Dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao
Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namMỤC LỤCCục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namMỞ ĐẦUDịch vụ giữ nguyên số - Number Portability là dịch vụ cho phép thuê bao điện thoại thay đổi vị trí địa lý, nhà cung cấp dịch vụ hoặc loại dịch vụ sử dụng mà vẫn giữ nguyên số điện thoại của mình. Dịch vụ giữ nguyên số chia làm 03 loại cơ bản như sau:- Chuyển vị trí địa lý giữ nguyên số: là dịch vụ cho phép thuê bao giữ nguyên số điện thoại cố định của mình khi chuyển từ vị trí địa lý này sang vị trí địa lý khác. Hiện nay dịch vụ này thường chỉ cung cấp cho các công ty lớn chuyển theo cả tổng đài nội bộ của mình tới địa điểm mới.- Chuyển dịch vụ giữ nguyên số: cho phép thuê bao đăng ký một số dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ khác để sử dụng trên số điện thoại sẵn có của mình.- Chuyển mạng giữ nguyên số: là dịch vụ cho phép thuê bao giữ nguyên số điện thoại di động hoặc cố định của mình khi thay đổi nhà cung cấp dịch vụ.Tính đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có khoảng 70 quốc gia đã cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho khách hàng. Tùy theo đặc điểm thị trường viễn thông mà các quốc gia đã lựa chọn cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho riêng thuê bao di động hoặc cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho cả thuê bao di động và cố định. Các quốc gia đã cung cấp dịch vụ chuyển mạng đều cung cấp dịch vụ cho thuê bao di động. Trong đó, có một số quốc gia (khoảng 20 quốc gia) cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho các thuê bao cố định như: Mỹ, Đức, Mexico, Hong Kong, Nhật Bản, Hà Quốc, Đan Mạch, Hy Lạp, Na Uy, Tây Ban Nha, Anh, Úc, Thụy Điển,…Hầu hết các quốc gia này đều là các nước phát triển, có thị trường viễn thông cố định phát triển rất sớm.Tại Việt Nam, thị trường viễn thông hiện nay tập trung chủ yếu vào viễn thông di động với hơn 90% số thuê bao. Tỷ lệ này đang có xu thế tiếp tục tăng lên do những ưu điểm của dịch vụ di động. Chính vì vậy, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao nên áp dụng với thị trường viễn thông di động trước, sau một vài năm triển khai sẽ tiếp tục đánh giá khả năng triển khai đối với dịch vụ ciễn thông cố định.Báo cáo tham vấn này sẽ tập trung vào việc nghiên cứu triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam.Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 2 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤCHUYỂN MẠNG DI ĐỘNG GIỮ NGUYÊN SỐ THUÊ BAO1. Khái niệmDịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao (Mobile Number Portability – MNP, gọi tắt là Dịch vụ chuyển mạng) là dịch vụ cho phép thuê bao có thể thay đổi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mà vẫn giữ nguyên được số điện thoại của mình.Đây là dịch vụ được cung cấp cho các thuê bao di động bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất (gọi tắt là doanh nghiệp di động). Trên thế giới, một số quốc gia coi đây là dịch vụ viễn thông cơ bản. Tuy nhiên, một số nước lại xếp dịch vụ này vào loại dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.Tùy vào mô hình xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ chuyển mạng, các đối tượng tham gia vào quá trình thực hiện chuyển mạng sẽ khác nhau, bao gồm: thuê bao chuyển mạng, mạng chuyển đến, mạng chuyển đi và trung tâm chuyển mạng.2. Lợi ích của việc triển khai dịch vụ chuyển mạngViệc triển khai dịch vụ chuyển mạng đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ và thị trường viễn thông di động nói chung.Đối với thị trường di động:- Thúc đẩy tính cạnh tranh: Các doanh nghiệp di động phải nỗ lực để giữ chân khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới thông qua việc giảm giá cước, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Điều này là đặc biệt quan trọng để hâm nóng lại sự cạnh tranh sôi động cho thị trường viễn thông di động đang nguội lạnh dần khi mà cuộc cạnh tranh về giá cước sắp đến hồi kết thúc.