TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KỊCH BẢN MÔ PHỎNG CHI TRẢ TIỀN GỬI TẠI NHTM CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
Lý luận về bảo hiểm tiền gửi và chi trả bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về bảo hiểm tiền gửi
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (TCNH) tại mỗi quốc gia luôn tiềm ẩn sự rủi ro và nhạy cảm, do đó để ổn định kinh tế - xã hội trong tình huống xảy ra đổ vỡ ngân hàng, tại mỗi quốc gia luôn có một tổ chức đứng ra bảo vệ NGT Trong quá khứ, tại các nước phát triển, mặc dù chưa có một hệ thống BHTG nhưng Chính phủ tại quốc gia đó cũng đã sử dụng công cụ “bảo hiểm ngầm” - dù không công khai cam kết việc bảo vệ tiền gửi của người dân nhưng trong tình huống có bất kỳ một ngân hàng nào đổ vỡ thì Chính phủ sẽ đứng ra chi trả cho NGT.
Tuy nhiên, chính sách “bảo hiểm ngầm” này đã không đem lại đủ lòng tin cho người dân đối với hệ thống TCNH, vì vậy BHTG ra đời và chuyển từ “bảo hiểm ngầm” sang công cụ bảo vệ tiền gửi công khai Hoạt động BHTG công khai được thực hiện lần đầu tiên tại New York (Hoa Kỳ) vào năm 1892 với tên gọi “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”, nhằm giải quyết sự đổ vỡ mang tính chất định kỳ của các ngân hàng Hoa Kỳ giai đoạn thế kỷ XIX Sau thời gian hoạt động thử nghiệm hiệu quả đến năm 1933, Chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức thành lập FDIC và mô hình này đã được nhiều quốc gia tham khảo và vận dụng Đến nay, hệ thống BHTG đã được thành lập tại hơn 100 quốc gia.
Trải qua thời gian hoạt động và phát triển của các hệ thống BHTG, khái niệm bảo hiểm tiền gửi có thể hiểu khái quát: “Bảo hiểm tiền gửi là một sự đảm bảo rằng số dư gốc và lãi cộng dồn của các tài khoản tiền gửi nhất định sẽ được thanh toán tới một giới hạn nhất định”(Frederic S Mishkin (2001) , với tác dụng chính là giúp các nhà hoạch định chính sách duy trì các chiến lược BHTG để duy trì niềm tin của NGT đối với mạng ATTC mỗi quốc gia, giảm nguy cơ đồng loạt rút tiền - rủi ro chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế tài chính.
Luật BHTG Việt Nam năm 2012 quy định: “Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”(Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số
06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.)
Trong luận văn này, ta sẽ sử dụng định nghĩa về bảo hiểm tiền gửi được nêu trong Luật BHTGVN vì định nghĩa này phản ánh đúng nhất bản chất hoạt động của cơ quan BHTG tại Việt Nam.
1.1.1.2 Hệ thống bảo hiểm tiền gửi
Theo Luật BHTG 2012 hoạt động BHTG bao gồm những đối tượng khác nhau:
Tổ chức BHTG là loại hình tổ chức được thành lập và có thể hoặc không phải là một phần của NHTW Một số TCBHTG là các tổ chức tư nhân có sự ủng hộ của Chính phủ hoặc là tổ chức tư nhân hoàn toàn, được Chính phủ cho phép tiếp nhận đóng góp tài chính từ TCTGBHTG theo quy định tại quốc gia đó.
Theo định nghĩa của IADI năm 2014: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một thực thể pháp lý chịu trách nhiệm cung cấp bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo tiền gửi hoặc các cơ chế bảo vệ tiền gửi tương tự khác” (theo IADI (2014))
Luật BHTG Việt Nam năm 2012 quy định: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng” (theo Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.)
Trong khuôn khổ đề tài này người viết sẽ bám sát định nghĩa về Bảo hiểm tiền gửi được quy định trong Luật bảo hiểm tiền gửi của nước ta BHTGVN chính là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
• Đối tượng được bảo hiểm tiền gửi Đối với TCBHTG, đối tượng được BHTG là người có khoản tiền gửi tại
TCTGBHTG “Người gửi tiền không phải đóng góp tài chính cho TCBHTG nhưng có quyền yêu cầu TCBHTG thanh toán tiền gửi kể cả tiền lãi tích lũy trên tiền gửi đó trong hạn mức chi trả tiền gửi của TCBHTG có thể là toàn bộ hoặc một phần tiền gửi do chính sách của mỗi quốc gia” (theo Luật BHTG Việt Nam 2012).
Mọi người gửi tiền tại tổ chức tín dụng được bảo hiểm thì đều được bảo hiểm cho số tiền gửi của mình Khi tổ chức tín dụng phá sản thì BHTGVN sẽ chi trả số tiền tối đa bằng hạn mức tiền gửi cho mỗi người gửi tiền, giúp người gửi tiền có niềm tin vào hệ thống tín dụng.
• Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
“Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi Theo thông lệ quốc tế, hiện nay trên thế giới có hai xu hướng tham gia BHTG, đó là các tổ chức tham gia BHTG có thể tham gia BHTG một cách bắt buộc hoặc tham gia tự nguyện” (theo
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2008)) Dù là hình thức nào thì vẫn còn những hạn chế tồn tại, song hình thức gia nhập bảo hiểm bắt buộc được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn nên phần lớn được các quốc gia áp dụng. Ở Việt Nam, “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân”(theo Luật BHTG (2012)) Bên cạnh đó, cơ chế tham gia
BHTG là bắt buộc và TCTGBHTG phải đóng phí trên tổng số dư tiền gửi theo tỷ lệ theo luật định.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (TCTGBHTG) là những tổ chức tín dụng được cấp chứng nhận BHTG sẽ phải đóng phí hàng kỳ cho BHTGVN Hiện nay, mọi tổ chức tín dụng ở Việt Nam bao gồm ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính vi mô đều bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi Khi các tổ chức này bị phá sản, BHTGVN sẽ đứng ra chi trả cho những cá nhân gửi tiền có tiền gửi tại tổ chức tín dụng này.
Theo Báo cáo thường niên của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, ta có thể khái quát vai trò của BHTG như sau:
-BHTG có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, ngân hàng Đối với bất kỳ quốc gia nào thì vấn đề bảo vệ người tiêu dùng cũng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, chính vì vậy BHTG chính là công cụ tài chính hữu hiệu mà Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ người gửi tiền BHTG có nhiệm vụ thay mặt Chính phủ bảo vệ tiền gửi của người dân, trong trường hợp TCTGBHTG phá sản thì BHTG có trách nhiệm chi trả số tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền Chính sự bảo vệ này tạo được niềm tin cho người gửi tiền vào hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng và vào Chính phủ nói chung.
Lý luận về xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
1.2.1.Khái quát kịch bản mô phỏng
1.2.1.1 Khái niệm về kịch bản mô phỏng chi trả
Theo IADI (2012), ta có một số khái niệm:
Mô phỏng là việc giả lập nhằm mô tả lại một sự kiện thực tế với các bước thực hiện theo một quy trình từ bước đầu đến bước cuối Tại đó ta đưa ra rất nhiều giả định khác nhau có thể xảy ra và ảnh hưởng đến quy trình chung Việc mô phỏng dựa theo kiến thức lý thuyết được áp dụng vào tình hình thực tế, tạo ra nhiều tình huống khác nhau có thể xảy ra, từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống Mô phỏng có nhiều hình thức Có thể đưa ra những hình huống và trả lời, hoặc xây dựng các case tình huống khác nhau dẫn đến các kết quả khác nhau hoặc có sự hỗ trợ của phần mềm máy tính để nâng cao tốc độ và chất lượng mô phỏng. Để mô phỏng chi trả một cách khoa học và trật tự, dễ theo dõi và áp dụng thì ta buộc phải lập một kịch bản mô phỏng chi trả Kịch bản mô phỏng chi trả và việc giả lập thực hiện một quy trình và thủ tục chi trả từ đầu tới cuối với tình huống giả định chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho một ngân hàng đổ vỡ Trong kịch bản đó ta đưa vào nhiều giả định để chia các hướng xử lý chi trả thành nhiều tình huống khác nhau Việc chia các nhỏ các chi tiết thì càng có giá trị khi áp dụng vào tình hình thực tế khi có đổ vỡ xảy ra Xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả BHTG là xây dựng một quy trình chi trả tiền gửi được bảo hiểm với các tình huống có thể xảy ra trong trường hợp một ngân hàng bị đổ vỡ Đối với mỗi một tổ chức khác nhau thì việc xây dựng kịch bản sẽ khác nhau do ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, quy mô tổ chức, số lượng tiền gửi tiền vay khác biệt, ngân hàng ủy quyền, địa điểm chi trả khác nhau
Do đó xây dựng kịch bản đối với các tổ chức dễ xảy ra đổ vỡ nhất và chưa từng được chi trả sẽ có ý nghĩa thực tế nhất. Để có thể xây dựng được kịch bản sát nhất với thực tế thì ta cần có cơ sở dữ liệu (Database) chính xác nhất Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng chạy cùng một lúc với những mục đích khác nhau Cơ sở dữ liệu này bao gồm thông tin của các khách hàng gửi tiền, số tiền gửi, số tiền vay, thông tin về đồng sử hữu, đối tượng loại trừ Việc xử lý số liệu trên phần mềm sẽ giúp quản lý dữ liệu và đưa ra các biện pháp chi trả một cách nhanh chóng nhất Việc xây dựng kịch bản, giả định các trường hợp xảy ra sẽ chi tiết và hiệu quả hơn Để tận dụng được nguồn dự liệu này, BHTG cần được quyền truy cập vào Kho dữ liệu (Data warehouse) là một tập hợp các dữ liệu lưu trữ bằng thiết bị điện tử của một tổ chức Các kho dữ liệu được thiết kế để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo và Quản lý khách hàng cá nhân - SCV (single customer view) là tập hợp cơ sở dữ liệu lưu trữ tất cả hồ sơ dữ liệu về khách hàng. Điều quan trọng nhất của việc xây dựng được một kịch bản mô phỏng chặt chẽ đó là việc giả định nhiều nhất có thể các trường hợp có thể xảy ra Với mỗi giả định ta cần đưa ra các biện pháp khác nhau, sau đó đánh giá tác động của biện pháp đó đến tổ chức tín dụng cũng như người gửi tiền như thế nào.
