1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công việt nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán

305 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công việt nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán
Tác giả Cao Thị Cẩm Vân
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Dược
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa luận Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2016
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 305
Dung lượng 3,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nước ngoài (20)
      • 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS (20)
      • 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS (27)
    • 1.2. Các nghiên cứu trong nước (44)
      • 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS (45)
      • 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS (51)
    • 1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả (62)
      • 1.3.1. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu (62)
      • 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả (0)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG.. 44 2.1....Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế tóan công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS (66)
    • 2.1.1. Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM) (66)
    • 2.1.2. Lý thuyết đại diện(Agency Theory) (67)
    • 2.1.3. Lý thuyết các chiều văn hóa (68)
    • 2.1.4. Lý thuyết Quỹ (Fund Theory) (69)
    • 2.2. Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công (70)
      • 2.2.1. Tổng quan về Khu vực công (70)
      • 2.2.2. Tổng quan về Kế toán công (72)
      • 2.2.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công (74)
    • 2.3. Mối quan hệ giữa quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công (78)
    • 2.4. IPSAS và những ảnh hưởng đối với việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia (80)
      • 2.4.2. Những ảnh hưởng của IPSAS đối với việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia (82)
    • 2.5. Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS (83)
    • 2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS (86)
    • 2.7. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam (98)
      • 2.7.1. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia (98)
      • 2.7.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (116)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (119)
    • 3.1. Khung nghiên cứu (119)
    • 3.2. Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất (121)
    • 3.3. Thiết kế nghiên cứu (125)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (127)
      • 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (127)
      • 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (128)
      • 3.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu (129)
    • 3.5. Xác định nhân tố ảnh hưởng và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu (135)
      • 3.5.1. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia (136)
      • 3.5.2. Bảng câu hỏi khảo sát (139)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (141)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu (141)
      • 4.2.3. Phân tích và bàn luận về nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ (169)
      • 4.2.4. Phân tích và bàn luận về nhân tố Điều kiện tổ chức (177)
      • 4.2.5. Phân tích và bàn luận về nhân tố Tác động của IPSAS (180)
      • 4.2.6. Phân tích và bàn luận về nhân tố Áp lực hội nhập kinh tế (183)
    • 4.3. Phân tích và bàn luận về điều kiện cần thiết để xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS (190)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (203)
    • 5.1. Kết luận (203)
    • 5.2. Kiến nghị (208)
    • 5.3. Hạn chế của khóa luận và hướng nghiên cứu tiếp theo (215)
      • 5.3.1. Những hạn chế của khóa luận (215)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (215)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nước ngoài

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa IPSAS và việc cải cách hệ thống kế toán công tại các nước đang phát triển Chan, J L (2006) nhận định những hạn chế từ hệ thống quản lý tài chính Chính phủ của các nước đang phát triển đó là: tình trạng tham nhũng đe dọa tính hợp pháp và thẩm quyền của Chính phủ, những rủi ro trong đầu tư tài chính công,… đã làm giảm nguồn lực tài trợ cho các dịch vụ công Từ đó, nội dung của cuộc cải cách là nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán Chính phủ, hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực công, cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà quản lý khu vực công để thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước, tăng cường năng lực thể chế để đạt được mục tiêu phát triển Nghiên cứu chỉ ra rằng thành công của cuộc cải cách phụ thuộc vào vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao và nguồn tài chính cung cấp để thực hiện. Các nước đang phát triển được khuyến khích thực hiện kế toán dồn tích và vận dụng IPSAS làm định hướng cho việc cải cách Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa đề cập đến giải pháp để các nước đang phát triển có thể thực hiện nhằm cải cách và vận dụng IPSAS.

Roje và cộng sự (2010), dựa trên nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt về thực trạng kế toán Chính phủ ở các nước Slovenia, Croatia, Bosnia và Herzegovina, đây là các quốc gia đang trong quá trình thực hiện việc cải cách để chuyển đổi sang IPSAS Nghiên cứu tập trung kiểm tra tính đầy đủ của hệ thống kế toán Nhà nước, mô hình báo cáo tài chính, các quy định kế toán hiện hành và những khuôn khổ báo cáo tài chính của các quốc gia trên Sự khác biệt giữa các quốc gia khi thực hiện IPSAS phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trước hết các quy định pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chuyển đổi, theo đó quốc gia có hệ thống pháp luật không mạnh mẽ sẽ dễ dàng hơn khi chuyển sang IPSAS Thứ hai có một mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân sách và kế toán để tài trợ cho dự án Bên cạnh đó, những khó khăn để chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích, những hạn chế trong chuyển đổi ngôn ngữ, thuật ngữ, sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin, sự gián đoạn trong cải cách khu vực công cũng là những rào cản nhất định cho việc chuyển sang IPSAS, vì thế cần cung cấp các yêu cầu về kỹ thuật để phát triển hệ thống kế toán hỗ trợ cho quá trình thực hiện, tuy nhiên nghiên cứu chưa khai thác sâu các giải pháp cần thiết để thực hiện.

Thực hiện điều tra nguyên nhân của việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS tại các quốc gia với nhiều mức độ khác nhau,Christiaens và cộng sự (2013), đã phát triển các nghiên cứu trước đó nhưng mở rộng phạm vi trên 81 quốc gia tại các vùng lãnh thổ Các quốc gia được khảo sát phân chia thành 6 nhóm theo phong cách khác nhau của việc quản lý tài chính công để giải thích các tính năng khác nhau của cải cách khu vực công thực hiện trên toàn thế giới Kết quả khảo sát cho thấy do sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc trong cấu trúc của mỗi quốc gia đã ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán công và do đó việc vận dụng IPSAS cũng được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng kế toán dồn tích cho khu vực công được thực hiện tại các quốc gia theo 3 cấp độ khác nhau bao gồm: Nội dung, thời gian và phương pháp Do cơ chế không thể thực hiện IPSAS và thiếu biện pháp bắt buộc, nhiều Chính phủ xem xét nhu cầu riêng của mình và không thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định của IPSAS vì thế cải cách kế toán dồn tích sẽ không đồng nhất trong vận dụng IPSAS.

Irina và cộng sự (2013),trên cơ sở nghiên cứu những hạn chế từ hệ thống kế toán khu vực công của Ukraine bao gồm: thiếu phương pháp thống nhất trong cơ quan lập pháp cho hoạt động kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công; thông tin về tình trạng tài chính của Nhà nước không được ghi nhận đầy đủ, chính xác và không có khả năng so sánh; báo cáo ngân sách hợp nhất nhiều thông tin trùng lặp, dẫn đến tăng chi phí cho việc xử lý thông tin; thiếu các quy định cho những hoạt động khác nhau trong cơ cấu tổ chức và quy trình của kế toán, những hạn chế này làm ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của thông tin trên Báo cáo tài chính Từ đó, việc cải cách hệ thống kế toán là nhằm thiết lập một hệ thống báo cáo chuẩn, không những phục vụ cho quản lý điều hành ngân sách mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng sử dụng kể cả công chúng và nâng cao tính minh bạch của các Báo cáo tài chính được lập bởi Chính phủ Việc cải cách theo hướng hiện đại hóa dịch vụ tài chính kế toán tạo nên sự thích ứng giữa chương trình ngân sách với các nguyên tắc, phương pháp luận mới về kế toán trên quan điểm vận dụng IPSAS.

Gomes (2013), phân tích những nỗ lực của Malaysia thực hiện kế toán cơ sở dồn tích để hội tụ với IPSAS Áp dụng kế toán dồn tích sẽ cho phép cung cấp thông tin chính xác về việc sử dụng các nguồn lực, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài chính công, tạo thuận lợi cho Chính phủ đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế Nghiên cứu này cũng phân tích những hạn chế của hệ thống kế toán cơ sở tiền mặt, phân tích xu hướng áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích và thực hiện chuyển đổi sang IPSAS Đối vớiMalaysia, những nỗ lực của Chính phủ là nhằm hướng tới áp dụng IPSAS trước ngày

01/01/2015 và thực hiện chính sách kế toán dồn tích khi phát hành các Báo cáo tài chính vào tháng 01 năm 2015, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của IPSAS.

Theo nghiên cứu của Alshjairi (2014), lý do cho sự cần thiết phải cải cách hệ thống kế toán Chính phủ và áp dụng IPSAS tại Iraq trước hết bắt nguồn từ sự thay đổi trong thể chế chính trị, kinh tế và chủ trương hội nhập kinh tế thế giới Ngoài ra, tình trạng tham nhũng và thiếu minh bạch trong quản lý tài chính công đã làm phát sinh yêu cầu cải cách hệ thống kế toán công trên cơ sở áp dụng IPSAS Thực hiện đánh giá tính khả thi của việc áp dụng IPSAS tại Iraq, một bảng câu hỏi khảo sát trong đó có những câu hỏi liên quan đến nhu cầu cải cách quản lý tài chính công, những yêu cầu và thách thức đối với việc áp dụng IPSAS tại Iraq Các đối tượng được khảo sát bao gồm: Bộ Tài chính, Ban Kiểm toán viên tối cao, các trường Đại học Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần thiết cải cách hệ thống kế toán Chính phủ Iraq theo hướng áp dụng IPSAS là một giải pháp tốt nhất để cải thiện tình hình của Iraq.

Lý do thứ nhất để áp dụng IPSAS là do sự phù hợp với các tổ chức quốc tế hoặc các nhà viện trợ phát triển, theo đó cần thiết áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích nhằm cung cấp một hệ thống thông tin tin cậy Lý do thứ hai cho việc áp dụng IPSAS là thúc đẩy khả năng so sánh thông tin tài chính trên phạm vi quốc tế Hơn nữa, IPSAS tăng cường tính minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình của Chính phủ cho người dân, cử tri và các đại diện của họ.

Mhaka (2014), thực hiện một nghiên cứu phân tích và so sánh việc áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt với việc thiết lập các Báo cáo tài chính của Chính phủ trên cơ sở vận dụng IPSAS tại Zimbabwe Từ những năm 2008, nền kinh tế Zimbabwe được xác định là siêu lạm phát, cuộc khủng hoảng nợ quốc gia cộng với những sai sót, hạn chế từ khu vực công như ghi nhận không đầy đủ tình hình tài chính, các hoạt động gian lận và chi tiêu lãng phí làm phát sinh nhu cầu về cải cách hệ thống quản lý tài chính – kế toán của Chính phủ Hàng loạt các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuẩn mực kế toán và chất lượng Báo cáo tài chính được thực hiện Kế thừa các nghiên cứu trước, nghiên cứu này đã đi sâu phân tích chi phí và những lợi ích cho việc áp dụng IPSAS đồng thời đề xuất các biện pháp ngăn chặn những thách thức cho việc áp dụng IPSAS tại Zimbabwe.

Ijeoma, NB (2014) dựa trên nghiên cứu đánh giá việc cải cách Báo cáo tài chính củaChính phủ tại Nigeria và thực hiện chuẩn mực kế toán công trên cơ sở vận dụng IPSAS.Nghiên cứu tập trung vào việc xem xét chất lượng Báo cáo tài chính Chính phủ và những yêu cầu cho việc cung cấp một hệ thống thông tin tài chính minh bạch Thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát và công cụ thống kê là Chi-square và Kruskal Wallis để kiểm tra, phân tích, các đối tượng được khảo sát bao gồm: tất cả các phòng ban khác nhau của kế toán Nhà nước, các kế toán chuyên nghiệp, các kiểm toán viên, giảng viên kế toán tại Đại học Nnamdi Azikiwe, Awka… Kết quả khảo sát cho thấy việc vận dụng IPSAS sẽ tăng cường mức độ trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong khu vực công, cho phép cung cấp thông tin có ý nghĩa hơn và tăng cường khả năng so sánh trên phạm vi quốc tế.

Carstens trong một nghiên cứu về quá trình phát triển kế toán công ở Nam Phi, theo đó, Luật Quản lý tài chính công (PFMA) là một phần quan trọng của Hệ thống Luật được thông qua bởi Chính phủ dân chủ đầu tiên ở Nam Phi Mục tiêu của đạo luật này là nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lý tài chính khu vực công; tăng cường trách nhiệm quản lý tài chính công, đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin về chất lượng và ngăn ngừa tình trạng tham nhũng trong việc sử dụng tài sản công Với những mục tiêu trên, chương 11 của luật quy định việc thành lập Ban chuẩn mực kế toán (ASB), nhằm xây dựng và ban hành một hệ thống chuẩn mực vận dụng cho khu vực công Nhiệm vụ cơ bản của Ban chuẩn mực kế toán (ASB) bao gồm: thực hiện các chức năng khác nhau để thúc đẩy trách nhiệm giải trình và hiệu quả trong quản lý nguồn thu, các khoản chi, tài sản, công nợ và gia tăng tính minh bạch đối với báo cáo tài chính công của các tổ chức mà chuẩn mực của Grap chi phối…ASB đề xuất lộ trình soạn thảo và ban hành Grap trên cơ sở vận dụng IPSAS và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và nghiên cứu quá trình phát triển của Grap dựa trên một số nguyên tắc.

● Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS

Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS

(Năm) Tên đề tài Nơi công bố nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

IPSAS and Public Sector Nghiên cứu cải cách hệ

Kết quả của cải cách và vận dụng Government

Accounting, volume IV comparative International, thống kế toán công tại các nước đang phát triển nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán trên cơ

- Vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao.

-Nguồn tài chính cung cấp để

Countries Pp.219-230 sở vận dụng IPSAS thực hiện.

Journal of Modern Accounting and Auditing, 6 (12):

Nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt về thực trạng kế toán Chính phủ ở các nước

Sự năng động của việc vận dụngIPSAS tại các quốc gia phụ thuộc vào thành tựu của cuộc cải cách

(2010) implementation: efforts of transition countries toward

Herzegovina để chuyển đổi sang IPSAS. hệ thống kế toán công.

Hạn chế từ quá trình cải cách để chuyển đổi sang IPSAS bao gồm: Chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích; khó khăn khi chuyển đổi ngôn ngữkế toán. Johan

Nguyên nhân của việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS tại các quốc gia theo nhiều mức độ khác nhau.

Nghiên cứu định tính và định lượng (Bảng câu hỏi và thống kê)

- Do sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc trong cấu trúc của mỗi quốc gia.

- Việc áp dụng kế toán dồn tích cho khu vực công được thực hiện tại các quốc gia theo các cấp độ khác nhau.

- Do sự thống trị của kế toán doanh nghiệp

Nghiên cứu quá trình cải cách kế toán khu vực công tại Ukraine nhằm cải thiện hệ thống Báo cáo tài chính khu vực công theo hướng vận dụng IPSAS.

- Chiến lược cải cách kế toán của Ukraine: Hoàn thiện hệ thống kế toán: phân chia trách nhiệm hạch toán kinh doanh đối với tài sản, công nợ, thu nhập, chi phí; cải thiện Báo cáo cáo tài chính.

- Các nhân tố quyết định thành công: Hiệu lực quản lý của Chính phủ; tăng cường kiểm soát tài chính công; tăng cường đầu tư hệ thống công nghệ thông tin chuyển đổi sang IPSAS

Các nghiên cứu trong nước

Nếu như trước đây kế toán khu vực công Việt Nam chưa được chú trọng, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào kế toán doanh nghiệp thì ngày nay, đặc biệt là kể từ khi IPSAS ra đời, tiếp theo đó nhiều quốc gia trên thế giới tiếp cận đã và đang xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia, làm cho nội dung nghiên cứu về kế toán công đã nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu cũng như những người tham gia công tác trong khu vực công Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học cùng với những cuộc hội thảo liên quan đến việc nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán công đã được BộTài chính tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS Đặng Thái Hùng (2007), nhận định để quản lý thống nhất tài chính Nhà nước cần tập trung thông tin và công khai hóa tài chính Nhà nước, sự cần thiết phải cải cách hệ thống kế toán công, thực hiện Tổng kế toán Nhà nước và tất yếu phải tuân thủ IPSAS Nghiên cứu nàyđã đi sâu phân tích và làm rõ vai trò, mối quan hệ giữa tài chính Nhà nước và kế toán Nhà nước cũng như những yêu cầu cho việc quản lý thống nhất và công khai tài chính Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Đối với Việt Nam, nhìn chung hệ thống kế toán Nhà nước Việt Nam còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới, công tác kế toán Nhà nước bị chia cắt, tách rời cả về khung pháp lý và tổ chức thực hiện Việc thu thập thông tin phục vụ cho điều hành NSNN gặp nhiều khó khăn, thông tin tài chính Nhà nước trong tình trạng chia cắt, cục bộ theo chức năng quản lý.

Trong một nghiên cứu về sự tác động của chuẩn mực kế toán công đến kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc, Phạm Văn Liên (2007) nhận định việc xây dựng CMKTCVN bắt nguồn từ nhu cầu quản lý thống nhất tài chính Nhà nước, tổng hợp thông tin đồng bộ, cung cấp thông tin tin cậy phục vụ cho quản lý tài sản công Nghiên cứu này chỉ ra những tác động của chuẩn mực kế toán công đến kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc, trước hết là tác động đến việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, tiếp theo là sự tác động đến việc thiết kế hệ thống tài khoản và sổ kế toán, quy định phương pháp kế toán và thiết kế hệ thống Báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cho khu vực công Cuối cùng, chuẩn mực kế toán công còn ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, xây dựng mô hình kế toán Nhà nước và bộ máy kế toán Nhà nước thống nhất.

Hà Thị Ngọc Hà (2007), trên cơ sở nghiên cứu sự khác biệt của hệ thống kế toán Hành chính sự nghiệp Việt Nam và IPSAS, nghiên cứu này đã đề xuất những giải pháp cho việc cải cách hệ thống kế toán công Việt Nam Những khác biệt được nghiên cứu đề cập bao gồm: Khác biệt trong quy định thiết lập hệ thống Báo cáo tài chính, kế đến là khác biệt về đặc điểm đơn vị HCSN ở Việt Nam, nhìn chung kế toán HCSN Việt Nam đang thực hiện nhiều hoạt động SXKD và đầu tư tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chưa có chính sách tài chính nên không có cơ sở để quy định về kế toán Khác biệt thứ ba là do ViệtNam chưa có quy định cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho khu vực công Nghiên cứu này đưa ra khuyến nghị cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi Luật NSNN, cũng như cần có chính sách tài chính công phù hợp với thông lệ chung làm nền tảng cho việc nghiên cứu xây dựng và công bố chuẩn mực kế toán công theo hướng áp dụng IPSAS.

Mai Vinh (2007), trong một nghiên cứu về sự tác động của chuẩn mực kế toán công đến phương pháp lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn và theo kết quả đầu ra Nghiên cứu này đã làm rõ vai trò quan trọng của chuẩn mực kế toán công trong việc lập dự toán ngân sách, bởi vì chuẩn mực kế toán công hướng tới mục tiêu quy định thống nhất các nguyên tắc kế toán, đảm bảo Báo cáo tài chính được trình bày theo cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính và các luồng tiền của đơn vị Đây là những thông tin hữu ích cho việc lập dự toán ngân sách, đặc biệt là dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn và theo kết quả đầu ra Thông qua phân tích thực trạng kế toán công Việt Nam, nghiên cứu đề xuất áp dụng phương pháp lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn kết hợp với kết quả đầu ra cho Việt Nam phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.

Nguyễn Đăng Huy (2008), dựa trên nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng kế toán công Việt Nam cho thấy những khó khăn và hạn chế của hệ thống kế toán công hiện hành bao gồm: (1) Kế toán ngân sách chưa tập trung và thống nhất về tổ chức, phạm vi, nội dung và phương pháp kế toán Hiện nay, kế toán ngân sách được thực hiện bởi nhiều đơn vị khác nhau, vì thế đối tượng kế toán, nội dung, chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính của các đơn vị còn nhiều khác biệt, chưa đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu cho mục đích quản lý ngân sách (2) Các quy định hiện tại của kế toán công khá phức tạp và quá tập trung vào chi tiết, thậm chí chồng chéo về nội dung (3) Sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực, thêm vào đó là mức độ phức tạp của các yêu cầu về báo cáo tài chính (4) Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán cho lĩnh vực công (5) Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam được lập trên cơ sở tiền mặt có điều chỉnh hoặc dồn tích có điều chỉnh không phù hợp để áp dụng IPSAS Nghiên cứu này đề xuất những cải cách để vận dụng IPSAS: (1) Xem xét và tổ chức lại hệ thống Báo cáo tài chính (2) Đề ra các nguyên tắc kế toán cơ bản và khái niệm cho kế toán công có hệ thống và thống nhất (3) Thành lập Ủy ban đặc biệt để nghiên cứu IPSAS.

(4) Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong thiết lập lộ trình áp dụng IPSAS. Để làm rõ tính cấp thiết cho việc xây dựng CMKTCVN, Mai Thị Hoàng Minh (2008), nhận định rằng yêu cầu của quá trình hội nhập là thông tin kế toán phải có tính chuẩn mực, có thể so sánh và được thế giới thừa nhận Đối với Việt Nam, mặc dù trong nhiều năm qua Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong hoàn thiện hệ thống kế toán nhưng thông tin kế toán trong lĩnh vực công vẫn còn nhiều hạn chế như chưa nhất quán, chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế Thông qua việc so sánh giữa IPSAS với chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp của Việt Nam, tác giả chỉ ra những khác biệt, từ đó đề xuất việc xây dựng CMKTCVN.

Phạm Quang Huy (2010), trên cơ sở tìm hiểu kế toán công tại một số quốc gia và liên hệ thực tế tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp vận dụng cho khu vực công Việt Nam nhằm hướng tới việc ban hành CMKTCVN bao gồm: Thay đổi hành lang pháp lý; cải cách các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân; xóa bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu; cải cách hành chính đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách.

Phạm Văn Khoan (2011), nghiên cứu quá trình cải cách kế toán công Việt Nam và đánh giá thực trạng kế toán công hiện hành đã chỉ ra những hạn chế từ hệ thống kế toán công bao gồm: Chưa phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán Nhà nước; kế toán NSNN và KBNN, kế toán các quỹ công khác còn chủ yếu dựa vào phương pháp tiền mặt, trong khi kế toán Hành chính sự nghiệp áp dụng kế toán dồn tích có điều chỉnh nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý chi tiêu công theo kết quả đầu ra; những quy định áp dụng trong hệ thống kế toán công không phù hợp với IPSAS Nghiên cứu này đã đưa ra những đề xuất nhằm cải cách hệ thống kế toán công Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó kế toán công Việt Nam cần xác định lại đối tượng kế toán, xây dựng Tổng kế toán Nhà nước và hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán Nhà nước, từng bước hòa nhập với thông lệ quốc tế.

Thực hiện nghiên cứu thực trạng kế toán công Việt Nam bao gồm: Hệ thống pháp luật và các quy định chi phối hoạt động kế toán công Việt Nam, Ngô Thanh Hoàng (2014) đã phân tích và chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán công hiện hành như: Hạn chế từ hệ thống pháp lý cụ thể kế toán công Việt Nam được quy định trải dài qua nhiều tầng pháp lý như Luật, nghị định, quyết định, thông tư và các văn bản hướng dẫn dưới luật; Cơ sở kế toán chưa rõ ràng làm cho chất lượng thông tin thấp, giảm hiệu quả quản lý và điều hành khu vực công; những khác biệt so với IPSAS về điều kiện ghi nhận, việc ghi nhận giá trị, kế toán quản trị trong lĩnh vực công cũng chưa được chú trọng Nghiên cứu này đưa ra một số đề xuất: (1) Hoàn hiện hệ thống pháp lý về kế toán trong khu vực công; (2) Ban hành chuẩn mực kế toán công theo hướng vận dụng IPSAS; (3) Cần có quy định phân biệt giữa lĩnh vực doanh nghiệp và lĩnh vực công khi thực hiện tính giá; (4) Đề xuất chia kế toán công thành 5 cấu phần: Kế toán trong lĩnh vực quản lý ngân sách, kế toán thu ngân sách, kế toán đơn vị sử dụng NSNN và đơn vị không sử dụng NSNN, kế toán các quỹ công chuyên dụng, kế toán nghiệp vụ và Tổng kế toán Nhà nước.

● Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS

Bảng 1.5 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS

Tên đề tài Tên Tạp chí khoa học Mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu Đặng

Việt Nam và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán.

Tạp chí Kế toán, số 67, trang 7-9,30.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính Nhà nước, kế toán Nhà nước và những yêu cầu cho việc thực hiện Tổng kế toán Nhà nước.

Thực hiện Tổng KTNN là một yêu cầu cấp bách nhằm: Quản lý thống nhất TCNN, tập trung thông tin để thực hiện công khai hóa TCNN, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Chuẩn mực kế toán công và sự tác động của nó đến việc tổ chức kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước.

Hội thảo khoa học: Định hướng và lộ trình vận dụng IPSAS vào Việt Nam, Hà nội,

Nghiên cứu sự tác động của chuẩn mực kế toán công đến kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc.

Tác động của chuẩn mực kế toán công đến kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc bao gồm: Tác động đến việc tổ chức công tác kế toán; tác động đến việc thiết kế hệ thống tài khoản và sổ kế toán; việc quy định phương pháp kế toán; việc thiết kế hệ thống báo cáo báo cáo kế toán; tác động đến việc nghiên cứu, xây dựng mô hình kế toán Nhà nước và bộ máy KTNN thống nhất.

Sự khác biệt giữa chế độ kế toán

HCSN Việt Nam với IPSAS và những việc cần làm ngay.

Hội thảo khoa học: Định hướng và lộ trình vận dụng IPSAS vào Việt Nam, Hà nội,

Phân tích sự khác biệt giữa hệ thống kế toán HCSN của Việt Nam và IPSAS, đề xuất những giải pháp cải cách hệ thống kế toán HCSN VN theo hướng vận dụng IPSAS.

Những khác biệt giữa hệ thống kế toán HCSN và IPSAS: Khác biệt về hệ thống BCTC; về đặc điểm đơn vị HCSN ở VN; về lập Báo cáo tài chính hợp nhất.

Các giải pháp đề xuất: Sửa đổi Luật NSNN và chính sách quản lý tài chính công; nghiên cứu xây dựng và ban hành CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS

Tác động của Chuẩn mực kế toán công đến phương pháp lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn và theo kết quả đầu ra.

Tài liệu Hội thảo Định hướng và lộ trình vận dụng IPSAS vào Việt Nam, Hà nội, trang 106 - 109.

Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả

1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, tác giả nhận xét những hạn chế và khoảng trống trong các nghiên cứu trong nước và các nghiên cứu nước ngoài như sau:

- Đối với các nghiên cứu nước ngoài

Nhìn chung, các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá những lợi ích và thách thức mà các quốc gia phải đối mặt khi thực hiện cải cách hệ thống kế toán công và vận dụngIPSAS Thông qua phân tích thực nghiệm, một số tác giả đã xây dựng được mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán công và việc vận dụng IPSAS, làm rõ những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện tại mỗi quốc gia với hệ thống pháp lý, chính trị, kinh tế và trình độ nguồn nhân lực cũng như nhiều yếu tố đặc thù khác tại mỗi quốc gia Trong số các nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Nha Trang thực hiện tại Việt Nam cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng vận dụng IPSAS bao gồm các nhân tố tạo nên những thuận lợi như: Sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thế giới; chủ trương cải cách hệ thống kế toán công; Việt Nam có kinh nghiệm từ quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp… Những nhân tố tác động làm cản trở việc vận dụng IPSAS bao gồm: Khó khăn trong tổng hợp các dữ liệu quốc gia; hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và nhận thức về IPSAS; thiếu nguồn lực tài chính để thực hiện; hệ thống thông tin không đạt yêu cầu để vận dụng IPSAS…Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa bàn sâu đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng IPSAS.

- Đối với các nghiên cứu trong nước

Nhìn chung, nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá những hạn chế từ quá trình quản lý ngân sách và hệ thống kế toán công Việt Nam Trong đó, một số nghiên cứu phân tích thực trạng khu vực công Việt Nam bao gồm những quy định trong quản lý tài chính công, chế độ kế toán công,…từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống kế toán công Việt Nam với IPSAS để thấy được sự cần thiết phải xây dựng CMKTCVN Một số lớn nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia và đề xuất hướng đi cho kế toán công Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực.

Tóm lại, xem xét các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô hình về những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc cải cách và vận dụng IPSAS, chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện, tuy nhiên, với những đặc thù về thể chế chính trị,pháp lý, kinh tế, văn hóa và kể cả trình độ nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn tại Việt Nam Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu chưa có sự kết hợp giữa xem xét về hệ thống quản lý tài chính công trong mối liên hệ với hệ thống kế toán công để thấy được những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS Trong khi đó, đánh giá các nghiên cứu trong nước, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào việc cải cách hệ thống kế toán công, khai thác những khó khăn trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin minh bạch cho toàn bộ khu vực công phục vụ cho quản lý và điều hành NSNN,những bất cập từ các chế độ kế toán hiện áp dụng cho khu vực công, ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS cho Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS. sau: 1.3.2 Hướng nghiên cứu của tác giả

Trên quan điểm kế thừa những nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của các giả như

 Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố.

 Phân tích nguyên nhân phát sinh các nhân tố và mối liên hệ của chúng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS.

 Đề xuất các chính sách thích hợp để xây dựng CMKTCVN.

Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chuẩn mực kế toán công và việc vận dụng IPSAS được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào những nội dung như:

Thứ nhất, phát hiện các nhân tố tạo nên những lợi ích và thách thức cho việc vận dụng

IPSAS vào các quốc gia.

Thứ hai, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố, phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp.

Thứ ba, một số nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn tập trung phân tích thực trạng hệ thống kế toán và quản lý tài chính công, chỉ ra những hạn chế và khác biệt so với IPSAS, qua đó làm rõ nhu cầu xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS, đặc biệt là tại Việt Nam Khoảng trống từ các nghiên cứu được xác định là với những khác biệt về thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa,… để vận dụng các mô hình nghiên cứu những nhân tố của các tác giả thì cần thiết có sự xem xét đánh giá trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước, tác giả sẽ chọn lọc những quan điểm, những nội dung phù hợp tham khảo để làm rõ chủ đề nghiên cứu của mình, đồng thời sử dụng những phương pháp thích hợp để đánh giá và đưa ra những giải pháp, những đề xuất thiết thực nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuẩn mực kế toán cho khu vực công ViệtNam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG 44 2.1 Lý thuyết nền nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế tóan công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS

Lý thuyết quản lý công mới (New Public Management – NPM)

Lý thuyết quản lý công mới, được đề xuất bởi Hood (1991) lý thuyết này ra đời bắt nguồn từ yêu cầu đổi mới quản lý trong lĩnh vực công, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa Nếu như mô hình quản lý công truyền thống (Traditional Public Management) được biết đến với những đặc điểm như thực hiện theo mệnh lệnh, theo những quy tắc có sẵn một cách cứng nhắc, việc quản lý dựa trên các yếu tố đầu vào,…thì lý thuyết quản lý công mới được xem là một cuộc cách mạng về quản lý khu vực công Mô hình quản lý công mới đề cao sự cạnh tranh trong khu vực công, yêu cầu nhận thức lại vai trò của Nhà nước và cách thức sử dụng nguồn lực công, theo đó tính hiệu quả và dân chủ được chú trọng Với vai trò quản lý cao nhất, song Nhà nước có thể chuyển giao một phần công việc cho khu vực tư nhân đảm nhiệm, nhằm thu hút được đông đảo các thành phần xã hội tham gia vào hoạt động quản lý khu vực công Khi nền hành chính công có sự tham gia tích cực của xã hội sẽ khắc phục những tồn tại như lãng phí, tham nhũng, lạm quyền,…phát sinh từ mô hình quản lý công truyền thống trước đây Điểm nổi bật của lý thuyết quản lý công mới đó là nhấn mạnh hiệu quả sử dụng nguồn lực và kết quả đạt được, nghĩa là chú trọng đến kết quả đầu ra thay vì chỉ tập trung đầu vào, nhấn mạnh vào chất lượng, đáp ứng nhu cầu của công dân trong cung cấp dịch vụ công Mô hình này cũng đẩy mạnh việc phân cấp quản lý, giảm sự tập trung quyền lực, mở rộng quyền chủ động cho địa phương trong phạm vi thẩm quyền của họ, thúc đẩy sự năng động trong quản lý Một trong những thành công của lý thuyết này chính là cải cách quản lý hành chính, giảm quy mô của hệ thống cơ quan hành chính của Chính phủ, tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong quản lý nguồn lực công.

2.1.1.2 Vận dụng nội dung lý thuyết vào khóa luận

Nghiên cứu lý thuyết quản lý công mới trong mối liên hệ với việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia, có thể thấy rằng, một trong những điều kiện quan trọng dẫn đến sự thành công trong việc vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực kế toán công đó là tăng cường vai trò quản lý của Chính phủ, theo đó, một khuôn khổ pháp lý cần được thiết lập cho

[45] việc thực hiện chuẩn mực, hệ thống quản lý của Chính phủ phải được đổi mới năng động, đề cao tính hiệu quả, chú trọng đến kết quả đầu ra, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan Chính phủ,… Với những ưu điểm mang lại, lý thuyết quản lý công mới sẽ làm thay đổi căn bản, toàn diện khu vực công, tạo nên những nhân tố tích cực và những điều kiện cần thiết, thúc đẩy việc hình thành hệ thống chuẩn mực kế toán cho khu vực công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS.

Lý thuyết đại diện(Agency Theory)

Lý thuyết này được đề xuất bởi Jensen và Meckling (1976); Harris và Raviv (1978),vấn đề đại diện, liên quan tới hai đối tượng chính: Chủ sở hữu (principals) là chủ của các nguồn lực và người đại diện (agents) là người được ủy quyền (được thuê) của chủ sở hữu nguồn lực Người đại diện được trao một số quyền quản lý nhất định đối với nguồn lực nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu chủ sở hữu và người quản lý công ty đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ sở hữu Sự tách biệt giữa người sở hữu và người quản lý tạo ra hiện tượng thông tin không cân xứng, nhà quản lý có ưu thế hơn chủ sở hữu về thông tin, nên dễ dàng hành động tư lợi, hơn nữa việc giám sát các hành động của người đại diện cũng rất tốn kém, khó khăn, phức tạp. Đối với khu vực công, xem xét về sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý, chúng ta biết rằng NSNN thuộc sở hữu toàn dân, Quốc hội, Chính phủ là những người đại diện cho công chúng trao quyền quản lý và sử dụng NSNN cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan này có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình từ nguồn thu ngân sách được cấp phát và trách nhiệm giải trình về các nguồn thu, chi phát sinh tại đơn vị Các cơ quan này dĩ nhiên sẽ có lợi thế hơn về thông tin, họ có thể sẽ cố gắng đưa ra những thông tin có lợi cho họ để giải trình về các khoản ngân sách được cấp nhằm hoàn thành trách nhiệm được giao, thậm chí trong trường hợp vì sự tư lợi cá nhân họ sẽ cung cấp thông tin không chính xác, che giấu những hành vi tư lợi của họ Trong khi đó, Quốc hội, Chính phủ mong muốn nhận được thông tin minh bạch từ các đơn vị này, vì thế xuất hiện thông tin bất cân xứng và luôn tồn tại một chi phí đại diện.

2.1.1.2.Vận dụng nội dung lý thuyết vào khóa luận Ứng dụng lý thuyết đại diện trong nghiên cứu vận dụng IPSAS xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia có thể thấy rằng, để phát triển các chuẩn mực hay vận dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Chính phủ và cơ quan quản lý các cấp Vận dụng IPSAS là một quá trình thay đổi toàn diện và phức tạp, đòi hỏi không những sự đồng thuận từ các cấp quản lý để tuân thủ theo một khuôn mẫu thống nhất nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình trong cung cấp thông tin tài chính mà còn phát sinh yêu cầu thay đổi về quan điểm trong quản lý tài chính công, theo đó, việc công khai hóa thông tin về tình hình tài chính công cho các đối tượng sử dụng thông tin bao gồm cả công chúng luôn được chú trọng Các cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ – người đại diện công chúng trao cho quyền quản lý và sử dụng NSNN, việc xây dựng chuẩn mực kế toán công buộc các nhà quản lý phải tuân thủ theo các quy định thống nhất, trường hợp này chi phí đại diện chắc chắn sẽ giảm, tuy nhiên, liệu rằng có tồn tại hay không những xung đột về lợi ích dẫn đến tác động cản trở tiến trình thực hiện việc xây dựng chuẩn mực.

Lý thuyết các chiều văn hóa

Lý thuyết các chiều văn hóa được đề xuất bởi nhà nhân chủng học người Hà Lan – Geert Hofstede (1990), dựa trên phương pháp phân tích nhân tố, Hofstede đã chỉ ra những ảnh hưởng của giá trị văn hóa xã hội lên hành vi của các thành viên trong xã hội đó Cụ thể:

Chiều văn hóa thứ nhất: Chỉ số khoảng cách quyền lực (Power Dictance/PD) nghiên cứu cho thấy một xã hội mà khoảng cách quyền lực lớn (chỉ số PDI cao) đồng nghĩa với việc chấp nhận sự phân bối không công bằng về quyền lực, xã hội sẽ tồn tại sự phục tùng và các thể chế mang tính mệnh lệnh, quyền lực tập trung vào lãnh đạo cấp cao.

Chiều văn hóa thứ hai: Chủ nghĩa cá nhân (Individualism/IDV) chỉ số này thể hiện mức độ hòa nhập của cá nhân vào tập thể IDV cao mọi người thường ít kết nối và chia sẽ trách nhiệm với nhau ngoại trừ gia đình của họ, ngược lại, xã hội có chỉ số IDV thấp sự gắn kết giữa các cá nhân trong xã hội sẽ mạnh hơn, mức độ trung thành và sự tôn trọng của các thành viên trong nhóm sẽ cao hơn.

Chiếu văn hóa thứ ba: Nam quyền và nữ quyền (Masculinity/MAS), trong đó Nam quyền được hiểu là sự ưu tiên của xã hội cho thành quả, và thành công được đo lường bằng vật chất mà cá nhân đạt được, Tuy nhiên, khác với nam quyền, xã hội mà coi trọng nữ quyền thường coi trọng tính cộng tác, khiêm tốn, quan tâm đến chất lượng cuộc sống của những cá nhân trong xã hội, quan tâm đến bình đẳng nữ giới.

Chiều văn hóa thứ tư: Chỉ số phòng tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance/UAI) chỉ số này thể hiện mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi hoặc tiếp cận với những điều mới mẻ trong cuộc sống Khi chỉ số UAI cao xã hội sẽ không sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ hay những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm, mức độ gắn kết của các thành viên

[47] với những quy tắc, luật định, trật tự truyền thống khá cao Ngược lại, khi chỉ số UAI thấp xã hội sẵn sàng trong việc tiếp cận với cái mới, ít gò bó với những quy tắc luật định.

Chiều văn hóa thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation) nghiên cứu mô tả cách nhìn của xã hội hướng về tương lai hay quá khứ và hiện tại Theo đó, trong xã hội hướng đến tương lai các thành viên luôn chú trọng vào dài hạn, cá nhân thường luôn lo lắng và mong đợi sự thành công của họ trong tương lai, tuy nhiên, xã hội hướng vào hiện tại và quá khứ thường nhấn mạnh đến kết quả hiện tại thay vì trông đợi kết quả ở tương lai.

2.1.3.2.Vận dụng nội dung lý thuyết vào khóa luận

Mô hình các chiều văn hóa của Hofstede được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đối với nghiên cứu của khóa luận, lý thuyết này được ứng dụng nhằm so sánh những giá trị văn hóa khác nhau giữa các quốc gia sẽ tác động như thế nào đến việc tiếp cận Chuẩn mực kế toán công quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia,với những đặc điểm riêng có về giá trị văn hóa ở mỗi quốc gia như chỉ số quyền lực cao hay thấp, chủ nghĩa cá nhân trong xã hội, quan điểm về phòng tránh rủi ro hay vấn đề định hướng tương lai…có liên quan hay không đến việc kích thích thúc đẩy hoặc cản trở tiến trình xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS.

Lý thuyết Quỹ (Fund Theory)

Lý thuyết này được đề xuất bởi Vatter (1947), ông cho rằng Quỹ là một đơn vị hoạt động theo một mục đích cụ thể Phương trình kế toán được thể hiện như sau:

Tổng tài sản = Tổng các giới hạn tài sản

Theo lý thuyết này khái niệm “giới hạn tài sản” phản ánh giá trị của một nhóm tài sản bị giới hạn sử dụng cho các mục đích xác định Nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu được xem là các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản Nghiên cứu này cho rằng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý, Nhà nước phân chia các nhiệm vụ theo từng hoạt động tương ứng với các mục đích khác nhau Theo đó, nguồn lực sẽ được phân bổ theo từng hoạt động Mỗi quỹ được phản ánh độc lập trên cơ sở ghi nhận thu nhập được phân bổ để thực hiện nhiệm vụ chi được xác định Báo cáo tài chính được trình bày riêng theo từng quỹ nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động mỗi quỹ.

2.1.4.2 Vận dụng nội dung lý thuyết vào khóa luận

Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu cho thấy, nguồn lực giới hạn của tài sản được phân bổ cho các hoạt động khác nhau thuộc khu vực công và phải được báo cáo, trình bày riêng theo từng quỹ để đánh giá hiệu quả Chúng ta biết rằng, NSNN là nguồn lực tài chính quốc gia, vì thế, quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả NSNN là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của hầu hết các quốc gia trên thế giới Quản lý NSNN được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thông qua việc phân cấp quản lý để xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp với mục tiêu quan trọng là tăng hiệu quả sử dụng NSNN Có thể thấy rằng, tăng cường vai trò quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực quốc gia, trong khi đó, thách thức lớn mà khu vực công phải đối mặt đó là nhu cầu về khối lượng và chất lượng dịch vụ công ngày càng cao trong khi nguồn lực tài chính công lại có hạn, vì thế, yêu cầu đặt ra là phải quản lý và sử dụng hiệu quả trong giới hạn tài sản có được.

Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công

2.2.1 Tổng quan về Khu vực công

2.2.1.1 Định nghĩa về Khu vực công

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về khu vực công dưới nhiều góc độ khác nhau:

Theo Liên Hợp Quốc (2008), “Khu vực công bao gồm toàn thể các cơ quan của Chính phủ và các công ty quốc doanh” Trong đó, toàn thể các cơ quan của Chính phủ để chỉ các đơn vị được thành lập theo quy trình có thẩm quyền lập pháp, tư pháp, quyền điều hành. Theo Bergmann (2009), “Khu vực công bao gồm các đơn vị thuộc khu vực của Chính phủ và các tổ chức công” Với định nghĩa này, khu vực công được hiểu bao gồm các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức được Chính phủ tài trợ bằng công quỹ để thực hiện các dịch vụ công.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xác định “Khu vực công bao gồm những khu vực của Chính phủ và các công ty công kể cả ngân hàng Trung ương” , mặc dù định nghĩa này chi tiết hơn thể hiện khu vực công bao gồm kể cả các ngân hàng Trung ương Tuy nhiên, theo đó khu vực công cũng được hiểu là khu vực Chính phủ và các đơn vị công, phạm vi của khu vực công được xác định trên cơ sở danh tính của người sử dụng lao động.

Cơ quan thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2001) định nghĩa: “Khu vực công hợp thành bởi khu vực Chính phủ (chính quyền Trung ương, chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương) và các tập đoàn công (tổng công ty tài chính công kiểm soát các đơn vị chung của Chính phủ, các tập đoàn công phi tài chính, các tổng công ty công như ngân hàng Trung ương và các tập đoàn tài chính phi tiền tệ)” Định nghĩa này phù hợp với ứng dụng của Hội đồng IPSAS (IPSASB).

Broadbent và Guthrie (1992), trong một tranh luận tái đặt tên “khu vực công” là “dịch vụ công” cho rằng quan điểm xác định khu vực công và phạm vi của khu vực công căn cứ vào quyền sở hữu và kiểm soát trước đây không còn phù hợp Tổ chức này nhận định, khái niệm về khu vực công đòi hỏi phải có sự tài trợ công, nghĩa là sự tài trợ của Chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ công Bởi vì, việc cung cấp các dịch vụ công ngày nay có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau và được kiểm soát thông qua các cơ chế và quy định khác kể cả có sự tham gia của các tổ chức tư nhân Tổ chức này cho rằng có hai vấn đề chính khi xác định “dịch vụ công” Trước hết ranh giới cho các dịch vụ công là không cố định và khác nhau ở mỗi quốc gia, do đó không nên dựa vào tiêu chí chung để đánh giá. Thứ hai, ranh giới ngành có thể thay đổi theo thời gian chẳng hạn như chủ trương của Chính phủ trong tư nhân hóa các hoạt động công cộng.

Trong khi đó, Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ Việt Nam 2001 cho rằng: “Khu vực công hợp thành bởi Khu vực Chính phủ/ Chính phủ và các đơn vị công”.

Tóm lại, qua các định nghĩa trên khu vực công được hiểu bao gồm các cơ quan Chính phủ từ Trung ương đến địa phươngđược thành lập theo quy trình có thẩm quyền, các tập đoàn, công ty chịu sự kiểm soát của Nhà nước do Nhà nước tài trợ hoặc chỉ đạo điều hành, kể cả hệ thống ngân hàng Trung ương Đây là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, phản ánh hoạt động kinh tế chính trị, xã hội do Nhà nước quyết định, bộ phận này giúp thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, phân phối thu nhập và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội.

2.2.1.2 Vai trò của Khu vực công

Bàn về vai trò của khu vực công, nhà kinh tế học Jay K.Rosengrad – Đại học Harvard cho rằng khu vực công có vai trò chủ đạo và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế: a) Với vai trò chủ đạo: Các đơn vị công là những đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, nắm giữ những vị trí trọng yếu của toàn bộ nền kinh tế, vì thế có khả năng chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, góp phần định hướng và phát triển kinh tế theo mục tiêu, chiến lược đã đề ra Từ nguồn tài trợ của ngân sách Nhà nước, các đơn vị công đi đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại để thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh tế của Nhà nước, đóng góp phần lớn cho ngân sách và tích lũy tái sản xuất mở rộng, lực lượng này chính là tác nhân chính cho sự phát triển của nền kinh tế Thông tin được cung cấp từ khu vực công là cơ sở cho các quyết định liên quan đến các chương trình,chính sách quốc gia. b) Với vai trò tạo điều kiện: Các đơn vị công là những đơn vị được ngân sách tài trợ, vì thế có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm hoặc những chương trình, dự án quan trọng có tính chất bảo mật của Nhà nước Đây là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới… và có vai trò xúc tác trong phát triển kinh tế, có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế.

2.2.2 Tổng quan về Kế toán công

2.2.2.1 Định nghĩa về Kế toán công

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Kế toán công là công cụ và phương tiện quản lý tài sản, các quỹ và thực hiện các giao dịch của Chính phủ”.

Theo chế độ chung về kế toán công hiện hành của Cộng hòa Pháp: “Kế toán công là tổng thể các quy định pháp lý và kỹ thuật vận dụng cho việc chấp hành, phản ánh, ghi chép và kiểm tra các nghiệp vụ tài chính của các tổ chức công.”

Theo Ijeoma và Oghoghomeh (2014, trang 2) ở Nigeria, kế toán công được định nghĩa:

“Kế toán công là một quá trình ghi chép, tổng hợp, phân tích, giao tiếp và giải thích các giao dịch tài chính của các đơn vị Chính phủ và các cơ quan Kế toán công phản ánh tất cả giao dịch của các các cấp, liên quan đến việc tiếp nhận, lưu ký và giải ngân vốn của Chính phủ”.

Theo PGS.TS Phạm Văn Đăng (2005, trang 6): “Kế toán công là sự ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện bằng số liệu về hoạt động tài chính của ngân sách Nhà nước, nợ Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước bên cạnh ngân sách và tài sản Nhà nước khác; bằng hệ thống các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối; dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ do Nhà nước quy định.”

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Đông (2005, trang 10): “Kế toán công là công cụ quan trọng để quản lý ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ quốc gia giải quyết việc làm… và các tài sản quý hiếm của Nhà nước Thông qua những thông tin do kế toán cung cấp, Nhà nước điều hành và kiểm tra tình hình thu, chi của các loại quỹ, nắm chắc thực trạng tiền vốn, tài sản của mình.”

Tóm lại, qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu kế toán công như là một công cụ và phương tiện quản lý tài chính của Chính phủ, thực hiện việc ghi nhận, phân loại, kiểm soát và cung cấp thông tin về toàn bộ tình hình và sự vận động của các nguồn tài chính Nhà nước, tài sản Nhà nước bằng hệ thống các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá, tổng hợp, cân đối theo những nguyên tắc, chế độ và chuẩn mực kế toán Thông qua đó, kiểm soát

[51] các hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước, các hoạt động liên quan đến ngân sách Nhà nước, các khoản nợ, các quỹ tài chính Nhà nước và hoạt động kinh tế của các đơn vị sử dụng ngân sách, giúp Nhà nước có những giải pháp hữu hiệu trong quản lý và điều hành ngân sách.

2.2.2.2 Vai trò của Kế toán công

Theo tác giả Phạm Văn Đăng (2005), vai trò của kế toán công bao gồm: a) Công cụ phục vụ cho quá trình quản lý NSNN

Kế toán công với tư cách là một công cụ quản lý NSNN, cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN; các khoản vay nợ trong và ngoài nước; các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước Đây là nguồn thông tin không thể thiếu để thực hiện việc lập dự toán ngân sách Bên cạnh đó, kế toán công theo dõi việc chấp hành dự toán ngân sách và chịu trách nhiệm quyết toán ngân sách Nguồn thông tin cung cấp thông qua các báo cáo từ kế toán công là dữ liệu quan trọng cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tài chính của kỳ thực hiện, làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng và giải pháp cho hoạt động trong tương lai. b) Công cụ phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách

Mối quan hệ giữa quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công

Có thể nói, hệ thống kế toán công là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho quản lý tài chính công Theo Mikesell (2013), Báo cáo tài chính được cung cấp từ hệ thống kế toán công sẽ là cơ sở để nhận định tình trạng tài khóa của một địa phương, nhận định này hết sức quan trọng đối với nhà lập pháp ở địa phương, với bất kỳ cơ quan giám sát tình hình tài chính địa phương của Trung ương và đối với công chúng nói chung Hệ thống kế toán công góp phần bảo vệ công quỹ, ngăn ngừa việc phân bổ công quỹ không phù hợp với ngân sách được xét duyệt, giúp kiểm tra và ngăn chặn vượt chi ngân sách cũng như những mánh lới tài khóa nhằm tạo ra sự đánh giá không đúng về tình hình tài chính của chính quyền các cấp (Mikesell, 2013, trang 25).

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những yếu kém trong quản lý tài chính công trước hết là do thiếu minh bạch từ khâu lập dự toán không được xem xét, đánh giá trước khi ngân sách được thông qua Thứ hai, các báo cáo về ngân sách thiếu thông tin lý giải về những thay đổi đáng kể của quá trình thực thi NSNN Ngoài ra, liên quan đến các trường hợp yêu cầu báo cáo kịp thời NSNN, người ta thường đổ lỗi cho sự yếu kém của hệ thống kế toán công bao gồm thiếu năng lực chuyên môn của một bộ phận nhân viên kế toán. Theo Thurmaier (2013), thực hiện ngân sách thường được xem là kế toán trong chu trình ngân sách Với trọng tâm là kiểm soát sao cho các nhà quản lý ngân sách chi tiêu vốn ngân sách theo đúng mong muốn của cơ quan dân điều hành Vai trò của các cán bộ điều hành ngân sách là theo dõi các báo cáo kế toán để đảm bảo không vượt chi so với dự toán được giao và giám sát xu hướng chi tiêu nhằm phát hiện ra các hoạt động chi tiêu có thể dẫn đến vi phạm các hạn mức chi tiêu do cơ quan điều hành đặt ra (Thurmaier, 2013, trang 376). Thurmaier (2013), cũng nhận định hệ thống kế toán công cung cấp hai loại thông tin có giá trị để theo dõi ngân sách bao gồm: Thông tin giám sát thu, thông tin này vô cùng cần thiết để tránh những thiếu hụt ngoài dự kiến hoặc thâm hụt ngân sách, nếu thu không đạt dự kiến phải cắt giảm chi tiêu, những cảnh báo do kế toán cung cấp sẽ giúp cán bộ quản lý điều chỉnh kế hoạch chi tránh chi tiêu thâm hụt ngân sách Thông tin giám sát chi cho phép các cán bộ quản lý và các quan chức giám sát thực thi hiệu lực những yêu cầu pháp lý khi cần.Khía cạnh thiết yếu trong hoạt động giám sát là nó đảm bảo thu chi diễn ra đúng thời điểm báo cáo Như vậy, các báo cáo kế toán cho phép các nhà quản lý biết Chính phủ đã làm được tới đâu Trên cơ sở các báo cáo thu sẽ thông tin cho các bộ quản lý và các cơ quan theo dõi ngân sách về tình trạng khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ thu và liệu ngân sách có được cân đối vào cuối năm (Thurmaier, 2013, trang 384 – 389) Cán bộ ngân sách sử dụng báo cáo kế toán không chỉ để giám sát số dư quỹ ngân sách mà còn phân tích xu hướng các dòng chi khác nhau để xác định các hoạt động mất nhiều chi phí hoặc có thể tiết kiệm.Trong trường hợp này, cán bộ ngân sách đóng vai trò là người tư vấn quản trị để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả Khi đó, cán bộ kế toán lại là người hỗ trợ đưa ra thông tin cho những quyết định quản trị của cơ quan ngân sách (Thurmaier, 2013, trang 402 - 405).

IPSAS và những ảnh hưởng đối với việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia

2.4.1.1 Lịch sử hình thành IPSAS Ủy ban Khu vực công - Public Sector Committee (PSC) là một đơn vị do Liên đoàn kế toán (IFAC) thành lập năm 1986 có nhiệm vụ theo dõi các vấn đề liên quan đến tài chính và kiểm toán khu vực công Với mục tiêu phục vụ cho lợi ích công, bằng cách phát triển những chuẩn mực Báo cáo tài chính trong lĩnh vực công có chất lượng cao nhằm tạo nên sự thống nhất trong ghi nhận và công bố thông tin trên Báo cáo tài chính và khả năng so sánh thông tin trên phạm vi toàn cầu Trên cơ sở đó, thúc đẩy quá trình hòa hợp giữa Chuẩn mực kế toán công quốc gia với IPSAS, đồng thời qua đó cung cấp thông tin tốt hơn cho các quyết định về phân bổ, sử dụng nguồn lực và nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc khu vực công.

Giai đoạn 1996 – 2001 là giai đoạn ban đầu hình thành IPSAS, PSC thực hiện xem xét và sửa đổi một số Chuẩn mực kế toán quốc tế doanh nghiệp (IAS) cho phù hợp với khu vực công Giai đoạn này được tài trợ bởi IFAC, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ngân hàng Thế giới (WB). Các IPSAS hầu như được giữ nguyên theo các yêu cầu, cấu trúc của IAS ngoại trừ những lý do chuẩn mực có liên quan đến khu vực công buộc phải khác đi, chương trình xây dựng và phát triển chuẩn mực này đã được hoàn thành vào cuối năm 2001 Các chuẩn mực được ban hành trong giai đoạn này là chuẩn mực từ IPSAS 01 đến IPSAS 20.

Tháng 11 năm 2004, IFAC thành lập Ủy ban IPSAS (IPSASB) - một tổ chức ban hành chuẩn mực độc lập bao gồm 18 thành viên, trong đó 15 thành viên được rút ra từ các cơ quan thành viên IFAC, còn lại 3 thành viên là nhân viên công chúng có chuyên môn trong Báo cáo tài chính của khu vực công Các thành viên bao gồm các đại diện từ các Bộ tài chính, các Viện kiểm toán Chính phủ, các tổ chức thuộc khu vực công Tất cả các thành viên của IPSASB được Ủy ban của IFAC tuyển chọn thông qua từ Hội đồng đề cử của IFAC IPSASB hoạt động dưới sự bảo trợ của IFAC và nhiệm vụ của Hội đồng tập trung vào việc: (1) Ban hành IPSASs; (2) Thúc đẩy sự chấp nhận của IPSASs và sự hòa hợp quốc tế đối với các tiêu chuẩn này; (3) Ban hành các tài liệu khác có cung cấp hướng dẫn về các vấn đề và kinh nghiệm trong Báo cáo tài chính trong khu vực công.

IPSASB có nhiệm vụ nghiên cứu soạn thảo và công bố IPSAS vận dụng cho cơ sở kế toán tiền mặt và cơ sở kế toán dồn tích IPSAS đưa ra các quy định liên quan đến việc ghi

[59] nhận, đánh giá và công bố thông tin trên Báo cáo tài chính mục đích chung Đây là báo cáo vận dụng cho toàn bộ các đối tượng cần và sử dụng thông tin về tình hình tài chính khu vực công IPSAS chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Giai đoạn 2002 – 2009, dự án Phát triển chung được thực hiện nhằm ban hành các bản dự thảo để cập nhật 11 IPSASs bao gồm: IPSAS 01, IPSAS 03, IPSAS 04, IPSAS 06, IPSAS 07, IPSAS 08, IPSAS 12, IPSAS 13, IPSAS 14, IPSAS 16, IPSAS 17 cùng hội tụ với sự thay đổi của IASs ban hành vào tháng 12 năm 2003 trong dự án Phát triển chung. Giai đoạn này IPSASB cũng đã cho ra đời các chuẩn mực đặc thù chỉ vận dụng trong các khu vực công, bao gồm IPSAS 21, IPSAS 22, IPSAS 23, IPSAS 24 Cũng trong giai đoạn này chương trình hội tụ khuôn mẫu cho các chuẩn mực khu vực công và chuẩn mực quốc tế khu vực tư được thực hiện cho khu vực công và cho ra đời các chuẩn mực từ IPSAS 25 đến IPSAS 31.

Năm 2010, do IASB đã ban hành một số thay đổi cho 12 Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs) và Diễn giải Báo cáo tài chính quốc tế (IFRICs) IPSASB đã quyết định cập nhật và chỉnh sửa 4 chuẩn mực bao gồm IPSAS 16, IPSAS 17, IPSAS 19, IPSAS 21 cho phù hợp với sự thay đổi này.

Trong năm 2011, bắt nguồn từ việc Ủy ban diễn giải Báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) của IASB ban hành IFRIC 12 về các cam kết nhượng quyền dịch vụ Theo đó, IPSASB cũng đã ban hành IPSAS 32 “Thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ” có hiệu lực chính thức từ

Năm 2011, IPSASB tiến hành hoàn thiện một số chuẩn mực, theo đó các chuẩn mực được bổ sung đầy đủ mục tiêu bao gồm: IPSAS 01, IPSAS 03, IPSAS 04, IPSAS 06, IPSAS07, IPSAS 08, IPSAS 10, IPSAS 12, IPSAS 13, IPSAS 14, IPSAS 16, IPSAS 17, IPSAS 19, IPSAS 21, IPSAS 22, IPSAS 23, IPSAS 24, IPSAS 25, IPSAS 26, IPSAS 27, IPSAS 28, IPSAS 29, IPSAS 30, IPSAS 31.

Năm 2015, IPSASB tiến hành xây dựng chuẩn mực IPSAS 33, IPSAS 34, IPSAS 35, IPSAS 36, IPSAS 37, IPSAS 38.

Tóm lại, IPSAS được ban hành đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc thống nhất hệ thống chuẩn mực kế toán trong lĩnh vực công trên phạm vi toàn thế giới Với xu thế hội nhập thế giới, IPSAS càng có ý nghĩa tạo nên tiếng nói chung về đánh giá tình hình tài chính của quốc gia trong quá trình tham gia hợp tác kinh tế quốc tế IPSAS không chỉ góp phần làm minh bạch tình hình tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị sử dụng nguồn lực công mà còn tạo nên khả năng so sánh thông tin tài chính khu vực công giữa các quốc gia Bên cạnh đó, thông tin được cung cấp theo IPSAS sẽ hỗ trợ cho Chính phủ có quyết sách đúng đắn hơn trong điều hành ngân sách Nhà nước, hạn chế được những tiêu cực trong quản lý và sử dụng nguồn lực công.

2.4.1.2 Nội dung cơ bản của IPSAS a) Phạm vi vận dụng của IPSAS

IPSAS được thiết kế để vận dụng cho việc lập Báo cáo tài chính theo mục đích chung của các đơn vị thuộc lĩnh vực công Đơn vị thuộc lĩnh vực công bao gồm các chính quyền Trung ương, các chính quyền khu vực (ví dụ: các bang, các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ), chính quyền địa phương (ví dụ: thành phố, thị trấn), các đơn vị trực thuộc các đơn vị này (ví dụ: phòng ban, cơ quan, hội đồng, ủy ban) và các đơn vị dịch vụ công thuộc Chính phủ IPSAS không vận dụng cho các đơn vị kinh doanh bằng vốn của Nhà nước, các đơn vị công không thuộc Chính phủ. b) Cơ sở kế toán vận dụng trong IPSAS

- Cơ sở kế toán tiền mặt (Cash basis accounting): Có một chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán tiền mặt” IPSAS trên cơ sở tiền mặt bao gồm 2 phần: Phần 1 là yêu cầu bắt buộc, đối với các đơn vị khi lập Báo cáo tài chính cho mục đích chung trên cơ sở tiền mặt, đây là báo cáo duy nhất được yêu cầu lập trên cơ sở tiền mặt.

Phần 2 là phần không bắt buộc, chủ yếu dành cho các Chính phủ thực hiện chuyển từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích.

- Cơ sở kế toán cơ sở dồn tích (Accrual basis accounting): Bao gồm 31 chuẩn mực. c) Nội dung cơ bản của IPSAS [Tham chiếu phụ lục 16]

2.4.2 Những ảnh hưởng của IPSAS đối với việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia

Có thể nói, hội nhập quốc tế đã dẫn dắt thế giới hướng đến việc tiêu chuẩn hóa và hài hòa chuẩn mực kế toán đặc biệt là kế toán khu vực công Hầu hết các quốc gia đã và đang cố gắng thu hẹp dần những khác biệt trong trình bày các chỉ tiêu kinh tế tài chính, tạo nên sự nhất quán về nội dung và tính chất các thông tin kế toán trên phạm vi thế giới và khu vực.Trong khi đó, IPSAS là kết quả của những nỗ lực của các chuyên gia nhằm làm minh bạch tình hình tài chính quốc gia, nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị sử dụng nguồn lực công và hơn thế nữa là tạo nên khả năng so sánh thông tin tài chính khu vực công giữa các quốc gia trên phạm vi toàn quốc Mục tiêu của IPSAS là thiết lập một khuôn mẫu thống nhất hỗ trợ cho các thực hành về kế toán khu vực công nhằm cải thiện chất lượng Báo cáo tài chính công, IPSAS đã góp phần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị trong quản lý và sử dụng NSNN, đảm bảo sự trung thực hợp lý và mức độ tin cậy của thông tin cung cấp Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế, các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, tất yếu phát sinh nhu cầu về khả năng so sánh thông tin để thực hiện các hoạt động liên kết kinh tế hoặc tài trợ quốc tế. Chính vì những lý do đó, chuẩn mực kế toán công quốc gia vừa phải được xây dựng phù hợp với cơ chế quản lý tài chính công, hệ thống pháp luật hiện hành về kinh tế, tài chính theo đặc thù của quốc gia vừa phải trên cơ sở IPSAS Đó là giải pháp tối ưu để tạo nên tiếng nói chung trong lĩnh vực kế toán công trên phạm vi toàn thế giới.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thế giới đang chuyển dần sang việc vận dụng IPSAS Một minh chứng thực tế đó là cho đến nay đã hơn 100 quốc gia trên thế giới xây dựng thành công chuẩn mực kế toán công quốc gia trên nền tảng IPSAS, chưa kể còn có nhiều quốc gia đang trong quá trình nghiên cứu xây dựng Tuy nhiên, khi nghiên cứu xây dựng IPSAS, các nhà nghiên cứu không thể xem xét hết các đặc điểm riêng có của từng quốc gia như cơ chế quản lý tài chính, hệ thống pháp lý, chính trị cũng như môi trường hoạt động Vì thế, trong thực tế các quốc gia đã vận dụng IPSAS theo nhiều mức độ khác nhau, có những quốc gia vận dụng 100% IPSAS, song cũng có những quốc gia vận dụng 100% nhưng có ghi chú bổ sung cho từng chuẩn mực Bên cạnh đó, nhiều quốc gia vận dụng có chọn lọc các quy định của IPSAS để sửa đổi, bổ sung và xây dựng phù hợp với đặc thù của quốc gia mình.

Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS

Từ những lợi ích mà IPSAS mang đến, một vấn đề mà các nhà nghiên cứu quan tâm đó là để vận dụng IPSAS đòi hỏi những điều kiện gì cần đạt được Thông qua các tài liệu thu thập được cho thấy các điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS bao gồm: a) Hệ thống pháp lý hoàn thiện

Chan (2006) cho rằng do thiếu khuôn khổ pháp lý quy định chặt chẽ cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ trong khu vực công đã gây nên tình trạng bất ổn như lãng phí và tham nhũng làm hạn chế việc vận dụng IPSAS Việc không thống nhất các hoạt động của khu vực công trong cơ quan lập pháp sẽ không cho phép ghi nhận đầy đủ, chính xác, thông tin về tình trạng tài chính của Nhà nước (Irina, 2013) thậm chí trong nhiều trường hợp phải mất thời gian và chi phí để xử lý các thông tin đó Chính vì vậy, cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp lý bao gồm hệ thống Luật và cơ chế quản lý tài chính công, theo đó một khuôn khổ pháp lý được thiết lập trong đó quy định cụ thể IPSAS là cơ sở để thực hiện các Báo cáo tài chính của Chính phủ (Hamisi, 2010). b) Nâng cao vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước

Vai trò Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến việc vận dụng thành công IPSAS (Aboagye, 2007), theo đó, nếu mức độ tham gia của các cơ quan Chính phủ là thấp sẽ ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của chuẩn mực được xây dựng (Ryan và cộng sự, 1999) Các nhà nghiên cứu trước đây cũng khuyến cáo rằng cần nâng cao vai trò và nhận thức về sự đổi mới của lực lượng cán bộ quản lý, sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan quản lý cấp cao, vai trò của các cơ quan quản lý hành chính; sự đồng thuận từ các cấp chính quyền sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công trong thưc hiện IPSAS (Mbaya, 2014; Bello, 2013). c) Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Vấn đề công nghệ thông tin là một trong những nội dung được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, theo đó, để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin trên Báo cáo tài chính theo IPSAS, cần tái cấu trúc hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng thống nhất phần mềm để đảm bảo thông tin được truyền dẫn đầy đủ, chính xác và kịp thời, thêm vào đó, cần thiết lập hệ thống hoạch định nguồn lực ERP (Irina, 2013) Như vậy, để thực hiện IPSAS đòi hỏi hệ thống quản lý thông tin tài chính của Chính phủ sẽ phải được nâng cấp nhằm đáp ứng các yêu cầu dữ liệu tài chính của IPSAS Song song với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cần có kế hoạch về nguồn nhân lực sao cho có khả năng vận hành hệ thống quản lý tài chính hiện đại. d) Tăng cường khả năng chuyên môn và nhận thức về IPSAS

Thực hiện IPSAS là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực kế toán, làm thay đổi nhận thức của nhiều tầng lớp người làm kế toán và kể cả lực lượng cán bộ quản lý Theo đó, việc áp dụng các khuôn khổ Báo cáo tài chính mới theo IPSAS sẽ báo trước những thay đổi đáng kể cho hệ thống Báo cáo tài chính của Chính phủ, chẳng hạn định dạng mới của Báo cáo tài chính, phương pháp xác định các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính,… Những vấn đề này không những đòi hỏi sự hiểu biết của kế toán viên Chính phủ tại các Bộ, Ngành khác nhau để có thể thiết lập Báo cáo tài chính định kỳ mà lực lượng cán bộ quản lý cũng cần có sự hiểu biết để sử dụng thông tin trên báo cáo phục vụ cho việc quản lý chỉ đạo các hoạt động (Hamisi, 2010) Trong một nghiên cứu của mình, Bello (2013), nhận định rằng: Sự thành công của việc vận dụng IPSAS phụ thuộc phần lớn vào khả năng xác định và đo lường tài sản, công nợ của Chính phủ Bởi vì, tham nhũng có xu hướng phản ánh không

[63] chính xác về tài sản, nợ phải trả trừ khi tính toàn vẹn về Báo cáo tài chính và độ tin cậy của thông tin tài chính được đảm bảo,bên cạnh đó, nghiên cứu của Hamisi (2010) cũng chứng minh rằng, một khi nhân viên không nhận thức đầy đủ về IPSAS, hoặc thiếu kiến thức để có thể thực hiện IPSAS sẽ làm hạn chế khả năng vận dụng IPSAS của quốc gia. e) Thực hiện chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích

Theo Mbaya (2013) để vận dụng IPSAS đòi hỏi thực hiện kế toán cơ sở dồn tích đầy đủ, Mbaya phân tích những thay đổi trong việc áp dụng IPSAS:

-Về chi phí: Kế toán theo cơ sở dồn tích sẽ ghi nhận chi phí ngay khi chúng phát sinh và khi hàng hóa được giao, không phải khi việc trả tiền được thực hiện.

-Về doanh thu: IPSAS đòi hỏi doanh thu được ghi nhận trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng đã ký hơn là khi số tiền được nhận.

- Về tài sản cố định: IPSAS đòi hỏi chi phí của tài sản được công bố và vốn hóa khi mua lại và khấu hao phát sinh trong quá trình sử dụng.

- Về nợ phải trả nhân viên: Giá trị nợ phải trả trong tương lai liên quan đến nhân viên phải được ghi nhận và trích trước vào chi phí.