- Mở rộng quy mô: do hệ quả trực tiếp từ việc các doanh nghiệp di động đẩy mạnh cạnh tranh, thu hút khách hàng mới cũng như mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cả về chất lượng cũng như số lượng dịch vụ.- Tăng tính bền vững: Về lâu dài, trước sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng, các doanh nghiệp di động sẽ phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để có thể trụ vững trên thị trường.Đối với người sử dụng: - Giảm thiểu chi phí so với khi chuyển mạng phải thay đổi số điện thoại và chấm dứt việc mất liên hệ khách hàng do thay đổi số điện thoại mới đối với doanh nghiệp. Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 3 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nam- Mang lại sự tự do trong việc lựa chọn doanh nghiệp di động trên cơ sở chất lượng, dịch vụ, loại bỏ tâm lý e ngại khi chuyển mạng sẽ mất số điện thoại hiện có. - Hưởng lợi từ việc các doanh nghiệp di động đẩy mạnh cạnh tranh do tác động của MNP như chất lượng dịch vụ được nâng cao, giá cước giảm, nhiều loại hình dịch vụ mới. Đối với doanh nghiệp di động:- Tạo sân chơi cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp di động: Các doanh nghiệp di động có thể trực tiếp cạnh tranh thu hút khách hàng trên cơ sở lợi thế về dịch vụ, giá cước. - Góp phần loại bỏ rào cản gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp di động mới do việc thu hút thuê bao trở nên dễ dàng hơn.Đối với hoạt động quản lý nhà nước:- Bổ sung công cụ để thúc đẩy tính cạnh tranh cũng như điều tiết hoạt động của thị trường viễn thông di động. - Nâng cao tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên kho số viễn thông. Dịch vụ chuyển mạng sẽ góp phần thúc đẩy xu hướng cá nhân hóa số thuê bao, gián tiếp giảm thiểu hiện tượng SIM rác trên thị trường.3. Các yếu tố quyết định sự thành công của dịch vụ chuyển mạng3.1. Tiêu chí đánh giá sự thành công của dịch vụ chuyển mạngNhìn chung việc đánh giá kết quả triển khai dịch vụ chuyển mạng trên thế giới không thống nhất và tùy thuộc nhiều vào hệ thống tiêu chí cũng như góc độ đánh giá. Xét dưới khía cạnh người sử dụng dịch vụ, với nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt là việc bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng trong mọi trường hợp đều có thể coi là thành công và là mục tiêu chính để các quốc gia thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng. Thêm vào đó, dịch vụ chuyển mạng còn đưa đến những ảnh hưởng tích cực đối với thị trường viễn thông di động, đặc biệt là thúc đẩy cạnh tranh khi thị trường đi vào bão hòa. Đây là kết quả vốn không thể định lượng rõ ràng nhưng lại rất quan trọng.Tuy vậy xét trên góc độ kinh tế, có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của dịch vụ chuyển mạng căn cứ vào tỷ lệ (hoặc số lượng) thuê bao chuyển mạng. Tại một số quốc gia, việc chuyển mạng giữa 2G và 3G trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được tính như chuyển mạng. Do đó, tỉ lệ thuê bao chuyển mạng tại các nước này khá cao (có thể >10% - phần lớn là chuyển giữa 2G và 3G). Với các nước không tính trường hợp chuyển mạng giữa 2G và 3G thì tỉ lệ thuê bao chuyển mạng 2% được coi là thành công về mặt triển khai. Một số quốc gia như Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Tây Ban Nha và Thụy Điển, dịch vụ chuyển mạng hoạt động rất Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 4 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namthành công với tỷ lệ thuê bao chuyển mạng cao (trên 6%) đem lại lợi nhuận đáng kể về kinh tế.3.2. Các yếu tố quyết định sự thành công của dịch vụ chuyển mạngĐể xây dựng được một hệ thống cung cấp dịch vụ chuyển mạng (hệ thống chuyển mạng), điều quan trọng nhất là phải lựa chọn được phương án hợp lý cho 3 mô hình: định tuyến cuộc gọi, quản lý cơ sở dữ liệu và quản lý quy trình chuyển mạng. Trong đó, mô hình quản lý quy trình chuyển mạng có ý nghĩa quan trọng nhất vì liên quan đến quy mô, hình thức và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình thiết lập và vận hành khai thác hệ thống chuyển mạng.Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của một số quốc gia, để triển khai thành công dịch vụ chuyển mạng còn cần một số yếu tố khác như sau:- Thời gian chuyển mạng (tính từ lúc thuê bao gửi yêu cầu chuyển mạng đến khi bắt đầu sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp di động mới) càng ngắn càng khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển mạng.- Phí chuyển mạng thu của khách hàng thấp hoặc nhiều trường hợp không thu phí.- Việc chuyển mạng không làm thay đổi nhiều thông tin cá nhân của khách hàng.- Quyết tâm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ quá trình triển khai cùng với các cơ chế chính sách hợp lý.- Việc quảng bá, tuyên truyền về dịch vụ chuyển mạng tới người dùng được thực hiện tốt.- Lựa chọn đúng thời điểm để triển khai dịch vụ. Ví dụ như triển khai dịch vụ chuyển mạng tại thời điểm có sự gia nhập mới hoặc rút khỏi thị trường của doanh nghiệp di động (Hồng Kông).Thời gian chuyển mạng kéo dài, phí chuyển mạng cao, thủ tục chuyển mạng rườm rà và thậm chí cả sự cản trở từ các nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc áp dụng chính sách hỗ trợ giá thiết bị đầu cuối, cam kết hợp đồng sử dụng dịch vụ… cũng là những rào cản đối với khách hàng, góp phần khiến cho tỷ lệ chuyển mạng ở mức thấp. Việc không cân nhắc kỹ và có những lựa chọn không thích hợp đối với các yếu tố trên có thể dẫn đến sự không thành công của dịch vụ chuyển mạng. Thực tế đã có một số quốc gia triển khai dịch vụ nhưng không thành công, ví dụ như Ireland, Phần Lan, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Singapore… tỷ lệ thuê bao chuyển mạng ở mức thấp. Đơn cử trường hợp của Anh (dưới 2%) do sử dụng giải pháp kỹ thuật Call Forwarding thoạt đầu đơn giản nhưng trong quá trình hoạt động thực tế lại phát sinh nhiều vấn đề về chi phí cuộc gọi, nghẽn mạng…Chi tiết các phương án và kinh nghiệm quốc tế cũng như nội dung tham vấn ý kiến doanh nghiệp từng vấn đề trong việc xây dựng hệ thống chuyển mạng sẽ được đề cập trong Chương II.Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 5 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namCHƯƠNG II: THAM VẤN TRIỂN KHAI DỊCH VỤCHUYỂN MẠNG DI ĐỘNG GIỮ NGUYẾN SỐ THUÊ BAO TẠI VIỆT NAM1. Sự cần thiết phải triển khai dịch vụ chuyển mạngTriển khai dịch vụ chuyển mạng sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh nghiệp di động. MNP là một xu thế tất yếu, được triển khai với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp các khu vực trên thế giới: khu vực Châu Âu đã hoàn tất, các nước phát triển ở Châu Mỹ đã triển khai và trong thời gian tới đây là giai đoạn mở rộng ở các nước châu Á. Cùng với sự phát triển, hội nhập của đất nước, ngành viễn thông di động Việt Nam cũng cần lập kế hoạch đón đầu xu thế phát triển của thế giới nhằm thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường, tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của của xã hội và việc triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng chính là một bước đi quan trọng hướng đến việc thực hiện mục tiêu đó. Với các điều kiện hiện tại của thị trường viễn thông di động, việc bắt tay vào triển khai ngay dịch vụ chuyển mạng để đáp ứng các lợi ích đặt ra là một nhu cầu cấp thiết cần được quan tâm và thực hiện sớm nhất có thể.Ngoài ra, việc triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho thuê bao cũng là khuyến nghị và yêu cầu của một số tổ chức, hiệp hội viễn thông quốc tế mà Việt Nam là một nước thành viên như:- Hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tham gia đàm phán chương Viễn thông thuộc Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình dương (TPP). Dự thảo của Hiệp định này yêu cầu Việt Nam triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao trong vòng 5 năm tới. Ngay sau đó cần xem xét triển khai dịch vụ chuyển mạng đối với thuê bao cố định.- Trong các cuộc gặp gỡ và hội thảo với các tổ chức quốc tế như ITU, APEC Tel,… với kinh nghiệm của đa số các nước đã triển khai dịch vụ chuyển mạng MNP đều khuyến nghị các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia có thị trường viễn thông lớn đang dần bão hòa) nên sớm triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng; đồng thời khuyến nghị các quốc gia có dự kiến triển khai cung cấp dịch vụ nên lựa chọn mô hình xử lý quy trình chuyển mạng, cơ sở dữ liệu tập trung và định tuyến trực tiếp để triển khai dịch vụ này để đảm bảo sự linh hoạt, ổn định và thuận lợi khi cung cấp dịch vụ cho cả khách hàng và các đơn vị liên quan.Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 6 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namNỘI DUNG THAM VẤN Ý KIẾN DOANH NGHIỆP:STTNỘI DUNGTHAM VẤNÝ KIẾN THAM VẤN CỦA DOANH NGHIỆP1Câu hỏi 1. Sự cần thiết phải triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam?Phương ánLựa chọn Ghi chú1 Cần thiết phải triển khai 2 Chưa cần thiết phải triển khai 3Ý kiến khác của doanh nghiệp (giải thích lý do):………………………………… 2. Thời điểm triển khai dịch vụ chuyển mạng2.1. Kinh nghiệm quốc tếTheo kinh nghiệm quốc tế, việc lựa chọn thời điểm triển khai dịch vụ chuyển mạng thường căn cứ trên các điều kiện sau:- Thị trường di động phải phát triển đến một mức độ đủ lớn (thể hiện bởi số lượng thuê bao hoặc tỷ lệ thuê bao trên 100 dân – mobile penetration rate) để đảm bảo tính khả thi về kinh tế cho việc triển khai MNP. Căn cứ vào số liệu nghiên cứu, đa số các nước bắt đầu triển khai MNP khi tỷ lệ thuê bao /100 dân đạt trên 50%.Dưới đây là thống kê tại một số quốc gia trên thế giới tại thời điểm triển khai dịch vụ chuyển mạng:Quốc gia Tỷ lệ TB/100 dân Quốc gia Tỷ lệ TB/100 dânSingapore 12% Bồ Đào Nha 85%Hồng Kông 58% Phần Lan 88%Úc 61% Áo 89%Hàn Quốc 76% Pháp 66%Đài Loan 92% Ireland 87%Anh 41% Hy Lạp 95%Hà Lan 22% Đức 68%Thụy sĩ 64% Tây Ban Nha 83%Thụy Điển 81% Ý 90%Đan Mạch 72% Bỉ 71%Na Uy 75% Hoa Kỳ 54%- Mức độ cạnh tranh trên thị trường: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một thị trường cạnh tranh vừa phải là phù hợp để bắt đầu triển khai dịch vụ chuyển mạng. Có thể đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường thông qua số lượng nhà khai thác dịch vụ hoặc mức giá cước, chất lượng dịch vụ hiện có. Thống kê cho thấy, các nước Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 7 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nambắt đầu triển khai dịch vụ chuyển mạng trong bối cảnh thị trường có những đặc điểm như sau:+ Thị trường đã có một số lượng nhà khai thác dịch vụ di động nhất định tuy nhiên có một vài doanh nghiệp di động đang chiếm thị phần khống chế và việc triển khai MNP được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa tính cạnh tranh trên thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp di động.+ Giá cước dịch vụ di động còn ở mức cao, việc triển khai MNP được kỳ vọng sẽ đưa đến cạnh tranh hơn nữa về giá cước.+ Thị trường đang thiếu sự đa dạng về giá cước, mức độ chất lượng dịch vụ và gói cước dịch vụ.+ Có sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp di động mới.