1.2.1.2 Mục đích của việc xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả BHTG tại NHTM.
Mục đích chính của việc xây dựng kịch bản là để dùng cho việc mô phỏng chi trả BHTGVN không thể thực hiện chi trả trong thực tế mà không có kịch bản chi trả Kịch bản có tác dụng hướng dẫn cho những người thực hiện biết phải làm những gì, theo trình tự như thế nào, với nội dung, quy mô ra sao, vv Việc xây dựng kịch bản là tối quan trọng để có thể thực hiện chi trả khi có đổ vỡ xảy ra. Ngoài mục đích chính là làm cơ sở cho việc thực hiện mô phỏng chi trả, việc xây dựng kịch bản mô phỏng còn có mục đích/tác dụng khác:
-Huấn luyện và kiểm tra nhân viên của BHTGVN trong việc nắm bắt quy trình chi trả tiền gửi được bảo hiểm của NHTM.
-Đánh giá năng lực tài chính và nhân sự của TCBHTG
-Đánh giá và nắm bắt về sự sẵn sàng hệ thống công nghệ thông tin.
-Tìm hiểu và đánh giá sự sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài (NHNN, ngân hàng ủy quyền, chính quyền địa phương, vv ).
1.2.1.3 Yêu cầu của việc xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả BHTG tại NHTM Khi xây dựng kịch bản mô phỏng, cần chú ý một số yêu cầu chính như sau: Kịch bản cần tuân theo đúng định hướng từ ban lãnh đạo của BHTG Việc mô phỏng nói chung cần có định hướng rõ ràng và việc lập kịch bản cũng phải phù hợp với định hướng đó Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới định hướng mô phỏng và mỗi TCBHTG có các định hướng và tập trung nội dung mô phỏng khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng tổ chức (ví dụ BHTGVN sẽ ko tập trung vào mô phỏng việc phối hợp xuyên quốc gia trong việc mô phỏng như các TCBHTG khác ở Châu Âu).
Kịch bản mô phỏng phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật, quy trình, thủ tục,hướng dẫn về nghiệp vụ của TCBHTG Việc mô phỏng và kịch bản trong một số trường hợp có thể được sử dụng để trong việc nghiên cứu mô phỏng quy trình mới phục vụ cải tiến quy trình chi trả.
Kịch bản mô phỏng cần phải có khả năng có thể thực hiện được áp dụng đồng nhất đối với các ngân hàng Nội dung này liên quan tới năng lực về tài chính, về nhân sự, về hệ thống công nghệ, về sự phối hợp của các bên liên quan Ví dụ: BHTGVN chưa đủ nguồn lực để có thể mô phỏng toàn bộ quy trình từ đầu đến cuối cho việc mô phỏng chi trả cho một ngân hàng lớn trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam Những TCBHTG mới thực hiện mô phỏng cần cân nhắc làm từng bước từ việc mô phỏng đơn giản tới phức tạp, từ nhỏ đến lớn, từng giai đoạn riêng lẻ tới cả quy trình tổng thể Kịch bản mô phỏng cần phải đảm bảo không ảnh hưởng tới các hoạt động khác của TCBHTG Việc xây dựng kịch bản phải phù hợp với các hoạt động hiện tại của TCBHTG Nếu quá tham vọng, kịch bản xây dựng phức tạp với trường hợp mô phỏng ngân hàng lớn cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia mà không thể triển khai được do vướng các công việc khác của TCBHTG thì sẽ khó đáp ứng tốt yêu cầu.
1.2.1.4 Vai trò của việc xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả BHTG tại NHTM
-Kịch bản là yếu tố quyết định nội dung của việc thực hiện chi trả trong thực tế Kịch bản là kim chỉ nam xuyên suốt tất cả các nội dung triển khai, hướng dẫn cho những người thực hiện biết công việc phải làm Kịch bản cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng thực hiện chi trả trong tương lai từ đó xác định năng lực của đơn vị thực hiện Việc chi trả thực tế sẽ không thể thực hiện khi không có kịch bản Do vậy việc xây dựng kịch bản là bước quan trọng bắt buộc và không thể thiếu cho việc mô phỏng chi trả cho ngân hàng.
- Việc xây dựng kịch bản chi trả tạo cơ hội để xác định mức độ phù hợp của nguồn lực cần cho công tác chi trả và đánh giá khả năng phát huy của các nguồn lực trong và ngoài TCBHTG một cách đồng bộ và hiệu quả Điều này cũng cung cấp cơ hội đánh giá liệu những hoạt động chi trả theo quy định có thể được thực hiện trong khung thời gian hạn hẹp trong những tình huống khó khăn hay không.
-Áp dụng các bài học từ kịch bản chi trả để điều chỉnh hoặc cải thiện toàn diện chức năng chi trả, đặc biệt nhằm đảm bảo rằng chi trả phải chính xác và đúng hạn.
Về góc độ này, các bài tập tình huống mô phỏng thực tế sẽ cho phép TCBHTG nhận thức rõ mức độ sẵn sàng của nghiệp vụ chi trả từ đó đề ra những giải pháp để cải thiện và giải quyết vấn đề phát sinh tốt hơn.
-Ngoài ra, thực tế BHTGVN không chi trả BHTG thường xuyên và mới chỉ chi trả cho các QTDND quy mô nhỏ Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả và tiến hành mô phỏng trước khi áp dụng chính thức có ý nghĩa quan trọng Qua các bài tập dượt, BHTGVN sẽ chuẩn bị tốt hơn các công việc sẵn sàng trước khi thực hiện quá trình chi trả, qua đó luôn bảo đảm rằng nguồn nhân lực tham gia vào nghiệp vụ chi trả được đào tạo đầy đủ.
1.2.2 Khái quát về quy trình xây dựng kịch bản mô phỏng chi trả
1.2.2.1 Xác định NHTM phát sinh nghĩa vụ chi trả
Căn cứ vào định hướng mô phỏng mà TCBHTG lựa chọn NHTM phát sinh nghĩa vụ phù hợp Để bao quát được các nhóm ngân hàng theo mức độ rủi ro khác nhau thì ta cần đưa ra các kịch bản riêng ứng với mỗi mức độ rủi ro của ngân hàng.
-Đối với ngân hàng có mức độ rủi ro cao: ta sẽ chọn ngân hàng có chất lượng hoạt động yếu, đang bị kiểm soát đặc biệt và có khả năng đổ vỡ cao, có số lượng tiền gửi và người gửi tiền ở mức trung bình, qua đó đánh giá được khả năng phản ứng của BHTG trước tình huống xấu có thể xảy ra với một ngân hàng hoạt động yếu kém Hơn nữa việc chọn một ngân hàng có lượng gửi tiền ở mức trung bình sẽ có tính đại diện cao một ngân hàng nhỏ (thường là chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và sẽ giúp đánh giá được tối đa khả năng đáp ứng yêu cầu chi trả của BHTG.
-Đối với ngân hàng có mức độ rủi ro trung bình: ta chọn chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các ngân hàng thương mại có tổng số vốn nằm ở mức trung bình., khả năng đổ vỡ không cao tuy nhiên dễ có phản ứng tiêu cực khi gặp những vấn đề bất thường trong nền kinh tế.
-Đối với ngân hàng có mức độ rủi ro thấp: đấy là những ngân hàng thương mại lớn có tổng tài sản ở mức cao, có mức độ an toàn vốn cao, tỷ lệ nợ xấu thấp, có thanh khoản lớn và đáp ứng được yêu cầu thanh toán cho người dân.
1.2.2.2 Quy trình giai đoạn tính toán số tiền chi trả
THỰC TIỄN XÂY DỰNG KỊCH BẢN MÔ PHỎNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
2.1.1 Khái quát về các bộ phận thực hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi
Hình 2.1 – Tổ chức bộ máy hoạt động chi trả BHTG tại Trụ sở chính
Nguồn: Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.
Nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Trụ sở chính có nhiệm vụ liên quan đến chỉ trả tiền gửi bao gồm:
* Phòng Quản lý thu phí và chi trả BHTG:
-Tiếp nhận, rà soát lại hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm, Phương án chi trả tiền bảo hiểm của Chi nhánh gửi, xây dựng Dự thảo Phương án chi trả tiền bảo hiểm của BHTGVN (đối với tổ chức tham gia BHTG do Chi nhánh quản lý) báo cáo Tổng Giám đốc, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, yêu cầu bổ sung, đính chính hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm (nếu chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ); phối hợp với các phòng liên quan kiểm tra chứng từ, sổ sách xác định số tiền chi trả; xây dựng Dự thảo Phương án chi trả tiền bảo hiểm của BHTGVN báo cáo Tổng Giám đốc đối với tổ chức tham gia
- Trình Tổng Giám đốc cho thẩm định Phương án chi trả tiền bảo hiểm của BHTGVN; hoàn thiện Phương án chi trả sau khi có báo cáo của Hội đồng thẩm định, trình Tổng Giám đốc ký trình HĐQT phê duyệt;
Cung cấp các số liệu, thông tin trong quá trình giám sát tổ chức tham gia BHTG cho phòng Quản lý thu phí và chi trả, phòng Kiểm tra, phòng Tham gia KSĐB và THTS, Chi nhánh BHTGVN để thực hiện kiểm tra trong quá trình xây dựng Phương án chi trả khi có yêu cầu.
Tham gia, phối hợp với phòng Quản lý thu phí và chi trả, phòng Tham gia KSĐB và THTS kiểm tra chứng từ sổ sách, xác định số tiền chi trả; phối hợp với các phòng có liên quan thực hiện kiểm tra các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chi trả tiền bảo hiểm;
* Phòng Tham gia kiểm soát đặc biệt và thu hồi tài sản:
Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện kiểm tra chứng từ, sổ sách xác định số tiền chi trả và xây dựng Phương án chi trả tiền bảo hiểm giai đoạn trước khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm;
Tham mưu cho HĐQT và Tổng Giám đốc các vấn đề pháp lý liên quan đến công tác chi trả và quá trình chi trả tiền bảo hiểm;
* Phòng Thông tin tuyên truyền:
Phối hợp với phòng Quản lý thu phí và chi trả, Chi nhánh BHTGVN thực hiện tuyên truyền, thông báo trên các báo về việc chi trả tiền bảo hiểm theo phương án chi trả đã được phê duyệt và theo chỉ đạo của Tổng giám đốc; tham gia Ban chỉ đạo chi trả.
* Phòng Tài chính- Kế toán:
Nhận bàn giao bản gốc Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm của tổ chức tham gia BHTG; Phương án chi trả tiền bảo hiểm và các tài liệu liên quan; hồ sơ, chứng từ chi trả tiền bảo hiểm của các Đoàn chi trả đối với tổ chức tham gia BHTG được chi trả tiền bảo hiểm do Trụ sở chính quản lý hoặc do Chi nhánh quản lý nhưng chi trả theo hình thức ủy quyền để lưu trữ và bảo quản theo chế độ kế toán hiện hành và quy định của BHTGVN.
* Phòng Nguồn vốn và Đầu tư:
Phối hợp với phòng Tài chính- Kế toán, phòng Quản lý thu phí và chi trả đảm bảo đủ nguồn vốn để chi trả tiền bảo hiểm.
* Phòng Kiểm soát nội bộ:
Tham mưu cho Tổng Giám đốc, HĐQT giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về chi trả tiền bảo hiểm theo Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm, Quy chế giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của BHTGVN và quy định của pháp luật.
* Phòng Công nghệ tin học:
Phối hợp với phòng Quản lý thu phí và chi trả, Chi nhánh BHTGVN chuẩn bị,đảm bảo các điều kiện về máy vi tính, thiết bị liên quan, chương trình phần mềm theo yêu cầu phục vụ cho công tác chi trả tiền bảo hiểm.
Hình 2.2 - Tổ chức bộ máy hoạt động chi trả BHTG tại chi nhánh BHTGVN
Ban Giám đốc Chi nhánh
Phòng Giám sát Phòng Kiểm tra Phòng Hành chính – nhân sự Phòng Tổng hợp Phòng Kế toán
Nguồn: Quốc hội (2012), Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, ban hành ngày 18/6/2012, Hà Nội.
Nhiệm vụ của các phòng ban thuộc Chi nhánh BHTGVN có nhiệm vụ liên quan đến chỉ trả tiền gửi là phòng Kiểm tra với chức năng là:
-Thực hiện các nội dung công việc được phân cấp và uỷ quyền dưới đây:
-Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, yêu cầu bổ sung, đính chính hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm (nếu chưa đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ) của tổ chức tham gia BHTG do Chi nhánh quản lý;
-Kiểm tra chứng từ, sổ sách xác định số tiền chi trả; xây dựng Phương án chi trả đối với tổ chức tham gia BHTG do Chi nhánh quản lý theo quy định báo cáo Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu kiểm tra và Phương án chi trả;
-Thành lập Đoàn chi trả và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm theo quy định khi được giao nhiệm vụ chi trả trực tiếp; tham gia Ban chỉ đạo chi trả khi có yêu cầu;
2.1.2 Kết quả thực hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Kết quả thực hiện chi trả tiền bảo hiểm
-Trước khi có Luật BHTG (Giai đoạn 2000 – 2012)
Tính đến năm 2012 (giai đoạn trước khi có Luật BHTG), BHTGVN đã thực hiện chi trả tại 38 QTDND cho 1.622 người gửi tiền với tổng số tiền là 21.840 triệu đồng(trong đó BHTGVN trực tiếp chi trả đối tại 33 QTDND, trong đó ủy quyền cho
NHTM Nhà nước có đủ điều kiện, địa điểm thuận lợi để chi trả đối với 05 QTDND) (theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm)
Tuy số tiền chi trả chưa phải là lớn và mới chỉ diễn ra đối với loại hình QTDND mà chưa phát sinh chi trả đối với các NHTM trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền của BHTGVN đã góp phần củng cố lòng tin của người dân đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là niềm tin của bà con vùng nông thôn đối với hệ thống QTDND.
-Sau khi có Luật BHTG (Giai đoạn 2013 – 2018)
Tiến hành thực hiện kịch bản chi trả theo phân nhóm rủi ro của ngân hàng
2.3.1 Lựa chọn NHTM phát sinh nghĩa vụ chi trả (Mô phỏng)
Căn cứ vào định hướng và mục tiêu:
Lựa chọn một NHTM cần đạt mục tiêu của kế hoạch dự phòng chi trả, từ đơn giản, không quá phức tạp, dễ thực hiện đến khi có kinh nghiệm, đủ điều kiện sẽ chọn NHTM có quy mô lớn, phức tạp Một NHTM lớn, về dữ liệu, số tiền chi trả, số lượng chi nhánh hoạt động, số lượng người gửi tiền, phát sinh nhiều giao dịch sẽ làm cho các công việc phức tạp, công nghệ khó đáp ứng, số lượng tài khoản khách hàng nhiều, nhân lực để kiểm soát đối chiếu các dữ liệu rất phức tạp, dễ dẫn đến nhầm lẫn, sai sót cần phải có thời gian và điều kiện đầy đủ hơn.
Căn cứ vào nội dung kịch bản (đơn giản/phức tạp):
Việc xây dựng kịch bản phải phù hợp với định hướng, mục tiêu đã được xác định Việc xây dựng nội dung kịch bản mô phỏng chi trả cho 1 ngân hàng có quy mô nhỏ hoặc vừa sẽ dễ dàng hơn và đơn giản hơn so với việc mô phỏng chi trả đối với ngân hàng lớn.
Căn cứ vào quy mô NHTM:
NHTM có quy mô nhỏ hoặc NHTM có quy mô vừa, trung bình lựa chọn giai đoạn đầu để có khối lượng vừa phải về dữ liệu, số lượng người gửi tiền, số lượng chi nhánh hoạt động,
Căn cứ vào tính sẵn có của dữ liệu:
Việc khai thác dữ liệu trên cơ sở sẵn có ở mức cao nhất sẽ giúp xây dựng kịch bản với nhiều tình huống.
Căn cứ sự phối hợp của đối tác thực hiện mô phỏng:
Dữ liệu khai thác cho mô phỏng được xác định là các dữ liệu nhạy cảm mang tính bảo mật do liên quan đến thông tin cá nhân bên thứ 3 là khách hàng của đối tác thực hiện mô phỏng NHTM được lựa chọn sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của nhóm nghiên cứu; Trường hợp NHTM được lựa chọn chưa sẵn sàng cung cấp thông tin, BHTGVN cần tính đến phương án giả lập dữ liệu của ngân hàng cỡ nhỏ hoặc vừa, khi đủ điều kiện mới lập kế hoạch dự phòng chi trả cho NHTM có quy mô lớn, phức tạp. Để kịch bản mô phỏng đáp ứng được đầy đủ các nội dung nêu trên đề xuất lựa chọn mô phỏng cho một NHTM cỡ nhỏ hoặc vừa, trong trường hợp chưa chọn được ngân hàng mô phỏng theo yêu cầu, BHTGVN sẽ tự giả lập dữ liệu giả định.
2.3.2 Lựa chọn NHTM ủy quyền chi trả (Mô phỏng)
NHTM được BHTGVN lựa chọn ủy quyền chi trả tiền gửi được bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện:
+Tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng trong thời gian tối thiểu 6 tháng gần nhất trước thời điểm chi trả tiền gửi được bảo hiểm;
+ Có mạng lưới đặt ở địa điểm thích hợp cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
+Điều kiện công nghệ thông tin phù hợp. Đây là những điều kiện cần thiết để đảm bảo NHTM được lựa chọn ủy quyền chi trả có đầy đủ năng lực thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
2.3.3 Xây dựng kịch bản giai đoạn trước khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm
2.3.3.1 Xây dựng, duy trì và kiểm tra nguồn dữ liệu về tiền gửi được bảo hiểm
-Rà soát, nắm đầy đủ các văn bản, quy định về huy động vốn của NHTM Đề nghị NH cung cấp các văn bản nội bộ liên quan đến việc nhận tiền gửi theo quy định của NHNN tại từng thời kỳ như sau:
+ Quy trình, thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng;
+ Thủ tục giao nhận, trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ liên quan đến tiền gửi của khách hàng;
+ Quy trình thủ tục thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá đối với khách hàng gửi tiền; + Quản lý, kiểm kê ấn chỉ liên quan đến tiền gửi của khách hàng
-Xây dựng, duy trì nguồn dữ liệu tiền gửi được bảo hiểm tại NHTM. Đề nghị NH cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tiền gửi khách hàng bao gồm: Sao kê chi tiết tiền gửi bằng đồng Việt Nam của từng khách hàng cá nhân đến thời điểm được KSĐB; Bảng cân đối tài khoản kế toán; Hồ sơ tài khoản khách hàng; Thẻ lưu; Bảng kê các loại tiền thu; Giấy nộp/gửi tiền; Sổ quỹ tiền mặt; Nhật ký quỹ; Số kế toán chi tiết; Bảng kiểm kê ấn chỉ; Sổ quản lý và theo dõi ấn chỉ; Bản mẫu chữ ký của cán bộ, nhân viên thực hiện các công việc có liên quan đến trách nhiệm ký chứng từ kế toán Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các thông tin trên chứng từ. Đối chiếu tiền gửi và hạch toán, luân chuyển chứng từ
- Kiểm tra việc duy trì nguồn dữ liệu tiền gửi được bảo hiểm tại NHTM theo yêu cầu và quy định của BHTGVN: Xem xét tính đầy đủ cũng như nội dung các văn bản nội bộ liên quan đến các loại tiền gửi mà đơn vị cung cấp đảm bảo tuân thủ quy định và hướng dẫn của NHNN, từ đó đưa ra nhận xét, kiến nghị
2.3.3.2 Kiểm tra, đối chiếu, xác minh danh sách và số tiền chi trả
-Tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác minh danh sách và số tiền thuộc đối tượng chi trả- đối chiếu tiền gửi và hạch toán tiền gửi của khách hàng cá nhân:
+ Khi tiến hành kiểm tra phải đối chiếu từng khoản có nghi vấn hoặc chưa rõ trên danh sách (mẫu 02/CTrBH) với sao kê tiền gửi, sổ kế toán chi tiết, thẻ lưu sổ tiền gửi, trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra thêm sổ quỹ và chứng từ thu, chi tiền. Những người gửi tiền trùng họ và tên hoặc trùng số CMND hay CCCD hoặc hộ chiếu hoặc trùng họ và tên và trùng địa chỉ nhưng khác số CMND (CCCD) hoặc hộ chiếu cần được xác minh là một người hay hai người khác biệt, kiểm tra hồ sơ khách hàng liên quan, đối chiếu mẫu chữ ký, cần thiết đề nghị chính quyền hoặc Công an địa phương xác nhận về nhân thân người có nghi ngờ.
+ Đối với các khoản tiền gửi không đúng quy định a Các khoản tiền gửi có biểu hiện gian lận, giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ nhằm trục lợi chính sách BHTG như:
Huy động vốn để ngoài sổ sách sau đó hợp lý hóa; huy động vốn sau thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt hoặc dừng huy động vốn (gọi chung là dừng huy động vốn); huy động vốn sau thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm; hạch toán khống để chuyển các khoản tiền gửi không được bảo hiểm sang khoản tiền gửi được bảo hiểm; các khoản đi vay và vốn góp được hạch toán chuyển thành tiền gửi; vv b Các khoản hạch toán giả thu, giả chi để chia tách một khoản tiền gửi được bảo hiểm trên hạn mức trả tiền gửi được bảo hiểm của một người thành nhiều khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người để được hưởng tiền bảo hiểm nhiều hơn.
Các khoản tiền gửi (ở điểm a, b) nêu trên lập danh sách riêng theo mẫu DS03 (để đưa vào mẫu 04b/CTrBH sau khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm) c.
ĐỀ XUẤT KỊCH BẢN MÔ PHỎNG CHI TRẢ BẢO HIỂM TIỀN GỬI PHÙ HỢP VỚI CÁC NHÓM NGÂN HÀNG
Kịch bản tiếp nhận, xử lý chung đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 59 1 Danh sách mẫu biểu ngân hàng cần gửi cho BHTG để tính toán số tiền chi trả
Các nhóm ngân hàng có độ rủi ro khác nhau khi đổ vỡ thì trong kịch bản xử lý sẽ có những điểm chung tương đồng về cách xử lý và giải quyết Do đó ta sẽ khái quát điểm giống nhau đó để có cái nhìn tổng quát nhất.
3.1.1 Danh sách mẫu biểu ngân hàng cần gửi cho BHTG để tính toán số tiền chi trả
Sao kê chi tiết tiền gửi bằng đồng Việt Nam của từng khách hàng cá nhân đến thời điểm được KSĐB;
-Bảng cân đối tài khoản kế toán;
-Hồ sơ tài khoản khách hàng;
-Bảng kê các loại tiền thu;
-Số kế toán chi tiết;
-Bảng kiểm kê ấn chỉ;
-Sổ quản lý và theo dõi ấn chỉ;
-Bản mẫu chữ ký của cán bộ, nhân viên thực hiện các công việc có liên quan đến trách nhiệm ký chứng từ kế toán.
Từ các số liệu trên, phòng Quản lý thu phí và chi trả sẽ tiến hành lập các mẫu biểu sau:
-Sao kê tiền gửi tổng hợp
-Sao kê tiền vay tổng hợp
-Danh sách đồng sở hữu tiền gửi
-Mã phân loại khách hàng
Sao kê tiền gửi tổng hợp
Biểu mẫu này gồm những cột thông tin sau:
Loại thông tin Ghi chú
Ngày sao kê Ngày sao kê tiền gửi là thời điểm mà tại đó ngân hàng nhận được quyết định của NHNN hoặc Tòa án về việc chấm dứt hoạt động, tuyên bố phá sản, mất khả năng thanh toán.
Mã chi nhánh Mã của chi nhánh mà người gửi tiền lập tài khoản gửi tiền tại đó.
Số tài khoản Mã số tài khoản của tài khoản do người gửi tiền lập tại ngân hàng, một người gửi chỉ có thể có nhiều số tài khoản khác nhau
SBV_CODE Loại tài khoản kế toán của tài khoản mà người gửi tiền lập
(Vd tài khoản tiết kiệm sẽ là 423 )
Mã khách hàng Mã của người gửi tiền, mỗi người gửi tiền chỉ có một mã khách hàng tại một ngân hàng
Tên Khách hàng Họ và tên của khách hàng
GTCN Mã số giấy tờ cá nhân của khách hàng (Chứng mình thư, hộ chiếu )
GTTC Mã số giấy tờ của tổ chức ( mã số kinh doanh )
Kỳ hạn Kỳ hạn gửi tiền mà khách hàng gửi khoản tiền của mình để hưỡng lãi suất theo kỳ hạn đó Nếu tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ chi trả mà chưa hết kỳ hạn gửi tiền thì lãi suất sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn.
Lãi suất Lãi suất kỳ hạn gửi tiền
Tiền gốc Tiền gốc mà khách hàng gửi
Ngày gửi tiền Ngày mà khách hàng bắt đầu gửi tiền
(Nguồn Hướng dẫn chi trả tiền gửi tại BHTGVN)
Sao kê tiền vay tổng hợp
Biểu mẫu này gồm những cột thông tin sau:
Loại thông tin Ghi chú
Ngày sao kê Ngày sao kê tiền gửi là thời điểm mà tại đó ngân hàng nhận được quyết định của NHNN hoặc Tòa án về việc chấm dứt hoạt động, tuyên bố phá sản, mất khả năng thanh toán.
Mã chi nhánh Mã của chi nhánh mà người gửi tiền lập tài khoản gửi tiền tại đó.
Số tài khoản Mã số tài khoản của tài khoản do người vay tiền lập tại ngân hàng
Mã khách hàng Mã số khách hàng của người vay tiền
Tên Khách hàng Họ và tên của khách hàng
GTCN Mã số giấy tờ cá nhân của khách hàng (Chứng mình thư, hộ chiếu )
GTTC Mã số giấy tờ của tổ chức ( mã số kinh doanh )
Kỳ hạn Kỳ hạn vay tiền
Lãi suất Lãi suất của khoản vay
Ngày vay Ngày người vay tiền bắt đầu được giải ngân
Ngày đáo hạn Ngày kết thúc thời hạn cho vay
Tiền gốc Tiền gốc mà khách hàng gửi
Tiền lãi Số tiền lãi trong thời gian vay tiền
Số tiền giải ngân Số tiền thực tế mà ngân hàng đã cho vay khách hàng.
(Nguồn Hướng dẫn chi trả tiền gửi tại BHTGVN) Danh sách đồng sở hữu
Biểu mẫu này gồm thông tin của các đồng sở hữu của một khoản tiền gửi trong đó ghi rõ tỷ lệ chia của từng đồng sở hữu đối với khoản tiền gửi đó Tổ chức BHTG sẽ căn cứ trên tỷ lệ chia này để tính số tiền chi trả cho từng đồng sở hữu Các đồng sở hữu có thể có hoặc không có trong danh sách sao kê tiền gửi do đó đồng sở hữu cần phải có đầy đủ thông tin cá nhân để đối chiếu, kiểm tra. Đối tượng loại trừ
Các đối tượng là trừ là đối tượng không được chi trả bảo hiểm tiền gửi gồm những cá nhân có tiền gửi tại tổ chức tín dụng là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó và cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó Danh sách đối tượng loại trừ cần có đầy đủ thông tin về thông tin cá nhân và tiêu chí loại trừ của cá nhân đó để đối chiếu và loại trừ tiền gửi cần chi trả.
Mã phân loại khách hàng
Mã phân khách hàng vào từng nhóm đối tượng khác nhau dùng để phân loại đối tượng được chi trả bảo hiểm tiền gửi hay không bao gồm: Cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức xã hội, các loại hình công ty, các loại hình xã hội, ngân hàng, dự án
3.1.2 Giả định các trường hợp xảy ra trong kịch bản tính toán số tiền chi trả bảo hiểm
Trong quá trình tính toán chi trả cụ thể cho một ngân hàng, BHTGVN cần đưa ra các trường hợp tính toán từ đơn giản đến phức tạp nhất bằng cách đưa dần các biến số xuất hiện Các tính huống sau là tổng hợp của một số trường hợp để làm đa dạng các tình huống phát sinh trong thực tế chi trả, giúp cán bộ chi trả đưa ra cách xử lý phù hợp Càng nhiều giả định đưa ra thì kịch bản tính toán sẽ càng chặt chẽ, bao phủ được hết tất cả các khả năng trong thực tế, từ đó giúp việc tính toán nhanh chóng và chi trả đạt hiệu quả cao.
Sau khi tiếp nhận được các thông tin cá nhân từ người gửi như số CMT, tên khách hàng, địa chỉ, mã khách hàng, mã số tiền gửi, số tiền vay , ta cần tổng hợp và đánh giá khái quát nhất và chia các trường hợp, giả định tình huống để xử lý.
1 Trường hợp có tổ chức và cá nhân gửi tiền thì ta cần lọc riêng tiền gửi của cá nhân gửi tiền vì BHTGVN chỉ chi trả cho những khoản tiền gửi của cá nhân.
2 Trường hợp người gửi tiền chỉ có 1 tài khoản tiền gửi, không có tiền vay Đây là trường hợp cơ bản, người gửi tiền chỉ sở hữu một mã tài khoản tiền gửi và không có tiền vay trong cùng ngân hàng đó Chi trả cho tài khoản này sẽ dựa theo hạn mức chi trả Nếu người gửi tiền này không thuộc đối tượng loại trừ thì tiền gửi được bảo hiểm trong tài khoản này sẽ được chi trả toàn bộ, nếu vượt quá hạn mức chi trả thì sẽ được chi trả bằng với hạn mức chi trả là 75 triệu đồng.
Khi phân tích các đối tượng khách hàng này trong kịch bản mô phỏng, cần lọc và quét tất cả các bảng dữ liệu liên quan để xác định chắc chắn đối tượng không thuộc đối tượng loại trừ, chỉ có 1 tài khoản tiền gửi duy nhất và không có tiền vay tại ngân hàng đó.
3 Trường hợp người gửi tiền có tài khoản tiền gửi và tiền vay, nợ gồm các tình huống như tiền gửi nhiều hơn tiền vay, nợ (được chi trả); tiền gửi ít hơn tiền vay, nợ (không chi trả).
Trong trường hợp này ta cần xác định chắc chắn số tiền gửi được bảo hiểm và số tiền vay của người này sau đó lấy số tiền gửi được bảo hiểm trừ đi số tiền mà người này đã được giải ngân.
Kịch bản đối với ngân hàng có mức rủi ro cao
3.2.1 Xác định NHTM phát sinh nghĩa vụ chi trả
Trong phần này, ta sẽ lựa chọn một ngân hàng có độ lớn trung bình và nằm trong diện kiểm soát đặc biệt, có khả năng đổ vỡ cao để tiến hành mô phỏng chi trả. Việc lựa chọn ngân hàng cỡ vừa để đánh giá tối đa khả năng của BHTG trong việc xử lý khi có đổ vỡ xảy ra để từ đó đánh giá quy trình chi trả, nguồn vốn dự phòng của BHTG có đủ khả năng đáp ứng hay không.
Với việc hàng quý các ngân hàng đều phải cung cấp cho BHTG thông tin về người gửi tiền tại tổ chức nên số liệu thô đã có sẵn để giả lập Từ dữ liệu đó ta sẽ phân tích đánh giá sau đó tính toán để đưa ra được danh sách đầy đủ tất các các đối tượng được chi trả bảo hiểm với số tiền chi trả bảo hiểm chính xác nhất Ta chọn ngân hàng A, là ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt với số lượng tài khoản tiền gửi là 301.385 tài khoản.
3.2.2 Quy trình giai đoạn tính toán số tiền chi trả a, Sao kê tiền gửi của ngân hàng A
Ta tiến hành lọc danh sách người gửi tiền theo tổ chức hoặc doanh nghiệp được đánh mã là CIB, DVC, FI, MB, SME, của cá nhân sẽ được đánh mã là INDIV.
Ta thu được kết quả sau:
Tổng số lượng tài khoản gửi tiền của ngân hàng A là 301.385 tài khoản trong đó:
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.1:Tổng tài khoản tiền gửi của ngân hàng A
Tổng số tiền gửi tại ngân hàng A là 60.524 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền gửi của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 3.155 tỷ đồng chiếm 5,2 %
-Tổng số tiền gửi của cá nhân là 57.369 tỷ đồng chiếm 94,8%.
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.2: Tổng số tiền gửi tại ngân hàng A
Vì một đối tượng gửi tiền có thể có nhiều tài khoản khác nhau do đó ta cần lọc các mã khách hàng trùng nhau ta thu được kết quả sau có 301.385 tài khoản nhưng chỉ có 208.108 đối tượng gửi tiền Trong đó 198.932 là cá nhân gửi tiền và 9.176 là tổ chức gửi tiền.
198.932 Đối tượng gửi tiền là tổ chức Đối tượng gửi tiền là cá nhân
Hình 3.3: Tổng số đối tượng gửi tiền tại ngân hàng A Đánh giá tổng quan:
-Tiền gửi do tổ chức gửi tại ngân hàng không thuộc tiền gửi được bảo hiểm, do đó BHTG sẽ không phải chi trả cho số tiền 3.155 tỷ đồng (tương ứng với 12.241 tài khoản) mà tổ chức gửi.
-Trong tổng số tiền gửi tại ngân hàng A chiếm tỷ lệ cao nhất là tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam với số tiền 54.754 tỷ đồng chiếm 90,4% cùng với số lượng tài khoản cao nhất 199.129 chiếm 66%, đây sẽ đối tượng chi trả chủ yếu của
-Tài khoản 427 tiền ký quỹ không thuộc tài khoản được bảo hiểm tiền gửi Tài khoản 427 chiếm tỷ lệ lớn là tiền gửi là của tổ chức, chỉ một phần rất nhỏ là tiền gửi của cá nhân.
-Tổng số tài khoản cá nhân là tài khoản được bảo hiểm tiền gửi là 287.378 với tổng số tiền là 57.367 tỷ đồng b, Sao kê tiền vay của ngân hàng A
Tổng số lượng tài khoản vay tiền của ngân hàng A là 102.209 tài khoản trong đó:
-Số tài khoản của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 7.921 tài khoản , chiếm 7,7 %.
-Số tài khoản của cá nhân gửi tiền là 94.288 tài khoản , chiếm 92,3 %.
Tổng số tiền gửi cho vay tại ngân hàng A là 37.822 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền cho vay của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 27.525 tỷ đồng chiếm 72,7 %
-Tổng số tiền cho vay của cá nhân là 10.297 tỷ đồng chiếm 37,3%.
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.4: Tổng số tiền vay tại ngân hàng A
Theo Luật bảo hiểm tiền gửi thì “Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.” Do đó một người gửi tiền nếu có tiền gửi tại ngân hàng A và ngân hàng A bị đổ vỡ thì số tiền được bảo hiểm sẽ được tính là số tiền gửi trừ đi khoản tiền đã giải ngân cho người gửi tiền đó, nếu người đó cũng vay tiền tại ngân hàng A.
Vì vậy, để xác định được số tiền gửi được bảo hiểm của từng người gửi tiền, ta cần lọc ra những khách hàng vừa gửi tiền vừa vay tiền tại ngân hàng A Đối chiếu mã khách hàng của người vay tiền tại sao kê tiền vay và mã khách hàng của người gửi tiền tại sao kê tiền gửi, ta sẽ lọc ra được những mã khách hàng trùng nhau Ta có kết quả như sau:
Có 7.737 tài khoản vay tiền đồng thời cũng gửi tiền tại ngân hàng A Dựa theo mã phân loại tài khoản, trong đó:
7.737 tài khoản vừa vay vừa gửi tiền
3.268 tài khoản 4.469 tài khoản của của tổ chức có cá nhân với tổng số tổng số tiền là tiền là 2.351 tỷ
Hình 3.5: Tài khoản vừa gửi tiền vừa vay tiền tại ngân hàng
A c, Danh sách đối tượng bị loại trừ của ngân hàng A
Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi những tiền gửi của đối tượng sau sẽ không thuộc tiền gửi được bảo hiểm:
1 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2 Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên,thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Do đó những khách hàng trong danh sách loại trừ này sẽ không được chi trả bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng bị đổ vỡ.
Danh sách đối tượng loại trừ của ngân hàng A bao gồm: 34 người đang gửi tiền tại ngân hàng A trong đó:
-14 người người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của ngân hàng A
-20 người là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng A.
Tổng số tiền gửi của 34 người này tại ngân hàng A là 2,475 tỷ đồng sẽ không được bảo hiểm tiền gửi d, Danh sách đồng sở hữu của ngân hàng A
Danh sách bao gồm những tài khoản tiền gửi được sở hữu bởi nhiều cá nhân có mã khách khác nhau Cần làm rõ các cá nhân đồng sở hữu tài khoản này vì theo Luật bảo hiểm tiền gửi quy định : “Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;”
Do đó nếu nhiều người cùng sở hữu một tài khoản tiền gửi thì nhiều người đó sẽ chỉ được chi trả tối đa bằng hạn mức chi trả tiền gửi, sau đó các đồng sở hữu sẽ chia nhau theo thỏa thuận.
Danh sách đồng sở hữu của ngân hàng A bao gồm
-Mã khách hàng, tên khách hàng, mã tài khoản do người đứng tên lập, số tiền gửi của tài khoản đó
-Mã khách hàng, tên khách hàng, mã tài khoản của người đồng sở hữu với người đứng tên lập và tỷ lệ chia của các đồng sở hữu.
Sau khi lọc danh sách đồng sở hữu của ngân hàng A ta có được:
-Có 5.788 tài khoản mà mỗi tài khoản này có đồng sở hữu.
-Tổng số tiền gửi của các tài khoản này là 1.119 tỷ đồng
-Mỗi tài khoản trên đều chỉ có 2 đồng sở hữu.
-Có 7 khách hàng trong số các đồng sở hữu này là đối tượng loại trừ.
Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định: “Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.”
Ta nhân thấy có 2 loại tài khoản đồng sở hữu là:
Loại tài khoản 1 Loại tài khoản 2
Tính chất Tài khoản do một người gửi tiền Tài khoản do một người gửi tiền đứng đứng tên gửi tiền tại ngân hàng A, tên gửi tiền tại ngân hàng A, người người còn lại đồng sở hữu với tài còn lại đồng sở hữu với tài khoản đó khoản đó nhưng không có tiền gửi và cũng có tài khoản tiền gửi riêng khác tại ngân hàng A khác tại ngân hàng A.
Nhóm ngân hàng có độ rủi ro trung bình
3.3.1 Xác định NHTM phát sinh nghĩa vụ chi trả
Trong phần này, ta sẽ lựa chọn một chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mức tài sản cao và các chỉ số tài chính nằm ở mức trung bình để tiến hành mô phỏng chi trả.
Ta chọn ngân hàng B với số lượng tài khoản tiền gửi là 118.317 tài khoản.
3.3.2 Quy trình giai đoạn tính toán số tiền chi trả a, Sao kê tiền gửi của ngân hàng B
Ta tiến hành lọc danh sách người gửi tiền theo tổ chức hoặc doanh nghiệp được đánh mã là CIB, DVC, FI, MB, SME, của cá nhân sẽ được đánh mã là INDIV.
Ta thu được kết quả sau:
Tổng số lượng tài khoản gửi tiền của ngân hàng B là 118.317 tài khoản trong đó:
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.6:Tổng tài khoản tiền gửi của ngân hàng B
Tổng số tiền gửi tại ngân hàng B là 38.361 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền gửi của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 6.920 tỷ đồng chiếm 18 %
-Tổng số tiền gửi của cá nhân là 31.441 tỷ đồng chiếm 82%.
Vì một đối tượng gửi tiền có thể có nhiều tài khoản khác nhau do đó ta cần lọc các mã khách hàng trùng nhau ta thu được kết quả sau có 118.317 tài khoản nhưng chỉ có 72.173 đối tượng gửi tiền Trong đó 68.132 là cá nhân gửi tiền và 4.041 là tổ chức gửi tiền. Đánh giá tổng quan:
-Tiền gửi do tổ chức gửi tại ngân hàng không thuộc tiền gửi được bảo hiểm, do đó BHTG sẽ không phải chi trả cho số tiền 6.920 tỷ đồng (tương ứng với 4.041 tài khoản) mà tổ chức gửi Ta có thể thấy với 4.041 tài khoản ít hơn so với hơn 12 nghìn tài khoản của ngân hàng A, tuy nhiên số tiền gửi của tổ chức B lại lớn hơn cho thấy độ tin tưởng cao hơn của một ngân hàng có độ rủi ro trung bình với ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt.
-Trong tổng số tiền gửi tại ngân hàng A chiếm tỷ lệ cao nhất là tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam với số tiền 20.554 tỷ đồng chiếm 65,37% cùng với số lượng tài khoản cao nhất 92.371 tài khoản chiếm 78 %, đây sẽ đối tượng chi trả chủ yếu của BHTG. b, Sao kê tiền vay của ngân hàng A
Tổng số lượng tài khoản vay tiền của ngân hàng B là 102.209 tài khoản trong đó:
-Số tài khoản của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 7.921 tài khoản , chiếm 7,7 %.
-Số tài khoản của cá nhân gửi tiền là 94.288 tài khoản , chiếm 92,3 %.
Tổng số tiền gửi cho vay tại ngân hàng B là 31.272 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền cho vay của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 1.548 tỷ đồng chiếm 5%
-Tổng số tiền cho vay của cá nhân là 29.724 tỷ đồng chiếm 95%
Ta có thể thấy với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mức độ rủi ro trung bình này thì số tiền vay của tổ chức thấp hơn so với tổ cho vay của cá nhân Điều này làm cho mức độ tính toán khớp tài khoản của cá nhân vay và gửi gặp nhiều khó khăn hơn Do dó cán bộ xử lý cần khớp số tài khoản và thông tin cá nhân một cách chính xác để đưa ra được số liệu cuối cùng.
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.7: Tổng số tiền vay tại ngân hàng B
Có 4.213 tài khoản vay tiền đồng thời cũng gửi tiền tại ngân hàng B Dựa theo mã phân loại tài khoản, trong đó: có 2.123 tài khoản cá nhân vừa có tiền gửi vừa có tiền vay tại ngân hàng B Tổng số tiền vay của các khách hàng này là 1.256 tỷ đồng c, Danh sách đối tượng bị loại trừ của ngân hàng B
Danh sách đối tượng loại trừ của ngân hàng B bao gồm: 20 người đang gửi tiền tại ngân hàng B trong đó:
-6 người người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của ngân hàng B
-14 người là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng B.
Tổng số tiền gửi của 20 người này tại ngân hàng B là 1,275 tỷ đồng sẽ không được bảo hiểm tiền gửi d, Danh sách đồng sở hữu của ngân hàng B
Sau khi lọc danh sách đồng sở hữu của ngân hàng B ta có được:
-Có 2.348 tài khoản mà mỗi tài khoản này có đồng sở hữu.
-Tổng số tiền gửi của các tài khoản này là 873 tỷ đồng
-Mỗi tài khoản trên đều chỉ có 2 đồng sở hữu.
- Có 3 khách hàng trong số các đồng sở hữu này là đối tượng loại trừ Ta nhân thấy có 2 loại tài khoản đồng sở hữu là:
Tiến hành tính toán số tiền chi trả cho khách hàng của ngân hàng B
-Sau các bước tính toán tương tự với ngân hàng B có tổng số tiền được bảo hiểm và tổng số tiền phải chi trả cuối cùng:
Số tiền được bảo hiểm Tổng số tiền phải chi trả
Lớn hơn 75 Nhỏ hơn 75 Nhỏ hơn 0 Đồng sở hữu triệu triệu và lớn phụ của loại hơn 0 hình đồng sở hữu 2
Số tiền chi 2.409 tỷ 896 tỷ đồng 0 78 tỷ đồng 3.383 tỷ đồng trả đồng
-Vậy tổng số tiền phải chi trả cho các khách hàng là 3.383 tỷ đồng cho
-Sau khi có danh sách chi trả, ta đối chiếu danh sách đó với danh sách đối tượng bị loại trừ Những khách hàng thuộc đối tượng loại trừ sẽ không được chi trả bảo hiểm tiền gửi.
-Sau khi đối chiếu ta phát hiện được 20 khách hàng thuộc đối tượng loại trừ với tổng số tiền chi trả là 1,275 tỷ đồng
Vậy số tiền mà BHTG cần phải chi trả cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng
B là : 3.381 tỷ đồng cho 47.341 khách hàng Đánh giá và kết luận
- Số khách hàng mà BHTG cần phải chi trả là 47.341 khách hàng Đây là số lượng người tuy lớn nhưng thấp hơn so với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, hơn nữa đây là chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên khách hàng gửi tiền đa số tập ở những thành phố lớn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng ủy quyền chi trả thực hiện chi trả tập trung một cách hiệu quả.
-Tổng số tiền để chi trả cho ngân hàng B là 3.381 tỷ đồng, gấp gần 150 lần so với số tiền BHTG đã chi trả từ trước đến nay Tuy nhiên, Với nguồn vốn tích lũy do các tổ chức tín dụng đóng phí hàng kỳ được đầu tư sinh lời trong suốt 20 năm đạt và hiện tại đã đạt hơn 58.000 tỷ đồng, BHTG có khả năng chi trả tốt cho ngân hàng này và khoảng cho thêm khoảng 14 ngân hàng tương tự Điều này cho thấy, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng, BHTG đóng vai trò quan trọng và là chỗ dựa lớn giúp ngăn việc đổ vỡ hàng loạt xảy ra khi có khả năng chi trả cho ít nhân 15 ngân hàng có mức độ lớn trung bình.
3.3.3 Quy trình giai đoạn trước khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm a)Xây dựng, duy trì và kiểm tra nguồn dữ liệu: Việc duy trì kiểm tra nguồn dữ liệu đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đôi khi gặp khó khăn do sự bảo mật của ngân hàng mẹ ở nước ngoài Do đó BHTGVN chỉ thực sự có thể tiếp cận với nguồn dự liệu tiền gửi của ngân hàng này khi có phát sinh nghĩa vụ chi trả, điều này gây khó khăn cho BHTGVN khi xây dựng phương án chi trả Cần có thêm hành lang pháp lý để BHTGVN có thể thu thập được dữ liệu sớm để nghiên cứu và xây dựng phương án. b)Kiểm tra, đối chiếu, xác minh danh sách và số tiền chi trả: cần xác định người gửi tiền một cách chính xác và đầy đủ. c)Xây dựng phương án chi trả mô phỏng: chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi có một chi nhánh cơ sở hoặc số ít đặt tại các thành phố lớn nên phương án chi trả khá đơn giản Tuy nhiên BHTGVN cần giám sát và liên lạc thường xuyên để không vướng vào pháp lý nếu khác nhau giữa Việt Nam và nước ngoài. d)Cập nhật, hoàn thiện phương án chi trả: Với số tiền phải chi trả là vào khoảng hơn 3.000 tỷ đồng, TCBHTG hoàn toàn có thể chi trả mà không ảnh hưởng đến hoạt động hay gián đoạn hoạt động bình thường Việc chi trả số tiền này hoàn toàn các ngân hàng ủy quyền lớn có thể đáp ứng.
3.3.4 Xác định ngân hàng ủy quyền chi trả
Do chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường chỉ có một chi nhánh cơ sở tập trung tại các thành phố lớn do đó việc lựa chọn ngân hàng ủy quyền tương đối đơn giản BHTGVN có thể lựa chọn ngân hàng ủy quyền có mối quan hệ tốt với mình, đội ngũ nhân viên nhiệt tình và có trách nhiệm để việc chi trả diễn ra nhanh chóng.
3.3.5 Quy trình giai đoạn sau khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm a) Cập nhật, tính toán dữ liệu về tiền gửi được bảo hiểm:
Tại bước này, dữ liệu chi trả lúc này là dữ liệu chính thức để tính toán vì về cơ bản, số liệu không biến động do các phát sinh giao dịch gửi/rút tiền nữa Tuy vậy, dữ liệu vẫn sẽ phát sinh các trường hợp không rõ ràng, cần tiếp tục đối chiếu, hoặc điều tra bởi các cơ quan có thẩm quyền Tùy vào định hướng ban đầu mà quyết định về chất lượng dữ liệu (bao nhiêu % là tốt, bao nhiêu % chưa rõ ràng cần phải tiếp tục xử lý). b) Kiểm tra chứng từ, sổ sách xác định số tiền chi trả:
Từ những dữ liệu còn chưa rõ ràng ở bước trên, TCBHTG có thể lập tình huống xử lý các dữ liệu chưa rõ ràng Kịch bản sẽ xem xét các tình huống khác nhau về dữ liệu cũng như hình thức xử lý và kết quả Sẽ có thể có những tình huống kiểm tra ra và chốt được dữ liệu, cũng sẽ có trường hợp kiểm tra nhưng không có kết quả phải nhờ các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý. c) Thông báo trả tiền bảo hiểm, niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm:
Nhóm ngân hàng có độ rủi ro thấp
3.4.1 Xác định NHTM phát sinh nghĩa vụ chi trả
Trong phần này, ta sẽ lựa chọn một chi nhánh ngân hàng nước ngoài có mức tài sản cao, số lượng người tiền rất lớn, uy tín lớn, nằm trong top những ngân hàng mạnh nhất của Việt Nam và các chỉ số tài chính nằm ở mức tốt để tiến hành mô phỏng chi trả.
Ta chọn ngân hàng C với số lượng tài khoản tiền gửi là 6.801.714 tài khoản, đây là số lượng tài khoản gửi tiền ở mức rất lớn
3.4.2 Quy trình giai đoạn tính toán số tiền chi trả a, Sao kê tiền gửi của ngân hàng C
Ta tiến hành lọc danh sách người gửi tiền theo tổ chức hoặc doanh nghiệp được đánh mã là CIB, DVC, FI, MB, SME, của cá nhân sẽ được đánh mã là INDIV.
Ta thu được kết quả sau:
Tổng số lượng tài khoản gửi tiền của ngân hàng C là 6.801.714 tài khoản trong đó:
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.8:Tổng tài khoản tiền gửi của ngân hàng C
Tổng số tiền gửi tại ngân hàng C là 975.323 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền gửi của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 82.538 tỷ đồng chiếm 8,4%
-Tổng số tiền gửi của cá nhân là 892.785 tỷ đồng chiếm 91,6%.
Vì một đối tượng gửi tiền có thể có nhiều tài khoản khác nhau do đó ta cần lọc các mã khách hàng trùng nhau ta thu được kết quả sau có 6.801.714 tài khoản nhưng chỉ có 5.756.235 đối tượng gửi tiền Trong đó 4.629.745 là cá nhân gửi tiền và 1.126.490 là tổ chức gửi tiền. Đánh giá tổng quan:
-Tiền gửi do tổ chức gửi tại ngân hàng không thuộc tiền gửi được bảo hiểm, do đó BHTG sẽ không phải chi trả cho số tiền 82.538 tỷ đồng (tương ứng với 1.126.490 tài khoản) mà tổ chức gửi.
-Trong tổng số tiền gửi tại ngân hàng C chiếm tỷ lệ cao nhất là tài khoản tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam với số tiền 657.547 tỷ đồng chiếm 73,65% cùng với số lượng tài khoản cao nhất 3.269.125 tài khoản chiếm 70,6 %, đây sẽ đối tượng chi trả chủ yếu của BHTG. b, Sao kê tiền vay của ngân hàng C
Tổng số lượng tài khoản vay tiền của ngân hàng C là 3.245.366 tài khoản trong đó:
-Số tài khoản của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 389.444 tài khoản , chiếm 12,2 %.
-Số tài khoản của cá nhân gửi tiền là 2.855.922 tài khoản , chiếm 87,8 %.
Tổng số tiền gửi cho vay tại ngân hàng C là 941.573 tỷ đồng trong đó:
-Tổng số tiền cho vay của tổ chức hoặc doanh nghiệp là 356.488 tỷ đồng chiếm 37,86%
-Tổng số tiền cho vay của cá nhân là 585.085 tỷ đồng chiếm 62,14%
Ta có thể thấy với ngân hàng lớn mức cho vay tổ chức và cá nhân đều vượt trội. Việc chia tách đầu mục tài khoản có thể kéo dài hàng tuần liền Vì thế cần sự hỗ trợ và hoạt động liên tục của các cá nhân kinh nghiệm và hệ thống máy tính tiên tiến.
Tài khoản của tổ chức Tài khoản cá nhân
Hình 3.9: Tổng số tiền vay tại ngân hàng C
Có 150.236 tài khoản vay tiền đồng thời cũng gửi tiền tại ngân hàng C Dựa theo mã phân loại tài khoản, trong đó: có 112.228 tài khoản cá nhân vừa có tiền gửi vừa có tiền vay tại ngân hàng C Tổng số tiền vay của các khách hàng này là 62 tỷ đồng c, Danh sách đối tượng bị loại trừ của ngân hàng C
Danh sách đối tượng loại trừ của ngân hàng C bao gồm: 80 người đang gửi tiền tại ngân hàng c trong đó:
-30 người người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của ngân hàng C
-50 người là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng C.
Tổng số tiền gửi của 80 người này tại ngân hàng C là 150 tỷ đồng sẽ không được bảo hiểm tiền gửi d, Danh sách đồng sở hữu của ngân hàng C
Sau khi lọc danh sách đồng sở hữu của ngân hàng C ta có được:
-Có 59.625 tài khoản mà mỗi tài khoản này có đồng sở hữu.
-Tổng số tiền gửi của các tài khoản này là 32.216 tỷ đồng
-Mỗi tài khoản trên đều chỉ có 2 đồng sở hữu.
- Có 3 khách hàng trong số các đồng sở hữu này là đối tượng loại trừ Ta nhân thấy có 2 loại tài khoản đồng sở hữu là:
Tiến hành tính toán số tiền chi trả cho khách hàng của ngân hàng C
-Sau các bước tính toán tương tự với ngân hàng C có tổng số tiền được bảo hiểm và tổng số tiền phải chi trả cuối cùng:
Số tiền được bảo hiểm Tổng số tiền phải chi trả
Lớn hơn 75 Nhỏ hơn 75 Nhỏ hơn 0 Đồng sở hữu triệu triệu và lớn phụ của loại hơn 0 hình đồng sở hữu 2
Số tiền chi 77.100 tỷ 57.015 tỷ 0 3.650 tỷ đồng 137.765 tỷ trả đồng đồng đồng
-Vậy tổng số tiền phải chi trả cho các khách hàng là 137.765 tỷ đồng cho
-Sau khi có danh sách chi trả, ta đối chiếu danh sách đó với danh sách đối tượng bị loại trừ Những khách hàng thuộc đối tượng loại trừ sẽ không được chi trả bảo hiểm tiền gửi.
-Sau khi đối chiếu ta phát hiện được 80 khách hàng thuộc đối tượng loại trừ với tổng số tiền chi trả là 150 tỷ đồng
Vậy số tiền mà BHTG cần phải chi trả cho khách hàng gửi tiền tại ngân hàng
C là : 137.685 tỷ đồng cho 2.453.289 khách hàng Đánh giá và kết luận
-Số khách hàng mà BHTG cần phải chi trả là 2.453.289 khách hàng Đây là số lượng người tuy lớn nhưng thấp hơn so với ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, hơn nữa đây là chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên khách hàng gửi tiền đa số tập ở những thành phố lớn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng ủy quyền chi trả thực hiện chi trả tập trung một cách hiệu quả.
-Tổng số tiền để chi trả cho ngân hàng B là 137.685 tỷ đồng, gấp gần 150 lần so với số tiền BHTG đã chi trả từ trước đến nay Tuy nhiên, Với nguồn vốn tích lũy do các tổ chức tín dụng đóng phí hàng kỳ được đầu tư sinh lời trong suốt 20 năm đạt và hiện tại đã đạt hơn 58.000 tỷ đồng, BHTG có khả năng chi trả tốt cho ngân hàng này và khoảng cho thêm khoảng 14 ngân hàng tương tự Điều này cho thấy, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn có thể dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng, BHTG đóng vai trò quan trọng và là chỗ dựa lớn giúp ngăn việc đổ vỡ hàng loạt xảy ra khi có khả năng chi trả cho ít nhân 15 ngân hàng có mức độ lớn trung bình.
3.4.3 Quy trình giai đoạn trước khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm a) Xây dựng, duy trì và kiểm tra nguồn dữ liệu: Đây là một ngân hàng rất lớn nên nguồn dữ liệu đòi hỏi cần xử lý trong một thời gian dài với cơ sở kỹ thuật hiện đại và đội ngũ cán bộ có năng lực tốt để tránh nhầm lẫn Dữ liệu về thông tin cá nhân cần được lọc các thông tin trùng, thông tin trống và đặc biệt là tình trạng lợi dụng sử dụng nhiều CMND để hưởng lợi bảo hiểm Với hơn 2 triệu khách hàng cần chia nhỏ thành nhiều biểu dữ liệu để check chéo, kiểm tra, nhập vào phần mềm, tránh gây sai sót khi chi trả. b)Kiểm tra, đối chiếu, xác minh danh sách và số tiền chi trả: Tùy thuộc vào định hướng và yêu cầu ban đầu mà kịch bản phải xây dựng một cách phù hợp Ví dụ: Kịch bản yêu cầu kiểm tra bao nhiêu dữ liệu, xác minh bao nhiêu người gửi tiền, bao nhiêu người vay tiền, các tài khoản tiền gửi có được bảo hiểm hay không, có phát sinh các trường hợp đối chiếu và xác minh phức tạp hay không, có các trường hợp ngoài sổ sách hay không, xử lý như thế nào, trong bao lâu Tất cả các nội dung này phải được nghiên cứu và đặt ra trước để giả lập dữ liệu và hồ sơ một cách phù hợp. c)Xây dựng phương án chi trả mô phỏng: Đây là ngân hàng lớn với số tiền chi trả lên tới gần 140 nghìn tỷ đồng, vượt quá nguồn vốn tích lũy của BHTGVN do đó BHTGVN không thể đứng ra một mình chi trả cho toàn bộ người gửi tiền này mà cần sự hỗ trợ tài chính của NHNN và các NHTM khỏe mạnh khác Việc này đòi hỏi cần có sự phối hợp tốt, chuẩn bị cảnh báo khi có dấu hiệu suy yếu của ngân hàng để tích lũy vốn nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ nền tài chính ngân hàng.
3.2.2.4 Xác định ngân hàng ủy quyền chi trả Đây là ngân hàng lớn với số tiền chi trả lên tới gần 140 nghìn tỷ đồng, vượt quá nguồn vốn tích lũy của BHTGVN do đó BHTGVN không thể đứng ra một mình chi trả cho toàn bộ người gửi tiền này mà cần sự hỗ trợ tài chính của NHNN và cácNHTM khỏe mạnh khác Việc này đòi hỏi cần có sự phối hợp tốt, chuẩn bị cảnh báo khi có dấu hiệu suy yếu của ngân hàng để tích lũy vốn nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến toàn bộ nền tài chính ngân hàng Cần nhiều ngân hàng ủy quyền để phối hợp chi trả thì mới chi trả cho ngân hàng lớn này.
3.4.4 Quy trình giai đoạn sau khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền gửi được bảo hiểm a)Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ trả tiền gửi được bảo hiểm: Trên thực tế và cũng như mô phỏng Đây là bước mang tính thủ tục Việc xây dựng kịch bản cho nội dung này có thể giả định ra các tình huống khác nhau phát sinh trong quá trình hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ Tuy vậy, không nên quá tập trung vào nội dung này thay vào đó người lập kịch bản nên tập trung vào những nội dung khác quan trọng hơn. b) Kiểm tra chứng từ, sổ sách xác định số tiền chi trả:
Từ những dữ liệu còn chưa rõ ràng ở bước trên, TCBHTG có thể lập tình huống xử lý các dữ liệu chưa rõ ràng Kịch bản sẽ xem xét các tình huống khác nhau về dữ liệu cũng như hình thức xử lý và kết quả Sẽ có thể có những tình huống kiểm tra ra và chốt được dữ liệu, cũng sẽ có trường hợp kiểm tra nhưng không có kết quả phải nhờ các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý. c) Xây dựng, thẩm định, hoàn thiện và phê duyệt phương án chi trả tiền bảo hiểm.
Từ bước trên, sau khi kiểm tra, hệ thống tính toán lại và đưa ra số tiền chỉ trả.