1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn thị xoa 1324010347 phân tích tình hình tài chính của cty cp cơ khí 4 và xây dựng thang long

142 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của Cty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long
Tác giả Nguyễn Thị Xoa
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Kinh tế & QTKD
Thể loại Graduation Project
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 2,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH (5)
    • 1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (6)
      • 1.1.1 Tình hình chung của Công ty (6)
    • 1.2 Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu (8)
      • 1.2.1 Điều kiện địa lý (8)
      • 1.2.2 Điều kiện về lao động, dân số (10)
      • 1.2.3 Điều kiện kinh tế (10)
    • 1.3 Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp (11)
    • 1.4 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty (12)
      • 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (12)
      • 1.4.2 Sơ đồ quản lí sản xuất ở phân xưởng (16)
      • 1.4.3 Chế độ làm việc của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (16)
      • 1.4.4 Tổ chức lao động (17)
    • 1.5 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long trong thời gian tới (19)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH (22)
    • 2.1 Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (24)
    • 2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty (26)
      • 2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất của Công ty (27)
      • 2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty (35)
    • 2.3 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (38)
      • 2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (38)
      • 2.3.2 Phân tích kết cấu tài sản cố định (40)
      • 2.3.3 Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ (41)
      • 2.3.4 Phân tích mức độ hao mòn tài sản cố định (42)
    • 2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương tại công ty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (44)
      • 2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động trong công ty (44)
      • 2.4.3 Phân tích năng suất lao động và tiền lương (0)
    • 2.5 Phân tích chi phí kinh doanh của Công ty Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (51)
      • 2.5.1 Phân tích giá thành theo yếu tố chi phí (51)
      • 2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành (52)
      • 2.5.3 Phân tích mức lãng phí hay tiết kiệm giá thành Công ty Cơ khí 4 và Xây dựng thăng long (53)
    • 2.6 Tình hình tài chính của doanh nghiệp (54)
      • 2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty cơ khí 4 và xây dựng thăng long (0)
      • 2.6.2 Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh (64)
      • 2.6.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long (70)

Nội dung

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

1.1.1 Tình hình chung của Công ty

- Tên công ty : Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

- Trụ sở chính : Xã Hải Bối – Huyện Đông Anh – TP Hà Nội

- Văn phòng giao dịch : Số 2A – Phạm Tuấn Tài - Xã Cổ Nhuế - Huyện Từ Liêm-TP Hà Nội

- Vốn điều lệ đăng ký : 30.000.000.000 đồng

- Ngành nghề kinh doanh của công ty : Chế tạo kết cấu thép và dầm cầu thép, lắp đặt quản lý hệ thống điện 35kv, sản xuất các sản phẩm công nghiệp khác.

+ Chế tạo dầm thép, kết cấu thép phục vụ ngành GTVT, công nghiệp, dân dụng, bưu điện, truyền hình.

+ Sản xuất lắp đặt các thiết bị nâng hạ, các loại cầu trục chạy trên ray, sản xuất và sửa chữa các loại thiết bị thi công công trình như trạm trộn bê tong.

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long có tiền thân là trạm cơ điện bờ bắc Thăng Long, được thành lập ngày 26/08/1974 theo quyết định số 892/QĐTCCB ngày 21/03/1995 của Bộ Giao thông vận tải.

Năm 1974, để chuẩn bị cho việc xây dựng cầu Thăng Long, cây cầu có quy mô lớn và hiện đại nhất lúc bấy giờ, trạm cơ điện bờ bắc Thăng Long được thành lập Sau đó, được bổ sung thêm bộ phận cơ khí và đổi tên thành Xí nghiệp thi công cơ giới 4, chuyên đảm nhận việc sửa chữa quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, xe vận chuyển và

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khoa Kinh tế & QTKD các trạm điện từ giữa sông đến bờ bắc của công trình cầu Thăng Long Trong quá trình xây dựng, cùng với việc cung cấp các sản phẩm chủ yếu như đà giáo phục vụ thi công, mặt bích cọc bê tông, vong nút neo cho dầm cầu, gối cầu, ván khuôn,… xí nghiệp đã đóng góp nhiều giải pháp kĩ thuật hiệu quả, đáng kể là chế tạo tại chỗ giếng chìm chở nối hàng trăm tấn nên đã tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển cho công trình.

Năm 1984, với tên gọi mới là Nhà máy Cơ khí 4, đơn vị chuyển sang chế tạo dầm cầu thép dàn cứng phục vụ thi công cầu Chương Dương, sau đó là cầu Bến Thuỷ, Phong Châu, Triều Dương,…

Từ những kinh nghiệm đúc rút được, năm 1986, đơn vị đã tập trung nghiên cứu tìm ra những công nghệ mới và tạo ra được những sản phẩm mũi nhọn đặc thù như chế tạo nhịp dầm thép hàn lắp bằng bu lông có cường độ cao, mỗi nhịp dài 50cm, cao 9m dùng trong lắp dựng cầu đường sắt thay thế nhập ngoại, do vậy đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng tỷ đồng Không những thế đơn vị còn mở hướng chế tạo các sản phẩm của ngành cầu thép như dầm đặc có bụng cao, bản trục hướng mở, hướng mặt liền, thanh dầm mặt hàn kín.

Năm 1989, theo quyết định số 285/QĐTCCB của Bộ Giao thông vận tải ngày 05/04/1989, Nhà máy Cơ khí 4 được đổi tên thành Nhà máy cơ khí và kết cấu thép Thăng Long.

Năm 1993, để phù hợp với sự thay đổi của ngành nghề kinh doanh nói riêng và xu hướng phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế thị trường nói chung, công ty đã đổi tên thành Công ty Cơ khí và Xây dựng Thăng Long theo quyết định số 499/QĐTCCB của Bộ Giao thông vận tải ngày 27/03/1993 Cùng với đó Công ty đã đi vào kinh doanh một lĩnh vực mới, đó là lĩnh vực xây dựng Đặc biệt trong năm 1997, công ty đã tiếp nhận nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành cho các nước đang phát triển với mức lãi suất ưu đãi và thời gian hoàn trả vốn vay dài Công ty đã dùng nguồn vốn ODA này để đầu tư mới một dây chuyền sản xuất kết cấu thép có kích cỡ và khẩu độ lớn của Cộng hoà Pháp trị giá khoảng 69 tỷ đồng với sản lượng 6000 tấn/năm Có thể nói đây là một trong những dây chuyền sản xuất kết cấu thép thuộc loại hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay Từ đây đã mở ra một hướng phát triển mới cho công ty

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khoa Kinh tế & QTKD trong lĩnh vực chế tạo các sản phẩm kết cấu thép Hiện nay công ty có thể đảm đương được những công trình phức tạp, đòi hỏi yếu tố kĩ thuật cao.

Năm 2007 hoà nhịp cùng xu hướng phát triển chung của đất nước, công ty chuyển đổi cơ cấu theo quyết định số 1536/QĐ-BGTVT ngày 05 tháng 05 năm 2007 của Bộ giao thông vận tải về viêc chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Cơ khí và Xây dựng Thăng Long có số đăng kí kinh doanh 112362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Hà Nội cấp ngày 7 tháng 5 năm 2014 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần từ ngày 06 tháng 06 năm 2007 với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu số 0103017795 ngày 06 thánh 06 năm 2007 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp Khi chuyển đổi loại hình, nhà nước sở hữu 41% vốn điều lệ của Công ty nhưng đến năm 2009 vốn góp của nhà nước ở công ty chỉ còn 21%.

Lĩnh vực chính là kết cầu thép và xây dựng đã đưa công ty chiếm một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế Bởi nền kinh tế muốn phát triển tốt thì giao thông và thông tin liên lạc luôn phải đi trước một bước nên ngành xây dựng cầu đường và trạm phát sóng cho các công ty viễn thông của công ty luôn phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng Có hiểu rõ điều này mới thấy được tầm quan trọng cũng như vị trí của công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Do có nhiều thành tích trong sản xuất và kinh doanh nên trong những năm qua công ty đã được nhà nước tặng nhiều huân, huy chương:

- Huân chương Lao động hạng Ba

- Huân chương Lao động hạng Nhì

- Huân chương Lao động hạng Nhất

- Huy chương sản phẩm chất lượng cao và nhiều danh hiều cao quý khác

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

- Vị trí địa lý: Công ty nằm trên địa bàn huyện Đông Anh- thành phố Hà Nội Đông Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9 ha (182,14km2) Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được chính phủ và thành

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khoa Kinh tế & QTKD phố phê duyệt, là đầu mối quan trọng nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc Đông Anh có ranh giới tự nhiên với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sông, đó là sông Hồng, sông Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với khu vực nội thành và sông Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đông Anh với huyện Sóc Sơn Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đông Anh được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội

+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội

+ Phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội

+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội Đông Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội, đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng Hòa -Khí hậu: Đông Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khí hậu của miền Bắc nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ sau lạnh nhưng độ ẩm cao do mưa phùn, giữa hai mùa có tính chất tương phản trên là các giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đông

Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu như không có mưa Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mưa phùn, khí hậu ẩm ướt

Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, mức độ dao động về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-87%

Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đông nam vào mùa nóng (từ khoảng tháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3), tốc độ gió 5m/s Các đợt gió mùa đông bắc tạo nên thời tiết lạnh buốt về mùa đông.

=> Thuận lợi: Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khoa Kinh tế & QTKD trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc Sự thuận lợi về giao thông sẽ là tiền đề cho sự phát triển của Công ty.

=> Khó khăn: Khí hậu của huyện Đông Anh là khi hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều, nắng nóng gây khó khăn cho việc sản xuất của Công ty, Do công trường sản xuất cơ khí của Công ty một phần nằm ngoài trời Ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và năng suất lao động trong những ngày thời tiết khắc nghiệt.

1.2.2 Điều kiện về lao động, dân số

Về Dân số : Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2016 khoảng 35,05 vạn người, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội Mật độ dân số năm 2016 là 1,924 người/1.000m2 (1.924 người/km2) Đông Anh là huyện có dân số lớn thứ hai trong các huyện ngoại thành (sau huyện Từ Liêm) và có số dân đứng thứ ba trong các quận/huyện của Hà Nội (sau huyện Từ Liêm và quận Đống Đa).Có thể nói, quy mô dân số lớn kể trên là một nguồn lực đáng kể trong quá trình phát triển của huyện Đông Anh.

Về số lượng dân số : Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ Điều này được lý giải bởi mức tăng dân số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những người chưa đến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số Nguồn lao động đông đảo chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh những năm tới đây.Về cơ bản, Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua.

Về cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá.

Hà Nội có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh là điều kiện tốt cho giao dịch, buôn bán, kí kết các hợp đồng với khách hàng của công ty Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với đặc điểm chủ yếu là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, sự phát triển kinh tế của các vùng ở nước ta có sự phát triển đa dạng.

Miền Bắc là vùng kinh tế thu hút 2/3 số lao động sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây các vành đai xanh đã phát triển ở xung quanh các thành phố lớn và đặc biệt dân cư tập trung chủ yếu ở thủ đô Hà Nội Về công nghiệp sản phẩm tiêu dựng chiếm ẵ tổng giỏ trị sản phẩm, ngành cơ khớ, điện tử phỏt triển, trỡnh độ dõn trớ và thu nhập của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Thông tin liên lạc: Công ty sử dụng mạng điện thoại cố định và di động của Việt Nam, ngoài ra Công ty sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh liên lạc thông qua mạng thông tin liên lạc của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Thông tin liên lạc đảm bảo suốt 24/24h.

Giao thông vận tải : Đây là nơi rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty Tại đấy có các đường quốc lộ rất thuận tiện cho việc đi lại của các xe có vận tải có phân khối lớn, thêm vào đó Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước đã tạo đà cho việc giao dịch và ký kết các hợp đồng.

Kết luận: Với vị trí chiến lược trên và tiềm năng to lớn, Đông Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại, du lịch, thể thao lớn của Thủ đô Hà Nội Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội.

Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

Cốt thép,ống cốt thép,vòng neo Đổ bê tông Bảo dưỡng bêdầm KCStông

Hỗn hợp vữa bê tông

Xi măng,cát,đá, epoxy phụ gia

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Hình 1-1: Quy trình sản xuất dầm cầu bê tông dự ứng lực

Nguồn: Phòng kĩ thuật- công nghệ

Nội dung cơ bản của quy trình công nghệ

+Bước 1: Thép cường độ cao được nhập về để làm cốt thép cũng như chế tạo ống cốt thép và vòng neo (vòng neo cũng có thể đặt mua trực tiếp)

+Bước 2: Sau khi cốt thép được chế tạo được căng kéo cho chắc chắn bởi các vòng neo để chuẩn bị cho quá trình đổ bê tông

+Bước 3: Hỗn hợp xi măng ,cát ,đá và phụ gia được sử dụng để đổ bê tông dầm kết hợp với cốt thép đã căng kéo

+Bước 4: Sau khi đổ bê tông cần tưới nước để bảo dưỡng đồng thời bơm vữa bịt kín lỗ luồn dây thép và đổ bê tông bịt đầu dầm

+Bước 5: Sau quá trình đông kết bê tông bộ phần kiểm tra chất lượng sẽ đánh giá lại lần cuối về các chỉ số tiêu chuẩn của bê tông và nghiệm thu nếu đạt yêu cầu

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Trường Đại học Mỏ - Địa chất Khoa Kinh tế & QTKD

Hình 1-2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

PTGĐ phụ trách thị trường

PTGĐ phụ trách kinh tế

PTGĐ phụ trách KTCN-SX khối xây lắp

PTGĐ phụ trách KTCN-SX khối CN

Phòng kinh tế kế hoạch

Phòng kĩ thuật công nghệ

Phòng tài chính kế toán

Phòng vật tư thiết bị

Phòng tổ chức hành chính

Phòng quản lý chất lượng Ban điều hành các dự án

Phòng phát triển thị trường

Xây lắp công trình -Chi nhánh công ty tại TP.HCM -Xí nghiệp xây dựng công trình 4 -Xí nghiệp xây dựng công trình 5

- Xí nghiệp cơ giới và xây dựng số 6

- Nhà máy cơ khí 4.1 Thăng Long

- Nhà máy cơ khí 4.2 Thăng Long

- Nhà máy cơ khí 4.3 Thăng Long

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

A Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty

 Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.

 Hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyề lợi của công ty như chiến lược phát triển, phương án đầu tư kinh doanh cũng như việc sắp xếp nhân sự Hội đồng quản trị có trách nhiệm trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị công ty gồm có 5 thành viên trong đó bầu ra 1 người làm chủ tịch hội đồng quản trị để đứng ra điều hành chung, nhiệm kì mỗi thành viên không vượt quá 5 năm.

 Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra , có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của đơn vị, có mối liên hệ tham vấn thường xuyên với hội đồng quản trị và thẩm định các báo cáo tài chính trước khi tiến trình lên cấp trên Ban kiểm soạt công ty gồm 3 thành viên Mỗi thành viên nhiệm kì không quá 5 năm.

 Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được thông qua và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

 Các phó tổng giám đốc: Gồm 1 phó Tổng giám đốc phụ trách thị trường, 1 PTGĐ phụ trách kinh tế , 1 PTGĐ kĩ thật công nghệ và sản xuất khối xây lắp, 1 PTGĐ phụ trách kĩ thuật công nghệ sản xuất khối công nghệ Các phó tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám Đốc đôn đốc kiểm tra kế hoạch, tiến độ sản xuất, chất lượng công trình và công việc từ các phòng ban.

 Các phòng ban : gồm phòng kinh tế kế hoạch, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng tài chính kế toán phòng vật tư thiết bị, phòng tổ chưc hành chính, phòng quản lý chất lượng, phòng phát triển thị trường, ban điều hành các dự án Mỗi phòng ban đều có những chức năng nhiệm vụ khác nhau giúp cho hoạt động phát triển của công ty.

B Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

 Phòng kinh tế kế hoạch: Là phòng có nhiệm vụ kinh tế quan trọng trong việc quan hệ với khách hàng xây dựng kế hoạch sản xuất lập hồ sơ dự thầu các dự án thi công công trình, tham gia đấu thầu, giấm sát việc thực hiện tiến độ sản xuất ở các phân xưởng, lập quyết toán tiến dộ vớ các đơn vị khác trong và ngoài công ty, theo dõi tình hình công nợ, để có kế hoạch thu hồi nợ.

 Phòng kỹ thuật công nghệ: Là phòng có nhiệm vụ bóc tách các bản vẽ để triển khai sản xuất, lập những phương án thi công công trình, quản lý máy móc thiết bị, xây dựng định mức vật tư và tiêu hao vật tư đối vớ từng công trình, từng sản phẩm, thiết kế chỉ đạo thi công các công trình trong phạm vi cho phép.

 Phòng tài chính-kế toán: Có nhiệm vụ cập nhật, xử lý và tổng hợp các thông tin tài chính từ đó ghi chép kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính lên cấp trên, quản lý chung về mức tiêu hao vật liệu hạch toán các khoản chi phí theo sản phẩm, quản lý vốn và thu hồi cong nợ, tính trả lương cho cán bộ công nhân viên, mở sổ sách theo dõi sản phẩm vật tư trong kho và theo dõi công tác kiểm kê hàng năm.

 Phòng thiết bị - vật tư: cáo nhiệm vụ mua bán các loại vật tư, máy móc thiết bị kịp thời đầy đủ và đạt tiêu chuẩn chất lượng đẻ phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cung ứng, quản lý vật tư, quản lý kho cũng như đảm bảo cho toàn bộ các thiết bị máy móc trong toàn công ty hoạt động bình thường.

 Phòng tổ chức hành chính : là phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc trong các lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý nhân lực và lập kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân, thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo xuất hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, quản lý điều hành công tác văn thư, đánh máy, lưu trữ tài liệu hành chính quản trị và giải quyết các việc liên quan khác với chính quyền sở tại khi được yêu cầu.

 Phòng Quản lý chất lượng: là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng trong các lĩnh vực công tác nghiệm thu công trình, sản phẩm; kiểm tra, giám sát sự tuân

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Khoa Kinh tế & QTKD thủ các quy định, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, quy cách, quy định đối với mọi sản phẩm.

1.4.2 Sơ đồ quản lí sản xuất ở phân xưởng

Hình 1-3: Sơ đồ quản lý phân xưởng

Qua sơ đồ quản lý tại phân xưởng ta thấy Công ty tổ chức bộ máy nhân viên đơn giản, dễ hiểu, dễ quản lí.

1.4.3 Chế độ làm việc của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

- Cán bộ công nhân viên làm việc tại các phòng ban trực thuộc công ty đều phải chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động, làm việc đủ 8h trong một ngày và 48h trong một tuần.

- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: làm việc theo ca, hai ca một ngày mỗi ca

8 tiếng Ca 1 từ 7h - 15h, ca 2 từ 15h - 23h, và lịch sản xuất được bố trí theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần.

Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Tổ trưởng 3

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

+ Người lao động làm việc 8h liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ tính vào giờ làm việc Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12h trước khi chuyển sang ca khác.

+ Các ngày lễ tết được nghỉ theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao Động. + Người lao động, các nhân viên nữ được nghỉ trước và sau khi sinh đẻ cộng lại là từ 4 - 5 tháng.

Phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long trong thời gian tới

Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long với các nguồn lực, lợi thế, cơ hội thị trường hiện có, lãnh đạo Công ty đưa ra các mục tiêu như sau :

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một Công ty mạnh trong lĩnh vực xây dựng.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững.

Chiến lược phát triển các nguồn lực.

Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại; nâng cao năng lực quản trị đạt tầm chuyên nghiệp và đẳng cấp; đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào đầu tư, sản xuất kinh doanh; tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm năng trong nước và ngoài nước… để tận dụng các cơ hội kinh doanh; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Năm 2016 là một năm nền kinh tế có nhiều biến động, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một số yếu tố khách quan do môi trường kinh doanh bên ngoài tác động và một số yếu tố chủ quan thuộc về tiềm lực có sẵn của công ty Qua việc phân tích tình hình và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long, nhận thấy công ty có những thuận lợi, khó khăn sau:

- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quan trọng liên hệ mật thiết với đời sống chính trị, kinh tế xã hội vì vậy luôn có cơ hội phát triển hơn so với một số ngành nghề có tính chất đặc thù khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế.

- Công ty có trụ sở đặt tại thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế của đất nước, thuận lợi cho đấu thầu, sản xuất, dân cư đông đúc và có dân trí cao nên rất thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động.

- Máy móc thiết bị của công ty đa dạng, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, giảm sức người, đảm bảo hơn cho chất lượng của các công trình.

- Đội ngũ lao động năng động và nhiệt huyết, có cơ hội tiếp xúc và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật Ban lãnh đạo Công ty tận tụy, bản lĩnh và trách nhiệm cao đối.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và đối thủ cạnh tranh tương đối mạnh

, trong khi đó thị trường xây dựng năm qua chậm phát triển lại càng làm cho việc xây dựng của công ty càng trở nên khó khăn hơn.

- Trong năm 2016 vừa qua Công Ty có lục đục trong nội bộ làm năng suất và doanh thu có phần giảm sút.

Từ thuận lợi và khó khăn trên, cán bộ công nhân viên công ty thấy rằng muốn đứng vững và phát triển cần phải tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, sắp xếp bộ máy, đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực các cán bộ quản lý Hoàn thiện công tác lập định mức, quản lý giảm sát trong sản xuất Đầu tư có hiệu quả giữ vững và tích cực mở rộng thị trường, giảm chi phí sản xuất, quản lý, thực hành tiết kiệm, phòng và chống lãng phí tiêu cực đảm bảo an toàn trong lao động nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho người lao động Hơn nữa, còn phải củng cố tài chính cho công ty để công ty phát triển mạnh mẽ và ổn định hơn trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long năm 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh

TH2016/KH2016 So sánh TH2016/TH2015

1 Tổng giá trị sản xuất Đồng 393.004.382.000 288.700.000.000 315.436.896.278 26.736.896.278 109,26 -77.567.485.722 80,26

3 Tổng tài sản bình quân Đồng 378.594.793.081 - 338.564.204.419 - - -40.030.588.662 89,43

4 Tổng số lao động Người 244 230 227 -3 98,7 -17 93,03

Lao động trực tiếp sản xuất Người 167 167 165 -2 98,8 -2 98,8

6 Tiền lương bình quân Đồng/ng-T 7.689.000 8.000.000 7.870.000 -130.000 98,38 181.000 102,35

7 Tổng lợi nhuận trước thuế Đồng 6.679.305.935 7.325.600.000 7.510.680.178 185.080.178 102,53 831.374.243 112,45

8 Các khoản phải nộp NSNN Đồng 1.608.896.948 1.325.600.000 1.382.175.636 56.575.636 104,27 -226.721.312 85,91

9 Lợi nhuận sau thuế Đồng 5.070.408.987 6.000.000.000 6.128.504.542 128.504.542 102,14 1.058.095.555 120,87

Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 có biến động cụ thể như sau:

Tổng giá trị sản lượng sản xuất năm 2016 là 315.436.896.278 đồng giảm so với năm 2015 là 77.567.485.722 đồng tương đương với 19,74% Và tăng so với kế hoạch là 26.736.896.278 đồng tương đương 9,26% Giá trị sản lượng giảm là do trong năm vừa qua Công ty cũng có phần sơ suất trong việc kí hợp đồng một số các đơn hàng, Một phần là do Công ty đang trong tiến trình lên Công ty mẹ nên chưa định hướng xong hướng phát triển cho các công ty con nên chưa đạt được giá trị sản lượng tối đa, trong một vài năm tới Công ty sẽ có hướng điều chỉnh cho phù hợp để đạt được mức giá trị sản lượng tốt nhất Đi đôi với tổng giá trị sản lượng là tổng doanh thu của năm

2016 cũng giảm 107.517.256.914 đồng tương đương với 28,27% so với năm trước. Năm thực hiện của 2016 tăng so với kế hoạch mà công ty đã đề ra là 36.447.533.469 đồng tương đương với 11,42% Doanh thu giảm do tổng giá trị sản lượng sản xuất cũng giảm nên kéo theo doanh thu của công ty cũng giảm theo.

Tổng tài sản của công ty năm 2016 so với năm 2015 giảm xuống từ 378.594.793.081 đồng xuống còn 338.564.204.41 đồng tương đương giảm 10,57% nghĩa là giảm 40.030.588.662 đồng

Tiếp đến là nguồn nhân lực của công ty, năm 2016 có một chút biến động nhỏ về nhân sự là tổng số lao động của công ty giảm từ 244 người xuống 227 người từ năm

2015 sang năm 2016 Đây là điều mà công ty không mong muốn nhưng do điều kiện nên đã có số ít lao động trong công ty giảm đi Việc điều chỉnh nhân sự của công ty là do tình hình sản xuất và xây dựng các công trình có xu hướng giảm.Việc điều chỉnh giảm về nhân sự của công ty dẫn đến tổng quỹ lương của công ty cũng giảm từ 62.810.275.543 đồng xuống còn 43.816.275.198 đồng tức công ty đã giảm quỹ lương xuống khá nhiều khá nhiều, xấp xỉ 30% Việc điều chỉnh giảm mạnh này là do năm

2016 việc sản xuất và xây dựng của Công ty đều giảm đáng kể Vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực giảm đi nên Công ty đã giảm bớt một số nhân công dư thừa.

Tổng quỹ lương của công ty giảm xuống nhưng tiền lương bình quân của công nhân vẫn giữ ở mức thu nhập khá khoảng 7.500.000 đồng/ng-T đến 8.000.000 đồng/ng-T như vậy công ty đã phần nào đạt được kế hoạch đề ra cho năm 2016 này, đó là đòn bẩy khá chắc chắn làm cho lao động trong toàn công ty phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Mặc dù điều kiện của công ty giảm sút nhưng tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty tăng lên, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng 12,45% so với năm 2015, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch năm 2016 đã đề ra là tăng 2,53% Và lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng thêm 20,87% so với năm trước Điều này cho thấy công ty làm ăn có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch Tuy một số chỉ tiêu kinh tế giảm và gặp những khó khăn nhất định nhưng bằng sự nhạy bén về thị trường cũng như có đội ngũ công nhân cán bộ có trình độ và kinh nghiệm đã giải quyết được vấn đề và giúp công ty vượt qua khó khăn và hoàn thành các kế hoạch đặt ra của công ty.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty

Đối bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kết quả sản xuất kinh doanh đều rất quan trọng Kết quả sản xuất không chỉ phản ánh rõ tình hình hoạt động sản xuất của Công ty mà còn là cơ sở quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Doanh nghiệp Số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá trị của các sản phẩm đó là những thông số cho thấy rõ kết quả sản xuất của Doanh Nghiệp

Công ty Cổ Phần Cơ Khí 4 và xây dựng Thăng long là một Công ty vừa hoạt động sản xuất kinh doanh vừa xây dựng thì hoạt động sản xuất là yếu tố cực kì quan trọng, Công ty Cổ Phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng long tự sản xuất các sản phẩm phục vụ cho quá trình xây dựng của mình, Và phục vụ sản xuất theo các đơn đặt hàng đặt sẵn của các khách hàng khác.Vì vậy quá trình sản xuất và tiêu thụ của Công ty gắn liền với nhau một cách chặt chẽ, Có sản xuất mới có tiêu thụ và ngược lại Công ty thực hiện theo đơn đặt hàng nên không có hàng tồn kho, không bị dư thừa sản phẩm mà nhiệm vụ chủ yếu là thu hút các khách hàng đã, đang và sẽ là tiềm năng khách hàng của Công Ty Dưới đây tác giả xin phân tích cụ thể tình hình sản xuất của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất của Công ty

