạt động có động lực chính là cảm xúc, và cấu trúc của các hoạt động đó là tri giác, vận động và trí tuệ. Ví dụ như một người muốn mua một ngôi nhà đẹp, thoáng mát để ở, ý muốn có một ngôi nhà để ở chính là động lực để người đó hành động. Và hành động mua nhà của anh ta có cấu trúc bao gồm vận động là việc anh ta đi tìm nhà; tri giác là việc anh ta xem ngôi nhà nào đẹp, thoáng mát; trí tuệ là xem xét các ngôi nhà ưng ý xem ngôi nhà nào khiến anh ta có lợi nhất trong công việc và giá cả. b. Thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói riêng của con người. Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện: + Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó. Ví dụ như một học sinh, học môn toán khá tốt, nhưng một lần nhầm lẫn trong khâu tính toán mà bị điểm kém, giáo viên có thái độ trách móc nặng nề khiến 6 bạn học sinh nảy sinh tâm lý ức chế, dần dần chán ghét học toán, và kết quả là bạn đó học toán ngày càng kém. Đối nghịc với tính huống trên, cũng là một học sinh học rất kém môn toán, một lần bị điểm rất kém, thấy rất xấu hổ với bạn bè, đúng lúc này lại nhận được những lời động viên của cô giáo, từ đó đã rất nỗ lực học toán và kết quả được cải thiện nhanh chóng. + Hướng đạo cho hành động: Cảm xúc có một tầm quan trọng lớn đối với lý trí. Trong mối liên hệ của cảm xúc và tư duy, những khả năng xúc cảm của chúng ta thường xuyên hướng dẫn những sự lựa chọn của chúng ta, chúng hành động như tinh thần lý trí, hoặc ngăn cấm hoạt động của lý trí. Ví dụ như một cậu bé, bố mẹ cậu ta nói rằng chơi game nhiều quá là không tốt, cậu nên suy nghĩ cho tương lai và học hành chăm chỉ. Cậu bé có thể nhận thức được những lời bố mẹ nói là đúng, nhưng do quá mê chơi game và chán ghét học hành mà cậu vẫn chơi game và học hành chểnh mảng. + Trong các mối quan hệ của con người: Trí tuệ xúc cảm có thể thúc đẩy con người hình thành, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp (quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè, quan hệ công việc, ) nhưng những hành động không chuẩn mực cũng có thể làm các mối quan hệ đó xấu đi. Trí tuệ cảm xúc còn có tác dụng làm cho hoạt động của não bộ diễn ra bình thường, tránh các căn bệnh tinh thần như lo sợ, trầm cảm, giận dữ, bi quan, chán nản,… [2] 4. Ứng dụng của trí tuệ xúc cảm trong công việc Trí thông minh lý trí chưa đủ quyết định thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như trong các mối quan hệ giao tiếp. Có chỉ số IQ cao là một lợi thế trong cuộc sống, nhưng lợi thế đó chỉ phát huy tốt khi được kết hợp với trí tuệ cảm xúc EQ. Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao luôn sống lạc quan, biết lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc, mong muốn và quan điểm của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân. 7 Từ đó, biết thông cảm, xây dựng và duy trì các mối quan hệ, quan tâm đến người khác nên có cuộc sống cởi mở và chân thành, dễ thích nghi với ngoại cảnh, linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong công việc, có khả năng chịu được áp lực và vượt qua nghịch cảnh. Thông minh cảm xúc giúp ta sống tốt hơn với mọi người, hài hòa hơn với chính mình và trong đối xử với người khác, chỉ số EQ cao còn là khả năng quản lý cảm xúc, tự kiềm chế, không để cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân, giúp ta đưa ra những quyết định sáng suốt để thúc đẩy bản thân tiến bước và cải thiện các mối quan hệ đối với mọi người làm cho mọi việc trở nên tốt đẹp, hiệu quả hơn. Người thông minh trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Trí tuệ cảm xúc luôn tác động tốt trong giao tiếp, thương lượng, giúp tạo các mối quan hệ thân tình, tinh thần thoải mái và luôn tự tin. Trong công việc và các cuộc đàm phán, nếu có cảm xúc tích cực về đối tác thì cơ hội hình thành một mối quan hệ trên nền tảng của thiện chí, sự tín nhiệm, hiểu biết lẫn nhau để đi đến thành công là rất lớn. Trong cương vị lãnh đạo hay quản lý, hiểu biết và kiểm soát tốt cảm xúc bản thân, biết cách ảnh hưởng người khác bằng cảm xúc, thái độ tích cực, lạc quan, thấu cảm, biết khích lệ sẽ xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, hào hứng, sáng tạo, luôn nhận sự ủng hộ từ nhân viên, thu phục được nhân tâm, huy động được trí tuệ và sức lực của mọi người hướng vào mục tiêu chung. Ví dụ như có một xí nghiệp nọ, làm ăn xa xút mà nguyên nhân chủ yếu là do công nhân lười biếng, làm việc cá nhân không chịu kết hợp với nhau trong công việc. Người chủ xí nghiệp đã tập hợp mọi người lại và nói: “có lẽ trong thời gian do tôi điều hành không tốt mà xí nghiệp của chúng ta sản xuất không đạt sản lượng đã đề ra, bây giờ mọi người hãy cho tôi biết mọi người muốn gì ở tôi”. Nhiều ý kiến được nêu nên “không mắng mỏ công nhân”, “tăng lương”, “có thời gian nghỉ giữa giờ”, Lắng nghe ý kiến của mọi người, chủ xí nghiệp nói tiếp “vậy nếu tôi đáp ứng những yêu cầu trên của mọi 8 người thì tôi có thể nhận được gì từ các bạn”. Các công nhân đồng thanh nói “năng suất”. Và sau đó chủ xí nghiệp đã giữ lời hứa, và công nhân của ông ta cũng vậy, xí nghiệp sau đó nhanh chóng làm ăn có lãi trở lại. Rõ ràng ở đây, người chủ xí nghiệp đã thể hiện là một người có trí tuệ xúc cảm tương đối cao, khi xí nghiệp làm ăn thua lỗ, ông đã không tỏ vẻ cáu giận, không dọa đuổi việc công nhân mà ông đã lắng nghe mong muốn của công nhân, và thành quả đã đến với ông và mọi người. Người có trí tuệ cảm xúc thấp không tạo được những mối quan hệ hợp tác tốt với đồng nghiệp, với đối tác, khách hàng và ngay trong mối quan hệ bạn bè, gia đình. Không thể làm chủ cảm xúc bản thân, thiếu sự nhẫn nại và chịu đựng trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ như có một công ty nọ chuyên nghiên cứu các thiết bị viễn thông A. Công ty có một nhân viên vô cùng xuất sắc, nhưng có một lần do sơ xuất anh ta có một sơ suất nhỏ trong nghiên cứu, và anh ta phải nghiên cứu lại. Sếp của anh ta là người vô cung nóng tính đã lăng mạ, xúc phạm anh ta trước mặt mọi người. Kể từ đó, anh nhân viên này làm việc thiếu tự tin, ngày càng có nhiều sai lầm. Cuối cùng anh xin nghỉ việc, và anh ta xin việc lại ở một công ty B, là đối thủ của công ty A. Ở đây anh được sếp mới vô cùng tin tưởng, và luôn luôn được động viên, chẳng mấy chốc anh ta trở lại thành một nhân viên vô cùng ưu tú, làm lợi cho công ty B. Như vậy sự nóng nảy của người sếp ở công ty A đã tặng không cho công ty đối tủ của mình một nhân viên xuất sắc. Bên cạnh trí thông minh, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn dễ dàng tạo dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và đạt được thành công trong cuộc sống. Nhận thức được vấn đề nhiều công ty đang sử dụng những bài kiểm tra về trí tuệ cảm xúc để tuyển dụng nhân sự. Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng cần có, ngoài yếu tố bẩm sinh và hình thành từ tuổi thơ, bạn có thể rèn luyện và nâng cao từng bước trong cuộc đời. Trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng sẽ bị bào mòn 9 nếu bạn không nuôi dưỡng nó mỗi ngày. Hãy tập cảm nhận mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống bằng sự vị tha, bao dung và tràn đầy tình yêu thương, bằng sự ấm áp, tinh tế và sâu sắc, bằng những lời nói chân thành, sự động viên khích lệ, hiểu biết, mở rộng trái tim để cho đi và đón nhận…cứ như thế trí tuệ cảm xúc ngày càng nâng cao và bạn sẽ trưởng thành và thành công trong cuộc sống. C. KẾT LUẬN Đời sống cảm xúc là một lĩnh vực đòi hỏi mỗi người phải có khả năng nhận biết, thấu hiểu, biết hoà xúc cảm vào ý nghĩ để tích cực hoá tư duy, đồng thời phải biết kiểm soát điều khiển xúc cảm của mình và của người khác. Những ai có các khả năng này dễ thành công trong cuộc đời, trong khi một người khác có IQ tương đương nhưng thiếu hụt các khả năng này sẽ dễ dàng gặp thất bại. 10 . ngữ trí tuệ cảm xúc. Nhưng Wayne Payne mới là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm& quot;. trí tuệ xúc cảm (EI- emotional intelligence). Vậy trí tuệ xúc cảm là gì? B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Khái niệm trí tuệ xúc cảm Tác phẩm đầu tay của Darwin về tầm quan trọng của biểu hiện tình cảm. năng Trí tuệ xúc cảm của Caruso, Salovey và Mayer. Mayer, DiPaolo và Solovey (1990) – các học giả có uy tín trong giới khoa học trên thế giới về trí tuệ xúc cảm hiện nay – cho rằng trí tuệ cảm xúc

Ngày đăng: 14/05/2014, 18:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan