1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn dầu khí việt nam

177 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tác giả Vũ Hồng Biên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 562,62 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (18)
    • 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (20)
      • 1.1.1. Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính (20)
      • 1.1.2. Ý nghĩa của các hoạt động đầu tư tài chính (22)
      • 1.1.3. Nội dung hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp (24)
        • 1.1.3.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn (26)
        • 1.1.3.2. Đầu tư tài chính dài hạn (28)
    • 1.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH (32)
      • 1.2.1. Đánh giá về định hướng đầu tư (32)
      • 1.2.2. Đánh giá quy mô đầu tư (0)
      • 1.2.3. Đánh giá về cơ cấu đầu tư (34)
      • 1.2.4. Đánh giá hiệu quả của họat động đầu tư tài chính (34)
      • 1.2.5. Đánh giá về công tác quản lý, kiểm soát rủi ro tài chính (38)
    • 1.3. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ (40)
      • 1.3.1. Quan niệm về Tập đoàn kinh tế (40)
      • 1.3.2. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế (44)
      • 1.3.3. Vai trò của tập đoàn kinh tế (46)
    • 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY DẦU KHÍ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (50)
      • 1.4.1. Kinh nghiệm đầu tư tài chính của một số Công ty dầu khí quốc gia (52)
      • 1.4.2. Kinh nghiệm đầu tư các công ty dầu khí khác trên thế giới (62)
      • 1.4.3. Bài học chung về chiến lược đầu tư tài chính của các Công ty dầu khí quốc gia trên thế giới (62)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (18)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (66)
      • 2.1.1. ịch sử hình thành và phát triển (0)
      • 2.1.2. ơ cấu tổ chức quản lý (0)
      • 2.1.3. ơ lược về các đơn vị thành viên (0)
      • 2.1.4. ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (0)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (0)
      • 2.2.1. Giai đoạn 1975 – 1986 (82)
      • 2.2.2. Giai đoạn 1987 – 2002 (84)
      • 2.2.3. Giai đoạn 2003 – 2008 (86)
        • 2.2.3.1. Về định hướng và chiến lược đầu tư (86)
        • 2.2.3.2. Về cơ cấu và quy mô đầu tư (92)
        • 2.2.3.3. Về hiệu quả đầu tư (100)
        • 2.2.3.4. Về các định chế tài chính của SCIC (110)
        • 2.2.3.5. Những thành quả và hạn chế của hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong SCIC (0)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM (18)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU (126)
    • 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SCIC (126)
      • 3.2.1. Các giải pháp về tài chính (126)
        • 3.2.1.1. SCIC cần chú trọng xây dựng chiến lược trong đó có chiến lược đầu tư tài chính (128)
        • 3.2.1.2. SCIC cần phát huy vai trò chi phối trong các công ty con, liên doanh để định hướng chiến lược hoạt động của các công ty này nhằm đạt hiệu quả và tránh tình trạng cạnh (136)
        • 3.2.1.3. Xây dựng chính sách tài chính thống nhất đối với mỗi loại hình doanh nghiệp trong SCICN (146)
        • 3.2.1.4. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa SCIC (148)
        • 3.2.1.6. Xây dựng, hoàn thiện các định chế tài chính của SCIC (156)
        • 3.2.1.7. Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm soát rủi ro tài chính (160)
      • 3.2.2. Các giải pháp khác (160)
        • 3.2.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực (160)
        • 3.2.2.2. Xây dựng, nâng cấp hệ thống trường đại học, trung tâm đào của SCIC (0)
        • 3.2.2.3. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng hình ảnh, thương hiệu Petrovietnam (164)
    • 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ (166)
      • 3.3.1. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý cho mô hình tập đoàn (166)
      • 3.3.2. Chính phủ cần nhất quán trong vấn đề thành lập ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế (168)
      • 3.3.3. Cổ phần hóa công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:...................75 KẾT LUẬN (168)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của SCIC giai đoạn 2003-2007 (66)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ Bảng 3.1: Tổng nhu cầu vốn đầu tư của SCIC giai đoạn 2006–2025 (0)

Nội dung

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ ( B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T R ƯỜ N G ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM VŨ HỒNG BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2009 ) MỤC LỤC MỞ ĐẦUU 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠ[.]

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư tài chính

Khi nền kinh tế thị trương đã phát triển, các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, tạo ra nhiều thách thức trong cạnh tranh Đồng thời, cũng tạo ra những điều kiện tiền đề mới, thời cơ mới Điều đó, không phải chỉ diễn ra đối với bản thân các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn đan xen giữa các doanh nghiệp, giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau Bởi vậy, đòi hỏi quản trị các doanh nghiệp phải đẩy nhanh các quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đồng thời, quản trị doanh nghiệp phải hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén theo cơ chế thị trường, chớp thời cơ, tận dụng mọi khả năng và nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp

Theo quan điểm cũ: Hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là các hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác, ngoài ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là tận dụng mọi tài sản, nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử dụng kém hiệu quả và cơ hội kinh doanh để tham gia vào các quá trình kinh doanh, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.

Cần phân biệt hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Đây là hai phạm trù kinh tế khác nhau.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Hoạt động đầu tư là các khoản chi phí biểu hiện bằng vốn cho việc mua sắm các tài sản, cụ thể như : Nhà máy, máy móc, trang thiết bị, quy trình công nghệ

…(đầu tư tài sản cố định ) và đầu tư cho việc dự trữ, như: mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…(đầu tư hàng tồn kho )

Theo quan điểm hiện đại: hoạt động đầu tư tài chính được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều, đặc biệt trong điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế lớn thì phạm vi hoạt động tài chính càng được hiểu theo nghĩa rộng lớn hơn, không chỉ là hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp mà bất cứ việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của một công ty thông qua các hình thức: góp vốn thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, mua giấy tờ có giá, … với mục đích tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

1.1.2 Ý nghĩa của các hoạt động đầu tư tài chính

Trong tương lai, khi mà các Tập đoàn được hoàn thiện cả về quy mô và cơ cấu hoạt động thì hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ đóng vai trò rất lớn không phải chỉ về quy mô vốn, mà cả về tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp Bởi vậy, ngoài việc phải đẩy mạnh nghiên cứu đầu tư khoa học, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính Hoạt động đầu tư tài chính có một vị trí quan trọng trong hoạt động chung của doanh nghiệp Việc tăng cường các hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp có một ý nghĩa rất lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó được thể hiện:

- Thông qua các hoạt động đầu tư tài chính, cho phép các doanh nghiệp tận dụng mọi nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh do mình nhắm tới, có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đứng trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nếu các doanh nghiệp đầu tư tài chính giữa các doanh nghiệp phát triển thì có tác dụng điều

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối vốn từ các doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác nhằm tận dụng tối đa năng lực sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiêp Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- Khi các khoản hoạt động đầu tư tài chính chiếm một tỷ lệ khá lớn, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đạt được danh mục đầu tư hợp lý – đạt hiệu quả kinh tế cao, có thể giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng vốn nhanh và hạn chế được rủi ro về tài chính của doanh nghiệp.

- Qua việc phân tích tình hình thực hiện đầu tư tài chính, quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh và phân bổ các nguồn lực trong kinh doanh một cách hợp lý hơn, tạo khả năng thu lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khi tổng vốn cho hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp càng lớn, càng tạo ra nguồn lợi tức trong tương lai của doanh nghiệp càng nhiều. Bởi vậy, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn tài chính nhàn rỗi và sử dụng kém hiệu quả vào hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, nhằm mục dích tối đa hóa lợi nhuận

- Đầu tư tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế hiện đại Tập đoàn sẽ bao gồm công ty mẹ và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và công ty mẹ sẽ giữ vai trò đầu tư vốn vào các loại hình công ty này và công ty mẹ sẽ chủ yếu thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các công ty do mình đầu tư vốn Đứng trên góc độ công ty mẹ, các khoản đầu tư vào các loại hình công ty được xem là hoạt động đầu tư tài chính Vì thế, đầu tư tài chính đã, đang và sẽ trở thành hoạt động mà bất cứ các công ty nào cũng cần chú trọng vì nó quyết định lớn đến thành bại của họ.

1.1.3 Nội dung hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đầu tư tài chính của doanh nghiệp là các khoản đầu tư vào các danh mục, loại hình đầu tư khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong một thời gian nhất định, nhằm đem lại khoản tăng trưởng vốn, mở rộng các cơ hội thu lợi nhuận cao và phân tán rủi ro về tài chính.

Thực chất của hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp là dùng vốn để mua chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công ty, tín phiếu kho bạc với mục đích hưởng lãi hoặc mua vào, bán ra để kiếm lời hoặc, bỏ vốn vào doanh nghiệp khác dưới hình thức thành lập công ty 100% vốn, góp vốn liên doanh, mua cổ phần, góp vốn với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hành công ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các doanh nghiệp khác.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Để đánh giá họat động đầu tư tài chính doanh nghiệp, cần đánh giá các mặt sau đây:

1.2.1 Đánh giá về định hướng đầu tư. Để đánh giá thực trạng về họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, trước hết cần thiết phải đánh giá về định hướng đầu tư của doanh nghiệp Họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn Việc tiếp tục đầu tư cho họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp phản

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam ánh các họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đang được tiến hành thuận lợi và đang mang lại hiệu quả thiết thực.

Hoạt động đầu tư tài chính cũng như bất kỳ hoạt động khác của doanh nghiệp cũng cần có chiến lược hoặc có định hướng đầu tư rõ ràng, đặc biệt là các giải pháp để thực hiện các mục tiêu mà chiến lược/định hướng đã đưa ra.

Việc định hướng đầu tư của họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đúng hay không đúng sẽ ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến hiệu quả họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp

1.2.2 Đánh giá về quy mô đầu tư.

Trên cơ sở đánh giá và quyết định lựa chọn hướng đầu tư, lọai hình đầu tư của họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá để quyết định lựa chọn quy mô đầu tư cho họat động đầu tư tài chính thích hợp có thể lựa chọn quy mô lớn kết hợp với quy mô vừa và nhỏ Có thể tập trung ở một số danh mục đầu tư hoặc có thể dàn trải các danh mục đầu tư chủ yếu Lẽ dĩ nhiên, mỗi một lọai quy mô đầu tư cho họat động đầu tư tài chính khác nhau sẽ mang lại những kết quả kinh tế khác nhau và rủi ro về đầu tư tài chính cũng khác nhau.

1.2.3 Đánh giá về cơ cấu đầu tư: Để đánh giá hoạt động đầu tư tài chính trong một giai đoạn cũng như đưa ra kế hoạch đầu tư thì việc phân tích, xem xét cơ cấu đầu tư tài chính là rất quan trọng. Việc đầu tư theo cơ cấu hợp lý hay không? Nên đầu tư cho lĩnh vực nào bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư và nên chú trọng đến ngành, lĩnh vực nào để đầu tư Tóm lại cần phân tích danh mục đầu tư hiện tại nhằm đưa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

1.2.4 Đánh giá hiệu quả của họat động đầu tư tài chính.

Hiệu quả của họat động đầu tư tài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực họat động đầu tư tài chính nhằm thu được kết quả cao nhất trong quá trình đầu tư với tổng chi phí là thấp nhất.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thông qua việc phân tích tình hình đầu tư của họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, có thể cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn và đưa ra các quyết định như:

- Nên tiếp tục đầu tư hay không tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực đó, doanh nghiệp đó nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Nên thu hẹp hay mở rộng quy mô của từng lọai hình đầu tư của doanh nghiệp.

- Quyết định điều chỉnh cơ cấu đầu tư của họat động đầu tư tài chính sao cho đạt được tổng mức lợi nhuận là cao nhất.

Phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu để có thể đưa ra các nhận định về hiệu quả đầu tư trong từng thời kỳ và với các doanh nghiệp khác.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính: Để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thông thường người ta phân tích về doanh thu hoạt động đầu tư tài chính và chỉ tiêu về tỉ suất lợi nhuận Ngoài ra, tùy theo mức độ đa dạng trong hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, có thể xem xét thêm tỉ trọng doanh thu hoạt động tài chính ngắn hạn và hoạt động tài chính dài hạn cũng như tỉ suất sinh lợi cho từng loại hình đầu tư (ngắn hạn hay dài hạn).

 Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính là tiêu chí cho thấy nguồn thu từ các hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, nếu doanh thu hoạt động tài chính tăng lên cho thấy khoản thu nhập từ khoản đầu tư tài chính tăng lên có thể là do hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhận vốn đầu tư tăng hoặc các loại giấy tờ có giá cho khả năng sinh lợi cao hơn, … Ngoài ra, cơ cấu doanh thu hoạt động tài chính rất cần thiết phải xem xét vì nó thể hiện đóng góp của lĩnh vực, loại hình đầu tư tài chính của doanh nghiệp.

 Tỉ suất lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính:

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính TSLN HĐTC /doanh thu HĐTC =

Doanh thu hoạt động tài chính

Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư =

Vốn đầu tư cho hoạt động tài chính Để đánh giá hiệu quả đầu tư tài chính, thông thường người ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu HĐTC:

Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện 1 đồng doanh thu hoạt động tài chính tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư cho HĐTC:

Chỉ tiêu này được đo lường bằng lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính chia cho vốn đầu tư vào hoạt động đầu tư tài chính Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng vốn đầu tư vào hoạt động tài chính tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích xu hướng biến động doanh thu cũng như tỉ suất lợi nhuận cũng cho người quản lý doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính có được Ngoài ra, hiệu quả đầu tư tài chính cũng cần được xem xét theo từng loại hình, lĩnh vực đầu tư nhằm đánh giá được lĩnh vực đầu tư nào mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất nhằm giúp quản trị doanh nghiệp quyết định điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

1.2.5 Đánh giá về công tác quản lý, kiểm soát rủi ro tài chính:

Họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư tài chính dài hạn Việc tiếp tục đầu tư cho họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp phản ánh các họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đang được tiến hành thuận lợi và đang mang lại hiệu quả thiết thực.Nếu tòan bộ số vốn được đưa vào lĩnh vực của họat động đầu tư tài chính bằng nguồn vốn chủ sở hữu thì điều đó chứng tỏ rằng: khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp là tương đối khả quan và như vậy, rủi ro về tài

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính của doanh nghiệp sẽ rất nhỏ Trái lại, nếu các họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp hòan tòan bằng vốn vay thì điều đó chứng tỏ: khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp là không lớn và rủi ro về tài chính của doanh nghiệp sẽ tăng lên Bởi vậy, việc chọn hướng đầu tư của họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp đúng hay không đúng sẽ ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến hiệu quả họat động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Cho nên, khi lựa chọn hướng đầu tư cần phải cân nhắc, tính tóan kỹ trên cả hai góc độ: đó là hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính. Thực tế đã chứng minh rằng: thông thường hiệu quả kinh tế của các họat động đó càng tăng lên và ngược lại Chính trên ý nghĩa đó, quản trị doanh nghiệp phải đánh giá cao và cân nhắc kỹ càng trước khi đi đến quyết định nên đầu tư vào lĩnh vực nào, ngành kinh tế nào, lọai hình doanh nghiệp nào, doanh mục đầu tư nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong kinh doanh.

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

1.3.1 Quan niệm về Tập đoàn kinh tế:

Quan niệm về Tập đoàn kinh tế và nhận diện về loại hình Tập đoàn kinh tế là rất đa dạng Tập đoàn kinh tế ở các nước khác nhau được gắn với những tên gọi khác nhau Nhiều nước gọi là group hay business group, ở Ấn Độ dùng thuật ngữ business houses, ở Nhật trước chiến tranh thế giới thứ II gọi là zaibatsu và sau chiến tranh gọi là keiretsu, ở Hàn Quốc gọi là chaebol, ở Trung Quốc dùng thuật ngữ tập đoàn doanh nghiệp Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết được khái quát chung là tập đoàn kinh tế.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Quan niệm về tập đoàn kinh tế có sự thay đổi và khác nhau theo thời gian, điều kiện, trình độ phát triển kinh tế, sự phân công chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp, cách tiếp cân và mục tiêu quản lý ở mỗi nước Điều đó lý giải vì sao cho đến nay không có định nghĩa thống nhất về tập đoàn kinh tế.

Tập đoàn kinh tế có thể được nhận thức như là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý gồm một công ty mẹ và nhiều công ty hay chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của công ty mẹ, hoặc đó là một tập đoàn kinh tế và tài chính gồm một công ty mẹ và các công ty khác mà công ty mẹ kiểm soát hay tham gia góp vốn, mỗi công ty con cũng có thể kiểm soát các công ty khác hay tham gia tổ hợp khác Trong trường hợp khác thì tập đoàn kinh tế là sự liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế có chung lợi ích, có mối quan hệ sở hữu và khế ước với nhau, cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Nhật Bản xác định tập đoàn kinh tế (keiretsu) là một nhóm các doanh nghiệp độc lập về mặt pháp lý nắm giữ cổ phần của nhau và thiết lập được mối quan hệ mật thiết về nguồn vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm Thông thường tập đoàn bao gồm các công ty liên kết không chặt chẽ được tổ chức quanh một ngân hàng để phục vụ lợi ích của các bên Tập đoàn (chaebol) ở Hàn Quốc được sử dụng để chỉ một liên minh gồm nhiều công ty hình thành quanh một công ty mẹ Thông thường, các công ty này nắm giữ cổ phần, vốn góp của nhau và do một gia đình điều hành Ở Malaysia và Thái Lan, tập đoàn kinh tế được xác định là tổ hợp kinh doanh với các mối liên hệ đầu tư, liên doanh liên kết và hợp đồng Nòng cốt của các tập đoàn là cơ cấu công ty mẹ - công ty con tạo thành một hệ thống các liên kết chặt chẽ trong tổ chức và trong hoạt động Các thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập và thường hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý Đối với Trung Quốc thì tập đoàn kinh tế được nhận thức là tổ chức kinh tế có kết cấu nhiều cấp liên kết với nhau bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hóa Thông qua việc nắm cổ phần chi phối, tham gia cổ phần, hợp tác doanh nghiệp nòng cốt

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam của tập đoàn gắn bó với các doanh nghiệp khác ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và lỏng lẻo Các doanh nghiệp trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập.

Mặc dù có nhận thức đa dạng như vậy, nhưng vẫn có thể nhận ra đặc điểm chung của tập đoàn, đó là mỗi tổ hợp lớn các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động trong một ngành hay một số ngành khác nhau, có quan hệ với nhau về vốn, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các thông tin khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết, trong đó thường có một công ty mẹ nắm quyền chi phối hoạt động của công ty con về tài chính và chiến lược phát triển.

Vì vậy có thể đưa ra một quan niệm chung về tập đoàn, đó là một tổ hợp các doanh nghiệp bao gồm công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn kinh tế, là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau Công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển và nhận sự, chi phối hoạt động của các công ty con Bản thân tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân; công ty mẹ, các công ty con và các công ty liên kết có tư cách pháp nhân Tập đoàn kinh tế hoạt động trong một ngành hay nhiều ngành khác nhau Các doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp liên kết có quan hệ với nhau về vốn, đầu tư, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và các liên kết khác xuất phát từ lợi ích của các doanh nghiệp tham gia liên kết.

1.3.2 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế:

Mặc dù nhận thức, quan niệm về loại hình tập đoàn kinh tế là đa dạng và có sự khác nhau nhưng vẫn có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của tập đoàn như sau:

Tập đoàn kinh tế là tập hợp các doanh nghiệp liên kết với nhau chủ yếu thông qua quan hệ đầu tư vốn Ngoài ra, các doanh nghiệp trong tập đoàn có mối liên hệ về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, thị trường, thương hiệu, …Tập đoàn thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mỗi đơn vị thành viên trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập Vì vậy, các doanh nghiệp trong tập đoàn kể công ty mẹ và các công ty con bình đẳng với nhau trước pháp luật và đăng ký theo quy định của pháp luật.

Quy mô của tập đoàn là rất đa dạng nhưng nhìn chung là tương đối lớn, hoạt động đa dạng, đa ngành.

Cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh tế gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình tổ chức khác nhau Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con ở các tầng nấc khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào mối quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn.

Do tập đoàn kinh tế là một tổ hợp không có tư cách pháp nhân nên tập đoàn không chịu trách nhiêm liên đới trước trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp khác Công ty mẹ và các công ty thành viên tự chịu trách nhiệm về việc đầu tư, tự chịu trách nhiệm trong giới hạn khoản vốn mình bỏ ra.

Công ty mẹ trong tập đoàn có thể thực hiện một hoặc cả hai là chức năng sản xuất – kinh doanh và chức năng đầu tư tài chính hay kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác Kinh doanh vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác là hình thức kinh doanh quyền tài sản nhằm mục đích đem lại lợi nhuận tối đa và làm tăng giá trị đồng vốn Triển khai kinh doanh vốn cũng có nghĩa là phải thiết lập cơ chế công ty mẹ - công ty con với sợi dây liên hệ là vốn và thiết lập cơ cấu quản lý pháp nhân doanh nghiệp trong nội bộ tập đoàn.

1.3.3 Vai trò của tập đoàn kinh tế:

Tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực vật chất, lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình thành những công ty hiện đại, quy mô lớn có tiềm lực kinh tế lớn Việc hình thành tập đoàn kinh tế cho phép phát huy lợi thế của kinh tế quy mô lớn; khai thác một cách triệt để thương hiệu, hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra và dịch vụ chung của cả tập đoàn Đồng thời nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển kinh doanh, tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của từng công ty thành viên.

Tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước mới công nghiệp hóa, là giải pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh lại với các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn của các nước khác Trong những điều kiện cụ thể với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và định hướng chiến lược đúng đắn, các tập đoàn kinh tế ở các nước công nghiệp mới còn có thể vươn ra và không ngừng mở rộng, củng cố thị trường trên thế giới, kể cả thị trường các nước phát triển.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Tổng cục Địa chất Việt Nam đã hợp tác với Bộ Địa chất Liên Xô (cũ) để tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng trũng Hà Nội và năm 1975 đã phát hiện mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình Ngay sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 3-9-1975 Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu khí Năm 1978, Tổng cục Dầu khí đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm với một số công ty dầu khí nước ngoài triển khai công tác tìm kiếm thăm dò ở thềm lục địa phía Nam Năm 1981, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô (cũ) đã ký hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt- Xô để triển khai công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên 7 lô ở thềm lục địa phía Nam và từ năm

1986 XNLD Vietsovpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ.

Hoạt động dầu khí thực sự khởi sắc sau khi Nhà nước ban hành Luật Dầu khí và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đặc biệt từ khi có Nghị quyết 15/NQ-

TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2000 đã thu hút hàng loạt công ty dầu quốc tế vào Việt Nam để thăm dò khai thác dầu khí, ban đầu chủ yếu từ châu Âu và châu Á Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, nhiều công ty dầu lớn của Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, Úc … đã có mặt ở Việt Nam.

Trong hơn 29 năm qua, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất Dầu khí trên thế giới và đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á về sản lượng khai thác dầu thô Đến nay, NgànhDầu khí đã được xây dựng và phát triển tương đối hoàn chỉnh từ tìm kiếm thăm dò,khai thác tới chế biến, phân phối các sản phẩm dầu khí và kinh doanh dịch vụ Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, 31/12/2006 Ngành Dầu khí đã tạo được nguồn tích lũy đầu tư phát triển với vốn chủ sở hữu là 79.366 tỷ đồng và có những đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, Ngành dầu khí đã

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ vững được mức đóng góp từ 20-30% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu thập kỷ 90 và tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước Theo định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế, ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 198/2006/QĐ- TTg phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và quyết định 199/2006/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt nam có hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh với lực lượng lao động hơn 22.000 người, cơ cấu tổ chức hiện nay của Tập đoàn như sau (sơ đồ trang 28):

 Mô hình tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác định theo mô hình: Công ty Mẹ- Công ty Con Công ty Mẹ có chức năng đầu tư tài chính và nắm giữ một số lĩnh vực trọng yếu của ngành Công ty mẹ quản lý các công ty con theo kiểu liên kết bền chặt bằng cách đầu tư vốn vào các công ty con.

 Tập đoàn dầu khí Việt Nam có Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu nhà nước Hội đồng quản trị có Chủ tịch Hội đồng, một số Uỷ viên không chuyên trách và một số uỷ viên chuyên trách.

 Tập đoàn dầu khí Việt Nam gồm có các thành phần:

 Công ty Mẹ, bao gồm:

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng công ty).

- Các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của Tập đoàn.

- Các ban quản lý dự án.

 Các Công ty con, bao gồm:

- Các Công ty 100% vốn của công ty mẹ (Công ty TNHH 1 thành viên,các đơn vị sự nghiệp, Nghiên cứu khoa học- Đào tạo).

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Các Công ty có vốn góp chi phối hoặc nắm quyền điều hành của công ty Mẹ, gồm:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty Liên doanh với nước ngoài.

 Các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty có một phần vốn góp không chi phối của Công ty Mẹ), gồm:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty Liên doanh với nước ngoài.

2.1.3 Sơ lược về các đơn vị thành viên:

Tính đến thời điểm 20/10/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (SCIC) có 04 Tổng Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC nắm 100% vốn điều lệ, 12 Công ty cổ phần SCIC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, góp vốn vào 11 công ty với tỉ lệ nắm giữ của SCIC dưới 50% Ngoài ra, SCIC còn góp vốn trong khoảng 30 công ty điều hành chung với các đối tác thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài.

Các Tổng Công ty do SCIC nắm 100% vốn điều lệ:

- Tổng Công Thăm dò và khai thác Dầu khí: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2007 là 10.000 tỉ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí tại Việt Nam và phát triển các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác ở nước ngoài; Đại diện SCIC trong các hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc liên doanh với các nhà thầu dầu khí nước ngoài tại VN.

- Tổng Công ty khí Việt Nam: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2007 là

4.850 tỉ đồng, hoạt động thu gom, tồn chứa, vận chuyển và kinh doanh các sản phẩm khí hóa lỏng, khí khô và các sản phẩm của quá trình chế biến khí.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Tổng Công ty điện lực Dầu khí: Vốn điều lệ khi thành lập năm 2007 là

7.600 tỉ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng và vận hành, khai thác các dự án nguồn điện, các dịch vụ đi kèm và các lĩnh vực khác.

- Tổng Công ty Dầu Việt Nam: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2008 là

2.000 tỉ đồng, hoạt động trong lĩnh vực chế biến, tồn trữ, kinh doanh,phân phối các sản phẩm dầu; Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu dầu thô, xăng dầu, nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ ngành Dầu khí và các ngành khác.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

BAN TÌM KIẾM – THĂM DÒ

DẦU KHÍ BAN KHAI THÁC DẦU KHÍ BAN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ BAN KHÍ - ĐIỆN

NGHỆ BAN KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BAN TỔ CHỨC NHẤN SỰ BAN ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP

VĂN PHÒNG BAN THANH TRA - BẢO VỆ BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ BAN THƯƠNG MẠI - THỊ TRƯỜNG

BAN XÂY DỰNG BAN AN TOÀN - SỨC KHỎE - MÔI TRƯỜNG BAN LUẬT BAN QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ

BAN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG

CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: a) Về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí Đã triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí với khối lượng: trên 280.000 km địa chấn 2D và 18.500 km 2 địa chấn 3D; trên 600 giếng khoan thăm dò và khai thác với gần 1,9 triệu mét khoan.

Xác định nguồn trữ lượng dầu khí và tiềm năng dầu khí của Việt Nam đạt khoảng 3,84,2 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng 1,4-1,5 tỷ tấn dầu/khí ngưng tụ và 2,42,7 nghìn tỷ m³ khí thiên nhiên. Đã phát hiện 63 cấu tạo có chứa dầu khí với trữ lượng có thể khai thác được khoảng 825 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng 425 triệu tấn dầu và 400 tỷ m 3 khí (không kể 250 tỷ m 3 khí ở Bể Sông Hồng có hàm lượng khí C02 cao 60-90% chưa thể đưa vào khai thác bằng công nghệ hiện nay và 38 triệu tấn dầu của các cấu tạo nhỏ), không thương mại). Đã xác định được các mỏ dầu khí thương mại và các phát hiện khả quan là: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Cái Nước, Bunga-Kekwa, Kim Long, Cá Voi, Ác Quỷ, Sư Tử Trắng v.v Đã phát triển và đưa vào khai thác an toàn 8 mỏ dầu và khí thiên nhiên với tổng sản lượng khai thác quy dầu đến hết ngày 31/12/2007 đạt 261.41 triệu tấn, trong đó dầu thô khai thác đạt 221,91 triệu tấn, xuất khẩu trên 218 triệu tấn dầu thô, doanh thu đạt 55,07 tỷ USD, vận chuyển vào bờ và cung cấp 36,62 tỷ m 3 khí cho sản xuất điện và các nhu cầu dân sinh khác. b) Về thu gom, vận chuyển, chế biến và sử dụng khí Đưa vào hoạt động Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý khí Bạch Hổ,Rạng Đông bao gồm hệ thống thu gom khí ngoài khơi tại mỏ Rạng Đông và mỏBạch Hổ, đường ống dẫn khí Rạng Đông- Bạch Hổ- Long Hải- Phú Mỹ với chiều dài trên 200 km và Nhà máy xử lý khí Dinh Cố Hiện nay, hệ thống này hàng ngày vận chuyển vào bờ và xử lý khoảng 5,5 triệu m 3 khí (tương đương khoảng 2 tỷ

CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU

Theo chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến 2015 và định hướng đến 2025, tháng 4-2005, phần tài chính như sau:

 Xây dựng Hệ thống định chế tài chính hoàn chỉnh, đủ mạnh Bao gồm:

- Công ty Tài chính Dầu khí.

- Công ty Bảo hiểm Dầu khí.

- Công ty Chứng khoán Dầu khí.

- Ngân hàng Đầu tư Phát triển Dầu khí.

 Xây dựng Cơ chế Tài chính phù hợp với mô hình Tài chính của Tập đoàn Dầu khí và luật doanh nghiệp Cơ chế tài chính cũng như các định chế tài chính của Tập đoàn phải đảm bảo huy động được mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động dầu khí và được chủ động sử dụng và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp.