- Khả năng kiểm soát, can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Để đảm bảo việc triển khai dịch vụ chuyển mạng được thông suốt, hiệu quả, sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng. Ví dụ: trường hợp của Phần Lan, sau giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ chuyển mạng không thành công (tỷ lệ thuê bao chuyển mạng thấp), cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra các quy định yêu cầu nhà khai thác không được trợ giá thiết bị đầu cuối và ký hợp đồng dài hạn có ràng buộc nhằm khuyến khích thuê bao chuyển mạng. Các biện pháp này đã có tác động tích cực giúp tăng hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ chuyển mạng. Ngược lại, tại Anh và Hà Lan, cơ quan quản lý nhà nước hầu như không can dự vào quá trình triển khai MNP dẫn đến thiếu những quy định pháp lý chặt chẽ cần thiết để hỗ trợ quá trình triển khai MNP, kết quả là dịch vụ chuyển mạng không thành công ở những quốc gia này.2.2. Hiện trạng thị trường viễn thông di động Việt NamThị trường viễn thông di động của Việt Nam hiện nay có những đặc điểm chính như sau:- Quy mô thị trường tương đối lớn. Tổng số thuê bao điện thoại di động có phát sinh cước liên tục tăng, tới tháng 12/2011 đạt khoảng 130 triệu thuê bao (chủ yếu là thuê bao trả trước) với tỷ lệ thuê bao điện thoại di động trên 100 dân đạt khoảng 150%. Trong độ tuổi sử dụng, bình quân một người sử dụng khoảng 3 SIM điện thoại. Tuy vậy trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng thuê bao đã chậm lại, đặc biệt số lượng thuê bao di động loại hình trả sau có chiều hướng giảm. - Mức độ cạnh tranh trên thị trường tương đối cao. Hiện nay Việt Nam có 6 doanh nghiệp di động đang hoạt động bao gồm: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Thông tin di động (VMS-MobiFone), Công ty Dịch vụ viễn thông (GPC-Vinaphone), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT-SFone), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HT Mobile – Vietnammobile) và Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 8 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namTổng Công ty viễn thông Toàn cầu (Gtel-Beeline). Ngoài ra còn có hai doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh theo hình thức dịch vụ viễn thông di động ảo MVNO nhưng chưa triển khai cung cấp dịch vụ là Indochina Telecom và VTC. Tuy vậy phần lớn thị phần vẫn thuộc về ba doanh nghiệp là Viettel, MobiFone và Vinaphone (hình 1).Hình 1. Thị phần thuê bao các doanh nghiệp di động (12/2011)- Cục Viễn thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập tháng 08/2011 đang thể hiện vai trò tích cực trong việc thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về viễn thông, đặc biệt là viễn thông di động. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc đảm bảo ngành viễn thông nói chung và viễn thông di động nói riêng, cũng như việc triển khai dịch vụ chuyển mạng tại Việt Nam được nhanh chóng, thông suốt và đảm bảo công bằng, lợi ích cho các bên liên quan.Ngoài các yếu tố trên, thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện tại còn một số đặc điểm khiến việc sớm triển khai dịch vụ chuyển mạng là cần thiết như sau:- Thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn hoạt động theo mô hình kinh doanh giá rẻ. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào phân khúc khách hàng có khuynh hướng chi tiêu cho dịch vụ viễn thông ở mức trung bình và thấp bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cước dịch vụ. Việc sử dụng mô hình này cho phép các doanh nghiệp di động tận dụng ưu thế về số lượng để cung cấp dịch vụ với mức cước thấp, gần với chi phí biên. Kết quả là doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao (ARPU) của Việt Nam chỉ ở mức 4 USD/tháng thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển, thuộc nhóm các nước có ARPU thấp nhất Châu Á. Đáng chú ý là con số này vẫn đang tiếp tục giảm do hệ quả của các cuộc chiến về giá cước giữa các doanh nghiệp di động. - Các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ dữ liệu vẫn chưa phát triển. Mặc dù nhóm các dịch vụ này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện ARPU, thực tế hiện nay SMS và các dịch vụ nội dung trên SMS vẫn là loại hình dịch vụ phổ biến. Đặc biệt vào năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp 04 giấy phép cung cấp dịch vụ 3G cho Viettel, Mobilephone, Vinaphone và liên danh Vietnammobile với EVN