Phân tích thiết kế hệ thống WEBSITE bán laptop

70 2.7K 24
Phân tích thiết kế hệ thống WEBSITE bán laptop

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thiết kế hệ thống WEBSITE bán laptop

Báo cáo chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp MỤC LỤC PHP/FI 10 PHP 3 10 PHP 4 11 PHP 5 11 PHP 6 12 2.2.3.Tính năng 15 Guest: là những người dùng truy cập trang web ngẫu nhiên Người dùng có những chức năng sau: 22 Member: là các thành viên của hệ thống website, khác với Guest là người dùng có một tài khoản và một mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống để có nhiều chức năng hơn Ngoài cách chức năng của Guest, Member còn có các chức năng sau : 23 Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các website: 1.www.w3school.com 2.www.w3.org 3.www.PHPviet.org 4.vi.wikipedia.org 5.en.wikipedia.org 6.php.net 7.ddth.com Tài liệu tiếng Việt: 8.Phạm Hữu Khang (2007), Xây dựng ứng dụng web bằng PHP & MySQL, Nhà xuất bản Phương Đông 9.Nguyễn Văn Ba (2009), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Tài liệu tiếng nước ngoài: 9.Kenvin McArtur (2007), Pro PHP patterns frameworks, Apress, USA Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 1 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, với sự bùng nổ của Internet mà cuộc sống đã được cải thiện rõ rệt: nhanh hơn, gần hơn và thuận tiện hơn Dịch vụ website hiện nay là phổ biến nhất của thế giới Internet Website đã phát triển rất mạnh, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đều có thể có một website để quảng bá thông tin của mình Khi mà Internet trở nên thân quen và dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống thì lợi ích của Website đối với việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của một công ty rất là quan trọng Cùng với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu; trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển nhũng hệ thống website phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử đã trở nên phổ biển Nó đã mở ra cho Việt Nam một cơ hội mới, một lĩnh vực mới đầy tiềm năng Điều này có thể thấy ngay từ thực tế, việc chào hàng và trưng bày sản phẩm của bên bán; rồi đến việc tìm hiểu thông tin, tìm kiếm, đặt hàng của khách hàng chưa bao giờ thuận tiện như bây giờ Do dịch vụ thương mại điện tử mới đang trên đà phát triển nên sự kết nối các ngành, các lĩnh vực (ngân hàng, công nghệ thông tin, tài chính, doanh nghiệp bán hàng…) chưa thực sự mang lại sự thuận tiện nhất cho người dùng Như vậy, nếu tận dụng được những ưu điểm mà thương mại điện tử mang lại thị đây quả thực là một thế mạnh để phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân Qua tìm hiểu vể thực tế các doanh nghiệp, cũng như xu thế phát triển của xã hội, em thấy việc thế kế một website để phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử là rất cấp thiết Vì vậy em đã chọn đề tài của mình là “Xây dựng website bán Laptop” Và sản phẩm chính là Laptop (máy tính xách tay) Trong quyển báo cáo này, em đã tập trung trình bày một số nội dung sau: Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 2 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp Chương 1 Cơ sở lý luận xây dựng website: Trước hết là phần giới thiệu, tìm hiểu về Thương mại điện tử; tiếp đến là phần trình bày về các công cụ thiết kế website bao gồm: ngôn ngữ lập trình PHP, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL, chương trình máy chủ Apache… Chương 2 Phân tích thiết kế hệ thống website bán Laptop: Phần đầu là phần khảo sát qua về đề tài về mặt lý thuyết, đặc điểm của hệ thống Từ đó ta có thể đề xuất mô hình giải quyết bài toán Tiếp theo là phần chi tiết về việc phân tích và thiết kế hệ thống, chi tiết về các chức năng cho hệ thống như: sơ đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng dữ liệu; thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện Chương 3.Xây dựng hệ thống website: Phần này sẽ tập trung trình bày về các đoạn chương trình (code) chính của mỗi trang và cách cài đặt, quản trị website Kết luận: Nội dung chính của chương này là những đánh giá về hệ thống và cũng tổng kết những kết quả đạt được Đồng thời đề xuất phương hướng phát triển của hệ thống trong thời gian tiếp theo Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn cùng nhóm và đặc biệt là Th.S Trần Thị Mỹ Diệp đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi sai sót trong khi thực hiện đề tài, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài này hơn Hà nội, ngày 01/05/2010 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Đạt Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B 3 Báo cáo chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG WEBSITE 1.Tổng quan về thương mại điện tử 1.1.Khái niệm thương mại điện tử Cùng với sự bùng nổ về internet thì thuật ngữ thương mại điện tử (TMĐT) đã ra đời Có rất nhiều định nghĩa về thương mại điện tử như là: Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet" Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số" Nhưng hiểu một cách tổng quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh TMĐT càng được biết tới như một phương thức kinh doanh hiệu quả từ khi Internet hình thành và phát triển Chính vì vậy, nhiều người hiểu TMĐT theo nghĩa cụ thể hơn là giao dịch thương mại, mua sắm qua Internet và mạng (ví dụ mạng Intranet của doanh nghiệp) Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 4 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 1.2.Lợi ích của TMĐT Lợi ích lớn nhất mà TMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài 1.3.Đặc trưng của TMĐT So với các hoạt động thương mại truyền thống , TMĐT có các đặc trưng sau: • Các bên giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước • Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 5 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp • Trong hoạt động của TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của 3 chủ thể,trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực • Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thong tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường 1.4.Các loại hình ứng dụng TMĐT Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến như sau: • Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B (business to business) • Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C (business to consumer) • Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G (business to government) • Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C (consumer to consumer) • Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C (government to consumer) B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Theo Tổ chức Liên hợp quốc về Hợp tác và Phát triển kinh tế (UNCTAD), TMĐT B2B chiếm tỷ trọng lớn trong TMĐT (khoảng 90%) Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch TMĐT… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở một mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 6 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp động TMĐT B2B đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng các cơ hội kinh doanh,… B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm vi ảnh hưởng rộng Để tham gia hình thức kinh doanh này, thông thường doanh nghiệp sẽ thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi phí tìm nhà cung cấp, đồng thời giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động mua sắm công C2C là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các phương tiện điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người cung cấp dịch vụ Một cá nhân có thể tự Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 7 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá một số món hàng mình có C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường G2C là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v 1.5.Các giai đoạn của một giao dịch TMĐT Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng được thực hiện trong khoảng 15-20 giây, bao gồm các công đoạn sau: • Đặt hàng: Khách hàng từ một máy tính từ một nơi nào đó điền những thông tin thanh toán và địa chỉ liên hệ, tên hàng và số lượng cần mua vào đơn đặt hàng của website bán hàng • Kiểm tra xác nhận đơn hàng: Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích vào nút “Đặt hàng” để gửi thông tin về cho doanh nghiệp • Chứng thực thông tin: Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hiện,chủ thẻ…) đã được mã hóa đến máy chủ (Server) của trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên internet Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch Khi trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (Firewall) và tách rời mạng internet nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 8 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt) • Xử lý tín dụng: Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet • Thông báo kết quả giao dịch: Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi đến doanh nghiệp và tùy theo đó doanh nghiệp sẽ thông báo cho khách hàng được rõ đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không • Giao hàng: Trường hợp đơn hàng được thực hiện, tùy theo từng đơn hàng, chủng loại nhà cung cấp mà có hình thức giao hàng phù hợp 1.6 Pháp luật về thương mại điện tử Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực Đến cuối năm 2007, bốn trong số năm nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành, về cơ bản hoàn thành khung pháp lý cho việc triển khai ứng dụng giao dịch điện tử trong các lĩnh vực lớn của đời sống xã hội Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành Nghị định này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số Đây là những quy định nền tảng để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy của các giao dịch điện tử, là điều kiện Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 54 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp g Thay đổi mật khẩu Bắt đầu Nhập password cũ và mới Kiểm tra tinh hợp lệ pa ppp Thông báo lỗi Lưu vào CSDL Thông báo thay đổi mật khẩu thành công Kết thúc Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 55 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.Các giao diện chính của hệ thống website 3.2.1.Giao diện dành cho Quản trị hệ thống 3.2.1.1.Giao diện trang đăng nhập Admin 3.2.1.2.Giao diện trang admin sau khi đăng nhập Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 56 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.1.3.Giao diện trang quản lý sản phẩm Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 57 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.1.4 Giao diện trang quản lý cấu hình sản phẩm 3.2.1.5.Giao diện trang quản lý nhà cung cấp 3.2.1.6.Giao diện trang quản lý Admin Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 58 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.1.7.Giao diện trang thống kê sản phẩm 3.2.2.Giao diện trang khách Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 59 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.2.1.Giao diện trang chủ Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 60 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.2.2.Giao diện trang giới thiệu 3.2.2.3.Giao diện trang thống kê 3.2.2.4.Giao diện trang liên hệ Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 61 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.2.5.Giao diện trang phản hồi 3.2.2.6.Giao diện trang kết quả tìm kiếm Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 62 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.2 7.Giao diện giỏ hàng 3.2.2.8.Giao diện trang đăng ký Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt 63 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt 64 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp Lớp: Công nghệ Thông tin 48B Báo cáo chuyên đề thực tập 65 GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp 3.2.2.9.Giao diện trang đăng nhập Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B 66 Báo cáo chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp KẾT LUẬN Các kết quả đạt được Đối với người sử dụng (khách hàng) • Có giao diện thân thiện dễ sử dụng, có nhiều cách tìm kiếm, tra cứu theo các chủ đề khác nhau, kết hợp nhiều chủ đề theo ý khách hàng • Cho phép khách hàng tìm hiểu đầy đủ thông tin sản phẩm để đặt hàng • Tạo được đơn hàng Đối với người quản trị • Xem thông tin của các đề mục cần quản lý như: sản phẩm, khách hàng, đơn đặt hàng… • Đưa ra các form để nhập dữ liệu của các thông tin, có thể sửa đổi cập nhật các dữ liệu • Các chức năng thực hiện thông qua giao diện web Một số hạn chế Về mặt lý thuyết, mọi tính năng của hệ thống đã được phân tích và thiết kế nhưng do thời gian hạn chế nên việc cài đặt vẫn chưa được hoàn thiện Một số chức năng chưa thực hoàn thiện được như là: quản lý phản hồi, quản lý tin tức, quản lý quảng cáo Các dữ liệu nhập vào chưa được soát chặt chẽ Hướng phát triển Hướng phát triển của ứng dụng là tiến tới thương mại điện tử với đầy đủ chức năng Nhưng trong điều kiên nước ta hiện nay, dịch vụ thanh toán điện tử chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng nên trang web chỉ dừng ở mức giới thiệu sản phẩm và tạo đơn đặt hàng qua mạng Vì vậy, cần phải mở rộng quảng bá website để thu hút sự quan tâm của khách hàng Trong một thời gian ngắn, em chỉ cài đặt hệ thống thực hiện được một số chức năng chính Trong thời gian tiếp theo em sẽ tiếp tục bổ sung những chức năng còn thiếu để hoàn thiện ứng dụng này hơn Sinh viên: Nguyễn Quốc Đạt Lớp: Công nghệ Thông tin 48B ... phần trình bày công cụ thiết kế website bao gồm: ngơn ngữ lập trình PHP, hệ quản trị sở liệu MySQL, chương trình máy chủ Apache… Chương Phân tích thiết kế hệ thống website bán Laptop: Phần đầu phần... điểm hệ thống Từ ta đề xuất mơ hình giải toán Tiếp theo phần chi tiết việc phân tích thiết kế hệ thống, chi tiết chức cho hệ thống như: sơ đồ phân cấp chức năng, biểu đồ luồng liệu; thiết kế sở... Lớp: Cơng nghệ Thông tin 48B 17 Báo cáo chuyên đề thực tập GVHD: Th.S Trần Thị Mỹ Diệp CHƯƠNG PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBSITE BÁN LAPTOP 1.Khảo sát hệ thống “Nếu nhà bạn có máy tính kết nối internet

Ngày đăng: 07/05/2014, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHP/FI

  • PHP 3

  • PHP 4

  • PHP 5

  • PHP 6

    • 2.2.3.Tính năng .

    • Guest: là những người dùng truy cập trang web ngẫu nhiên. Người dùng có những chức năng sau:

    • Member: là các thành viên của hệ thống website, khác với Guest là người dùng có một tài khoản và một mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống để có nhiều chức năng hơn. Ngoài cách chức năng của Guest, Member còn có các chức năng sau :.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan