Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 401 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
401
Dung lượng
2,44 MB
Nội dung
TTCP VKHTT THANH TRA CHÍNH PHỦ Viện khoa học thanh tra 17 Cao Bá Quát BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ CÁCGIẢIPHÁPPHÒNGNGỪAVÀNÂNGCAOHIỆUQUẢCHỐNGTHAMNHŨNG Thuộc Đề tài độc lập cấp nhà nước: “LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÒNGNGỪAVÀNÂNGCAOHIỆUQUẢĐẤUTRANH PHÒNG, CHỐNGTHAMNHŨNG Ở VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM 2020” _______________________ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: ĐINH VĂN MINH 6754-6 10/3/2008 Hà Nội, 12 – 2007 PHẦN I. BÁO CÁO TỔNG THUẬT ĐỀ TÀI NHÁNH 6 Chủ nhiệm: ThS. Đinh Văn Minh Phó viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra BÁO CÁO TỔNG THUẬT: CÁCGIẢIPHÁPPHÒNGNGỪAVÀNÂNGCAOHIỆUQUẢĐẤUTRANHCHỐNGTHAMNHŨNG Mặc dù chúng ta đã nhận thức được tính nguy hại của tệ thamnhũngvà coi đó như là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã không ít nỗ lực trong đấutranh với tệ nạn này nhưng trên thực tế thamnhũng không những không giảm mà có chiều h ướng ngày càng phát triển trầm trọng hơn. Chính vì vậy điều quan trọng hiện nay là cần chỉ ra được nguyên nhân đích thực của căn bệnh này, đánh giá đúng cácgiảipháp mà chúng ta đã và đang thực hiện để từ đó tìm ra cácgiảipháp mới, thực sự có hiệuquả trên tất cả các mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của hệ thống chính trị c ũng như trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược phòng, chốngthamnhũng toàn diện có hiệuquả với một lộ trình thích hợp nhất phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam cũng như xu thế hội nhập thế giới. A/ TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN THAMNHŨNG 1. Tình hình thamnhũng Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đ ã tăng cường đấutranh phòng, chốngthamnhũngvà đã đạt được một số kết quả nhất định. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, những chủ trương, giảipháp chủ yếu của cuộc đấutranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhi ều văn bản pháp luật, tạo lập cơ sở pháp lý khá vững chắc cho công tác phòng, chốngtham nhũng, lãng phí ở nước ta. Các văn bản nói trên được triển khai thực hiện, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tham nhũng. Các cấp uỷ đảng và chính quyền, từ trung ương đến địa phương, đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra, thanh tra công tác xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện những điều đảng viên không được làm, giải quyết khiếu nại, tố cáovà chú trọng chỉ đạo khắc phục sai phạm sau kiểm tra, thanh tra (1) . Quốc hội và HĐND các cấp đã dành nhiều thời gian để giám sát công tác phòng, chốngtham nhũng, trong đó, tập trung giám sát việc tổ chức thi hành các quy định pháp luật về lĩnh vực này, việc triển khai thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia và xử lý một số vụ việc mà dư luận quan tâm. Một số đoàn giám sát của Quốc hội đã phát hiện được những trường hợp tham nh ũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, kể cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán, Công an, Viện Kiểm sát, Toà án được củng cố một bước cả về cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Các hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường, thể hiện quan điểm xử lý ngày càng cương quyết hơn (2) . (1) Trong nhiệm kỳ khoá IX, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra 56 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý (tăng gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước) và 18 ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, ban cán sự đảng UBND tỉnh, ban cán sự đảng bộ, ngành (tăng gấp 2 lần). Uỷ ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra 97.000 đảng viên và gần 15.000 tổ chức đảng có dấuhiệu vi phạm. Qua kiểm tra đã kế t luận 69.000 đảng viên (chiếm 71 % số đảng viên được kiểm tra) và gần 7.300 tổ chức đảng (chiếm gần 50 % số tổ chức đảng được kiểm tra) có vi phạm; thi hành kỷ luật gần 40.000 đảng viên và 1.200 tổ chức đảng có sai phạm. (2) Trong 5 năm (2001-2005) ngành Thanh tra đã tiến hành 58.664 cuộc thanh tra, tập trung vào lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai vàcác tổng công ty nhà nước có dấuhiệu tiêu cực; đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị thu hồi 15 nghìn tỉ đồng, hơn 23 vạn USD và 51.839 ha đất và kiến nghị xử lý hình sự 319 vụ với 721 đối tượng. Hàng ngàn vụ án, trong đó có nhiều vụ án thamnhũng lớn, phức tạp, gây hậ u quả nghiêm trọng đã hoặc đang được điều tra, xử lý, như: vụ án ở Chi cục Hải quan Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn); vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Công ty tiếp thị đầu tư nông nghiệp và phát triển nông thôn; các vụ án tại Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty xăng dầu Hàng không; vụ Ngô Thanh Lam ở Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (tham ô hơn 4,6 triệu USD); vụ thamnhũng ở Thanh tra Chính phủ; các vụ tham nh ũng về đất đai ở Phú Quốc (Kiên Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ mua bán quota ở Bộ Thương mại, vụ PMU 18 thuộc Bộ Giao thông -Vận tải Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm, từ năm 2000 Đã xử lý kiên quyết và nghiêm minh hơn những cán bộ, đảng viên, công chức sai phạm, trong đó có cả cán bộ cao cấp là Uỷ viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, vụ trưởng, tổng giám đốc ; khắc phục một bước tình trạng xử lý “nhẹ trên, nặng dưới”, xử lý nội bộ, tách ra để xử lý sau như ng sau đó không xử lý hoặc xử lý nhẹ. Vai trò giám sát, tham gia của nhân dân trong công tác phòng, chốngtham nhũng, lãng phí được nângcaovà có những đóng góp thiết thực hơn. Các cơ quan báo chí đã tích cực phát hiện, phanh phui nhiều vụ tham nhũng, lãng phí lớn, góp phần thúc đẩy quá trình điều tra, truy tố và xét xử nghiêm các vụ án, những cán bộ, đảng viên sai phạm. Những việc làm và kết quả nêu trên đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa, kiềm chế tệ tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, củng cố quyết tâm của Đảng, Nhà nước, tạo tiền đề để tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấutranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí trong những năm tiếp theo. “Tuy nhiên, cuộc đấutranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệuquả thấp. Tham nhũ ng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngnàh, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, mang tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của đảng và chế độ ta” 3 đến 2004, lực lượng Công an đã phát hiện, điều tra 3.349 vụ việc thamnhũng với số tài sản thiệt hại trị giá 2.382 tỷ đồng. 3 Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban CHTW, NXBCTQG, Hà Nội 2006, tr.12 Thamnhũng vẫn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện ở các mặt sau đây: - Thamnhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phổ biến ở hầu hết các ngành, các cấp, các lĩnh vực. + Phạm vi thamnhũng ngày càng rộng: thamnhũng không chỉ xảy ra trong các hoạt động kinh tế, như: xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý tài chính công, thu thuế…, mà đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý nh ư giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, phòng, chống dịch bệnh, trong công tác tổ chức cán bộ… Nguy hại hơn, thamnhũng còn xảy ra cả trong công tác tham mưu, hoạch định chủ trương, chính sách. Thamnhũng cũng xảy ra ở ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, Toà án). + Thiệt hại trong các vụ thamnhũng ngày càng lớn: nếu trong những năm 1990, thiệt hại trung bình trong một vụ thamnhũng là 710 triệu đồng thì từ năm 2000 đến năm 2004 là 810 triệu đồng/vụ, cá biệt có nhũng vụ thamnhũng hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng như một số vụ trong lĩnh vực dầu khí, ngân hàng ; + Tính chất, thủ đoạn thamnhũng ngày