Biến động lãi suất Việt Nam

37 1.9K 6
Biến động lãi suất Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình biến động lãi suất ở Việt Nam.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Đề tài: DIỄN BIẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM GVHD: Nguyễn Thanh Hương Nhóm Thực Hiện: Nhóm 1 - Lớp học phần: TCTT3_5 1. Hàn Thị Thu Hà – Lớp: 36K03.2 2. Nguyễn Thị Thắm – Lớp: 36K03.2 3. Nguyễn Thị Tường Vi – Lớp: 36K 4. Đỗ Thanh Mai – Lớp: 37K06.1 5. Trịnh Anh Khoa – Lớp: 37K06.1 6. Trương Thị Thắm – Lớp: 37K06.1 Đà Nẵng, tháng 01 năm 2013 Page | 1 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương 2 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG 1 KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 1 DIỄN BIẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM 1 Đà Nẵng, tháng 01 năm 2013 1 MỤC LỤC 3 II.Hệ thống ngân hàng, trần lãi suất và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1994- 1997 13 III.Hệ thống ngân hàng và chính sách lãi suất trong hai năm 1998-99 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 15 IV.Chính sách lãi suất từ năm 2000 – 2002 17 II.Cách giải quyết của Ngân hàng TW 22 III.Chính sách của Chính Phủ 23 CHƯƠNG IV 23 I.Tình hình lãi suất Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 24 II.Chính sách của Chính Phủ 25 CHƯƠNG V 27 I. Tình hình lãi suất tại Việt Năm năm 2010 – 2011 27 Nhận xét 29 I.Tình hình lãi suấtViệt Nam năm 2011 – 2012 31 KẾT LUẬN 34 3 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rõ rằng tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế. Trong những thập kỷ gần đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế không chỉ đặt ra ở những nước đang phát triển mà còn đối với cả những nước phát triển. nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này. Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã có tác động khá rõ nét đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tài chính ngân hàng. Âm thầm, lặng lẽ nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm giữa các ngân hàng để huy động vốn diễn ra vô cùng quyết liệt, trong đó có sự tham gia của cả các ngân hàng 4 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương nhỏ và ngân hàng lớn, ngân hàng mới thành lập và cả những ngân hàng đã có uy tín hoạt động nhiều năm. Lãi suất là một biến số phức tạp không những về kỹ thuật tính toán, mà còn cả về vấn đề xác định những nhân tố ảnh hưởng, dự báo và hoạch định chính sách lãi suất. Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mỗi chủ thể kinh tế. Nó tác động trực tiếp đến các chủ thể kinh tế, quyết định đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh Ngân hàng, quyết định hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do những ảnh hưởng đó, lãi suất được coi là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin hầu như hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan tâm đến vấn đề lãi suất, không ai có thể phủ nhận lãi suất là một công cụ sắc bén trong điều hành kinh tế vĩ mô. Song sử dụng công cụ lãi suất cũng giống như sử dụng con dao hai lưỡi. Muốn điều hành nền kinh tế hiệu quả, đòi hỏi phải nắm bắt, nghiên cứu kĩ lưỡng lãi suất, nếu không nó sẽ đem lại những kết quả ngoài dự kiến. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về lãi suất trên cơ sở các kiến thức đã học và xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn cùng với tính thời sự của vấn đề này, nhóm em đã thực hiện đề tài “ Diễn biến lãi suất Việt Nam”. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của vấn đề, trong giới hạn của bài viết này nhóm xin đề cập chủ yếu đến diễn biến lãi suất Việt Nam từ năm 2008 – 2012. 5 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương CHƯƠNG I MỘT SỐ VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT I. Khái niệm về lãi suất Kể từ khi hoạt động kinh tế xã hội của loài người đang còn ở hình thức sơ khai cho đến nay đã phát triển đến trình độ cao, trong nền kinh tế luôn tồn tại mâu thuẫn, đó là: tại một thời điểm nhất định trong nền kinh tế tồn tại những tác nhân tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Mâu thuẫn này xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn của vốn trong nền kinh tế và có thể được giải quyết thông qua hệ thống ngân hàng của tổ chức tín dụng. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp của mình trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đã huy động được phần lớn lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để tạo lập các quỹ cho vay. Như bất cứ một doanh nghiệp nào khác, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng muốn kinh doanh phải có sản phẩm mang ra trao đổi trên thị trường và vốn tiền tệ là “hàng hóa” đặc biệt mà các tổ chức này mang ra 6 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương trao đổi. Nhưng hàng hóa đặc biệt này không được mua, bán theo đúng nghĩa đen của nó như là việc mua bán các hàng hóa thông thường khác, chúng ta xem quá trình mua, bán là việc trao đổi hàng hóa tiền tệ thì giá cả được tính như thế nào? Lãi suất chính là giá cả của loại hàng hóa này. Thật vậy, ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đi vay để cho vay. Để đảm bảo hoạt động an toàn và có hiệu quả thì giữa khoản tiền đi vay và cho vay của ngân hàng phải có sự chênh lệch nhất định, khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức ( tiền lãi ). Vậy “ Lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau” ( Trang 224 – “GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ”, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng – Đại học Đà Nẵng ). II. Vai trò của lãi suất  Xét ở tầm vĩ mô: Lãi suất là công cụ thể hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Thể hiện: • Điều chỉnh lượng cung tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế ( ổn định lạm phát, công ăn việc làm và phát triển sản phẩm ) • Tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư. • Làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. • Điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.  Xét ở tầm vi mô: • Lãi suất là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển. • Lãi suất tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời sống dân cư. 7 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất a. Quan hệ cung cầu quỹ cho vay Bất kì sự thay đổi nào của cung hoặc cầu hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng tỉ lệ thì sẽ thay đổi lãi suất trên thị trường. b. Lạm phát kì vọng Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. c. Bội chi ngân sách ( BCNS ) BCNS sẽ làm tăng cầu của quỹ cho vay → lãi suất sẽ tăng . BCNS ảnh hưởng đến tâm lý công chúng về mức tăng lạm phát → gây áp lực làm tăng lãi suất. Khi BCNS tăng chính phủ thường phát hành trái phiếu → Cung trái phiếu tăng → Giá trái phiếu trên thị trường giảm → Lãi suất thị trường tăng. Tài sản có của các ngân hàng gia tăng khoản mục trái phiếu chính phủ → Lãi suất ngân hàng sẽ tăng. d. Những thay đổi về thuế Khi các loại thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp tăng lên, thì thu nhập của những tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ tín dụng hay kinh doanh chứng khoán sẽ giảm đi. Vì vậy, để duy trì lợi nhuận không đổi có thể họ sẽ cộng thêm vào lãi suất những thay đổi của thuế. Rủi ro vỡ nợ: Là rủi ro do người đi vay hoặc người phát hành không có khả năng thanh toán lãi hoặc cả vốn lẫn lãi khi đến hạn vì vậy khi tham gia lưu thông sẽ có một mức bù rủi ro cao, tức là lãi suất sẽ cao. Rủi ro thanh khoản ( Tính lỏng ): Khi các công cụ có tính lỏng cao, tức là dễ dàng chuyển đối sang tiền mặt nhanh chóng thì nó càng được ưa chuộng. Những công cụ kém lỏng bao giờ cũng có lãi suất cao hơn những công cụ có tính lỏng cao. 8 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương Thuế thu nhập: Khi thuế thu nhập tăng lên thì lãi suất phải tăng tương ứng để bù đắp số tiền lời giảm đi do nộp thuế. Khi thuế thu nhập giảm thì lãi suất sẽ thấp hơn. Mức độ rủi ro của món vay càng cao, lãi suất món vay đó càng cao. CHƯƠNG II DIỄN BIẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2008 