Nuôi vỗ tôm bố mẹ:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 27 - 28)

a. Tuyển chọn tôm bố mẹ:

Chọn tôm bố mẹ có màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không bị xây xát chấn thương, đang ở thời kỳ mới lột vỏ. Trọng lượng tôm đực từ 70-120 g, tôm cái trọng lượng từ 170-200 g, túi tinh căng phồng đầy tinh.

b. Chăm sóc tôm bố mẹ:

Tôm bố mẹ mua về tắm formol 500ppm trong vòng 15 phút, rồi cho vào bể nuôi, mức nước trong bể nuôi khoảng 30cm, cho tôm bố mẹ ăn ốc “mượn hồn”, ngày ăn 4 lần sao cho đảm bảo thức ăn không bị thiếu, hàng ngày thay nước 100% cho tôm mẹ 1 lần vào buổi sáng, hai ngày tắm formol 1 lần, mỗi lần 2 giờ, nồng độ 300 ppm, tắm xong thay nước. Chú ý không tắm cho mấy con mới lột xác xong. Trong khi thay nước kết hợp kiểm tra buồng trứng tôm mẹ.

c. Chuẩn bị cho tôm mẹ đẻ:

Lấy nước biển đã xử lý vào bể đẻ khoảng 60 cm, xử lý EDTA 10 ppm, bắt từ 1-2 vòi sục khí. Đến 5 giờ chiều bắt tôm mẹ ra thau, tắm bằng formol 3cc/10 lít nước trong 0,5 giờ, rửa

sạch tôm mẹ lại bằng nước bể đẻ, rồi cho vào bể. Đậy kín bạt và không chiếu đèn vào bể nữa. Đến 6 giờ sáng mới bắt tôm mẹ ra bể đẻ đưa vào bể nuôi vỗ.

d. Kỹ thuật cho tôm giao vĩ và ghép tinh cho tôm không giao vĩ:

Hoạt động sinh sản của tôm đực cũng như tôm cái diễn ra mạnh ở thời kỳ sau khi lột vỏ, nhưng tôm đực chỉ được giao vĩ khi con cái mới lột vỏ xong trong vòng 8 giờ, vì vậy để tôm đực giao vĩ tốt ta phải chuẩn bị tôm đực có tinh nang thật tốt, khi con cái đi vào thời kỳ tiền lột vỏ để đảm bảo cho việc giao vĩ được ta tiến hành ghép tinh cho tôm cái, nói chung nên hạn chế việc cấy tinh cho tôm vì dễ nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 27 - 28)