càng phức tạp, nguy hiểm, tinh vi. Một bộ phận đảng viên, cán bộ, công chức coi việc tham ô, nhận hối lộ là “luật bất thành văn” (4) . Những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực diễn ra công khai, trắng trợn, phổ biến ở nhiều nơi mà phần lớn nạn nhân là (4) Qua điều tra của Ban Nội chính Trung ương thấy rằng 1/3 số cán bộ, công chức được hỏi sẵn sàng nhận hối lộ nếu có người đưa. những người dân có thu nhập thấp, đã tạo ra tâm trạng bức xúc vànhững “điểm nóng” về an ninh trật tự trong thời gian qua (5) . Gần đây xuất hiện một số vụ thamnhũng xuyên quốc gia, thủ đoạn thamnhũng tinh vi (sử dụng công nghệ cao để thực hiện và che giấu hành vi phạm tội, khai thác triệt để sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, có tổ chức, móc nối trên dưới, trong ngoài). Tội phạm thamnhũng mang tính tổ chức ngày càng nhiều, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa ph ương, thậm chí đã mang tính chất quốc tế. + Đối tượng thamnhũng là những người có địa vị, chức vụ trong hệ thống chính trị ngày càng cao, nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm quản lý vàhiểu biết về pháp luật. 2- Nguyên nhân của tình trạng tham nhũng: Qua nghiên cứu cho thấy, thamnhũng là một hiện tượng có tính chất phổ biến của mọi nhà nước, dưới mọi chế độ khác nhau, là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực. Thamnhũng là nơi gặp gỡ của lòng thamvà quyền lực (ở đây là quyền lực công) khi không được kiểm soát chặt chẽ. Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số nguyên nhân chủ yế u của thamnhũng sau đây: 2.1- Nguyên nhân khách quan: (5) Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (IT) thì tình hình thamnhũng ở Việt Nam là khá nghiêm trọng với số điểm về sự trong sạch thấp (trong 6 năm qua, điểm số trong sạch của Việt Nam dao động từ 2,4 đến 2,6 trong thang điểm 10). Cụ thể là: Năm 2000 Việt Nam xếp thứ 76 trong số 90 nước và nhóm nước, với số điểm là 2,5/10; Năm 2001 xếp thứ 75/91 với s ố điểm là 2,6/10; Năm 2002 xếp thứ 85/102 với số điểm là 2,4/10; Năm 2003 xếp thứ 100/133 với số điểm là 2,4/10; Năm 2004 xếp thứ 102/145 với số điểm là 2,6/10; Năm 2005 xếp thứ 107/158 với số điểm là 2,6/10. 2.1.1- Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, pháp luật chưa hoàn thiện. Thực tế cho thấy, thamnhũng thường phát triển ở những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển. Nếu nhà nước quản lý xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các sơ hở cho tệ thamnhũng nảy sinh và phát triển. Quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn t ại và đan xen giữ cái mới và cái cũng là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng. Quá trình chuyển đổi là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế mới cũ kỹ vốn quen thuộc bị thay thế nhưng nếp nghĩ thói quen thì vẫn còn, trong khi đó cơ chế mới đang được hình thành còn sơ khai cả trong nhận thực vàquá tình th ực hiện không khỏi lúng túng. Tình trạng "tranh tối tranh sáng" là mảnh đất tốt cho tệ nạn thamnhũng phát triển. 2.1.2- Ảnh thưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường: Cùng với những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ mặt trái của nó. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, tâm lý mọi việc đều có thể mua bán. Đây là điều chúng ta đã dự báo trước nhưng lại không kịp thời có biệ n pháp thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầu cho nên từ mối lo về kinh tế đến nay chuyển sang những mối lo về các tệ nạn xã hội. 2.1.3- Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá: Trong tâm lý xã hội của người Á đông nói chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều khía cạnh khiến cho tệ thamnhũng mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ có cơ sở tồn t ại và phát triển. Chuyện biếu xén quà cáp được coi là một nét văn hoá của người Việt Nam. Trong dân gian cũng như trong hoạt động quan trường thì quà cáp dường như là điều được dễ dàng chấp nhận. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có đến 41% số người dân được hỏi cho r»ng việc đưa quà cáp chỉ là “món quà nhỏ” cám ơn người đã giúp đỡ mình giải quyết công việc. 2.2- Những nguyên nhân chủ quan 2.2.1- Hệ thống chính trị chậm đượ c đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả: Đây là nguyên nhân bao trùm gây nên mọi sự yếu kém và bất cập của quá trình đổi mới đất nước, trong đó có tệ nạn tham nhũng. Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ máy nhà nước tốt. Ở nước ta, sự quản lý, lãnh đạo điều hành đất nước là sự thống nhất và phối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và sự tham gia tích cực có hiệuquả của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng. Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vai trò của mình thì mới phát huy được tác dụng nếu không sẽ làm giảm hiệuquả lãnh đạo quản lý điều hành xã hội, gây ra nhiều tệ nạn trong đó có tham nhũng. 2.2.2- Phẩm ch ất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém: Bước sang cơ chế thị trường, trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật tham nhũng. Đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhi ều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át. Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên bị buông lỏng, yếu kém, không chuyển kịp với tình hình. Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều trường hợp không đúng năng lực, phẩm chất. Cán bộ, công chức chưa được thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm nângcao trình độ chuyên môn, trau dồi phẩm chất chính trị. 2.2.3- Cơ chế chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán: Cơ chế chính sách pháp luật chưa được hoàn thiện, thiếu cụ thể, còn có sơ hở và thiếu nhất quán. Việc phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, việc phân biệt quản lý nhà n ước và quản lý sản xuất kinh doanh còn có phần chưa rõ. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn diễn ra chậm chạp và thiếu sự kiểm soát đầy đủ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng ‘vô chủ”, thiếu trách nhiệm. Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, nền hành chính chậm được cải cách. Những nhược điểm đó đẻ ra tệ quan liêu, thamnhũngvà thiếu kỷ cương, tạo điều kiện cho tệ hối lộ, hà lạm công quĩ, quấy nhiễu cấp dưới và nhân dân. 2.2.4- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lúng túng, cơ chế “xin – cho” vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ. Chế độ công vụ của cán b ộ, công chức mới bắt đầu được quan tâm xây dựng, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Chế độ trách nhiệm của cán bộ, công chức thiếu rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo đối với những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình. Chế độ tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức bất h ợp lý, chậm được cải cách. Đồng lương không đủ đảm bảo nhu cầu của cuộc sống là một động cơ thúc đẩy cán bộ, công chức thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực khi có điều kiện, cơ hội. Công tác quản lý đất đai còn nhiều yếu kém, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển giao quyền sử dụng đất…còn nhiề u kẽ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, sai phạm. Cơ chế quản lý tài chính [...]... tĩnh vàgiảipháp có hiệuquảđấutranhchốngthamnhũng Xuất phát từ tình hình cụ thể của nước ta, đặc điểm của thamnhũng ở Việt Nam mà đề ra cácgiảipháp toàn diện và có tính khả thi, phải tính cả đến cácgiảipháp trước mắt vàgiảipháp lâu dài ; cả về con người và thể chế pháp luật hình thành một khung chiến lược cho cuộc đấutranh phòng, chốngthamnhũng ở nước ta 1.1 Mục tiêu: Cácgiải pháp. .. caohiệuquả phòng, chốngthamnhũng Trước hết nói về các giải pháp nhằm nângcaohiệuquả cuộc đấutranhđấutranhphòngchốngthamnhũng thì có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau Đấutranhchốngthamnhũng thường được bàn đến các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi Trên