Những tác dụng khi thực hiện kế toán dồn tích:

- Đối với Tài sản: IPSAS giúp quản lý khoản phải thu tốt hơn do việc ghi nhận nợ phải thu khi doanh thu phát sinh; IPSAS giúp đánh giá chính xác hơn tài sản cố định thông qua ước tính chi phí khấu hao, ngoài ra khi biết được đời sống hữu ích còn lại của tài sản Chính phủ có thể chuẩn bị kế hoạch cho các yêu cầu về vốn sắp tới; IPSAS giúp tăng cường công bố công cụ tài chính, theo đó đòi hỏi Nhà nước công nhận và công khai những chiến lược cần thiết để giảm thiểu rủi ro bao gồm: rủi ro tiền tệ, rủi ro đầu tư…

- Đối với Nợ phải trả: IPSAS cải thiện tầm nhìn của nợ phải trả, theo đó Chính phủ sẽ có kiến thức tốt hơn về nợ phải trả, đảm bảo các nghĩa vụ nợ được đáp ứng IPSAS còn cho phép Chính phủ phân biệt tốt hơn giữa tài sản và các khoản nợ thuộc trách nhiệm của Chính phủ, đồng thời khi doanh thu được ghi nhận ngay khi nó phát sinh sẽ giúp Chính phủ hiểu biết tốt hơn về dòng doanh thu để tăng cường quản lý dòng tiền và những dự báo cho các giai đoạn tiếp sau; cuối cùng là việc ghi nhận ngay khi chi phí phát sinh giúp quản lý tốt hơn các khoản chi phí, cung cấp cho Chính phủ hiểu biết chi phí trong kỳ tương ứng với lợi ích được nhận. f) Tăng cường nguồn kinh phí để thực hiện

Theo nhận định của Chan (2006), chi phí thực hiện đôi khi là một gánh nặng cho các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, các chi phí này bao gồm chi phí nghiên cứu, đào tạo, công nghệ và tư vấn Chính vì thế, nhiều nghiên cứu trước đây khuyến cáo Chính phủ các nước, đặc biệt các nước đang phát triển cần tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế thông qua các chương trình tài trợ để thực hiện. g) Thiết lập lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện

Việc thực hiện thành công IPSAS phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết lập lộ trình và xây dựng kế hoạch chặt chẽ, nhiều nghiên cứu trước đây nhấn mạnh việc thiết lập lộ trình thông qua các giai đoạn như:

- Giai đoạn nghiên cứu: Thành lập các bộ phận chuyên trách, biên dịch IPSAS chuyển đổi ngôn ngữ, tổ chức các cuộc Hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng và phân tích các vấn đề đặc thù, nghiên cứu lựa chọn mô hình ứng dụng,

- Giai đoạn xây dựng: Định dạng các chuẩn mực cần xây dựng, tổ chức đánh giá,…

- Giai đoạn triển khai: Ban hành các quy định liên quan, tổ chức tập huấn, đánh giá tổng quan và hiệu chỉnh.

Với việc thiết lập lộ trình chặt chẽ phân định các trách nhiệm cụ thể sẽ tạo khả năng vận dụng thành công IPSAS.

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS

Các chuyên gia kế toán trong nhiều năm qua đã cố gắng tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến chuẩn mực kế toán công và giải thích nguyên nhân của việc vận dụng IPSAS ở các quốc gia theo nhiều mức độ khác nhau Với mục tiêu cung cấp sự hiểu biết về thực hành kế toán và những nguyên tắc kế toán vận dụng trong khu vực công tại các quốc gia để hướng đến các giải pháp hòa hợp hệ thống kế toán công trên toàn thế giới Việc nghiên cứu không những giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu biết tốt hơn về tình hình tài chính của các quốc gia, với những đặc điểm riêng có của nó, hỗ trợ cho các quan hệ kinh tế quốc tế trong quá trình hội nhập mà còn giúp phát hiện những cơ hội và thách thức khi vận dụng IPSAS, cung cấp kinh nghiệm thực tiễn cho các quốc gia để xây dựng chuẩn mực kế toán công Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chuẩn mực kế toán công và việc vận dụng IPSAS vào quốc gia bao gồm:

- Nhân tố Hệ thống pháp lý

- Ảnh hưở ng từ hệ thống Luật : Các nhà nghiên cứu tiên phong trong việc phát hiện các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế toán: Radebaugh (1975), Mueller (1968),Seidler (1976), Gray & Đen (2006) đã chứng minh hệ thống luật pháp của một quốc gia

[65] có ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán và là nguồn gốc chính hình thành các quy tắc kế toán của quốc gia đó Chúng ta biết rằng, thông thường trên thế giới hệ thống luật pháp của các nước có thể được phân loại thành 2 nhóm: thông luật (Common Law) và luật La mã (Roman Law). Trong đó, đối với hệ thống thông luật, ảnh hưởng đến công tác kế toán đó là luật không đưa ra những quy tắc cụ thể cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính Gary F.Bell (1996) phát hiện ra rằng các nước Anglo – Saxon theo hệ thống thông luật như Hoa Kỳ và Canada, Mỹ, Úc, Ấn độ,… các nghiệp vụ kế toán chủ yếu là tự điều chỉnh Ngược lại, hệ thống luật La

Mã quy định chặt chẽ về nội dung và hướng dẫn chi tiết thi hành trong tất cả các tình huống phát sinh như tại Châu Âu và các quốc gia chịu ảnh hưởng khác Ở các quốc gia này, Chính phủ thực hiện nhiều vai trò thay vì giao phó chúng cho một cơ quan độc lập Vì thế, theo hệ thống thông luật, nguyên tắc kế toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp tư nhân và không quy định trực tiếp trong các văn bản luật Báo cáo tài chính được thiết kế chủ yếu là các chỉ số hiệu suất phục vụ cho quyết định đầu tư, khi cần được công bố Báo cáo tài chính sẽ được điều chỉnh cho mục đích tính thuế để nộp cho Chính phủ Những quy định này cho phép sự thích ứng dễ dàng khi thiết lập một chuẩn mực chung hay khi vận dụng một Chuẩn mực kế toán quốc tế Trong khi đó, các quốc gia theo hệ thống luật La Mã chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện do các cơ quan Nhà nước tiến hành, được quy định chặt chẽ trong các bộ luật và những văn bản pháp lý dưới luật Báo cáo tài chính công bố được sử dụng làm căn cứ để tính thuế, việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ của kế toán phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế và kế toán Chính vì thế, các quốc gia này rất khó khăn để vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế nhất là trong lĩnh vực công (Christiaens và cộng sự, 2013; Brusca, 2013).

- Sự thố ng trị của kế toán d oanh n ghi ệp : Nghiên cứu của Christiaens và cộng sự (2013) cho thấy một trong những lý do quan trọng để các quốc gia vận dụng IPSAS đó là do sự thống trị của kế toán doanh nghiệp địa phương hoặc quốc gia Theo đó, nguyên tắc kế toán doanh nghiệp được chấp nhận rộng rãi và thậm chí được khuyến khích sử dụng cho khu vực Chính phủ Trường hợp này, việc áp dụng kế toán dồn tích cho kế toán khu vực công được thuận lợi hơn, vì thế có nhiều khả năng để chuyển đổi sang IPSAS Ngược lại, các nước Đông Âu trước đây bị chi phối bởi ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản, quyền lực tập trung vào Chính phủ, kế toán chủ yếu trên cơ sở tiền mặt đặc biệt trong khu vực công để yêu cầu giải trình các khoản ngân sách đã sử dụng Ngoài ra, kế toán ngân sách không được quan tâm, từ đó cho thấy các quốc gia này sẽ gặp nhiều khó khăn để chuyển đổi sang IPSAS, hoặc thậm chí họ không muốn chuyển đổi Ngoài ra, một lý do quan trọng

[66] khác để các quốc gia này không vận dụng IPSAS đó là nỗi lo sợ mất quyền thiết lập chuẩn mực.

- Nhân tố Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động

- Quyề n lực chính tr ị : Có nhiều nhân tố chính trị liên quan có thể ảnh hưởng đến hệ thống kế toán và sự phát triển của các chuẩn mực kế toán tại một quốc gia Trước hết, có thể nói đó là quyền lực chính trị, trong quá khứ Fischer, Taylor và Cheng (2008) đã cho thấy các quốc gia mà trước đây là thuộc địa của các nước khác thường có nguyên tắc tương tự như nước cầm quyền của họ Ví dụ Singapore và Malaysia đã chọn hệ thống kế toán của Anh, nhưng Indonesia đã loại bỏ hệ thống kế toán của Hà Lan và vận dụng mô hình kế toán của Mỹ Như vậy, các quốc gia thuộc địa sẽ dễ chấp nhận việc thay đổi chuẩn mực hay vận dụng chuẩn mực quốc tế từ các quốc gia thống trị Ngoài ra, kế thừa lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede, Boolaky (2003) cho rằng một quốc gia có khoảng cách quyền lực lớn, tránh rủi ro ở mức độ cao sẽ rất bảo thủ trong việc lập Báo cáo tài chính hay cung cấp thông tin ra bên ngoài, trường hợp này sẽ khó khăn để vận dụng IPSAS.

- Quan điểm củ a Chín h ph ủ và những x ung đ ột lợ i ích nhóm: Việc phát triển các chuẩn mực hay vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế còn phụ thuộc vào quan điểm của Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp, không phải tất cả các hệ thống của Chính phủ và bộ máy hành chính đều sẽ hỗ trợ việc chuyển đổi để vận dụng IPSAS (Aboagye,

2007) Bello (2013) nhận định rằng việc chuyển đổi để vận dụng IPSAS là một quá trình thay đổi quản lý phức tạp và toàn diện, thậm chí có thể gặp phải những kháng cự do những người được hưởng lợi từ hệ thống cũ sẽ phá hoại việc thực hiện thành công của IPSAS, ngoại trừ có sự cam kết chính trị, sự đồng thuận và sức mạnh từ các cơ quan công quyền Việc thiết lập các chuẩn mực kế toán đòi hỏi phải có sự lựa chọn xã hội giữa các xung đột lợi ích của các cá nhân và các nhóm do những ràng buộc của sự tuân thủ (Bello,

2013) Ngoài ra, một trong bốn nhóm nhân tố tác động đến sự đổi mới của kế toán công theo nghiên cứu của Luder (1992) đó là nhân tố “kích thích” Theo đó, áp lực về tài chính như nợ công, tình hình gian lận sai sót, tham nhũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công chúng sẽ thúc đẩy nhu cầu về một nguồn thông tin tin cậy Trong trường hợp này, việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế để cung cấp thông tin trung thực về tình hình tài chính của Chính phủ là hợp lý và dễ chấp nhận.

- Trình độ chuyên môn và nh ận thức của ngư ờ i lao động : Có thể nói, chuyển đổi sang IPSAS là một cuộc cách mạng lớn trong hệ thống kế toán của Chính phủ, trong đó không những thay đổi toàn bộ từ nội dung, phương pháp kế toán mà còn thay đổi cả nhận

[67] thức của nguồn nhân lực Do đó, để vận dụng thành công IPSAS cần xem xét đến trình độ chuyên môn và nhận thức của người làm kế toán Đối với các nước đang và kém phát triển, các chuẩn mực xã hội còn yếu kém, tư tưởng bảo thủ trì trệ ngại đổi mới, thiếu kinh nghiệm và trình độ, do đó hạn chế năng lực để sẵn sàng cho việc chuyển đổi (Hamisi, 2012; Bello, 2013; Irina, 2013; Aboagye, 2007) Bên cạnh đó, lý thuyết các chiều văn hóa của Hofstede cũng chỉ ra khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao nhu cầu về một hệ thống thông tin trung thực, đáng tin cậy Khi đó, kế toán có xu hướng linh hoạt dễ dàng phát triển chuẩn mực hoặc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế hơn.

- Khác biệt trong sử dụ ng ngôn ngữ, thuật ngữ : Những khác biệt về ngôn ngữ cũng có những cản trở nhất định cho việc vận dụng IPSAS, chẳng hạn nhiều thuật ngữ sử dụng trong IPSAS không dễ dàng để vận dụng được cho tất cả các nước Do đó, khi chuyển ngữ để vận dụng IPSAS đòi hỏi phải có chuyên gia dịch thuật đảm bảo dễ hiểu.

- Nhân tố Kinh tế Đặc điểm nền kinh tế như hình thức sở hữu chủ đạo, thị trường hàng hóa, thị trường vốn trong quá trình phát triển có ảnh hưởng nhất định đến hệ thống kế toán.

- Thị trư ờ ng vốn : Xem xét nhân tố thị trường vốn, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự tác động của thị trường vốn trên chuẩn mực kế toán Việc hình thành vốn cho sự phát triển kinh tế có thể thông qua các nguồn tài chính công, đầu tư tư nhân hoặc nguồn đầu tư nước ngoài Nếu các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, vốn được huy động từ các cổ đông, hình thức sở hữu chủ yếu là tư nhân hoặc nước ngoài, sự trung thực, hợp lý và cung cấp đầy đủ thông tin của Báo cáo tài chính để phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là một yêu cầu đặt ra đối với kế toán Để đảm bảo những yêu cầu này, việc trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính đôi khi phải vượt qua các quy định về pháp lý để phản ánh đúng bản chất của sự kiện Ngược lại, các quốc gia có nguồn cung cấp tài chính chủ yếu là Nhà nước, ngân hàng khả năng tiếp cận với thông tin tài chính là rất cao Chính vì thế, họ thường không đòi hỏi cao về sự đầy đủ và trung thực, hợp lý của thông tin mà sự tuân thủ theo luật định là các yêu cầu đối với kế toán khi lập và trình bày báo cáo tài chính (Radebaugh, Gray & Đen, 2006) Từ đó cho thấy, cấu trúc của thị trường vốn ảnh hưởng đến bản chất của chuẩn mực kế toán ở các nước khác nhau.

