1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam năm 2014

17 606 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 342,44 KB

Nội dung

các công cụ như lãi suất, tái cấp vốn, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc của chính sách tiền tệ năm 2014 của Việt Nam, để xem công cụ nào giúp ích tốt nhất cho nền kinh tế VIệt Nam trong năm 2014

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN NHÓM Danh sách thành viên nhóm:

1. Lê Thị Hồng Nhung

2. Đặng Thị Nhung

3. Trần Thùy Linh

4. Hoàng Tuấn Lương

MÔN PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG GIẢNG VIÊN: HOÀNG VĂN THÀNH

LỚP C3,THỨ 5, CA 1

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ THỰC HIỆN CSTT QUỐC GIA TRONG

VIỆC THEO ĐUỔI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 2014

Trang 2

Mục lục Trang

Phần II Bối cảnh kinh tế và việc điều hành CSTT của NHNN năm 2014………7

Phần III Điều hành các công cụ thực hiện CSTT của NHNN trong mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2014…… 8

I. Lãi suất và tái cấp vốn ……… 8

II. Tỷ giá……… 11

III. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)……… 12

IV. Dự trữ bắt buộc……… 14

Phần IV Một số kết quả đạt được qua việc sử dụng các công cụ trong CSTT của NHNN năm 2014……… 15

Phần IV Một số khuyến nghị về việc điều hành CSTT trong năm tới ……… 16

Phần I Lý thuyết chung về CSTT

I. Khái niệm, vị trí, mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Trang 3

1. Khái niệm chính sách tiền tệ:

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Nhà nước khởi thảo

và thực thi,thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm,tăng trưởng kinh tế

Chúng ta có thể hiểu,chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN) thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền

tệ trong lưu thông,nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định.Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách tiền tệ-tài chính vĩ mô của Chính phủ

Tùy điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: chính sách tiền tệ mở rộng ( tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng-chính sách tiền tệ chốn thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt ( giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng-CSTT ổn định giá trị đồng tiền)

2. Vị trí chính sách tiền tệ:

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền

tệ Song nó cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như : chính sách tài khóa,chính sách kinh tế đối ngoại

Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi CSTT là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện hiệu quả hơn

3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ:

Ổn định giá trị đồng tiền:

NHNN thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến sợ tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền( chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại ( tỷ giá cảu đồng tiền nước mình so với ngoại tệ) Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được,đẻ có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên

Tăng công ăn việc làm:

Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lê thất nghiệp giảm phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm Theo nhà kinh tế học Ảthur Okun thì khi GNP thực

tế giảm 2% so với GNP tiềm năng,thì mức thất nghiệp tăng 1%

Trang 4

Từ những điều trên cho thấy , vai trò của NHNN khi thực hiện mục tiêu này: tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ

Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một các hài hòa Mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời.Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hòa thì NHNN trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải

có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không thì các NHTW phải chờ thời gian dài ( một năm- khi kết thúc năm tài chính)

II. Các công cụ của chính sách tiền tệ:

1. Nghiệp vụ thị trường mở:

- Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHNN thực hiện trên thị trường

mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng

- Cơ chế tác động: Khi NHNN mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ tăng

lên(giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên ( giảm đi)

tiền dự trữ của các NHTM ( R ), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làm thay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông ( C )

- Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công cụ rất

năng động, hiệu quả, chính xác của chính sách tiền tệ vì khối lượng chứng khoán mua (bán) tỉ

lệ với quy mô tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí, dễ đảo ngược tình thế Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệu quả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trương tiền tệ, thị trương vốn

2. Dự trữ bắt buộc:

- Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHNN giỡ lại của các NHTM, gửi tại

NHNN, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ trên tổng số tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng

- Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ

( m= ) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM Mặt khác khi tăng ( giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trang 5

thì khả năng cho vay của các NHTM giảm ( tăng) , làm cho lãi suất cho vay tăng ( giảm ), từ

đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm ( tăng)

- Đặc điểm: Đây là công cụ mang tính quản lý Nhà nước nên giúp NHNN chủ động trong việc

điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh( chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là có thể ảnh hưởng tới một lượng rất lớn mức cung tiền) Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM

3. Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM:

- Khái niệm: là việc NHNN quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá

một lượng nào đó trong một khoản thời gian nhất định( một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tế dựa trên cơ

sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Sau đó NHNN sẽ phân bổ cho các NHTM và các NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức mà NHNN quy định

- Cơ chế tác động: Đây là công cụ điều chỉnh trực tiếp đối với lượng tiền cung ứng, việc quy

định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với quy mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHNN

- Đặc điểm: Giúp NHNN điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các công cụ

gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong những giai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế Song nhược điểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quả phân bổ vốn tron nền kinh tế, dễ phát sinh nhiều tín dụng ngoài sự kiểm soát của NHNN và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên

4. Quản lý lãi suất của các NHTM:

- Khái niệm: NHNN đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng

các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới quy mô tín dụng của nên fkinh tế và NHNN có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình

- Cơ chế tác động: Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực

tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo

- Đặc điểm: Giúp cho NHNN thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng

thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế

vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế Mặt khác việc thay đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình

5. Tỷ giá hối đoái:

Trang 6

- Khái niệm: Tỷ giá là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền Nói

cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiềng tệ nước này được biểu hiện băng một đơn vị tiền nước khác

- Cơ chế tác động: Tác động hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh

doanh và tiêu dung trong nước qua biến đổi của giá cả hang hóa

- Đặc điểm: NHNN có thể ấn định tỷ giá cố định hay thả nổi theo quan hệ cung cầu ngoại tệ

trên thị trường ngoại hối bên cạnh đó còn có tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiểt và tỷ giá thả nổi có quản lý Khi vận dụng công cụ này không phải NHNN đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp mà ổn định tỷ giá ở một mức độ hợp lý phù hợp với đặc điểm điều kiện thực tế của đẩt nước trong từng giai đoạn để tác động chung cuộc của nó là tốt nhất

Phần II Bối cảnh kinh tế và việc điều hành CSTT của NHNN năm 2014

Năm 2014, kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu tác động tiêu cực bởi cuộc khung hoanrng tài chính và kinh tế thế giới và đối mạt với nhiều khó khăn, thách thức

Khu vực châu Âu đối diên với nguy cơ giảm phát do khủng hoảng nợ công, thất nghiệp cũng như bât ổn chính trị tại khu vực này giữa Mỹ, EU, Nga Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm hơn dự kiến Trung Quốc đối mặt với suy giảm tăng trưởng, sản xuất, đầu tư và tiêu dùng đều chậm lại Tình hình căng thẳng tại Ukraine, bất ổn tại Iraq và lo ngại về hoạt động của một số quốc gia ở châu Âu

Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trường tài chính có

những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện Khó khăn của của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt Tuy nhiên, môi trường kinh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập ngầy càng cao, yêu cầu

Trang 7

đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, bội chi ngân sách nhà nước và xử lý nợ xấu hệ thống TCTD là rất lớn Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan tái phép và những bất ổn ở Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội những tháng giữa năm 2014

Với khó khăn, thách thức như trên, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 2/1/2014 về chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ kế hoach đầu năm

2014 theo Nghị quyết cảu Quốc hội Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã ban hành Chỉ thị

số 01/CT-NHNN ngày 13/2/2012 đặt mục tiêu, nhiệm vụ “điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) và nền kinh tế” Như vậy, lạm phát và ổn định kinh

tế vĩ mô vẫn là những mục tiêu được quan tâm hàng đầu bên cạnh việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, thậm chí mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô còn được quan tâm và đặt lên

vị trí có phần ưu tiên hơn so với năm 2013 Đây là một định hướng đúng đắn khi vấn đề kinh

tế căn bản của Việt Nam trong những năm gần đây xoay quanh hai vấn đề chính là duy trì sự

ổn định kinh tế vĩ mô và kiến tạo đà tăng trưởng kinh tế trong trung hạn

Sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn là cần thiết để tái cơ cấu nền kinh tế thành công và tạo được đà tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn Cùng với tinh thần đó, trong điều kiện áp lực lạm phát đã có sự suy giảm, chính sách tiền tệ đã chuyển từ việc điều hành một cách

“thận trọng, linh hoạt” sang “chủ động, linh hoạt” Định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm 2014 được điều chỉnh có dấu hiệu nới lỏng hơn so với năm trước thông qua các chỉ tiêu

về tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán lớn hơn hẳn so với năm

2013 khoảng 2% Có thể thấy, định hướng chính sách tiền tệ đã được xác định một cách có

cơ sở khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu của nền kinh tế Chính vì vậy, chính sách tiền tệ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Đó là, năm 2014 lạm phát giảm so với năm 2013 và là mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ Tốc độ tăng giá tiêu dùng (tính theo năm) đã trượt về ngưỡng 2%, tính đến cuối năm 2014 CPI tăng khoảng 1,84%, (xem hình 1) Kết quả này một phần là nhờ vào các yếu tố gây sức ép lên lạm phát từ phía tổng cung, tổng cầu đã giảm so với các giai đoạn trước nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của NHNN trong việc chủ động kiểm soát khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế

Những diễn biến thuận lợi trong cán cân thanh toán và tác động tích cực của các chính sách chống đô la hóa, cung ngoại tệ trong nền kinh tế đã vượt xa cầu ngoại tệ Để duy trì mục tiêu giữ ổn định tỷ giá, ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã đưa một lượng lớn tiền ra để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối, đưa dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục vào khoảng 35 tỷ USD từ cuối quý II/2014

Phần III: Điều hành các công cụ thực hiện CSTT của NHNN trong thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2014

Trang 8

I Lãi suất và Tái cấp vốn

Ở nước ta, trong những năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008,

do những khó khăn khách quan và chủ quan khác nhau của nền kinh tế, NHNN bên cạnh việc công bố lãi suất cơ bản, laix suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu còn công bố trần lãi suất tiền gửi một số kỳ hạn, công bố giới hạn lãi suất cho vay tối đa 5 đối tượng ưu tiên (gọi chung là lãi suất điều hành) Đồng thời, NHNN còn phối hợp chặt chẽ công cụ lãi suất với các công cụ khác nhằm đạt được mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Trong năm 2014, NHNN đã thực hiện 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất Lần thứ nhất, vào ngày

17/03/2014 và giữ ổn định và giữ ổn định các mức lãi suất điều hành từ thời điểm đó cho đến cuối tháng 10/2014 Cụ thể: Quyết định số 496/QĐ-NHNN, điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 7%/năm xuống 6,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 8%/năm xuống 7,5%/năm Quyết định số 498/QĐ-NHNN: lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1,2%/năm xuống 1%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi

có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 7%/năm xuống 6%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 7,5%/năm xuống 6,5%/ năm Từ thời điểm này NHNN không khống chế tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên như trước đó, mà các TCTD tự ấn định trên

Trang 9

cơ sở cung- cầu vốn thị trường Quyết định số 499/QĐ- NHNN: lãi suất cho vay ngắn hạn tối

đa bằng VNĐ đói với các nhu cầu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp

hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giàm từ 9%/năm xuống 8%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của Guỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 10%/năm xuống 9%/năm.Quyết định số 497/QĐ-NHNN : lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD giảm từ 1,25/năm xuống

1%/năm Lần thứ hai, thực hiện từ ngày 29/10/2014 Trên cơ sở diễn biến kinh tế vĩ mô, thị

trương tiền tệ vafhoatj động ngân hàng, NHNN quyết định giừu ổn ffinhj các mức kaix suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử iên ngân hàng và cho vay bù trừ bù đắp thiếu hụt trong thãnh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng Tuy nhiên, NHNN quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VNĐ của các tổ chức cá nhân tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

từ mức 6%/năm xuống 5.5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; giảm lãi suất cho vay ngăn hạn tối đa bằng VNĐ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ mức 8%/năm xuống 7%/năm; giảm lãi suất tối đa đối với tiêng gửi bằng USD của cá nhân tại các TCTD Chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ mức 1%/năm xuống 0,75%/năm

Trang 10

Nhìn vào diễn biến thị trường sau hai lần điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 2014 có

thể thấy: Thứ nhất, lãi suất trên thị trường có tinh tự điều chỉnh theo cung- cầu vốn cũng như

các nhân tố khác của thị trường Các mức lãi suất điều hành nói trên đang thể hiện rõ vai trò làm cơ sở cho lãi suất thị trường Từ tháng 4 đến đầu tháng 10/2014, cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay đều giảm nhẹ với mức từ 1,0% - 1,5%/năm so với cuối năm 2013, đầu năm

2014 Sau thời điểm 29/10/2014, kể từ đầu tháng 11/2014, lãi suất tiếp tục giảm 0,25% –

0,5%/năm so với trước đó Thứ hai, đường cong lãi suất đã thể hiện rõ cả đối với lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi: kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao Thứ ba, lãi suất có sự chênh lệch

nhất định giữa các nhóm NHTM tùy theo quy mô, mạng lưới, thương hiệu cũng như nhân tố khác Người gửi tiền, người vay tiền chủ động lựa chọn lãi suất, lựa chọn quan hệ giao dịch với NHTM tùy theo nhận thức, thông tin, tâm lý, của mình Thị trường trong lĩnh vực này

đã được rõ nét

Vốn huy động của các TCTD vẫn tăng trưởng khá, người dân vẫn tin tưởng vào gửi tiền vào các NHTM Với việc quy định trần lãi suất tiền gửi VND và USD, trong đó, duy trì khoảng cách đáng kể giữa lãi suất tiền đồng cao hơn lãi suất USD 4-5%, NHNN đã khuyến khích người dân nắm giữ tiền đồng phục vụ chiến lược chống đô la hóa, bảo đảm ổn định về tỷ giá

và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12/2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%), huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); trong đố huy động vốn VND tăng 13,17% chủ yếu trong khu vực dân cư trong điều kiện mặt bằng lãi suất VND giảm cho thấy việc gửi tiền vào hệ thống ngân hàng vẫn đang là kênh lựa chọn của người dân Thanh khoản của các TCTD được đảm bảo, hoạt động của các TCTD ổn định, thị trường liên ngân hàng thông suốt, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm và ổn định ở mức thấp

III. Tỷ giá

Ngày đăng: 04/09/2015, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w