NHÓM CEFALOSPORIN (Cefalosporin) 1/ Tính chất chung:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 37 - 38)

1. Tính chất chung:

- Cơ chế kháng sinh của Macrolid là các ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn. Tĩnh khuẩn ở nồng độ thấp, diệt khuẩn ở nồng độ cao gồm các loại thuốc sau:

Erythromycin, Spiramicin (Rovamycin), Josamycin (Josacin), Pyostacin (Pristinamycin, Stapyocin) thuộc Synorgistin.

2. Erythromycin, có thể kết hợp với: (liều dùng: 0,25 – 0,5 ppm)

- Cefalosporin - Tetracylin - Sulfamid

- Lưu ý: khi sử dụng các loại thuốc trên nên tuân theo thứ tự ưu tiên để tránh kháng chéo một chiều: Cụ thể là: Erythromycin → Rovamycin → Josamylin → Pyostacin

Tất cả các loại thuộc nhóm Macrolid liều dùng từ: 0,25 – 0,5 ppm.

IV/ NHÓM CEFALOSPORIN (Cefalosporin)1/ Tính chất chung: 1/ Tính chất chung:

- Thuốc khuyếch tán tốt.

- Hoạt phổ rộng và tác dụng mạnh với các khuẩn gram (-) nhưng tác dụng yếu hơn với khuẩn gram (+).

- Lưu ý: Cefaloscin không dùng để trị bệnh đường ruột.

2/ Các thế hệ của nhóm Cefalosporin:

a/ Thế hệ thứ I:

Gồm có: Cefalotin, Cefaloridin, Cefalexin, Cefapirin, Cefacetrim, Cefzolin.

b/ Thế hệ thứ II:

Gồm có: Cefamandol, Cefuroxim, Cefoxitin, Cefonicid.

c/ Thế hệ thứ III:

Gồm có: Cefotaxim, Cefosudin, Cefoperazon, Cefotiam, Cefmonoxim, Ceftriaxon, Ceftazidim, Latamoxef, Cefotetan...

3/ Nhóm Cefolosporin kết hợp với các loại thuốc sau (nên cẩn thận khi kết hợp):

- Aminoglycosid - Fosfomycin (Fosfocim) - Colistin (Colimycin) - Furosemid (Lasix)

- Erythromycin - Gentamycin

4/ Trong trại sản xuất tôm giống dùng các loại thuốc trong nhóm Cefalosporin với các liều lượng từ 0,5 - 1 ppm. lượng từ 0,5 - 1 ppm.

- Thế hệ I: Cefalecin dùng chữa đỏ thân ở tôm mẹ.

- Thế hệ II và thế hệ III dùng để chữa bệnh phát sáng (phát quang) ở các giai đoạn của ấu trùng tôm (Zoae, Mysis, Post).

* Chú ý: Các loại thuốc thuộc nhóm Cefalosforin – thế hệ III là những loại chuyên trị bệnh phát sáng nặng (Sáng sống), khi vi khuẩn đã kháng với các loại kháng sinh khác. Nhưng phải chú ý khi dùng vì bản thân chúng sẽ bị vi khuẩn kháng lại và khi đó sẽ rất khó trị. Có thể gây nguy hiểm cho đợt sản xuất kế tiếp.

5/ Kết hợp Cefalosporin với các thuốc khác như sau:

- Colitin (Colymytin) - Aminoglycosid

- Erythromycin - Fosfomycin (Fosfocin) - Furosemid (Lasix) - Rifamycin

- Gentamycin - Oxytetracylin

- Kanamycin (Kantrex) - Frefuran: (0,5 – 1 ppm) - Vancomycin

* Chú ý: Vì hầu hết Cefalosporin không kết hợp tốt với các loại thuốc khác, nên trước khi cho thuốc vào phải thay nước.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 37 - 38)