- Các lo ại hìn h kinh t ế : Nghiên cứu của Boolaky (2003) cho thấy các loại hình kinh tế của quốc gia có ảnh hưởng đáng kể đến chuẩn mực kế toán Chẳng hạn, trong một nền kinh tế kế hoạch hóa không có động cơ thương mại bởi vì các hoạt động được thực hiện không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy người dùng không quan tâm để biết lợi nhuận thực

Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

2.7.1 Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia

2.7.1.1 Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công của Mỹ

- Quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của Mỹ

Trong một nghiên cứu của Chan (2008) về lịch sử cải cách kế toán Chính phủ của

Mỹ, Chan cho rằng: quá trình hình thành và phát triển chuẩn mực kế toán công của Mỹ là một quá trình phức tạp, gắn liền với những biến cố về kinh tế - chính trị Từ những năm

1900 tình trạng tham nhũng trong các cơ quan công quyền đã dấy lên phong trào đấu tranh hình thành Đảng Cấp tiến của những người tiến bộ, họ kêu gọi hiện đại hóa và cải cách các cơ quan ban ngành yếu kém của Chính phủ, loại bỏ tình trạng tham nhũng Một số chính quyền tiểu bang và địa phương Mỹ bắt đầu vận dụng các chuẩn mực kế toán hiện đại chuyên nghiệp Kế toán chính quyền địa phương đã thành lập một tổ chức tài chính quốc gia vào năm 1906, mà sau này được đổi tên thành Hiệp hội Cán bộ tài chính đô thị (MFOA). Năm 1930, trước tình hình suy thoái nghiêm trọng, thâm hụt thu ngân sách bắt buộc Chính phủ dựa vào phát hành trái phiếu Công chức một lần nữa kêu gọi các chuyên gia tài chính giúp đỡ đối phó với các vấn đề tài chính nghiêm trọng MFOA được khuyến khích để quản lý tài chính trong các cấp chính quyền Năm 1934, Hiệp hội quản lý hợp đồng quốc gia(NCMA) được thành lập với các thành viên đến từ 9 tổ chức khác nhau có cùng mục tiêu.Hiệp hội xây dựng các nguyên tắc kế toán mà MFOA chính thức xác nhận như chuẩn mực với chủ trương liên kết chặt chẽ giữa các hệ thống kế toán và lập ngân sách Hiệp hội tán thành việc sử dụng các tài khoản ngân sách để ghi dự thu, phân bổ, cũng như ghi lại những

[71] trở ngại hoặc nghĩa vụ trên hợp đồng NCMA khẳng định việc sử dụng các hệ thống kép và sử dụng kế toán trên cơ sở dồn tích NCMA nhấn mạnh tầm quan trọng của thuật ngữ phổ biến và cơ cấu tài khoản để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong ngân sách và các Báo cáo tài chính NCMA cũng kêu gọi tất cả các Chính phủ bổ nhiệm một viên chức tài chính để quản lý kế toán và Báo cáo tài chính Sau đó, các hiệp hội đã tiến hành một dự án lớn để củng cố hoạt động kế toán, kiểm toán và Báo cáo tài chính của Chính phủ (GAAFR).

Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) được thành lập vào năm 1973 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Kế toán tài chính (FAF) Năm 1974, Ủy ban Quốc gia về kế toán của Chính phủ (NCMA) được đổi tên và mở rộng để trở thành Hội đồng Quốc gia về kế toán của Chính phủ (NCGA) Trước tình hình khủng hoảng tài chính, các NCGA mới được thành lập nhanh chóng sửa đổi GAAFR.

Năm 1984, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Chính phủ (GASB) được thành lập, đây là một tổ chức độc lập với mục tiêu là xây dựng và cải thiện các chuẩn mực Báo cáo tài chính cho các tiểu bang và địa phương của Chính phủ, GASB được sự bảo trợ của Quỹ Kế toán tài chính (FAF) – một tổ chức tư nhân độc lập hình thành 1972 và 10 hiệp hội quốc gia của Nhà nước và chính quyền địa phương Để đảm bảo tính liên tục, các GASB được yêu cầu tiếp tục chấp hành các chuẩn mực NCGA Sau đó tiến hành dự án nghiên cứu của mình về nhu cầu của người sử dụng để xác định một loạt các mục tiêu của Báo cáo tài chính với sự nhấn mạnh về trách nhiệm giải trình và tính hữu dụng của thông tin cho mục đích ra quyết định Năm 1986, GASB quy định các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho các chính quyền tiểu ban và địa phương Cuối năm 1990 thành lập Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán Liên Bang (FASAB) bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc văn phòng quản lý và ngân sách, Tổng Kiểm soát viên và các thành viên khác có chuyên môn về Báo cáo tài chính Ban tư vấn có nhiệm vụ xem xét và đề xuất các chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc của Chính phủ Liên bang để cải thiện tính hữu ích của Báo cáo tài chính Liên Bang phù hợp với Chuẩn mực kế toán được chấp nhận chung, xem xét các chi phí và lợi ích của thông tin tài chính phù hợp với Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, giám sát nhằm đảm bảo sự tham gia của nhiều bên khác nhau trong quá trình xây dựng các Chuẩn mực kế toán Liên Bang, cung cấp các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán thông qua các quá trình giao tiếp chính thức và không chính thức.

Từ thời điểm này, FASAB trải qua một loạt các hoạt động phát triển và giới thiệu một bộ các chuẩn mực kế toán Trong một khoảng thời gian từ tháng 01 năm 1991 đến tháng 06 năm 1996, FASAB phát triển 2 báo cáo của Tuyên bố của Khái niệm kế toán tài chính liên bang (SFFAC) và 8 báo cáo cốt lõi của Tuyên bố của Chuẩn mực kế toán tài chính liên bang (SFFAS).

Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán Liên Bang các nguyên tắc kế toán của FASAB và GASB thiết lập được chấp nhận chung (GAAP) vận dụng đối với các Chính phủ liên bang, chính quyền tiểu bang và địa phương Mặc dù có sự khác biệt về các chuẩn mực song cả hai đều hướng đến việc công bố đầy đủ thông tin để chứng minh và đánh giá trách nhiệm giải trình của Chính phủ Nhìn chung, cả hai đều sử dụng các thủ tục tương tự và các tính năng phổ biến để tạo thành một tập hợp các nguyên tắc kế toán của Chính phủ Mỹ bao gồm:

 Nguyên tắc 1: Năng lực và mục tiêu

 Nguyên tắc 2: Mối quan hệ với ngân sách

 Nguyên tắc 3: Kế toán và đơn vị báo cáo

 Nguyên tắc 4: Kế toán thiết lập theo hệ thống

 Nguyên tắc 5: Báo cáo tài chính

 Nguyên tắc 6: Theo khuynh hướng lịch sử

 Nguyên tắc 7: Sự công nhận về kế toán

 Nguyên tắc 8: Tập trung đo lường

 Nguyên tắc 9: Cơ sở của kế toán

 Nguyên tắc 10: Đo lường và định giá

GASB đến nay đã ban hành được 71 chuẩn mực kế toán, 6 khung khái niệm, 6 giải thích và một số văn bản hướng dẫn kỹ thuật.

- Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công của Mỹ

- Nhân t ố hệ thống c hí nh tr ị - pháp lý: Về đặc điểm hệ thống chính trị, Mỹ thực hiện chế độ Liên Bang với mỗi bang đều có hiến pháp, có hệ thống quản lý và giám sát các chính quyền địa phương trong phạm vi quyền hạn của bang Chính phủ Liên bang có hệ thống ngân sách và cơ cấu hành chính riêng, không phụ thuộc vào chính quyền Nhà nước hoặc chính quyền địa phương Chính phủ Liên Bang không chịu trách nhiệm về sự chênh lệch tài chính, các khoản nợ vay tín dụng của của chính quyền địa phương Từ đặc điểm này, nước Mỹ có hai cơ quan Chính phủ thiết lập chuẩn mực kế toán bao gồm: Hội đồng tư vấn chuẩn mực kế toán Liên Bang (FASAB) và Hội đồng chuẩn mực kế toán Chính phủ(GASB) cho tất cả chính quyền tiểu bang và địa phương Nước Mỹ có nền dân chủ đại diện,các cuộc bầu cử định kỳ của Tổng thống (4 năm), Thượng nghị sĩ (6 năm) Trách nhiệm giải trình của Chính phủ được thực hiện qua sự cạnh tranh chính trị Chính trị Mỹ bị chi

[73] phối bởi 2 Đảng đó là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Các chính sách chung được quyết định bởi Chính phủ Tuy nhiên một số bang phát hành trái phiếu địa phương cũng phải được sự đồng ý của cử tri, thậm chí một số nơi cử tri có quyền bỏ phiếu về ngân sách các trường công lập Tham nhũng chính trị xảy ra khi các ứng cử viên dựa vào phần đóng góp của tư nhân để ưu đãi về thuế cho họ, điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách.

Thời kỳ sau chiến tranh 1945-1960, Mỹ cấu trúc lại các tổ chức tiền tệ quốc tế, đi đầu trong việc thành lập Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới - những tổ chức được hình thành nhằm bảo đảm một nền kinh tế quốc tế tư bản chủ nghĩa công khai Năm 1974, Ủy ban Quốc gia về kế toán của Chính phủ được đổi tên và mở rộng để trở thành Hội đồng Quốc gia về kế toán của Chính phủ (NCGA), NCGA mới được thành lập nhanh chóng để sửa đổi GAAFR.

Năm 1984, Hội đồng chuẩn mực Kế toán Chính phủ (GASB) thành lập với mục tiêu là xây dựng và cải thiện các chuẩn mực Báo cáo tài chính cho các tiểu bang và địa phương của Chính phủ Năm 1986, GASB quy định các Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) cho các chính quyền tiểu bang và địa phương.

Có thể thấy trải qua quá trình hình thành và phát triển, chuẩn mực kế toán Mỹ chịu tác động và ảnh hưởng từ đặc điểm của hệ thống chính trị - pháp lý Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kế toán phù hợp với những thay đổi của hệ thống luật và các chính sách kế toán do Chính phủ ban hành.

- Nhân tố kinh t ế và m ôi trường ho ạt độn g: Giai đoạn (1890 – 1920), đây là giai đoạn nền kinh tế Mỹ có nhiều biến động về kinh tế - chính trị, trước hết là làn sóng di dân đến Hoa Kỳ (1880-1914) đã tạo nên các cộng đồng đa chủng tộc tại những khu vực mà trước đây chưa phát triển Nước Mỹ thay đổi thành một xã hội công nghiệp với dân cư đô thị phát triển Tuy nhiên, kéo theo đó là tình trạng thường hay bạo động tại các thành phố và khu khai thác mỏ do sự đòi hỏi của công nhân muốn kiểm soát nơi làm việc của họ Giai đoạn này bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1893 làm ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế Mỹ Sự bất mãn đối với tham nhũng và kém hiệu quả trong nền kinh tế chính trị đã dẫn đến việc hình thành phong trào Cấp tiến Những người tiến bộ, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và các chuyên gia kế toán đã tham gia vào cải cách tài chính củaChính phủ, họ tin rằng việc cải cách sẽ có tác động tốt hơn cho họ về chính sách thuế của Chính phủ Các hoạt động cải cách ở thành phố New York, Chicago, Philadelphia vàMinneapolis là những nỗ lực đầu tiên thiết lập chuẩn mực kế toán của Chính phủ thống nhất tại Hoa Kỳ.

Năm 1929 sự sụp đổ của thị trường chứng khoán cộng với nhiều nhân tố kinh tế đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tại Hoa Kỳ từ năm 1929 đến năm

1933, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3% lực lượng lao động đến 25%, trong khi sản lượng sản xuất bị giảm Năm 1934, Ủy ban quốc gia về kế toán của Chính phủ (NCMA) được thành lập xây dựng các nguyên tắc kế toán Giai đoạn này các công ty hợp nhất lại tạo ra những tập đoàn kinh tế đa dạng khổng lồ Năm 1974, Ủy ban Quốc gia về kế toán của Chính phủ được đổi tên và mở rộng để trở thành Hội đồng Quốc gia về kế toán của Chính phủ (NCGA) Năm 1980 chương trình kinh tế dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế trọng cung, ủng hộ việc cắt giảm thuế suất đồng thời giảm mạnh các chương trình xã hội Bên cạnh việc cắt giảm thuế Chính phủ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng kết quả là thâm hụt ngân sách Năm

1984, Hội đồng chuẩn mực Kế toán Chính phủ (GASB) được thành lập dưới sự bảo trợ của Quỹ Kế toán tài chính (FAF).

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Khung nghiên cứu

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nhằm phát hiện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựngCMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS, với mục tiêu hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học trong việc đề ra những chính sách thích hợp thúc đẩy tiến trình xây dựng CMKTCVN, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết như sau:

Hình 3.1 Khung nghiên cứu của khóa luận

Trên cơ sở kết hợp các bài học kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước về việc cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS, cùng với những nghiên cứu về sự cần thiết phải ban hành chuẩn mực kế toán công, tác giả tiến hành xây dựng cơ sở lý thuyết về sự cần thiết phải ban hành chuẩn mực kế toán công Tiếp theo đó, để có những nhận định đúng về các nhân tố thực sự tác động, tác giả thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia, kết hợp với nghiên cứu các lý thuyết nền tảng, từ đó tổng

Phân tích tài liệu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Boolaky (2003), Ouda (2004) và nghiên cứu của Zhang (2005) tác giả tổng hợp sự cần thiết phải ban hành chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS như sau:

Bảng 3.1 Tổng hợp các nhân tố từ các nghiên cứu nước ngoài

Tên nhân tố Nội dung các nhân tố Tác giả

Tính hợp pháp của IPSAS Isabel Brusca và các cộng sự (2013)

Xu hướng thế giới áp dụng IPSAS Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Ijeoma N B,

Sự ra đời của IPSAS Isabel Brusca và các cộng sự (2013)

Yêu cầu đổi mới để hội nhập Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Ijeoma N B,

Thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán công

Shtuler Irina (2013); Ahmad Bello (2013); Boolaky (2003); Bellanca (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính trị

Hamisi K.S (2012); Ouda (2004); Ahmad Bello (2013); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M Karia (2007)

Hạn chế về trình độ nhân lực để nghiên cứu IPSAS

Hamisi K.S (2012); Ouda (2004); Ahmad Bello (2013); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M Karia (2007); Chan (2006); Mbaya Mike (2014); Lê Thị Nha Trang (2012) Điều kiện vật chất không đáp ứng cho vận dụng IPSAS

Ouda (2004), Hamisi K.S (2012) ; Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Jayantilal M Karia (2007); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M.Karia (2007)

Cơ sở kế toán chưa phù hợp với

Thông tin cung cấp qua BCTC nhiều khác biệt

Ouda (2004), Hamisi K.S (2012) ; Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Jayantilal M Karia (2007); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M.Karia (2007); Mike Mbaya (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Khó khăn để đọc hiểu và vận dụng

Quy định pháp lý nhiều khác biệt Shtuler Irina (2013); Ahmad Bello (2013); Boolaky

Phù hợp với xu hướng cải cách kế toán công trên thế giới Isabel Brusca và các cộng sự (2013)

Chuẩn mực kế toán công quốc tế còn đang trong lộ trình thay đổi

Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Jayantilal M Karia (2007); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M.Karia (2007)

Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế toán khu vực công

Shtuler Irina (2013); Ahmad Bello (2013); Boolaky (2003); Bellanca (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Sự yếu kém trong cơ chế quản lý Shtuler Irina (2013); Ahmad Bello (2013); Boolaky

(2003); Bellanca (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Luật Kế toán dựa trên kế toán doanh nghiệp Johan Christiaens và các cộng sự (2013)

Sự chi phối bởi hệ thống luật Chan (2006)

Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động

Hamisi K.S (2012); Ouda (2004) ;Isabel Brusca và các cộng sự (2013); Hayfron Aboagye (2007) Mike Mbaya (2014); Ryan và cộng sự (1999); Bellanca (2014); Chan (2006)

Trình độ nguồn nhân lực

Hamisi K.S (2012); Ouda (2004); Ahmad Bello (2013); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M Karia (2007); Chan (2006); Mbaya Mike (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Những yếu kém trong quản lý tài chính công

Ahmad Bello (2013); Pran Krishansing Boolaky (2003); Jayantilal M Karia, 2007; Hamisi K.S (2012)

Quy trình soạn thảo văn bản chưa hoàn thiện

Isabel Brusca và các cộng sự, (2013); Ijeoma N B., Oghoghomeh.T (2014), Mike Mbaya (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Hạn chế trong quản lý nợ công Ahmad Bello (2013); Pran Krishansing Boolaky (2003);

Jayantilal M Karia, 2007; Hamisi K.S (2012) Tình trạng tham ô Chan (2006); Hamisi (2012)

Xung đột lợi ích Ahmad Bello (2013); Miller (1996)

Khó khăn để chuyển đổi sang kế toán dồn tích

Johan Christiaens và các cộng sự (2013), Ahmad Bello (2013); Harun Harun, (2012); Jayantilal M.Karia (2007); Hayfron Aboagye (2007); Bellanca (2014)

Báo cáo tài chính chưa đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính công Chan (2006); Harun Harun, (2012);

Sư thống trị của kế toán doanh nghiệp Isabel Brusca và các cộng sự (2013);

Nhu cầu của người sử dụng thông tin Chan (2006)

Hệ thống cung cấp tài chính Pran Krishansing Boolaky (2004) Các loại hình kinh tế Pran Krishansing Boolaky (2004) Trình độ phát triển kinh tế Larson (1993)

Isabel Brusca và các cộng sự, (2013); Ijeoma N B., Oghoghomeh.T (2014), Mike Mbaya (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Khó khăn chuyển đổi ngôn ngữ Aboagye (2007) Các nhân tố thay đổi Hamisi K.S (2012); Ouda (2004) Điều kiện tổ chức Điều phối và tư vấn Ouda (2004), Hamisi K.S (2012)

Chi phí để thực hiện chuyển đổi sang IPSAS

Ouda (2004), Hamisi K.S (2012), Hayfron Aboagye (2007); Chan (2006); Lê Thị Nha Trang (2012)

Cần có lộ trình và sự giám sát chặt chẽ Ijeoma N B; Jayantilal M.Karia (2007); Ahmad Bello

Hạn chế về chuyên gia, cần trợ giúp từ nước ngoài Ouda (2004), Hamisi K.S (2012); Mike Mbaya (2014)

Cải cách chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Hamisi K.S (2012); Ouda (2004); Ahmad Bello (2013); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M Karia (2007); Chan (2006)

Hạn chế trong ứng dụng CNTT

Ouda (2004), Hamisi K.S (2012) ; Isabel Brusca và các cộng sự, 2013; Jayantilal M Karia (2007); Hayfron Aboagye (2007); Jayantilal M.Karia (2007); Aboagye (2007); Mike Mbaya (2014); Lê Thị Nha Trang (2012)

Thông qua quá trình phân tích định tính, tác giả nhận thấy rằng các biến quan sát có thể sẽ có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nếu thực hiện ngay việc xây dựng mô hình hồi quy bội dựa trên các biến này rất dễ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, làm cho các ước lượng hồi quy thiếu đi tính chính xác Vì vậy, tác giả sẽ thực hiện việc tóm tắt các biến quan sát này thông qua việc xây dựng mô hình phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính cho từng nhân tố ảnh hưởng trước khi thực hiện hồi quy.

Xem xét trong điều kiện thực tiễn tại Việt Nam, tác giả nhận định rằng sự cần thiết phải ban hành chuẩn mực kế toán công trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế chủ yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

 Hạn chế những khác biệt so với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế.

 Đáp ứng việc tiếp cận Chuẩn mực kế toán công quốc tế.

 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu quản lý.

 Xây dựng Tổng kế toán Nhà nước.

 Tích hợp hệ thống thông tin cho khu vực công.

 Đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện.

 Hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính công

 Có sự phân cấp rõ ràng về ngân sách Nhà nước

 Thực hiện một Chế độ kế toán thống nhất cho khu vực công

Từ kết quả tổng hợp các nhân tố trước, tác giả tiến hành xây dựng bảng Tổng hợp các nhân tố dự thảo [Tham chiếu phụ lục 01]

Các biến trong mô hình hồi quy bội là kết quả của quá trình phân tích nhân tố EFA cụ thể như sau:

Hình 3.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTC trong điều kiện vận dụng IPSAS

 Giải thích mô hình hồi quy và kỳ vọng các biến

Các biến quốc tế, văn hóa, môi trường pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ, hệ thống chính trị, điều kiện tổ chức, kinh tế, yêu cầu đối việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc tế trong điều kiện vận dụng IPSAS là các biến tiềm ẩn được xây dựng từ các biến đo lường cho mỗi một nhân tố thông qua quá trình phân tích nhân tố EFA cho mỗi nhân tố đó Xem xét mối quan hệ tương quan giữa sự cần thiết phải ban hành chuẩn mực kế toán công, tác giả đề xuất một mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là các Yêu cầu về việc xây dựng chuẩn mực kế toán công (YC) và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Hệ thống pháp lý (HTPL), Kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), Hệ thống chính trị, và môi trường hoạt động (HTCT), Điều kiện tổ chức (ĐKTC), Kinh tế (KT), Quốc tế (QT), Văn hóa (VH). Các biến độc lập này sẽ được đo lường bởi các biến quan sát căn cứ vào thang đo mà tác giả đã xây dựng được từ quá trình phỏng vấn các chuyên gia Với mô hình hồi quy bội đề xuất như sau:

HTPL: Hệ thống pháp lý bao gồm các biến: Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế toán khu vực công, sự yếu kém trong cơ chế quản lý, Luật kế toán dựa trên kế toán doanh nghiệp, sự chi phối bởi hệ thống luật.

KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm các biến: Khó khăn để chuyển đổi sang kế toán dồn tích, BCTC chưa đáp ứng yêu cầu quản lý TCC, sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, nhu cầu của người sử dụng thông tin.

HTCT: Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động bao gồm các biến: Quyền lực chính trị, trình độ nguồn nhân lực, những yếu kém trong quản lý tài chính công, quy trình soạn thảo văn bản chưa hoàn thiện, xung đột lợi ích, hạn chế trong quản lý nợ công, xung đột lợi ích. ĐKTC: Điều kiện tổ chức thực hiện bao gồm các biến: Điều phối tư vấn, chi phí để thực hiện chuyển đổi sang IPSAS, chiến lược truyền thông, cần có lộ trình và sự giám sát chặt chẽ, trợ giúp từ các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nước ngoài, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hạn chế trong độ ứng dụng CNTT.

QT: Quốc tế thực hiện bao gồm các biến: Tính hợp pháp của IPSAS, xu hướng thế giới áp dụng IPSAS, sự ra đời của IPSAS, yêu cầu đổi mới để hội nhập, quy định pháp lý nhiều khác biệt, thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán công, sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế

- chính trị, hạn chế về trình độ nhân lực để nghiên cứu IPSAS, điều kiện vật chất không đáp ứng cho vận dụng IPSAS, thông tin cung cấp qua BCTC nhiều khác biệt, khó khăn để đọc hiểu, phù hợp với xu hướng cải cách kế toán công trên thế giới

KT: Kinh tế thực hiện bao gồm các biến: Hệ thống cung cấp tài chính, các loại hình kinh tế, trình độ phát triển kinh tế.

VH: Văn hóa bao gồm các biến: Nhận thức về IPSAS, khó khăn trong chuyển đổi ngôn ngữ, các nhân tố thay đổi.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn;

 Giai đoạn 1:Nghiên cứu định tính

Giai đoạn này, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của khóa luận, bao gồm: các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tài liệu hội thảo chuyên đề về xu hướng cải cách và vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia, cùng với những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện Bên cạnh đó,tác giả tiến hành khảo sát thực trạng kế toán công Việt Nam và xem xét quá trình xây dựng CMKTCVN,kết hợp với việc vận dụng các lý thuyết nền liên quan làm cơ sở giải thích các vấn đề nghiên cứu, các tài liệu này sẽ giúp tác giả đi sâu phân tích và so sánh và xác định nhân tố nào có thể kế thừa vận dụng tại Việt Nam hoặc phát hiện các nhân tố mới phù hợp với tình hình thực tế Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là các phương pháp nghiên cứu định tính như: phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh…

 Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Giai đoạn này, tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng,các kiểm định giả thuyết và các công cụ hỗ trợ nghiên cứu nhằm tạo ra một quy trình phân tích định lượng chặt chẽ Từ đó, giúp tác giả có một cơ sở vững chắc hơn trong việc xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng IPSAS.

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Các phương pháp tác giả sẽ sử dụng trong nghiên cứu định tính bao gồm:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống:Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tiếp cận với các nghiên cứu trong và ngoài nước, tiếp cận với thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam như các chế độ, chính sách kế toán, các quy định pháp lý hiện hành áp dụng cho khu vực công, các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ hiện vận dụng trong kế toán khu vực công của Việt Nam và những tác động từ môi trường , đồng thời nghiên cứu các lý thuyết nền tảng liên quan, kinh nghiệm thực tế quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của các quốc gia với những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Tác giả thực hiện việc tổng hợp các nhân tố đã phát hiện từ quá trình nghiên cứu các tài liệu thu thập trong và ngoài nước Trên cơ sở đó, so sánh và đánh giá những nội dung khác biệt giữa cơ chế quản lý tài chính công, hệ thống kế toán công Việt Nam so với quốc tế, cùng với những hạn chế đang tồn tại, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia để phân tích và đưa ra nhận định chính xác về những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN.

- Phương pháp lý luận khách quan: Đây là phương pháp được tác giả sử dụng để lập luận, các quan điểm của cá nhân, cùng với sự kết hợp với những quan điểm của các nghiên cứu khác có tính chất bên ngoài để cùng đưa ra những nhận định chung về một vấn đề cụ thể.

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng trong quá trình tổng hợp các biến quan sát cùng một nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công trong điều kiện vận dụng IPSAS.

- Phương pháp thống kê mô tả: Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, kết hợp với những nhận định từ quá trình nghiên cứu, tác giả xây dựng bảng câu hỏi để mở rộng việc khảo sát đến nhiều đối tượng đang tham gia công tác trong lĩnh vực kế toán công về những bất cập của hệ thống kế toán công có tác động ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN, từ kết quả khảo sát tác giả tiến hành thống kê và củng cố quan điểm đánh giá của mình, phương pháp này giúp tác giả có cơ sở đưa ra các nhận định khách quan hơn.

- Phương pháp phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính: đây là phương pháp phân tích định lượng được tác giả sử dụng chủ yếu nhằm tách lọc các yếu tố cấu thành những nhân tố bao gồm cả biến phụ thuộc và biến độc lập Đồng thời, tóm tắt các yếu tố được các đối tượng khảo sát quan tâm nhiều nhất trong mỗi nhân tố để từ đó hình thành các biến phục vụ cho việc phân tích hồi quy sau này.

Phương pháp phân tích hồi quy: để xác định mối quan hệ trong mỗi nhân tố cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Tác giả tiến hành phân tích hồi quy bội với biến phụ thuộc là “Các yêu cầu cơ bản của việc xây dựng chuẩn mực kế toán công” với các biến độc lập như: Áp lực từ hội nhập kinh tế thế giới, tác động từ CMKT công quốc tế, hệ thống pháp lý, hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ chức thực hiện.

 Các phương pháp kiểm định được sử dụng trong quá trình phân tích định lượng + Kiểm định Cronbach’s Alpha: Quá trình phân tích và tổng hợp ở chương 2 chỉ là những phân tích mang tính chất định tính (lý thuyết) chưa thể đánh giá một cách rõ ràng tính “Nhất quán” giữa các biến quan sát trong việc đo lường mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng về mặt định lượng (thực tiễn) Do đó tác giả cần phải thực hiện kiểm định Cronbach‟s Alpha nhằm xem xét rằng liệu các biến quan sát này có thật sự đáng tin cậy hay có thể phản ánh đúng như kỳ vọng của tác giả không?, tác giả kỳ vọng rằng kết quả kiểm định này cần đạt hệ số alpha tối thiểu là 0.7 (Theo PGS TS Nguyễn Thống - Đại học Bách

Khoa thành phố Hồ Chí Minh).

+ Kiểm định Bartlett và kiểm định KMO: Thông qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa các biến quan sát cho từng nhân tố, tác giả nhận thấy rằng các

[95] biến quan sát này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau do đó cần phải sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA bằng phương pháp thành phần chính nhằm tóm tắt những yếu tố tác động chính yếu trong mỗi một nhân tố trước khi thực hiện hồi quy các nhân tố này lại với nhau. Các kiểm định Bartlett và kiểm định KMO lần lượt được thực hiện nhằm mục đích kiểm định tính phù hợp của dữ liệu nghiên cứu với việc phân tích mô hình EFA bằng phương pháp thành phần chính.Tác giả kỳ vọng đạt được giá trị sig

Ngày đăng: 10/04/2023, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w