Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU Đề tài ĐịachítỉnhVĩnhLong nhằm sưu tầm, tìm hiểu, ghi chép, giới thiệu cho thế hệ hôm nay và mai sau về nhiều lĩnh vực ở tỉnhVĩnhLong như địa lý, tự nhiên, dân tộc; tôn giáo, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, xã hội, quân sự- an ninh, đất nước, con người VĩnhLong dưới góc độ Địa chí. Đề tài cũng đề cập đến việc giải thích về những sự kiện lịch sử, về địa danh hành chính, địa danh tự nhiên, về động vật, thực vật,v.v. tiêu biểu ở Vĩnh Long. Việc thực hiện đề tài ĐịachítỉnhVĩnhLong ngoài việc giới thiệu hình ảnh về vùng đất, con người VĩnhLong đồng thời còn khẳng định về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền và nhân dân tỉnhVĩnhLong trong quá khai phá vùng đất VĩnhLong cho đến hôm nay. Sản phẩm của đề tài sẽ là nguồn tư liệu quý cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về VĩnhLong và di sản mà nhiều thế hệ con người VĩnhLong tạo nên trong gần 300 năm qua, đồng thời đây là công trình khoa học góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở khu vực nói chung và ở VĩnhLong nói riêng. Mặt khác, trong quá trình hội nhập với thế giới rất cần thiết quảng bá về đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh,v.v. của Việt Nam nói chung, VĩnhLong nói riêng, nhằm thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác quốc tế. Từ đó, góp phần nâng chất lượng hội nhập và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đề tài BiênsoạnĐịachítỉnhVĩnhLong nghiên cứu tất cả các lĩnh vực địa lý, tự nhiên, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa (vật chất và tinh thần), xã hội, quân sự-an ninh, vùng đất và con người Vĩnh Long, được xác định trong phạm vi không gian địa bàn là tỉnhVĩnhLong hiện nay, tuy nhiên không bó hẹp ở địa giới hành chính mà nghiên cứu quá trình hình thành, tách nhập của tỉnhVĩnhLong từ giai đoạn 1732 đến 2010. Việc sưu tầm tài liệu địa chí, biênsoạn thư mục địachí được ngành thư viện quan tâm chỉ đạo các thư viện tỉnh, thành phố thực hiện. Một số địa phương đã tổ chức việc biênsoạn sách địachí ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã như: Địachí Hà Bắc, ĐịachíLong An, Địachí Bến Tre, Địachí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Địachí Đồng Tháp Mười, Địachí Cần Thơ, Địachí Tiền Giang, Địachí Bà Rịa-Vũng Tàu, Địachí Hải Phòng, Địachí Đồng Nai, Địachí Lâm Đồng, Địachí Gia Lai, Địachí Lạng Sơn, Địachí Thanh Hóa, Địachí Phú Yên, Địachí huyện Hậu Lộc, Địachí huyện Tân Yên, Địachí xã Bảo Ninh, Địachí xã Đồng Dương,v.v. Đối với tỉnhVĩnh Long, đã có các công trình nghiên cứu về vùng đất và con người VĩnhLong như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Gia Định thành thông chí, Nam Kỳ địa dư chí, VĩnhLong xưa và nay, Lịch sử tỉnhVĩnhLong (1732-2000), Từ điển địa danh và danh nhân Vĩnh Long, Hát ru tỉnhVĩnh Long, Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long, VĩnhLong Triều Nguyễn, Nhân vật lịch sử tỉnhVĩnh Long,v.v. Trong giới hạn những công trình nghiên cứu này, vấn đề nghiên cứu, sưu tầm về vùng đất và con người VĩnhLong đã được các tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, sưu tầm chỉ mang tính đơn lẻ, chưa có hệ thống và toàn diện. Việc tổ chức nghiên cứu đề tài BiênsoạnĐịachítỉnhVĩnhLong là kế thừa, bổ sung và trình bày một cách