thực tế việc phân biệt các mảng hoạt động với các mục đích khác nhau... trạng thamnhũng hiện nay, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những định hướng lớn cho cuộc đấutranh nhằm ngăn chặn và đẩy lùi quốc nạn thamnhũng ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra cácgiảipháp cụ thể trên các phương diện hoạt động của nhà nước cũng như toàn xã hội để nângcaohiệuquảđấutranhchốngthamnhũng Ở đây chúng tôi nêu ra các kiến nghị và phân tích cácgiảipháp chủ yếu để phòng, chốngthamnhũng Các. .. thống cácgiảiphápđấutranhchốngthamnhũng thì cần thống nhất bắt đầu từ yếu tố nào? yếu tố nào có thể được lựa chọn làm trung tâm cho hệ thống cácgiảipháp đó? Các giải phápnângcaohiệuquả phòng, chốngthamnhũng có thể hiểu một cách đơn giản là những biện pháp tác động vào các yếu tố, đối tượng…để thamnhũng không xảy ra hoặc đã xảy ra thì bị phát hiện nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn và xử... các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức nhà nước và nhất là phải được sự ủng hộ, tham gia tích cực của đông đảo quần chúng nhân dân, của các phương tiện thông tin đại chúng và các giảipháp phòng, chốngthamnhũng mà kết quả nghiên cứ của đề tài có được đã thể hiện vai trò và trách nhiệm của tất cả các yếu tố quan trọng đem lại hiệuquả của công tác này II Các giải phápnângcaohiệuquả phòng, ... dân chủ và văn minh B/ MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀCÁCGIẢIPHÁP PHÒNG, CHỐNGTHAMNHŨNG I Mục tiêu, quan điểm phòng, chốngthamnhũng Trong những năm tới, với những biện phápđấutranhchốngthamnhũng mạnh mẽ và thường xuyên hơn, có thể tình trạng nhũng nhiễu, thamnhũng nhỏ lẻ có thể giảm nhưngthamnhũng lớn với thủ đoạn tinh vi, có mối liên hệ quốc tế và với các loại vi phạm, tội phạm khác sẽ còn diễn... thống chính trị và của toàn dân; kết hợp đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; - Vừa tích cực, chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấutranhchốngtham nhũng, trong đó phòngngừa là chính Gắn phòng, chốngtham nhũng, với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu; - Phòng, chốngthamnhũng vừa là... quốc về chốngtham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam để đánh giá thuận lợi khó khăn khi chúng ta phê chuẩn chính thức Quá trình này chúng ta cũng thu nhận được nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm phòngchốngthamnhũng của các nước vàcác tổ chức quốc tế Hầu hết các vấn đề liên quan đến thamnhũngvàđấutranhchốngthamnhũng nhìn từ bình diện Việt Nam và Quốc... chế độ quản lý tiền tệ và thanh toán qua ngân hàng còn hết sức yếu kém 2.2.5- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòngngừavàđấutranhchốngthamnhũng chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; việc xử lý thamnhũng nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm còn biểu hiện bao che, vị nể Đây là vÊn đề làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, hiệu lực của cuộc đấutranhchốngthamnhũng nh÷ng... chống tham nhũngCácgiảipháp phòng, chốngthamnhũng sẽ được thực hiện trong một tổng thể thống nhất và mỗi giảipháp có ý nghĩa cũng như yêu cầu riêng Các định hướng đưa ra sắp xếp theo trật tự phòng ngừa, phát hiện và xử lý thamnhũng thì các kiến nghị về nhữnggiảipháp lại được sắp xếp theo nhóm vấn đề hoặc đối tượng có liên quan cần tác động Cụ thể như sau: 2.1 Cácgiảipháp về giáo dục chính . độc lập cấp nhà nước: “LUẬN CỨ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG NGỪA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM CHO ĐẾN NĂM 2020” _______________________. hội để nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Ở đây chúng tôi nêu ra các kiến nghị và phân tích các giải pháp chủ yếu để phòng, chống tham nhũng. Các giải pháp phòng, chống tham nhũng. phòng, chống tham nhũng Trước hết nói về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh đấu tranh phòng chống tham nhũng thì có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đấu tranh chống tham