1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh cao bằng

217 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Năng Lực Cung Ứng Dịch Vụ Của Các Doanh Nghiệp Logistics Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
Tác giả Phan Đình Quyết
Người hướng dẫn PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt, PGS,TS. Nguyễn Văn Minh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại luận án tiến sỹ kinh tế
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 797,54 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (11)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (14)
    • 2.1. Những vấn đề cơ bản về logistics, doanh nghiệp logistics, dịch vụ logistics (14)
    • 2.2. Các nghiên cứu về nguồn lực logistics và năng lực cung ứng dịch vụ của (15)
    • 2.3. Các nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của (19)
    • 2.4. Các nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp logistics (21)
    • 2.5. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án (24)
      • 2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu (24)
      • 2.5.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án (26)
  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (26)
    • 3.1. Mục đích nghiên cứu (26)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (26)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (26)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (26)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 5.1. Tiếp cận nghiên cứu (27)
    • 5.2. Quy trình nghiên cứu (28)
    • 5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (29)
    • 5.4. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (31)
      • 5.4.1. Quan sát thực tiễn (31)
      • 5.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn (32)
      • 5.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát điều tra (35)
  • 6. Kết quả nghiên cứu đạt được (38)
  • 7. Kết cấu luận án (40)
    • 1.1. Các khái niệm cơ sở của đề tài (41)
      • 1.1.1. Logistics và dịch vụ logistics (41)
      • 1.1.2. Năng lực và năng lực cung ứng dịch vụ (42)
      • 1.1.3. Doanh nghiệp logistics (44)
      • 1.1.4. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp logistics (45)
    • 1.2. Khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn một tỉnh, thành phố (46)
      • 1.2.1. Khái niệm, bản chất năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics (46)
      • 1.2.2. Các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics (47)
      • 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics (56)
    • 1.3. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (60)
      • 1.3.1. Mô hình nghiên cứu (61)
      • 1.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu (63)
    • 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của một số (71)
      • 1.4.1. Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans) (71)
      • 1.4.2. Tập đoàn DHL Logistics (72)
      • 1.4.3. Công ty Xinning Logistics (75)
      • 1.4.4. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (76)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (78)
    • 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (78)
      • 2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô quốc gia Việt Nam (78)
      • 2.1.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô tỉnh Cao Bằng (79)
      • 2.1.3. Các yếu tố môi trường ngành logistics (81)
      • 2.1.4. Các yếu tố nội tại của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng (87)
    • 2.2. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (90)
      • 2.2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (90)
      • 2.2.2. Thực trạng các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các (93)
    • 2.3. Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của một số (107)
      • 2.3.1. Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh (107)
      • 2.3.2. Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh (110)
      • 2.3.3. Công ty CP giao nhận vận tải Con Ong - Bee Logistics Việt Nam (113)
    • 2.4. Phân tích tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả kinh (116)
      • 2.4.1. Kết quả phân tích hồi quy bội (116)
      • 2.4.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (119)
      • 2.4.3. Phân tích sự khác biệt trong kết quả kinh doanh và năng lực cung ứng dịch vụ theo một số đặc điểm của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng (123)
    • 2.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (125)
      • 2.5.1. Những điểm đạt được (125)
      • 2.5.2. Những hạn chế (126)
      • 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế (128)
  • CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (131)
    • 3.1. Xu thế phát triển và dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng hóa và nhu cầu dịch vụ logistics của tỉnh Cao Bằng (131)
      • 3.1.1. Xu thế phát triển của thị trường và dịch vụ logistics ở Việt Nam (131)
      • 3.1.2. Dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng hóa và nhu cầu dịch vụ logistics của tỉnh Cao Bằng (132)
    • 3.2. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các (134)
      • 3.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp (134)
      • 3.2.2. Định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 (135)
      • 3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thấu cảm thị trường (138)
      • 3.3.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ. .129 3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan (140)
      • 3.3.4. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ logistics (143)
      • 3.3.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tích hợp logistics với các thành viên trong chuỗi cung ứng (145)
      • 3.3.6. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực (147)
      • 3.3.7. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp (150)
      • 3.3.8. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của doanh nghiệp logistics (152)
      • 3.3.9. Nhóm giải pháp khác (154)
    • 3.4. Một số kiến nghị (156)
      • 3.4.1. Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng (156)
      • 3.4.2. Kiến nghị với Chính Phủ (166)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (182)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI PHAN ĐÌNH QUYẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội, 2021 BỘ GI[.]

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2006, chính thức 2007); ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương, điển hình gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 14/1/2019), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA, ký ngày 30/6/2019 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020) Trong bối cảnh thực hiện các cam kết tự do thương mại, một trong các định hướng chiến lược nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối Việt Nam trên trường trong nước và quốc tế, là phát triển hoàn thiện và tối ưu quan hệ hợp tác giữa các thành tố trong chuỗi cung ứng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho chuỗi Một trong những hoạt động cốt lõi cần phát triển là dịch vụ logistics.

Theo Báo cáo logistics 2019 của Bộ Công Thương (2019), dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mô 40-42 tỷ USD/năm, chi phí logistics theo ngân hàng thế giới

(2019) chiếm khoảng 20,9% GDP cả nước Cả nước hiện có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, trên tất cả các tuyến đường bộ, sắt, biển, thủy, nội địa, hàng không Ngành dịch vụ logistics trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 - 16%/năm Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, về mức độ phát triển logistics, Việt Nam hiện đứng thứ 39 trong số 160 nước và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, chỉ sau 03 nước là Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Có thể nói, tại Việt Nam logistics thực sự là một ngành dịch vụ có sự tăng trưởng ấn tượng và ổn định nhất trong thời gian qua.

Tuy nhiên, hiện nay ngành logistics cũng đang phải đối diện với rất nhiều thách thức Thống kê cho thấy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở ViệtNam hầu hết là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV), tuy nhiên,vẫn có một số lớn như: Công ty Transimex Saigon, Tổng công ty Tân Cảng SàiGòn, Gemadept, Tại Việt Nam, các doanh nghiệp logistics nội địa chiếm hơn80%; tuy nhiên, đa phần các công ty này tập trung vào một số khâu nhỏ trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam như: dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ giao nhận, xử lý các thủ tục hải quan, xếp dỡ, gom hàng … Trong khi đó, các hoạt động logistics lớn hơn và mang tính liên vận quốc tế thường được đảm trách bởi một số ít các tổng công ty, các tập đoàn đa quốc gia.

Bên cạnh đó, qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu có thể thấy rằng: liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam chủ yếu là các công trình nghiên cứu ở góc độ vĩ và trung mô, mang tính chất khái quát, hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nội dung nhất định của logistics. Một số công trình nghiên cứu gần đây về năng lực cung ứng dịch vụ đang tiếp cận chủ yếu dưới góc độ nguồn lực; các tiếp cận dưới góc độ năng lực thành phần về cơ bản chưa có Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có một nghiên cứu cụ thể và đầy đủ, toàn diện về năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tại một địa phương cụ thể.

Tại tỉnh Cao Bằng , các khu vực dịch vụ, bến bãi phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới của Việt Nam với Trung Quốc đang dần được hình thành và phát triển nhờ có hệ thống dịch vụ, thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ Tỉnh Cao Bằng nói riêng và Chính phủ cũng đã xác định phát triển hoạt động logistics phục vụ và thúc đẩy xuất nhập khẩu, trở thành một lĩnh vực trọng điểm đầu tầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Định hướng đúng đắn này càng có tính thuyết phục trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam liên tục trong 15 năm qua; lượng hàng hóa trung chuyển qua các cửa khẩu biên giới giữa 2 nước, trong giai đoạn 2015-2019, theo thống kê của Tổng Cục thống kê, đạt trên 100 triệu USD, chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 25% trong kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước.

Thực tế, tỉnh Cao Bằng, với đường biên giới với Trung Quốc dài nhất so với các tỉnh khác trong cả nước, hội tụ đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics trở thành lĩnh vực mũi nhọn chiến lược của tỉnh, phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa XNK qua các cửa khẩu phía Bắc Theo số liệu niên giám thống kê,tốc độ tăng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng khá cao nhưng thiếu ổn định Đến 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh ước đạt 779,92 triệu USD, tăng 12,55% so với năm 2018 Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 685,89 triệu USD, tăng 23,85% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 94,03 triệu USD bằng 67,57% so với năm 2018 Những con số ấn tượng này cho thấy cần thiết phải có sự đầu tư nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu XNK qua các cửa khẩu trên địa bản tỉnh, tạo đà phát triển bền vững Điều này càng cấp thiết khi trong kế hoạch phát triển của Tỉnh đã thông qua mục tiêu kinh tế cửa khẩu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 17 - 20%/năm và đạt mốc 3,16 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh những cơ hội, hoạt động của dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn và tồn tại nhiều vấn đề cần hoàn thiện. Hiện nay các hoạt động logistics như kho bãi, vận tải hay phân phối … đều phổ biến ở trình độ manh mún, phân tán và tự phát Các điều kiện về cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn còn yếu kém Đáng chú ý, năng lực vận chuyển của các doanh nghiệp còn thấp do hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn hạn chế Bên cạnh đó, mặc dù “dịch vụ logistics” được đưa vào cũng khá sớm từ năm 2005, nhưng những văn bản, nghị định hướng dẫn, các luật có liên quan như luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu, Luật thương mại, … vẫn còn thiếu, chưa cụ thể; các vấn đề liên quan đến hải quan còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực logistics có trình độ cao còn thiếu trầm trọng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cung ứng dịch vụ logistics trên địa bản tỉnh Cao Bằng.

Hiện nay, phát triển cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng đối mặt với nhiều thời cơ và thách thức mới Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động này đòi hỏi phải được nhận thức một cách rõ ràng về trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này một cách đầy đủ, hệ thống; nhận thức về cung ứng dịch vụ logistics từ người cung ứng cho đến người sử dụng tại Cao Bằng vẫn còn đơn giản, chưa thực sự đầy đủ Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) tại các địa phương, như tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng Khu KTCK Nguồn vốn được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ra các lối mở được phép thông quan hàng hoá) còn hạn chế Cùng với đó là thực trạng môi trường kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu vẫn còn bất cập khi mà các khu KTCK nhìn chung đều xa trung tâm kinh tế của vùng và của cả nước Khả năng cạnh tranh so với các tỉnh khác còn kém do mạng lưới vận tải chỉ có đường bộ với mức cước phí vận tải cao.

Trong bối cảnh phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam nói chung và hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng, việc nhận thức rõ vai trò của dịch vụ logistics cũng như năng lực cung ứng dịch vụ logistics là rất quan trọng Do đó, đề tài luận án của tác giả về “ Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ” đảm bảo hội tụ đầy đủ ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Tổng quan nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản về logistics, doanh nghiệp logistics, dịch vụ logistics

Trong tác phẩm “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do GS TS Đoàn Thị

Hồng Vân chủ biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội), tác giả đã hoàn thiện các vấn đề lý luận cơ bản về logistics Bên cạnh “Logistics – Những vấn đề cơ bản” thì tác giả còn xuất bản một cuốn sách khác là “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản Thống kê, 2006) Cuốn sách này đưa ra những tiếp cận dưới góc độ quản trị; các khái niệm về quản trị logistics, vai trò quản trị logistics là gì và một số nội dung của quản trị logistics như dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận tải, kho bãi và hệ thống thông tin …

Giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS Nguyễn Thông Thái và PGS TS An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011) của trường Đại học Thương mại, đã làm rõ các nội dung liên quan đến quản trị logistics, bao gồm: quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, dịch vụ khách hàng, Tuy nhiên, cuốn sách cũng mới chỉ tập trung phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết; các tình huống, vấn đề thực tiễn còn chưa được đi sâu khai thác phân tích cụ thể.

Nghiên cứu của Henriksson và Nyberg “Quản trị chuỗi cung ứng là nguồn của lợi thế cạnh tranh – Nghiên cứu 3 công ty tăng trưởng nhanh” – Trường đại học

Goteborg, đã hệ thống hóa được lý thuyết về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, trong đó nhóm tác giả đã đề cập quản trị logistics được xem là một phần của quản trị chuỗi cung ứng giúp cho doanh nghiệp lên kế hoạch, triển khai cũng như kiểm soát dòng hàng hóa, lưu kho và dịch vụ một cách hiệu quả nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Logistics được xem là nguyên nhân hàng đầu giúp cho ba công ty này có được sự phát triển vô cùng nhanh chóng trong một thời gian ngắn.

Nghiên cứu của Kakouris, Finos và Mihiotis (2015) với chủ đề “Leading logistics dynamics to cost – efficient management - Hướng tới logistics năng động để quản trị hiệu quả chi phí” đã nêu chi tiết việc đánh giá những hoạt động đổi mới sáng tạo cả logistics trong và logistics ngoài – những hoạt động được xem là tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu này xem xét lại mười nguyên tắc logistics của Alling và Tyndall (1990) về những đóng góp của logistics trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và khẳng định lợi nhuận doanh nghiệp và logistics có mối quan hệ rất bền vững với nhau.

Nghiên cứu của Scriosteanu và Popescu (2014) “Logistics – source of competitive advantage – Logistics – Nguồn của lợi thế cạnh tranh” cho rằng logistics là nguồn lợi thế cạnh tranh Mặc dù hoạt động logistics tương tự nhau có thể được thực hiện bằng nhiều cách, với chi phí và hiệu quả khác nhau, nhưng việc đánh giá các hoạt động và mối liên kết giữa các hoạt động này là rất cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của logistics đối với lợi thế cạnh tranh.

Nghiên cứu của Fowlkes (1999) về chủ đề “Gaining a Competitive

Advantage through New Developments in International Logistics Management – Đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua những phát triển mới trong quản trị logistics quốc tế” đưa ra khái niệm logistics quốc tế và nhấn mạnh quản trị logistics quốc tế trở thành một chủ đề phổ biến ở hầu hết các công ty vì các nghiên cứu cho rằng logistics quốc tế giúp doanh nghiệp tạo lập cũng như cải tiến vị thế cạnh tranh Nghiên cứu này chỉ ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp logistics tập trung vào hai nguồn chính là chi phí và sự khác biệt.

Nghiên cứu của Li (2014) với chủ đề “Quản trị tổ chức logistics và chuỗi cung ứng: các vấn đề và định hướng – Operations management of logistics and supply chain: issues and directions” trên tạp chí Discrete dynamics in nature and society, tác giả cho rằng logistics là quản lý lưu lượng hàng hóa giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng được các nhu cầu của tổ chức và khách hàng Hoạt động logistics bao hàm nhiều hoạt động khác nhau như tích hợp thông tin, xử lý nguyên liệu, sản xuất, đóng gói thành phẩm, Trong nghiên cứu này, logistics được mô hình hóa, phân tích, trực quan hóa và tối ưu hóa bằng phần mềm mô phỏng chuyên dụng.

Nghiên cứu của Maack (2012) với đề tài “Quản trị môi trường của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics” – Logistics Service providers’ environmental management”, tác giả đã đưa ra một số quan điểm tiếp cận về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Các doanh nghiệp logistics có những nguồn lực khác nhau, có thể nhiều hoặc ít, tuy nhiên, đều có một số loại hình nguồn lực cơ bản như: nguồn lực vật lý, thông tin, con người, tri thức, mối quan hệ và nguồn lực tổ chức.

Các nghiên cứu về nguồn lực logistics và năng lực cung ứng dịch vụ của

Các báo cáo “Connecting to Compete: Trade Logistics in global economy -

Kết nối để cạnh tranh: logistics thương mại trong kinh tế toàn cầu” của Ngân hàngThế giới (WB) được công bố vào các năm 2007, 2010 và 2012 đã tiến hành xây dựng và đưa ra bộ chỉ số năng lực logistics của một quốc gia (LPI) Có thể nói từ khi ra đời được bộ chỉ số này, tình hình logistics toàn cầu đã được đánh giá một cách tổng quan.

Công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay về hoạt động logistics ở Việt Nam là Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” của GS TS Đặng Đình Đào (2010,

2011) Kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong hai cuốn sách chuyên khảo Cuốn thứ nhất là “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2012) Đề tài đã thành công khi trình bày rất rõ ràng cơ sở lý luận cung như thực trạng phát triển các dịch vụ logistics tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số các giới hạn trong nghiên cứu như: nghiên cứu này chưa tập trung phân tích và đánh giá được năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics và chưa bám được vào điều kiện cụ thể của từng khu vực Cuốn thứ hai là “Logistics – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” (Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2011) bao gồm hơn

26 bài báo khoa học được viết và trình bày tại hội thảo bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà logistics thực tiễn ở Việt Nam Các bài báo này đề cập đến một số nội dung qua trọng như: cơ hội và thách thức trong phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, các chính sách phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, …

Không chỉ những nghiên cứu gần đây mà đã từ rất lâu các nhà nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh vào mức độ quan trọng của logistics Nghiên cứu của Olavarrieta và Ellinger (1997) về Lý thuyết dựa trên nguồn lực và nghiên cứu logistics chiến lược - Resource based theory and strategic logistics research cho rằng logistics là một nguồn lực, một năng lực vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững với mức hiệu quả vượt trội Năng lực logistics có thể là công cụ trong việc tạo ra thời gian, địa điểm, số lượng, hình thức và các phương thức sở hữu trong và giữa các công ty và các cá nhân thông qua quản trị chiến lược, quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý nguồn lực với mục tiêu tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua việc tạo lập giá trị.

Nghiên cứu của Kotonen và Suomaki (2012) về “Phát triển năng lực của trung tâm logistics – Competence development of logistics centers” đã chỉ ra rằng quy trình kinh doanh là vô cùng quan trọng khi nó sẽ tạo ra những giá trị cho khách hàng, bởi vậy, các doanh nghiệp trong đó bao gồm các doanh nghiệp logistics sẽ phải tập trung vào quy trình kinh doanh hơn là tập trung và quản trị chức năng Và nghiên cứu này cũng chỉ ra quy trình kinh doanh đang có những bước dịch chuyển quan trọng ví dụ như tập trung vào khách hàng thay vì tập trung vào các nhà cung ứng, từ đẩy chuyển sang kéo, từ dự trữ sang thông tin, từ trao đổi sang mối quan hệ. Nghiên cứu của Su, Ke và Cui (2014) về “Đánh giá năng lực đổi mới của nhà cung cấp dịch vụ logistics: Tiếp cận điều tra - Assessing the Innovation competence of a third – party logistics service provider: a survey approach” đã chỉ ra rằng để có thể cung ứng tốt dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp logistics cần thường xuyên đổi mới Đổi mới được xem là nguồn lực quan trọng trong logistics giúp cho khả năng cung ứng dịch vụ được tốt hơn.

Nghiên cứu “Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến năng lực logistics và chuỗi cung ứng – bằng chứng từ thị trường dịch vụ logistics Trung Quốc – Effects of human resource management practices on logistics and supply chain competencies – evidence from China logistics service market” của Ding và cộng sự (2015) trên tạp chí International Journal of Production research đã chỉ ra rằng nguồn nhân lực là một nguồn lực của logistics, đặc biệt là thực tiễn quản trị nguồn nhân lực được xem là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics.

Nghiên cứu “Nguồn lực trong logistics – một thách thức đa ngành –

Resources in logistics – a multidisciplinary challenge” của Lloyd và cộng sự (2013) đã chỉ ra những nguồn lực logistics bao gồm nguồn nguyên liệu, cảm biến, mạng lưới truyền thông, hệ thống cảng container, thời gian.

Nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra một số quan điểm tiếp cận về năng lực cung ứng dịch vụ Trong đó nổi bật lên có ba góc độ tiếp cận năng lực cung ứng dịch vụ về mặt lý thuyết:

Thứ nhất: Lý thuyết về năng lực cốt lõi (competency-based view) Quan điểm này cho rằng năng lực cốt lõi là các năng lực được phát triển thông qua việc sử dụng các nguồn lực vô hình - kỹ năng, kiến thức, bí quyết công nghệ và quy trình kinh doanh (Prahalad và Hamel, 1990; Teece, Pisano và Shuen, 1987) - rất khó để các đối thủ cạnh tranh bắt chước hoặc thay thế Năng lực cung ứng dịch vụ là một năng lực cốt lõi của doanh nghiệp logistics Năng lực cung ứng dịch vụ là nguồn lực quan trọng nhất tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Nó cho phép doanh nghiệp tham gia nhiều thị trường khác nhau, tạo ra những ưu thế mà đối thủ khó có thể theo kịp đồng thời tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng thông qua sản phẩm Năng lực cung ứng dịch vụ logistics còn là động lực để phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ.

Thứ hai: Lý thuyết về năng lực động (dynamic capabilities-based view) Góc độ tiếp cận này cho rằng năng lực động là một loại năng lực thể hiện “khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh”

(Teece, Pisano và Shuen, 1997) Bản chất của năng lực động gắn liền với vai trò của quản trị chiến lược trong thích nghi, tích hợp, tái tổ chức các nguồn lực, năng lực, kỹ năng trong doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trường biến động đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh Lý thuyết năng lực động cho rằng thành công của doanh nghiệp nhờ vào khả năng thích ứng với môi trường biến động nhằm đảm bảo tiềm năng tạo ra giá trị và do đó đạt được lợi thế cạnh tranh.

Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics có thể coi là một năng lực động; thể hiện khả năng thích ứng, tích hợp, tái cấu trúc và tái tạo các nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường biến động Thông qua việc cơ cấu lại các nguồn lực và quy trình hoạt động, năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics cho thấy khả năng phối hợp và định dạng lại các nguồn lực của doanh nghiệp một cách nhanh chóng để đáp ứng các thay đổi của môi trường Năng lực cung ứng dịch vụ giúp doanh nghiệp logistics quản lý và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có (nguyên liệu, nhân lực…) một cách hiệu quả, từ đó cải thiện giá trị kinh tế, tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Thứ ba: Lý thuyết năng lực quan hệ (Relational View) Dưới góc độ này, năng lực quan hệ là năng lực giữ vững quan hệ lâu dài với các đối tác kinh doanh nhằm đảm bảo mạng lưới hệ thống huy động các nguồn lực bên ngoài Học thuyết năng lực quan hệ cho rằng các nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ từ nguồn lực bên trong sẵn có mà còn dựa vào nguồn lực bên ngoài trong mạng lưới quan hệ (Dyer và Singh, 1998) Ding (2011) chỉ rõ thật khó để bỏ qua những ảnh hưởng của các mối quan hệ, mà họ gọi là Guanxi Đối với các doanh nghiệp kinh doanh tại Trung Quốc, Guanxi là một nguồn tài nguyên vô hình có giá trị.

Như vậy, có thể thấy năng lực quan hệ là một năng lực cung ứng của doanh nghiệp logistics, đòi hỏi doanh nghiệp phải có mạng lưới khách hàng lớn, lâu dài và tin tưởng Bên cạnh đó việc thúc đẩy mối quan hệ với các đơn vị vận tải không những tạo thuận lợi trong công tác vận chuyển hàng hóa mà còn giúp giảm chi phí đầu vào mang lại lợi ích cho doanh nghiệp logistics và khách hàng Năng lực cung ứng dịch vụ đòi hỏi khả năng giữ vững quan hệ lâu dài của doanh nghiệp logistics với các đối tác nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, giá cả giúp tăng hiệu quả kinh doanh.

Các nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của

Nghiên cứu của tác giả Mai Thanh Lan (2012) về “Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý của các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các nhân tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ tư vấn quản lý bao gồm nhiều nhân tố dưới các góc độ tiếp cận khác nhau.

Nghiên cứu của Ding (2011) với chủ đề “Factors affecting logistics service competencies: An empirical study of logistics service providers in China – Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực dịch vụ logistics: nghiên cứu thực nghiệm trường hợp các nhà cung cấp dịch vụ logistics Trung Quốc” đã chỉ ra được năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics với 3 khía cạnh cơ bản: (1) năng lực định vị là việc lựa chọn cách tiếp cận chiến lược và định hướng cấu trúc đối với các hoạt động logistics, (2) năng lực tích hợp liên quan đến các kỹ thuật được sử dụng để đạt được hoạt động logistics nội bộ xuất sắc, và (3) năng lực nhanh đề cập đến khả năng đáp ứng yêu cầu thay đổi nhanh chóng, không có kế hoạch và phản hồi các tình huống bất ngờ.

Nghiên cứu của Shang và Marlow (2007) “The effects of logistics competency on performance – Ảnh hưởng của năng lực logistics đến hoạt động kinh doanh” Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận năng lực để khám phá logistics tại Đài Loan Một cuộc khảo sát 1.200 doanh nghiệp sản xuất đã được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa năng lực logistics, kết quả logistics và kết quả tài chính, sử dụng phân tích nhân tố khám phá và kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc. Bốn năng lực logistics được xác định cụ thể là, năng lực tích hợp và kiến thức, năng lực logistics tập trung vào khách hàng, năng lực đo lường và năng lực “nhanh”.

Nghiên cứu của Shang và Marlow (2005 về chủ đề “Logistics capability and performance in Taiwan’s major manufacturing firms – Năng lực logistics và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất chính Đài Loan” chỉ ra rằng khả năng dựa trên thông tin bao gồm công nghệ thông tin (CNTT) và chia sẻ thông tin. CNTT là khả năng cải thiện hiệu suất phân phối, tạo điều kiện tích hợp logistics và góp phần vào thành công của doanh nghiệp Chia sẻ thông tin đề cập đến việc một doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ thông tin quan trọng kịp thời, chính xác, nhanh nhạy và hữu ích, là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Ju và các cộng sự (2019) với chủ đề “Investigating the

Impact Factors of the Logistics Service Supply Chain for Sustainable Performance: Focused on Integrators – Nghiên cứu các yếu tố tác động của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics đến hiệu quả bền vững: tập trung vào các yếu tố tích hợp” khẳng định sự tăng lên nhanh chóng về quy mô tổng thể và sự cải thiện môi trường của ngành logistics Trung Quốc đặt nền tảng vững chắc để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của ngành này Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà tích hợp có hành vi cơ hội ức chế hành vi chia sẻ thông tin của các thành viên chuỗi cung ứng Do đó, khả năng tích hợp và tính linh hoạt của các chuỗi cung ứng dịch vụ logistics bị giảm, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất chung của chuỗi.

Nghiên cứu của Gligor và Holcomb (2014) về “Antecedents and

Consequences of Integrating Logistics Capabilities across the Supply Chain - Tiền đề và kết quả của tích hợp năng lực logistics trong chuỗi cung ứng” phân tích cách thức phát triển năng lực logistics tích hợp của các doanh nghiệp và tác động của năng lực này đến hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả ba yếu tố hành vi đều đóng góp trực tiếp vào việc tích hợp các năng lực logistics giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Những năm đầu thập niên 90, Bower và Hout (1992); Daugherty và Pittman

(1995) cho rằng đẩy nhanh chu kỳ là năng lực cung ứng dịch vụ của logistics. MSUGLRT (1995), Bowersox, Closs và Stank (1999); Goldsby và Stank (2000) nhận định năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics gồm: năng lực định vị, tích hợp, đẩy nhanh tốc độ, đo lường MSUGLRT (1995) là một trong những nhóm nghiên cứu đầu tiên phát triển mô hình bốn năng lực logistics (định vị, hội nhập, nhanh, đo lường) để đạt được lợi thế cạnh tranh Trong nghiên cứu của mình, Morash và cộng sự (1996) xác định 8 năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics, trong đó các năng lực về tốc độ phân phối, độ tin cậy, sự đáp ứng và phân phối chi phí thấp có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Stank và Lackey (1997) đã áp dụng mô hình của MSUGLRT (1995) để nghiên cứu tác động của bốn năng lực logistics được đề xuất đến hoạt động của các doanh nghiệp Mexico Kết quả cho thấy năng lực tích hợp và năng lực nhanh có vai trò đặc biệt quan trọng trong cung ứng dịch vụ đối với doanh nghiệp logistics Năng lực cung ứng dịch vụ ảnh hưởng đến cách thức doanh nghiệp logistics hoạt động trên thị trường.

Gần đây có nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của Lâm Tuấn Hưng

(2020) đã có những đóng góp về mặt lý luận liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics; kế thừa và có điều chỉnh từ các học giả quốc tế về các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Các nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp logistics

Nghiên cứu “So sánh các chỉ số logistics là một cách để nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng” – Comparison of logistics indicators as a way of improving efficiency of supply chains của tác giả Kolinska và Cudzilo (2014) đã chỉ ra các doanh nghiệp ngày nay càng chú trọng hơn vào việc tối ưu hóa các quy trình logistics Các doanh nghiệp ngày càng triển khai các mô hình quản lý mới về quy trình logistics, dựa trên các thông tin đáng tin cậy, mô tả tình trạng logistics hiện tại nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định Các doanh nghiệp cố gắng xây dựng các chỉ số logistics cho phép đánh giá tình trạng logistics hiện tại của doanh nghiệp. Nghiên cứu này nêu rõ phân tích chỉ số nên bắt đầu bằng việc lựa chọn các tiêu chí phù hợp và xác định các lĩnh vực logistics cần được đo lường.

Nghiên cứu của Domingues và Macario (2015) với chủ đề “Mô hình đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics 3PL – A Comprehensive Framework for Measuring Performance in a Third-party Logistics Provider” làm rõ

3 khía cạnh của logistics đó chính là cấp độ quyết định, những hoạt động và thành viên logistics Để đánh giá được kết quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics tác giả đã phân tích một doanh nghiệp logistics loại hình 3PL – một công ty logistics lớn với nhiều hoạt động đa dạng khác nhau, từ kho và vận tải đến quản trị tổng thể logistics và xây dựng thang đo gồm 25 tiêu chí khác nhau phân tích riêng đối với vấn đề về vận tải.

Bài viết “Tháo gỡ khó khăn để phát triển khu kinh tế cửa khẩu” trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016 của tác giả Trần Báu Hà đã chỉ rõ: Các chủ trương hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước đã tạo động lực cho sự ra đời của các khu kinh tế cửa khẩu tại Việt Nam Sự ra đời của các khu kinh tế cửa khẩu đã thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương; theo đó khuôn khổ pháp lý, hệ thống chính sách ưu đãi thuế và phi thuế đã và đang được hoàn thiện để hỗ trợ các địa phương phát triển các khu kinh tế cửa khẩu này.

Nghiên cứu “Cross-Border Logistics Performance In SriLanka: The Way

Forward - Kết quả logistics biên giới tại SriLanka: định hướng tương lai” của tác giả Lalith Edirisinghe (2013) chỉ ra rằng dịch vụ logistics có tác động lớn đến hoạt động kinh tế của mọi quốc gia Tác giả xác định những nguyên nhân chính trong hạn chế của dịch vụ thực hiện giao hàng hiện nay và những đổi mới trong quy định chính sách hiện hành Theo đó, các công ty tham gia vào các hoạt động logistics đã sử dụng không hiệu quả các hệ thống công nghệ hiện đại cơ sở hạ tầng tiên tiến. Bên cạnh đó, tại một số cửa khẩu, cảng biển mối quan hệ giữa hải quan và các cơ quan quản lý biên giới khác vẫn không đạt được sự liên kết chặt chẽ trong việc quản lí xuất nhập khẩu hàng hóa Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như chất lượng cung cấp dịch vụ logistics tại các cửa khẩu, cảng biển của các quốc gia.

Bài viết “Phát triển logistics cửa khẩu: Khâu quan trọng trong xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” của tác giả Hoàng Tín trên Nhật Báo Quảng Tây năm 2013 Bài viết này tập trung nghiên cứu thực trạng, và chỉ ra tầm quan trọng của logistics trong việc hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt trong bối cảnh khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc -–Asean được hình thành Nghiên cứu nhấn mạnh, logistics cửa khẩu là hạt nhân trong quá trình phát triển các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới và logistics cửa khẩu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ gia công xuất nhập khẩu và thương mại.

Năm 2000, Lynch và cộng sự đã nghiên cứu “ảnh hưởng của năng lực logistics đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp” Theo đó, năng lực cung ứng dịch vụ là những năng lực thiết yếu hỗ trợ các chức năng logistics của doanh nghiệp logistics được thực hiện đúng Zhao, Droge và Stank (2001) nghiên cứu mô hình quan hệ giữa các năng lực tập trung khách hàng, năng lực tập trung thông tin và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Họ thấy rằng các năng lực tập trung vào khách hàng có liên quan đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, các năng lực tập trung vào thông tin không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng đóng một vai trò quan trọng khi góp phần tạo ra các năng lực cụ thể và khó bắt chước Shang và Sun (2004) tìm ra kết quả tương đồng trong nghiên cứu 1.200 doanh nghiệp sản xuất Đài Loan để kiểm định mối quan hệ giữa năng lực cung ứng dịch vụ và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics.

Bowersox, Closs và Stank (1999) khái niệm hóa năng lực tập trung khách hàng là “tích hợp khách hàng” Tích hợp khách hàng là năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ logistics; nó cho phép doanh nghiệp xây dựng tính khác biệt lâu dài với khách hàng trọng điểm và liên quan đến việc “nhận dạng các yêu cầu dài hạn, kỳ vọng và sở thích của khách hàng hoặc thị trường hiện tại/tiềm năng và tập trung vào việc sáng tạo giá trị khách hàng” (Bowersox, Closs và Stank, 1999) Tích hợp khách hàng bao gồm bốn năng lực: tập trung vào phân khúc, mức độ phù hợp,khả năng đáp ứng và tính linh hoạt Quan điểm này cũng được Leifu Chen (2015) làm rõ tác động mạnh của

Liên kết chuỗi cung ứng

Kết quả logistics bền vững

Tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ logistics

Hành vi cơ hội của đối tác tích hợp

Năng lực tích hợp logistics năng lực cung ứng dịch vụ đến năng lực đổi mới cũng như kết quả hoạt động, kết quả tài chính của doanh nghiệp logistics, thể hiện qua mô hình dưới đây.

Hình 0.1: Mô hình tác động của năng lực logistics

Các năng lực cung ứng dịch vụ tác động đến kết quả hoạt động bền vững của doanh nghiệp logistics theo những cách trực tiếp hay gián tiếp được Ju và cộng sự

(2019) làm rõ trong nghiên cứu của mình Theo đó, tác động trực tiếp phải kể đến năng lực tích hợp logistics và tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Chia sẻ thông tin và hành vi cơ hội của đối tác cũng có tác động gián tiếp đến kết quả logistics bền vững của doanh nghiệp thông qua năng lực tích hợp logistics và tính linh hoạt trong cung ứng dịch vụ logistics.

Nguồn: Ju và cộng sự (2019)

Hình 0.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics

Zhao và cộng sự (2001) nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của năng lực tập trung vào khách hàng và năng lực tập trung vào thông tin đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực tập trung vào khách hàng

Kết quả hoạt Năng lực

Công nghệ thông tin Kết quả tài chính

Năng lực điểm chuẩn (benchmarking capability) được liên kết tích cực với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực tập trung vào thông tin không liên quan đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực tập trung vào thông tin và năng lực tập trung vào khách hàng ảnh hưởng tích cực lẫn nhau Shang và Marlow (2005) kiểm định mối quan hệ giữa năng lực dựa trên thông tin, năng lực điểm chuẩn, năng lực logistics động đối với kết quả logistics và kết quả tài chính bằng cách khảo sát 1200 công ty sản xuất ở Đài Loan. Kết quả cho thấy năng lực công nghệ thông tin có ảnh hưởng rất tích cực đến kết quả logistics.

Hình 0.3: Mô hình yếu tố tác động đến kết quả logistics của Shang và Malow (2005)

Nguồn: Shang và Malow (2005)Các nghiên cứu này đều cho rằng năng lực cung ứng dịch vụ có tác động đến năng lực tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Các năng lực thành phần đã đóng góp hình thành nên năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Tuy nhiên, tác động của các năng lực thành phần này đến kết quả cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp logistics là khác nhau giữa chúng, vì vậy cần nghiên cứu phân tích chi tiết về các năng lực thành phần này tùy theo các bối cảnh nghiên cứu khác nhau.

Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở phân tích tổng quan trên đây, cho phép tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu quan trọng cần nghiên cứu Cụ thể, mặc dù các nghiên cứu về doanh nghiệp logistics ngày càng nhiều, tuy nhiên, những nghiên cứu phân tích về năng lực cung ứng logistics, các yếu tố cấu thành và tác động đến năng lực cung ứng dịch vụ, cũng như ảnh hưởng của năng lực cung ứng dịch vụ (chi tiết đến cả các cấu thành của nó) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics vẫn còn rất hạn chế Selviaridis và Spring (2007), trong một nghiên cứu toàn diện về doanh nghiệp logistics, đã tổng hợp rằng khoảng 67% các nghiên cứu được thực hiện ở cấp độ doanh nghiệp, thường đánh giá các vấn đề liên quan đến vận chuyển, hơn là dịch vụ logistics tổng thể và năng lực cung ứng logistics của doanh nghiệp Có khoảng một phần tư những nghiên cứu còn lại (chiếm 27%) đánh giá các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và các chủ hàng (ví dụ hợp đồng) Có rất ít những nghiên cứu (6%) ở cấp độ mạng lưới (ví dụ bộ ba logistics) Selviaridis và Spring (2007) kết luận rằng các nghiên cứu về năng lực cung ứng dịch vụ logistics đang có cơ sở lý thuyết yếu, với minh chứng khoảng 69% các nghiên cứu không có nền tảng lý thuyết Sự phát triển của lĩnh vực logistics đòi hỏi cần phải có tập trung nhiều hơn nữa vào việc phát triển lý thuyết, mô hình cấu trúc và mô hình khái niệm để xây dựng một nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo.

Ngoài ra, mặc dù ngày càng nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực marketing và quản trị cho rằng logistics là nguồn lực chiến lược vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp, thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề Nhiều doanh nghiệp vẫn coi các hoạt động logistics là một phần riêng biệt trong hoạt động kinh doanh, hoạt động khác biệt so với các hoạt động khác Do đó, nhiều doanh nghiệp đã không có sự quan tâm phù hợp đến vai trò chiến lược của logistics, cũng như phát triển năng lực cung ứng dịch vụ logistics Olavarrieta và cộng sự (1997) chỉ ra rằng năng lực logistics của doanh nghiệp có thể có giá trị, hiếm và khó sao chép; do đó có thể trở thành nguồn lực chiến lược của doanh nghiệp trong cạnh tranh Đồng thời, Olavarrieta và cộng sự (1997) thảo luận về những vấn đề mà các nhà quản lý logistics có thể phải đối mặt khi xác định những khả năng hoặc lĩnh vực hoạt động dịch vụ nào họ nên tập trung hoặc phát triển trước Khi tạo ra giá trị của khách hàng thông qua logistics, họ cần phản ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng trên thế giới, nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi liên tục các kỳ vọng Các đối thủ cạnh tranh, công nghệ, pháp luật và các quy định là những lĩnh vực khác nhau có thể ảnh hưởng đến Logistics và cách thức một công ty phục vụ khách hàng Olavarrieta et al (1997) cho rằng các nhà quản lý Logistics phải được phép tham gia vào các quyết định và các vấn đề liên quan như nhu cầu của khách hàng, xử lý thông tin, sản xuất và công nghệ.

2.5.2 Câu hỏi nghiên cứu của luận án

Luận án này được triển khai thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi chính sau đây:

1) Năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics được cấu thành từ những năng lực nào?

2) Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như thế nào?

3) Năng lực cung ứng dịch vụ có tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng?

Phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận nghiên cứu

Về lý luận, luận án nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics và các năng lực thành phần cấu thành nên nó, và gắn với đặc điểm các doanh nghiệp logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng Đồng thời, một số yếu tố có tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics cũng được phân tích trong mối quan hệ với năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp này.

Về thực tiễn, do đặc thù của thương mại xuất nhập khẩu biên mậu Việt Nam

– Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ, nghiên cứu về nhu cầu nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua khu kinh tế cửa khẩu tại một địa phương cụ thể là một vấn đề mới, nảy sinh do yêu cầu của xu hướng hội nhập toàn cầu Trong bối cảnh hệ thống khu kinh tế cửa khẩu tại Cao Bằng hiện nay, việc tiếp tục tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là rất cần thiết Điều này cho phép các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua các khu kinh tế cửa khẩu từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp logistics tại các khu vực khác; đồng thời giúp khẳng định đúng đắn vị trí của khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng nói riêng và hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu biên giới nói chung trong hệ thống kinh tế quốc gia.

Là cơ sở để tiếp tục quy hoạch và xây dựng khu kinh tế cửa khẩu theo hướng đạt được những mục tiêu của tỉnh và cả nước với hệ thống cửa khẩu trong tương lai.

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận án được mô tả chi tiết trong hình dưới đây.

Hình 0.4: Quy trình nghiên cứu

Cụ thể, nghiên cứu này được thực hiện trong tám bước cơ bản, bắt đầu từ phân tích tổng quan nghiên cứu và kết thúc bằng việc đưa ra đề xuất và kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 08 bước cụ thể như sau: (i) Tổng quan nghiên cứu, (ii) Xác định khoảng trống và thống nhất chủ đề, nội dung nghiên cứu, (iii) nghiên cứu lý luận xây dựng cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu, (iv) Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu đối với các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng, (v) Thực hiện nghiên cứu định tính kiểm tra biến độc lập, phụ thuộc, điều tiết và điều chỉnh thang đo, (vi) Thực hiện nghiên cứu định lượng và kiểm định mô hình cũng như giả thuyết nghiên cứu, (vii) Tổng hợp phân tích các kết quả nghiên cứu, và (viii) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Quy trình nghiên cứu chú trọng đến xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó tạo tiền đề cho các bước tiếp theo, đặc biệt là phân tích thực tiễn hoạt động logistics và thực trạng doanh nghiệp cung ứng logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Thông qua quy trình nghiên cứu này, tác giả có thể triển khai các hoạt động thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá dữ liệu thuận tiện và hiệu quả hơn. Đặc biệt, nhờ có bước đánh giá khoảng trống và xác định chủ đề nghiên cứu, những kết quả thu được của luận án này có ý nghĩa thực tiễn cao hơn, đảm bảo không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó.

Như vậy, có thể thấy, quy trình nghiên cứu này hướng đến mục đích cuối cùng là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở xem xét tình hình nghiên cứu trước đó và phân tích thực tiễn thông qua các phương pháp, mô hình và giả thuyết được xây dựng cẩn thận trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Mục đích của việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp là để hệ thống hóa được cơ sở lý luận chung về logistics, dịch vụ logistics, năng lực cung ứng dịch vụ, các nhân tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics, kết quả kinh doanh, và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan các tài liệu, tác giả xác định khoảng trống và thống nhất chủ đề, nội dung nghiên cứu; cuối cùng, tác giả nghiên cứu lý luận xây dựng cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đã có sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian và tiền bạc trong quá trình thu thập Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp của luận án đến từ:

- Các sách, giáo trình, công trình nghiên cứu từ cấp Bộ trở lên, các luận án tiến sỹ có liên quan đến các vấn đề về năng lực cung ứng dịch vụ, năng lực cung ứng dịch vụ logistics, hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ giữa năng lực cung ứng dịch vụ logistics và hiệu quả kinh doanh, các bài học kinh nghiệm điển hình ở trong và ngoài nước.

- Các bài báo/hội thảo khoa học trong và ngoài nước về năng lực cung ứng dịch vụ logistics tại các quốc gia trên thế giới Các bài báo này có thể sưu tập từ một số các nguồn uy tín như các tài liệu tại trung tâm thư viện Đại học Thương mại, Đại học Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia, thư viện trực tuyến của một số các trường đại học đối tác quốc tế tại Pháp, Canada; các tài liệu là báo cáo của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước như ban kinh tế Trung Ương, Cục xuất nhập khẩu

Bộ Công thương, Tổng cục thống kê …

- Các tài liệu, dữ liệu, báo cáo về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng… được thu thập trên internet, qua các cơ sở dữ liệu trực tuyến như Google Scholar, Scopus database, Sciendirect, Emeraldinsight …

- Các báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như một số sở ban ngành của Cao Bằng được tác giả thu thập qua một số nguồn cụ thể:

 Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, các ban quản lý cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

 Sở Công Thương, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Cao Bằng;

 Cục Hải Quan tỉnh Cao Bằng; Cục Thống kê tỉnh Cao Bằng và các tỉnh Tây Bắc khác (thông qua tổng hợp các niên giám thông kê 2016 trở về trước của các tỉnh/thành này).

Các số liệu thứ cấp đã được tác giả thu thập được từ các sở ban ngành Cao Bằng gồm các tài liệu chính được mô tả cụ thể trong phụ lục 02.

Với những dữ liệu này, tác giả tiến hành so sánh và đối chiếu các kết quả nghiên cứu, tìm các điểm chung và khác nhau Trên cơ sở đó tác giả phân tích các kết quả đạt được, những giới hạn và các phương pháp nghiên cứu của từng nghiên cứu.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

5.4.1 Quan sát thực tiễn Để đảm bảo hiệu quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đồng thời quan sát thực tiễn Trước tiên, tác giả xác định đối tượng và mục đích quan sát Cụ thể, đối tượng quan sát gồm (i) các doanh nghiệp XNK hàng hóa, vận tải và dịch vụ logistics qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, (ii) các cán bộ quản lý tại các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và (iii) người dân địa phương về tác động của hoạt động XNK và logistics đối với văn hóa, di dân, kinh tế, an sinh xã hội và môi trường tỉnh Cao Bằng.

Hoạt động quan sát này hướng đến mục đích khảo sát trực tiếp thực trạng tại một số doanh nghiệp thuộc các tập đoàn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân cung ứng dịch vụ logistics đang hoạt động trên địa tỉnh Cao Bằng, từ đó làm cơ sở để so sánh với các kết quả khảo sát điều tra và phỏng vấn đã thu nhận được về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tiếp theo, tác giả xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát Theo đó, nội dung quan sát tập trung vào việc quan sát địa thế doanh nghiệp, quan sát môi trường doanh nghiệp và quan sát việc giải quyết mối quan hệ công việc giữa các bộ phận với quan hệ đối tác; quan sát việc lập và gửi báo cáo về các vấn đề quản trị quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Qua cách tiếp cận này, tác giả có thể hiểu hơn các nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động logistics khu vực cửa khẩu Cao Bằng và là cơ sở quan trọng để nêu ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ với nhà cung cấp của các doanh nghiệp phân phối.

Căn cứ vào nội dung quan sát, tác giả xác định phương pháp quan sát phù hợp để đảm bảo hiệu quả quan sát Cụ thể, tác giả triển khai quan sát nhiều lần, có chuẩn bị Tác giả tiến hành khảo sát thực địa 6 lần tại tỉnh Cao Bằng trong năm

2017 – 2018 Việc triển khai quan sát nhiều lần cho phép tác giả quan sát chi tiết và kỹ lưỡng thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng cũng như các nhân tố tham gia vào cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn như các doanh nghiệp XNK, các cán bộ quản lý và người dân.

Tiếp đến, lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát là rất quan trọng Vì vậy, tác giả thiết kế bảng yêu cầu các nội dung cụ thể trong quá trình quan sát gồm 02 phần chính, đó là: (i) địa chỉ, ngày giờ, đối tượng quan sát; và (ii) nội dung quan sát. Trong đó, xác định nội dung mỗi lần quan sát là quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến sự thành công của nghiên cứu Vì vậy, trong phần này, tác giả xác định các yêu cầu phải thật cụ thể, đảm bảo có thể đo lường, ghi chép được bằng số liệu cụ thể.

Sau khi đã xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp quan sát, tác giả tiến hành quan sát thực tế Trước khi tiến hành quan sát, tác giả dành thời gian tập luyện cách quan sát và ghi chép dữ liệu quan sát được Trong quá trình quan sát, tác giả tiến hành quan sát kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập được Sau khi quan sát, tác giả kiểm tra lại kết quả quan sát, xác định những nội dung cần chú trọng thêm trong các lần tiếp theo.

Cuối cùng, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu thu được từ quan sát Trong bước này, tác giả tiến hành tập hợp các phiếu quan sát trong 06 lần quan sát tại tỉnh Cao Bằng, tổng hợp và sắp xếp dữ liệu Với các dữ liệu không cần thiết hoặc bị trùng lặp, tác giả loại bỏ Các dữ liệu quan sát phục vụ nghiên cứu được phân loại rõ ràng, sau đó được phân tích một cách khách quan, cẩn thận.

5.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu, tác giả triển khai nghiên cứu định tính phỏng vấn Quá trình triển khai phương pháp này được thực hiện cẩn thận, khách quan để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập được Việc triển khai phương pháp này cụ thể như sau:

5.4.2.1 Xác định mục tiêu và đối tượng phỏng vấn chuyên sâu Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả triển khai các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các đối tượng có liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay Về cơ bản, đây là kỹ thuật nghiên cứu định tính, trong đó, cho phép nghiên cứu đạt được hai mục tiêu Thứ nhất cho phép tác giả sàng lọc các nhân tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng và điều chỉnh các thang đo phù hợp Thứ hai, nhờ phỏng vấn các chuyên gia mà nhiều vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng cũng được làm sáng tỏ Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là đối tượng tham gia phỏng vấn có thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng và đưa ra những câu trả lời theo quan điểm của họ mà không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người khác Đây là một kỹ thuật tương đối đơn giản và không cầu kỳ để thu thập dữ liệu sơ cấp vì chỉ có hai người đối diện: người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Để triển khai thành công các cuộc phỏng vấn, trước tiên, tác giả xác định rõ mục đích phỏng vấn.Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn nhằm mục đích thu thập dữ liệu sơ cấp về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, và nhu cầu thực sự của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ logistics cũng như định hướng dài hạn của Cao Bằng đối với việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn.

5.4.2.2 Các bước triển khai phỏng vấn

Trước hết, tác giả xác định đối tượng phỏng vấn Có 02 nhóm đối tượng được chọn để tham gia phỏng vấn phục vụ nghiên cứu này, đó là: các doanh nghiệp logisics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và các chuyên gia bao gồm cả các cán bộ quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Cao Bằng Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn 16 đơn vị quản lý nhà nước về XNK hàng hóa qua các cửa khẩu và doanh nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong các đợt khảo sát thực địa tại tỉnh (trong 6 lần đi thực địa trong năm 2017 - 2018) Cụ thể, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu đối với lãnh đạo chủ chốt của một số doanh nghiệp XNK và các cán bộ tại các đơn vị quản lý nhà nước về XNK hàng hóa qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng, gồm các Ban quản lý, Chi cục Hải Quan, Sở Công thương tại các cửa khẩu Cao Bằng Đối với các doanh nghiệp, tác giả trực tiếp tới các doanh nghiệp trọng điểm tại các khu cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng, trong đó tập trung vào các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các lối mở.

Tiếp theo, tác giả xác định phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được triển khai bằng cách phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại đối với các nhà quản lý và các cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động logistics của các doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Sau khi xác định được đối tượng và phương pháp phỏng vấn, tác giả tiến hành liên hệ với họ để lên kế hoạch về thời gian và địa điểm phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại phòng làm việc của các cán bộ quản lý nhà nước và nhà quản lý của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tổng cộng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 15 chuyên gia nghiên cứu và nhà nghiên cứu tại các Viện, Trường Đại học uy tín; 18 cán bộ quản lý nhà nước tại các

Sở, Ban, Ngành, UBND tỉnh Cao Bằng; và 08 doanh nghiệp logistics Cao Bằng. Chi tiết danh sách được trình bày tại phụ lục 4.

Trên cơ sở nội dung phỏng vấn đã xác định ở trên, tác giả lựa chọn loại phỏng vấn bán cấu trúc Theo đó, người phỏng vấn không thực hiện đúng theo một danh sách các câu hỏi chính thức mà sẽ hỏi thêm những câu hỏi mở Việc đặt câu hỏi phụ thuộc vào bối cảnh và các đặc điểm của đối tượng tham gia phỏng vấn.Thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc, tác giả có thể tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu liên quan đến thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics hoạt động tại tỉnh Cao Bằng.

Trên cơ sở nội dung phỏng vấn, tác giả chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng đơn giản, dễ hiểu, giúp người tham gia phỏng vấn trả lời đủ nội dung cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Các câu hỏi phỏng vấn không hoàn toàn giống nhau giữa những người tham gia phỏng vấn Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận án, nếu phát sinh những thắc mắc ngoài các nội dung đã được phỏng vấn, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn bổ sung qua điện thoại Các cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện trong suốt quá trình lựa chọn và thực hiện luận án.

Kết quả nghiên cứu đạt được

Về lý luận: Luận án đã thành công trong việc luận giải và hệ thống hóa được các vấn đề lý thuyết về năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics ở các góc độ tiếp cận khác nhau Cụ thể luận án đã tổng hợp và xác lập được tám nhóm năng lực cấu thành nên năng lực cung ứng dịch vụ tổng quan Tám nhóm năng lực đó bao gồm: gồm năng lực thấu cảm thị trường, năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng, năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cung ứng dịch vụ, quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp, năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ, năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan và năng lực đổi mới sáng tạo giá trị cung ứng dịch vụ Dựa trên các năng lực cấu thành và năng lực trung gian điều tiết luận án đã xây dựng thành công mô hình nghiên cứu lý thuyết và giới thiệu 13 giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cung ứng dịch vụ logistics và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và tác động của các biến trung gian đến mối quan hệ này.

Về thực tiễn: Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của một số doanh nghiệp logistics như Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans), Tập đoàn DHL Logistics, và Công ty Xinning Logistics.

Từ đó, luận án rút ra bài học cho các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong việc nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ Đã phân tích được thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ và đánh giá thành công tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Trong đó chỉ ra các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều có tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics với mức độ tác động được đánh giá từ mạnh nhất đến thấp nhất như sau: năng lực thấu cảm thị trường, năng lực tích hợp logistics với các thành viên trong chuỗi cung ứng, năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ logistics, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp logistics, quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp, năng lực quản trị nguồn nhân lực, năng lực phát triển mổi quan hệ đối tác và ít tác động nhất là năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ Đối với các biến điều tiết thì nguồn nhân lực logistics địa phương không tác động trực tiếp cũng như không có tác động trung gian đến tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Về mục đích: Luận án đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Luận án đã giới thiệu hai nhóm giải pháp bao gồm nhóm giải pháp thứ nhất tập trung nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ tổng quan của doanh nghiệp logistics và nhóm giải pháp thứ hai hướng tới từng các năng lực cung ứng dịch vụ thành phần của doanh nghiệp logistics Do đó, đề tài là tài liệu có giá trị để các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh nghiên cứu, áp dụng vào việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển bền vững dựa trên lợi thế hệ thống cơ sở khu kinh tế cửa khẩu của địa phương Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các viện nghiên cứu, các trường đại học trong việc nghiên cứu, tư vấn hoạch định chính sách và đề xuất các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Cao Bằng và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết cấu luận án

Các khái niệm cơ sở của đề tài

1.1.1 Logistics và dịch vụ logistics

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Logistics, có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này Trong từ điển Oxford (1995), “Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó” Theo Nguyễn Hồng

Thanh (2007), logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm để đạt hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Theo hội đồng chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP), logistics có thể được định nghĩa là quy trình lên kế hoạch, triển khai và kiểm soát những thủ tục để vận tải và dự trữ hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả và liên quan đến thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong luận án này, định nghĩa logistics được lựa chọn sử dụng trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là logistics doanh nghiệp theo tiếp cận về chuỗi cung ứng Theo đó, logistics được hiểu là quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế Đây cũng là định nghĩa được thừa nhận và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, điều này sẽ đảm bảo tính kết nối chặt chẽ giữa cơ sở lý thuyết và quan điểm logistics của các doanh nghiệp nước ta.

Logistics có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nền kinh tế của các quốc gia (Christopher, 2016) Cụ thể:

 Logistics đóng vai trò là công cụ liên kết hoạt động kinh tế của một quốc gia với các quốc gia khác trên toàn cầu thông qua việc cung ứng nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối và mở rộng thị trường.

 Là hoạt động giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

 Cắt giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối

 Đối với các hoạt động thương mại và vận tải quốc tế, logistics hỗ trợ việc mở rộng thị trường quốc tế, giảm chi phí, hoàn thiện cũng như tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh.

 Là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, logistics có tác động đến các khía cạnh của nền kinh tế như năng suất, chi phí, tỷ lệ lạm phát, lãi suất,

 Hai yếu tố thời gian và địa điểm được xem là hai yếu tố có thể tạo lập được giá trị gia tăng nhờ logistics.

 Logistics cũng có những hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định về các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khái niệm dịch vụ logistics là một loại hình dịch vụ cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, tại Điều 233: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Điều 4 của Nghị định 170/2007/NĐ-CP cũng quy định các loại hình dịch vụ logistics bao gồm:

 Dịch vụ bốc xếp hàng hoá (gồm cả bốc xếp container);

 Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa (gồm cả kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị);

 Dịch vụ đại lý vận tải (gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa);

 Dịch vụ bổ trợ khác.

Dưới góc độ tiếp cận của tổ chức thương mại thế giới thì dịch vụ logistics được chia ra làm ba nhóm: (a) dịch vụ logistics lõi; (b) dịch vụ có liên quan đến vận tải; (c) dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ.

Về cơ bản, dịch vụ logistics có hai chức năng chính Thứ nhất, dịch vụ logistics có chức năng hỗ trợ quá trình sản xuất và phân phối lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng cuối cùng Thứ hai, dịch vụ logistics có chức năng gắn hoạt động sản xuất với thị trường, và gắn nền kinh tế nội địa với nền kinh tế quốc tế thông qua cung ứng yếu tố đầu vào, đầu ra, dịch vụ tư vấn, dịch vụ vận tải,…

1.1.2 Năng lực và năng lực cung ứng dịch vụ

“Năng lực là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực theo phương thức phù hợp để công ty đạt được mục tiêu trong bối cảnh cạnh tranh”(Sanchez và Heene, 1996, 2004) Năng lực thể hiện sự kết hợp của cả nguồn lực và khả năng, do đó, năng lực có tính tổng quát và mang ý nghĩa cao hơn so với các nguồn lực và khả năng.

“Năng lực liên quan đến việc doanh nghiệp làm như thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ” (Prahalad và Hamel,

1990) Năng lực là tập hợp phức tạp các kỹ năng cá nhân, tài sản và kiến thức tích lũy được thực hiện thông qua các quy trình tổ chức, cho phép các công ty điều phối các hoạt động sử dụng các nguồn lực sẵn có (Amit và Schoemaker, 1993; Day, 1994).

Theo Sanchez và Heence (1996, 2004), Freiling và cộng sự (2004), “năng lực được tạo ra bằng cách bổ sung khả năng, phối hợp nguồn lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và cho phép các DN đạt được mục tiêu chiến lược của mình” Các DN tổ chức kết hợp các nguồn lực lại với nhau trong quy trình tạo ra giá trị và phân phối giá trị của DN Năng lực là khả năng duy trì việc triển khai kết hợp các nguồn lực theo những phương cách nhất định nhằm giúp một DN đạt được mục tiêu của mình.

Hình 1.1: Bậc thang xây dựng năng lực và lợi thế cạnh tranh

Nguồn: Tổng hợp từ Javidan (1998), Thompson và cộng sự (2015), Hitt và cộng sự (2011)

Về hoạt động cung ứng, theo Từ điển Tiếng Việt (1996), cung ứng là “cung cấp những thứ cần thiết để đáp ứng nhu cầu, thường là của hành khách hoặc của sản xuất” Theo Luật Thương mại (2005), “cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận” (khoản 9, điều 3); trong đó, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (khoản 3, điều 1).

Khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn một tỉnh, thành phố

1.2.1 Khái niệm, bản chất năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics

Có khá nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics từ các nhà nghiên cứu khác nhau trên toàn thế giới Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho rằng đây là một năng lực đặc biệt và là nguồn lực có giá trị Olavarrieta và Ellinger (1997) cho rằng logistics là một nguồn lực, một năng lực vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp logistics đạt được các lợi thế cạnh tranh bền vững với mức hiệu quả vượt trội.

Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics có thể là công cụ trong “… việc tạo ra thời gian, địa điểm, số lượng, hình thức và các phương thức sở hữu trong và giữa các công ty và các cá nhân thông qua quản trị chiến lược, quản lý cơ sở hạ tầng và quản lý nguồn lực với mục tiêu tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng thông qua việc tạo lập giá trị” (Novack và cộng sự,

1992) Nghiên cứu của Sandberg và Abrahamsson (2011) về “năng lực logistics cho lợi thế cạnh tranh bền vững” cũng đồng quan điểm với các nhà nghiên cứu trên cũng như quan điểm của Porter (1985) về lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu này dựa trên quan điểm lợi thế cạnh tranh của nguồn lực và phân tích năng lực hoạt động và năng lực động Và logistics được xem là một thành tố của năng lực hoạt động.

Năng lực cung ứng dịch vụ về bản chất vừa là một năng lực cốt lõi, năng lực động vừa là năng lực quan hệ của doanh nghiệp logistics Về cơ bản, năng lực cung ứng dịch vụ giữ vai trò trung tâm trong chiến lược kinh doanh, khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Năng lực này là tài sản vô hình của doanh nghiệp logistics, tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Năng lực cung ứng dịch vụ còn thể hiện khả năng xây dựng, tái tổ chức và tích hợp các năng lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp logistics trong thị trường đầy biến động Năng lực cung ứng dịch vụ là khả năng của doanh nghiệp logistics hiểu biết về đối thủ cạnh tranh, khách hàng và thị trường một cách sâu sắc, giúp doanh nghiệp học hỏi những kiến thức mới và áp dụng vào các chiến lược kinh doanh nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường Đây là một nguồn lực quan trọng hình thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.

Năng lực này cũng được xem là nền tảng tạo lập lợi thế cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp logistics trên cơ sở mô hình V.R.I.N của Barney (1991) (giá trị - hiếm có - khó thay thế - khó bắt chước) Năng lực cung ứng dịch vụ còn là khả năng duy trì các mối quan hệ đối tác lâu dài tạo ra một hệ thống đối tác và khách hàng bền vững, đáng tin cậy.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan như đã trình bày ở các phần trên, cho thấy năng lực cung ứng của doanh nghiệp logistics được cấu thành bởi nhiều năng lực thành phần Kết hợp với các luận giải vừa trình bày trên đây, tác giả đề xuất khái niệm năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics được hiểu là “tích hợp các năng lực thành phần trong quá trình khai thác, chuyển hóa, phối kết hợp các hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhằm tạo lập lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu”.

1.2.2.Các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy năng lực cung ứng tổng quan của doanh nghiệp logistics được cấu thành bởi các năng lực thành phần, trong đó có tám năng lực thành phần chủ yếu như sau:

1.2.2.1 Năng lực thấu cảm thị trường

Năng lực thấu cảm thị trường là thuật ngữ mô tả doanh nghiệp nhận và hiểu những thay đổi của thị trường, của hành vi khách hàng Mọi hoạt động kinh doanh đều bắt nguồn từ khách hàng, nên để đáp ứng tốt được khách hàng thì đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu khách hàng Quan điểm định hướng nhu cầu (Morash và cộng sự, 1996; Lynch và cộng sự, 2000) cho rằng, doanh nghiệp cần đảm bảo thấu cảm khách hàng về các sản phẩm đặc biệt hoặc các dịch vụ tùy biến, được thiết kế để tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng, đồng thời liên tục cải tiến Năng lực này gồm các khía cạnh sau:

Thứ nhất là khả năng định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp logistics Bowersox, Closs và Stank

(1999) đưa ra khái niệm hoàn chỉnh nhất về tập trung vào khách hàng, gọi là “tích hợp khách hàng” Năng lực tập trung vào khách hàng được định nghĩa là “năng lực duy trì sự khác biệt đối với sự lựa chọn của khách hàng và xác định yêu cầu, mong muốn, sở thích của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong dài hạn, tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng” (Bowersox và cộng sự, 1999).

Thứ hai liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng Theo Li và cộng sự (2008), khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng đề cập đến khả năng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp logistics có thể phản ứng chủ động và phản ứng với những thay đổi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ Zhao và cộng sự (2001) đã thấy được sự ảnh hưởng tích cực của năng lực đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics.

Thứ ba là khả năng đáp ứng được các lô hàng hay nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng “Nhanh” cho phép doanh nghiệp logistics phản ứng kịp thời và hiệu quả với những đột biến của thị trường và các yếu tố không chắc chắn khác, từ đó cho phép doanh nghiệp logistics thiết lập một vị thế cạnh tranh vượt trội.

“Nhanh” bao gồm các dịch vụ giao hàng nhanh, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng hoặc lịch giao hàng linh hoạt, cũng là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistíc Khả năng đáp ứng nhanh với thay đổi bất thường được tìm thấy có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (Bowersox và cộng sự, 1989).

Thứ tư là khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics Theo Li và cộng sự (2008), sự cảnh giác trong hoạt động nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cảm nhận xu hướng thị trường mới nổi, lắng nghe khách hàng, theo dõi nhu cầu thực thông qua dữ liệu điểm bán hàng ngày làm cơ sở để xác định nhu cầu tiềm năng cho sản phẩm mới. Khả năng phản ứng vận hành đề cập đến khả năng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể phản ứng chủ động và phản ứng với những thay đổi trong cung và cầu Khả năng đáp ứng bất ngờ cũng bao gồm khả năng chuỗi cung ứng có khả năng sử dụng các tài nguyên hiện có hoặc có được để thực hiện các nhiệm vụ bất ngờ một cách kịp thời và linh hoạt.

1.2.2.2 Năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng

Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics

Trên cơ sở lý luận đã trình bày, phần này phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu về tác động của các năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng.

Năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics

Quy mô vốn của DN logistics Quy mô nhân sự của DN logistics

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics

Tài chính Dịch vụ khách hàng Chi phí logistics Thị trường

Nguồn nhân lực logistics địa phương

Hạ tầng logistics của địa phương

Năng lực đổi mới sáng tạo giá trị cung ứng dịch vụ

Năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan

Năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ

Quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp

Năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ

Năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ

Năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng

Năng lực thấu cảm thị trường

Dựa trên kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước như đã trình bày trên đây, hầu hết các nghiên cứu đều đi đến một kết luận rằng, kết quả kinh doanh chịu sự tác động đáng kể của năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics Bên cạnh đó, các yếu tố trung gian như nguồn nhân lực logistics của địa phương và cơ sở hạ tầng logistics của địa phương cũng có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh Để tóm gọn lại mối quan hệ giữa các biến số, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết như sau:

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn bốn tiêu chí cơ bản và tổng hợp nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng Các tiêu chí này gồm: kết quả tài chính, kết quả dịch vụ khách hàng, kết quả chi phí logistics và kết quả thị trường của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Cũng như mọi doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp logistics đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa chi phí hoạt động, từ đó gia tăng biên độ lợi nhuận, tăng cường sức mạnh tài chính Chiếm lĩnh thị phần và có được sự trung thành của khách hàng chính là điểm then chốt cho phép các mục tiêu về chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được một cách bền vững Chính vì vậy, tác giả lựa chọn bốn tiêu chí này làm tiêu chí đánh giá kết quả cung cấp dịch vụ của hoạt động logistics Lựa chọn các tiêu chí đánh giá của tác giả tương đồng với nhiều nghiên cứu đã công bố về năng lực cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp logistics (MSUGLRT, 1995; Bowersox và Closs, 1996; Stank và Lackey, 1997; Shang và Marlow, 2007) Cụ thể, đối với các doanh nghiệp logistics, bốn tiêu chí lựa chọn đánh giá kết quả kinh doanh phản ánh:

- Kết quả tài chính đạt được thể hiện doanh nghiệp logistics đạt được lợi nhuận Lợi nhuận đồng nghĩa với chi phí của doanh nghiệp logistics được giảm thiểu; và thông qua lợi nhuận có thể đánh giá được kết quả cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Sức ép tăng lợi nhuận buộc các doanh nghiệp logistics phải hoạt động hiệu quả hơn để có thể tồn tại Nếu doanh nghiệp logistics có thể cung cấp dịch vụ hiệu quả với chi phí cần thiết, không có lý do gì khiến họ không thể tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

- Kết quả chi phí logistics đạt được thể hiện doanh nghiệp logistics kiểm soát tốt chi phí cung ứng dịch vụ logistics của mình Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa việc giảm chi phí trung gian và năng suất cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics.

- Kết quả thị trường thể hiện vị thế của doanh nghiệp logistics trên thị trường, và cũng thể hiện mục tiêu chiến lược kỳ vọng của nhà quản lý Kết quả thị trường đạt được phản ánh doanh nghiệp logistics đã đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng trong tương quan giá cả - chất lượng, nói cách khác, doanh nghiệp được thừa nhận trên thị trường.

- Kết quả dịch vụ khách hàng thể hiện ở lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp và việc giành được thị trường mới. Cùng với kết quả tài chính, kết quả chi phí logistics, kết quả thị trường và kết quả dịch vụ khách hàng là toàn bộ biểu hiện về tính hiệu quả của một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp Bên cạnh các yếu tố năng lực thành phần có tác động trực tiếp, các yếu tố vĩ mô có tác động trung gian được nghiên cứu là nguồn nhân lực logistics địa phương và cơ sở hạ tầng logistics của địa phương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.

1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào các vấn đề lý luận đã thảo luận ở trên, tác giả đề xuất các giả thuyết về tác động của các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics cũng như các giả thuyết trung gian tác động giữa năng lực cung ứng dịch vụ và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng, cụ thể như sau:

1.3.2.1 Các giả thuyết về tác động của các yếu tố cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

 Năng lực thấu cảm thị trường

Năng lực thấu cảm thị trường hướng đến việc tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng Về cơ bản, năng lực thấu cảm thị trường có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics.

Cụ thể, thông qua năng lực này, các doanh nghiệp logistics có thể định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp, cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng (Bowersox, Closs và Stank, 1999) Bên cạnh đó, năng lực thấu cảm thị trường cho phép các doanh nghiệp logistics đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt, đáp ứng được các lô hàng hay nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng (Li và cộng sự, 2009; Zhao và cộng sự, 2001; Bowersox và cộng sự, 1989 Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nhờ có năng lực thấu cảm thị trường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường (Li và cộng sự, 2008) Chính vì vậy, có thể thấy, năng lực thấu cảm thị trường góp phần quan trọng vào việc cải thiện kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics. Đối với các doanh nghiệp logistics của tỉnh Cao Bằng, năng lực thấu cảm thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng Việc chú trọng cải thiện năng lực này góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn thông qua tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng Xuất phát từ những lý luận như trên, giả thuyết đầu tiên được lập ra như sau:

H1: Năng lực thấu cảm thị trường có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics

 Năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng

Năng lực tích hợp logistics có vai trò quan trọng trong việc kết nối và hợp lý hóa các năng lực logistics khác nhau thông qua các thành viên của chuỗi cung ứng.

Về bản chất, năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng thể hiện qua một số góc độ như: phối hợp (Lawrence và Lorsch, 1967; Mentzer, Stank và Esper, 2008); hợp tác (Lawrence và Lorsch, 1967; Dyer và Singh, 1998); truyền thông chia sẻ thông tin (Gligor và Holcomb, 2014; Grant, 1996; Dyer và Singh, 1998).

Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của một số

DN logistics và bài học rút ra cho các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

1.4.1 Công ty Cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans)

Công ty CP kho vận miền Nam (tên viết tắt là SOTRANS) bắt đầu hoạt động từ năm 1975 Công ty được đánh giá là có hệ thống kho và vận chuyển chủ lực trong ngành thương mại SOTRANS bắt đầu chuyển đổi mô hình hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần vào năm 2007 Hiện nay, SOTRANS được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu trong ngành dịch vụ kho đa chức năng tại Việt Nam cũng như giao nhận vận tải quốc tế và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Lĩnh vực thế mạnh của SOTRANS chính là kinh doanh kho với hệ thống kho ngoại quan và kho chứa hàng đa chức năng.

Thành công hiện nay của SOTRANS được xây dựng dựa trên năng lực cung ứng dịch vụ logistics, cụ thể như sau:

Một là SOTRANS đã luôn coi khách hàng là thế lực mạnh nhất và đáng quan tâm nhất đối với một công ty SOTRANS đã tiến hành kế hoạch xây dựng những hệ thống: Đặt hàng qua mạng – Online Booking, hệ thống kiểm tra hàng hóa qua mạng – Online Tracking… và nhiều hệ thống khác để phục vụ khách hàng tốt hơn Với 38 năm kinh nghiệm trong ngành logistics, SOTRANS có sự am hiểu thị trường và khách hàng sâu sắc giúp doanh nghiệp có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Hai là SOTRANS luôn xác định mình là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành logistics, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận, làm thủ tục giấy tờ xuất nhập khẩu, SOTRANS đồng thời cung cấp các dịch vụ đi kèm như kiểm tra, kiểm soát hàng hóa… Công ty đang dần hoàn thiện kết hợp giữa các nguồn lực như công tác tổ chức quản lý, nguồn lực tài chính, nhân lực, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm, hệ thống kênh phân phối, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Ba là SOTRANS đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy trình như Qui trình hoạt động chuẩn – SOP, phần mềm Quản lý mối quan hệ khách hàng – CRM nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp SOTRANS xây dựng kế hoạch thiết kế các hệ thống Đặt hàng qua mạng – Online Booking, hệ thống kiểm tra hàng hóa qua mạng – Online Tracking, hệ thống quản lý mối quan hệ khách hàng – Customer Relationship management và nhiều hệ thống khác nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty trong thời đại 4.0 như hiện nay.

Bốn là SOTRANS đã thiết lập một mối quan hệ tốt với hầu hết những hãng tàu biển (Maersk Line, K Line, MSC…), hàng không (Vietnam Airline, Pacific Airline…), xe chuyên chở trên thị trường Việt Nam Đồng thời, doanh nghiệp còn mở rộng mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng lớn nhằm chiếm thế chủ động trong việc nhập nguyên liệu đầu vào giúp giảm chi phí dịch vụ đầu ra của công ty.

Năm là SOTRANS đã thiết lập hệ thống quản lý nhân sự theo một quy trình quản lý cụ thể và khoa học Đội ngũ nhân viên đã phát huy được tinh thần, trách nhiệm và đoàn kết giúp công ty vượt qua khó khăn Hiện nay, công ty đang chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng, chuyên nghiệp đồng thời áp dụng các hình thức đãi ngộ đối với nhân viên có trình độ cao, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên SOTRANS còn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, các lớp nghiệp vụ có cấp chứng chỉ theo chuẩn IATA, các hội thảo và khóa đào tạo ngắn hạn về quản trị logistics.

Tập đoàn DHL Logistics (DHL là viết tắt của Dalsey, Hillblom và Lynn) chuyên hoạt động trong lĩnh vực thực hiện hợp đồng tổ chức vận chuyển và cung chuyển bưu kiện quốc tế Trụ sở toàn cầu của DHL đóng ở Bonn, Đức và London. DHL là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới trong việc cung ứng các dịch vụ logistics thông qua các chi nhánh tại hơn 220 quốc gia trên toàn cầu cùng doanh thu hơn 55 tỷ EUR và gần 450.000 nhân viên Những thành tựu này có được là nhờ vào không chỉ danh tiếng mà còn là sự nỗ lực hết sức để đem đến các dịch vụ toàn cầu với chất lượng cao nhất Kết quả này gắn liền với năng lực cung ứng dịch vụ của DHL, cụ thể:

Một là DHL không ngừng nâng cao năng lực thấu cảm thị trường Để có thể hiểu rõ vòng đời nhu cầu dịch vụ của khách hàng, DHL phân chia khách hàng thành nhiều loại khác nhau: khách hàng chiến lược, khách hàng lâu dài và khách hàng thường DHL luôn nỗ lực thỏa mãn những nhu cầu của mọi khách hàng một cách tốt nhất có thể Với hệ thống dịch vụ vận tải sâu rộng, DHL có khả năng thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng bằng những ý tưởng chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp khách hàng Bằng cách triển khai các giải pháp chủ động, DHL đáp ứng một cách linh hoạt và nhanh nhạy hơn đối với nhu cầu khách hàng.