2.2.1.1 Phân tích tình hình sản xuất theo giá trị

Bảng phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh TH

1 Giá trị sản lượng Đồng 393.004.382.000 288.700.000.000 315.436.896.278 26.736.896.278 109,26 -77.567.485.722 80,26

5 Giá trị gia tăng Đồng 4.460.712.177 - 3.909.222.000 - - -720.064.730 87,64

Qua các chỉ tiêu giá trị trên bảng 2-2 ta nhận thấy tình hình sản xuất của Công ty năm vừa qua có sự suy giảm về mọi mặt Cụ thể : giá trị sản lượng và doanh thu của Công ty đều có sự suy giảm rất nhiều so với năm 2015 lần lượt giảm 77.567.485.722 đồng và giảm 107.517.256.914 đồng Điều này thể hiện được rõ ràng sự giảm sút về các đơn đặt hàng sản xuất Cơ khí cũng như các công trình xây dựng của Công ty năm vừa qua kém hơn nhưng Công ty vẫn hoàn thành được kế hoạch đã đặt ra của mình trong năm 2016 Công ty vẫn làm tròn trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước đầy đủ và theo đúng quy định, năm 2016 các khoản nộp ngân sách nhà nước của Công ty giảm còn 91,48% so với năm trước, ta thấy điều này vô cùng dễ hiểu vì doanh thu năm

2016 của Công ty giảm khá nhiều Nhìn chung ta thấy trong năm vừa qua các chỉ tiêu thể hiện giá trị của Công ty đều có xu hướng giảm rõ rệt, Công ty cần có những đình hướng phát triển lại các xí nghiệp và các Công ty con của mình để đạt được sản lượng sản xuất cao nhất.

2.2.1.2 Phân tích tình hình sản xuất theo loại mặt hàng của Công ty

Bảng phân tích tình hình sản xuất theo loại mặt hàng của Công ty ĐVT:Đồng Bảng 2-3

Hạng mục công việc Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (VNĐ) Tỉ trọng

Cơ khí thủy công 1.122.503.200 3.860.111.000 2.737.607.800 343,88 KCT n/m điện, xi măng 19.317.442.170 1.047.293.615 -18.270.148.555 5,42

TB cổng trục 20.839.443.000 19.644.346.000 -1.195.097.000 94,27 Dầm thép 7.105.671.000 78.004.493.500 70.898.822.500 1.097,78

Bảng phân tích tình hình sản xuất theo loại mặt hàng của từng xí nghiệp trong Công ty năm 2016 ĐVT:Đồng Bảng 2-4

Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 4

TB cổng trục 1.681.655.000 2,07 533.868.000 0,73 9.828.584.000 16,03 7.600.239.000 7,56 Dầm thép 34.215.576.500 42,16 6.177.680.500 8,44 2.328.507.000 3,80 35.282.729.500 35,07 KCT khác 42.528.777.000 52,41 63.876.427.450 87,27 33.095.588.000 53,97 48.275.963.913 47,99

Bảng phân tích tình hình sản xuất theo loại mặt hàng của từng xí nghiệp trong Công ty năm 2015 ĐVT:Đồng Bảng 2-5

Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3 Xí nghiệp 4

Qua hai bảng tình hình sản xuất theo các đơn đặt hàng của 4 xí nghiệp tại Công ty cổ Phần Cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long ta thấy:

- Về Viễn thông năm 2016 giảm 17.053.820.600 đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 39,67%, là lĩnh vực thứ hai trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Về cơ khí thủy công : năm 2016 tình hình sản xuất của Công ty tăng

2.737.607.800 đồng tăng gấp nhiều lần so với năm 2015 do năm 2015 các công trình thủy điện Zahưng và thủy điện Sơn La mới bắt đầu hoạt động xây dựng cơ bản cho đến năm 2016 các công trình này bắt đầu đi vào xây dựng sâu hơn nên khối lượng công việc tăng lên nhiều đồng nghĩa với việc giá trị sản lượng sản xuất ra cũng tăng một cách rõ rêt.

- Về kết cấu thép công trình điện, xi măng : Năm 2016 công ty giảm 1 cách trầm trọng so với năm 2015 giảm 18.270.148.555 đồng tương ứng giảm 94,58% do những công trình xây dựng thuộc lĩnh vực này năm 2015 gần như đã hoàn thành chỉ còn lại một phần rất nhỏ ở năm 2016 ví dụ như công trình thủy điện Xekaman3 giảm từ 250 triệu còn 137 triệu, Công trình Sông Thao và viện NCCK giảm từ 8 tỉ còn khoảng 200 triệu, Vì vậy giá trị sản lượng cũng giảm một cách trầm trọng.

- Về dầm thép : năm 2016 Công ty tăng từ 7.105.671.000 đồng lên

78.004.493.500 đồng, Việc tăng lên đột ngột này cụ thể là Công trình cầu Phả Lại tăng lên gần 20 tỉ so với năm 2015 và cầu Tân An tăng từ 60 triệu đồng lên gần 4 tỉ đồng vvv

- KCT khác: Năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 giảm tới 37,48% do năm

2016 Công ty khủng hoảng về việc kí hợp đồng các đơn hàng, các đơn hàng về chế tạo các dầm cầu bằng thép giảm 1 cách rõ rệt nên Công ty không đạt được sản lượng sản xuất như năm 2015

- Về tình hình sản xuất tại các xí nghiệp ta thấy xí nghiệp 4 là xí nghiệp đứng đầu về sản lượng trong cả 2 năm Việc sản xuất chế tạo khe co giãn, chế tạo ống áp lực luôn là hoạt động đi đầu trong việc sản xuất của Công ty, Tiếp đó là hoạt động viễn thông với việc phun sơn, cột, chế tạo cột dây co là hoạt động sản xuất cũng khá quan trọng và chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng giá trị sản lượng sản xuất, Còn lại những hoạt động khác cũng là những hoạt động Công ty đang không ngừng nâng cao và là tiềm năng để Công ty phát triển về những hoạt động đó trong những năm tiếp theo.

2.2.1.3 Phân tích tình hình sản xuất theo đơn đặt hàng của Công ty

Trong năm 2016 Công ty có phần giảm sút các công trình so với năm 2015 nhưng

Công ty đã hoàn thành xuất sắc và đúng hạn một số công trình lớn có giá trị cao, việc này đã làm cho doanh thu của công ty lên cũng như uy tín của Công ty tăng lên Và trong năm này Công ty cũng đã kí kết được nhều hợp đồng đắt giá và đang trong thời kì triển khai thi công nên các công trình đó vẫn còn dở dang Đặc biệt có gói thầu của khu quản lý giao thông đô thị số 2 và tổng công ty xây dựng Thăng Long là có giá trị cao nhất, công ty trú trọng rất nhiều vào những công trình này vì đây là cơ hội để công ty phát triển và thành công, khẳng định được vai trò cũng như năng lực của công ty trên thị trường hiện nay.Công trình lớn nhất năm vừa qua là công trình đúc khối phủ loại 2-gói 10A đê chắn song phía nam lên tới 177.900.000.000 đồng , đây là một công trình khá lớn và chiếm khá nhiều thời gian của Công ty Ngoài ra Công ty còn chế tạo và lắp đặt các khe co giãn cầu Ninh Chứ, thi công cầu vượt, cầu Chánh Hòa- Quảng Bình Các công trình này sử dụng các khe co giãn và các loại kết cấu thép trực tiếp ở bộ phận sản xuất cơ khí của Công ty nên cũng đảm bảo được chất lượng và giảm được chi phí không phải đi mua bên ngoài để lắp đặt Vậy nên tình hình xây dựng được các công trình cũng đóng góp một phần khá lớn vào giá trị sản lượng sản xuất của Công ty.

Bảng danh sách công trình đã hoàn thành vào năm 2016

STT Tên công trình Tên cơ quan kí hợp đồng

Năm hoàn thành Giá trị hợp đồng

2 Cung cấp, lắp khe co giãn gói PK2-QL3

Ban điều hành gói thầu PK2 8/2016 12/2016 14.400.000.000

Thi công cầu vượt đường sắt nút giao thông Vinh - Nghệ

Tổng công ty xây dựng Thăng Long 1/2015 10/2016 62.000.000.000

Ban quản lý dự án khu vực chuyên ngành GTVT

- Gói 10A đê chắn sóng phía nam

Tổng công ty xây dựng Thăng Long 5/2015 12/2016 177.900.000.000

2.2.1.4 Phân tích tình hình sản xuất theo thời gian củ a Công ty

Bảng tình hình sản xuất của Công ty theo thời gian

Tháng Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015

Tình hình sản xuất của công ty năm 2015 là khá chênh lệch, Công ty sản xuất mạnh ở những tháng đầu năm và cuối năm cụ thể là tháng 1 giá trị sản lượng sản xuất đạt 77.998.648.832 đồng, tháng 3 là 79.062.592.770 đồng và giảm dần vào các tháng sau Còn năm 2016 thì ngược lại với năm 2015, giá trị sản lượng sản xuất không tập trung vào tháng nào trong năm mà dàn trải đều vào các tháng trong năm cụ thẻ là năm 2016 giá trị sản lượng sản xuất đạt mức trung bình là 25 tỷ đồng, như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho lao động sản xuất trực tiếp làm việc lâu dài gắn bó với công ty, công ty cũng bớt phần lo lắng vì nhân công bỏ làm khi chờ việc làm

So sánh năm 2015 và 2016 ta thấy rõ được giá trị sản lượng sản xuất của các tháng biến động cụ thể là các tháng đầu năm 2016 thì giá trị sản lượng sản xuất giảm đi cụ thể là tháng 1 giá trị sản lượng sản xuất giảm 46.988.943.942 đồng và tháng 3 giảm đi 52.526.441.020 đồng , nhưng đến những tháng giữa năm thì giá trị sản lượng sản xuất tăng nhẹ so với năm 2015 và tăng đều cho đến cuối năm

Nhìn chung năm 2016 Công ty đã có hướng đi khác hơn so với năm 2015 nhưng mặc dù vậy giá trị sản lượng sản xuất của Công ty vẫn bị giảm xuống 77.954.620.027 đồng tương đương giảm 19,77% Mặc dù vậy nhưng Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc quản lý và thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ của Công ty

2.2.2.1 Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm

Công ty Cổ phẩn Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long sản xuất và tiêu thù theo phương thức có đơn đặt hàng Công ty sẽ sản xuất nên Công ty không có hàng dư tồn kho mà sẽ tiêu thụ hết số lượng sản phẩm đã sản xuất ra.Vậy để làm rõ Công ty chuyên sâu về mảng nào tác giả đã tập hợp được số liệu dưới bảng sau :

Bảng doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm năm 2016

STT Nhóm sản phẩm Năm 2015 Năm 2016 SS 2016/2015

Giá trị(Đồng) Tỉ trọng

(%) Giá trị(đồng) Tỉ trọng

Chế tạo và lắp kết cấu thép, dầm cầu thép

Chế tạo và lắp dựng khung nhà thép

Chế tạo và lắp dựng cột angten, viba

Chế tạo kết cấu thép thiết bị của nhà máy

Chế tạo các thiết bị kết cấu thép phục vụ thi công

6 Sản xuất lắp dựng khe co giãn thép 150.016.482.229 38,17 110.728.453.633 35,1 -39.288.028.596 73,81

Chế tạo các sản phẩm kết cấu thép khác

Nhìn tổng quan về công ty ta thấy công ty vẫn giữ vững các ngành đặc thù của công ty xây lắp nên hầu hết các ngành chính sản lượng sản xuất và tiêu thụ vẫn ở mức cao ví dụ như chế tạo kết cấu thép hay xây lắp chế tạo khe co giãn Trong năm 2016 tình hình tiêu thụ của công ty giảm xuống nhưng công ty vẫn chú trọng vào các ngành nghề chủ đạo của mình, điều này thể hiện trong tỉ trọng của ngành chế tạo lắp đặt kết cấu thép, dầm cầu thép vẫn dạt trên 28% và sản xuất lắp dựng khe co giãn thép đạt trên35%, còn lại các ngành nghề khác công ty có xu hướng giảm xuống để trú trọng nhiều hơn vào các ngành chính nên mức tiêu thụ của các ngành khác thấp hơn và giảm đi so với năm trước So với năm 2015 tỷ trọng các nhóm sản phẩm của Công ty có giảm đi nhưng không nhiều chủ yếu giảm về số lượng nhưng không giảm về tỷ trọng.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp Tài sản cố định là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Để biết được việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hay không các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định, trên cơ sở đó có biện pháp sử dụng triệt để về công suất và thời gian của tài sản cố định.Để thấy rõ được hiệu quả của tài sản cố định ta xem xét một số chỉ tiêu phản ánh:

- Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hệ số này cho biết trong 1 kỳ, 1 đơn vị giá trị TSCĐ đã tham gia vào sản xuất làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm hay bao nhiêu đồng doanh thu

G: Giá trị bình quân sản phẩm sản xuất ra trong kỳ ( doanh thu)( đ)

V : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích (đ).

- Hệ số huy động tài sản cố đinh.

Là chỉ tiêu nghịch đảo của H :

H = = (2-2) Ý nghĩa của H cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ ( hiện vật và giá trị) cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu H càng nhỏ càng tốt.

Nguyên giá TSCĐ được tính theo công thức:

TSCĐ = NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ cuối kỳ

Thay vào công thức (2-4) ta có:

Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng sau:

Hệ số hiệu suất và hệ số huy động TSCĐ năm 2016

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2 NG TSCĐ bình quân Đồng 78.750.742.775 78.753.286.238 2.543.463 100

3 Hệ số sử dụng TSCĐ đ/đ 4,83 3,46 -1,37 71,636

4 Hệ số huy động TSCĐ đ/đ 0,21 0,29 0,08 138,1

Như vậy trong năm 2016 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ kém hơn năm 2015 Điều đó chứng tỏ trong năm 2016 việc sử dụng TSCĐ của Công ty kém hiệu quả hơn năm trước Cụ thể:

- Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

Về mặt giá trị: Cứ một đồng TSCĐ trong năm thì làm ra được 3,46 đồng doanh thu, giảm 1,37đồng tương ứng giảm 28,36% so với năm 2015.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2016 kém hơn năm 2015 là do: Doanh thu năm 2016 giảm 107.517.256.914 đồng so với năm 2015 Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm gần như không đáng kể Công ty cần có những chính sách hợp lý hơn nữa để tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong những năm tiếp theo.

- Hệ số huy động TSCĐ năm 2016:

Hệ số huy động tính theo giá trị là 0,29 đ/đ, tăng 0,08 đồng tương ứng tăng 38,1% so với năm 2015.

Như vậy, năm 2016 Công ty huy động tài sản cố định nhiều hơn so với năm trước Đây cũng là một khủng hoảng của Công ty trong năm vừa qua.

2.3.2 Phân tích kết cấu tài sản cố định

Phân tích kết cấu TSCĐ là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016

STT Chỉ tiêu Đầu năm 2016 Cuối năm 2016 So sánh

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 17.743.747.081 22,59 18.133.767.303 23,07 390.020.222 102,20

Phương tiện vận tải- thiết bị truyền dẫn

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 179.138.545 0,23 229.138.545 0,29 50.000.000 127,91

1 Phần mềm máy vi tính 43.700.000 0,06 43.700.000 0,06 0 100,00

Qua bảng phân tích kết cấu TSCĐ nhận thấy ở thời điểm cuối năm, nguyên giá TSCĐ của công ty tăng 29.020.243 đồng do mua máy móc thiết bị cho sản xuất các sản phẩm mới, làm cho giá trị TSCĐ tăng 0,04% so với đầu năm Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long là một công ty sản xuất sản phẩm không có sản phẩm thay thế nên giá trị máy móc thiết bị rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ là 68,71% tại thời điểm cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là 2,38% Chứng tỏ Công ty đang dần chú trọng vào máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và đây là một khâu rất quan trọng để tạo ra sản phẩm nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng. Nhà cửa, vật kiến trúc cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản là 23,07%, không thay đổi nhiều so với nguyên giá tài sản đầu năm Như vậy Công ty đã chú trọng đến công tác sản xuất, ngoài ra Công ty cũng cần đánh giá lại TSCĐ thường xuyên để tăng năng suất cho người lao động cũng như nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã Nhìn chung, Công ty đang có kết cấu TSCĐ hợp lý.

2.3.3 Phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ Để phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ta dùng các chỉ tiêu sau:

Hệ số tăng TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ Bảng phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định ĐVT:Đồng Bảng 2-12

Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc

Thiết bị dụng cụ quản lý

- 3.789.900.021 - 50.000.000 - 3.839.900.021 Đầu tư XDCB hoàn thành 390.020.222 0 0 0 0 390.020.222

Ta thấy trong năm qua Công ty đã đầu tư thêm TSCĐ như nhà cửa vật kiến trúc 390.020.222 đồng và đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất 3.789.900.021 đồng Chứng tỏ trong năm qua Công ty chú trọng đầu tư vào TSCĐ để phục vụ cho sản xuất để nhằm mục đích tăng giá trị sản lượng và thay thế các máy móc đã hư hỏng Mặc dù Công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị nhưng bên cạnh đó công ty cũng thanh lý một số tài sản đã bị hư hỏng hay máy móc, phương tiện vận tải đã không còn giá trị sử dụng Sự thay đổi này là do Công ty áp dụng máy móc thiết bị với công nghệ kĩ thuật hiện đại, thay thế cho máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, đã bị hư hỏng

Nhìn chung lượng tăng giảm TSCĐ của Công ty là khá đều nhau, Nguyên giá TSCĐ đầu năm và cuối năm chênh lệch nhau không đáng kể.

2.3.4 Phân tích mức độ hao mòn tài sản cố định

Trong quá trình sản xuất tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì quá trình hao mòn càng nhanh bấy nhiêu Vì vậy phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là rất quan trọng nhằm đánh giá đúng mức tài sản cố định của Công ty. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phân tích hệ số hao mòn:

Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hao mòn càng cao và càng tiến dần đến 1 thì chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã cũ và doanh nghiêp phải chú trọng đến việc đổi mới hiện đại hiện đại hóa TSCĐ.

Bảng phân tích hệ số hao mòn TSCĐ ĐVT: VNĐ Bảng 2-13

Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Hkh Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Hkh

Nhà cửa vật kiến trúc 17.743.747.081 12.930.987.882 0,729 18.133.767.303 13.370.492.044 0,737 Máy móc thiết bị 52.106.486.110 44.153.155.743 0,847 53.995.486.131 45.848.509.923 0,849 Phương tiện vận tải 8.485.670.546 5.724.586.276 0,675 6.185.670.546 5.432.554.596 0,878 Thiết bị dụng cụ quản lý 179.138.545 149.763.542 0,836 229.138.545 167.388.539 0,731

Tổng tài sản cố định hữu hình 78.515.042.282 62.958.493.443 0,802 78.544.062.525 64.818.945.102 0,825

Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2016 là 0,825 cao hơn so với năm 2015 là 0,023 cho thấy giá trị sử dụng TSCĐ thấp, do đó công ty cần có sự đầu tư đổi mới TSCĐ, phải thường xuyên bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc.

+ Nhóm nhà cửa vật kiến trúc hao mòn với hệ số hao mòn là 0,737 tương ứng với giá trị là 13.370.492.044đồng Điều này hết sức dễ hiểu, vì công ty thành lập đến nay đã được 43 năm, chính vì vậy nhà cửa kiến trúc đã cũ kỹ.

+ Nhóm tài sản Máy móc thiết bị hao mòn mạnh với hệ số hao mòn là 0,849 tương ứng với giá trị là 45.848.509.923đồng Do nhiều máy móc đã bị cũ cần phải thay thế.

+ Nhóm tài sản phương tiện vận tải có hệ số hao mòn là 0,878 tương ứng với giá trị là 5.432.554.596 đồng do đặc thù của ngành nên Công ty cần những phương tiện vận tải tốt để phục vụ cho việc vận chuyển các sản phẩm đến các công trình.

+ Bên cạnh việc tăng hệ số khấu hao của một số nhóm tài sản cố định trên, năm

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương tại công ty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

Xây dựng Thăng Long 2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động trong công ty

Phân tích tình hình sử dụng lao động nhằm mục đích biết người nhân viên có đáp ứng được yêu cầu của công ty hay không cả về số lượng và chất lượng từ đó từ đó tìm ra biện pháp quản lý, sử dụng người lao động một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.

2.4.1.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động

Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Lao Động Về Mặt Số Lượng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm

+ Lao động trực tiếp người 167 167 165 -2 98,80 -2 98,80

+ Lao động gián tiếp người 77 63 62 -15 80,52 -1 98,41

Qua bảng số liệu ta thấy:

Lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng số lao động Công ty điều này là hoàn toàn hợp lý do đặc thù Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Cơ khí và

Xây dựng Số lao động trực tiếp tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất trực tiếp, còn số lao động gián tiếp là lao động biên chế tập trung hầu hết ở ban Giám đốc và các phòng ban như: phòng kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng hành chính…

Trong năm 2016 số lao động giảm đi so với năm 2015 là 17 người, tương ứng giảm 6,97% và giảm 1,30 % so với kế hoạch Cụ thể là:

+Số lao động gián tiếp giảm 15 người tương ứng với giảm 19,48% so với năm

2015 và giảm so với kế hoạch 1 người với tỉ lệ 1,59 %

+Số lao động trực tiếp năm 2016 cũng giảm 2 người so với năm 2015 tương ứng với tỉ lệ 1,20% và giảm so với kế hoạch 2 người, tương ứng giảm 1,20% Do công ty tinh nâng cao tinh thần làm việc cá nhân, giảm biên lao động để hoạt động kinh doanh tốt hơn.

* So với kế hoạch năm 2016:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động = = 85,51%

Như vậy công ty đã hoàn thành được kế hoạch lao động về mặt quy mô Do đó đã làm cho công ty tiết kiệm được số lượng lao động là:

Vậy công ty đã tiết kiệm được số lượng lao động so với kế hoạch là 39 người

* So với thực hiện năm 2015:

Như vậy, theo tính toán số lao động năm 2016 nhiều hơn 52 người so với năm

2015 nhưng trên thực tế áp dụng vào công ty thì số lao động giảm 17 người, như vậy công ty đã hạn chế được khá nhiều lao động trong sản xuất

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động của công ty

Chất lượng nhân viên trong công ty là chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá tình hình sử dụng nguồn lực lao động của một doanh nghiệp Do đó, chất lượng nguồn nhân lực điều làm nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. a Chất lượng lao động theo trình độ

Bảng phân tích lao động theo chất lượng lao động theo trình độ

Theo bảng trên tác giả thấy số lượng lao động bậc đại học năm 2016 giảm xuống so với năm 2015 là 9 người so về tỉ trọng thì năm 2016 tỉ trọng giảm đi 2,21% điều này cho thấy sự cắt giảm nhân sự của công ty là khá lớn, số lao động ở trình độ đại học giảm xuống là do Công ty hợp nhất phòng ban, một người phải kiêm thêm việc tương tự nên số lao động năm 2016 giảm xuống.

Số lao động trình độ trung cấp chiếm phần lớn số lao động của Công ty, năm

2015 chiếm 68,0%, năm 2016 chiếm 70,93% Trình độ lao động không cao là một khó khăn cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, tuy nhiên với mặt hàng sản xuất của Công ty là kết cấu thép xây dựng, yêu cầu đòi hỏi chất lượng cao, đảm bảo đúng quy cách, Ở đây đòi hỏi lao động lành nghề, công nhân bậc thợ cao, công nhân có trình độ tay nghề, kĩ năng lao động giỏi là quan trọng nhất và dây chuyền sản xuất hiện đại b Chất lượng lao động theo độ tuổi

Bảng phân tích độ tuổi lao động của CB-CNV

Từ bảng phân tích lao động theo độ tuổi năm 2016 tác giả thấy: Trong năm

2016, lao động từ 18 - 30 tuổi là 726 người, chiếm tỷ lệ cao 31,72% tăng 20 người so với năm 2015( tương ứng tăng 20%) Đây là lực lượng lao động trẻ có sức khỏe để đảm nhận các công việc trong công ty, tuy rằng lực lượng này còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh nhưng đây là lực lượng lao động trẻ, có sức khỏe tốt, năng động và có khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại Lao động từ 30 – 39 tuổi chiếm 104 người tương ứng chiếm 45,81% tăng 14 người so với năm 2015 tương ứng tăng 15,56% họ là những người vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm làm việc Nhóm lao động này đã góp phần vào sự thúc đẩy phát triển của Công ty. Ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên có 51 người chiếm 22,47% trong tổng số lao động, lực lượng lao động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong lực lượng toàn Công ty Đây là số lao động giàu kinh nghiệm có tinh thần làm việc trách nhiệm chủ yếu làm ở bộ phận quản lý Đây là bộ phận có sự biến động nhiều nhất trong doanh nghiệp và cần có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân họ, vì họ chính là những người gắn bó với doanh nghiệp nhiều lăm. Để thể hiện rõ hơn độ tuổi lao động của công ty, ta sử dụng công thức sau:

Nhìn chung, qua phân tích trên tác giả thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty là có kinh nghiệm và tuổi đời trẻ, đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có khả năng phát triển tốt hơn So với năm 2015 thì độ tuổi trung bình của lao động năm

2016 có xu hướng giảm, cho thấy công ty đang trẻ hóa lại đội ngũ lao động trong doanh nghiệp của mình.

2.4.2 Phân tích năng suất lao động và tinhf hình sử dụng tổng quỹ lương a) Phân tích năng suất lao động

Phân tích năng suất lao động để dựa vào đó nêu lên biện pháp cụ thể chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra những tích lũy vừa tăng cường sản xuất, vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động.

+Năng suất lao động bình quân toàn Công ty năm 2016 là 1.202 triệu đồng/ng-T giảm 357 triệu đồng/ng-tháng so với năm 2015 tương ứng giảm 22,89% và tăng 205 triệu đồng/ng-tháng so với kế hoạch tương ứng tăng 20,50 %

Qua bảng phân tích năng suất lao động và tiền lương tác giả thấy: Năng suất lao động của công ty cơ khí 4 và xây dựng thăng long năm 2016 giảm đi so với năm 2015 nguyên nhân là do năm 2016 số lượng công trình công ty thầu xây dựng hoàn thành ít hơn so với năm 2015, bên cạnh đó do trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khác cũng hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xưởng chính vì vậy đã ảnh hưởng tới năng suất lao động của công ty

Bảng phân tích năng suất lao động và tiền lương

3 Số lao động trực tiếp người 167 170 165 -2 1,2 -5 2,94

4 Năng suất lao động bình quân trđ/ng-T

CNV toàn Công ty trđ/ng-T 1.559 997 1.202 -357 22,9 205 -

+ Tính cho một lao động trực tiếp trđ/ng-T 2.278 1.391 1.654 -624 27,39 263 -

6 Tiền lương bình quân trđ/ng-T

+ Tính cho một lao động trđ/ng-T 7,69 8 7,87 0,18 -2,34 -0,13 1,63 b)Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương của công ty

+Tổng quỹ lương:năm 2016 là 43.816 triệu đồng giảm 18.994 triệu đồng, tương ứng giảm 30,24 % so với năm 2015 và giảm 13,24% so với kế hoạch

+Tiền lương bình quân: năm 2016 là 7,87 triệu đồng tăng 0,18 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 2,35%, và giảm 0,13 triệu đồng/ tháng tương ứng giảm 1,63% so với kế hoạch Để thấy rõ sự hợp lý của quỹ lương năm 2016, ta đánh giá qua chỉ tiêu: Mức tiết kiệm tương đối của tổng quỹ lương:

F: Mức tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ lương.

F1, Fo: Tổng quỹ lương năm 2016 và 2015.

D1, Do: Tổng doanh thu năm 2016 và 2015

Phân tích chi phí kinh doanh của Công ty Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long

2.5.1 Phân tích giá thành theo yếu tố chi phí

Bảng phân tích giá thành theo yếu tố chi phí ĐVT: Đồng Bảng 2-18

STT Yếu tố chi phí Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2016/2015

1 Chi phí nguyên vật liệu 127.568.571.242 85.643.356.679 -41.925.214.563 67,14

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 127.504.061.867 81.739.156.413 -45.764.905.454 64,11

5 Chi phí bằng tiền khác 8.937.659.897 6.345.316.975 -2.592.342.922 71,00

Qua bảng phân tích tác giả thấy giá thành toàn bộ năm 2016 giảm 108.936.313.609 đồng tương ứng giảm 33,68% so với năm 2015 Sở dĩ giá thành toàn bộ giảm là do trong năm 2016 là một năm có nhiều biến động, chính vì thế số lượng khách hàng đặt hàng công ty có xu hướng giảm đi, chính vì vậy chi phí nguyên vật liệu của công ty năm 2016 giảm mạnh 41.925.214.563 đồng tương ứng giảm 32,86% Vì số lượng công trình xây dựng năm 2016 ít hơn 2015 nên chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty giảm mạnh 45.764.905.454 đồng tương ứng giảm 35,89 % so với năm 2015.

Vì là công ty xây dựng nên chi phí nguyên vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty chiếm phần lớn chính vì vậy công ty cần thực hiện tốt công tác bảo quản nguyên vật liệu, sử dụng dịch vụ mua ngoài hợp lý để đạt hiệu quả tốt hơn Trong các năm tiếp theo, công ty cần có những biện pháp để quán triệt hơn các yếu tố chi phí tránh gây thất thoát ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành

Bảng kết cấu giá thành theo yếu tố chi phí ĐVT: Đồng Bảng 2-19

STT Yếu tố chi phí

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng +/- %

Chi phí nguyên vật liệu

4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 127.504.061.867 39,42 81.739.156.413 38,1 -1,32 -3,34

5 Chi phí bằng tiền khác 8.937.659.897 2,76 6.345.316.975 2,96 0,19 7,05

Chi phí nguyên vật liệu trong 2 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành toàn bộ Năm 2016 chi phí nguyên vật liệu tăng 0,48 % so với năm 2015(tuy có giảm về giá trị nhưng tăng về tỷ trọng) Chi phí nhân công năm 2016 chiếm tỷ trọng 17,83 % tăng 0,58% so với năm 2015 nhưng lại có sự giảm đi về mặt giá trị là 17.553.029.527 đồng. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty năm 2016 giảm 45.764.490.454 đồng tương ứng giảm 1,32 % so với năm 2015 Nhìn chung năm 2016 số lượng công trình nhận xây dựng của công ty ít hơn so với năm 2015 chính vì vậy mọi chi phí đều có xu hướng giảm đi Tuy nhiên Công ty cũng cần chú trọng trong việc tìm biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu cũng như giảm chi phí bằng tiền khác để góp phần làm giảm giá thành toàn bộ xuống mức tối thiểu.

2.5.3 Phân tích mức lãng phí hay tiết kiệm giá thành Công ty Cơ khí 4 và

Giảm giá thành có tác dụng là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Do giá thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc giảm giá thành cũng phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan trong đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhiên liệu và đặc biệt là hạn chế mức tăng của tiền lương và chi phí sản xuất chung. Để xem mức hạ giá thành sản phẩm năm 2016 so với năm 2015 người ta thường dùng chỉ tiêu sau:

Trong đó M tk(lp) là mức tiết kiệm ( lãng phí) tổng giá thành toàn bộ của công ty năm 2016

Z0 là tổng giá thành toàn bộ của công ty năm 2015

Z1 là tổng giá thành toàn bộ của công ty năm 2016

Q0 là tổng doanh thu của công ty năm 2015

Q1 là tổng doanh thu của công ty năm 2016 Áp dụng công thức ta có :

Như vậy Mức hạ giá thành thực tế năm 2016 so với năm 2015 là 17.502.321.800 đồng tương ứng giảm 5,41 % so với năm 2015 Rõ ràng công tác giảm giá thành của

Công ty cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long thực hiện là tương đối tốt và có hiệu quả.

Tuy nhiên công ty cũng cần chú trọng ở các khâu nhập nguyên vật liệu và bảo quản nguyên vật liệu để có thể tối thiểu chi phí hơn, giảm hao hụt tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty cổ phần Cơ khí 4 và

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán năm 2016 của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long ĐVT:Đồng Bảng 2-20

Mã số TÀI SẢN Số cuối kỳ Số đầu kỳ SSCK/ĐK

110 I Tiền và các khoản tương đương tiền 31.133.960.467 6.686.224.975 24.447.735.492

112 2 Các khoản tương đương tiền 5.795.917.169 89.634.271 5.706.282.898

120 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

122 2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh(*)

123 3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

130 III Các khoản phải thu ngắn hạn 196.011.694.017 269.615.264.243 -73.603.570.226

131 1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 180.613.514.649 262.924.097.712 -82.310.583.063

132 2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 21.569.051.873 9.631.081.230 11.937.970.643

133 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn

134 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng

135 5 Phải thu về cho vay ngắn hạn

136 6.Phải thu ngắn hạn khác 10.160.272.759 13.391.230.565 -3.230.957.806 -24,13

137 7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -16.331.145.264 -16.331.145.264 -

139 8 Tài sản thiếu chờ xử lý -100,00

149 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

150 V Tài sản ngắn hạn khác

151 1 Chi phí trả trước ngắn hạn

152 2 Thuế GTGT được khấu trừ

153 3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

154 4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ

155 5 Tài sản ngắn hạn khác

210 I Các khoản phải thu dài hạn

211 1 Phải thu dài hạn của khách hàng

212 2 Trả trước cho người bán dài hạn

214 3 Phải thu dài hạn nội bộ

216 4 Phải thu khác dài hạn

220 II Tài sản cố định 15.920.927.157 15.547.548.839 373.378.318 2,40

221 1 Tài sản cố định hữu hình 12.074.773.310 15.547.548.839 -3.472.775.529 -22,34

223 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) -62.829.356.884 -62.967.493.443 138.136.559 -0,22

224 2 Tài sản cố định thuê tài chính

226 - Giá trị hao mòn lũy kế

227 3 Tài sản cố định vô hình 3.846.153.847

229 - Giá trị hao mòn lũy kế -197.546.153 -43.700.000 -153.846.153 352,05

230 III Bất động sản đầu tư

232 - Giá trị hao mòn lũy kế (*)

240 IV Tài sản dở dang dài hạn 2.123.311.021 2.112.278.106 11.032.915 0,52

241 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn

242 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.123.311.021 2.112.278.106 11.032.915

250 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12.300.000.000 10.330.064.000 1.969.936.000

251 1 Đầu tư vào công ty con 5.100.000.000

252 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 7.200.000.000 10.330.064.000 -3.130.064.000

253 3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

254 4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)

255 5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

260 V Tài sản dài hạn khác 707.570.154 1.377.595.974 -670.025.820 -48,64

261 1 Chi phí trả trước dài hạn 707.570.154 1.377.595.974 -670.025.820 -48,64

262 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

263 3.Thiết bị, vật tư phụ tùng thay thế dài hạn

268 4 Tài sản dài hạn khác

311 1 Phải trả người bán ngắn hạn 58.475.562.878 103.141.268.061 -44.665.705.183

312 2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 30.773.117.784 14.280.876.933 16.492.240.851

313 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 30.203.316.001 32.278.786.084 -2.075.470.083

314 4 Phải trả người lao động 6.635.365.617 13.132.433.036 -6.497.067.419 -49,47

315 5 Chi phí phải trả ngắn hạn

316 6 Phải trả nội bộ ngắn hạn

319 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 36.428.832.977 44.922.236.158 -8.493.403.181

320 8 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 14.838.663.152 16.991.836.594 -2.153.173.442

321 9 Dự phòng phải trả ngắn hạn 1.158.665.000 1.158.665.000 -

322 10 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.123.610.267 650.161.187 473.449.080

331 1 Phải trả dài hạn người bán dài hạn

332 2 Người mua trả tiền trước dài hạn

333 3 Chi phí phải trả dài hạn

334 4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh

335 5 Phải trả nội bộ dài hạn

336 6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 15.545.455 5.015.545.455 -5.000.000.000

337 7 Phải trả dài hạn khác

338 8 Vay và nợ thuê tài chính 55.073.031.833 85.340.888.542 -30.267.856.709 -35,47

411 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 50.913.703.788 50.913.703.788 - 0,00

411a - Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 50.913.703.788 50.913.703.788 -

412 2 Thặng dư vốn cổ phần 2.770.235.000 2.770.235.000 - 0,00

418 3 Quỹ đầu tư phát triển 1.519.977.943 2.770.656.883 -1.250.678.940 -45,14

419 4 Quỹ hỗ trợ xắp xếp doanh nghiệp

420 5 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 2.264.760.740

421 6 Lợi nhuận chưa phân phối 6.339.227.322 5.227.500.360 1.111.726.962 21,27

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

421b - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này 6.128.504.542

422 7 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

430 II Nguồn kinh phí và quỹ khác -

Tài sản của Công ty cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long bao gồm hai phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Giá trị tổng tài sản của Công ty CP Cơ khí

4 và Xây dựng Thăng Long cuối năm 2016 là 298.533.615.757 đồng giảm giảm 80.061.177.324 đồng tương ứng giảm 21,15 %, Cụ thể như sau:

Vì là công ty xây dựng nên các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là tương đối lớn Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2016 là 196.011.694.017 đồng giảm 73.603.570.226 đồng tương ứng giảm 27,30 % Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm 2016 là 180.613.514.649 đồng giảm 82.310.583.063 đồng tương ứng giảm 31,31 % Bên cạnh sự giảm đi của các khoản phải thu của khách hàng trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn lại có sự tăng lên của trả trước cho người bán với mức tăng là 11.937.970.643 đồng, tương ứng tăng 123,95 % Nguyên nhân các khoản phải thu trong năm được giảm đi là do các khách hàng năm trước đã thanh toán tiền hoàn thành công trình cho công ty chính, vì vậy tiền và các khoản tương đương tiền của công ty ở thời điểm cuối năm tăng mạnh so với thời điểm đầu năm 2016.

