Chứng hậu Full
Trang 1Bản word được thực hiện bởi Vatmforum.net
Đây là bản demo, gồm 8 chương đầu của sách “CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆTCHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y” do Lương Y Nguyễn Thiên Quyến biên
tập và biên dịch
Bản đầy đủ sẽ được đăng tải dưới định dạng pdf
Vatmforum.net
Trang 4CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CHỨNG HẬU TRONG ĐÔNG Y
(Tái bản) Lương y Nguyễn Thiên Quyến Tuyển dịch từ tài liệu của: VIỆN NGHIÊN CỨU TRUNG Y
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC HÀ NỘI - 2005
Trang 5LỜI NGƯỜI DỊCH
Chẩn đoán phân biệt trong Đông Y bao gồm các bộ phận: Phân biệt chứng trạng; Phân biệt chứng hậu; Phân biệt tật bệnh Cuốn sách này là một trong ba bộ phận nói trên, với nhan đề “Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong Đông y”, Nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh (Trung Quốc) xuất bản lần I năm 1967 và tái bản lần VI năm 1995, do Viện Nghiên cứu Trung y chủ biên với 26 đơn vị Cục, Viện, Học viện và Y Viện Trung y tham gia Nội dung giới thiệu chẩn đoán phân biệt 311 chứng hậu bao gồm các Khoa Nội - Nhi - Phụ - Ngoại - Răng hàm mặt - Tai mũi họng.
Chúng tôi chọn lọc những phẩn cần thiết để giới thiệu như: A Chẩn đoán phân biệt chứng hậu toàn thân; B Chứng hậu Tạng phủ (nội khoa); C Chứng hậu Phụ khoa; D Chứng hậu Nhi khoa gồm 142 chứng hậu Mỗi chứng hậu có các phần Khái niệm, Phân tích, Chẩn đoán phân biệt, Trích dẫn y văn, nêu rõ triệu chứng, phép chữa, phương thuốc và xuất xứ phương thuốc Phần cuối sách, giới thiệu hơn 600 phương thuốc, nêu công thức và chủ trị Ở phần này,một số phương thuốc không phổ thông, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược; Liều lượng mỗi phương thuốc phần nhiều dựa vào cổ phương, mong bạn đọc tham khảo, nghiên cứu, vận dụng trong lâm sàng Trong xu thế hướng về Đông ỵ nhằm phục vụ sức kho cộng đồng, hy vọng cuốn sách này góp phần nhỏ trong việc thơm khảo và ứng dụng đối với đồng nghiệp Đông Tây y.
Thầy thuốc ưu tú, lương y NGUYỄN THIÊN QUYẾN
Trang 6A CHỨNG HẬU TOÀN THÂN
Trang 71 CHỨNG KHÍ HƯ
I Khái niệm
Chứng Khí hư là tên gọi chung, chỉ công năng Tạng Phủ trong cơ thể bịgiảm sút, nguyên khí bất túc dẫn đến xuất hiện những chứng trạng hưyếu toàn thân; nguyên nhân thường do tuổi cao, sau khi mắc bệnh,hoặc ăn uống mệt nhọc nội thương, hoặc do phú bẩm cơ thể bất túc lànhững nhân tố chủ yếu gây nên; thuộc phạm vi Hư chứng
Biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng là tinh thần mệt mỏi yếu sức, đoản hơi,tiếng nói nhỏ, hụt hơi biếng nói, kém ăn hoặc sắc mặt trắng bệch, hoamắt chóng mặt, hồi hộp tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhợt, mạch Hư Tế vôlực
Chứng Khí hư có thể thấy trong các loại hư tổn của Tạng Phủ, nhất là
bệnh biến trong các bệnh “Năm Tạng hư chứng”, “Biểu vệ không bền”,
- Như Phế khí hư, do Phế chủ khí, công năng bị suy thoái
ảnh hưởng đến tác dụng tuyên tán và túc giáng, xuất hiện các chứngtrạng chủ yếu như đoản hơi, tinh thần mỏi mệt biếng nói, tiếng ho khókhăn, khạc đàm yếu, sợ gió, tự ra mồ hôi, rất dễ cảm mạo; điều trị theo
phép bổ ích Phế khí, dùng bài Bổ Phế thang, (Vĩnh loại kiềm phương) gia
Trang 8hưởng tới sự sinh phát của Can khí, xuất hiện các chứng trạng chủ yếunhư đoản hơi, tâm phiền, hồi hộp không yên, Đởm khiếp, đắng miệng;điều trị nên bổ khí ích trí làm mạch Can Đởm, dùng bài An thần định trí
hoàn (Y học tâm ngộ) gia giảm.
- Thận khí hư, do Thận chứa tinh, công năng nạp khí bị suythoái, Thận tinh không hoá khí để nuôi thân hình, xuất hiện các chứngtrạng chủ yếu như lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, hễ động làm làthở gấp, di tinh đái dầm, tiểu tiện trong dài v.v điều trị nên bổ ích Thận
khí, dùng bài Đại bổ nguyên tiễn, (Cảnh nhạc toàn thư) hoặc Sâm cáp tán (Trung ỵ lâm sàng phương tễ thủ sách) gia giảm.
Đương nhiên vì Tạng Phủ có mối liên hệ với nhau, bệnh biến của nămTạng cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau, xuất phát từ quan niệm chỉnhthể trong biện chứng lâm sàng thấy biểu hiện sự cùng mắc bệnh giữaTạng với Tạng giữa Phủ với Phủ như “Tâm Tỳ khí hư “Phế Tỳ khí hư”,
“Tì Vị khí hư”, “Tâm Đảm khí khiếp”, “Phế Thận đều hư”
- Lại có trường hợp do khí hư mà gây nên “Biểu vệ không bền”, vì Vệkhí không làm bền phần Biểu, tấu lý không kín đáo, ngoại tà nhân chỗ
hư mà xâm nhập, xuất hiện các chứng trạng sợ gió tự ra mồ hôi, dễ bịcảm mạo, lông tóc dựng đứng V V điêu trị nên ích khí làm bền phần
biểu, chọn dùng bài Ngọc bình phong tán (Đơn Khê tâm pháp) gia giảm.
- Chứng khí hư gặp trong Suyễn chứng, thời kỳ đầu chủ yếu làPhế khí hư, biểu hiện chứng trạng khái suyễn, đoản hơi, về nguyên tắcđiều trị, phương thuốc cũng giống chứng Phế khí hư; Tiếp theo chủ yếu
là Tỳ Phế khí hư, có chứng suyễn gấp đoản hơi, kém ăn đại tiện lỏng,điều trị nên bổ thổ sinh kim, chữa cả Tỳ và Phế, cho uống Bổ trung ích
khí thang (Tỳ Vị Luận) gia giảm Cuối cùng thì lấy chủ yếu là Phê Thận
khí hư, có chứng trạng thở suyễn phải so vai, thì thở ra nhiều, thì hútvào ít, hễ động làm là suyễn tăng, ra mồ hôi, ớn lạnh chân tay lạnh,đây là do Thận không nạp khí điều trị nên ích Thận nạp khí, túc Phế
bình suyễn, chọn dùng bài Kim Quĩ Thận khí hoàn (Kim quỹ yếu lược) hoặc Nhân sâm hồ đào thang (Tế sinh phương) gia giảm.
Chứng Khí hư, trên lâm sàng nên nắm vững đặc điểm thế chất khácnhau, lứa tuổi khác nhau để biện chứng cho sát Nói chung có thể chiahai tình huống: Một là Thận khí hư suy, phần nhiều do tiên thiên bấttúc, phú bẩm suy nhược, nguyên tinh không đầy đủ, tuỷ hải rỗng khônggây nên, Thận là gốc của tiên thiên, chứa tinh nguyên để hoá khí thànhhình, Thận hư thì cội rễ thiếu thốn, không có gì nuôi tinh để sinh raxương, cho nên ở trẻ em thì thấy phát dục chậm chạp, răng t óc sinhtrưởng muộn, trí tuệ kém, ăn uống ít, xương mềm, tinh thần uỷ mị, mặt
Trang 9vàng, thể trạng gầy, đại tiện lỏng và đái dầm; Ở người lớn thì mỏi lưng,chóng mặt, tai ù, dương nuy Hai là Tỳ Vị khí hư, phần nhiều do hậuthiên mất điều hoà, ăn uống không điều độ, trác táng quá mức, sự sinhhoá Tỳ Vị khí mất, khả năng gây nên bệnh Vị chủ việc hấp thụ nấu nhừ
đồ ăn, Tỳ chủ việc kiện vận sinh hoá, đón nhận đồ ăn để vận hoá thìnguồn sinh hoá của khí huyết không mất , hình khí đầy đủ mà kho.mạnh Lý Đông Viên cho rằng: Ăn uống không điều độ thì hại Vị, mệtnhọc quá mức thì hại Tỳ và nêu ra: “sự đầy đủ của nguyên khí đều
do khí của Tỳ Vị không tổn thương, mà sau đó mới tu dưỡng đượcnguyên khí Nếu cái gốc là Vị khí bị yếu, ăn uống tự tăng lên tuỳ tiện,thì khí của Tỳ Vị đã bị tổn thương, mà nguyên khí cũng không đầy đủ;tật bệnh từ đó mà sinh ra (Tỳ Vị luận - Tỳ Vị hư thực truyền biến luận)nhận định khí của Tỳ Vị bất túc là mấu chốt tạo nên chứng Khí hư;Đồng thời nói lên Tỳ Vị khí hư là nguồn gốc thứ nhất về mọi diễn biếncủa tật bệnh Cho nên người Tiên thiên bất túc và hậu thiên không điềuhoà, rất dễ mắc chứng này Nhưng hai loại này có nhân quả lẫn nhau,không cắt rời hoàn toàn Khi lâm sàng biện chứng nên nắm vững chủ,thứ Cần nói rõ thêm: mùa Hạ nóng nực hầm hập, ép mồ hôi ra ngoài,rất dễ hao thương nguyên khí; Thích chí luận sách Tố Vấn nói “Khí hưmình nóng đó là thương thử” cho nên thấy đoản hơi, ra mồ hôi, tinhthần mỏi mệt ở chứng này
Trong quá trình diễn biến tật bệnh của chứng này, có thể biểu hiệnnhững chứng trạng lẫn lộn Ví dụ do khí hư mà sự vận hành không thưsướng, có thể là “khí hư trướng bụng” có chứng trạng trướng bụngthiểu khí, đại tiện lỏng loãng; Do khí hư mà ngoại tà xâm nhập, có thể
là “khí hư phát nhiệt” xuất hiện các chứng trạng cảm mạo phát nhiệt,
xu thế nhiệt hoặc cao hoặc thấp, mỏi mệt đoản hơi; Do khí hư mà Tỳvận hóa không mạnh, đàm thấp tụ ở trong, có thể là “khí hư đàm thấu”
có chứng trạng khái thấu đoản hơi, đờm nhiều mà nhớt, kém ăn, tinhthần mỏi mệt; Do khí hư mà tân dịch không phân bố khiến cho tạngphủ, cơ nhục và bì mao không được ấm áp mềm mại, có thể là”khíkhông sưởi ấm” có chứng trạng gầy còm, tinh thần mói mệt, bì mao
không nhuận, thể ôn hạ thấp, sức chống bệnh giảm sút, V V Do khí
hư không hoá được thuỷ, ảnh hưởng đến công năng khí hoá của Tỳ,Phế, Thận và Tam tiêu, có thể là “khí hư nước tràn lan” xuất hiệnchứng thuỷ thũng, tiểu tiện không lợi, nước tiểu nhỏ giọt không dứthoặc long bế; Do khí hư không thống nhiếp được huyết dịch, có thể là
“khí không nhiếp huyết”, có chứng trạng đổ máu mũi, khạc ra máu, thổ
ra máu, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da, có mốiliên hệ âm dương hỗ căn với nhau, cho nên khí hư mà không sinh hoá
Trang 10được huyết dịch , ảnh hưởng tới sự nương tựa sinh sôi của huyết, cóthể là “khí huyết đều hư”, xuất hiện các chứng trạng chóng mặt hoamắt, sắc mặt không tươi, hụt hơi biếng nói, hồi hộp, không nghĩ gì đến
ăn uống, mạch Tế, chất lưỡi nhợt bệu Vì khí hư lâu ngày, nguyên khítổn thất lớn, còn có thể biểu hiện các tình huống “trung khí hạ hăm”,
“khí âm đều hư” và “nguyên khí hư thoát” không thể nói hết được ởđây Tóm lại vì bệnh tật biến hoá của chứng này rất nhều, lâm sàngcần phân tích tiêu bản, trước sau, hư thực của chứng hậu mà phântích
III Chẩn đoán phân biệt
- Chứng Dương hư với chứng Khí hư, cả hai đều biểu hiện hưchứng toàn thân, bộ vị bệnh biến trên lâm sàng cũng tương tự Nhưng
mà khí thuộc Dương, Dương hoá khí, Dương hư là chỉ Dương khí hư.Cho nên hai chứng này có mối liên hệ nhân quả lẫn nhau; phân biệttheo nguyên nhân và bệnh cơ thì hai chứng này đều phú bẩm bất túc,nội thương ăn uống mệt nhọc, hoặc do tuổi già, sau khi ốm là nhữngnhân tố tạo nên nguyên khí bất túc, công năng của Tạng Phủ suy thoáidẫn đến Hư chứng Nhưng hàn tà xâm phạm rất dễ thương Dương, làmtrở ngại sự vận hành của Dương khí, đó lại là một nhân tố chủ yếu dẫnđến chứng Dương hư; phân biệt theo biểu hiện lâm sàng thì cả hai đều
có những chứng trạng tinh thần mỏi mệt, đoản hơi, biếng nói, thanh âmthô tự ra mồ hôi, chất lưỡi nhạt Còn chứng Khí hư thì lấy chữ “H ư làmchủ yếu, hiện tương hàn không rõ ràng, mà chứng Dương hư thì có đủcác đặc trưng “Hư hàn”đây là điểm chủ yếu trong chẩn đoán phân biệt.Chứng khí hư có thể thấy tấu lý thưa hở không kín đáo, xuất hiện cáctriệu chứng sợ gió; Chứng Dương hư thì do dương khí không ấm áp vànung nấu bốc lên, xuất hiện các triệu chứng cơ thể và chân tay lạnh.Chứng khí hư mạch Hư Tế vô lực Chứng Dương hư mạch Trầm Tếhoặc Tế Trì Chứng khí hư tiểu tiện vô lực hoặc di niệu, đại tiện lỏngloãng Chứng Dương hư tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nặng hơn thì
Tỳ Thận dương hư, còn thấy các chứng đại tiện lỏng ra nguyên đồ ănkhông tiêu và thuỷ thũng Như vậy thì thấy, Khí hư phát triển thêm mộtbước có thể dẫn đến Dương khí hư, Dương khí hư phải có đủ các biểuhiện của Khí hư Qua phép điều trị thì thấy, nguyên tắc điều trị chứngKhí hư là bổ khí, nguyên tắc điều trị chứng Dương khí hư là ôn dươngích khí
- Chứng Khí hãm với chứng Khí hư, cả hai đều là Hư chứng
do nguyên khí bất túc Chứng Khí hãm là biểu hiện một loại bệnh
Trang 11biến của Khí hư trên lâm sàng, nó phản ảnh cụ thể sự nâng lên vôlực của Khí, và nó cũng có liên quan đến khí nâng lên vô lực củaTạng Phủ Tỳ, Vị, Thận , Bàng quang, Đại trường, hai mạch XungNhâm và Kinh Lạc Cho nên chứng Khí hãm không chỉ có đầy đủ một
số biểu hiện của chứng Khí hư, mà còn đột xuất nổi lên những đặctrưng trung khí hạ hãm, cơ quan phần dưới cơ thể không bền,nguyên khí nâng lên vô lực Điểm chủ yếu đê phân biệt giữa haichứng này là:
1 Đều có biểu hiện về khí hư, nguyên khí bất túc, công năng củaTạng Phủ bị giảm sút nhưng chứa Khí hãm chủ yếu là lấy nguyên khínâng lên vô lực, trung khí hạ hãm
2 Chứng Khí hư có biểu hiện lâm sàng toàn thân, có thể tuỳ theo tậtbệnh và bộ vị của Tạng Phủ khác nhau mà biểu hiện chứng trạng bấtnhất; mà Chứng Khí hãm chủ yếu là Tỳ Vị trung khí hạ hãm, bộ vịbệnh biến trọng điểm ở Trung, Hạ tiêu, đa số có các chứng trạngbụng dưới nặng trệ, hạ lợi thoát giang, sa dạ con, băng lậu v.v
3 Chứng Khí hư chủ yếu là bổ Khí, mà chứng Khí hãm chủ yếu lànâng nguyên khí lên
không đủ hơi để thở (khí bệnh chư hậu - chư bệnh nguyên hậu luận).
- Can mắc bệnh hư thì mắt mờ không tỏ, tai nghe kém, hay
sợ như có người sắp đến bắt - Tâm mắc bệnh hư thì ngực bụng to,đau xiên suốt từ hạ sườn ra đau lưng Tỳ mắc bệnh hư thì bụngđầy sôi bụng, đại tiện lỏng ra đồ ăn không tiêu - Phế mắc bệnh hưthì khí không đủ thở, tai điếc họng khô Thận mắc bệnh hư thì đau
vùng ngực, bụng trên bụng dưới to, tâm tình kém vui (Tạng khí pháp thời luận - Tố Vân).
- Khí hư nên bổ ở phần trên như dùng các vị Nhân sâm, Hoàng Kỳ.Tinh hư nên bổ ở phần dưới như dùng các vị Thục địa, Câu kỷ.Dương hư nên bổ và làm ấm áp như dùng các vị Quế, Phụ can
Trang 12khương Âm hư nên bổ và làm cho mát như dùng các vị Mạch đông,
Thược dược, Sinh địa (Tân phương bát trận-Cảnh Nhạc toàn thư).
HỒ QUỐC KHÁNH
Trang 132 CHỨNG KHÍ HÃM
I Khái niệm
Chứng Khí hãm là tên gọi chung của các chứng trạng do tiênthiên bất túc, hậu thiên mất điều hoà tạo nên nguyên khí khuytổn, sự thăng giáng của khí cơ thất thường, xuất hiện các đặctrưng trung khí hạ hãm, nâng lên yếu sức; nó là một loại hìnhbệnh biến thường gặp ở bệnh Khí hư, phần nhiều thấy trong nộithương tạp bệnh
Biểu hiện chủ yếu trong lâm sàng là đoản hơi yếu sức, tinh thầnmệt mỏi, ngại nói, vùng bụng trướng trệ, ỉa lỏng kéo dài, thoátgiang, âm đĩnh, chất lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Hoãn vô lực
Chứng Khí hãm gặp trong các bệnh “Tiết tả”, “Vị quản thống”,Thoát giang”, “Âm đĩnh”
Cần chẩn đoán phân biệt với các “chứng Khí thoát” “chứng thanhdương không thăng”, “chứng Khí hư” và “chứng Thận khí khôngbền”
ăn, Tỳ hư thì không vận hoá đựơc, bệnh lâu ngày nguyên khíkhuy tổn, trung khí hạ hãm, Đại trường mất chức năng truyềnhóa và cũng mất khả năng cố sáp - xuất hiện triệu chứng đại tiệnlỏng loãng, ỉa chảy lâu không ngừng, hạ lợi vô độ, đại tiện són
ra mỗi khi trung tiện, kèm theo tinh thần mỏi mệt biếng ăn, bụngdưới trướng đầy, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng nhớt ; mạchTrầm mà Tế Nhu vô lực; điều trị theo phép ôn sáp cố thoát, bổ
ích nguyên khí, chọn dùng bài Kha lê lặc tán (Kim Quỹ yếu lực ) hoặc Chân nhân dưỡng tạng thang (Hoà tễ cục phương).
Trang 14- Chứng khí hãm cũng gặp trong bệnh Vị quản
thống thuộc Hư, phần nhiều do ăn uống không điều độ, tư
lự thương Tỳ, Tỳ khí không thăng không còn khả năng vận
hoá chất tinh vị của thủy cốc để nuôi Tạng Phủ, chân tay
các khớp, sẽ dẫn đến Trung khí hạ hãm, có các chứng
trạng thân thể gầy còm; Vị quản trướng đầy và đau mà chủ
yếu là trướng, sau khi ăn thì khó chịu hơn, sa nội tạng, có
thêm các chứng chóng mặt hoa mắt, tinh thần mỏi mệt,
chất lưỡi nhạt, mạch Tế vô lực, điều trị theo phép ích khí
kiện Tỳ, thăng đề trung khí, chọn dùng bài bổ trung ích khí
thang (Tỳ Vị luận ) gia giảm.
- Trong bệnh Thoát giang gặp chứng Khí hãm, phần
nhiều do cao tuổi mà nguyên khí suy tổn, đại tiện khó phải
cố sức rặn mà không co lên được hoặc ỉa chảy mà Đại
trường nhão ra gây nên, có chứng trạng sau khi đại tiện
thoát giang, không có sức tự co lên, ấn lên lại tụt xuống,
mặt vàng mỏi mệt, lưỡi nhạt bệu, mạch Tế; Điều trị nên bổ
ích nguyên khí, thăng đề hãm hạ, cho uống Bổ trung ích
khí thang gia Sâm lô
- Bệnh Âm đĩnh cũng do trung khí hạ hãm không thăng lêngây nên, phần nhiều gặp ở người thai sản quá nhiều, hoặc dùngsức mang vác nặng, mệt nhọc quá độ, từ đó mà nguyên khí bấttúc, bào mạch bị tổn hại, tôn cân bị nhão, có chứng trạng bụng dướinặng trệ, sa tử cung, sắc mặt úa vàng, mỏi mệt điều trị nên ích khíbồi bổ, chân nguyên nâng bào cung lên, chọn dùng bài Bổ trung ích khíthang gia Thanh bì, Sơn chi
Chứng Khí hãm là một biểu hiện lâm sàng trong quá trình bệnh biếncủa chứng Khí hư, thường gặp ở người thể trạng phú bẩm bất túc, hìnhthể cao gầy hoặc hàng ngày ăn uống không điều độ, phòng lao quámức, số lần sinh đẻ quá nhiều, nói chung gặp nhiều ở lứa trung niêntrở lên Người phụ nữ nguyên khí bất túc thường ảnh hưởng tới XungNhâm; Xung là huyết hải, Nhâm chủ về bào thai Nếu Xung Nhâmkhông được nuôi dưỡng, trung khí hạ hãm thì Bào mạch không có sựràng buộc, không những chỉ thấy Âm đĩnh mà còn có thể thấy bụngdưới trướng trệ, thai động không yên, lậu thai và chứng hoạt thai Tr ẻ
em bị rất ít chứng Khí hãm, nhưng không tuyệt đối, lâm sàng cũng cóthể thấy chứng khí hãm như Tỳ hư ỉa chảy kéo dài hoặc thóp mụ hãmxuống như hang hốc
Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí hãm là Tỳ khí không thăng, trung khí
hạ hãm, cho nên có quan hệ với Tỳ Vị rất mật thiết Nhưng khí thuộc
Trang 15Dương, Tỳ khí không thăng tiến thêm bước nữa sẽ tạo nên Tỳ dươngkhông mạnh làm cho thuỷ thấp nghẽn lại, thấp tụ lại sinh ra đàm ẩm ứđọng ở trong mà gây bệnh Trung khí hạ hãm, tiến thêm bước nữa là từ
Tỳ liên can tới Thận, hình thành các chứng Thận khí không bền màxuất hiện đái sót đái dầm, hoặc tiểu tiện không tự chủ Chứng này vìtrung khí hạ hãm mà Tỳ hư mất sự vận chuyển, nguồn sinh hoá ở trungtiêu thiếu thốn, khí không sinh huyết dẫn đến huyết hư, xuất hiệnchứng trạng khí huyết đều hư như chóng mật, hồi hộp Đồng thời vìtrung khí hạ hãm, nguyên khí bất túc sẽ tạo nên tình trạng khí khôngnhiếp huyết, phát sinh các chứng xuất huyết như đại tiện ra huyết, kinhnguyệt ra quá nhiều
III Chẩn đoán phân biệt
- Chứng Khí thoát với chứng Khí hãm, cả hai đều do khí hưphát triển mà thành, cơ sở gây nên bệnh biến là “khí hư” Chứng Khíthoát đa số gặp ở loại bệnh phát sinh đột ngột hoặc thời kỳ cuối ở bệnhmạn tính, do nguyên khí hư suy hoặc sau khi mất huyết quá nhiều, khítheo huyết thoát, là nhân tố phát bệnh, biểu hiện là mồ hôi ra đầm đìa,hoặc tinh thần uỷ mị, hơi thở không tiếp nối, sắc mặt trắng bệch, chấtlưỡi không thè ra được, đại tiểu tiện không tự chủ, mạch Vi Tế muốntuyệt Chứng Khí thoát là biểu hiện lâm sàng của các chứng bệnh khí
hư ở giai đoạn nghiêm trọng, điểm chủ yếu đê phân biệt với chứng Khíhãm là:
1) Cơ sở tạo nên bệnh biến của hai chứng đều là khí h ư nhưngchứng này chủ yếu gặp ở bệnh mạn tính, hòn chứng khí thoát chỉ gặp
ở thời kỳ cuối của bệnh mạn tính mà cũng gặp ở bệnh cấp tính, nhưchứng khí theo huyết thoát khi bị mất nhiều máu, hoặc chứng Thoáttrong bệnh biến của bệnh Trúng phong
2) Cơ chế bệnh của chứng Khí thoát là nguyên khí suy thoáichính khí hư thoát, mà cơ chế bệnh của chứng Khí hãm là nguyên khíbất túc, Tỳ khí không thăng, trung khí hạ hãm
3) Xu thế bệnh của chứng Khí thoát nguy cấp, bệnh tìnhnghiêm trọng, biểu hiện chủ yếu là chính khí toàn thân suy kiệt, có thểthấy chứng mồ hôi ra đầm đìa, sắc mặt trắng xanh, tinh thần uỷ mị,miệng há tay xoè, đại tiểu tiện không tự chủ Chứng Khí hãm thì xu thếbệnh từ từ, bệnh tình dằng dai, biểu hiện chủ yếu là sự thăng cửnguyên khí ở Trung Hạ tiêu vô lực, xuất hiện các chứng bụng trướngnặng trệ, thoát giang hạ lợi v.v
4) Chứng Khí thoát cần dùng ngay phép ích khí cứu thoát, cứuvãn tình thế nguy ngập trong khoảnh khắc, nếu không kịp thời cấp cứu,
Trang 16tiên lượng rất xấu Chứng Khí hãm thời nên nâng trung khí, điều trị từtừ.
- Chứng Thanh dương không thăng với chứng Khí hãm, cả haiđều là bệnh chứng khí cơ không bình thường, tùy đều biểu hiện cồngnăng thăng cử của Khí giảm thoái, nhưng chứng Thanh dương khôngthăng chủ yếu là nói đối lập với trọc âm không giáng Thanh dương vớitrọc âm là một cặp mâu thuẫn trong biến hoá bệnh lý, chúng thường cóảnh hưởng lẫn nhau Chứng Thanh dương không thăng có các chứngtrạng chủ yếu ở Thượng tiêu như hoa mắt chóng mặt, tai ù tai điếc;cũng có chứng trạng ở Trung, Hạ tiêu như vùng bụng trướng đầy, đạitiện lỏng loãng v.v Chẳng qua chứng Thanh dương không thăng chủyếu là lấy thanh dương không thăng, mà lấy trọc âm không giáng tàmthứ yếu, cho nên lâm sàng phần nhiều thấy chứng trạng hư thực lẫnlộn Cũng có thể do đàm trọc nghẽn ở trong, thanh dương bị chèn ép
mà xuất hiện thực chứng như ngực bụng nghẽn đầy, nôn mửa, buồnnôn, chóng mặt hoa mắt Chứng Khí hãm chủ yếu là Tỳ khí khôngthăng, Trung khí hạ hãm, lâm sàng có các chứng trạng chủ yếu ở Trung
và Hạ tiêu, và hoàn cảnh thuộc Hư chứng
- Chứng Khí hư với chứng Khí hãm, cả hai đều là Hư chứng,
mà chứng Khí hãm phần nhiều từ chứng Khí hư biến hoá ra; cả hai cómối quan hệ nhân quả Chứng Khí hư chủ yếu chỉ nguyên khí toàn thânbất túc, công năng của Tạng Phú suy thoái, có điều do bộ vị của tậtbệnh khác nhau nên biểu hiện lâm sàng của nó cũng giông nhau
Chứng Khí hãm tuy có thể có những chứng trạng của chứng Khí hưnhư tinh thần mỏi mệt yếu sức, thở đoản hơi thuộc nguyên khí bất túc,nhưng cái nổi bật nhất vẫn là trung khí hạ hãm, có những biểu hiệnnguyên khí vô lực không nâng lên được, có chứng trạng bụng dướinặng trệ, ỉa chảy thoát giang, sa dạ con v.v Cho nên bộ vị bệnh biếnchủ yếu ở Trung tiêu và Hạ tiêu Đấy là cơ sở phân biệt của hai chứngkhí hãm và chứng Khí hư
- Chứng Thận khí không bền với chứng Khí hãm cũng đều là Hưchứng và có những chứng trạng ở Hạ tiêu như ỉa chảy, bụng dướitrướng
Nhưng Thận khí không bền có thể do chứng Khí hãm phát triển nên,tức là do Tỳ khí hư mà liên luỵ đến Thận khí hư, xuất hiện chứng củaThận không bền thuộc Tỳ Thận Khí hư Cơ chế bệnh của hai chứng này
có mối quan hệ nhất định Nhưng chứng cửa của Thận không bền cóthể phản ánh ở chỗ Thận khí không sưởi ấm Tỳ thổ mà có chứng Ngũcanh tiết tả thuộc Tỳ Thận đều hư, có chỗ khác nhau với chứng đi tả
Trang 17lâu ngày của chứng Khí hãm Lại có thể do Thận khí bất túc của bêndưới không bền, Bàng quang không co thắt, không chứa đựng đượcthuỷ dịch, không ngăn được nguồn nước nên tiểu tiện nên không tự chủhoặc đi niệu và chứng ban đêm đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi.Cũng có thể biểu hiện nguyên nhân do phòng thất vô độ, tinh nguyênsuy cạn, Thận khí hư làm cho cửa tinh không bền, gây nên di tinh, hoạttinh, lâm trọc Vì vậy điểm chủ yếu để phân biệt giữa hai chứng này:Một là bộ vị bệnh biến của chứng Thận khí không bền là ở tạng Thận
hạ tiêu Bộ vị bệnh biến của chứng khí hãm là ở Tỳ Vị Trung tiêu Hai làbiểu hiện lâm sàng của chứng Thận khí không bền chủ yếu là ở chỗ cónhững chứng trạng Thận khí mất khả năng sưởi ấm giúp cho sự vậnchuyển, khí hoá mất chức năng, cửa phía dưới không bền và thườngkiêm chứng lưng gối mỏi yếu Chứng Khí hãm có chứng trạng chủ yếu
Tỳ khí không thăng, trung khí hạ hãm, thường kiêm chứng tinh thần mỏimệt, kém ăn
IV.Y văn trích dẫn
- Trung khí bất túc, biểu hiện biến đổi qua đường đại, tiểu
tiện (Khẩu vấn - Linh Khu).
- Thoát giang hậu: Thoát giang là chỉ giang môn thoát rangoài, nguyên nhân phần nhiều do sau khi kiết lỵ kéo dài Đại trường
bị hư nhiễm lạnh gây nên Giang môn là “hậu” của Đại trường, Đạitrường hư mà bị hàn lỵ lại dùng sức rặn quá, khí sẽ dồn xuống làm
giang môn thoát ra ngoài; gọi là Thoát giang (Lỵ bệnh chư hậu - Chư bệnh nguyên hậu luận).
- Âm đĩnh xuất hạ thoát hậu: Bào lạc bị thương tổn, dạ con
hư lạnh, khí dồn xuống làm âm đĩnh thoát ra, gọi là Hạc thoát Cũng
có khi do lúc đẻ dùng sức dặn quá mức mà âm bộ thoát ra Khám
mạch Thiếu Âm thấy Phù và Động; Phù là Hư, Động là Qu ý (hồi hộp) cho nên Thoát (Phụ nhân tạp bệnh chư hậu - Chư bệnh nguyên hậu luận)
- Tiểu tiện nhỏ giọt trắng đục, đó là chứng trạng do Trung khí
hạ hãm và Mệnh môn không bền (Lâm trọc - Cảnh Nhạc toàn thư).
- Bài Cử nguyên tiễn: Chữa khí hư hạ hãm, huyết băng,
huyết thoát và vong dương sắp nguy hiểm (Tân phương bát trận
- Cảnh Nhạc toàn thư)
- Phụ nữ sau khi hành kinh, giỏ giọt không dứt gọi là Kinh
Trang 18lậu; Kinh nguyệt bỗng dưng ra ào ạt không dứt gọi là Kinh băng càng có liên quan tới ưu tư thương Tỳ, Tỳ hư thì không nhiếp huyết,
cũng có trường hợp do trung khí hạ hãm, không làm bền huyết (Phụ khoa tâm pháp yếu quyết - Y tông Kim giám).
HỔ QUỐC KHÁNH
Trang 193 CHỨNG KHÍ THOÁT
I Khái niệm
Chứng Khí thoát là tên gọi chung chỉ chính khí của cơ thể suy yếu,nguyên khí xút kém, khí theo huyết thoát, âm dương muốn chia lìa, xuấthiện nhiều chứng trạng nguy cấp Chứng này phần nhiều do ngoại cảmhoặc nội thương, ốm lâu không khỏi chính khí không thắng nổi tà khí,hoặc là bị ngoại thương, băng huyết, sau khi đẻbị mất nhiều máu gâynên Khí thoát - Thường là bệnh tình biến hoá đột ngột xuất hiện chứnghậu nguy cập cho nên cần phải tích cực cấp cứu
Biểu hiện chủ yếu của chứng Khí thoát là mồ hôi bỗng dưng vã ra đầmđìa, tinh thần uỷ mị, mắt nhắm miệng há, sắc mặt tái xanh, đoản hơikhông đủ để thở, đại tiểu tiện không tự chủ, chất lưỡi nhạt bệu, mạch
Tế Vi hoặc Khâu Đại
Chứng Khí thoát gặp rải rác trong các bệnh biến “hôn mê”, “chiến hãn”,
“trúng phong”, “băng lậu”, “sản hậu huyết vậng”
Nên phân biệt chứng Khí thoát với các “chứng vong âm”, “chứng vongdương” và “chứng Khí quyết”
II Phân tích
Vì nguyên nhân bệnh, cơ chế gây bệnh của các loại tật bệnh phát triểnđến chứng này khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng không giốngnhau
- Ví dụ chứng Khí thoát có thể thấy trước khi xảy ra hôn mê,phần lớn do ngoại cảm nhiệt bệnh chưa khỏi, tà nhiệt lẩn quẩn hunđốt tân dịch gây nên; lúc này nếu lầm dùng các thuốc hãn thuốc hạ,
có thể thấy ra mồ hôi mà tả hạ, tinh thần mỏi mệt, mắt nhấm đoảnhơi, chân tay co giật, mạch khí hư yếu, lưỡi tía ít rêu, từng lúc muốnthoát; điều trị nên tăng dịch dẹp phong, ích khí cố thoát, cho uống
bài Đại định phong châu (Ôn bệnh điều biện) gia giảm Cũng có thể
do cơ thể vốn Thận hư, nguyên khí bất túc, ốm lâu không khỏi gâynên, lúc này nếu lầm dùng thuốc hãn, thuộc hạ, có thể ra mồ hôiđầm đìa, tinh thần vật vã, sắc mặt trắng bệch, mạch Vi Tế, chất lưỡinhạt bệu; điều trị nên ích khí cố thoát, cho liễm cứu nghịch cho uống
Độc sâm thang (Thập dược thần thư) hoặc Sâm Phụ Long Mẫu thang (Nghiệm phương) gia giảm.
Trang 20- Lại như vì “Chiến hãn” thái quá đến nỗi xuất hiện chứng Khíthoát phần nhiều do ôn tà trước sau vẫn lưu luyến ở khí phận , chưaphạm vào Doanh phận, lúc này chính khí còn thịnh mà tà khí chưa
rút, muốn thông qua “chiến hãn” (rét run) để đẩy bệnh tà ra ngoài thì
khỏi Chiến hãn là chính khí và tà khí tranh dành nhau, toàn thân runrẩy mà ra mồ hôi, khiến cho bệnh tà theo mồ hôi mà thấu đạt rangoài, sau cơn chiến hãn, đương lúc ra mồ hôi, chân tay lạnh, tinhthần tỉnh táo, nằm co, mạch Hư Hoãn hoà, nếu điều trị và chăm sóchợp lý, đợi chính khí hôì phục sẽ có hướng khỏi Nếu ra mồ hôi chântay lạnh, phiền táo không yên, mạch Cấp Tật, đó là dấu hiệu chínhkhí hư thoát sau khi chiến hãn, cần tích cực cứu chữa, điều trị nêních khí nuôi tân dịch để cứu thoát, cho uống ngay Độc sâm thang
hoặc Sinh mạch tán, (Nội ngoại thương biện hoặc luận) gia giảm.
- Chứng này còn gặp ở Thoát chứng của bệnh Trúng phong,sách Y kinh xô hồi tập viết “trúng phong không phải là phong tà từngoài tới, nó vốn là Khí bệnh” Con người ở lứa tuổi tứ tuần, sắp tớilúc khí suy, hoặc là do lo mừng cáu giận làm tốn thương khí, đa số
bị bệnh này Đó là vì nghỉ ngơi sai qui cách, nguyên khí thiếu thốn,Can Thận bất túc, hư phong nội động gây nên, có triệu trứng bỗngdưng ngã lăn, sắc mặt tái xanh, mắt nhắm miệng há, tay xoè chânlạnh, đại tiểu tiện tự vãi ra, miệng mắt méo xếch, bán thân bất toại,lưỡi mềm không nói được, mạch Tế Vi, điều trị nén ích khí cứu
thoát, cho uống Độc sâm thang hoặc Sâm Phụ thang (Phụ nhân lương phương) gia giảm.
- Chứng Khí thoát lâm sàng thường gặp ở người dương khí vốn
hư, ốm lâu không khỏi, cao tuổi thể trạng yếu Như các bệnh “băngtrung”, “xuất huyết nhiều sau khi đẻ” thường bị khí theo huyết thoát màxuất hiện chứng này
- Chứng “Huyết băng” đến nỗi khí thoát, phần nhiều tổn thương
do ăn uống mệt nhọc, hoặc tư lự quá độ đến nỗi Tỳ Vị khí hư, nguyênkhí tổn thất lớn, khí không nhiếp huyêt, Xung Nhâm không bền, có triệuchứng kinh nguyệt quá nhiều, sắc nhạt như nước, hai mắt tối xầm,chóng mặt, sắc mặt trắng bệch, tinh thần bạc nhược, biếng ăn thiểukhí, mỏi lưng chân tay yếu, lưỡi nhạt bệu, mạch Tế Vị
- Nếu “sau khi đẻhuyết mất quá nhiều” đến nỗi Khí thoát phầnnhiều do đẻ dầy, hoặc bào cung tổn thương, xung nhâm rỗng không,nguyên khí suy hao, mất quá nhiều huyết, khí theo huyết thoát, cóchứng trạng sau khi đẻ huyết ra không dứt, ác lộ dằng dai, mồ hôi lạnhđầm đìa, tinh thần khốn đốn yếu sức, mắt trũng mặt nhợt, đoản hơichân tay lạnh, lưỡi nhợt, mạch Hư Đại mà khâu
Trang 21- Trong Nhãn khoa có trường hợp do Khí thoát mà bị mù Quyếtkhí thiên sách Linh Khu viết: “Khí thoát thì mắt không tỏ” ở đây nêu rõ
sự hư thoát do tinh khí của năm tạng, bởi vì tinh khí của năm tạng bịsuy kiệt, không còn gì để làm tuơi tốt lên mắt gây nên, sẽ xuất hiện haimắt khô rít, hai mắt không to, hoặc là đồng tử rãn to
- Trong Nhi khoa, vì trẻ em phú bẩm bất túc, nguyên khí haotổn, thể trạng trĩ dương rất dễ bị ngoại tà xâm phạm mà sốt cao độtngột, ra mồ hôi, cánh mũi phập phồng thở gấp, hoặc hạ lỵ không dứt,tinh thần uỷ mị, đoản hơi không tiếp nối cũng là biểu hiện chứng khíthoát
- Cần phải nêu rõ chứng Khí thoát có quan hệ chặt chẽ với batạng, Phế, Tỳ, Thận, Lâm sàng phần nhiều do Phế Tỳ khí hư, đột nhiên
ra mồ hôi đầm đìa mà gây nên chứng này; Cũng có khi do Tỳ Thận khí
hư, bỗng dưng hạ lợi không dứt mà thành chứng này Cho nên chứngKhí thoát có thể do khí hư bất túc phát triển nên Ra mồ hôi có thế dokhí hư không bền tấu lý thưa hở gây nên Khí thuộc dương, dương khíkhông bảo vệ bên ngoài mà tiết ra ngoài cũng gây nên ra mồ hôi, chonên ra mồ hôi đầm đìa thì tổn hại dương khí; Khí thoát cũng có thể dẫnđến vong dương, đó là tình huống thứ nhất Mồ hôi là sự biến hoá củatâm dịch, khí hư không bền, ra mồ hôi không dứt, tân dịch tiết ra ngoài
sẽ làm tân tổn thương, dịch mất đi, nói lên Khí thoát cũng có thể dẫnđến vong âm, đó là tình huống thứ hai Đương nhiên, hạ lợi vô độ cũng
có thể hao khí và thoát dịch, xuất hiện tình huống chuyển qui hai loạinói trên Lâm sàng nên coi trọng việc cấp cứu chứng Khí thoát, đợi saukhi nguyên khí được hồi phục, nên nắm vững nguyên nhân tạo thànhchứng bệnh và chứng trạng xuất hiện trong lâm sàng, hoặc là di chứng
để tiến hành điều trị đối phó lại, nếu không, chứng Khí thoát sẽ lại xuấthiện lần nữa, bệnh ngày càng nguy hiểm thêm
III Chẩn đoán phân biệt
- Chứng Vong âm với chứng Khí thoát, cả hai đều là chứng hậunguy cấp, hơn nữa đều biểu hiện mồ hôi ra đầm đìa
Chứng Vong âm phần nhiều do tà nhiệt hãm ở trong, chân âm hun đốthoặc và ra quá nhiều mồ hôi, hạ lợi không ngừng tạo thành âm dịchhao kiệt, âm không chế-dương, âm dương chia lìa, có chứng trạng thầntrí hôn mê, tinh thần khốn đốn, ra mồ hôi như dầu, hoả bốc lên gò má
đỏ, họng khô, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi bóc mảng, mạch Hư Tế Đới Sác,Chứng Khí thoát phần nhiều do mồ hôi ra đầm đìa khiến tân dịch haotổn, khí hư mà thoát, nhưng nó chỉ là tinh thần uỷ mị, chưa xuất hiệnhôn mê Cho nên chứng Khí thoát khả năng là tiền đề của chứng Vong
Trang 22âm - Nên phân biệt hai chứng ở chỗ này.
- Chứng Vong dương với chứng Khí thoát, cả hai đều có chứnghậu nguy cấp và đều biểu hiện ra mồ hôi đầm đìa Chứng Vong dươngphần nhiều do chân dương suy vị, hoặc ra mồ hôi quá nhiều, ỉa chảykhông ngừng tạo nên tình huống dương khí suy kiệt, dương không đivới âm, âm dương chia lìa, có chứng trạng hôn mê bất tỉnh, ra mồ hôi,
da lạnh, mắt nhắm miệng há, tay xoè chân quyết lạnh, đại, tiểu tiện tựsón ra, mũi thở nhẹ, chất lưỡi nhạt, mạch Vi Tế muốn tuyệt Còn chứngKhí thoát thì do vã mồ hôi đầm đìa khiến cho khí hư muốn thoát nhưngchưa xuất hiện chứng trạng hôn mê, mới chỉ khốn đốn tinh thần màthôi Vì vậy, chứng Khí thoát xem như chứng hậu tiền đề của chứngVong dương Đây là điều phân biệt của hai chứng
- Chứng Khí quyết chứng Khí thoát, cả hai đều là chứng hậunguy cấp, hơn nữa có liên quan tới biến hoá bệnh lý của Khí ChứngKhí quyết phần nhiều do tổn thương thất tình, tức giận sợ hãi, Can uấtkhông điều đạt; Giận thì khí đưa nên nghẽn tắc vùng ngực, khí cơ bịnghịch loạn, quấy rối thần minh gây nên, có chứng trạng ra hôn mê ngãlăn đột ngột, bất tỉnh nhân sự, chân tay lạnh và co giật Chứng Khíthoát thời do nguyên khí bất túc, khí không cố nhiếp cho nên xuất hiệnchứng trạng ra mồ hôi đầm đìa, tinh thần khốn đốn Vì vậy, loại trên làthuộc Thực chứng; Loại sau là thuộc Hư chứng Chúng khác nhau từnguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh và chứng trạng là điều chẩn đoánphân biệt không mấy khó khăn
IV Trích dẫn y văn
- Âm Dương đều thoát thì chết đột ngột không biết người
(Thông thiên thiên - Linh Khu)
- Chứng Thoát dương, xem như thấy quỷ ở bên trong (Nạn thứ
huyết hoá đàm thì chết lập tức, không thể không cần thận (Phụ nhân
Trang 23quy - Cảnh Nhạc toàn thư).
- Từ Linh Thai nhận định: Có tên là Thoát chỉ là dương khí vượt
ra đột ngột, âm dương chia lìa, ra mồ hôi như dầu, sáu bộ mạch sắp
dứt, là chứng trạng cấp bách nhất thời, mới gọi là Thoát ( Thoát-Lâm chứng chỉ nam y án).
HỔ QUỐC KHÁNH
Trang 244- CHỨNG KHÍ TRỆ
I. Khái niệm
Khí trệ là tên gọi chung cho những chứng trạng do một bộ phận cơ thể,một Tạng Phủ, hoặc một Kinh Lạc mà sự lưu thông khí cơ bị chướngngại, xuất hiện tình trạng “khí đi không thông”, “không thông thì đau,
“Đa số do bệnh tà xâm nhập, tình chí không thư thái, hoặc do nhân tốngoại thương gây nên; chứng này thường gặp ở thời kỳ đầu của tậtbệnh, cho nên có thuyết nói “Bệnh lúc bắt đầu là thuộc Khí” thuộc Thựcchứng
Đặc diểm chủ yếu trên lâm sàng của chứng Khí trệ là: trướng đầy bĩ tứckhó chịu và đau, riêng về trướng đầy và đau lúc nhẹ lúc nặng, bộ vịthường cố định và đau xiên đau nhói; Bĩ trướng cũng lúc có lúc không,lúc tan lúc tụ; Trướng đầy mà khó chịu có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặctrung tiện, đồng thời có liên quan tới nhân tố tinh thần, rêu lưỡi mỏng,mạch Huyền
Chứng Khí trệ thường gặp trong các bệnh “Vị quản thống”, “Hungthống”, “Phúc thống “Hiếp thống”, “Yêu thống”, “Thống kinh” và “Uấtchứng”
Cần chẩn đoán phân biệt chứng Khí trệ với các “chứng Khí nghịch”,
“chứng Khí trệ huyết ứ”, “chứng Khí trệ hạ lỵ”, “chứng đàm với khí câukết”
II. Phân tích
Chứng này vì bộ vị bệnh biến và bệnh tà không giống nhau nên biểuhiện lâm sàng cũng khác nhau khá xa Ngoại cảm nhiệt bệnh mà biểuhiện chứng Khí trệ, xin tham khảo các điều liên quan tới bệnh Thươnghàn và Ôn bệnh, trọng điểm ở đây chỉ giới thiệu phương diện Tạp bệnh
- Vì Khí trệ mà đau có rất nhiều bệnh chứng Ví dụ khí trệ ởTrung tiêu xuất hiện “Vị quản thống”, không cứ gì Hàn tà hay Nhiệt tàhay Can khí phạm Vị thuộc Thực chứng, đểu do Vị khí bất hoà, khí lưuhành bị uất trệ gây nên
Nếu là hàn tà phạm Vị, hàn tích ở trong Vị khí gặp hàn thì ngưng trệkhông thông, không thông thì đau, có triệu chứng Vị quản đau dữ dội,hay ợ hơi, thích xoa bóp, gặp nóng thì đỡ đau, rêu lưỡi trắng, mạch
Trang 25Huyền Khẩn; điều trị nên ôn trung lý khí giảm đau, chọn dùng bài
Lương phụ hoàn (Lương phương tập dịch) gia giảm.
Nếu là nhiệt tà phạm Vị, nhiệt kết ở Vị phủ, Vị khí uất kết không thông,
có chứng đau Vị quản, khát nước muốn uống lạnh, miệng phá lở và hôi,đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng mạch Sác có lực; điều trị nên thanh vị tiết
nhiệt, chọn dùng bài Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận) gia
giảm
Nếu do Can khí phạm vị, Can uất làm cho Vị khí trệ, khí cơ ở trung tiêukhông thư sướng Vị mất hoà giáng, có triệu chứng Vị quản đau dữ dội,xiên suốt hai bên sườn, ợ hơi đắng miệng, chân tay lạnh, rêu lưỡimỏng, mạch Huyền, điều trị nén điều hoà Can Vị, vận chuyển trung tiêu
và lý khí, cho uống Tứ nghịch tán (Thương hàn luận) gia giảm.
- Lại như bệnh Hung thống, vị trí ngực ở phía trên, bên trong cóhai tạng Tâm Phế Nếu Phế khí không tuyên thông, đàm nhiệt nghẽn ởtrong làm cho khí trệ đau vùng ngực, có triệu chứng đau vùng ngực vàkhái suyễn, khạc ra đàm vàng dính mùi tanh, phiền muộn, rêu lưỡi vàngnhớt, mạch Huyền Hoạt Sác, điều trị theo phép khoan hung khai uất,
thanh nhiệt hoá đàm, cho uống bài Tiểu hãm hung thang, ( Thương hàn luận) hợp với bài Thiên kim hành thang ( Thiên kim yếu phương) gia
giảm
Nếu Tâm khí không tuyên thông, Hung dương bị tê nghẽn, trọc âm ứ lại
ở trong làm cho khí trệ đau vùng ngực, có chứng đau vùng ngực xiênsuốt sang lưng, ngực như bị chèn ép, hồi hộp không yên, thở gấp, rêulưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Tế, điều trị nên khai hung tuyên tý để hoá
đàm trọc, cho uống bài Quát lâu giới bạch bán hạ thang, (Kim quỹ yếu lược) hợp với bài Điên đảo mộc kim tán (Y tông kim dán) gia giảm.
- Lại như chứng Phúc thống là chỉ bộ phận dưới Hạ quản, khítrệ ở trong bụng, có liên quan tới khí cơ ở Vị Trường bất lợi, lâm sàng
có thể có chứng trạng do hàn, nhiệt và thực tà nghẽn trệ mà đau bụngthuộc Thực chứng Nếu hàn tà ngưng tự ở trong bụng thì thấy đaubụng kịch liệt, ưa ấm thích xoa bớp, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, tiểutiện trắng trong, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch Trầm Khẩn, điều trị theophép ôn tán hàn tà, hành khí giảm đau, dùng bài Lý Trung hoàn,
(Thương hàn luận) gia giảm Nếu là nhiệt kết ở trong bụng, có chứng
đau bụng chướng đầy, đại tiện bí kết, bụng rắn đầy mà cự án, miệngkhô tâm phiền, rêu lưỡi vàng xốp, mạch Trầm Thực có lực, chọn dùng
bài Đại thừa khí thang, (Thương hàn luận) gia giảm Nếu là thực trệ ở
Đại trường, có chứng bụng chướng đầy, ợ hơi sôi bụng, đại tiện lỏng
uế trọc mùi hôi, không thiết ăn uống, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Hoạt