có hệ thống và toàn diện về vùng đất và con người Vĩnh Long. Đề tài BiênsoạnĐịachítỉnhVĩnhLong được thực hiện 62 tháng (10/2007 đến tháng 02/2013) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy VĩnhLong và chủ trì thực hiện là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, cùng với sự tham gia tư vấn khoa học của Trung tâm UNESCO, các nhà khoa học ở Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM, Trường Đại học Kinh tế- Luật, Học viện Chính trị- Hành chính khu vực II, Phòng Khoa học và Công nghệ quân khu 7 và hơn 180 cộng tác viên ở các sở, ban, ngành tỉnh, huyện, thị và xã, phường, thị trấn. 2 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận Ngày 23 tháng 10 năm 2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Thông báo Kết luận số 31-TB/TU về việc biênsoạnđịachítỉnhVĩnh Long, trong đó, giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì thực hiện. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã xây dựng đề cương thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học, làm thủ tục đăng ký và được Hội đồng khoa học Sở Khoa học và Công nghệ tỉnhVĩnhLong chấp thuận. Ngày 02 tháng 10 năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Công văn số 309-CV/TU chỉ đạo các cấp ủy đảng, sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo biênsoạnđịachí của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện cung cấp tư liệu, hình ảnh về ngành, địa phương, đơn vị cho nhóm biênsoạnđịachítỉnhVĩnhLong tiếp cận, khai thác thông tin, tư liệu. Ban chỉ đạo cấp huyện và xã phường, thị trấn được thành lập từ 5 đến 7 người, do Phó Bí thư thường trực (hoặc bí thư) làm trưởng Ban và phó hoặc trưởng Ban Tuyên giáo làm phó Ban. Ban chỉ đạo các ngành do các đồng chí trong Ban lãnh đạo (ban giám đốc) làm trưởng Ban và các đồng chí có năng lực nghiên cứu tham gia ban chỉ đạo. Cùng với Chủ nhiệm Đề tài Địachí tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với tư cách là cơ quan chủ quản Đề tài và cũng là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác nghiên cứu các đề tài khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã quan tâm đôn đốc các cộng tác viên và nhất là đối với Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố trong việc tham gia thực hiện Đề tài. 3 Việc nghiên cứu, sưu tầm, ghi chép về điều kiện địa lý, tự nhiên, dân tộc, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, an ninh, con người VĩnhLong dưới gốc độ địa chí, tuân thủ theo phương pháp mang tính nguyên tắc là không bình luận, nhận định, đánh giá mà chỉ ghi chép đúng hiện thực khách quan, đúng bản chất của sự vật, hiện tượng. Nội dung bài viết về các mục từ hay nội dung các chuyên khảo dài hay ngắn, sâu hay nông không tuỳ thuộc vào tình cảm, thái độ của người viết mà chủ yếu do bản thân của sự vật, hiện tượng đó và nguồn tư liệu mà các tác giả khai thác được nhiều hay ít. Trên nguyên tắc trung thực, khách quan, các tác giả cố gắng đến mức cao nhất để phản ánh nhằm đạt đến độ chính xác cao nhất đối với các sự vật hiện tượng được đề cập trong ĐịachíVĩnh Long. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài BiênsoạnĐịachítỉnhVĩnhLong là một công trình khoa học tổng hợp, do đó đã vận dụng nhiều phương pháp của các ngành khoa học lịch sử, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội- nhân văn, được thể hiện bằng những ghi chép súc tích, biênsoạn tổng hợp, có tính chất đúc kết các sự kiện có thực về mọi mặt hoạt động của con người trên mảnh đất Vĩnh Long. Địachí gồm nhiều phần, nhiều chương; mỗi chương, mỗi phần có chức năng riêng, nhưng lại tập hợp với nhau thành một cơ cấu thống nhất, thể hiện tự 4 nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa hoà quyện vào nhau trong mối tương quan với các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Để có những nội dung ghi chép , các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sử học làm nòng cốt, nghiên cứu tài liệu thư tịch cả trực tiếp và gián tiếp, đồng thời thời khảo sát thực địa, sưu tầm điền dã, tham khảo hồ sơ lưu trữ của tỉnh, của các thư viện, văn khố, sưu tầm gia phả các họ tộc, thống kê, so sánh, đối chiếu từ phần tự nhiên đến xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, sắp xếp thành từng ngành, mỗi ngành lại theo trình tự phân ra theo từng thời kỳ: từ thời khai hoang, lập ấp đến khi Pháp xâm lược; thời kỳ Pháp xâm lược đến CMT8-1945; thời kỳ KCCP tới KCCM; thời kỳ từ giải phóng đến ngày nay. Từ những nội dung ghi chép được, đề tài được thực hiện theo phương pháp chuyên gia, tức là các chuyên gia tư vấn cho đề cương tổng quát, đề cương chi tiết, phản biện nội dung và biên tập kết quả của đề tài (đối với phần chuyên khảo). Ban Chủ nhiệm Đề tài đã phối hợp với từng nhà khoa học tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trên 16 cuộc tư vấn khoa học, thẩm định và đóng góp đề cương tổng quát, đề cương chi tiết và nội dung chuyên khảo của từng cộng tác viên (ngoài việc tổ chức đóng góp tại cuộc họp, các cộng tác viên cũng đã liên lạc trực tiếp với các nhà khoa học thông qua điện thoại hoặc qua thư điện tử- email). Riêng phần ĐịachíVĩnh Long-từ điển được các cộng tác viên ghi chép theo Đề cương hướng dẫn của Trung tâm UNESCO, sau đó Ban chỉ đạo các xã, phường, thị trấn; Ban chỉ đạo các huyện, thị, thành phố và các ban, ngành 5 liên quan tham gia thẩm định, sau cùng là Trung tâm UNESCO tư vấn khoa học và thẩm định sau cùng. 6 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2.1. Các phương pháp tổ chức thực hiện đề tài 2.1.1. Đối với tập ĐịachíVĩnh Long- từ điển Ban Chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Trung tâm UNESCO (Hà Nội) tổ chức tập huấn 01 cuộc tại Hội trường Tỉnh ủy VĩnhLong để hướng dẫn phương pháp viết mục từ cho các cán bộ, các cộng tác viên biênsoạnĐịachí ở tất cả các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Các nhà khoa học hướng dẫn Đề cương biênsoạnĐịachíVĩnh Long- Từ điển với 161 nội dung theo mẫu cụ thể để viết 11 nhóm mục từ Địa chí, gồm: nhóm mục từ về tự nhiên, nhóm mục từ về hành chính, nhóm mục từ về dân cư-dân tộc, nhóm mục từ về lịch sử, nhóm mục từ về kinh tế, nhóm mục từ về văn hóa, nhóm mục từ về quân sự- chiến tranh, nhóm mục từ về chính trị- xã hội, nhóm mục từ về khoa học- y tế- thể dục-thể thao, nhóm mục từ về nhân vật, nhóm mục từ về địa danh. Ban Chủ nhiệm Đề tài cũng đã mời PGS.TS Lê Trung Hoa- Trường ĐHKHXH&NV Tp.HCM hướng dẫn nghiệp vụ, xác định và chọn mục từ cho Ban chỉ đạo và cộng tác viên viết mục từ của các sở, ban, ngành tỉnh. Sau tập huấn, Chủ nhiệm Đề tài đã trực tiếp đến 8/8 huyện, thành phố triển khai Công văn 309-CV của Tỉnh ủy cho Thường trực