1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích việc điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay

17 802 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 306,12 KB

Nội dung

Phân tích việc điều hànhcông cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nayBộ giáo dục và đào tạoTrường đại học ngoại thươngTên tiểu luận: Phân tích việc điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nayGiáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền.Hoàng Minh Thái MSV: 1001030319Lại Hương Trang MSV: 1001030362Nguyễn Thị Thu Thảo MSV: 1001030334Lê Thị Thu Thảo MSV: 1001030333Nguyễn Thị Minh Thúy MSV: 1001030348Lời mở đầu 3Nội dung 4I. Cơ sở lý thuyết về lãi suất: 41. Khái niệm 42. Phân loại 42.1 Các loại lãi suất do ngân hàng Nhà nước ban hành 42.2 Các loại lãi suất do hệ thống Ngân hàng Thương mại công bố 6II. Quá trình điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay 7III. Biến động các loại lãi suất huy động, cho vay và liên ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại. 93.1 Lãi suất huy động 93.2 Lãi suất cho vay 113.3 Lãi suất liên ngân hàng. 11IV. Đánh giá tác động tới nền kinh tế từ việc điều hành công cụ lãi suất từ đầu năm 2012 đến nay 124.1 Tích cực 124.1 Tiêu cực 134.3 Nguyên nhân 14V. Đề xuất giải pháp về chính sách tiền tệ trong thời gian tới 14Kết luận 16Danh mục tài liệu tham khảo 17Lãi suất luôn được coi là một biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế. Nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh tài chính, quyết định hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về lãi suất, cũng như các bài báo và tạp chí phân tích về vấn đề này. Lãi suất thực sự là một vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội.Bàn về vấn đề lãi suất, chúng ta không thể phủ nhận lãi suất là một công cụ sắc bén của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt tầm quan trọng của nó lại càng được nhắc đền nhiều hơn trong năm 2012 khi ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách lãi suất đồng thời điều chỉnh các loại lãi suất điều hành. Nhưng việc điều hành công cụ lãi suất này liệu đã hiệu quả và kịp thời hay chưa? Nhận thức được tầm quan trong của lãi suất và tình thời sự của vấn đề này ở Việt Nam trong giai đoạn này, nhóm chúng tôi làm bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài: “Phân tích việc điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay.I. Cơ sở lý thuyết về lãi suất:Theo định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến trong cuốn “giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng” – chương 2, ta có: “Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hoặc Có nhiều căn cứ để phân loại lãi suất, như: căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng, căn cứ vào giá trị của tiền lãi, căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất, căn cứ vào loại tiền cho vay, căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế,… Nhưng ở đây, tôi xin phép được dựa vào tiêu chí nguồn phát hành lãi suất để chia ra làm 2 loại như sau: Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ban hành và Lãi suất do hệ thống Ngân hàng Thương mại công bố.2.1 Các loại lãi suất do ngân hàng Nhà nước ban hành Cũng theo định nghĩa của PGS. TS Nguyễn Văn Tiến trong cuốn “giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng”, lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Hiện nay, lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên website: sbv.gov.vn tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2012 là 9%. Đây là mức lãi suất được áp dụng khi Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này.Lãi suất này nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động của lãi suất trên thị trường. Đối với Ngân hàng thương mại, lãi suất tái chiết khấu chính là lãi suất gốc để từ đó ấn định được lãi suất chiết khấu và các loại lãi suất cho vay khác. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng Trung Ương cấp tiền vay cho ngân hàng. Đây là loại lãi suất áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Theo khoản 1 điều 11 Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010: “tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Như vậy, lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng khác.

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học ngoại thương 0o0 Tên tiểu luận: Phân tích việc điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiền. Danh sách nhóm: Hoàng Minh Thái MSV: 1001030319 Lại Hương Trang MSV: 1001030362 Nguyễn Thị Thu Thảo MSV: 1001030334 Lê Thị Thu Thảo MSV: 1001030333 Nguyễn Thị Minh Thúy MSV: 1001030348 1 MỤC LỤC 2 Lời mở đầu Lãi suất luôn được coi là một biến số nhạy cảm đối với đời sống kinh tế. Nó tác động trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh tài chính, quyết định hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về lãi suất, cũng như các bài báo và tạp chí phân tích về vấn đề này. Lãi suất thực sự là một vấn đề nóng bỏng thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội. Bàn về vấn đề lãi suất, chúng ta không thể phủ nhận lãi suất là một công cụ sắc bén của chính sách tiền tệ trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt tầm quan trọng củalại càng được nhắc đền nhiều hơn trong năm 2012 khi ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách lãi suất đồng thời điều chỉnh các loại lãi suất điều hành. Nhưng việc điều hành công cụ lãi suất này liệu đã hiệu quả và kịp thời hay chưa? Nhận thức được tầm quan trong của lãi suất và tình thời sự của vấn đề này ở Việt Nam trong giai đoạn này, nhóm chúng tôi làm bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài: “Phân tích việc điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay. 3 Nội dung I. Cơ sở lý thuyết về lãi suất: 1. Khái niệm Theo định nghĩa của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến trong cuốn “giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng” – chương 2, ta có: “Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hoặc năm)”. 2. Phân loại Có nhiều căn cứ để phân loại lãi suất, như: căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng, căn cứ vào giá trị của tiền lãi, căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất, căn cứ vào loại tiền cho vay, căn cứ vào nguồn tín dụng trong nước hay quốc tế,… Nhưng ở đây, tôi xin phép được dựa vào tiêu chí nguồn phát hành lãi suất để chia ra làm 2 loại như sau: Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ban hànhLãi suất do hệ thống Ngân hàng Thương mại công bố. 2.1 Các loại lãi suất do ngân hàng Nhà nước ban hành Lãi suất cơ bản: Cũng theo định nghĩa của PGS. TS Nguyễn Văn Tiến trong cuốn “giáo trình Tài chính – Tiền tệ Ngân hàng”, lãi suất cơ bản là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình. Hiện nay, lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên website: sbv.gov.vn tính đến ngày 12 tháng 12 năm 2012 là 9%. Lãi suất tái chiết khấu: Đây là mức lãi suất được áp dụng khi Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này. Lãi suất này nhằm kiểm soát và điều tiết sự biến động của lãi suất trên thị trường. Đối với Ngân hàng thương mại, lãi suất tái chiết khấu chính là lãi suất gốc 4 để từ đó ấn định được lãi suất chiết khấu và các loại lãi suất cho vay khác. Nó cũng được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá của giấy tờ có giá và cũng được khấu trừ ngay khi Ngân hàng Trung Ương cấp tiền vay cho ngân hàng. Đây là loại lãi suất áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Lãi suất tái cấp vốn: Theo khoản 1 điều 11 Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010: “tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”. Như vậy, lãi suất tái cấp vốn là lãi suất được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng khác. Một Ngân hàng Trung Ương có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân: làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn để tránh cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng “quá nóng”, đồng thời để kiểm soát lạm phát. Nếu lãi suất tái cấp vốn ở mức cao, chi phí cho các khoản vay tăng và trở nên kém hấp dẫn với các cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu đi vay. Điều này làm tỷ lệ đầu bị giảm sút, và ngược lại, giảm lãi suất tái cấp vốn sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế có biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn. Lãi suất trên thị trường mở (OMO): Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng Trung Ương mua vào hoặc bán ra những giấy tờ có giá của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, Ngân hàng Trung Ương tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. Như vậy, lãi suất trên thị trường mở là lãi suất Ngân hàng Nhà nước đưa ra khi thực hiện việc mua bán các giấy tờ có giá trên. Lãi suất trần: Để hạn chế lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, đồng thời để đảm bảo hoạt động của các Ngân hàng Thương mại không bị lỗ, Ngân hàng Nhà nước đưa ra 5 một biên độ (một khoảng) dao động lãi suất mà các Ngân hàng Thương mại được phép áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Mức lãi suất cao nhất mà một tổ chức tài chính được áp dụng để thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình được gọi là mức lãi suất trần huy động; hay mức lãi suất cao nhất mà tổ chức áp dụng với các khoản vay nợ của người đi vay được gọi là mức lãi suất trần cho vay. Lãi suất sàn: Cũng tương tự như định nghĩa lãi suất trần, lãi suất sàn là mức lãi suất thấp nhất mà một tổ chức tài chính áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay. 2.2 Các loại lãi suất do hệ thống Ngân hàng Thương mại công bố Lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Thương mại là lãi suất được áp dụng khi Ngân hàng Thương mại cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Lãi suất liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng hay còn được gọi là lãi suất qua đêm. Đây là loại lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này được hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của Ngân hàng Trung Ương. Ta có thể hiểu một cách kĩ càng hơn, đó là, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cuối ngày, các Ngân hàng Thương mại phải gửi báo cáo về số dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ số vốn dự trữ bắt buộc sẽ bị xử phạt nghiêm trọng. Vì vậy, một số ngân hàng nhỏ, ngân hàng bị thiếu hụt đã vay những ngân hàng còn dư tiền sau khi đã đảm bảo đủ số dự trữ của ngân hàng mình. Do khoản vay này là vay ngắn hạn (trong vòng vài ngày) nên lãi suất liên ngân hàng sẽ rất cao. Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường liên 6 ngân hàng này có tăng hay giảm cũng không gây ảnh hưởng gì nhiều đến lãi suất cho vay bình thường. Lãi suất huy động: Lãi suất huy động là tỷ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Tỷ lệ phần trăm này thường được áp dụng cho một năm, còn nếu muốn tính theo tháng có thể lấy số phần trăm đó chia cho 12 tháng. Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay là loại lãi suất được áp dụng cho các cá nhân tổ chức vay vốn tại các ngân hàng, tính theo từng tháng, từng quý hay từng năm…Đây cũng được coi như chi phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng vốn không phải vốn tựcủa mình. II. Quá trình điều hành công cụ lãi suất của ngân hàng nhà nước từ đầu năm 2012 đến nay Từ đầu năm 2012, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Hầu hết các nước có tăng trưởng kinh tế thấp. Lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng chậm lại ở các nước phát triển và đang phát triển. Kinh tế trong nước có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro tăng trưởng kinh tế chậm lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho ở mức cao, nợ xấu tăng cao. Bám sát các diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, trong 6 tháng đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước cơ cấu lại và đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó chính sách lãi suất như sau: Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Cụ thể, Ngày 13/3, Ngân hàng nhà nước tiến hành: - Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm. - Giảm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 16%/năm xuống 15%/năm - Giảm lãi suất tái chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm. 7 - Giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 6%/năm xuống 5%/năm. - Giảm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên từ 14%/năm xuống 13%/năm (riêng với qũy tín dụng nhân dân cơ sở, lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14,5%/năm xuống 13,5%/năm. Ngày 11/4, Các lãi suất chủ chốt được điều chỉnh giảm 1%/năm so với trước đó. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm; lãi suất tái chiều khấu là 11%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng là 14%/năm. Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm; riêng quý tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm. Ngày 4/5, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố áp trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 15% một năm. Ngày 28/5, Lãi suất tái cấp vốn được giảm từ 13%/năm xuống còn 12%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 14%/năm xuống còn 13%/năm; lãi suất tái chiều khấu được giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 4%/năm xuống còn 3%/năm; đối với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 12%/năm xuống còn 11%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở từ 12,5%/năm xuống 11,5%/năm). Ngày 11/6, Ngân hàng nhà nước tiến hành điều chỉnh 1% các loại lãi suất điều hành: Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 12% xuống 11%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 10%/năm xuống mức 9%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiết hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 13%/năm xuống mức 12%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm. Bỏ trần lãi suất huy động áp dụng đối với kỳ hạn trên 12 tháng. NHNN cũng áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 29/6, Ngân hàng nhà nước tuyên bố đồng loạt giảm các lãi suất chủ chốt. Trong đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11% xuống còn 10%/năm; tái chiếu khấu từ 9% về 8% và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng 12% xuống 11%. Từ đầu tháng 7 đến nay, chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước không có biến động nào đáng kể. 8 III. Biến động các loại lãi suất huy động, cho vay và liên ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại. 3.1 Lãi suất huy động Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất, một số ngân hàng đã chủ động triển khai điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay với nhiều gói tín dụng mới. Nhiều ngân hàng ấn định lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến từ 8 -10%/năm; một số ngân hàng điều chỉnh giảm 0,5 - 3%/năm lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn. Ngày 7/6, một số ngân hàng như Vietcombank, ACB đã bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn. Đến ngày 8/6, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) đã chính thức áp dụng lãi suất huy động ở mức 9%/năm. Cuối quý 3 cuộc đua lãi suất diễn ra với việc các ngân hàng lợi dụng việc ngân hàng nhà nước không đặt trần với lãi suất huy động kỳ hạn trên 1 năm. Tuy nhiên sang tháng 11, cuộc đua đã dịu lại. Theo báo cáo về hoạt động ngân hàng tuần từ 3 – 7/12/2012 của NHNN, lãi suất huy động bằng VND tuần qua ổn định. Hiện lãi suất tiền gửi phổ biến không kỳ hạn ở mức 1-2%/năm; kỳ hạn dưới 01 tháng 2%/năm; từ 01 tháng đến dưới 12 tháng 8,8-9%/năm, từ 12 tháng trở lên 10-12%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi của dân và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Tại ngân hàng Techcombank, bắt đầu từ 10/12, lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng chỉ còn 11,5%/năm, trong khi tuần trước mức huy động là 12%/năm.Ngân hàng ACB, vốn huy động với lãi suất khá cao so với mặt bằng chung, giờ đây cũng chỉ huy động vốn kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng với lãi suất 11,5%/năm, riêng kỳ hạn 13 và 36 tháng ở mức 12%/năm. Trước đó, các mức lãi suất trên 12 tháng của nhà băng này đều ở mức 12 – 13%/năm. Tại Eximbank, lãi suất cao nhất áp dụng trước đây là 12,8%/năm song hiện cũng chỉ còn 11,5%, áp dụng cho kỳ hạn 12 và 13 tháng. Các kỳ hạn xa hơn mức lãi là 11%/năm. Trong khi đó ở ngân hàng Vietcombank, lãi suất kỳ hạn 12 tháng khá thấp, chỉ 10%/năm, thấp hơn 0,5% so với mức lãi cũ. Các kỳ hạn xa hơn cũng chỉ được trả lãi ở mức 10,5%/năm. Ngân hàng Vietinbank cũng chỉ huy động cao nhất là 11%/năm cho kỳ hạn 12 và 13 tháng, kỳ hạn trên 13 tháng đến 2 năm mức lãi là 10%/năm, thậm chí kỳ hạn trên 36 tháng chỉ còn 9%/năm – ngang mức lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm. Ở nhóm các ngân hàng nhỏ hơn, lãi suất huy động kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm hẳn so với trước về mức 10 – 12%/năm, chỉ còn một số ít các ngân hàng còn huy động 13%/năm, thay vì phổ biến là 11 – 13%/năm như trước đây. 9 Việc điều chỉnh giảm lãi suất này phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Lạm phát kỳ vọng năm 2012 của Việt Nam là khoảng 7-8%. Mức lãi suất huy động hiện nay cũng chênh lệch cao so với lãi suất tiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tỷ giá kỳ vọng (khoảng 2 - 3%/năm). 3.2 Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay bám sát định hướng điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nướclãi suất huy động. Tuy nhiên, lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với lãi suất huy động vì chi phí huy động và rủi ro nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng. Ngày 5-4, VietinBank công bố hạ lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ưu tiên ở mức 14%-15%/năm. Riêng cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2011- 2012, lãi suất chỉ còn 12%/năm. Từ ngày 1-4, Ngân hàng MHB triển khai chương trình “Cùng MHB - Không lo lãi suất”. MHB dành hạn mức 3.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp có phương án vay vốn khả thi, lãi suất giảm 1%-2%. Trước đó, Eximbank cũng công bố gói tín dụng trên với quy mô 1.000 tỉ đồng, dành riêng cho các hộ kinh doanh cá nhân vay vốn phát triển kinh doanh. Thời gian cho vay tối đa là sáu tháng. Đối tượng là các khách hàng đăng ký kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh liên tục từ ba năm trở lên, ưu tiên và tập trung vào các tiểu thương, thương mại thuần túy. Tính đến cuối tháng 6/2012, lãi suất cho vay nông nghiệp-nông thôn của khối NHTMNN giảm từ 16%/năm từ đầu năm xuống chỉ còn 12%/năm; nhóm NHTMCP giảm từ 19,2% xuống 13%/năm. Lãi suất cho vay với các lĩnh vực khác cũng đang trong xu hướng giảm. Nhóm NHTMNN giảm lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường và lĩnh vực phi sản xuất từ mức 17,6% và 21,4% xuống cùng mức 17%. Nhóm NHTMCP giảm mạnh lãi suất lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường từ 24% xuống 18,6%. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ ở mức 10- 13%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 12-16%/năm. 3.3 Lãi suất liên ngân hàng. Những tháng gần cuối năm 2011, thị trrường vẫn còn hơi hưởng của cuộc đua lãi suất huy động lên 20%/năm và căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất liên ngân hàng tăng lên 20%/năm. Đến tháng 12/2011, được sự định hướng từ Nghị quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có tái cấu trúc thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống NHTMCP và các tổ chức tài chính, được sự chỉ đạo của Chính phủ về việc xây dựng đề án và thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đối tượng là các NHTMCP hoạt động yếu kém, ngay lập tức sau đó, NHNN đã nhanh chóng khoanh vùng các NH yếu kém và chính thức tuyên bố hợp nhất 3 NHTM cổ phần thành một NH duy nhất. Sau sự kiện này, bước sang những tháng đầu năm 2012, lãi suất liên ngân hàng chưa kịp giảm. Nhưng từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã 10 [...]... hưởng của lãi suất tới nền kinh tế nước nhà Lãi suất được chia theo nhiều loại hình, mỗi loại có một đặc trưng riêng tác động tới sự lãi/ lỗ, hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu nói riêng và tới sự phát triển của đất nước nói chung Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự tăng giảm của công cụ này như chính sách của nhà nước, tỷ lệ lạm phát…Để điều chỉnh công cụ lãi suất này một cách hiệu quả và hợp lý, Ngân. .. Đánh giá tác động tới nền kinh tế từ việc điều hành công cụ lãi suất từ đầu năm 2012 đến nay 4.1 Tích cực 11 Đầu tháng 6 /2012, hãng định hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's đã nâng triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” với lý do Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát Lạm phát đã được kiểm soát tốt với khoảng 7% - 8% trong năm nay Thị trường ngoại hối cũng như... hợp lý, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số biện pháp, điển hình như: thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, thiết lập hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng Việc điều hành linh hoạt lãi suất, và là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ là thắt chặc hay nới lỏng, đã và đang dần trở thành một chỉ... không chết thì nhà nước lại thu được thuế, lại chăm lo tốt an sinh xã hội cho dân, các dự án hạ tầng cơ sở lại được thực hiện V 14 • Điều quan trọng nhất là lực lượng lao động sẽ có việc làm, sẽ có thu nhập tốt Họ chính là người tiêu thụ mạnh hàng hóa và nhà ở trong nền kinh tế 15 Kết luận Qua việc tìm hiểu cụ thể về các loại lãi suất và quá trình điều hành công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,... tháng 12, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn có tăng nhẹ, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp Cụ thể lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng thêm 0.01%, kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng tăng lần lượt là 0,58% và 0,62%; các kỳ hạn còn lại có mức tăng từ 1,07% (kỳ hạn 1 tuần) đến 1,71% (kỳ hạn 3 tuần) Điều này phù hợp với diễn biến lãi suất như mọi năm, nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng thường tăng cao vào cuối năm IV... nhiều dư địa hơn nữa cho việc giảm lãi suất Do đó, việc điều chỉnh giảm lãi suất sẽ phải tiến hành cực kỳ thận trọng, kết hợp với cả việc hút bơm và hút ròng tiền hợp lý để tránh cho lạm phát không quay trở lại Các chủ trương vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là không Vàng hóa hay Dola hóa trong thanh toán là một chủ trương đúng Vậy thì Ngân hàng nên mạnh dạn đưa ra khung lãi suất trần tiền gửi giảm xuống... trong nước và bên ngoài), hơn nữa, vì hàng tồn kho cao nên các doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay thêm vốn của ngân hàng Tăng trưởng tín dụng chậm lại là biểu hiện trì trệ của nền kinh tế nhưng cũng là biểu hiện của việc nợ xấu đang ngày càng phình to ra Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng theo như ngân hàng nhà nước hiện nay là khoảng 8% Nhưng con số đấy thực sự khó có thể tin tưởng vì sự mập mờ của. .. giảm được chi phí huy động thì mới có thể giảm được lãi suất đầu ra của các ngân hàng thương mại Lãi suất ngân hàng cao là thủ phạm làm tăng giá thành sản xuất Lãi suất cao làm khó khăn cho sản xuất trong nước, trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn có, sẽ là thời cơ cho nhập khẩu hàng hóa dẫn đến tình trạng nhập siêu và nhu cầu lớn về ngoại tệ trong thanh toán hàng nhập khẩu sẽ là yếu tố chính làm tăng giá ngoại... sự mập mờ của các ngân hàng và vì tình trạng sở hữu chéo hiện nay của chúng Nợ xấu cộng với lãi suất cho vay ngất ngưởng triệu tiêu động lực của nền kinh tế 13 Đề xuất giải pháp về chính sách tiền tệ trong thời gian tới Ngân hàng phải có biện pháp tích cực trong việc đưa ra mức trần về lãi suất huy động, Trung Quốc 3,25%; Thái Lan 2%, Mỹ 0,5%, Nhật 1% thì Việt Nam chỉ nên 5% /năm Từ việc giảm được chi... quả: • Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà hoạt động kinh doanh có vay vốn sẽ thoát chết oan • Doanh nghiệp không chết thì chắc chắn ngân hàng sẽ không chết vì họ không bị mất vốn Ngân hàng huy động thấp, thì cho vay thấp, nhưng ngân hàng vẫn có lãi • Giảm lãi suất ngân hàng, giá hàng hóa sẽ giảm do chi phí giảm, người dân sẽ có điều kiện mua tốt hơn trong khả năng của họ • Cứu thị trường bất

Ngày đăng: 09/05/2014, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w