Về phần tiền và các khoản tương đương tiền, tại thời điểm cuối năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền là 31.133.960.467 đồng, tăng 24.447.735.492 đồng so với thời đầu năm Trong đó, tiền ở thời điểm cuối năm là 25.538.043.298 đồng tăng18.741.452.594 đồng, tương ứng tăng 284,11% so với thời điểm đầu năm, các khoản tương đương tiền ở thời điểm cuối năm là 5.795.917.169 đồng tăng 5.706.282.898 đồng so với thời điểm đầu năm Việc tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên là một tín hiệu tích cực cho tình hình tài chính của công ty, giúp khả năng thanh toán ngắn hạn, tức thời của công ty được cải thiện hơn so với thời điểm đầu năm.

Về phần hàng tồn kho, tại thời điểm cuối năm 2016 giá trị hàng tồn kho là 40.336.152.941 đồng giảm 32.589.664.003 đồng tương ứng giảm 44,69 % so với thời điểm đầu năm Đây là tín hiệu tích cực cho thấy, trong năm 2016 công ty đã không còn bị ứ đọng vốn ở khâu hàng tồn kho nữa, công ty đã tiêu thụ hết phần sản xuất ra trong năm và lấy một phần ở hàng tồn kho.

Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng lên so với thời điểm đầu năm 2016, cuối năm 2016 tài sản dài hạn của công ty là 31.051.808.332 đồng tăng 1.684.321.413 đồng tương ứng tăng 5,74 % Nguyên nhân là tài sản cố định vô hình của công ty ở thời điểm cuối năm tăng mạnh với mức tăng là 4.000.000.000 đồng, tuy nhiên trong năm lại có sự giảm đi của tài sản cố định hữu hình là 3.472.775.529 đồng tương ứng giảm 22,34 % Đầu tư bất động sản cuối năm 2016 là 2.123.311.021 đồng tăng 11.032.915 đồng, tương ứng tăng 0,52 % so với đầu năm Về phần các khoản đầu tư dài hạn , cuối năm 2016 công ty đầu tư vào công ty con với số tiền là 5.100.000.000 đồng, tuy nhiên lại giảm 3.130.064.000 đồng ở khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết Ngoài ra cuối năm công ty đã cắt giảm chi phí trả trước dài hạn đi 670.025.820 đồng, làm cho tài sản giài hạn khác giảm đi 48,64 %. b Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2016 là 298.533.615.757 đồng giảm đi 80.061.177.324 đồng, tương ứng giảm 21,15% so với đầu năm 2016 Về kết cấu của tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên ở thời điểm cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, nợ phải trả có xu hướng giảm đi Từ đó cho thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty ngày càng tốt lên, chính điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty giúp công ty có nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai Và với cơ cấu nguồn vốn này thì việc đi vay cũng như huy động vốn của Công ty trong thời gian tới sẽ rất tốt Cụ thể như sau:

Về nợ phải trả của công ty cuối năm 2016 là 234.725.710.964 đồng giảm đi82.186.986.086 đồng so với đầu năm 2016 tương ứng giảm 25,93% Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm đáng kể Nợ ngắn hạn cuối năm 2016 là 179.637.133.676 đồng giảm 46.919.129.377 đồng tương ứng giảm 20,71

% Trong đó, khoản phải trả người bán ngắn hạn giảm đi 44.665.705.183 đồng tương ứng giảm 43,31 % Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước là 30.203.316.001 đồng giảm đi 2.075.470.083 đồng so với đầu năm 2016 tương ứng giảm 6,43% Các khoản phải trả cho người lao động giảm đi với mức giảm là 6.497.067.419 đồng tương ứng giảm 49,47% Bên cạnh đó, lại có sự tăng lên của khoản phải trả tiền trước ngắn hạn, với giá trị tăng lên là 16.492.240.851 đồng tương ứng tăng 115,48 % Các khoản phải trả, phải nộp khác và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng giảm đi với mức giảm lần lượt là 8.493.403.181 đồng và 2.153.173.442 đông, ngoài ra công ty còn lập quỹ dự phong ngắn hạn và tăng số tiền trong quỹ phúc lợi khen thưởng với mức tăng lần lượt là 1.158.665.000 đồng và 473.449.080 đồng Việc huy động vốn là nợ ngắn hạn góp phần giúp Công ty giảm được chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên cần lưu ý tới rủi ro có thể xảy ra của việc huy động nợ ngắn hạn vào trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nợ dài hạn cuối năm 2016 của Công ty là 55.088.577.288 đồng, giảm đi so với thời điểm đầu năm là 35.267.856.709 đồng tương ứng giảm 39,03 % Nợ phải trả dài hạn giảm đi chủ yếu là do vay và nợ thuê tài chính của công ty ở thời điểm cuối năm giảm mạnh với mức giảm là 30.267.856.709 đồng tương ứng giảm 35,47 % Điều này chứng tỏ năm 2016 công ty đã thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, do nhu cầu xây dựng có xu hướng giảm đi.

Nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2016 tăng 2.125.808.762 đồng, tương ứng tăng 3,45% so với năm 2015 Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng lên Qua đó, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty luôn có lãi, và phần lợi nhuận chưa phân phối của công ty khá lớn, đã bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty Đây là một dấu hiệu tốt Cụ thể: lợi nhuận chưa phân phối của công ty cuối năm đạt 9.624.312.036 đồng, tăng 6.128.504.542 đồng tương ứng so với năm 2015.

Như vậy, qua bảng cân đối kế toán ta thấy quy mô về tài sản cũng như nguồn vốn củaCông ty năm 2016 có xu hướng giảm đi, Tuy nhiên kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty lại tốt lên, tính chủ động về nguồn vốn của công ty là khá cao Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn tăng; tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng điều này chứng tỏ rằng công ty làm ăn khá tốt và đang trên đà phát triển.

2.6.1.2 Tình hình tài chính của Công ty thông qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác Qua phân tích báo cáo nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, chủ nợ và những người khác có liên quan, từ đó thấy được tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp Qua phân tích sẽ thấy rõ được những mặt tiêu cực, tích cực, xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Từ bảng phân tích ta thấy : Năm 2016 là một năm có nhiều sự biến động của thị trường trên thế giới, chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh doanh của tát cả các doanh nghiệp doanh nghiệp, Công ty CP Cơ khí số 4 và Xây dựng Thăng Long cũng nằm trong số những doanh nghiệp bị ảnh hưởng đó, các chỉ tiêu trong bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long được thể hiện cụ thể như sau:

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty CP Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long năm 2016 là 260.165.699.748 đồng giảm 118.113.822.229 đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 31,23 % so với năm 2015 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm là do số lượng công trình công ty ký kết được ít hơn so với năm 2015

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng

STT Chỉ tiêu năm 2016 Năm 2015 SS16/15

1 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 260.165.699.748 378.297.521.977 -118.131.822.229 -31,23

2 2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 260.165.699.748 378.297.521.977 -118.131.822.229 -31,23

5 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 26.766.094.690 28.124.583.546 -1.358.488.856 -4,83

6 6 Doanh thu hoạt động tài chính 10.310.956.059 592.047.269 9.718.908.790 1641,58

8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 16.562.543.465 2.839.980.559 13.722.562.906 483,19

10 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.954.469.313 19.228.342.048 -5.273.872.735 -27,43

11 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.127.609.084 5.898.508.423 229.100.661 3,88

15 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7.510.680.178 6.679.305.935 831.374.243 12,45

16 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.382.175.636 1.608.896.948 -226.721.312 -14,09

17 16 Chi phí thuế TNDN giảm

- Giá vốn hàng bán năm 2016 là 233.399.605.058 đồng, giảm 116.773.333.373 đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 33,35% Giá vốn hàng bán năm 2016 của công ty giảm là do chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí mua ngoài và các chi phí khác của công ty năm 2016 đều giảm đi so với năm 2015

- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2016 là 26.766.094.690 đồng, giảm đi 1.358.488.853 tương ứng giảm 4,83 % so với năm 2015.

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w