1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế hoạch phát triển nguồn lao động trong công ty vận tải bic

28 344 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Lời nói đầu Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì vấn đề tổ chức lao động là một trong những công việc thực sự cần thiết trong quá trình quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Đây là mục tiêu và là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay . Việc tổ chức lao động sao cho phù hợp với khả năng và trình độ của người lao động, làm cho người lao động phấn khởi hào hứng yên tâm công tác và đạt năng suất chất lượng cao, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết. Vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần phải tổ chức lao động khoa học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả, tích luỹ và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động . Trong những năm qua các doanh nghiệp nói chung, đối với doanh nghiệp Vận tải nói riêng, công tác phát triển nguồn lao động ngày càng được quan tâm hơn, nhằm đáp ứng không ngừng sự đòi hỏi của cơ chế thị trường và hội nhập trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn lao động được thể hiện như thế nào vừa đạt được tính khoa học, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao đang là vấn đề bức xúc được đặt ra đối với các nhà quản lý kinh doanh . Xuất phát từ thực trạng phát triển nguồn lao động tại công ti vận tải BIC và với mong muốn tìm hiểu về lĩnh vực tổ chức lao động nên em chọn đề tài " Kế hoạch phát triển nguồn lao động trong công ty vận tải BIC " làm bài tập lớn môn kinh tế và tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, trong khuân khổ bài tập lớn, với thời gian hạn hẹp và nhiều mặt hạn chế nên những vấn đề nghiên cứu trong khuân khổ này không thể trách khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo và bạn bè quan tâm đến vấn đề này. Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 1- Phần I. Kế hoạch phát triển nguồn lao động trong doanh nghiệp vận tải 1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển nguồn lao động: Định nghĩa chiến lược nhân lực: Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lao động trong doanh nghiệp là việc xác định những biện pháp xử dụng lao động một cách tối ưu để đạt hiểu quả cao trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của kế hoạch phát triển nguồn lao động: Việc xây dựng kế hoạch phát triền nguồn lao động nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể là: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn, mục tiêu chính của doanh nghiêp thường là lợi nhuận, sự tăng trưởng, thoả mãn nhu cầu khách hàng. Vai trò của kế hoạch phát triền nguồn lao động bao gồm: + Dự đoán về nguồn lao động mà doanh nghiệp cần trong tương lai + Sắp xếp hợp lý nguồn lao động trong doanh nghiệp . + Đảm bảo cung - cầu về nguồn lao động cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh. + Xác định các biện pháp của thể để quản lý nguồn lao động: tuyển trọn, kiểm tra, định hướng đào tạo, đánh giá, thưởng phạt Vai trò của kế hoạch phát triền nguồn lao động có thể là nâng cao về số lượng, chất lượng lao động; giảm tỉ lệ lao động quản lý; có cơ cấu lao động hợp lý Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 2- * Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng 8 chỉ rõ “ Nâng cao dân trí và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiêp CNH-HĐH đất nước. Việt Nam phải nhanh chóng tạo ra một đội ngũ đông đảo những người lao động có kỹ thuật, có chuyên môn, có sức khoẻ để phục vụ CNH-HĐH đất nước, phải tìm kiếm mọi hình thức mọi biện pháp thích hợp để làm thay đổi về chất lực lương lao động, để đến năm 2020 phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc .” Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, những yêu cầu đó thể hiện ở các mặt sau: a. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi một đội ngũ ngày càng đông đảo, lao động trí tuệ có trình độ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật cao, có khả năng đảm nhiệm các chức năng quản lý ngày càng phức tạp và có phương pháp quản lý hiên đại, nắm bắt và phát triển các công nghệ hiên đại trong tất cả các lĩnh vực của sản xuất xã hội. Đội ngũ đó gồm: + Các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực quản lý kinh tế và công nghệ cùng với đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao . + Các kỹ sư nắm bắt và điều khiển các công nghệ hiện đại, đặc biệt trong các ngành mũi nhọn và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. + Các nhà quản lý kinh doanh có năng lực quản trị doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và sự cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt b. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi một đội ngũ đông đảo công nhân kỹ thuật được đào tạo kỹ lưỡng, có chất lượng tay nghề cao để đáp ứng cho các trung tâm công nghiệp, các cơ sở sản xuất với công nghệ hiện đại và nền công nghiệp đã được hiện đại hoá. Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 3- c. Yêu cầu nâng cao ý thức công dân, lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội và tác phong làm việc công nghiệp của người lao động . CNH-HĐH còn đòi hỏi ý thức kỷ luật lao động cao, tác phong làm việc khoa học. d. Yêu cầu nâng cao thể lực cho người lao động để phục vụ cho việc áp dụng, phổ biến các kỹ thuật và công nghệ hiện đại. e. Sự nghiệp CNH-HĐH phải dựa vào đội ngũ những nhà huấn luyện đủ về số lượng với chất lượng cao. * Các phương pháp phát triển nguồn nhân lực: Mục tiêu của đào tạo nghề nghiệp: Trang bị kĩ năng và tri thức cần thiết cho công việc. Nâng cao được năng lực làm việc cho người lao động. ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động. * Hệ thống các trương lớp dạy nghề gồm : Các trường, các trung tâm dạy nghề của nhà nước. Các trung tâm, trường, lớp dạy nghề của tư nhân. Các trường lớp dạy nghề của doanh nghiệp. Các trường, lớp dạy nghề tại các trung tâm giới thiệu việc làm. Kèm cặp tại nơi làm việc ( Do thợ cả, thợ tay nghề cao truyền thụ ) *Hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp gồm : Các trường trung học chuyên nghiệp, trung học nghề ( Đào tạo các nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ ) Các trường đại học (Đào tạo các kĩ sư , cử nhân ) . Các trường cao đẳng ( Đào tạo cử nhân ) Các cơ sở đào tạo sau đại học ( Thạc sĩ ,tiễn sĩ ) *Đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp: Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 4- Đào tạo những người lao động mới nắm bắt được những kí năng cơ bản . Đào tạo và bồi dưỡng những nhân viên quản lý sản xuất kinh doanh . Đào tạo lại để đáp ứng đổi mới công nghệ hoặc thay đổi hệ thống sản xuất kinh doanh . Đào tạo lại để phù hợp với sự thay đổi vị trí làm việc của người lao động Tổ chức thi nâng bậc hằng năm cho công nhân . Những công việc thực hiện để mở lớp đào tạo : Chuẩn bị nội dung chương trình đào tạo: + Đề cương mục tiêu đào tạo + Nội dung đào tạo + Thời gian đào tạo + Chương trình đào tạo + Lịch trình giảng dạy hằng tuần + Kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho đào tạo + Kế hoạch đánh giá đào tạo Giáo trình hoặc bài giảng về kĩ năng, về kiến thức Các bài tập thực hành ở xưởng Giảng dạy và hướng dẫn hằng ngày An toàn lao động Đánh giá đào tạo Điều chỉnh, phê duyệt về kĩ năng Tuyển học viên Hệ thống quản lý đào tạo ở doanh nghiệp Doanh nghiệp phải thành lập hội đồng đào tạo bao gồm: Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 5- + Giám đốc hoặc phó giám đốc kĩ thuật làm chủ tịch. + Trưởng phòng tổ chức cán bộ đào tạo làm uỷ viên thường trực + Trưởng phòng tài chính kế toán - uỷ viên + Trưởng phòng kĩ thuật công nghệ - uỷ viên Nhu cầu đào tạo và chương trình Việc lập chương trình đào tạo theo sơ đồ sau: Phản hồi Bảng 1: Quy trình lập chương trình đào tạo Khi tiến hành đào tạo phải nắm được nhu cầu đào tạo, xác định được mục tiêu và xây dựng được chương trình thực tế trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động . Cần nghiên cứu và đánh giá kết quả đào tạo và phản hồi lại để kiểm tra lại chương trình đào tạo và lập chương trình đào tạo mới . Xây dựng chương trình đào tạo gồm các bước cơ bản sau: Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 6- Nắm nhu cầu đào tạo Xây dựng chương trình đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Thực hiện đào tạo Đánh giá kết quả đào tạo 1, Kiểm tra sự khác nhau của phạm vi công việc : Nghiên cứu phạm vi những công việc mà học viên sẽ tham gia trong các hoạt động sau khi mãn khoá học . 2, Kiểm tra trình độ theo yêu cầu công việc sau này . 3, Kiểm tra nội dung học tập xem có thích ứng với thiết bị và phương tiện dạy học phù hợp với thiết bị và công nghệ sẽ làm việc hay không. 4, Kiểm tra tiêu chuẩn, học phần, an toàn và độ ô nhiễm . 5, Kiểm tra đầu vào của học viên . 6, Kiểm tra quá trình học . 7, Kiểm tra phương pháp học tập . 8, Kiểm tra thời gian của khó học . 9, Kiểm tra phương thức đánh giá . * Bố trí cơ cấu lao động hợp lý : 1.3 Cơ sở đở xây dựng chiến lược nhân lực: 1.3.1Việc xây dựng chiến lược nhân lực căn cứ vào: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp và xu hướng biến đổi nó Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2. Nội dung cơ bản của việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lao động : a, Hoạch định nguồn lao động: Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 7- Là nhìn vào tương lai và định ra các kế hoạch hành động cho các hoạt động về nguồn lao động để theo đuổi mục đích của chiến lược phát triển nguồn lao động . Mô hình hoạch định kế hoạch phát triển nguồn lao động : Hình Bảng.2: Mô hình hoạch định kế hoạch phát triển nguồn lao động: b. Tuyển dụng lao động: Khái niệm: tuyển dụng lao động là một hiện tượng kinh tế xã hội. Nó biểu hiện ở việc tuyển chọn và sử dụng lao động phục vụ cho nhu cầu nhân lực trong quá trình lao động của doanh nghiệp . Tuyển chọn là tiền đề cho việc sử dụng lao động. Công tác tuyển chọn là một tiến trình triển khai và thực hiện các kế hoạch và chương trình nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đúng số lượng lao động được bố trí đúng lúc, đúng chỗ. Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 8- Phân tích môi trường xác định kế hoạch Dự báo phân tích công việc Phân tích hiện trạng quản trị nguồn lao động Dự báo xác định nhu cầu lao động Phân tích cung , cầu, khả năng điều chỉnh Chính sách Kế hoạch Thực hiện: - Thu hút - Đào tạo và phát triển - Trả công và kích thích - Quan hệ lao động Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì hình thức tuyển dụng lao động phổ biến hiện nay là hợp đồng lao động. Ngoài ra còn hình thức tuyển dụng vào biên chế nhà nước . Khái niệm hợp đồng lao động: là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. (Điều 26 bộ luật lao động ) c. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sức lao động nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển doanh nghiệp hoặc nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Phân biệt phát triển nguồn nhân lực với tăng trưởng nguồn nhân lực: +Phát triển nguồn nhân lực gắn với sự hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, được biểu hiện qua việc nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật, chuyên môn, sức khẻo, đạo đức và ý thức nghề nghiệp. + Tăng trưởng nguồn nhân lực: Gắn với việc tăng về số lượng sức lao động Vai trò phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là: Giúp cho người lao động có được các kĩ năng và kiến thức, thể lực cần thiết cho công việc, nhờ vậy mà phát huy được nâng lực của họ, góp phần tăng nâng suất lao động. Phần II: Lập kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC Việt Nam 2.1. Giới thiệu chung về công ty BIC 2.1.1. Mục tiêu của kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC. Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 9- Nhằm tăng dần cả về số lượng và chất lượng lao động trong công ty, sao cho đáp ứng đầy đủ đối với sự phát triển mở rộng về quy mô kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong năm 2006-2010. Thu hút nguồn nhân lực bên ngoài chủ yếu là lao động có trình độ cao để kịp thời thích ứng trong việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh - dịch vụ của công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đang công tác trong công ty. Nâng cao chất lượng lao động trong công ty như: nâng cao trình độ quản lý đối với nhân viên lao động gián tiếp, nâng cao tay nghề, bậc thợ, khả năng lôi kéo khách hàng Đối với lái phụ xe, thợ BDSC. 2.1.2. Định hướng của công ty BIC giai đoạn 2006-2010. 2.1.2.1. Chiến lược kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2010. * Kế hoạch phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh. a. Kế hoạch về mở rộng thị trường từ năm 2006-2010. Ngành nghề chính của công tyvận tải hành khách bằng xe chất lượng cao. Công ty tiếp tục mở rộng thị trường bằng cách mở rộng thêm ra các tuyến mới chiếm thị phần lớn hơn trong ngành vận tải ô tô. Đặc biệt là đối với vận tải bằng xe chất lượng cao. b. Kế hoạch ngành nghề sản xuất kinh doanh năm 2006-2010. - Kinh doanh vận tải. + Chủ yếu là vận tải hành khách bằng xe chất lượng cao trên các tuyến đang chạy và mở thêm một số tuyến mới. + Chạy hợp đồng đối với các cá nhân, tổ chức có yêu cầu. + Tăng thêm một số đại lý bán vé đặt ở các địa điểm xung yếu, tại các trung tâm văn hoá, có chức năng vừa bán vé vừa giới thiệu về các tuyến xe, thời gian chạy cho khách hàng để lôi kéo khách hàng đến với công ty. Bài tập lớn: Kinh tế và tổ chức sản xuất -Trang 10- [...]... trường lớp đã phát huy được mà cần phải tích luỹ qua công việc Vì vậy số lao động có năng lực ở độ tuổi trung niên nếu được cập nhật kiến thức và trang bị phương pháp mới sẽ nhanh chóng trở thành những người chủ chốt trong công việc 2.2.2 Phương pháp dự kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC năm 2006-2010 Trong kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty năm 2006-2010 công ty sử dụng 4... 2 4 3 Bảng 3.2 Kế hoạch thu hút lao động năm 2006-2010 Dự tính thu hút lao động của công ty như sau: - Lao động trình độ Đại học công ty thu hút chủ yếu là kỹ sư vận tải, kỹ sư cơ khí về làm điều hành ở văn phòng và làm tại xưởng BDSV Kết hợp công việc với công nhân cũ của công ty, từng bước nâng cao trình độ quản lý của nhân viên lao động gián tiếp - Số lao động trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật... năm 2006-2010 Để xác định kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC ta thông qua năng suất lao động bình quân mà mỗi lao động đạt được để tính cho năm tới tương ứng với sản lượng kế hoạch đặt ra Qua việc nghiên cứu biến động về môi trường kinh doanh, công ty đưa ra dự đoán đến 2010 sự biến động về môi trường kinh doanh như: đối thủ cạnh tranh, luật lệ, thị trường lao động thay đổi không lớn... thi của đề tài - Trong phạm vi giới hạn của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một phần nội dung lý luận cơ bản về kế hoạch phát triển nguồn lao động Thông qua thực tế đã phân tích được tình hình sử dụng nhân lực trong công ty BIC trên cơ sở những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và số lượng lao động trong công ty Qua sự phân tích đánh giá xây dựng về chiến lược nhân lực cho công ty BIC năm 2006-2010... định trong mọi hoạt động của công ty Chiến lược đề ra hay đến đâu và có khả thi đến đâu đi chăng nữa thì lao động vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng của sự thành công hay thất bại trong công ty - Hiện nay trong công ty có số lao động có trình độ sơ cấp chiếm cao nhất và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cũng chiếm 1 con số không nhỏ Điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng lao động của công ty. .. về quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, trên cơ sở đánh giá phân loại ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thay đổi đến hoạt động của công ty Đã đưa ra được một dự báo về số lượng lao động của công ty như sau: - Đối với nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý Hiện tại số lao động này trong công ty chiếm một phần rất lớn hơn 30% tổng số lao động trong công ty Số lao động này có thể đáp ứng được quy... đó lao động trong công ty cần phải nâng cao trình độ của mình để giúp cho Công ty khả năng thích ứng được với các điều kiện môi trường hiện tại cũng như tương lai Khó khăn lớn nhất trong Công ty hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân lực và sắp xếp lại đội ngũ nhân lực phù hợp với cường độ hoạt động lớn của Công ty 2.2 Dự báo kế hoạch phát triển nguồn lao động của Công ty BIC đến năm... các công ty khác chất lượng phục vụ không thua kém công ty như: Công ty vận tải Hoàng Long, Công ty vận tải Hải Phòng, công ty vận tải Hải Âu và các xe tư nhân khác Điều này đã gây khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần của công ty, gây cản trở cho việc phát triển sản xuất kinh doanh 2.1.2.3 Yếu tố nhân lực ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của công ty ... đó số luợng lao động trực tiếp làm việc với khối lượng công việc lớn Đây là bất hợp lý của công ty trong việc phân phối công việc cho lao động Việc đánh giá năng lực lao động trong công ty chưa có các tiêu chí phù hợp Hàng năm đánh giá chất lượng lao động dựa vào tiêu chí đánh giá công chức hết sức trìu tượng Hơn nữa các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực thực sự của lao động đang bị... đội ngũ lao động trong công ty, phát triển mở rộng số lượng lao động phù hợp với tình hình nhiệm vụ trong những năm tới - Với sự phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của công ty thì đề tài này đáp ứng được gần như đầy đủ nhân lực cho công ty trong những năm tới *) Ưu điểm và hạn chế của đề tài Ưu điểm: - Đưa ra được một sự khái quát về chiến lược phát triển nhân . I. Kế hoạch phát triển nguồn lao động trong doanh nghiệp vận tải 1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển nguồn lao động: Định nghĩa chiến lược nhân lực: Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn lao động trong. về nguồn nhân lực. 2.2.3. Kết quả xác kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC năm 2006-2010. Để xác định kế hoạch phát triển nguồn lao động cho công ty BIC ta thông qua năng suất lao. nguồn lao động để theo đuổi mục đích của chiến lược phát triển nguồn lao động . Mô hình hoạch định kế hoạch phát triển nguồn lao động : Hình Bảng.2: Mô hình hoạch định kế hoạch phát triển nguồn

Ngày đăng: 07/05/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w