Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHN
Trang 1THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY
1 Công cụ lãi suất
Các lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động vốn của NHTMđược điều chỉnh giảm xuống theo xu hướng giảm thấp của CPI (3/2012-10/2012), đảm bảo nguyên tắc thực dương, nguồn vốn huy động 10 tháng tăng +14.2%, thanh khoản của hệ thống Ngân hành được cải thiện bằng nguồn vốn hút vào từ nền kinh tế chứ không phải từ nguồn tái cấp vốn như năm 2011
Từ tháng 6/2011-10/2012:Mối quan hệ giữa các loại lãi suất được điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ trước
đó, theo nguyên tắc: Lãi suất tái chiết khấu< lãi suất huy động vốn dưới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn; “sàn” là lãi suất tái chiết khấu; “Trần” là lãi suất tái cấp vốn; Biên độ 1-2%, lãi suất huy động vốn của TCTD biến động trong biên độ nói trên
Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất lớn
Lãi suất huy động và cho vay của TCTD 2012 giảm hơn nhiều so với 2011, đặc biệt là chính sách cho vay lãi suất thấp hơn các đối tượng khác đối với 4 đối tượng sản xuất kinh doanh được ưu tiên, là quyết định đúng đắn, kịp thời;tác động tích cực đến giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng.
Cơ chếlãi suất thỏa thuận đối với lãi suất huy động vốn trên 12 tháng và lãi suất cho vay trung dài hạn
là bước đi phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường.
Cơ chế lãi suất huy động lãi suất thỏa thuận được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ngày
8/6/2012: “Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường”.
Lãi suất cho vay thỏa thuận được thực hiện từ 14/4/2010 theo Thông tư số 12/2010/TT-NHNN và thông tư 14/2012/TT-NHNN từ ngày 4/5/2012 Đối với các khoản cho vay ngoài 4 lĩnh vực ưu tiên TCTD cho vay thoả thuận
2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Một số vấn đề hạn chế về sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong giai đoạn 2011-2012 :
NHNN cố định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND trong suốt thời gian dài từ 2009-2012 trong
cả quá trình lạm phát cao năm 2011 và xu hướng thiểu phát 6 tháng 2012.Công cụ tỷ lệ DTBB không phát huy tác dụng điều chỉnh nguồn vốn thanh toán và cho vay của TCTD.Vì vậyhạn chế vai trò, tác dụng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay, lượng tiền cung ứng và hệ số tạo tiền của hệ thống TCTD.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ có tác động rất mạnh đến khối lương tiền cung ứng trong lưu thông theo cấp số nhân, là công cụ kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất, nhưng NHNNkhông tăng hoặc giảm tỷ lệ
Trang 2trong suốt thời gian dài, trong bối cảnh lạm phát cao(2011) và xu hướng thiểu phát(6 tháng đấu năm 2012), nên không phát huy được vai trò và tác dụng của công cụ này để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ
Để phát huy được vai trò và tác dụng của công cụdự trữ bắt buộc phải điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
để tác động đến cả khối lượng và lãi suất cho vay tín dụng của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ
Trong giai đoạn lãi suất cho vay còn ở mức cao như thời gian vừa qua, nếu tăng tỷ lệ DTBB sẽ tăng chi phí đầu vào của nguồn vốn cho vay làm tăng lãi suất cho vay của các TCTD, nhưng NHNN có thể tăng lãi suất tiền gửi DTBB lên một mức hợp lý để bù đắp chi phí huy động vốn cho các TCTD, giảm áp lực tăng lãi suất cho vay
3 Tái cấp vốn
Trong thời gian qua, công cụ tái cấp vốn chưa đủ tiềm lực vốn và điều kiện để phát huy hiệu quả, vai trò cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD, chưa tác động được nhiều đến cung cầu vốn và các loại lãi suất trên thị trường.
Trong điều kiện lạm phát đang bùng phát cao từ 1/2011- 2/2012, việc lựa chọn sử dụng công cụ tái cấp vốn tuy giải quyết được khó khăn thanh khoảncho một số TCTD, nhưnglàm tăng thêm tiền cung ứng trong lưu thông, gây áp lực thêm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát
Giai đoạn từ tháng 1/2011-3/2012, các lãi suất tái cấp vốn giao động từ 7-15%/năm, có những thời điểm1lãi suất cho vay thỏa thuận các ngân hàng vay nhau trên thị trường liên ngân hàng 25-30%/năm, NHTM cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thỏa thuận 22-25% năm.Chênh lệch 2 loại lãi suất quá lớn sẽ tạo ra cơ hội phát triển các hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ dưới nhiều hình thức đầu tư tiền gửi khác nhau, làm bất ổn thêm thị trường tiền tệ
Với mức chênh lệch cao giữa lãi suất cho vay thỏa thuận của các TCTD với khách hàng và lãi suất cho vay thỏa thuận giữa các TCTD với nhau so với lãi suất tái cấp vốn như trên, sẽ tạo ra những cơ hội cho một số TCTD tìm mọi cách để vay tái chiết khấu có lợi hơn huy động vốn từ nền kinh tế, hoặc để cho vay lại trên thị trường với lãi suất cao để hưởng chênh lệch lãi suất
4 Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
Trong thời gian 2011-2012, NHNN điều hành công cụ Nghiệp vụ Thị trường mở theoQuy chế nghiệp
vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- NHNN và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 01/2007/QĐ-NHNN Nghiệp vụ thị trường mở phát triển nhanh, quy mô ngày càng được
mở rộng, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn thanh toán và kinh doanh cho các TCTD, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến tổng lượng tiền cung ứng (M2) trong nền kinh tế, theo mục tiêu
Trang 3của chính sách tiền tệ Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường theo mục tiêu giảm lãi suất huy động và cho vay của TCTD, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp
Trong 2012, lạm phát giảm xuống nhanh dưới một con số, tăng trưởng tín dụng quá thấp so với mục tiêu, công cụ thị trường mở phải nhằm mục tiêu bơm tiền ra để hạ lãi suất, kích thích tăng trưởng tín dụng, nhưng lại mâu thuẫn với khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp rất thấp, các TCTD thừa tiền không cho vay được
5 Kiểm soát hạn mức tín dụng
Năm 2012 là lần đầu tiên NHNN quyết định phân bổ hạn mức tín dụng cho từng NHTM theo các tiêu chí: chất lượng tài sản nợ, tài sản có, quy mô vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng nhân lực và tuân thủ các quy định.Theo đó, các nhóm được phân loại bởi NHNN được áp dụng các hạn mức như sau: Nhóm thứ 1tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 17%; nhóm thứ 2 tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa 15%; nhóm 3 được tăng trưởng 8%; nhóm 4 thuộc diện phải cơ cấu lại, không được tăng trưởng tín dụng
Công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng mà NHNN đưa ra trong 2012 đã phát huy tác động tích cực thúc đẩy các TCTD đổi mới và tái cơ cấu hoạt động theo quan điểm vàmục tiêu của chính sách tiền tệ của Chính
mặt sau:
- Thúc đẩy các NHTM phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả và các chỉ số an toàn hoạt động để được xếp hạng tín nhiệm cao và có được hạn mức tăng trưởng cao
- Điều chỉnh, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn, góp phần cải thiện tính thanh khoản của từng ngân hang và cả hệ thống hệ thống, giảm áp lực lạm phát
- Tác động mạnh mẽ và có hiệu quả đến mục tiêu tái cơ cấu, sát nhập các NHTM yếu kém, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh
Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng của NHNN trong thời gian qua đã cho thấy một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung nhằm phát huy hiệu quả cao hơn:
Thời điểm áp dụng công cụ hạn mức tín dụng chưa phù hợp với giai đoạn suy kiệt tín dụng và giảm tổng cầu của nền kinh tế, nên công cụ hạn mức tín dụng không phát huy được tác dụng với nhiều TCTD.
Công cụ hạn mức tín dụng được áp dụng cho từng TCTD trong năm 2012, cảthời điểm và điều kiện không phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô, làm vô hiệu hóa tác dụng của hạn mức tín dụng
Trong 2012tổng cầu của nền kinh tế đang trong suy giảm, nền kinh tế không hấp thu được tín dụng, tổng phương tiện thanh toán đang giảm thấp, công cụ hạn mức tín dụng trở nên vô tác dụng
Trang 4Năm 2012 là năm đầu tiên NHNN thực hiện công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng TCTD.Việc phân loại các nhóm TCTD được NHNN căn cứ vào những yếu tố định tính, định lượng nào đó nhưng NHNN không công khai các tiêu chí xếp hạng, phương pháp tính toán và bảng xếp hạng Vì vậy các TCTD cho rằng chưa có cơ sở thuyết phục trong việc xếp loại các TCTD để làm căn cứ phân hạn mức tín dụng Vì vậy căn cứ
để đánh giá, xếp loại, phân hạng các TCTD làm căn cứ cho phân bổ hạn mức tín dụng còn nhiều vấn đề chưa đảm bảo chính xác
III NHẬN XÉT TỔNG QUÁT VỀ CSTT 2012
1 Những kết quả tích cực:
- Vai trò của tự chủ của NHNN trong hoạch định, điều hành thực thi CSTT được nâng cao và phát huynhiều hơn trong việc quyết định, lựa chọn sử dụng công cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra
- Giữđược hệ thống TCTD không bị đổ vỡ, kiềm chế lạm phát từ mức rất cao 18.13% năm 2011 xuống ở mức khoảng 7% cuối 2012;
-Tỷ giá ổn định;dự trữ ngoại hối được tăng lên, cán cân thanh toán được cải thiện;thị trường vàng được kiểm soát chặt chẽ hơn
-Chínhsách tiền tệ và chính sách tài khóa ngày càng có sự kết hợp đồng bộ hơn, hiệu quả hơn đối với những thời kỳ trước đây
Tỷtrọng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế được điều chỉnh theo hướng hợp lý và tích cực hơn:giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực đầu cơ bất động sản, chứng khoán và tăng tỷ trọng tín dụng cho 4 lĩnh vực ưu tiên: sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Hoạtđộng trên thị trường liên ngân hàng và nghiệp vụ thị trường mở có những bước phát triển mới, tạo ra những chuyển biến tích cực hơn trên thị trường tiền tệ.NHNN đã chủ động hơn trong việc thu thập các thông tin về lãi suất và khối lượng giao dịch trên thị trường tiền tệ đểsử dụng các công cụ phù hợp điều tiết cung cầu vốn trên thị trường