Hai là DHL sở hữu năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ.

DHL luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên rèn luyện bản thân và chuyên môn Nhờ vào hệ thống huấn luyện của DHL, các nhân viên đều có khả năng sáng tạo và đóng góp ý kiến, năng lực của mình vào sự thành công của công ty Nhân viên của DHL có thể nói tiếng bản địa nhằm đảm bảo khả năng giao tiếp tốt với khách hàng và mang lại hiệu quả công việc cao hơn Tùy vào năng lực và kinh nghiệm cá nhân mà nhân viên sẽ nhận được mức đãi ngộ xứng đáng.

Ba là DHL đã ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động cung ứng dịch vụ DHL sở hữu vô số phần mềm và phần cứng hỗ trợ công tác nhận diện, đây là một trong những thế mạnh của DHL so với đối thủ DHL đã triển khai hệ thống DHL Interactive giúp khách hàng có thể theo dõi quá trình vận chuyển Nhờ vào ứng dụng này cùng với Hệ thống quản trị thông tin đã cung cấp cho khách hàng khả năng theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng Điều này đồng thời giúp giảm thời gian vận chuyển và chi phí Gần đây, DHL cũng ứng dụng mạng lưới vệ tinh, GPS giúp các dịch vụ của công ty trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn.

Bốn là DHL luôn coi quy trình kinh doanh là chìa khóa quan trọng trong vận hành cung ứng dịch vụ Hàng năm, DHL chi hàng tỷ Euro nhằm đảm bảo độ an toàn cho dịch vụ bằng những thiết bị công nghệ tối tân nhất DHL luôn cố gắng thay đổi và phát triển chiến lược của công ty nhằm thích nghi một cách nhanh chóng với sự biến động không ngừng của thị trường thế giới.

Công ty Logistics Giang Tô Xinning thành lập vào năm 1997, hiện có 27 văn phòng chi nhánh đặt tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Bắc với gần 3000 nhân viên, hơn 700 đội dịch vụ kỹ thuật Dịch vụ kho bãi và phân phối được cung cấp tại tất cả các văn phòng chi nhánh của công ty; với tổng khoảng 700.000 mét vuông không gian kho và 200 xe tải ngoại quan.

Xinning Logistics không ngừng phấn đấu để trở thành tập đoàn logistics toàn diện cạnh tranh nhất của Trung Quốc trên cơ sở các cung ứng dịch vụ logistics như sau:

Một là công ty có khả năng thấu hiểu từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Hầu hết các lô hàng được xử lý là hàng hóa ngoại quan Đối với hàng hóa nhập khẩu, Xinning Logistics sắp xếp khai báo hải quan tại cảng hàng không và đường biển, sau đó sắp xếp vận chuyển ngoại quan đến kho ngoại quan miễn thuế Hệ thống kho của Xinning bao gồm nhiều loại khác nhau để có thể phục vụ các nhu cầu đa dạng của khách hàng bao gồm: kho điều hòa, kho thông thường, kho giá cao Tại mỗi kho đều được lắp đặt hệ thống thiết bị hiện đại bao gồm các loại xe nâng, máy xếp và xe tải pallet Cùng với đó là hệ thống nhận dạng mã vạch giúp hàng hóa của khách hàng khi lưu trữ tại hệ thống kho này sẽ không xảy nhầm lẫn và dễ dàng bảo quản Hệ thống kho ngoại quan đều được chứng nhận bởi TAPA và cung cấp dịch vụ khác nhau như VMI, DC, phân phối dây chuyền sản xuất FTL, chức năng xử lý lưu thông, kiểm soát nhiệt độ lưu trữ …

Hai là Xinning logistics luôn tập trung vào việc đổi mới giá trị trong cung ứng dịch vụ Đối với hàng hóa ngoại quan, thủ tục hải quan là một quá trình rất quan trọng Xinning Logistics có giấy phép môi giới hải quan, kinh nghiệm chuyên môn và xếp hạng AA từ hải quan Trung Quốc Kho hàng Logistics Xinning Logistics rất tốt tại thị trường Trung Quốc Trong kho của Thâm Quyến và Hợp Phì, Xinning Logistics đang cung cấp nhãn RFID (nhận dạng tần số vô tuyến) Trong kho Côn Sơn, Xinning Logistics có chứng chỉ TAPA (Hiệp hội bảo vệ tài sản công nghệ) cho các sản phẩm công nghệ cao Với sự đổi mới vượt trội trong cung ứng dịch vụ logistics, công ty đã nhận được sự tin tưởng của nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới cũng như tại Trung Quốc.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô quốc gia Việt Nam

Tình hình chính trị của Việt Nam trong những năm qua có tính ổn định cao, là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần giúp Việt Nam kiên trì thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trong dài hạn Có thể nói, sự ổn định về chính trị của Việt Nam có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành logistics nói riêng.

Sự phát triển của Việt Nam trong nhiều năm qua rất đáng ghi nhận Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Ngoài ra, năng lực cạnh tranh xuất khẩu ngày càng được củng cố Nhiều mặt hàng xuất khẩu của nước ta có vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ có 11 nhóm hàng đạt kim ngạch trên

1 tỷ USD thì đến hết năm 2011, Việt Nam có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm 2019 là 32 mặt hàng, chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu

Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 2015 – 2020 Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới rất quan trọng Đặc biệt trong đó đề cập đến hai hiệp định là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Về kinh tế, việc tham gia CPTPP xét trên tổng thể là có lợi cho Việt Nam Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada,Mexico cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển Đồng thời, cũng sẽ thúc đẩy việc cải cách các tổ chức, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và minh bạch Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Về cơ bản, những cam kết xóa bỏ thuế quan mạnh mẽ của CPTPP đã góp phần tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường như Nhật Bản, Peru, Mexico, Canada …

RCEP, với sự tham gia của 15 thành viên đặc biệt trong đó có Trung Quốc, sẽ tạo ra thị trường trên quy mô 2,2 tỷ người, tương đương 26.200 tỷ USD, tạo nên khu vực thuơng mại tự do lớn nhất thế giới Nhờ vào cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý RCEP cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, FTA này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới Việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực Những nước tham gia vào hiệp định hầu hết đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam như nông, thuỷ sản Điều này mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu tại các cửa khẩu nói chung và các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng nói riêng.

Nhìn chung, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng Môi trường kinh doanh thuận lợi thể hiện qua hệ thống chính sách có tính ổn định, phù hợp; sự quan tâm sát sao của nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh doanh Thêm vào đó, quá trình hội nhập kinh tế giúp các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội học hỏi và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài Như vậy, môi trường kinh doanh thuận lợi tác động rất lớn đến năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng.

2.1.2 Các yếu tố môi trường vĩ mô tỉnh Cao Bằng

Về điều kiện tự nhiên, Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới vùng Đông BắcViệt Nam, có diện tích tự nhiên là 6.700 km 2 Cao Bằng có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài nhất Việt Nam (333 km tiếp giáp tỉnh Quảng Tây, TrungQuốc) Hiện nay tỉnh đã có khoảng 15 cửa khẩu chính, phụ và lối mở được mở trên biên giới đất liền với Trung Quốc phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước(Phụ lục 1).

Cao Bằng có nhiều loại địa hình như địa hình vùng núi đất, địa hình vùng bồn địa, địa hình vùng núi đá vôi, địa hình vùng thấp Khí hậu ở đây chia thành hai mùa rõ rệt, trong đó mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 còn mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3.

Bên cạnh đó, Cao Bằng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Đất đai màu mỡ, với tổng diện tích là 670.786 ha, thuận lợi phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây như thông, xoan, mía, dâu tằm, lê, quýt…, mở ra cơ hội liên kết, hợp tác và mở rộng thị trường nông, lâm nghiệp Năm 2019, cơ cấu nông, lâm ngư nghiệp tỉnh Cao Bằng chiếm 21,57% so với toàn tỉnh (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019) Ngoài ra, tài nguyên rừng của tỉnh Cao Bằng cũng góp phần đáng kể vào kinh tế, xã hội của tỉnh khi rừng tự nhiên có một số gỗ, đặc sản và thú quý hiếm như sến, tô, gấu…, thuận lợi phát triển các khu du lịch sinh thái Cao Bằng cũng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với 146 mỏ và điểm quặng như Trà Lĩnh, Trùng Khánh,

Hạ Lang… và 22 loại khoảng sản khác nhau như đồng, niken, thiếc…, thuận lợi cho việc phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản Cùng với đó, hệ thống sông ngòi dày đặc, khoảng 1.200 con sông suối và 5 hệ thống sông chính, thuận lợi phát triển thuỷ điện Ngoài ra, du lịch tại tỉnh cũng phát triển do Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng (như khu di tích Lam Sơn, khu di tích Pắc Bó,…) và cảnh quan thiên nhiên đẹp (hồ Thang Hen, thác Bản Giốc…).

Về đặc điểm kinh tế, tình hình kinh tế của tỉnh phát triển tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP duy trì ở mức cao Trong giai đoạn 2015 - 2019, tăng trưởng GDP của tỉnh về cơ bản có xu hướng tăng qua các năm, duy chỉ có năm

2018 tăng trưởng GDP giảm nhẹ so với năm 2017 Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,13%, tăng 1,57% so với năm 2018 (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng,

2019) Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực, tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (chiếm 21,57% trong năm 2019, giảm 2,31% so với năm 2018), tỉ trọng ngành xây dựng (chiếm 21,42% trong năm 2019) và dịch vụ (chiếm 53,36% vào năm

2019) (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019) Lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh Trong năm 2019, xuất khẩu của tỉnh đạt 13,12 triệu USD, nhập khẩu đạt 37,06 triệu USD, mở ra cơ hội hợp tác với các nước trong việc trao đổi hàng hoá (Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019) Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp có nhiều biến động qua các năm Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp là 0,79%, giảm 24,04% so với năm 2018 Về tỷ lệ hộ nghèo, năm 2018 toàn tỉnh là 30,81%, sang năm 2019,con số này có sự suy giảm nhưng không đáng kể (giảm 15,38% so với năm 2018)(Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng, 2019).

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cơ bản của Cao Bằng

GDP giá hiện hành (tỷ đồng) 11.347 12.056 14.495 16.191 17.921

Cơ cấu Nông, lâm, ngư nghiệp 25,28% 26,44% 23,14% 22,08% 21,57%

Cơ cấu công nghiệp và xây dựng 19,33% 19,28% 18,74% 20,24% 21,42%

Lực lượng lao động (nghìn người) 349,3 360,9 347,8 351,9 348,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng

Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

2.2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Theo số liệu thông quan từ Hải quan tỉnh Cao Bằng, tổng số doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019 ước tính khoảng 2.104 doanh nghiệp Tính đến năm 2019, số doanh nghiệp logistics đăng lý kinh doanh (trụ sở, chi nhánh, đại diện) hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 342 doanh nghiệp, chủ yếu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải Như vậy, số lượng doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng thấp, năm 2019 chỉ tăng trưởng 4,3% tức thêm 14 doanh nghiệp logistics mới.

Cụ thể, trong số các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh CaoBằng, có rất ít doanh nghiệp kho bãi mặc dù xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu cao đòi hỏi nhu cầu kho bãi cao Năm 2019, trong số 342 doanh nghiệp logistics của tỉnh Cao Bằng, chỉ có 124 doanh nghiệp, chiếm 36,3%, hoạt động trong lĩnh vực kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải; trong khi có 218 doanh nghiệp, chiếm 63,7%, trong lĩnh vực vận tải Nguyên nhân chủ yếu là vì hạ tầng logistics của tỉnh Cao Bằng hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, vẫn còn nhiều hạn chế; thêm vào đó, các đầu và chân hàng XNK từ các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Hà Nội… , cũng như tình hình thông quan không ổn định do phải phụ thuộc vào tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Bảng 2.6: Một số chỉ số về doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Tổng số doanh nghiệp logistics trên địa bàn của tỉnh Cao Bằng (đơn vị) 322 286 298 328 342

Kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 64 86 89 119 124

Nguồn: Hải Quan tỉnh Cao Bằng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics còn manh mún, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, vẫn chủ yếu sử dụng các dịch vụ logistics rời rạc (2PL), chiếm trên 50%; tổng số doanh nghiệp sử dụng gói dịch vụ 4PL chỉ chiếm 11% Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics 2PL chủ yếu là các doanh nghiệp còn non trẻ, cung cấp các dịch vụ đơn lẻ chưa có tính tích hợp chuỗi cung ứng.

Kết quả khảo sát của luận án trên mẫu đại diện 226 doanh nghiệp, chiếm 66,08% tổng số, đã chỉ ra đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Cụ thể, đa phần các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 10 đến

20 năm (chiếm 35,4%) Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân loại, đóng gói, bao bì (28,3%) và vận tải giao nhận xuất nhập khẩu (23,9%) Về quy mô lao động, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu có từ

301 đến 1.000 lao động, chiếm tỷ trọng 36,7% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát Số lượng doanh nghiệp có trên 1.000 lao động cũng chiếm tỷ trọng khá cao (21,7%) Về quy mô vốn, đa số các doanh nghiệp có lượng vốn từ trên 100 đến 300 tỷ (đạt 30,1%) Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn trên 1.000 tỷ chiếm tỷ trọng rất ít, chỉ 9,3% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Hình 2.1: Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Khảo sát điều tra Tuy số lượng doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cũng chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về ngành, nhưng các chỉ số xuất nhập khẩu và logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn tăng Cụ thể, năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đạt 123.680 nghìn tấn, doanh thu từ dịch vụ logistics (bao gồm các hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải) đạt 468,11 tỷ đồng Ngoài ra, trong khuôn khổ xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN – TrungQuốc, các cửa khẩu tại Cao Bằng là đầu mối giao thương, hợp tác giữa Việt Nam vàTrung Quốc Các luồng hàng chủ yếu được chuyển tiếp từ cảng Hải Phòng – trung tâm logistics và kinh tế của Việt Nam Dự kiến theo kế hoạch, cửa khẩu Trà Lĩnh sẽ được thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giớiTrà Lĩnh – Long Bang, trở thành trạm trung chuyển hàng hoá từ Trung Quốc sang các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng Về cảng cạn, theo dự kiến, tỉnh sẽ xây dựng cảng cạn Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng kết nối với cảng biển Hải Phòng, có quy mô20-30 ha Về các trung tâm logistics, tỉnh cũng dự định xây dựng các trung tâm kết nối với các cửa khẩu trên địa bàn và các tỉnh khác thông qua tuyến đường Cao Bằng– Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018).

Nhìn chung, các kế hoạch trên vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc phát triển hoạt động logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Hiếm có tỉnh nào lại có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối hoạt động logistics của nhiều trung tâm logistics của Việt Nam với các trung tâm của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Châu như Cao Bằng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này theo các chuyên gia đánh giá vẫn chưa tương thích với nhu cầu dịch vụ logistics Nguyên nhân là do Cao Bằng chưa tận dụng được hết các tiềm năng của tỉnh Vị trí địa lý thuận lợi, nhưng năng lực các doanh nghiệp logistics trên địa bàn còn hạn chế, nhân lực thiếu trầm trọng, nên các doanh nghiệp này chưa phát huy được hết khả năng trong lĩnh vực logistics Ngoài ra, công tác phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin… của tỉnh còn chậm, vì thế, mức tăng trưởng trong các năm qua vẫn chưa đạt Xét về lâu dài, nếu muốn đáp ứng được nhu cầu dịch vụ logistics và xứng đáng với vị trí địa lý thuận lợi, Cao Bằng cần nỗ lực nhiều để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, cả về mặt số lượng và chất lượng Tỉnh cần có những chủ trương thu hút đầu tư thương mại, đào tạo để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh.

2.2.2 Thực trạng các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Những năm gần đây tỉnh Cao Bằng và các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đã định vị lại dịch vụ logistics phục vụ xuất nhập khẩu là trọng tâm phát triển kinh tế Quyết định về phê duyệt Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 của UBND tỉnh Cao Bằng đã cho thấy nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc phấn đấu xây dựng tỉnh Cao Bằng trở thành tỉnh phát triển mạnh về dịch vụ logistics khu vực Đông Bắc Để đạt được mục tiêu, năng lực cung ứng dịch vụ doanh nghiệp logistics phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics cho hàng hóa trung chuyển xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Cao Bằng sang Trung Quốc.

2.2.2.1 Thực trạng năng lực thấu cảm thị trường

Theo kết quả khảo sát điều tra, thực trạng năng lực thấu cảm thị trường của các doanh nghiệp logistics, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Cụ thể:

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực thấu cảm thị trường của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

MIC1 Khả năng định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng 2,50 1,269 MIC2 Khả năng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng

MIC3 Khả năng thấu hiểu được các nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng 3,41 1,175

MIC4 Khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường 3,47 1,186

Nguồn: Kết quả điều tra

Thứ nhất là khả năng định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp logistics Theo kết quả khảo sát điều tra, khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa cao, điểm trung bình chỉ đạt 2,50/ 5 điểm Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh cần chú trọng cải thiện khả năng này trong thời gian tới Năng lực định vị khách hàng chỉ đạt hiệu quả khi doanh nghiệp logistics xác định lĩnh vực hoạt động chính của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics tại địa phương Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nhóm hàng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau đối với dịch vụ logistics Các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế thông thạo địa hình của tỉnh trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và giao hàng với các đối tác Trung Quốc.

Thứ hai liên quan đến khả năng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tinh Cao Bằng đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,42/ 5 điểm Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các nhà cung cấp dịch vụ logistics do am hiểu về thị trường Việt Nam nên đáp ứng được tương đối các yêu cầu của khách hàng, kể cả khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt Một số yêu cầu đặc biệt có thể kể đến như: yêu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật sống, hàng mau hỏng,hàng nhanh giảm trọng lượng…; yêu cầu giao nhận hàng hóa trong các dịp lễ,Tết… đều được các nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện Điều đó cho thấy các doanh nghiệp logistics ở Cao Bằng mặc dù còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhưng đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong khả năng và điều kiện cho phép của doanh nghiệp, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng.

Thứ ba là khả năng thấu hiểu được các nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng Điểm trung bình của tiêu chí này khá cao, đạt 3,41/ 5 điểm Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã thấu hiểu và đáp ứng khá tốt các nhu cầu nhanh và khẩn cấp về hàng hóa của khách hàng Tuy nhiên, hiện nay, Cao Bằng vẫn chủ yếu chỉ có đường quốc lộ cấp 4, 5, chưa có hệ thống đường sắt, còn đường hàng không đang quy hoạch theo dự án Hệ thống kho bãi, giao thông, cửa khẩu chưa phát huy hết được tiềm năng và hiệu quả Do đó, tính chính xác và sự nhanh chóng về thời gian khó có thể đáp ứng một cách tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics Bên cạnh đó, đôi khi, nhu cầu nhanh, khẩn cấp của các lô hàng trong dịch vụ logistics còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của bên Trung Quốc Do đó, năng lực “nhanh” của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng mặc dù khá tốt nhưng vẫn còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Thứ tư là khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics Với điểm trung bình đạt 3,47/ 5 điểm - số điểm cao nhất trong bốn khả năng liên quan đến năng lực thấu cảm thị trường, có thể thấy, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh hoàn toàn có thể thích ứng tốt với các xu hướng biến động nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường hiện nay Các doanh nghiệp này đã tích cực và chủ động khai thác các thông tin về nhu cầu khách hàng, thị trường và tình hình biên giới Việt - Trung để tạo sự chủ động và linh hoạt trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng Tuy nhiên, khách hàng của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc Đây được xem là một thị trường đầy biến động, do đó mà khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng nhu cầu của khách hàng vẫn còn hạn chế vì phụ thuộc vào chính sách tiếp nhận của bên Trung Quốc.

2.2.2.2 Thực trạng năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng

Phân tích thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của một số

Để chỉ rõ thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nghiên cứu này tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp logistics điển hình đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cụ thể gồm:

2.3.1 Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh Địa chỉ: Số nhà 57, tổ 12, phố Nước Giáp, Phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng

Người trả lời phỏng vấn: GĐ Hoàng Thị Ánh Nguyệt

Lĩnh vực: Vận tải, kho bãi (chủ yếu kho bãi) tại cửa khẩu Tà Lùng – Cao Bằng Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh là một trong các công ty tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Hiện nay, công ty Phú Anh có gần 2 hecta đất phục vụ kinh doanh dịch vụ logistics xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Tà Lùng Công ty hiện có 3 bãi cho các xe tập kết là bãi Sơn Mài, bãi Phú Anh, và bãi Hòa Bình Các mặt hàng tạm nhập tái xuất của công ty chủ yếu là các loại thực phẩm đông lạnh, chủ yếu là hàng đánh bắt và nuôi trồng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc (60% là các hàng nông thủy sản của các tỉnh miền Nam).

Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong những năm qua, Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng, đó là nhờ vào các yếu tố sau đây:

Một là năng lực thấu cảm thị trường: Theo kết quả phỏng vấn, ban lãnh đạo của công ty luôn thống nhất quan điểm phải đảm bảo khả năng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chú trọng tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và tối đa hóa sự hài lòng của họ Đây là tiền đề để công ty có thể phát triển bền vững Vì vậy,trong thời gian qua, công ty luôn chú trọng định vị chính xác tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng của họ Theo đó, khách hàng trọng điểm của công ty là các doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu nhập hàng thực phẩm đông lạnh cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần thuê kho bãi tại khu vực cửa khẩu

Tà Lùng Công ty luôn nỗ lực đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua hệ thống kho bãi rộng rãi, mỗi bãi có thể chứa được 60-70 container Ngoài ra, công ty cũng rất chú trọng đến khả năng đáp ứng được các lô hàng hay nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng thông qua việc luôn để thừa ra một khoảng không gian vừa đủ tại các kho bãi để khi khách hàng có nhu cầu khẩn cấp đều có thể đáp ứng được Tuy nhiên, công ty mới chỉ triển khai dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại diện cho các công ty xuất hàng, làm cầu nối giữa Việt Nam và Trung Quốc Các dịch vụ logistics khác như dán nhãn, gia công, lắp ráp vẫn chưa được triển khai trong khi nhu cầu về các dịch vụ này đang ngày càng gia tăng.

Hai là năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng: Hiện nay, công ty có liên kết với các công ty vận tải trên địa bàn tỉnh và tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh … Sự liên kết này cho phép công ty tích hợp năng lực logistics của mình với các đối tác nhằm nâng cao năng lực trạnh tranh trên thị trường Kết quả phỏng vấn cho thấy công ty luôn chú trọng phối hợp và hợp tác với các đối tác vận tải để phù hợp với lợi ích của các bên Hoạt động truyền thông chia sẻ thông tin cũng được công ty hết sức quan tâm trong nhiều năm qua Việc chia sẻ thông tin chính thức và không chính thức về các thông tin có ý nghĩa và kịp thời giữa các bên đều được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các mối liên kết của công ty với các đối tác vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa thực sự được coi là một chuỗi cung ứng Vì vậy, nhìn nhận một cách khách quan, năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng của công ty vẫn còn yếu và chưa mang lại hiệu quả cao Khả năng phối hợp và hợp tác giữa công ty với các công ty vận tải khác đôi khi còn thiếu tính đồng bộ, làm giảm hiệu quả cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng.

Ba là năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ: Hiện tại, công ty có 300 nhân viên, trong đó có khoảng 20 nhân viên quản lý, còn lại là nhân viên bốc vác 90% nhân lực của công ty là người dân bản địa Họ là những người am hiểu địa lý, tình hình giao thông, kinh tế, văn hóa, xã hội … của tỉnh Đồng thời, đội ngũ nhân sự của công ty đa phần đều làm việc lâu dài Vì vậy, số lượng nhân sự của công ty ít biến động Những ưu điểm này cũng góp phần nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ của công ty Trong những năm qua, ban lãnh đạo công ty luôn coi nguồn nhân lực là tài sản quan trọng nhất trong công ty, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững trong dài hạn Vì vậy, công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao Hệ thống đánh giá, xếp hạng nhân viên hàng năm của công ty được triển khai hiệu quả và minh bạch Chính sách đãi ngộ của công ty trong những năm qua cũng đã được quan tâm hơn trước Tuy nhiên, tỷ trọng lao động của công ty có trình độ đại học còn hạn chế Điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho các nhà lãnh đạo công ty trong việc phát triển năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh đó, hoạt động đào tạo chưa được tổ chức thường xuyên và chưa thực sự được quan tâm đúng mức Vì vậy, hiệu quả đào tạo chưa cao, chưa góp phần cải thiện năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ.

Bốn là năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan: Theo kết quả phỏng vấn, quan hệ đối tác với các bên liên quan của công ty được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động mang lại lợi ích chung Trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đến khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng Ngoài ra, khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để tiếp cận các đối tác kinh doanh từ các nền văn hóa khác (tiêu biểu là Trung Quốc, Hồng Kông) được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm Hiện nay, các doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói chung và Công ty TNHH Thương mại Vận tải Phú Anh nói riêng rất chú trọng đến khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương và chính phủ Điều này giúp công ty gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn, khả năng sử dụng các mối quan hệ để truy cập được các tài nguyên và có được các thông tin giá trị phục vụ cho hoạt động của công ty vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả, điều này đã làm giảm lợi ích và hiệu quả hoạt động của công ty.

Năm là năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ: Kết quả phỏng vấn chỉ ra rằng công ty luôn nỗ lực đẩy mạnh phát triển năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ thông qua việc không ngừng đổi mới các nguồn lực logistics như kho bãi,phương tiện, … cũng như không ngừng nâng cao năng lực và năng suất nguồn nhân lực Nhờ vậy, năng suất làm việc của đội ngũ nhân lực công ty ngày càng được cải thiện, cách thức làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn Quy trình bốc xếp hàng vào kho bãi ngày càng trở nên linh hoạt và hiệu quả góp phần gia tăng năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ của công ty Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn, năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ của công ty hiện chưa cao Nguyên nhân là do công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực kho bãi, giao dịch chủ yếu với các khách hàng thường xuyên Điều này đã hình thành nên thói quen lâu bền trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng, khiến công ty không chú trọng đến việc đổi mới giá trị cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.3.2 Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh Địa chỉ: Số 2, ngõ 34 Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội Người trả lời phỏng vấn: GĐ Từ Ngọc Anh

Lĩnh vực: Vận tải, bốc xếp, kho bãi và lưu giữ hàng hóa (chủ yếu kho bãi) Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh được thành lập ngày

28/04/2011 Công ty có địa chỉ tại Hà Nội, nhưng đầu tư vào kho bãi tại cửa khẩu Trà Lĩnh – Cao Bằng Công ty Quang Anh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kho bãi, ngoài ra còn liên kết với các công ty khác để triển khai các hoạt động vận tải hàng hóa Hệ thống kho bãi của công ty đi vào hoạt động từ cuối năm 2015 với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng Hiện nay, Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh là một trong những công ty hàng đầu cung ứng dịch vụ logistics tới các khách hàng tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, Cao Bằng.

Kết quả phỏng vấn đã chỉ ra thực trạng cung ứng dịch vụ logistics của Công ty CP Thương mại Quốc tế Quang Anh trong những năm gần đây, cụ thể như sau:

Một là năng lực thấu cảm thị trường: Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong những năm qua, công ty luôn nỗ lực đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics Nhờ vậy, khả năng thấu cảm thị trường của công ty ngày càng được cải thiện Hiện nay, công ty có 2 loại kho để phục vụ nhu cầu thuê kho của khách hàng, mỗi kho có sức chứa 2.100 tấn, tương đương xếp gọn được khoảng 70 container, 2 kho xếp được 150 container Bãi của công ty xếp được khoảng 200 container, có thể lên đến 350 container nếu nhu cầu tăng cao. Như vậy, trong chiến lược xây dựng và phát triển kho bãi của công ty luôn tính đến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách vào mùa cao điểm, nhằm tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng Điều này cũng cho phép công ty có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, có khả năng đáp ứng được các lô hàng hay nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng Ngoài ra, khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của công ty cũng khá tốt, giúp hoạt động cung ứng dịch vụ kho bãi chủ động và hiệu quả hơn Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn, hiện nay công ty không sử dụng hết công suất kho, nhiều nhất chỉ sử dụng hết 1 kho. Thực tế này chủ yếu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, đặc biệt là tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Hai là năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng: Ngay từ khi xây dựng kho bãi, công ty đã chú trọng đến việc phát triển năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng Điều này được thể hiện qua việc công ty chủ động liên kết với các đơn vị vận tải để vận chuyển hàng hóa khi có nhu cầu Đơn vị vận tải mà công ty thường xuyên hợp tác là Công ty TNHH Quang Anh (tại Hà Nội) Sự liên kết của công ty với các đơn vị khác nhằm tích hợp năng lực logistics của các bên, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng cũng cho phép các công ty thành viên của chuỗi có thể chia sẻ và tiếp nhận thông tin một cách kịp thời và chính xác, đặc biệt là các thông tin về thị trường và biên giới Việt - Trung Tuy nhiên, do hệ thống kho bãi của công ty mới đi vào hoạt động được khoảng 5 năm nên mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng chưa thực sự bền vững và hiệu quả Trong thời gian tới, công ty cần nỗ lực cải thiện năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng hơn nữa để tăng cường hiệu quả phối hợp, hợp tác cũng như truyền thông chia sẻ thông tin.

Phân tích tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả kinh

2.4.1 Kết quả phân tích hồi quy bội

 Tác động trực tiếp của các biến độc lập

Kết quả phân tích hồi quy bội theo phương pháp Enter được tổng hợp trong bảng dưới.

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy bội tác động trực tiếp của các biến độc lập

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

B Độ lệch chuẩn Beta Dun g sai

Ghi chú: * mức ý nghĩa thống kê p < 0,05

*** mức ý nghĩa thống kê p < 0,001 Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra bằng SPSS 22

Từ kết quả phân tích SPSS hồi quy bội thu được, cho phép kết luận như sau:

- Hệ số VIF đều < 4; khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội (Pan và Jackson, 2008, trang 423); nói cách khác kết quả giải thích và dự báo của mô hình hồi quy bội không bị làm sai lệch bởi sự tương quan không đáng kể giữa các biến độc lập.

- Hệ số R 2 = 82,3% (> 50%) có nghĩa mô hình hồi quy bội giải thích hay phản ảnh được 82,3% thực tế hay tổng thông tin của 13 biến độc lập đưa vào mô hình Như vậy, mô hình hồi quy bội này phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập và phản ảnh đảm bảo thực tế nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng.

- Đại lượng thống kê F = 75,640 với Sig = 0,000 cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt tổng thể, nói cách khác có thể sử dụng để giải thích và dự báo được thực tế về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ và các biến điều tiết tác động này đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng.

- Mô hình hồi quy bội đạt được có thể được biểu diễn bằng công thức sau:

Y = -0.257 + 0,258*MIC + 0,137*ISC + 0,150*PCV + 0,094*AIT + 0,124*BSP + 0,143*HRM + 0,160*RSC + 0,196*ICV + 0,005*LLB + 0,069*LIF + 0,015*FAG + 0,023*FSC + 0,045*FCA

- Các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội, trừ biến LLB, FAG, FSC và FCA, đều có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc với các giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05%, nói cách khác, đều có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%.

- Căn cứ vào mô hình hồi quy bội có thể thấy năng lực thấu cảm thị trường (MIC) đang là năng lực có tác động mạnh nhất tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Những nhân tố tác động thấp hơn lần lượt là: năng lực đổi mới giá trị trong hoạt động cung ứng dịch vụ (ICV); năng lực phát triển mối quan hệ đối tác với các bên liên quan (RSC); năng lực định vị canh tranh giá trị cung ứng dịch vụ (PCV); năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ (HRM); năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng (ISC); quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp (BSP) và thấp nhất là năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ (AIT).

 Tác động của các biến điều tiết Để kiểm định tác động trung gian điều tiết (moderator) của các biến điều tiết, tác giả áp dụng theo phương pháp kiểm định của Edwards và Lambert (2007) Cụ thể, các biến được tạo gồm:

- Biến SSC – Năng lực cung ứng dịch vụ tổng quan của doanh nghiệp logistics, là biến tiềm ẩn (latent) được hình thành từ 08 năng lực thành phần(như đã phân tích ở phần trên);

- Biến nhân trung gian nguồn nhân lực logistics địa phương: SSC_LLB = SSC * LLB

- Biến nhân trung gian hạ tầng logistics địa phương: SSC_LIF = SSC * LIF

- Biến nhân trung gian tuổi doanh nghiệp: SSC_FAG = SSC * FAG

- Biến nhân trung gian quy mô lao động của doanh nghiệp: SSC_FSC = SSC * FSC

- Biến nhân trung gian quy mô vốn của doanh nghiệp: SSC_FCA = SSC * FCA. Kết quả phân tích hồi quy bội tác động trung gian của các điều tiết đối với tác động của SSC Năng lực cung ứng dịch vụ tổng quan đến PLE – kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics được trình bày như bảng dưới đây:

Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy bội tác động trung gian điều tiết

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sig Đa cộng tuyến

Ghi chú: * mức ý nghĩa thống kê p < 0,05

*** mức ý nghĩa thống kê p < 0,001Nguồn: Xử lý dữ liệu điều tra bằng SPSS 22

Từ kết quả phân tích SPSS hồi quy bội thu được, cho phép kết luận như sau:

- Hệ số VIF của mô hình 1 kiểm định tác động trực tiếp của các biến độc lập đều < 4; khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy bội; Tuy nhiên, có hệ số VIF của mô hình 2 kiểm định tác động điều tiết > 4, nhưng vẫn < 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến vẫn có thể chấp nhận được (Pan và Jackson, 2008);

- Hệ số R 2 của mô hình 1 và 2 lần lượt bằng 81% và 76,5% (> 50%) có nghĩa các mô hình hồi quy bội giải thích hay phản ảnh được trên 50% thực tế hay tổng thông tin của các biến trong mô hình Như vậy, mô hình hồi quy bội này phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập và phản ảnh đảm bảo thực tế nghiên cứu về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ và các biến điều tiết đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng.

- Tương tự, đại lượng thống kê F của mô hình 1 và 2 đều có Sig = 0,000 cho thấy 2 mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt tổng thể, nói cách khác có thể sử dụng để giải thích và dự báo được thực tế.

- Theo mô hình II: hai biến độc lập LIF và SSC có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc với các giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05%, nói cách khác, đều có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% Các biến còn lại FAG, FSC, FCA và LLB không có tác động trực tiếp đáng kể đến biến phụ thuộc ở ngưỡng tin cậy 95%.

- Theo mô hình III: bốn biến điều tiết SSC_LIF, SSC_FAG, SSC_FSC và SSC_FCA có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc với các giá trị Sig thu được đều nhỏ hơn 0,05%, nói cách khác, đều có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% Biến còn lại SSC_LLB không có tác động trực tiếp đáng kể đến biến phụ thuộc ở ngưỡng tin cậy 95%.

2.4.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả phân tích hồi quy bội, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết đối với từng biến độc lập, cụ thể:

 Biến MIC - Năng lực thấu cảm thị trườngá theo mụ hỡnh hồi quy I, cú tỏc động đáng kể tích cực cùng chiều (B = 0,258) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với ngưỡng tin cậy 99% (Sig = 0,000). Nói cách khác, năng lực thành phần này của doanh nghiệp logistics càng cao hay càng tốt thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao Giả thuyết 1 được khẳng định đúng

 Biến ISC - Năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng, theo mô hình hồi quy I, có tác động đáng kể tích cực cùng chiều (B = 0,147) đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với ngưỡng tin cậy 99% (Sig = 0,002) Nói cách khác, năng lực thành phần này của doanh nghiệp logistics càng cao hay càng tốt thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

Giả thuyết 2 được khẳng định đúng

Đánh giá chung về thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Dựa trên thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các điểm mạnh và lợi thế của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh tập trung lại như sau:

Thứ nhất là năng lực thấu cảm thị trường của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, nhưng chưa thể ở mức cao cấp, của khách hàng Đây cũng là năng lực, theo kết quả nghiên cứu, có tác động mạnh nhất đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng cũng cho thấy: các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh am hiểu thị trường hoạt động và thông thạo địa hình nên có lợi thế trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng; đáp ứng ở mức tương đối nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng Đồng thời các doanh nghiệp này có khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường.

Thứ hai là năng lực ứng dụng CNTT, theo kết quả nghiên cứu cũng có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, đã có sự cải thiện trong một số khía cạnh Những năm gần đây, hệ thống điện, dịch vụ viễn thông và Internet, hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh cũng đã được quan tâm và nâng cấp sửa chữa, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển Năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh bước đầu được thể hiện qua các khâu như quản lý phương tiện vận chuyển, hàng tồn kho và dự trữ, truy xuất hàng hóa, trong đó chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai báo hải quan và GPS.

Thứ ba, quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đáp ứng phần lớn các yêu cầu của khách hàng.Dựa trên ưu thế của từng doanh nghiệp, các quy trình kinh doanh và hoạt động tác nghiệp được xây dựng nhằm mục tiêu cung cấp dịch vụ logistics phù hợp, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của khách hàng trong nhóm dịch vụ mà công ty cung cấp Các doanh nghiệp logistics cũng dựa trên tình hình nhu cầu thị trường và sự hài lòng của khách hàng để có những thay đổi trong quy trình kinh doanh, đáp ứng tối đa các yêu cầu từ khách hàng sử dụng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ tư là các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có năng lực quản trị nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao Nhân sự tại các doanh nghiệp cũng đã được phân công công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc dựa trên các tiêu chí như giao hàng đúng hẹn, đảm bảo các tiêu chuẩn giao hàng, quản lý phương tiện vận chuyển và kho hàng hiệu quả… Các doanh nghiệp logistics đã có sự quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân sự thông qua các hoạt động hướng dẫn nhân viên phụ trách các thủ tục hải quan, quy trình thủ tục giấy tờ tại địa phương, cập nhật các văn bản pháp luật mới, tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng.

Thứ năm là các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan khá tốt Mối quan hệ với các cấp chính quyền và khách hàng luôn được doanh nghiệp ưu tiên và phát triển, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật và các chính sách ban hành, đồng thời mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng và giữ chân các khách hàng sẵn có Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh luôn tận dụng các mối quan hệ để kích thích giao dịch thương mại, đặc biệt trong những tình huống khó khăn, giảm thiểu các vấn đề trong quá trình mua sắm Bằng các mối quan hệ kinh doanh được thiết lập sẵn, các doanh nghiệp có thể tăng cường các hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau, bù đắp các khía cạnh hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết của khách hàng.

Bên cạnh những thành công mà năng lực cung ứng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đạt được cũng còn không ít các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục và cải thiện, cụ thể gồm:

Thứ nhất, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh chưa thể hiện thực sự tốt năng lực tích hợp các dịch vụ logistics khi hoạt động kinh doanh Tại Cao Bằng, đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, sử dụng các dịch vụ logistics rời rạc (2PL),quy mô logistics lớn hơn (3PL/4PL) chưa được xem xét, các dịch vụ logistics vẫn rời rạc, chất lượng thấp Tính liên kết của các doanh nghiệp logistics còn yếu, đa phần các doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ, nên chỉ có thể thực hiện các dịch vụ đơn lẻ như vận tải đường bộ, khai thuế hải quan, lưu trữ kho, còn nhiều mảng hoạt động khác mang lại nguồn thu lớn thì các công ty toàn cầu chiếm ưu thế như: quản lý đơn hàng, quản lý và theo dõi cam kết của nhà cung cấp, Hiện tỉnh vẫn chưa có trung tâm logistics nào, theo kế hoạch dự kiến đến năm 2020 sẽ có một trung tâm logistics hạng 2 tuy nhiên đến nay kế hoạch này vẫn đang dậm chân tại chỗ nên các doanh nghiệp thiếu thông tin về nhu cầu vận chuyển, thiếu thông tin kết nối và tập kết hàng hóa khối lượng lớn khiến chi phí logistics tăng cao, gây ảnh hưởng đến hiệu suất dịch vụ logistics của doanh nghiệp tỉnh Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ, rời rạc chứ chưa thể cung cấp dịch vụ logistics trọn gói.

Thứ hai, năng lực định vị cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ logistics hiện đại và sáng tạo chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng Cụ thể, năng lực định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm, nhu cầu cũng như thị hiếu khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh chỉ cung cấp các dịch vụ logistics cơ bản như vận tải, kho bãi chứ chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ gia tăng dán nhãn, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và dỡ hàng, gom hàng … Bên cạnh đó, để đáp ứng các nhu cầu mang tính hiện đại, sáng tạo của khách hàng, doanh nghiệp cần có đội ngũ chuyên nghiệp, năng động và khả năng sáng tạo cao để lên các ý tưởng cũng như nắm rõ và biết cách ứng dụng công nghệ vào hoạt động cung ứng trong khi nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản lại đang là vấn đề nan giải của đa số doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Thứ ba, mặc dù ghi nhận CNTT đã có nhiều cải thiện tuy nhiên năng lực ứng dụng CNTT của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn hạn chế. Điều này được lý giải bởi mức độ áp dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp còn thấp và chi phí liên lạc quốc tế hiện nay vẫn còn cao Các doanh nghiệp đã dần chú trọng đến việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả cao do còn thiếu đồng bộ Bên cạnh đó, khả năng sử dụng hệ thống CNTT tiên tiến để dự báo, sắp xếp lịch giao hàng thông qua công cụ logistics trực tuyến mặc dù được đánh giá là tốt nhưng việc ứng dụng một số công nghệ hiện đại như điện toán đám vẫn mây vẫn chưa nhiều doanh nghiệp logistics địa phương quan tâm và áp dụng Hiện trên địa bàn tỉnh, chỉ một số ít doanh nghiệp lớn áp dụng hệ thống CNTT vào việc tích hợp các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng Do đó, năng lực ứng dụng CNTT vào các hoạt động kinh doanh logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa thực sự hiệu quả như mong đợi.

Thứ tư, các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng để tăng khả năng phản hồi chưa được quan tâm chú trọng Vì thế, khả năng dự báo và lên kế hoạch đáp ứng các yêu cầu trong tương lai còn hạn chế Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh thường ở thế bị động khi thị trường biến động, sự linh hoạt của doanh nghiệp trong khi giải quyết các vấn đề mang tính bất ngờ chưa cao Trong tương lai, nếu các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh không cải tiến các quy trình kinh doanh và hoạt động tác nghiệp thì kết quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp sẽ giảm.

Thứ năm, nguồn nhân lực cho năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa đạt chất lượng cao Trong những năm gần đây, nguồn nhân lực logistics tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang thiếu trầm trọng, đặc biệt nhân lực được đào tạo tốt về quản lý chuỗi cung ứng Hầu như nguồn nhân sự logistics tại các doanh nghiệp là người dân địa phương và chưa được đào tạo bài bản.

Thứ sáu, năng lực đổi mới của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh còn hạn chế Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ lẻ, hoạt động rời rạc, hệ thống logistics tại Cao Bằng phổ biến là logistics 1.0 và 2.0, số lượng doanh nghiệp đạt đến logistics 3.0 rất ít và mới chỉ ở mức sơ khai Vì thế, các dịch vụ logistics thường chỉ đáp ứng nhu cầu cho một nhóm khách hàng nhất định nên chưa có điều kiện để đổi mới sáng tạo các nguồn lực logistics như kho bãi, phương tiện, hệ thống phân phối Hơn nữa, với cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở Cao Bằng còn kém phát triển nên một số hoạt động logistics mang tính bị động phụ thuộc vào chủ hàng và đơn vị vận tải ngoài tỉnh Doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh cũng chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng, hoạt động tự phát là chủ yếu nên không phát huy được các năng lực sáng tạo và chưa quan tâm nhiều đến cải tiến quy trình dịch vụ.

2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế

Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định, nhưng những hạn chế và điểm yếu đang tồn tại trong năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là không hề nhỏ Nguyên nhân dẫn đến các năng lực hạn chế này bao gồm:

Một là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa phương cho các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Nguồn nhân lực logistics trên địa bàn tỉnh đa số là nhân viên cư trú tại địa phương và chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức chuyên sâu và kỹ năng kinh nghiệm thực tế Trong quá trình thực hiện các công việc cung ứng dịch vụ logistics, nếu trình độ nhân sự không cao sẽ dẫn đến việc khó tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, phân tích và dự đoán các thông tin đa chiều để nâng cao chất lượng dịch vụ cho công ty Nguồn nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực logistics thường tập trung ở các thành phố lớn của khu vực như Hà Nội,Hải Phòng nên đa số nhân sự các doanh nghiệp địa phương có chuyên ngành gần hoặc không liên quan đến logistics Hơn nữa, chính sách, cơ chế quản lý của chính quyền địa phương chưa đủ mạnh và hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp đầu tư và nhân lực có sự chuyển hướng làm việc ở Cao Bằng dẫn đến nguồn nhân lực không đủ và khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc còn hạn chế Do đó, doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại nhưng chỉ đáp ứng các yêu cầu công việc trước mắt của doanh nghiệp, chứ chưa có sự am hiểu và tính linh hoạt khi giải quyết tình huống khó khăn, khẩn cấp Bên cạnh đó thì các cơ chế đãi ngộ về lương, các khoản phúc lợi vẫn chưa thực sự hấp dẫn để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Xu thế phát triển và dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng hóa và nhu cầu dịch vụ logistics của tỉnh Cao Bằng

3.1.1 Xu thế phát triển của thị trường và dịch vụ logistics ở Việt Nam

Trong thời gian tới, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho thị trường vận tải và logistics tại Việt Nam Cụ thể, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có xu hướng chuyển nhà máy sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á Theo khảo sát của Vietnam Report, có gần 91% doanh nghiệp cho rằng mức tăng trưởng của ngành dịch vụ logistics trong năm 2020 sẽ đạt trên 10% Đáng chú ý, các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng của ngành này tại Việt Nam sẽ đạt 14% - 16% theo chỉ số trung bình của những năm gần đây.

Trong bối cảnh trên, ngành vận tải và logistics của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển Đồng thời, ngành này sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để có thể tham gia vào các trung tâm giao dịch vận tải trên thế giới Có được những thành tựu này là nhờ vào các chính sách của Chính phủ trong việc tạo điều kiện cho ngành này phát triển một cách mạnh mẽ Về cơ bản, ngành logistics tại Việt Nam sẽ phát triển theo bốn xu thế chính, cụ thể: (i) ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành vận tải và logistics; (ii) các doanh nghiệp vận tải và logistics có được nhiều có hội nhờ xu hướng mua sắm trực tuyến; (iii) hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sôi động với vận tải và logistics; và (iv) xu hướng đầu tư vào hệ thống kho, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh.

Về ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và logistics, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được áp dụng vào hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay, E-Logistics (logistics điện tử), green logistics (logistics xanh), E-Documents (tài liệu điện tử) đang từng bước được thực hiện tại các nước phát triển Đồng thời, các quốc gia này tích cực ứng dụng công nghệ Blockchain, công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo hay robot vào một số dịch vụ như xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi; dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, … Tuy nhiên, hiện nay, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam còn ở mức thấp Các doanh nghiệp trong ngành này đa phần sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản Một tín hiệu đáng mừng là theo khảo sát củaVietnam Report, gần 80% các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp trong ngành logistics của Việt Nam sẽ dần nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics trước xu hướng số hóa Việc ứng dụng công nghệ hướng đến mục tiêu chuẩn hóa quy trình vận hành, tối ưu chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp.

Về xu hướng mua sắm trực tuyến, ngành thương mại điện tử Việt Nam ngày càng phát triển mạnh nhờ tỷ lệ 70% dân số đang sử dụng Internet Báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam đưa ra dự báo rằng thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong nhiều năm tới, đến năm 2020 sẽ đạt 10 tỷ USD Hoạt động thương mại điện tử phát triển mở ra xu hướng mua sắm trực tuyến và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Cụ thể, thương mại điện tử khiến nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến, đồng thời thúc đẩy mô hình kinh doanh mới phát triển Các công ty dịch vụ chuyển phát sẽ ngày càng phát triển với tần suất giao hàng nhỏ lẻ lớn và độ phủ của dịch vụ rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước Bên cạnh đó, nhiều trang thương mại điện tử sẽ chú trọng đáp ứng nhu cầu của người dùng thông qua việc đầu tư vào xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống logistics.

Về hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) tiếp tục sôi động với vận tải và logistics, theo khảo sát của Vietnam Report, các chuyên gia dự báo trong vòng 2-3 năm tới, hoạt động M&A trong lĩnh vực logistics sẽ tiếp tục sôi động Sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường logistics Việt Nam thông qua hình thức này, cho phép họ tận dụng mạng lưới sẵn có và nguồn khách hàng dồi dào. Nhìn chung, hoạt động này sẽ mang lại tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, cho phép họ học hỏi các kiến thức về quản lý, công nghệ, Đồng thời, xu hướng M&A cũng tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới và phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Về xu hướng đầu tư vào kho bãi, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh, trong thời gian tới, các doanh nghiệp trong ngành này sẽ chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư vào hệ thống kho, trung tâm logistics Hoạt động này nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp và cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ tới khách hàng Tính đến đầu năm 2019, Việt Nam có 6 trung tâm logistics lớn được đưa vào vận hành Ngoài ra, những năm gần đây, các chuỗi cung ứng lạnh ngày càng tăng trưởng và phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ sự gia tăng số lượng kho lạnh cũng như sự phát triển của ngành thực phẩm chế biến và ngành dược phẩm Về cơ bản, chuỗi cung ứng lạnh nói chung và kho lạnh nói riêng tại Việt Nam được dự đoán sẽ đạt được một số thành tựu phát triển mới trong năm 2020, tuy nhiên sự phát triển này vẫn còn manh mún.

3.1.2 Dự báo một số thay đổi về tình hình XNK hàng hóa và nhu cầu dịch vụ logistics của tỉnh Cao Bằng

Với vị trí địa lý thuận lợi và sự cố gắng không ngừng của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp logistics trong việc khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh, Cao Bằng có tiềm năng phát triển dịch vụ logistics phục vụ sản phẩm địa phương và hàng hoá xuất nhập khẩu.

Cụ thể, đối với sản phẩm địa phương, do có vị trí địa lý thuận lợi và khí hậu đặc trưng chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nên Cao Bằng có lợi thế trồng những cây đặc sản như lúa nếp ong, nếp nương, ; cây thạch đen, quế, đậu tương Dự báo đến năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng đạt 202,5 triệu USD, năm 2025 đạt 361,7 triệu USD, năm 2035 đạt 1.295,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 86,24% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Những con số này cho thấy tiềm năng xuất khẩu hàng hoá địa phương rất thấp Năm 2017, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đạt 2,9 triệu tấn Dự báo năm 2020 con số này sẽ tăng lên 4,1 triệu tấn; 7,3 triệu tấn vào năm 2025 và 26 triệu tấn vào năm 2035, chiếm 2,99% tổng khối lượng vận chuyển và lưu chuyển bằng đường bộ (Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018).

Bảng 3.1: Dự báo năng lực khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2035

Kim nghạch XNK (triệu USD) 234,83 419,42 841,25

Kim nghạch XNK (USD/m2 bến bãi) 162,56 271,62 957,61

Xuất khẩu (USD/m2 bến bãi) 140,20 234,25 825,87

Nhập khẩu (USD/m2 bến bãi) 22,36 37,37 131,74

Doanh thu logistics (tỷ đồng) 569,81 1017,73 2041,31

Doanh thu logistics (nghìn đồng/m2 bến bãi) 394,46 659,08 2323,65

Khối lượng hàng hóa vận chuyển bộ (triệu tấn) 4,06 7,26 14,56 Khối lượng hàng hóa vận chuyển bộ (kg/m2 bến bãi) 2,81 4,70 16,58 Khối lượng hàng hóa lưu chuyển bộ (triệu tấn) 131,78 235,37 472,10 Khối lượng hàng hóa lưu chuyển bộ (kg/m2 bến bãi) 91,23 152,43 537,39

* Chỉ có vận tải bộ, không có các loại hình khác

Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt và cộng sự (2018)

Với hàng hoá xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh Cao Bằng tăng trưởng đáng kể: Năm 2014 đạt 49,17 triệu USD; Năm 2015 đạt 131,38 triệu USD; Năm 2016 đạt 189,05 triệu USD Dự báo theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia vùng Tây Bắc, trong những năm 2020 –

2035, dịch vụ logistics phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh sẽ là hoạt động kinh tế chủ chốt Dự báo năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển và lưu chuyển bằng đường bộ là 135,8 triệu tấn; năm 2025 đạt 242,6 triệu tấn và năm

2035 đạt 869,2 triệu tấn Khối lượng hàng hoá lưu chuyển chiếm 97% Với sự cố gắng cải thiện quy mô kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải của chính quyền và các doanh nghiệp logistics, dự báo đến năm 2020, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 569,8 tỷ đồng, năm 2025 đạt 1.017,7 tỷ đồng, năm 2035 đạt 3.645,9 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 78% một năm Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động vận tải đường bộ đến năm 2020 sẽ đạt 552,6 tỷ đồng; năm 2025 đạt 987 tỷ đồng; năm 2035 đạt 3536 tỷ đồng (Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018).

Muốn đáp ứng được tốc độ tăng trưởng như dự báo, tỉnh Cao Bằng cần đẩy mạnh phát triển và cải thiện các dịch vụ logistics; xây dựng trung tâm logistics có quy mô lớn, hiện đại để đáp ứng và tương thích với năng lực sản xuất và tiềm năng xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông và hoàn thiện các thủ tục hỗ trợ logistics(Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018).

Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các

3.2.1 Quan điểm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Một là, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cần phải dựa trên tư duy và cách tiếp cận khoa học trong triển khai đồng bộ và thống nhất các giải pháp.

Hai là, việc nâng cao năng lực về cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải gắn liền với triển khai mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng phải được triển khai theo hướng tập trung phát triển một số năng lực cung ứng cốt lõi Trong khuôn khổ nguồn lực, đặc điểm lĩnh vực hoạt động, các doanh nghiệp logistics cần đầu tư để hình thành và phát triển các năng lực cung ứng dịch vụ tương thích để đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Bốn là, hoạt động này luôn phải đảm bảo tương thích với nhu cầu và tiềm năng XNK hàng hóa qua KKTCK và tận dụng, phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của Cao Bằng trong phát triển thương mại biên giới.

Năm là, hoạt động này cần đảm bảo tính liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp logistics đảm bảo cung ứng các gói dịch vụ logistics hiệu quả theo chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất, nhà thu gom, chế biến đến xuất nhập khẩu.

3.2.2 Định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Trên cơ sở quan điểm nêu trên, một số định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được xác định rõ ràng Nhìn chung, định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là tập trung phát triển, nâng cấp các nguồn lực logistics của tỉnh, tiến tới xây dựng khu kinh tế cửa khẩu theo định hướng logistics 4.0 và xây dựng các trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh Định hướng doanh thu logistics đến năm 2035 đạt 2.041,31 tỷ đồng, tăng 258,24% so với năm 2020 Cụ thể, một số định hướng nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ: Cao Bằng cần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nội bộ khu vực cửa khẩu, kết nối kho bãi với các phân khu chức năng Đồng thời, tỉnh cũng cần mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến cao tốc trọng điểm như tỉnh lộ 208 (đoạn nối QL4A với QL3, đi cửa khẩu Tà Lùng, Cao Bằng) Khối lượng hàng hóa vận chuyển bộ của tỉnh Cao Bằng được dự báo đạt 14,56 triệu tấn (tăng 258,62% so với năm 2020); và khối lượng hàng hóa lưu chuyển bộ dự báo là 472,10 triệu tấn (tăng 258,25% so với năm 2020) Như vậy, việc đầu tư, nâng cấp này là hoàn toàn phù hợp và cần thiết, do hiện tại mạng lưới giao thông đường bộ của Cao Bằng vẫn chưa phát triển, chưa có tuyến cao tốc, trong khi dự báo trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2035, nhu cầu vận chuyển hàng hoá tăng cao, lưu lượng xe vận tải tăng mạnh, vì vậy cần phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

- Phát triển hơn nữa nhu cầu sử dụng kho bãi và dịch vụ kho bãi: Cao Bằng cần khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu sử dụng kho bãi và dịch vụ kho bãi Muốn vậy, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cần kết nối thông tin với cơ quan chức năng cửa khẩu và tối thiểu hoá chi phí và tổn thất hàng hoá tại kho bãi Điều này hoàn toàn phù hợp do dịch vụ kho bãi hiện tại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số doanh thu từ dịch vụ logistics Nếu khai thác tốt, điều này có thể góp phần tăng doanh thu và đóng góp vào sự phát triển của dịch vụ logistics tại CaoBằng.

Bảng 3.2: Dự báo phát triển cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao

Doanh thu logistics (tỷ đồng) 569,81 1017,73 2041,31

Khối lượng hàng hóa vận chuyển bộ (triệu tấn) 4,06 7,26 14,56

Khối lượng hàng hóa lưu chuyển bộ (triệu tấn) 131,78 235,37 472,10

Số lượng doanh nghiệp logistics 384 686 1.376

Số lượng các doanh nghiệp 3PL, 4PL 230 480 1.238

Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL 60% 70% 90%

* Chỉ có vận tải bộ, không có các loại hình khác

Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt và cộng sự (2018) & ước tính

- Trao đổi với Trung Quốc về tổ chức cung cấp dịch vụ tại các cửa khẩu hai nước: Do hàng hoá tại cửa khẩu tỉnh Cao Bằng chủ yếu được nhập khẩu và xuất khẩu sang Trung Quốc nên các doanh nghiệp logistics cần trao đổi với nước bạn về tổ chức cung cấp dịch vụ tại cửa khẩu theo hướng: các dịch vụ kho bãi và các dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tiến hành trên các kho bãi của Việt Nam.

- Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu theo định hướng logistics 4.0: Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu theo định hướng logistics 4.0 giúp tự động hoá dữ liệu xuất nhập khẩu hàng hoá, giảm chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp do ứng dụng việc tự động hoá trong phương tiện vận tải Các doanh nghiệp có thể sử dụng robot, máy bay hoặc xe không người lái nhằm tiết kiệm được chi phí thuê nhân lực và nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hoá Tuy nhiên, để làm được điều này, Cao Bằng cần có chính sách và kế hoạch nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, đào tạo nhân lực để họ có đủ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động logistics.

- Xây dựng các trung tâm logistics: Hiện nay, Cao Bằng chưa có trung tâm logistics nào Dự kiến đến năm 2020, tỉnh sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm logistics hạng II Theo định hướng phát triển, Cao Bằng nói riêng và nước ta nói chung cần xây dựng các trung tâm logistics nhằm cung cấp đồng bộ các dịch vụ logistics và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp logistics Theo đó, các trung tâm logistics hạng I là các trung tâm gốc, từ đó làm nền tảng cho các trung tâm logistics hạng II hỗ trợ hoạt động sản xuất và kết nối mạng lưới giao thông Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần xây dựng các trung tâm logistics chuyên dụng, kết hợp với các trung tâm logistics hạng I và hạng II để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu và tương thích với sự tăng trưởng của khu vực và thế giới.

- Thực hiện chính sách đất đai: Để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và đưa vào hoạt động các trung tâm logstics một cách hiệu quả, tỉnh cũng cần linh hoạt triển khai các chính sách đất đai hợp lý Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối giữa Cao Bằng và các trung tâm logistics lớn khác, việc thực hiện chính sách đất đai nhằm hỗ trợ xây dựng trung tâm logistics là hoàn toàn cần thiết để tương thích với tốc độ tăng trưởng chung của khu vực và toàn thế giới.

- Lựa chọn nhà đầu tư cho các trung tâm logistics: Để nâng cao hiệu quả của các trung tâm logistics, đặc biệt là trung tâm logistics chuyên dụng, ngoài việc thực hiện các chính sách về đất đai, chính quyền cần lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực: Hiện tại, nguồn nhân lực ngành logistics ở Cao Bằng được đánh giá là vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng Ví dụ, ở cửa khẩu Trà Lĩnh, có 4 người làm trong hoạt động logistics thì cả 4 người đều tốt nghiệp Cao đẳng Vì vậy, trong những năm tiếp theo, Cao Bằng cần có chính sách và kế hoạch bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ logistics, góp phần vào sự phát triển của hoạt động logistics tại địa phương.

- Mở rộng, đa dạng hoá hình thức đầu tư: về vấn đề này, tỉnh cần linh hoạt thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ, thuế, giá, lệ phí,… Dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương mà chính quyền sẽ có những kế hoạch phù hợp nhất, nhằm tránh tình trạng độc quyền, tức là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều trung tâm logistics khác nhau.

Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Cao Bằng

3.4.1.1 Hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải của địa phương và kết nối khu vực

Hạ tầng giao thông có có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng, góp phần nâng cao hợp tác và kết nối thị trường vùng với thị trường liên vùng, giữa thị trường trong nước với Trung Quốc và các nước trong khu vực Vì thế, việc đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại của hệ thống hạ tầng giao thông là vấn đề mang tính cấp thiết đối với tỉnh Cao Bằng trong phát triển kinh tế - xã hội,đặc biệt kinh tế dịch vụ logistics là trọng điểm kinh tế của tỉnh.

Thứ nhất, UBND tỉnh Cao Bằng cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý của UBND tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến mới về công tác quản lý đầu tư và quản lý, bảo trì đường bộ; tập trung chỉ đạo, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển Tỉnh cần tập trung nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ cho các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối trong và ngoài Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng, đầu tư và triển khai xây dựng quyết liệt tuyến cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng), đã được Thủ tướng Chính phủ nhất trí chủ trương xây dựng ngày 24/11/2018 Xem xét phê duyệt và đầu tư tuyến cao tốc Chợ Mới (Bắc Kạn) - Cao Bằng Hiện nay, đường bộ là loại hình giao thông duy nhất của tỉnh Cao Bằng; vì vậy, tỉnh cần ưu tiên phát triển cao tốc Hơn nữa, tuyến đường cao tốc Chợ Mới (Bắc Kạn) - Cao Bằng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta Trong tương lai có thể xem xét dự án tuyến đường sắt kết nối Cao Bằng với mạng lưới đường sắt quốc gia.

Thứ hai, UBND tỉnh Cao Bằng cần xây dựng hệ thống đường địa phương kết nối giữa các huyện, xã của tỉnh Cao Bằng Mặc dù được đầu tư khá lớn nhưng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn chưa đồng bộ, chủ yếu mới chỉ kết nối được từ trung tâm tỉnh đi Hà Nội và trung tâm tỉnh đi các huyện, hệ thống giao thông liên kết ngang giữa các huyện chưa được chú trọng đầu tư Hệ thống đường địa phương cũng có vai trò quan trọng không kém các tuyến đường lớn trong việc vận chuyển hàng hóa từ các nhà máy, nông trường đến các trung tâm tỉnh và các dịch vụ vận chuyển nội địa Hệ thống đường địa phương có thể được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước kết hợp các nguồn vốn khác, như: vay ODA, vay tín dụng ưu đãi và các hình thức thu hút nguồn vốn khác phù hợp với các quy định pháp luật Đồng thời, chính quyền tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia làm đường nông thôn, kêu gọi đóng góp các nguồn lực để bê tông hóa các đường liên xã, liên thôn, tiếp tục thực hiện phát triển giao thông nông thôn gắn liền với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương; lồng ghép nguồn vốn của Bộ Quốc phòng để đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới…

Thứ ba, công tác quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn Quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Với chủ trương logistics là trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh, chính quyền cần rà soát các tuyến đường quan trọng, cần thiết cho nhu cầu phát triển dịch vụ vận tải giữa các huyện đến trung tâm tỉnh, từ các kho bãi đến cửa khẩu hay các tuyến đường thuộc khu kinh tế cửa khẩu để có kế hoạch quy hoạch, phát triển giao thông phù hợp, tránh tình trạng có những nơi đầu tư dư thừa không cần thiết, có khu vực có nhu cầu và cần sử dụng nhiều nhưng hệ thống giao thông lại thiếu và kém chất lượng Cao Bằng là một tỉnh nghèo và chưa phát triển, nguồn ngân sách có hạn và có nhiều hoạt động cần quan tâm đầu tư nên khi quy hoạch xây dựng giao thông, tỉnh cần có đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, am hiểu kinh tế, địa hình địa phương để công tác quy hoạch kịp thời, đúng chỗ và tiết kiệm nhất.

Thứ tư, UBND tỉnh Cao Bằng cần huy động các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống giao thông của tỉnh Bên cạnh ngân sách nhà nước, chính sách khuyến khích áp dụng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng hình thức hợp tác công tư theo quy định hiện hành, kinh doanh các dự án khác kết hợp phát triển kinh tế địa phương được khuyến khích để phát triển hệ thống giao thông của tỉnh Chính quyền cũng cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các tổ chức, đơn vị cùng tham gia phát triển hệ thống giao thông của tỉnh, tạo điều kiện trong các thủ tục hành chính, thể hiện sự cởi mở của chính quyền để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước Bên cạnh đó, tỉnh cũng nên xây dựng cơ chế chính sách để phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để đảm bảo giao mặt bằng sạch cho các dự án thực hiện theo đúng tiến độ đã đề ra; huy động nguồn nhân lực, vật lực tham gia xây dựng giao thông nông thôn.

Thứ năm, UBND tỉnh Cao Bằng cần tăng cường quan tâm công tác tổ chức quản lý, bảo trì các công trình chưa đáp ứng yêu cầu Hiện nay, mặt đường tuyến

QL 3 mới được đầu tư đã có hiện tượng xuống cấp; các phương tiện lưu thông trên tuyến QL 4A cũng rất khó khăn, mất an toàn giao thông và dễ xảy ra ách tắc giao thông Nguyên nhân là do quy mô và kết cấu đường không đáp ứng được lưu lượng xe tăng nhanh trong những năm gần đây phục vụ cho vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc Do đó, sở giao thông tỉnh cần có kế hoạch rà soát và kiểm tra, khảo sát các tuyến đường xuống cấp, chất lượng kém, chật hẹp cần mở rộng với nhu cầu sử dụng lớn để đề xuất kế hoạch tu sửa, mở rộng cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng, tạo nền tảng phát triển dịch vụ logistics tại Cao Bằng

Thứ sáu, UBND tỉnh Cao Bằng cần chú trọng công tác quản lý hành lang, an toàn giao thông trên các tuyến đường của tỉnh Theo kết quả nghiên cứu, hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhiều biển báo an toàn giao thông đang trong tình trạng xuống cấp, gây mất an toàn cho hoạt động vận tải đến các cửa khẩu Hơn nữa, nhiều tuyến đường, nhất là các trục đường quốc lộ liên tỉnh hiện đang thiếu nhiều bảng thông tin và biển báo giao thông gây khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hóa. Nhiều khu vực có địa hình đèo dốc hiểm trở, nhiều khúc cua gấp với mật độ xe container lưu thông khá nhiều nhưng lại thiếu nhiều biển báo chỉ dẫn giao thông nên tai nạn thường xuyên xảy ra Một số trục đường giao thông trọng yếu, có lượng phương tiện tham gia giao thông tương đối nhiều nhưng các biển báo bị tán cây xanh che khuất gây khó khó khăn và nguy hiểm cho phương tiện lưu thông Để đảm bảo an toàn cho quá trình lưu thông trên đường và phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của hoạt động lgostics tại địa phương, Sở Giao thông tỉnh cần rà soát, kiểm tra những tuyến đường có độ an toàn thấp, nhằm phối hợp triển khai lắp đặt các biển báo giao thông, biển chỉ dẫn giao thông, khảo sát thí điểm các vị trí lắp đặt các thiết bị an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao và cải thiện an toàn giao thông Tùy theo từng đặc điểm từng cung đường mà các biển chỉ dẫn khác nhau sẽ được đặt Đồng thời, tiến hành cắt tỉa gọn cây xanh, tránh tình trạng che khuất tầm nhìn và biển báo, đèn tín hiệu giao thông gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

3.4.1.2 Phát triển hạ tầng logistics của địa phương Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa phát triển, từ đó mới đẩy mạnh phát triển kinh tế của Vùng Chỉ khi cơ sở vật chất, phương tiện vận tải phát triển, hệ thống các cửa khẩu hoạt động tốt cùng với việc mở rộng các kho bãi sẽ thúc đẩy việc lưu thông, trao đổi hàng hóa, các hoạt động trao đổi – buôn bán và xuất nhập khẩu sẽ diễn ra sôi động hơn dẫn đến các dịch vụ logistics cũng được phát triển theo Trên cơ sở phân tích thực trạng các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics tại Cao Bằng, nhận thấy còn nhiều hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Cao Bằng cần đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh Công nghệ thông tin vốn là yếu tố quan trọng, cốt lõi, đóng vai trò như quyết định thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của các dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics Chính quyền tỉnh cần tăng cường rà soát, kiểm tra, nâng cấp hạ tầng viễn thông, hệ thống lưới điện, đảm bảo các hoạt động logistics không bị ảnh hưởng bởi hạ tầng thông tin kém chất lượng Do CaoBằng có địa hình hiểm trở, nhiều khu vực dân cư thưa, tín hiệu hoạt động củaInternet còn yếu và không phát huy hiệu quả, tỉnh cần có chính sách thu hút đầu tư,lắp thêm các trụ phát sóng, hệ thống cáp dẫn tải chất lượng để quá trình truyền tải thông tin không bị tắc nghẽn Đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ logistics, tỉnh cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào quá trình kinh doanh Trong các thủ tục thông quan, các quy trình giải quyết giấy tờ, chứng nhận liên quan đến dịch vụ logistics, cơ quan hành chính của chính quyền cần đi đầu trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng CNTT để giải quyết nhanh gọn, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Thứ hai, chính quyền tỉnh cần quy hoạch, xây dựng, phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải, hệ thống kho bãi phục vụ hoạt động logistics trên địa bàn Mạng lưới dịch vụ vận tải cần đảm bảo khả năng dễ dàng tiếp cận mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ, gần hệ thống Khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cho các loại phương tiện vận tải như trạm xăng và trạm sửa, rửa xe… Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có định hướng quy hoạch, mở rộng và nâng cấp hệ thống kho bãi, xây dựng hệ thống kho bãi phù hợp, chuyên dụng cho các nhóm hàng chiến lược như mặt hàng nông - lâm - thủy sản Hiện nhiều kho hàng chưa được xây dựng hợp lý và xuống cấp; vị trí đặt kho không thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lưu trữ; có những kho không hoạt động hết công suất trong khi nhiều kho khác không đủ sức chứa hoặc điều kiện kho không đáp ứng lưu trữ hàng hóa đặc biệt Hệ thống kho bãi phải được bố trí khoa học, thuận tiện cho việc di chuyển đến các cửa khẩu, đạt tiêu chuẩn xây dựng, tối ưu diện tích sử dụng.

Thứ ba, tỉnh cần tập trung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu theo định hướng logistics 4.0 Ứng dụng logistics 4.0 trong xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung trong thu hút dòng hàng hóa qua cửa khẩu địa phương Logistics 4.0 hướng đến mục tiêu tạo sự cân bằng giữa tự động hóa và cơ giới hóa Các công nghệ như robot kho và lái xe tự động được phát triển để thay thế con người trong quá trình vận hành Với khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn trên địa bản tỉnh Cao Bằng, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu theo định hướng logistics 4.0 giúp giảm chi phí vận chuyển và đem lại độ chính xác cao cho doanh nghiệp bằng các phương pháp vận chuyển mới (tự động hóa phương tiện vận tải) Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có thể đầu tư vào robot phân loại hàng hóa trong kho, xe nâng thông minh để có thể xử lý kịp thời các đơn hàng qua địa phận tỉnh Cao Bằng và đáp ứng nhu cầu giao dịch xuất nhập khẩu ngày càng tăng tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng Bên cạnh đó, việc áp dụng logistics 4.0 tại Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng còn giúp các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số trong việc quản lý kho và tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây Hơn thế nữa, việc xây dựng logistics 4.0 giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh tại Cao Bằng và qua cửa khẩu Cao Bằng phản ứng nhanh chóng với sự cố trên quan điểm quản lý an ninh, an toàn thông tin và bảo mật của doanh nghiệp Logistics 4.0 mang lại nhiều lợi ích cho Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng cũng như thúc đẩy các hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh diễn ra chất lượng và hiệu quả hơn Để làm được điều này, yêu cầu đặt ra cho tỉnh Cao Bằng là phải xây dựng lộ trình cụ thể cho phát triển ngành logistics trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, Cao Bằng cần xây dựng trung tâm logistics tại tỉnh Hiện toàn tỉnh chưa có trung tâm logistics nào, định hướng năm 2020 sẽ xây dựng 1 trung tâm logistics tại địa phương hạng 2 với quy mô 10 ha Điều này cho thấy rằng hiện tại Tỉnh Cao Bằng rất hạn chế việc phát triển, trao đổi và giao thương hàng hóa, dịch vụ cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Các hoạt động liên quan đến kê khai hàng hóa, kiểm kê, đóng gói, hồ sơ hải quan… chưa được phát triển rộng rãi Do đó, tỉnh là cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng các trung tâm logistics để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu Xây dựng và phát triển hệ thống logistics cửa khẩu cần tập trung xây dựng và phát triển đầu mối trung tâm logistics hợp lý về vị trí, quy mô, đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tế; đảm bảo hệ thống trang thiết bị phục vụ dịch vụ logistics đồng bộ các phương thức vận tải/kho bãi, đặc biệt hướng tới vận tải container Về chức năng, tỉnh Cao Bằng cần thiết kế trung tâm logistics thành 3 khu gồm: (i) khu phục vụ hàng hóa, (ii) khu vận tải và phân phối, và (iii) khu hỗ trợ Liên quan đến cơ cấu bộ máy theo quy trình công nghệ hoạt động, tỉnh Cao Bằng cần định hướng xây dựng 5 trung tâm nhỏ, còn được gọi là các bộ phận phục vụ, bao gồm: (i) bộ phận phục vụ hàng hóa, (ii) bộ phận phục vụ các phương tiện vận tải, (iii) bộ phận phục vụ dịch vụ logistics, (iv) bộ phận thông tin và (v) các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau Để xây dựng được trung tâm logistics, tỉnh Cao Bằng cần hoàn thiện chính sách hỗ trợ để thúc đẩy đối tác, doanh nghiệp, nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng, đảm bảo cho sự bền vững của chuỗi, giảm thiểu rủi ro, hướng tới xuất khẩu chính ngạch. Trên cơ sở đó, Cao Bằng phải đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhà máy, kho bảo quản, bãi… phục vụ xuất khẩu Bên cạnh đó, Cao Bằng cần minh bạch hóa xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là các mặt hàng nông sản giữa hai bên cũng như chất lượng, thuế, chế độ, thủ tục hải quan.

Thứ năm, Cao Bằng cần xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa logistics hỗ trợ xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng Khu trung chuyển hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của khu kinh tế cửa khẩu và hệ thống logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu qua tỉnh Cao Bằng trong liên kết vùng kinh tế trọng điểm Tây Bắc và khu vực phía Bắc Xây dựng Khu trung chuyển hàng hóa logistics hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng được xác định là giải pháp chiến lược dài hạn của Tỉnh Các thành phần chính trong Khu trung chuyển hàng hóa hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu gồm:

• Nhà cung cấp: gồm nhà cung cấp nội địa và nhà cung cấp quốc tế, thực hiện chức năng cung ứng nguyên vật liệu, dịch vụ tín dụng, dịch vụ quảng cáo, thiết kế, nghiên cứu thị trường, … cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

• Nhà sản xuất: thực hiện chức năng tập hợp nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ cung cấp tới khách hàng có nhu cầu.

Ngày đăng: 11/04/2023, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w