Telecom, tuy nhiên sự phát triển của các thuê bao 3G về cả số lượng cũng như mức độ sử dụng còn thấp. Bước qua giai đoạn bùng nổ về số lượng thuê bao, ngành viễn thông di động đang dần đối mặt với những thách thức buộc phải có sự chuyển hướng phát triển theo chiều sâu. Thay vì tiếp tục cạnh tranh bằng giá cước, khuyến mãi, các doanh nghiệp di động phải dần chuyển đổi chiến lược kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa loại hình dịch vụ nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 9 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namVì vậy, triển khai MNP là một biện pháp cần thiết để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường viễn thông di động tại thời điểm hiện nay.- Hiện trạng quản lý kho số viễn thông:Mặc dù các doanh nghiệp di động đều tuân thủ quy định khi hiệu suất sử dụng kho số trên 70% mới tiến hành xin phân bổ thêm đầu số mới. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng kho số nhìn chung vẫn còn thấp với mức trung bình các đơn vị là khoảng trên 50%. Thêm vào đó, số lượng thuê bao đã đăng ký thông tin nhưng chủ thuê bao chưa kích hoạt dịch vụ tại một số doanh nghiệp còn lớn đồng thời các số thuê bao 11 số có hiệu suất sử dụng thấp hơn hẳn so với thuê bao 10 số và các chủ thuê bao sử dụng các thuê bao 11 số với mục đích phần lớn là để lấy khuyến mại tạo thành một số lượng SIM rác khổng lồ đang trôi nổi trên thị trường.Theo nghiên cứu và đánh giá của Cục Viễn thông, thị trường Viễn thông di động Việt Nam hiện tại đã hội tụ tương đối đầy đủ các yếu tố cần thiết để bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng như đã phân tích ở trên. Việc chuẩn bị để sẵn sàng triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng thành công cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông liên quan. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành giai đoạn triển khai chuẩn bị cung cấp dịch vụ chính thức cho khách hàng. Theo kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia thông thường cần tối thiểu từ 2 đến 3 năm để hoàn thành công đoạn này. Các công việc chính cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:- Cơ quan quản lý Nhà nước quy định các yêu cầu về việc triển khai dịch vụ chuyển mạng.- Các doanh nghiệp viễn thông nâng cấp hệ thống mạng lưới hiện tại để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật triển khai dịch vụ chuyển mạng.- Xây dựng và triển khai hệ thống chuyển mạng tại các doanh nghiệp và trung tâm chuyển mạng (nếu áp dụng mô hình tập trung).- Ban hành các quy định liên quan đến việc triển khai dịch vụ chuyển mạng.- Thử nghiệm dịch vụ trước khi cung cấp chính thức cho khách hàng.- Chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng.Đối với thị trường Việt Nam, theo đánh giá thì khoảng thời gian để triển khai công đoạn chuẩn bị này tối thiểu là 2 năm. Trong đó, khoảng thời gian thử nghiệm dịch vụ là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả và đưa ra các quy định liên quan đến dịch vụ chuyển mạng. Vì vậy, việc chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để có thể sớm triển khai dịch vụ từ Quý I năm 2013 là cần thiết để đảm bảo có thể chính thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào khoảng Quý I năm 2015.NỘI DUNG THAM VẤN Ý KIẾN DOANH NGHIỆP:STTNỘI DUNGTHAM VẤNÝ KIẾN THAM VẤNCỦA DOANH NGHIỆPCục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 10 [...]... nghiệp di động khởi phát cuộc gọi thực hiện phân tích đầu số thuê bao bị gọi như bình thường và gửi yêu cầu thiết lập cuộc gọi tới doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao bị gọi (1) - Giả sử thuê bao bị gọi đã chuyển mạng, doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao (trường hợp này là doanh nghiệp di động chuyển đi) sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu chuyển mạng của mình để xác định mạng mà thuê bao đã chuyển. .. gọi tới doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao bị gọi (1) - Giả sử thuê bao bị gọi đã chuyển mạng, doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao (trường hợp này là doanh nghiệp di động chuyển đi) sẽ truy vấn cơ sở dữ liệu chuyển mạng của mình để xác định mạng mà thuê bao đã chuyển đến Tuy nhiên khác với kỹ thuật Onward Routing, doanh nghiệp di động chuyển đi không thực hiện chuyển tiếp yêu cầu thiết... động sở hữu đầu số thuê bao bị gọi (1) Doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao bị gọi gửi lại thông báo thuê bao đã chuyển mạng cho mạng khởi phát cuộc gọi (2) Sau khi nhận thông báo từ doanh nghiệp di động sở hữu đầu số thuê bao bị gọi, doanh nghiệp di động khởi phát cuộc gọi thực hiện truy vấn cơ sở dữ liệu định tuyến và xác định mạng mà thuê bao chuyển đến (3), (4) Doanh nghiệp di động khởi phát... nhà mạng - Cơ sở dữ liệu quốc gia: lưu trữ thông tin về các giao dịch chuyển mạng của các thuê bao chuyển mạng nhằm mục đích đối soát giữa các nhà mạng Thông tin định tuyến về các thuê bao chuyển mạng cũng được lưu trữ tại đây - Cổng chuyển mạng: được xây dựng tại doanh nghiệp di động cung cấp dịch vụ chuyển mạng với chức năng thực hiện quá trình chuyển mạng và nhận thông tin cập nhật định tuyến của thuê. .. và tin nhắn đến thuê bao chuyển mạng sẽ được truy vấn bước đầu đến mạng sở hữu đầu số của thuê bao chuyển mạng - Định tuyến trực tiếp: bao gồm phương pháp All Call Query Theo phương án này, mạng chủ gọi (mạng có thuê bao khởi tạo cuộc gọi đến thuê bao chuyển mạng) sẽ truy vấn thông tin định tuyến trực tiếp tới cơ sở dữ liệu thuê bao chuyển mạng mà không cần truy vấn thông qua bất kỳ mạng nào khác Cục... Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nam - Nhược điểm: + Có khả năng gây biến động về lượng thuê bao chuyển mạng trong thị trường nếu số lượng thuê bao chuyển mạng từ doanh nghiệp lớn sang doanh nghiệp nhỏ là quá lớn trong khi mạng lưới có khả năng chưa đáp ứng được điều này Gây khó khăn cả cho 2 bên doanh nghiệp + Có khả năng dẫn đến sự đổ vỡ của doanh nghiệp di động nhỏ... tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nam 1 Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung liệu chuyển mạng? 2 Xây dựng cơ sở dữ liệu phân tán 3 3.3 Ý kiến khác của doanh nghiệp (giải thích lý do): ………………………………… Phương án quản lý quy trình chuyển mạng Quy trình chuyển mạng bắt đầu kể từ khi thuê bao gửi yêu cầu chuyển mạng tới khi các cơ sở dữ liệu chuyển mạng hoàn tất việc... Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nam Onward routing Call Drop Back Hình 2 Minh họa kỹ thuật định tuyến Onward routing và Call Drop Back Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 13 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt nam 3.1.1 Onward Routing - Sau khi nhận yêu cầu thiết lập cuộc gọi từ thuê bao chủ gọi,... trung tâm chuyển mạng còn doanh nghiệp tự đầu tư, vận hành cổng chuyển mạng, cổng cập nhật thông tin định tuyến tại doanh nghiệp mình Nhà cung cấp dịch vụ chuyển mạng CQ QLNN Cấp phép, giám sát Doanh nghiệp di động Yêu cầu triển khai Trung tâm chuyển mạng quốc gia Cục Viễn thông (VNTA) – Bộ Thông tin và Truyền thông 23 Báo cáo tham vấn Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại... liệu chuyển mạng Về cơ bản có hai hình thức quản lý cơ sở dữ liệu chuyển mạng: Cơ sở dữ liệu phân tán và cơ sở dữ liệu tập trung - Cơ sở dữ liệu phân tán: Mỗi doanh nghiệp di động có trách nhiệm lưu giữ thông tin định tuyến về các thuê bao chuyển mạng nằm trong dải đầu số mà mình được cấp Khi một thuê bao khởi tạo cuộc gọi đến thuê bao chuyển mạng, mạng gọi sẽ hỏi thông tin định tuyến cho thuê bao chuyển . khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤCHUYỂN MẠNG DI ĐỘNG GIỮ NGUYÊN SỐ THUÊ BAO1 . Khái niệmDịch. Triển khai dịch vụ chuyển mạng đi động giữ nguyên số thuê bao tại Việt namMỞ ĐẦUDịch vụ giữ nguyên số - Number Portability là dịch vụ cho phép thuê bao điện