Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng tôm giống:

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 26 - 27)

Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng tôm giống nhưng trong phạm vi áp dụng sản xuất đại trà với khả năng, yêu cầu về trang thiết bị hạn chế rất nhiều. Do đó trong nội dung này chúng tôi chỉ đưa ra một số phương pháp đơn giản nhất, dễ áp dụng, ít tốn kém mà vẫn có thể kiểm tra. Đánh giá được tôm tốt một cách tương đối chính xác.

4.1 Phương pháp trực quan bằng mắt thường:

- Chiều dài ≥ 11 mm (từ mũi chủy đến chót đuôi), tôm có kích cỡ đồng đều, độ lệch không quá 15%.

- Ngoại hình: Hình thái cấu tạo ngoài hoàn chỉnh, chủy, râu thẳng, đuôi xòe. - Màu sắc: Xám sáng, vỏ bóng mượt.

- Trạng thái hoạt động: Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. - Tính ăn: Bắt mồi đều đặn, ruột đầy.

4.2 Phương pháp trực quan trên kính hiển vi:

Đặt tôm trên đĩa petri hoặc trên lame có chứa một giọt nước biển. Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100X hoặc 150X.

- Quan sát các phụ bộ, như chuỷ, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi.

* Kết quả xem hình Xa, Xb, Xc (X=1 đến 14) Những hình Xa tôm bình thường

- Những hình Xb, Xc là các phụ bộ không tốt, có dấu hiện tổn thương. - Quan sát những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh.

Kiểm tra xung quanh vùng mắt, mang, chân ngực, chân bụng tìm ra những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh.

- Quan sát bề mặt vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ.

4.3 Phương pháp tính tỷ lệ cơ/ ruột:

Tính tỷ lệ cơ/ ruột nhằm biết được khả năng tăng trưởng của tôm có tốt hay không. Lấy mẫu tôm quan sát trên kính hiển vi.

- Quan sát tổng số răng/ chuỷ (có từ 4-6 răng là được) tương đương với Postlarvae từ 15- 20 ngày tuổi.

- Quan sát đường kính ruột và đường kính cơ của đốt bụng thứ 6 (xem hình). - Tính tỷ lệ cơ/ ruột = b/a.

* Kết quả:

Tỷ lệ b/a tương đương 4/1 là tốt (tôm khoẻ mạnh tăng trưởng nhanh). Tỷ lệ b/a là tôm kém phát triển (cơ phát triển kém).

4.4 Phương pháp thử gây sốc:

Đây là thử nghiệm cho tôm bị sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột hoặc lưu trong dung dịch có chứa Formalin nhất định để kiểm tra khả năng chịu đựng của tôm giống.

- Phương pháp thử gây sốc bằng cánh hạ độ mặn đột ngột 15‰.

Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300ml. Tính toán lượng nước ngọt cần cho vào, bắt đầu tiến hành hạ đột ngột độ mặn 15‰ theo dõi trong 2h nếu tỷ lệ sống 100% là đạt yêu cầu.

CHƯƠNG X: QUY TRÌNH THỰC HAØNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT TÔM SÚ GIỐNG1. Vệ sinh tổng thể trại: 1. Vệ sinh tổng thể trại:

a. Bể xử lý nước biển:

Rửa sạch phơi khô

b. Bể lọc:

- Đem xuống hết vật liệu trong bể lọc, phơi khô rồi sắp lại lọc sau đó tẩy clorin nồng độ 500ppm ngâm ít nhất 24 giờ.

- Xả hết nước clorin, khử clorin lại bằng thiosunfat, xả bể lọc lại bằng nứơc biển đã xử lý rồi đưa vào sử dụng.

c. Bể chứa, bể nuôi ấu trùng, bể nuôi tôm mẹ và bể đẻ:

- Quét clorin toàn bộ mặt trong và mặt ngoài của bể, các đường đi trong trại, nồng độ dung dịch clorin 500 ppm.

- Sau 5 ngày rửa sạch bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt chuẩn bị sản xuất.

d. Dụng cụ sản xuất:

- Ngâm trong dung dịch formol 500 ppm ít nhất 24 giờ sau đó rửa sạch, phơi nắng thật khô, đem cất chuẩn bị sản xuất.

2. Xử lý nước biển để sử dụng:

- Xử lý clorin 70 ppm, sục khí, phơi nắng 48 giờ. - Tiếp tục xử lý thuốc tím 1 ppm.

- Sục khí cho đến khi nước trong.

- Sau khi nước trong, xử lý IODIN 2ppm sục khí 3 giờ, bơm nước vào bể chứa trong nhà để sử dụng dần.

* Chú ý: chỉ xử lý clorin và thuốc tím vào lúc chiều tối.

Một phần của tài liệu Quy trình sản xuất giống tôm sú (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w