1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

chính sách tiền tệ 2011

6 154 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 37,75 KB

Nội dung

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ Năm 2011 ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại TCTD đã góp phần giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường ngoại hối đã góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Từ tháng 4 đến giữa tháng 8/2011, NHNN đã mua được khối lượng ngoại tệ khá lớn để bổ sung cho Dự trữ ngoại hối Nhà nước 1. Ngày 9/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Theo Quyết định số 750/QĐ-NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 6% (trước là 4%) trên tổng số dư tiền gửi. Quy định này áp dụng đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. • Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 4% (trước là 2%) trên tổng số dư tiền gửi. • Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng là 5% trên tổng số dư tiền gửi. • Đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên, tỷ lệ dự trữ bắt buộc này là 3%. 2. Ngày 1.6.2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 1209/QĐ-NHNN chính thức điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng TMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam), ngân hàng TMCP, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng (TCTD). Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ là 8%, được áp dụng đối với các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ này là 7%. Đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 6% được áp dụng đối với các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chínhn Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác tỷ lệ này là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Đây là lần thứ 3 trong năm 2011, NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Lần thứ nhất với Quyết định 750/QĐ-NHNN ngày 9/4/2011, lần thứ hai bằng quyết định 1209/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011. Mỗi lần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc lại tăng thêm 1%. Đánh giá Tính từ đầu năm đến 20/07/2011, chênh lệch giữa huy động và tín dụng ngoại tệ ước khoảng 5 tỷ USD và vẫn có xu hướng tăng dần. Mục đích chính của việc ban hành quy định tăng DTBB bằng ngoại tệ là nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong bối cảnh huy động sụt giảm đáng kể trước các chính sách chống đô la hóa của NHNN, qua đó giúp giảm áp lực tỷ giá vào cuối năm. Ngoài ra, tăng dự trữ bắt buộc cũng giúp tăng lượng vốn phòng ngừa rủi ro thanh khoản USD cho các NHTM, đồng thời là bước chuẩn bị để NHNN sử dụng các biện pháp làm tăng cung VND nhằm mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất sắp tới. Đánh giá tác động: − Thu hẹp cung tín dụng ngoại tệ Thông qua việc tăng DTBB thêm 1% với tiền gửi ngoại tệ, NHNN đã khiến lượng ngoại tệ các TCTD có thể cho vay giảm xuống. Tính đến thời điểm 20/07/2011, tổng huy động ngoại tệ trên toàn hệ thống ước khoảng 22,9 tỷ USD, do đó khi DTBB ngoại tệ tăng thêm 1%, lượng vốn ngoại tệ có thể cho vay sẽ giảm khoảng 229 triệu USD, cũng ứng với lượng vốn dự phòng cho rủi ro thanh khoản ngoại tệ tăng thêm 229 triệu USD. − Thu hẹp lãi suất cho vay giữa VND và ngoại tệ Ngoài ra, việc DTBB ngoại tệ tăng thêm 1% lên các mức 8% và 6% sẽ làm tăng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng thương mại thêm khoảng 0,04%, theo đó khiến lãi suất cho vay ngoại tệ tăng, cùng với chủ trương giảm lãi suất cho vay VND về mức 17- 19%, sẽ thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay giữa VND và ngoại tệ. Mức chênh lệch trước đây khoảng 13% (cho vay USD khoảng 8%, cho vay VNĐ khoảng 21%) sẽ giảm xuống còn 8-10% (cho vay ngoại tệ có thể tăng lên 8,5 – 9%, cho vay VNĐ chủ trương giảm về 17-19%), qua đó các NHTM có thể dễ dàng hơn trong việc thuyết phục khách hàng chuyển từ vay USD sang vay VNĐ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD đối với tiền gửi VND cố định 3% và không thay đổi Đánh giá Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ có tác động rất mạnh đến khối lương tiền cung ứng trong lưu thông theo cấp số nhân, là công cụ kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất, nhưng NHNN không tăng hoặc giảm tỷ lệ trong suốt thời gian dài, trong bối cảnh lạm phát cao(2011) nên không phát huy được vai trò và tác dụng của công cụ này để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Chính sách dự trữ bắt buộc áp dụng một mức chung cho tất cả các NHTM, không căn cứ vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động và mức độ an toàn của từng ngân hàng, chưa phù hợp với quy mô và trình độ phát triển không đồng đều của các NHTM VN, làm cho công cụ dự trữ bắt buộc hoàn toàn trở thành vô tác dụng. Kiểm soát tín dụng Năm 2011, NHNN đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung cho toàn hệ thống các TCTD, không phân bổ hạn mức theo từng TCTD - Sử dụng và điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở 4 công cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Đảm bảo tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%. - Chỉ đạo các NHTM điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có; đăng ký tăng trưởng tín dụng với NHNN trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỷ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN. - Chỉ đạo các NHTM giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế. - Ban hành cơ chế để kiểm soát việc TCTD mua trái phiếu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn lĩnh vực kinh doanh này, hướng dẫn các NHTM quản lý số dư mua trái phiếu của doanh nghiệp (tránh tình trạng TCTD lợi dụng chuyển từ cho vay sang mua trái phiếu). Đánh giá Công cụ NHNN đưa ra trong 2011 đã phát huy tác động tích cực thúc đẩy các TCTD đổi mới và tái cơ cấu hoạt động theo quan điểm và mục tiêu của chính sách tiền tệ của Chính phủ trên các mặt sau: - Thúc đẩy các NHTM phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả và các chỉ số an toàn hoạt động để được xếp hạng tín nhiệm cao và có được hạn mức tăng trưởng cao. - Điều chỉnh, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn, góp phần cải thiện tính thanh khoản của từng ngân hang và cả hệ thống hệ thống, giảm áp lực lạm phát. - Tác động mạnh mẽ và có hiệu quả đến mục tiêu tái cơ cấu, sát nhập các NHTM yếu kém, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao năng lực cạnh tranh Quản lý dự trữ ngoại hối, đảm bảo an toàn, khả năng sinh lơi Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối: - Điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với Cung - Cầu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, ban hành các cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và của NHTM, góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế. - Có các giải pháp phát triển thị trường, sử dụng một số công cụ phái sinh nhằm góp phần điều hành tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ cho thực thi chính sách tiền tệ chủ động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng chủ động cân đối và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ. - Thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, sử dụng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cả việc cho vay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập khẩu các mặt hàng thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, không cấp bách. - Đề xuất và triển khai ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý. - Có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán Quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân. - Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính để có các biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư và cho vay ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế và TCTD. - Bổ sung các qui định của NHNN về việc vay nợ nước ngoài của các Tổ chức kinh tế theo hình thức tự vay, tự trả nhằm kiểm soát một cách hợp lý hình thức vay nợ này theo hướng: góp phần đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của nền kinh tế, phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết yếu của nền kinh tế, giảm nghĩa vụ và áp lực trả nợ nước ngoài của nền kinh tế. - Chủ động phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực thi các giải pháp nhằm giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế. - Đề xuất và trình Chính phủ các giải pháp nhằm giảm tình trạng đô la hóa theo hướng trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện thanh toán duy nhất là đồng VN, chuyển dần quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ trong nước của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua –bán ngoại tệ. . bằng ngoại tệ Năm 2011 ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định. gian dài, trong bối cảnh lạm phát cao (2011) nên không phát huy được vai trò và tác dụng của công cụ này để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Chính sách dự trữ bắt buộc áp dụng một mức chung. ngoại tệ Thông qua việc tăng DTBB thêm 1% với tiền gửi ngoại tệ, NHNN đã khiến lượng ngoại tệ các TCTD có thể cho vay giảm xuống. Tính đến thời điểm 20/07 /2011, tổng huy động ngoại tệ trên

Ngày đăng: 14/05/2014, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w