 Phát triển các loại hình kinh doanh tài chính dầu khí sau năm 2010 trở thành một khâu kinh doanh quan trọng và giữ một tỷ trọng đáng kể trong kinh doanh của Tập đoàn.

 Cổ phần hóa các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, chế biến dầu khí v.v Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong nước và quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế có đảm bảo bằng dầu thô hoặc hình thức phù hợp khác; phát hành trái phiếu dầu khí trong nước, tham gia thị trường chứng khoán Duy trì tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Tập đoàn ở mức không quá 50% vào giai đoạn đến 2015 và không quá 40% ở giai đoạn 2016 2025.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SCIC

3.2.1 Các giải pháp về tài chính:

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3.2.1.1 SCIC cần chú trọng xây dựng chiến lược trong đó có chiến lược đầu tư tài chính: Để có thể đạt được mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực, có thể sánh ngang với các Tập đoàn dầu khí quốc gia trong khu vực và trên thế giới, SCIC phải cần chú trọng xây dựng chiến lược đầu tư tài chính và các kế hoạch thực hiện cụ thể.

Các bước chính trong xây dựng chiến lược bao gồm: hoạch định, triển khai thực hiện và đánh giá thực hiện.

Công tác hoạch định: đây là bước khởi đầu và đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của chiến lược Công tác hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược tài chính tại SCIC thực hiện chưa tốt.

Việc hoạch định chiến lược còn mang tính tự phát, không bài bản và chưa có tính định hướng dài hạn Đơn cử, SCIC đã cho ra đời nhiều công ty cổ phần (SCIC góp vốn hoặc chỉ đạo công ty con góp vốn), sau thời gian ngắn các công ty này phải giải thể, sáp nhập đã gây ra nhiều vấn đề pháp lý phải giải quyết Đó là trường hợp các công ty vận tải đã phân tích tại chương 2.

Công tác quản lý thực hiện chiến lược cũng còn nhiều hạn chế: mục tiêu trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh trong khu vực và trên thế giới vào năm 2025, kèm theo đó là chủ trương đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực được thực hiện rộng rãi tại SCIC và các công ty con SCIC trực tiếp đầu tư vào nhiều công ty ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và các công ty con cũng nở rộ góp vốn thành lập các công ty cổ phần trong nhiều lĩnh vực khác nhau Thực tế, SCIC thể hiện yếu kém trong công tác quản lý thực hiện tại chính SCIC và cả các công ty con.

Hệ quả là trong thời gian ngắn, các công ty cổ phần đã đồng loạt ra đời trong đủ các lĩnh vực Các công ty con đầu tư tràn lan từ bất động sản đến kinh doanh taxi mà hiệu quả mang lại rất thấp SCIC không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động đầu tư tại chính SCIC và các công ty con Điều này cũng đã dẫn đến tình

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam trạng đầu tư chồng chéo giữa các công ty trong nội bộ SCIC, tình trạng thành lập rồi sáp nhập đã để lại nhiều hệ quả phải giải quyết.

Với vai trò là công ty mẹ và hoạt động của SCIC theo mô hình công ty mẹ

- công ty con nên công ty mẹ sẽ đóng vai trò chính là đầu tư vốn vào công ty con, các công ty liên doanh, công ty liên kết và sẽ đóng vai trò trung tâm về nghiên cứu, triển khai công nghệ và đẩy mạnh phát triển các hoạt động đầu nguồn (up- tream) chủ yếu thiên về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu và khí không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài Các hoạt động chế biến dầu khí và các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ khác sẽ được thực hiện chủ yếu bởi các công ty con, các liên doanh và các công ty liên kết khác do SCIC đầu tư vốn và nắm quyền chi phối hoặc không nắm quyền chi phối SCIC sẽ giữ vai trò là người đầu tư vốn và được hưởng các quyền lợi tùy theo số vốn góp vào các doanh nghiệp này.

Thực tế, chiến lược phát triển của SCIC đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đưa ra chiến lược định hướng chung Tuy nhiên, trong các kế hoạch triển khai thực hiện của SCIC các giai đoạn trong lộ trình còn sơ sài, thiếu các giải pháp cụ thể, thực tế để thực hiện, đặc biệt trong việc đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài ngành dầu khí chưa có một chiến lược và lộ trình cụ thể mà các quyết định đầu tư được đưa ra trong thời gian ngắn không có xây dựng kế hoạch, lộ trình để thực hiện Thực tế, hoạt động đầu tư vốn của SCIC vào các lĩnh vực khác ngoài ngành dầu khí như bất động sản, du lịch, khách sạn,…, chủ yếu tập trung trong hai năm 2006, 2007 và hiệu quả đầu tư mang lại chưa đáng kể: hiệu quả tài chính thấp, vị thế SCIC trong các lĩnh vực mới còn hạn chế.

Liên quan đến công tác xây dựng chiến lược, SCIC cần có sự tách bạch rõ các hoạt động đầu tư vào hoạt động phục vụ an ninh năng lượng quốc gia và các dự án có tính chất kinh doanh.

Thực tế, SCIC là tập đoàn được nhà nước thành lập và hoạt động với mục tiêu chính khai thác nguồn tài nguyên để phát triển đất nước và nhiệm vụ cụ thể hơn là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia Ngoài nhiệm vụ này, SCIC được sử dụng

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam vốn để đầu tư phát triển các hoạt động khác với tiêu chí tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn Do đó, SCIC cần phải tách bạch giữa các hoạt động này nhằm phát huy được tính hiệu quả của vốn đầu tư.

Như phần trên đã phân tích, SCIC sẽ giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến (các dự án lớn) với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia và khai thác nguồn tài nguyên phục vụ phát triển đất nước Hoạt động này cũng là hoạt động chính của SCIC nên SCIC tập trung nguồn lực, vốn rất lớn cho việc phát triển các hoạt động này là cần thiết SCIC cần xây dựng chiến lược đầu tư chiều sâu vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, dần nâng cao năng lực của Tổng Công ty Thăm dò và khai thác dầu khí để có thể tự lực trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Ngoài ra, SCIC cần tìm kiếm các nguồn tài nguyên dầu khí ở nước ngoài nhằm gia tăng nguồn năng lượng cho nhu cầu quốc gia Đây là chiến lược các công ty dầu khí của Trung Quốc đã thực hiện rất thành công trong thời gian gần đây SCIC có thể đầu tư thăm dò khai thác, bỏ tiền mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài nhằm gia tăng nguồn năng lượng cho quốc gia Hoạt động này là hoạt động mũi nhọn của SCIC và đóng vai trò chính trong nhiệm vụ bảo đảm năng lượng cho phát triển đất nước Do đó, SCIC cần xây dựng chiến lược đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào lĩnh vực này vừa có thể nâng cao vị thế của SCIC trên trường quốc tế vừa đạt được mục tiêu gia tăng nguồn năng lượng cho quốc gia và đặc biệt là phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư Các hình thức có thể xem xét:

- Duy trì các hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh điều hành chung nhằm tận dụng trình độ công nghệ và vốn của các nhà thầu nước ngoài;

- Chủ động đầu tư, bổ sung vốn cho Tổng Công ty Thăm dò và khai thác dầu khí nhằm nâng cao năng lực thăm dò, khai thác; Ở nước ngoài:

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Mua cổ phần của các công ty dầu khí ở nước ngoài;

- Đầu tư mua lại các mỏ đã phát hiện;

- Hợp tác với các công ty dầu khí nước sở tại trong các dự án hợp tác thăm dò, khai thác với tu cách như nhà thầu nước ngoài;

Ngoài lĩnh vực chủ đạo là thăm dò và khai thác dầu khí, SCIC cần vốn lớn đầu tư cho các dự án chế biến dầu khí, trong đó các nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến khí đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia Lĩnh vực này SCIC có thể huy động vốn từ nhiều nguồn cả nước ngoài và trong nước SCIC cần xác định được các dự án trọng điểm SCIC phải tập trung vốn để thực hiện như các dự án nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy chế biến khí. Ngoài ra, các dự án khác thuộc lĩnh vực này SCIC phải xem xét đầu tư trên nguyên tắc hiệu quả sử dụng vốn là thước đo quyết định đầu tư Các dự án loại này có thể kêu gọi các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn vào thông qua các hình thức đa dạng như: công ty cổ phần, công ty liên doanh và có thể là công ty TNHH một thành viên (nếu cần thiết). Đối với việc xem xét kế hoạch đầu tư của các công ty con: mặc dù SCIC đã dần chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và quan hệ giữa SCIC và các công ty con cũng giảm dần kiểu quản lý theo kiểu hành chính, áp đặt mà quan hệ đã bước đầu theo quan điểm thị trường Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế mới hình thành ở Việt Nam trong thời gian gần đây nên còn mới mẻ cả về hành lang pháp lý và về thực tiễn, đặc biệt mô hình công ty mẹ trong công ty mẹ đang ngày càng phổ biến Do đó, việc phát triển theo hướng ồ ạt, không kiểm soát được đang có chiều hướng gia tăng SCIC cần có sự giám sát thường xuyên nhằm điều chỉnh những bất cập.

Ngoài các lĩnh vực chính nêu trên, SCIC đầu tư vào các lĩnh vực khác phải trên nguyên tắc hiệu quả là thước đo quyết định việc đầu tư Chẳng hạn, SCIC đầu tư vào kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn, nhà máy sản xuất xi măng phải trên cơ sở hiệu quả đầu tư vốn Thước đo hiệu quả các hoạt động này là hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (ROE, ROA, EPS,

…) Mặc dù tỉ trọng vốn đầu tư của SCIC vào các lĩnh vực khác ngoài ngành dầu

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam khí không lớn

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của SCIC giai đoạn 2003-2007

TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 60, Tổng cục Địa chất Việt Nam đã hợp tác với Bộ Địa chất Liên Xô (cũ) để tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng trũng Hà Nội và năm 1975 đã phát hiện mỏ khí Tiền Hải-Thái Bình Ngay sau khi miền Nam được giải phóng, ngày 3-9-1975 Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu khí Năm 1978, Tổng cục Dầu khí đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm với một số công ty dầu khí nước ngoài triển khai công tác tìm kiếm thăm dò ở thềm lục địa phía Nam Năm 1981, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô (cũ) đã ký hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt- Xô để triển khai công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trên 7 lô ở thềm lục địa phía Nam và từ năm

1986 XNLD Vietsovpetro đã bắt đầu khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ.

Hoạt động dầu khí thực sự khởi sắc sau khi Nhà nước ban hành Luật Dầu khí và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đặc biệt từ khi có Nghị quyết 15/NQ-

TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển ngành Dầu khí đến năm 2000 đã thu hút hàng loạt công ty dầu quốc tế vào Việt Nam để thăm dò khai thác dầu khí, ban đầu chủ yếu từ châu Âu và châu Á Sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, nhiều công ty dầu lớn của Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, Úc … đã có mặt ở Việt Nam.

Trong hơn 29 năm qua, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đưa nước ta vào danh sách các nước sản xuất Dầu khí trên thế giới và đứng hàng thứ 3 ở Đông Nam Á về sản lượng khai thác dầu thô Đến nay, NgànhDầu khí đã được xây dựng và phát triển tương đối hoàn chỉnh từ tìm kiếm thăm dò,khai thác tới chế biến, phân phối các sản phẩm dầu khí và kinh doanh dịch vụ Từ chỗ hoạt động bằng vốn ngân sách, 31/12/2006 Ngành Dầu khí đã tạo được nguồn tích lũy đầu tư phát triển với vốn chủ sở hữu là 79.366 tỷ đồng và có những đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước Trong những năm gần đây, Ngành dầu khí đã

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ vững được mức đóng góp từ 20-30% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khủng hoảng trong những năm đầu thập kỷ 90 và tạo đà cho công cuộc đổi mới đất nước Theo định hướng xây dựng các tập đoàn kinh tế, ngày 29/8/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 198/2006/QĐ- TTg phê duyệt đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và quyết định 199/2006/QĐ-TTg thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý:

Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt nam có hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh với lực lượng lao động hơn 22.000 người, cơ cấu tổ chức hiện nay của Tập đoàn như sau (sơ đồ trang 28):

 Mô hình tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác định theo mô hình: Công ty Mẹ- Công ty Con Công ty Mẹ có chức năng đầu tư tài chính và nắm giữ một số lĩnh vực trọng yếu của ngành Công ty mẹ quản lý các công ty con theo kiểu liên kết bền chặt bằng cách đầu tư vốn vào các công ty con.

 Tập đoàn dầu khí Việt Nam có Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu nhà nước Hội đồng quản trị có Chủ tịch Hội đồng, một số Uỷ viên không chuyên trách và một số uỷ viên chuyên trách.

 Tập đoàn dầu khí Việt Nam gồm có các thành phần:

 Công ty Mẹ, bao gồm:

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng công ty).

- Các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong lĩnh vực trọng yếu của Tập đoàn.

- Các ban quản lý dự án.

 Các Công ty con, bao gồm:

- Các Công ty 100% vốn của công ty mẹ (Công ty TNHH 1 thành viên,các đơn vị sự nghiệp, Nghiên cứu khoa học- Đào tạo).

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Các Công ty có vốn góp chi phối hoặc nắm quyền điều hành của công ty Mẹ, gồm:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty Liên doanh với nước ngoài.

 Các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty có một phần vốn góp không chi phối của Công ty Mẹ), gồm:

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty Liên doanh với nước ngoài.

2.1.3 Sơ lược về các đơn vị thành viên:

Tính đến thời điểm 20/10/2008, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (SCIC) có 04 Tổng Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC nắm 100% vốn điều lệ, 12 Công ty cổ phần SCIC nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, góp vốn vào 11 công ty với tỉ lệ nắm giữ của SCIC dưới 50% Ngoài ra, SCIC còn góp vốn trong khoảng 30 công ty điều hành chung với các đối tác thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài.

Các Tổng Công ty do SCIC nắm 100% vốn điều lệ:

- Tổng Công Thăm dò và khai thác Dầu khí: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2007 là 10.000 tỉ đồng, hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí tại Việt Nam và phát triển các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác ở nước ngoài; Đại diện SCIC trong các hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc liên doanh với các nhà thầu dầu khí nước ngoài tại VN.

- Tổng Công ty khí Việt Nam: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2007 là

4.850 tỉ đồng, hoạt động thu gom, tồn chứa, vận chuyển và kinh doanh các sản phẩm khí hóa lỏng, khí khô và các sản phẩm của quá trình chế biến khí.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

- Tổng Công ty điện lực Dầu khí: Vốn điều lệ khi thành lập năm 2007 là

7.600 tỉ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng và vận hành, khai thác các dự án nguồn điện, các dịch vụ đi kèm và các lĩnh vực khác.

- Tổng Công ty Dầu Việt Nam: Vốn điều lệ khi chuyển đổi năm 2008 là

2.000 tỉ đồng, hoạt động trong lĩnh vực chế biến, tồn trữ, kinh doanh,phân phối các sản phẩm dầu; Hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu dầu thô, xăng dầu, nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ ngành Dầu khí và các ngành khác.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

BAN TÌM KIẾM – THĂM DÒ

DẦU KHÍ BAN KHAI THÁC DẦU KHÍ BAN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ BAN KHÍ - ĐIỆN

NGHỆ BAN KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

BAN TỔ CHỨC NHẤN SỰ BAN ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP

VĂN PHÒNG BAN THANH TRA - BẢO VỆ BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ BAN THƯƠNG MẠI - THỊ TRƯỜNG

BAN XÂY DỰNG BAN AN TOÀN - SỨC KHỎE - MÔI TRƯỜNG BAN LUẬT BAN QUẢN LÝ ĐẤU THẦU

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN-VIỄN THÔNG TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ

BAN QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG

CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư tài chính tại các doanh nghiệp trong tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: a) Về tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí Đã triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí với khối lượng: trên 280.000 km địa chấn 2D và 18.500 km 2 địa chấn 3D; trên 600 giếng khoan thăm dò và khai thác với gần 1,9 triệu mét khoan.

Xác định nguồn trữ lượng dầu khí và tiềm năng dầu khí của Việt Nam đạt khoảng 3,84,2 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng 1,4-1,5 tỷ tấn dầu/khí ngưng tụ và 2,42,7 nghìn tỷ m³ khí thiên nhiên. Đã phát hiện 63 cấu tạo có chứa dầu khí với trữ lượng có thể khai thác được khoảng 825 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khoảng 425 triệu tấn dầu và 400 tỷ m 3 khí (không kể 250 tỷ m 3 khí ở Bể Sông Hồng có hàm lượng khí C02 cao 60-90% chưa thể đưa vào khai thác bằng công nghệ hiện nay và 38 triệu tấn dầu của các cấu tạo nhỏ), không thương mại). Đã xác định được các mỏ dầu khí thương mại và các phát hiện khả quan là: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Cái Nước, Bunga-Kekwa, Kim Long, Cá Voi, Ác Quỷ, Sư Tử Trắng v.v Đã phát triển và đưa vào khai thác an toàn 8 mỏ dầu và khí thiên nhiên với tổng sản lượng khai thác quy dầu đến hết ngày 31/12/2007 đạt 261.41 triệu tấn, trong đó dầu thô khai thác đạt 221,91 triệu tấn, xuất khẩu trên 218 triệu tấn dầu thô, doanh thu đạt 55,07 tỷ USD, vận chuyển vào bờ và cung cấp 36,62 tỷ m 3 khí cho sản xuất điện và các nhu cầu dân sinh khác. b) Về thu gom, vận chuyển, chế biến và sử dụng khí Đưa vào hoạt động Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý khí Bạch Hổ,Rạng Đông bao gồm hệ thống thu gom khí ngoài khơi tại mỏ Rạng Đông và mỏBạch Hổ, đường ống dẫn khí Rạng Đông- Bạch Hổ- Long Hải- Phú Mỹ với chiều dài trên 200 km và Nhà máy xử lý khí Dinh Cố Hiện nay, hệ thống này hàng ngày vận chuyển vào bờ và xử lý khoảng 5,5 triệu m 3 khí (tương đương khoảng 2 tỷ

Ngày đăng: 11/04/2023, 12:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w