I. Tình hình lãi suất Việt Nam trước năm 1989  Từ hệ thống ngân hàng một cấp tới hai cấp và đợt tự do hóa tài chính đầu tiên Trong hệ thống kế hoạch hóa tập trung ở Việt Nam, mọi hoạt động giao dịch tài chính chính thức đều do Nhà nước độc quyền thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nước (SBV). Hệ thống ngân hàng trước năm 1988 là một hệ thống đơn cấp với NHNN thực hiện chức năng của cả ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước sở hữu và trực tiếp kiểm soát hai ngân hàng chuyên doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Bên cạnh việc cùng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Vietcombank có chức năng cụ thể là tài trợ cho hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại hối, còn BIDV thực hiện cấp vốn dài hạn cho các dự án cơ sở hạ tầng và công trình công cộng. Toàn bộ hệ thống ngân hàng chỉ là một công cụ để thực hiện các chính sách nhà nước, đáp ứng 9 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương nhu cầu tài chính của ngân sách và của các DNNN. Tín dụng chỉ định với lãi suất danh nghĩa thấp và lạm phát cao tạo ra lãi suất thực âm. Hơn thế nữa, lãi suất cho vay còn thấp hơn lãi suất tiền gửi, thể hiện chính sách trợ cấp lãi suất của chính phủ. Năm 1988 đánh dấu đợt cải cách mạnh mẽ đầu tiên trong hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 do Hội Đồng Bộ Trưởng ban hành mở đầu cho công cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam, với ba nội dung cải tổ quan trọng: Thứ nhất là tách bộ phận quản lý quỹ ngân sách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước để hình thành nên hệ thống Kho Bạc Nhà nước. Thứ hai là tách chức năng kinh doanh ra khỏi hệ thống Ngân hàng Nhà nước giao cho các ngân hàng chuyên doanh. Thứ ba là thành lập hai ngân hàng chuyên doanh mới đó là Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam (sau này đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng với hai ngân hàng có trước đó là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam đảm nhận chức năng kinh doanh thay cho hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Cả bốn ngân hàng chuyên doanh (NHCD) hoạt động dưới hình thức ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực của mình cho đến năm 1990, khi giới hạn này được xóa bỏ và hệ thống ngân hàng. thương mại (NHTM) ra đời theo tinh thần của Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các tổ chức tín dụng năm 1990. Lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng TMQD đều do Ngân hàng Nhà nước quy định. Cũng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại duy trì các mức lãi suất cho vay khác nhau đối với cho vay nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ( Bảng 1 ). Mức biến thiên lãi suất này thể hiện ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể, thay vì phản ánh rủi ro tương đối của các dự án đầu tư. 10 [...]... 2010 26 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương CHƯƠNG V DIỄN BIẾN LÃI SUẤT NĂM 2010 – 2011 I Tình hình lãi suất tại Việt Năm năm 2010 – 2011 Từ cuối năm 2010- đầu năm 2011, chính sách lãi xuất Việt Nam không có gì biến động khi nền kinh tế đang trên con đường phục hồi, các mức lãi suất được duy trì khá thấp từ sau gói hỗ trợ lãi suất của NHNN, do vậy cơ chế lãi suất trần không cần... huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất CHƯƠNG IV DIỄN BIẾN LÃI SUẤT NĂM 2009 – 2010 23 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam I GVHD: Nguyễn Thanh Hương Tình hình lãi suất Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010 Trong năm 2010, duy trì đà tăng của lãi suất huy động vào những tháng cuối năm 2009, lãi suất. .. Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương 5, là lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng độ lãi suất cơ bản Chênh lệch lãi suất, ... lãi suất cơ bản Với việc chính thức tự do hóa lãi suất thì lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố chỉ còn tính chất tham khảo Lãi suất tiền gửi tiếp tục gia tăng Đồng thời, ngay sau khi ra quyết định tự do hóa, lãi suất cho vay của các ngân hàng đã lập tức nhích lên 18 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương CHƯƠNG III DIỄN BIẾN LÃI SUẤT NĂM 2008 -2009 I Tình hình biến động. .. là lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất này đều giảm Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng lãi suất cho vay vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản Chênh lệch lãi suất. .. Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương các tổ chức tín dụng cho vay đồng việt nam đối với khách hàng lãi suất theo thỏa thuận như thông tư tháng 12/2010/TT-NHNN Năm 2011, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu (từ 7% năm 2010 lên 13%), 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ 9% lên 15%), 5 lần tăng lãi suất OMO (từ 8% lên 15%) Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 9% kể từ năm 2010 Lãi suất. .. (Eximbank, Vietinbank, Vietcombank giảm lãi suất từ 1/3) Kết thúc quý I/2012, trên thị trường, lãi suất không kỳ hạn bình quân là 3,73%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tới 12 tháng bình quân là 12,93%/năm, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng bình quân là 11,95%/năm Trái với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động USD ít biến động hơn so với năm 2011, mức lãi suất phổ biến vẫn duy trì 2,0%/năm đối với... 12.35 13.05 Lãi suất huy động năm 2010 Mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản & lãi suất huy động một số kì hạn năm 2010 II Chính sách của Chính Phủ Các tháng giữa năm, bắt đầu từ tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy 25 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay... tượng vượt trần lãi suất được kiểm soát chặt chẽ, lãi suất huy động VND có giảm nhẹ, lãi suất huy động USD ổn định ở mức 2%/năm Trong năm 2012, NHNN tiếp tục chủ trương áp dụng trần lãi suất huy động theo hướng điều chỉnh giảm dần, phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô Mặc dù chính sách trần lãi suất là một chính sách còn mang tính hành chính nhưng việc áp dụng trần lãi suất huy động trong thời gian... kinh tế Diễn biễn lãi suất cho vay VND và USD: Lãi suất cho vay VND có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp Trong khi đó, lãi suất cho vay USD không có nhiều biến động 32 Đề tài: Diễn Biến Lãi Suất Việt Nam GVHD: Nguyễn Thanh Hương Lãi suất cho vay là một trong những vấn đề nóng của năm 2011 Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, việc lãi suất cho vay trong . 22/2 SCB đưa ra mức lãi suất cao hơn huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 13,5%/năm Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên NH tăng cao chóng mặt, đặc biệt lãi suất liên NH ngày. NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Ngày 20/2 Sea Bank công bố biểu lãi suất với mức lãi suất kỷ lục 12%/năm, ngày 21/2 SHB đưa ra chương trình siêu lãi suất với mức lãi suất cao nhất lên. giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng Cụ thể như sau: Hoạt động cho vay của các NH có sự thay đổi căn bản; khái niệm lãi suất

Ngày đăng: 13/05/2014, 08:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG

  • KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

  • DIỄN BIẾN LÃI SUẤT VIỆT NAM

  • Đà Nẵng, tháng 01 năm 2013

  • MỤC LỤC

    • II. Hệ thống ngân hàng, trần lãi suất và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn 1994-1997

    • III. Hệ thống ngân hàng và chính sách lãi suất trong hai năm 1998-99 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á

    • IV. Chính sách lãi suất từ năm 2000 – 2002

    • II. Cách giải quyết của Ngân hàng TW

    • III. Chính sách của Chính Phủ.

    • CHƯƠNG IV

      • I. Tình hình lãi suất Việt Nam giai đoạn 2009 – 2010

      • II. Chính sách của Chính Phủ

      • CHƯƠNG V

        • I. Tình hình lãi suất tại Việt Năm năm 2010 – 2011

        • Nhận xét

        • I. Tình hình lãi suất ở Việt Nam năm 2011 – 2012

        • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan