Lý thuyết & công nghệ cho cộng đồng

16 312 0
Lý thuyết & công nghệ cho cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KTS Hoàng Hữu Phê - thuyết & công nghệ cho cộng đồng Trong mỗi tác phẩm kiến trúc, điều tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy của KTS Hoàng Hữu Phê là mối quan hệ hữu cơ giữa thuyết và thực tiễn. Dù với quy mô và cấp độ nào, các sáng tác kiến trúc/quy hoạch của ông luôn có sự bài bản và thống nhất nhằm mang lại thành quả và lợi ích hướng đến nhiều người. Với ông, lựa chọn làm nghề bằng những thuyết mới và các đột phá về công nghệ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị cho số đông, là cách để cảm thấy ý nghĩa của quá trình sáng tạo. KTS Hoàng Hữu Phê 2001 - nay: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Vinaconex R&D, Hà Nội, Việt Nam 1999 - 2000: Trợ Tổng Giám đốc Vinaconex 1997 - 1999: Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Quy hoạch - Kiến trúc, Đại học Tổng hợp London (UCL), Vương quốc Anh 1998: Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ (Quy hoạch Đô thị) tại Đại học Tổng hợp London (UCL) 1996 - 1997: Giảng dạy tại Trường Kiến trúc Hull, Vương quốc Anh 05 - 08 /1996: Chuyên viên Dự án ISD, VNCC, Bộ Xây dựng 1991 - 1997: Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Khoa Quy hoạch Phát triển, Đại học Tổng hợp London (UCL) 1988 - 1991: Cộng tác viên nghiên cứu tại khoa Quy hoạch Dân cư, Học viện Công nghệ Châu Á (AIT), Thái Lan 1987 – 1988: Theo học chương trình Thạc sỹ, AIT, Thái Lan “Quan điểm sáng tác của tôi không chỉ đơn giản là nhấn mạnh các thông số kỹ thuật/công nghệ, vì theo tôi kỹ thuật/công nghệ chỉ chiếm 30 - 35% các yếu tố dẫn đến thành công, trong khi những yếu tố nghiên cứu đột phá luôn chiếm tỷ lệ quyết định. Nếu có gì để phân biệt với những người khác thì có lẽ trong quá trình hành nghề tôi luôn giữ mối liên hệ giữa thuyết và thực tiễn. Vào thời điểm xảy ra khủng hoảng kinh tế, đặc biệt đối với thị trường BĐS, mọi người mới nhận ra rằng các luận điểm về kinh tế đô thị trước đây quả thực có vấn đề. Mô hình động trong thuyết tôi đề xuất về cư trú đô thị luôn có sự điều chỉnh để phù hợp với những thay đổi của xã hội. Bản thân thuyết này là sự trở về với các giá trị nhân bản sau một thời gian dài bận rộn với các mô hình cân bằng (equilibrium) cứng nhắc”. KIẾN TRÚC SƯ CỦA CÁC THUYẾT NHÀ Ở VÀ ĐÔ THỊ Là tác giả của rất nhiều ý tưởng quy hoạch khu đô thị trên khắp cả nước như Trung Hòa Nhân Chính (Hà Nội), khu đô thị mới Splendora - Bắc An Khánh (Hà Nội), khu đô thị du lịch Cái Giá (Cát Bà - Hải Phòng), khu đô thị mới Hưng Điền (TP Hồ Chí Minh), khu đô thị phía Tây Nam Gia Lâm (Hà Nội), và gần đây nhất là Khu nhà ở Xã hội Bắc An Khánh (Hoài Đức - Hà Nội) nhưng không phải ai cũng biết, bản thân KTS Hoàng Hữu Phê người đã có nhiều năm nghiên cứu các thuyết về đô thị và nhà ở. Hầu hết các thuyết này đều được chuyển tải thành các ý tưởng quy hoạch hiện thực, góp phần tạo nên thành công cho các khu đô thị mới mà ông và các đồng nghiệp thực hiện. Từ khi thành phố trở thành một đối tượng nghiên cứu, giới học thuật ngạc nhiên phát hiện ra sự tương đồng đáng kể về mặt hình thái của các đô thị ở nhiều nơi trên thế giới. Khi nhận thấy mô hình cấu trúc đô thị của Alonso (1964), được phát triển từ mô hình của Von Thunen (1826) không còn dự báo được chính xác xu thế phát triển các đô thị, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển trong các điều kiện mới của thế kỷ XXI, bằng cách thông qua các phân tích có sử dụng công cụ thống kê và tin học hiện đại để làm nổi rõ mối tương quan toán học giữa các thành tố tạo nên giá trị của nhà ở/BĐS, KTS Hoàng Hữu Phê đã cùng giáo sư Patrick Wakely xây dựng nên thuyết “Vị thế - Chất lượng”, và công bố tại Đại học Tổng hợp London (UCL) vào năm 2000. Nhờ các đóng góp về mặt luận và tiềm năng ứng dụng, công trình đã được tặng Giải thưởng Kỷ niệm Donald Robertson (Donald Robertson Memorial Prize 2000) cho nghiên cứu xuất sắc nhất trong năm 2000 của tờ Đô thị học (Urban Studies), một tạp chí quốc tế hàng đầu xuất bản tại Vương quốc Anh. Đây là giải thưởng uy tín về mặt học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu đô thị trên thế giới, được trao tặng mỗi năm một lần. Được xây dựng như một hệ thống luận tổng quát nhằm giải thích sự hình thành và phát triển của cấu trúc đô thị trong nhiều hình thái kinh tế khác nhau, các hệ quả của thuyết Vị thế - Chất lượng đã dẫn đến việc xây dựng thành công một mô hình hoàn toàn mới về cư trú đô thị. Trong đó sự đánh đổi giữa chi phí đi lại và chi phí nhà ở trong các mô hình cổ điển của Alonso (1964), Muth (1969) được thay thế bằng sự đánh đổi giữa vị thế xã hội và chất lượng nhà ở. Về mặt thực tiễn, thuyết Vị thế - Chất lượng cho phép tính toán với độ chính xác cao giá trị nhà ở/BĐS, cũng như tạo điều kiện đưa ra các dự báo về hiện tượng bong bóng. Từ các luận điểm cơ bản của thuyết Vị thế - Chất lượng, ông đã tìm ra những cách ứng dụng phù hợp, thể hiện trong các ý tưởng làm tiền đề cho các khu đô thị mới đã và sẽ được xây dựng tại Việt Nam. Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính được phát triển dựa trên các ý tưởng về vai trò hàng đầu của giao tiếp giữa các cư dân (face-to-face contact), như một điều kiện căn bản để nảy sinh sáng tạo. Đây là một môi trường nhà ở đô thị hướng đến tầng lớp trẻ có trình độ chuyên môn cao, hay còn gọi là tầng lớp yuppies (young urban professionals), vốn là động lực cho các nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Yêu cầu giao tiếp đã dẫn đến giải pháp nâng mật độ dân cư cao đến một mức hợp lý, hay còn gọi là “mức tới hạn để nảy sinh giao tiếp” cho các khu ở, đồng thời với việc tạo ra các không gian mở phong phú khuyến khích sinh hoạt cộng đồng. Ý tưởng về bù giá chéo để xây dựng cộng đồng thành công được lồng ghép trong mô hình quy hoạch khu nhà ở xã hội Bắc An Khánh, lại nhắm đến việc xây dựng một cách hiệu quả nhất các dự án phức hợp có cả nhà ở xã hội và nhà ở thương mại. Nếu tiến hành xây dựng nhà ở thương mại trước trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng dự án chắc chắn sẽ đi vào bế tắc. Giải pháp bù giá chéo sử dụng các chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng cộng đồng nhà ở xã hội thành công, sau đó phát triển thêm các loại hình nhà ở thương mại theo một kịch bản đầu tư được tính toán trước, tạo ra giá trị lợi nhuận bù đắp cho chi phí, tạo nên một mặt bằng giá đủ hấp dẫn cho bộ phận dân cư đô thị có mức thu nhập trung bình và thấp. Là người có thời gian dài liên tục làm nghề và sáng tạo kiến trúc, KTS Hoàng Hữu Phê cảm thấy có đôi chút lo lắng khi vẫn còn xu thế chỉ ưu tiên nhiều cho các kỹ năng thực tế, mà lại bỏ qua nghiên cứu thấu đáo thuyết ở các bậc đào tạo nói chung hay tình trạng các cơ sở thuyết làm nền tảng cho quy hoạch đô thị ở nước ta không được cập nhật thường xuyên, cũng như khó kiểm chứng về tính khả thi, bởi sự khó khăn trong việc tiếp cận đến cả các nguồn tri thức mới cũng như đến các nguồn số liệu tin cậy về kinh tế xã hội. Với ông, kiến trúc sư sẽ khó làm nghề một cách bài bản, nếu không nắm vững các nền tảng thuyết giúp chỉ ra các con đường đi đến thành công trong thực tế. Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc Khu đô thị di tích cái Giá, Cát Bà, Hải Phòng Khu ĐTM Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội Khu nhà ở xã hội Bắc An Khánh, Hòa Đức, Hà Nội Khu di tích Hòn Ngọc Châu Á, Phú Quốc, Kiên Giang Khu nhà ở xã hội Bắc An Khánh, Hà Nội Khu chức năng đô thị phía Tây Nam huyện Gia Lâm, Hà Nội KIẾN TRÚC SƯ CỦA NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG Bên cạnh các thuyết về quy hoạch và đô thị, công nghệ mới trong thiết kế xây dựng nhà ở luôn là mũi nhọn tập trung tạo nên các ưu thế thực tiễn vượt trội từ chính những lao động sáng tạo của KTS Hoàng Hữu Phê. Thiết kế nhà cao tầng là mong muốn được ông ấp ủ từ thời sinh viên, với chìa khóa cơ bản là các công nghệ xây dựng mới. Có rất nhiều câu chuyện thú vị trong tiếp cận và học hỏi công nghệ chuyên dụng từ các đồng nghiệp nước ngoài. Ông cũng đặt ra các tiêu chí các công nghệ đưa ra ứng dụng phải tiên tiến và hiệu quả, đặc biệt phải sử dụng được một cách rộng rãi, nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng. Không chủ tâm chọn những hình thức sáng tác tỉa tót chỉ chú trọng vào các chi tiết để phục vụ cho ý thích một vài cá nhân nào đó, các thiết kế nhằm đến việc nâng cao chất lượng sống cho số đông mới là điều bản thân ông thực sự hướng đến. Những năm 1980, công trình Rạp xiếc Hà Nội do ông làm chủ trì kiến trúc được coi là thử thách lớn đầu tiên về thiết kế công trình công cộng. Phương án của ông và các đồng sự được chọn sau một quá trình dài cân nhắc và phản biện. Sau khi hoàn thành, đây cũng là công trình kết cấu thép không gian nhịp lớn vào loại đáng kể ở Hà Nội lúc bấy giờ, đủ chỗ cho hơn 2.000 khán giả và có độ cao phòng biểu diễn 18m từ đáy sàn thao tác trên mái đến mặt sàn diễn. Rất nhiều thông số thiết kế như tính toán thoát hiểm, thiết kế kết cấu chịu tải trọng lớn đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các công trình công cộng mà ông thiết kế sau này. Công nghệ là một trong các yếu tố cốt lõi để thực hiện thiết kế thành công và có hiệu quả các tòa nhà chung cư cao tầng tại Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính. Đây là công trình nhà ở cao tầng lần đầu tiên ứng dụng các phương pháp công nghiệp sản xuất nhà ở hàng loạt một cách triệt để, bao gồm công nghệ cốp pha trượt (slip-form) tiên tiến từ Cộng hòa Áo, phối hợp với công nghệ sàn tiền chế dự ứng lực (prestressed precast floor slabs) từ Vương quốc Bỉ. Các toà nhà cao đến 34 tầng đã sử dụng một phần giải pháp tiền chế, đối với các nhà dưới 17 tầng, giải pháp tiền chế còn bao gồm cả kết cấu sàn và cột. Điều này đã giúp giảm khoảng 20% giá thành phần thô, và trở thành hình mẫu tiêu biểu cho rất nhiều các công trình tiếp theo. Bố trí mặt bằng của các tòa nhà cao tầng được ông đặc biệt dành nhiều thời gian nghiên cứu một cách tỷ mỷ, bởi tính điển hình và lặp lại của một số giải pháp có thể mang lại khả năng tiết kiệm rất nhiều chi phí, mang lại lợi ích cho nhiều người. Nếu các tòa nhà cao tầng Trung Hòa - Nhân Chính là cuộc chơi công nghệ ở thời hiện tại, thì công trình Vietinbank Tower là sự bước chân vào thế giới của thời tương lai. Các ý tưởng mạnh mẽ của đơn vị tư vấn nổi tiếng thế giới Foster + Partners được cụ thể hóa thông qua các giải pháp và tính toán của tư vấn địa phương là Vinaconex R&D, những người chịu trách nhiệm trực tiếp với các kết quả công việc cho đến khi đưa ra đấu thầu và sử dụng công trình, với một khối lượng khổng lồ hơn 9.000 bản vẽ. Đây cũng là công trình kết cấu thép quy mô lớn đầu tiên Việt Nam với khối lượng hơn 15 nghìn tấn. Lần đầu tiên trong ngành xây dựng, một đơn vị tư vấn Việt Nam nằm trong một nhóm tư vấn đa quốc gia đã làm việc một cách hiệu quả thông qua các phương thức thông tin liên lạc hiện đại như như cầu truyền hình, hội nghị trực tuyến (video conference) để thực hiện một công trình thiết kế đẳng cấp quốc tế có khối lượng công việc lớn như vậy. Nhìn lại quãng đời làm nghề, KTS Hoàng Hữu Phê có thể tự hào là người mở đầu một số hướng công việc: Lần đầu tiên thiết kế các công trình cao tầng theo phương pháp công nghiệp hóa sử dụng hiệu quả công nghệ lõi cứng và sàn tiền chế tại Việt Nam; Lần đầu tiên thiết kế nhà ở trên 30 tầng; Lần đầu tiên thiết kế penthouses cũng như các tầng hầm liên hợp có diện tích lớn tại các chung cư cao tầng. Ông còn tham gia thực hiện thiết kế các công trình có quy mô thuộc loại lớn nhất trong nước như tòa tháp VietinBank 68 tầng, chiều cao 365m. Công ty Vinaconex R&D do ông làm giám đốc là đối tác của nhiều công ty kiến trúc nổi tiếng trên thế giới: Foster + Partners (Vương Quốc Anh), HOK (Mỹ), Nihon Sekkei (Nhật Bản), Dissing + Weitling (Đan Mạch) Công ty do ông lãnh đạo cũng là nhà tổ chức cho các cuộc thi kiến trúc tầm cỡ quốc tế ở Việt Nam, với sự tham gia của các nhóm tác giả dẫn đầu bởi các kiến trúc sư lỗi lạc như Norman Foster (Vương quốc Anh), Renzo Piano (Italia), Arata Isozaki (Nhật), Wolf Prix (Áo) "Sáng tạo là mong muốn của tôi từ khi còn nhỏ và thật thú vị khi công trình mình làm được phục vụ cho số đông. Công sức của mình có thể không có nhiều người biết, nhưng tham gia vào việc làm cho hàng nghìn người dân trong các khu đô thị được hưởng chất lượng sống ngày càng cao hơn, chính là hạnh phúc trong cuộc đời làm nghề." Nhà thi đấu 4200 chỗ, Trung tâm thể thao Quốc gia tại Nhổn, Hà Nội Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà, Hải Phòng [...]... thử thách, với KTS Hoàng Hữu Phê thời gian dường như không phải là giới hạn trong nghiên cứu và sáng tạo kiến trúc Là một người cương quyết về các luận điểm khoa học, ông cũng mong muốn có nhiều người đồng cảm hơn trong các tìm tòi về thuyết khoa học để có thể tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và mang lại nhiều hơn lợi ích thiết thực cho cộng đồng Với việc ứng dụng kết quả nghiên cứu các thuyết về nhà... nhiều hơn, đặc biệt với ý tưởng bù giá chéo nhằm phát triển các cộng đồng đô thị thành công ở Việt Nam Ông quan niệm mỗi khu ở phải là một cơ thể đầy đủ sức sống và KTS phải là người góp phần tạo ra những cơ hội phát triển thịnh vượng, có bản sắc riêng để mỗi cư dân đều cảm thấy gắn bó Ông kỳ vọng với việc phát triển được những cộng đồng thành công ở các đô thị Việt Nam, để có thể loại bỏ các khu ở “ổ chuột... kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho hầu hết các phần công việc, từ tổ chức không gian kiến trúc, mặt đứng cho đến kết cấu và trang thiết bị kỹ thuật Phù hợp với các dự báo nhận được sự thống nhất cao trong giới chuyên môn về việc các tòa nhà siêu cao tầng sẽ là một trong các xu hướng phát triển tất yếu của các đô thị trong tương lai, qua các dự án đang thực hiện, ông tin chắc rằng các KTS và kỹ sư... thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách để tạo ra những sản phẩm nhà ở có giá cao hơn nhằm bù giá cho những sản phẩm phục vụ người có thu nhập trung bình và thấp hơn Với lĩnh vực thiết kế công trình, ông mong muốn thành lập một nhóm thiết kế siêu cao tầng tại Việt Nam do các kiến trúc sư và kỹ sư trẻ tuổi đảm nhiệm Khác với các công trình cao tầng thông thường, các công trình siêu cao (>150m)... tương lai, qua các dự án đang thực hiện, ông tin chắc rằng các KTS và kỹ sư Việt Nam đã, đang và sẽ có đầy đủ khả năng nắm bắt và thực hiện được các nhiệm vụ phức tạp như các đồng nghiệp của mình ở các nước tiên tiến trên thế giới Hoàng Phương Nguồn ảnh: Tác giả Theo Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 6/2013 . KTS Hoàng Hữu Phê - Lý thuyết & công nghệ cho cộng đồng Trong mỗi tác phẩm kiến trúc, điều tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy của KTS Hoàng Hữu Phê là mối quan hệ hữu cơ giữa lý thuyết. bằng những lý thuyết mới và các đột phá về công nghệ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị cho số đông, là cách để cảm thấy ý nghĩa của quá trình sáng tạo. KTS Hoàng Hữu Phê 2001. Nội) nhưng không phải ai cũng biết, bản thân KTS Hoàng Hữu Phê là người đã có nhiều năm nghiên cứu các lý thuyết về đô thị và nhà ở. Hầu hết các lý thuyết này đều được chuyển tải thành các ý

Ngày đăng: 08/05/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan