tình huống urc 522 của điều 26
Trang 1Ngân hàng B nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P
từ ngân hàng chuyển
chứng từ A
Ngày 18/5/2006, ngân hàng B đòi tiền người nhập khẩu nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán Ngày 19/5/2006, ngân hàng B giữ bộ chứng từ và thông báo việc người nhập khẩu từ chối thanh toán cho ngân hàng A, đồng thời yêu cầu cho chỉ thị xử lý bộ chứng từ Ngày 20/5/2006, người nhập khẩu chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao bộ chứng từ Ngân hàng B
đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng
Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng B tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người xuất khẩu qua ngân hàng A thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng A Ngân hàng B đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng A Tuy nhiên, ngân hàng A không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng B.
Qua tình huống trên, hãy nhận xét cách xử lý nghiệp
vụ của Ngân hàng B và
ngân hàng A (dựa trên những quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong
URC 522).
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Các bên liên quan
Ngân hàng nhờ thu : Ngân hàng A (NH A)
Ngân hàng thu hộ : Ngân hàng B (NH B)
Công ty nhập khẩu
Công ty xuất khẩu
Diễn biến
Ngày 18/5/2006: NH B đòi tiền người nhập khẩu nhưng người nhập khẩu từ chối thanh toán.
Ngày 19/5/2006: NH B giữ bộ chứng từ và thông báo việc người nhập khẩu từ chối thanh toán cho NH A
và yêu cầu người xử lý chứng từ.
Trang 2Ngày 20/5/2006: Người mua chuyển tiền thanh toán tại NH B và yêu cầu giao bộ chứng từ NH B đã giao chứng từ cho người nhập khẩu đi nhận hàng.
Ngày 21/5/2006: Khi NH B lập lệnh chuyển tiền cho người bán qua NH A thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của NH A.
NH B đã giải trình toàn bộ sự việc với phía NH A, nhưng NH A không chấp nhận và đe doạ sẽ kiện NH B.
Trong tình huống này:
Cách xử lí nghiệp vụ của ngân hàng B là sai.
Theo mục c.3, Điều 26 khoản G Quy tắc thống nhất nhờ thu URC 522, quy định thông báo việc không thanh toán hay/và không chấp nhận thanh toán:
Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lí do của việc này không thanh toán khác và/hoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu.
Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán và/hoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu.
Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và/ hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến, ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
Trong tình huống này, sau khi phía nhập khẩu từ chối thanh toán ngày 18/05, ngân hàng B đã gửi thông báo đến ngân hàng A và đề nghị cho chỉ thị xử lý bộ chứng từ vào ngày 19/05 Cách xử lý nghiệp vụ lúc này đúng với quy định về trách nhiệm của ngân hàng thu hộ Tuy nhiên trước khi nhận được phản hồi
và chỉ thị từ phía ngân hàng A, vào ngày 20/05, chỉ sau 1 ngày sau khi thông báo, ngân hàng B đã nhận tiền của người nhập khẩu và tự ý chuyển chứng từ cho bên nhập khẩu khi bên này đổi ý chấp nhận trả tiền Hành động này của ngân hàng B là vi phạm mục c.3, Điều 26 khoản G quy tắc thống nhất nhờ thu URC 522.
Do đó, ngân hàng A hoàn toàn có quyền kiện ngân hàng B ra tòa, trên cơ sở ngân hàng B đã tự ý chấp nhận việc thanh toán của công ty nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu này không chịu thanh toán.
= > Như vậy, trong tình huống này, ngân hàng B, sau khi thông báo cho ngân hàng A về việc không chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu, phải chờ quyết định của ngân hàng A về bộ chứng từ sẽ được xử lý thế nào, chứ không được tự ý chấp nhận yêu cầu thanh toán từ phía nhà nhập khẩu.