Phương án 3: Cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống trung tâm chuyển mạng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao (Trang 26 - 28)

T HAM VẤN NỘI DUNG Ý KIẾN HAM VẤN CỦA DOANH NGHIỆP

3.4.3. Phương án 3: Cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống trung tâm chuyển mạng.

trung tâm chuyển mạng.

Đối với phương án này, cơ quan quản lý Nhà sẽ đầu tư, quản lý và vận hành trung tâm chuyển mạng còn doanh nghiệp tự đầu tư, vận hành cổng chuyển mạng, cổng cập nhật thông tin định tuyến tại doanh nghiệp mình.

Cơ quan quản lý Nhà nước

Doanh nghiệp di động Yêu cầu triển khai

Hình 8. Cơ quan quản lý Nhà nước đầu tư, vận hành trung tâm chuyển mạng

Ưu điểm:

- Cơ quan quản lý nhà nước tham gia sâu rộng nhất vào quá trình triển khai MNP, việc này sẽ có tác động tích cực đến quá trình triển khai cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ sau này.

- Dễ dàng tìm ra được tiếng nói chung trong quan hệ với các doanh nghiệp di động do cơ quan quản lý nhà nước là một đơn vị trung lập.

- Do trực tiếp vận hành hệ thống, cơ quan quản lý nhà nước có công cụ để theo dõi, đánh giá thị trường di động cũng như tác động vào thị trường thông qua việc tác động vào tỷ lệ thuê bao chuyển mạng.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang có dự án xây dựng trung tâm dữ liệu kết nối đến các doanh nghiệp di động. Do vậy có thể tận dụng cơ sở hạ tầng của hệ thống này trong việc xây dựng trung tâm chuyển mạng nhằm giảm thiểu chi phí.

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư hệ thống chuyển mạng tương đối cao.

- Cơ quan quản lý nhà nước thiếu kinh nghiệm, nhân lực trong việc thiết lập cũng như quản lý, vận hành hệ thống.

Các quốc gia áp dụng:

Một số quốc gia áp dụng phương án này như: Thái Lan, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Bắc (Trung Quốc),…

Theo kinh nghiệm quốc tế, mỗi quốc gia tùy theo điều kiện của thị trường viễn thông di động của mình sẽ lựa chọn một phương án phù hợp để xây dựng trung tâm chuyển mạng chứ không có phương án nào được đa số lựa chọn. Đối với Việt Nam, như đã phân tích ở trên, do chưa có hiệp hội viễn thông; đồng thời, thực tế các doanh nghiệp di động chưa có tiếng nói chung chặt chẽ. Ngoài ra, phương án cho phép bên thứ ba thành lập cũng có nhiều nhược điểm không đảm bảo cho sự thành công chắc chắn khi triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng. Vì vậy, phương án 3 sẽ là một phương án tối ưu nếu được lựa chọn và sẽ đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên từ các doanh nghiệp di động đến người sử dụng.

Nếu áp dụng phương án này, trung tâm chuyển mạng sẽ được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác bởi Cục Viễn thông. Kinh phí đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động của trung tâm chuyển mạng được lấy từ ngân sách Nhà nước và phí chuyển mạng theo nguyên tác hoạt động phi lợi nhuận. Các doanh nghiệp di động cung cấp dịch vụ chuyển mạng sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới, cổng chuyển mạng, cổng cập nhật thông tin định tuyến đồng thời tự quản lý, vận hành các hệ thống này. Các doanh nghiệp di

động chưa cung cấp dịch vụ chuyển mạng, các doanh nghiệp cố định và doanh nghiệp cung cấp cổng báo hiệu quốc tế sẽ phải xây dựng cổng cập nhật thông tin định tuyến để đảm bảo định tuyến đúng cuộc gọi và tin nhắn đến thuê bao chuyển mạng.

NỘI DUNG THAM VẤN Ý KIẾN DOANH NGHIỆP:ST ST

T THAM VẤNNỘI DUNG Ý KIẾN THAM VẤN CỦA DOANH NGHIỆP

1

Câu hỏi 8. Mô

hình xây dựng và quản lý hệ thống chuyển mạng nên được xây dựng theo phương án nào? Phương án Lựa chọn Ghi chú

1 Cơ quan quản lý nhà nước cấp phép cho một bên thứ ba đầu tư, xây dựng, vận hành trung tâm chuyển mạng

2

Các doanh nghiệp thành lập hiệp hội viễn thông, góp vốn đầu tư, xây dựng, vận hành trung tâm chuyển mạng

3

Cơ quan quản lý nhà nước đứng ra đầu tư, xây dựng, vận hành trung tâm chuyển mạng quốc gia; các doanh nghiệp tự xây dựng và vận hành cổng chuyển mạng/cổng cập nhật thông tin định tuyến thuê bao chuyển mạng

4 Ý kiến khác của doanh nghiệp (giải thích lý do): ………..

Một phần của tài liệu Dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao (Trang 26 - 28)