các huyện, thành ủy và hướng dẫn cho Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện. Có trên 150 cộng tác viên tham gia viết mục từ của các nhóm mục từ nói trên. Đội ngũ cộng tác viên viết các nhóm mục từ kinh tế, văn hóa, lịch sử, nhân vật, dân cư-dân tộc, quân sự-chiến tranh, chính trị- xã hội, khoa học-y 7 tế-thể dục-thể thao, gồm những người am hiểu về lĩnh vực, ngành ở các sở, ban, ngành tỉnh như ngành công thương, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, khoa học- công nghệ, quân sự, văn hóa, thể dục-thể thao,v.v. Đội ngũ cộng tác viên viết các mục từ về tự nhiên, hành chính, địa danh là những người cấp huyện, thành phố và xã, phường thị trấn, khóm, ấp, khu dân cư nơi họ sinh sống và am hiểu, đồng thời có điều kiện trong công tác sưu tầm tư liệu và có khả năng viết lách. Đối với công tác hội thảo, thẩm định: Trong quá trình triển khai thực hiện công tác sưu tầm và biênsoạn mục từ, Ban Chỉ đạo các sở, ban, ngành có tham gia viết mục từ đã thẩm định và thông qua nội dung các mục từ trước khi gửi về Ban Chủ nhiệm Đề tài. Song song đó, các mục từ do Ban chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn đảm nhiệm đã tổ chức thẩm định và thông qua nội dung các mục từ trước khi gửi về Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố. Trên cơ sở nội dung của cấp xã, phường, thị trấn, Ban Chỉ đạo cấp huyện, thành phố đã tổ chức thẩm định và thông qua nội dung mục từ trước khi gửi về Ban Chủ nhiệm Đề tài Địachí tỉnh. Qua xem xét, sàng lọc 3.632 mục từ và sau nhiều lần đề nghị các cộng tác viên bổ sung những nội dung chưa đảm bảo yêu cầu theo đề cương hướng dẫn ban đầu, Ban Chủ nhiệm Đề tài thống nhất 3.245/3.000 mục từ, với 5.416 trang in khổ giấy A4; có 914 ảnh chèn vào các mục từ để minh họa làm sinh động rõ nét hơn những nội dung được ghi chép trong các từ của tập từ điển. 2.1.2. Đối với tập ĐịachíVĩnh Long-chuyên khảo Chủ nhiệm đề tài đã trực tiếp đến các ngành: Sở Thông tin Truyền thông, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Y tế, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnhv.v. để triển khai Công văn 309-CV/TU của Tỉnh ủy, đồng thời trao đổi với lãnh đạo các ngành để thành lập ban chỉ đạo, phân công cán bộ tham gia biênsoạn hoặc phục vụ cho công tác biênsoạn chuyên khảo Địa chí. 8 Các sở, ban, ngành tỉnh đã thành lập lập ban chỉ đạo, phân công cán bộ tham gia biênsoạn hoặc giới thiệu cộng tác viên có chuyên môn và phục vụ tư liệu cho công tác biênsoạn chuyên khảo Địa chí. Ban Chủ nhiệm đề tài đã mời trên 30 cộng tác viên đã từng tham gia nghiên cứu khoa học để viết 38 chương và phần tổng luận. Phối hợp với các nhà khoa học tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trên 16 cuộc tư vấn khoa học, thẩm định và đóng góp đề cương tổng quát, đề cương chi tiết và nội dung chuyên khảo của từng cộng tác viên (ngoài việc tổ chức đóng góp tại cuộc họp, các cộng tác viên cũng đã liên lạc trực tiếp với các nhà khoa học thông qua điện thoại hoặc qua thư điện tử- email). Qua các cuộc họp, các chuyên gia đã góp ý nội dung của tập từ điển và tập chuyên khảo, các cộng tác viên đã nghiêm túc tiếp thu và chỉnh lý. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Tập ĐịachíVĩnh Long- từ điển Phần này gồm tổng cộng 3.245 mục từ, khoảng 5.416 trang in giấy A4, gồm các nhóm mục từ như sau: - Nhóm mục từ về tự nhiên: gồm 358 mục từ về sông, rạch, khoáng sản, sinh vật,v.v. Nội dung phần này tập trung mô tả về sông, rạch ở VĩnhLong (336 sông, rạch). Mỗi sông, rạch được mô tả tên sông, tên rạch; độ dài, nơi khởi nguồn, nơi đổ ra; chảy qua các địa phận; mô tả về lưu lượng nước, phù sa, tốc độ dòng chảy, độ mặn; mô tả về tiềm năng kinh tế, ảnh hưởng môi trường; những truyền thuyết, sự tích, sự kiện lịch sử liên quan. - Nhóm mục từ về hành chính: gồm 946 mục từ về các đơn vị hành chính ở Vĩnh Long. Trong đó 01 mục từ về tỉnhVĩnh Long; 8 huyện, thành phố và 107 xã, phường, thị trấn; 813 ấp, khóm, khu của tỉnhVĩnh Long. Nội dung mô tả về tên gọi, vị trí địa lý; quá trình tách nhập, thay đổi tên qua các thời kỳ. Mô tả về điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, dân cư; mô tả về các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao; quá trình lịch sử và truyền thống đấu tranh của cư dân. 9 Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnhVĩnhLong (ảnh Thanh Tao) - Nhóm mục từ về dân cư-dân tộc: gồm 17 mục từ về các dòng họ, dân tộc. Nội dung mô tả các dòng họ lớn ở VĩnhLong như họ Phan, họ Phạm và những mục từ mô tả về dân số, dân cư ở tỉnhVĩnhLong và ở 8 huyện, thành phố. - Nhóm mục từ về lịch sử: gồm 19 mục từ về sự kiện, dấu tích lịch sử tại địa phương. Nội dung các dấu tích lịch sử của tỉnh như thành Long Hồ, Cây Da cửa hữu,v.v. được mô tả vị trí, thời gian và địa điểm hiện nay, những dấu ấn về lịch sử cho đến ngày nay,v.v. - Nhóm mục từ về kinh tế: gồm 561 mục từ. Nội dung có 337 mục từ mô tả vật nuôi, cây trồng truyền thống phổ biến của tỉnhVĩnh Long, mô tả đặc điểm ngoại hình, quá trình sinh trưởng, kỹ thuật nuôi, trồng, sản lượng và giá trị kinh tế của từng loại vật nuôi, cây trồng truyền thống. Có 37 mục từ mô tả 10 [...]... tài “Biên soạnĐịachí tỉnh VĩnhLong có nhiều thành công trong việc khai thác, tổng hợp có hiệu quả các công trình nghiên cứu về vùng đất và con người VĩnhLong đã xuất bản trước đây như: Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Đại Nam liệt truyện, Nam Kỳ địa dư chí, VĩnhLong xưa và nay, Lịch sử tỉnhVĩnhLong (1732-2000), Từ điển địa danh và danh nhân Vĩnh Long, Hát ru tỉnhVĩnh Long, Tìm... địa danh và danh nhân Vĩnh Long, Hát ru tỉnhVĩnh Long, Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long, VĩnhLong Triều Nguyễn, Nhân vật lịch sử tỉnhVĩnh Long, v.v - Với 5.416 trang in của tập ĐịachíVĩnhLong - từ điển và 1.574 trang in của tập ĐịachíVĩnh Long- chuyên khảo, đề tài đã phục dựng một cách khá sinh động, toàn diện về vùng đất VĩnhLong xưa và nay, đồng thời cũng ghi lại được quá trình phát triển của các... VĩnhLong Điều này giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về vùng đất, con người VĩnhLong Phần thứ hai: Lịch sử, bao gồm 6 chương: Chương I: Vùng đất VĩnhLong từ khởi nguồn đến nửa đầu thế kỷ XVII; Chương II: VĩnhLong thời Nguyễn (1731-1867); Chương III: VĩnhLong trong thời kỳ 1867-1930; Chương IV: Lịch sử tỉnhVĩnhLong giai đoạn 1930-1954; Chương V: Vĩnh Long. .. và của cư dân tỉnh VĩnhLong qua các thời kỳ 20 - Đề tài đã nêu được một cách toàn diện vùng đất và con người VĩnhLong xưa và nay ĐịachíVĩnhLong là công trình mang tính khoa học về những vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tỉnhVĩnhLong - Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là những tư liệu phong phú và là nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn ở VĩnhLong cũng như... Nội dung tập ĐịachíVĩnh Long- chuyên khảo gồm 5 phần cơ bản sau: Phần thứ nhất: Địa lý, bao gồm 4 chương: Chương I: Địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái; Chương II: Địa lý hành chính; Chương III: Dân cư; Chương IV: Dân tộc Nội dung phần thứ nhất trình bày chi tiết về sự hình thành vùng đất và con người VĩnhLong với những luận cứ khoa học và lịch sử Ngoài phần địa lý của tỉnh VĩnhLong cùng những... chức chính trị- quân sự- an ninh: bao gồm 5 chương: Chương I: Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Vĩnh Long; Chương II: Khái quát về bộ máy chính quyền tỉnh Vĩnh Long; Chương III: Các tổ chức chính trị xã hội; Chương IV: Quân sự; Chương V: An ninh chính trị- trật tự và an toàn xã hội 17 Nội dung phần thứ ba đã trình bày khá chi tiết về bộ máy chính quyền, về tình hình an ninh, chính trị, quân sự của tỉnh. .. hóathông tin; Chương VII: Báo chíVĩnh Long; Chương III: Giáo dục- Đào tạo ở 18 Vĩnh Long; Chương IX; Khoa học và Công nghệ; Chương X: Bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở tỉnhVĩnh Long; Chương XI: Thể dục, thể thao; Chương XII: Công tác xóa đói, giảm nghèo VĩnhLong là vùng đất có 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer là chủ yếu sống đan xen nhau và các tôn giáo lớn đều có mặt tại đây Trong biên soạn, tác tác giả đã đi sâu... các địa danh, đồng thời qua đó mô tả sự tích, truyền thuyết về địa danh hoặc những nhân vật, sự kiện lịch sử liên quan đến địa danh Với những nhóm mục từ nêu trên đã chèn 914 ảnh làm cho tập từ điển ĐịachíVĩnhLong đã giới thiệu thực tế sinh động về vùng đất và con người VĩnhLong xưa và nay thông qua việc miêu tả của từng mục từ khác nhau Đánh giá mặt được: Công tác sưu tầm, biênsoạn viết mục từ Địa. .. đủ nội dung theo mẫu hướng dẫn các nhóm mục từ của các nhà khoa học đề ra 2.1.2 Tập ĐịachíVĩnh Long- chuyên khảo Với độ dày 1.574 trang, nội dung tập ĐịachíVĩnhLong chuyên khảo bao quát từ thiên nhiên đến xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, phân theo ngành, trải qua các thời kỳ khác nhau, từ thời lập dinh Long Hồ, các triều đại phong kiến, thực dân, đế quốc thống trị đến khi Đảng Cộng sản... tỉnhVĩnhLong từ thời Nguyễn, thời kỳ Pháp thuộc cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo Đảng bộ tỉnhVĩnhLong theo từng giai đoạn khác nhau, qua đó minh chứng sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở tỉnhVĩnhLong Song song đó, nội dung chương này còn trình bày về sự hình thành và hoạt động của 6 tổ chức chính . biên soạn sách địa chí ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã như: Địa chí Hà Bắc, Địa chí Long An, Địa chí Bến Tre, Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Cần Thơ, Địa chí Tiền. Giang, Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu, Địa chí Hải Phòng, Địa chí Đồng Nai, Địa chí Lâm Đồng, Địa chí Gia Lai, Địa chí Lạng Sơn, Địa chí Thanh Hóa, Địa chí Phú Yên, Địa chí huyện Hậu Lộc, Địa chí huyện. thông chí, Nam Kỳ địa dư chí, Vĩnh Long xưa và nay, Lịch sử tỉnh Vĩnh Long (1732-2000), Từ điển địa danh và danh nhân Vĩnh Long, Hát ru tỉnh Vĩnh Long, Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long, Vĩnh Long Triều